You are on page 1of 9

HỢP CHẤT VÔ CƠ

1. MỘT SỐ NGUYÊN TỐ ĐA LƯỢNG VÀ ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC


Các nguyên tố có trong cơ thể người được chia thành 2 nhóm: nhóm các
nguyên tố đa lượng (khoảng 96% trọng lượng cơ thể), nhóm các nguyên tố bán
vi lượng và vi lượng. Hàm lượng các nguyên tố biến đổi theo độ tuổi, điều kiện
dinh dưỡng… Bảng 1 dưới đây là hàm lượng trung bình (theo khối lượng) các
nguyên tố của người trưởng thành:
Bảng 1. Hàm lượng phần trăm khối lượng các nguyên tố của người trưởng
thành
Nguyên tố bán vi lượng và vi lượng
Nguyên tố đa lượng
Nguyên tố bán vi lượng Nguyên tố vi lượng
Hàm Hàm Hàm
Nguyên tố Nguyên tố Nguyên tố
lượng, % lượng, % lượng, %
Carbon 18.00 Phospho 1.000 Sắt 0.00300
Hydrogen 10.00 Lưu huỳnh 0.250 Mangan 0.00429
Oxygen 65.00 Natri 0.150 Kẽm 0.00003
Nitrogen 3.00 Kali 0.350 Đồng 0.00329
Calci 1.500 Coban 0.00014
Magie 0.050 Molybden Rất nhỏ
Clo 0.150 Iod Rất nhỏ
Flo 0.011 Selen Rất nhỏ

1.1. Các nguyên tố tạo nên 96% trọng lượng cơ thể người (O, C, H, N)
1.1.1. Oxygen
Oxygen là nguyên tố chiếm hàm lượng lớn nhất trong cơ thể người (65%
khối lượng cơ thể). Nguyên tố oxygen tồn tại chủ yếu dưới dạng hợp chất nước
và hợp chất hữu cơ gồm bốn nhóm chính: protein, carbohydrat, lipid và acid
nucleic. Oxygen đơn chất giữ vai trò then chốt trong quá trình hô hấp hiếu khí
của tế bào, tế bào sử dụng oxygen để oxi hóa đường glucose tạo ra hợp chất
cao năng lượng adenosine triphosphate (ATP). ATP là phân tử chuyển hóa năng
lượng từ thức ăn đến các quá trình tế bào khác trong cơ thể.
1.1.2. Carbon
Carbon là nguyên tố chiếm hàm lượng lớn thứ hai trong cơ thể người (
khoảng 18% khối lượng cơ thể). Carbon là nguyên tố quan trọng nhất tạo thành
các hợp chất hữu cơ protein, lipid, nucleic acid, carbohydrat,... Hợp chất carbon
dioxit trong cơ thể là sản phẩm cuối của quá trình hô hấp tế bào, có vai trò quan
trọng trong điều chỉnh, ổn định pH của máu. Carbon là nguyên tố cơ bản, quan
trọng nhất trong phân tử các loại hoạt chất trong dược phẩm.
1.1.3. Hydrogen
Hydrogen là một nguyên tố hóa học phổ biến trong cơ thể người, chiếm
khoảng 10% khối lượng cơ thể, chiếm tỉ lệ nguyên tử lớn nhất trong các nguyên
tố hóa học. Cũng như các nguyên tố carbon, oxygen, hydrogen là nguyên tố cơ
bản cấu tạo nên hợp chất hữu cơ. Hydrogen là nguyên tố tạo nên nước – hợp
chất quan trọng nhất của sự sống. Nồng độ cation hydrogen (H+, proton) hay
còn gọi là pH có tính quyết định đến hoạt tính của các enzyme dẫn đến quyết
định đến các phản ứng sinh hóa.
Hydrogen có vai trò quan trọng nhất của hệ oxi hóa – khử
NAD/NADH:
NAD+ + 2H -> NADH + H+
Nicotinamide adenine dinucleotide (NAD) là một trong những
coenzyme quan trọng nhất trong tế bào. NAD cùng với các enzym
dehydrogenase, reductase và hydroxylase làm cho nó trở thành chất vận chuyển
chính ion H+ và electron trong các con đường chuyển hóa chính như đường
phân, chu trình axit triacacboxylic, tổng hợp axit béo và tổng hợp sterol.
Nicotinamide adenine dinucleotide (NADH) là một nucleotide pyridine quan
trọng có chức năng như một đồng yếu tố oxy hóa trong tế bào nhân thực. NADH
đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo năng lượng thông qua các phản ứng
oxy hóa khử.
1.1.4. Nitrogen
Cơ thể cần nguyên tố hóa học nitrogen để tạo nên các aminoacid – đơn
vị cơ sở cấu tạo nên các phân tử protein. Thực vật có khả năng tổng hợp các
hợp chất hữu cơ từ nitrogen đơn chất và hợp chất vô cơ chứa nitrogen (muối
amoni, nitrat) trong khí đó cơ thể người không có khả năng này. Nguồn cung
cấp nguyên tố nitrogen cho cơ thể người là nguồn thức ăn từ thực vật, động vật.
Trong số các aminoacid trong cơ thể người (khoảng 21 aminoacid) thì có 9
aminoacid cơ thể người không thể tổng hợp được mà phải cung cấp qua nguồn
thức ăn. Chính vì vậy chế độ dinh dưỡng cho người rất quan trọng, cần có sự
nghiên cứu, tính toán một cách khoa học. Nitrogen cũng là nguyên tố cơ bản,
không thể thiếu trong 5 phân tử nucleobase – đơn vị cơ bản cấu tạo nên acid
acid deoxyribonucleic (DNA) và Acid ribonucleic (RNA).
NH2 O NH2 O O
N N NH N NH NH
N
N N N N NH2 N O N O N O
H H H H H
adenin guanin cytosin thymin uracil
Nitrogen vô cơ: amoni, nitrat, nitrit trong cơ thể người có thể gây nên
những ảnh hưởng đối với sức khỏe. Những ảnh hưởng phổ biến nhất là các
phản ứng với hemoglobin trong máu, dẫn tới giảm khả năng vận chuyển oxygen
của máu. Ngoài ra những hợp chất này là những tác nhân gây ung thư.
1.2. Các nguyên tố tạo nên 4% trọng lượng cơ thể người
1.2.1. Calci
Calci là một loại khoáng chất có vai trò rất quan trọng trong cơ thể người.
Trong cơ thể, khoảng 99% lượng calci tồn tại dạng hợp chất canxihydroxyapatit
(Ca5(PO4)3OH) trong xương, răng, móng còn lại 1% trong các mô mềm, máu,
gan và tim. Khoảng một nửa số calci trong máu tồn tại dưới dạng ion Ca2+ tự
do, khoảng 40% gắn với các protein (đặc biệt là albumin), 7-10% calci dạng
phức chất với một số như citrate, phosphate, sulfate,...Calci tạo xương là nhờ
vitamin D. Ion Ca2+ có vai trò thiết yếu trong nhiều quá trình sinh lý: tham gia
quá trình đông máu, điều hòa dẫn truyền thần kinh, giảm kích thích. Calci trong
cơ thể cân bằng bởi cung cấp vào cơ thể (qua thức ăn) và bài tiết qua nước tiểu,
mồ hôi và các chất bài tiết nội sinh trong ruột. Quá trình cân bằng này phụ thuộc
độ tuổi. Nếu lượng Ca2+ trong máu giảm, cơ thể dễ bị co giật, khi ấy cần phải
tiêm Ca2+ vào máu; Ca2+ tham gia điều hòa chuyển hóa trong cơ thể (thúc đẩy
hoạt động của nhiều enzym, cũng kìm hãm nhiều enzym khác). Khi cơ thể bị
thiếu calci mạn tính, để duy trì nồng độ calci trong máu cơ thể sẽ tự lấy calci từ
trong xương ra, do đó ảnh hưởng đến sức khỏe của xương (có thể gây giảm
khối lượng xương và loãng xương). Calci là nguyên nhân tạo nên sỏi thận (dạng
muối calci oxalate) nên khi dùng thuốc calci liều cao, kéo dài có thể dẫn đến
một số tác dụng phụ thường thấy như sỏi thận, tăng calci huyết và suy thận,
giảm hấp thu các khoáng chất cần thiết khác như sắt, kẽm, magie và phosphor.
1.2.2. Phosphor
Phosphor rất quan trọng đối với cuộc sống của con người và các sinh vật
khác. Cơ thể hấp thụ phosphor dưới dạng phosphat. Phần lớn phosphor trong
cơ thể nằm trong dạng calci phosphat tham gia cấu tạo xương và răng, phần
nhỏ còn lại tạo thành những chất vô cùng quan trọng: phospholipid cấu tạo nên
màng tế bào; ATP, acid nucleic; nhiều enzym chuyển hóa; các ion phosphat
trong hệ đệm của các dịch cơ thể. Trong tế bào, phosphat chiếm số lượng lớn
nhất trong nhóm anion có trong tế bào. Thiếu phosphor thường phối hợp với sự
mất giảm cả kali, magiesi và nitrogen. Nếu thiếu phosphor dài ngày có thể gây
bệnh về cơ và có thể kèm theo bệnh về xương.
1.2.3. Natri
Natri là 1 trong 3 chất điện giải quan trọng của cơ thể (2 chất còn lại là
Kali và clor). Na+ là cation chính của dịch ngoài tế bào. Natri giúp điều chỉnh
áp suất máu và thể tích máu. Điều hòa cân bằng acid-base và dịch cơ thể. Natri
cũng quan trọng trong cách thức hoạt động của các dây thần kinh và cơ bắp.
Hầu hết natri trong cơ thể (khoảng 85%) được tìm thấy trong máu và dịch bạch
huyết. Nồng độ natri trong cơ thể được kiểm soát một phần bởi một
loại hormone gọi là aldosterone, được tạo ra bởi tuyến thượng thận. Nồng độ
aldosterone cho thận biết khi nào nên giữ natri trong cơ thể thay vì thải nó qua
nước tiểu. Một lượng nhỏ natri cũng bị mất qua da qua tuyến mồ hôi.
1.2.4. Kali
Ion K+ là cation chính ở trong tế bào (chiếm tới 98%), ngoài tế bào chỉ
có 2%. Trong đó, 80% được tìm thấy trong tế bào cơ, 20% còn lại có ở trong
xương, gan và hồng cầu. Kali rất quan trọng trong việc điều chỉnh chất lỏng,
dẫn truyền tín hiệu thần kinh và điều chỉnh các cơn co cơ bắp. Sự chênh lệch
nồng độ K+ trong và ngoài tế bào khi đổi chỗ cho Na+ qua các kênh ion tạo ra
dẫn truyền xung thần kinh ở các mô, tim, não, cơ, xương. Khi nồng độ K+ trong
máu giảm gây chứng mệt mỏi, yếu, liệt cơ, rối loạn co bóp tim. Tuy nhiên nếu
thừa K+ trong máu gây biến loạn cử động, mê man, thay đổi nhịp tim, ngừng
tim.
1.2.4. Lưu huỳnh
Ở người trưởng thành, lưu huỳnh chiếm khoảng 0,25% khối lượng cơ
thể (khoảng 150g). Lưu huỳnh tham gia cấu tạo protein 3 amino acid methionin,
cystein và cystin. Protid chứa lưu huỳnh là thành phần chủ yếu của da, lông,
tóc, móng và của các mô liên kết. Các hợp chất của lưu huỳnh, các enzym chứa
nhóm thiol (-SH) tham gia quá trình khử độc, quá trình oxy hóa khử trong cơ
thể. Lưu huỳnh cũng có mặt trong một số hormon như insulin, oxytocin. Với
chế độ dinh dưỡng bình thường con người hầu như không bị thiếu lưu huỳnh
vì nó rất sẵn trong thực phẩm (hải sản, hành tỏi, cây có dầu, thịt, trứng…).
1.2. 6. Clor
Clor là một anion chính của dịch ngoại bào, cùng với Na+ nó có vai trò to
lớn duy trì nồng độ đẳng trương ở ngoại bào, tham gia điều chỉnh độ acid-base
của máu. Nồng độ Cl- thường thay đổi tỷ lệ thuận với natri cho mỗi một sự thay
đổi hàm lượng nước của cơ thể. Sự thay đổi hàm lượng Cl- không cân xứng với
Na+ thường do sự rối loạn cân bằng acid-base của cơ thể. Ion Cl- còn đóng vai
trò quan trọng trong cân bằng cation-anion bình thường. Trong dạ dày, Cl- kết
hợp với H+ tạo HCl làm cho enzyme pepsin trở nên hoạt động để bước đầu tiêu
hóa protid.
1.2.7. Magnesi
Magnesi là cation phổ biến thứ hai trong tế bào. Khoảng 31% magnesi
của toàn cơ thể ở khu vực trong tế bào, 67% ở xương, chỉ khoảng 1-2% có trong
huyết tương. Khoảng 35% magnesi huyết thanh gắn với protein, phần còn lại ở
dạng tự do hoặc tạo phức với các cấu tử trọng lượng thấp. Ion Mg2+ kiểm soát
lượng calci thâm nhập vào tế bào qua kênh calci, là chất chèn kênh calci tự
nhiên, từ đó nó có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh tim mạch và giữ cho
hệ thần kinh, cơ không hoạt động quá mức. Thiếu Mg2+ các ion Ca2+ đi vào tế
bào quá mức gây hiện tượng co cơ, đau rút đột ngột các cơ quan chứa cơ trơn
(ruột, túi mật, tử cung…) làm tăng nhịp tim, huyết áp, nhồi máu cơ tim.
Magnesi là chất hoạt hóa cho khoảng 300 enzym, chủ yếu là những enzym vận
chuyển phosphat trong các chu trình sản xuất năng lượng tế bào, tạo ra các phân
tử ATP. Ion Mg2+ tham gia cơ chế ổn định [Na+], [K+] ở 2 bên màng tế bào.
Cùng Vitamin C kháng histamin hạn chế tác hại gốc tự do trong chống lão hoá.
1.2.8. Flour
Flour có mặt trong cơ quan và mô của người, tập trung chủ yếu trong
xương và răng, có ít ở cơ và não. Ion F– giúp tạo thành các tế bào xương, xen
kẽ vào các phần xốp xương để xương thêm cứng và răng thêm chắc. F- thay thế
nhóm OH-, ức chế hoạt động của các vi khuẩn làm hại men răng. Nguồn nước
uống có hàm lượng F- thấp hơn 0,5mg/L sẽ bị tổn thương răng (hà răng, sâu
răng), trái lại nếu nước uống có quá nhiều F- sẽ bị nhiễm độc, gây độc cho tế
bào thần kinh, kìm hãm quá trình oxy hóa trong tế bào, ảnh hưởng xấu đến
chuyển hóa calci, phosphor.
2. MỘT SỐ NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG QUAN TRỌNG VÀ ỨNG
DỤNG TRONG Y HỌC
2.1. Sắt
Sắt là nguyên tố đặc biệt cần thiết cho sự sống, đóng vai trò tối quan
trọng trong vận chuyển oxy ở tất cả động vật có xương sống. Trong tất cả các
tế bào động vật đều có chứa sắt dưới dạng liên kết với hợp chất hữu cơ cũng
như ở dạng ion. Hemoglobin trong máu gồm globin-protein có khối lượng phân
tử lớn liên kết với hemo chứa Fe2+ ở dạng phức với porphyrin. Hemoglobin giữ
vai trò vận chuyển oxy từ phổi đến các mô. Như vậy sắt trong cơ thể dưới dạng
phức chất của protein có 3 chức năng quyết định sự sống: vận chuyển oxy, dự
trữ oxy, vận chuyển electron. Thiếu sắt dẫn đến bệnh thiếu máu nhược sắt. Sự
thiếu hụt sắt ở trẻ đang lớn có thể làm giảm phát triển trí tuệ. Trong thức ăn,
hầu hết sắt vô cơ tồn tại ở dạng oxh bền là Fe3+ nhưng tá tràng chỉ hấp thu được
Fe2+ nhờ một protein vận chuyển. Sự khử Fe3+ về Fe2+ xảy ra ở pH thấp trong
dạ dày với sự có mặt của chất khử chủ yếu là vitamin C. Cơ thể dư thừa sắt dẫn
đến nhiều bệnh như xơ gan, nguy cơ ung thư gan, tiểu đường, suy giảm chức
năng tim, Parkinson, …
2.2. Mangan
Mangan có trong nhiều tế bào của cơ thể, tập trung ở xương, gan, thận.
Ion mangan có trong thành phần của các enzyme làm tăng cường hoạt động của
các enzyme này. Cùng với đồng, kẽm, mangan nằm ở trung tâm hoạt động của
enzym superoxide dismutase (SOD) có trong ty thể mọi tế bào loại bỏ gốc tự
do O2.. Mn (II) tham gia duy trì cấu trúc chính xác của RNA và DNA. Ở người,
sự thiếu hụt mangan ít xảy ra. Sự nhiễm độc mangan làm tổn thương hệ thần
kinh động vật, tổn hại thận, hệ tim mạch, đường hô hấp, tinh hoàn, rối loạn kinh
nguyệt…
2.3. Kẽm
Kẽm là nguyên tố thiết yếu của cơ thể chứa 2-2,5gam gấp 20 lần lượng
đồng, gần bằng lượng sắt. Kẽm là thành phần trọng yếu của hàng trăm
metalloenzym. Ngoài ra, kẽm cần thiết cho sự hình thành và hoạt động của
hormon sinh dục nam. hormon tăng trưởng tuyến yên, insulin. Kẽm kích thích
tạo hồng cầu và hemoglobin, kích thích tuyến nước bọt. Thiếu kẽm phát sinh
hàng loạt triệu chứng và bệnh lý: chán ăn, thay đổi vị giác, chậm tăng trưởng,
tăng keratin hoá (sừng hoá) các tổ chức, thiểu năng trí tuệ, mất khả năng sinh
dục nam, giảm sinh sản ở cả hai giới, suy giảm miễn dịch, chậm lành vết
thương, tổn thương mắt, rối loạn chuyển hoá glucid, protid, suy nhược hệ thần
kinh. Lượng kẽm cao làm giảm lượng đồng trong cơ thể, vì vậy chỉ bổ sung
kẽm khi đủ đồng, thuốc chứa kẽm liều cao dùng điều trị bênh Wilson (tích tụ
đồng trong cơ thể).
2.4. Đồng
Đồng trong cơ thể tích luỹ chủ yếu ở gan và não. 60% lượng đồng trong
máu liên kết bền vững với ceruloplasmin - một protein vận chuyển đồng, lượng
đồng còn lại liên kết lỏng với albumin hoặc tạo phức với histidin. Đồng thúc
đẩy sự tạo máu, làm hồng cầu non mau trưởng thành, tăng cường tác dụng sinh
lý của sắt. Đồng có mặt trong sắc tố hô hấp, trong nhiều enzyme và phân bố
rộng rãi trong cơ thể để điều chỉnh chuyển hóa protid, lipid, glucid. Đồng cũng
điều chỉnh sự hấp thu và phân bố các vitamin C, A, E, P do đó tăng sức đề
kháng của cơ thể chống nhiễm độc, nhiễm trùng.
2.5. Cobalt
Cobalt trong cơ thể người tích lũy chủ yếu ở gan và não. Cobalt có vai
trò lớn trong sự tạo huyết, giúp sắt nhanh chóng tham gia cấu tạo hemoglobin,
giúp cơ thể hấp thu vitamin B2, B6, B12 và aminoacid, giúp gan tích lũy vitamin
B12 và tuyến giáp tích lũy iod, tăng cường hay bất hoạt một số enzyme. Thiếu
cobalt gây thiếu máu nặng, chán ăn, gầy yếu, giảm tiết sữa của phụ nữ thời kỳ
nuôi con.
2.6. Molybden
Molybden có vai trò khử độc cho cơ thể trong nhiều cơ chế. Enzym
xanthin oxydase chứa molybden có tác dụng điều hòa lượng axit uric, chất
chống oxh, loại bỏ gốc tự do có hại trong cơ thể. Molybden đào thải lượng đồng
dư thừa khi cơ thể có nguy cơ nhiễm độc đồng. Molybden làm tăng hiệu lực
của vitamin E. Molybden chuyển các hợp chất độc hại của lưu huỳnh thành hợp
chất không độc. Molybden cũng tham gia vào thành phần enzyme flavin. Một
lượng nhỏ molybden có tác dụng kích thích sinh trưởng và tăng khả năng miễn
dịch của cơ thể đối với một số bệnh nhiễm trùng. Molybden có nhiều trong ngũ
cốc toàn phần, các loại đậu và rau quả. Khi cơ thể dư thừa molybden làm giảm
lượng đồng trong gan gây chứng bệnh thiếu đồng, dễ gây bệnh Goutte.
2.7. Iod
Iod là một vi chất có mặt trong cơ thể với một lượng rất nhỏ (15-23mg),
nhỏ hơn 100 lần so với lượng sắt trong cơ thể. Iod trong cơ thể người tập trung
chủ yếu ở tuyến giáp (75%) và ở cơ, da, xương. Hormon thyroxin của tuyến
giáp chứa tới 65% iod và rất cần thiết cho sự phát triển hài hòa của cơ thể và
não bộ. Thiếu iod làm tuyến giáp không sản xuất được thyroxin, tuyến phản
ứng lại bằng cách phồng to lên tạo ra bướu cổ, cùng với bướu cổ là trí tuệ chậm
phát triển, đần độn và một số bệnh lý khác.
2.8. Selen
Selen là nguyên tố vi lượng không thể thiếu cho hệ thống bảo vệ cơ thể
chống oxy hóa, loại bỏ các gốc tự do. Selen tạo thành các selenoprotein và
nhiều enzyme có nhóm chức –S-SeH, -S-Se-S- là những trung tâm hoạt động
sinh học mạnh. Đặc biệt selen nằm trong nhóm enzyme glutation peroxidase có
mặt trong mọi tế bào để phá hủy H2O2 và loại bỏ nhiều gốc tự do độc hại đối
với cơ thể. Selen cần cho sự tạo thành glutation tái tạo vitamin C, vitamin E.
Do những vai trò kể trên, selen tăng cường toàn diện hệ thống bảo vệ, giúp
ngăn ngừa nhiều dạng ung thư, giải độc nhiều hóa chất. Trong thực vật: Se có
nhiều trong các cây họ đậu, họ cà phê, lúa mì, cây xấu hổ, một số loài nấm.
Trong động vật, selen tập trung cao ở da và gan các loại cá, đặc biệt cá ngừ.

Hướng dẫn ôn tập


1. Chức năng chính của các chất điện giải trong cơ thể là gì?
2. Calci có mặt trong cơ thể chủ yếu dưới những dạng nào?
3. Khả năng hấp thu sắt của cơ thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như thế
nào?
4. Vai trò quan trọng nhất của sắt trong cơ thể?
5. Hàm lượng Flour cho phép có mặt trong nước uống là bao nhiêu?
6. Iod được dự trữ chủ yếu trong cơ quan nào của cơ thể?
7. Vai trò quan trọng nhất của Selen trong cơ thể?
8. Cơ thể sẽ ra sao nếu thiếu Kẽm?
9. Sự chuyển hóa Kali trong cơ thể được điều hòa bởi hormone nào?
10. Khi cơ thể thừa Molypden dễ bị mắc bệnh gì?

You might also like