You are on page 1of 32

ĐẠI CƯƠNG HÓA SINH

NĂNG LƯỢNG VÀ CH NĂNG LƯỢNG

Ths. Đinh Quốc Long


Mục Tiêu
• Trình bày được định nghĩa về hóa sinh
• Trình bày được hóa sinh tĩnh, hóa sinh động
• Trình bày được vai trò hóa sinh trong y học
• Giải thích được bản chất của sự hô hấp tế bào
• Trình bày được các giai đoạn của chu trình Krebs
• Nêu được ý nghĩa của sự hô hấp tế bào, sự phosphoryl hóa và
chu trình Krebs
• Nắm được khái niệm về chuỗi hô hấp tế bào
ĐỊNH NGHĨA

• Hóa sinh là môn học nghiên cứu về thành phần hóa


học, cấu tạo, các tính chất vật lý hóa học, chức năng
sinh học của các chất trong cơ thể
• Quá trình chuyển hóa của chúng trong cơ thể sống
• Là lĩnh vực nghiên cứu các hiện tượng sống bằng
phương pháp hóa học
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

• Môn học hóa sinh được hình thành trên cơ sở của


sinh học và hoá học
• Nó còn liên quan mật thiết với tế bào học vì hầu hết
các phản ứng hoá học đều xảy ra ở tế bào
• Hoá sinh học gồm 2 phần: Hoá sinh tĩnh - Hoá sinh
động
Hóa sinh tĩnh

• Nghiên cứu các chất cấu tạo có trong thành phần của
cơ thể sinh vật ở mức độ phân tử, nguyên tử dựa
vào các phương pháp hóa, lý hiện đại.
• Hóa sinh tĩnh gắn liền rất mật thiết với hoá hữu cơ.
• Đây chính là hóa sinh mô tả
Hóa sinh động

• Nghiên cứu các quá trình chuyển hoá, số phận của


các chất khi vào cơ thể, tính đặc hiệu của những
phản ứng sinh học như phản ứng giữa enzym và cơ
chất, giữa hormon và các chất tiếp nhận
• Nghiên cứu về mặt hoá học của sự trao đổi chất
trong mối liên quan với toàn bộ cơ thể và môi trường
xung quanh
THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA CƠ THỂ
• Các nguyên tố chính
- Carbon, hydro, oxy, nitơ, calci. Năm nguyên tố này chiếm tới 97,5% thân
trọng.

- Natri, kali, magne, lưu huỳnh, phospho, clo chiếm khoảng 1-2% thân
trọng.

- Iod, sắt chiếm một tỉ lệ rất nhỏ.

• Các nguyên tố vi lượng: Mangan, Silic, Fluo, đồng, kẽm... chiếm tỉ lệ dưới


0,01% thân trọng. Tất cả các nguyên tố trên tham gia cấu tạo các hợp chất
vô cơ, hữu cơ của cơ thể bao gồm: Nước- Hợp chất vô cơ- Hợp chất hữu
cơ.
Nước
• Trong cơ thể sống, nước là thành phần quan trọng nhất, là nơi xảy
ra các quá trình hóa học đặc trưng cho sự sống. Ở người, nước
chiếm 70% thể trọng (trong tế bào 50%, ngoài tế bào 20%).
• Nước tồn tại dưới 2 dạng:
-Nước kết hợp: Tham gia cấu tạo tế bào
-Nước tự do: Có trong các dịch sinh vật như máu, nước tiểu...
Nước có 5 vai trò sau:
- Tham gia cấu tạo tế bào.
- Tham gia các phản ứng lý hoá học.
- Vật chuyển các chất.
- Điều hoà thân nhiệt.
- Bảo vệ mô.
Hợp chất vô cơ
• Chiếm 4-5% thân trọng, nó tồn tại dưới 3 dạng sau:
– Muối vô cơ rắn, không ion hoá: Trong các mô xương, răng
– Muối vô cơ dạng hoà tan trong dung dịch: Có ở trong khoang
gian bào, các dịch như: anion, cation
– Các hợp chất cơ - kim: Acid phosphoric kết hợp với các chất
hữu cơ để tạo nên hợp chất cơ – kim
• Hợp chất vô cơ có 5 vai trò sau:
- Tham gia cấu tạo tế bào.
- Tham gia bình ổn protein ở trạng thái keo trong tế bào và mô.
- Duy trì áp suất thẩm thấu nhờ hệ đệm của muối.
- Duy trì pH.
- Vai trò đặc biệt của một số ion.
Hợp chất hữu cơ
- Glucid: Gồm 3 nguyên tố chính cấu tạo nên là C, H, và O. Nếu là glucid tạp
còn có các nguyên tố khác. Đơn vị cấu tạo của glucid là monosaccarid.

- Lipid: Gồm 3 nguyên tố chính cấu tạo nên là C, H, và O, ngoài ra còn các
nguyên tố khác. Lipid là este của acid béo với alcol hoặc amin alcol.

- Protein: Gồm 4 nguyên tố chính cấu tạo nên là C, H, O và N ngoài ra còn các
nguyên tố khác. Đơn vị cấu tạo của nó là acid amin.
Protein chiếm 15-20%, glucid chiếm 1-15%, lipid chiếm 3-10%
- 1g protein cung cấp 4,2 kcal.
- 1g glucid cung cấp 4,1 kcal.
- 1g lipid cung cấp 9,3 kcal.
Ngoài 3 nhóm chất hữu cơ trên, cơ thể còn có các chất: Acid nucleic,
nucleotid, hemoglobin, vitamin, enzym, hormon, myoglobin....
VAI TRÒ CỦA HOÁ SINH

• Những nghiên cứu sinh học ngày nay là nghiên cứu ở mức độ phân
tử, hóa sinh là khoa học nghiên cứu sự sống ở mức độ phân tử
• Trong miễn dịch học, xác định cấu trúc và chức năng của các kháng
thể có bản chất là protein nhờ vào các kỹ thuật hóa sinh
• Trong dược lý học, hóa sinh là cơ sở khoa học giúp con người hiểu
sâu về cơ chế tác dụng của thuốc ở mức độ dưới tế bào thông qua
các tác dụng của thuốc (kích thích hay kìm hãm một hay nhiều quá
trình chuyển hóa) trên cơ thể sống
• Đối với y dược học, vấn đề chủ chốt nghiên cứu bệnh nguyên, bệnh
lý, chẩn đoán và điều trị bệnh cũng đều liên quan chặt chẽ đến hoá
sinh
KHÁI NIỆM CHUNG VỀ
SỰ TRAO ĐỔI CHẤT

• Cơ thể sống tồn tại, phát triển trong môi trường và không ngừng
liên hệ mật thiết với môi trường đó. Quá trình đó thực hiện được là
do các biến đổi hóa học liên tục xảy ra trong cơ thể. Người ta gọi
toàn bộ các biến đổi hóa học đó là sự trao đổi chất.
• Sự trao đổi chất bao gồm nhiều khâu chuyển hóa trung gian. Các
quá trình này xảy ra phức tạp trong từng mô, từng tế bào bao gồm
2 quá trình cơ bản là đồng hóa (tổng hợp) và dị hóa (phân giải) tạo
nên chu kỳ trao đổi chất liên tục giữa chất nguyên sinh và chất nhận
vào
NĂNG LƯỢNG SINH HỌC

• Trao đổi chất luôn gắn liền với trao đổi năng lượng
• Để tồn tại và phát triển, cơ thể cần phải được cung cấp liên
tục năng lượng
• Trong quá trình dị hóa, xảy ra nhiều loại phản ứng hóa học
như: oxy hóa-khử, thủy phân, chuyển nhóm, tách nhóm, …
Trong đó, oxy hóa-khử sinh học đóng vai trò quan trọng nhất
trong sự giải phóng năng lượng, một phần được tỏa ra dưới
dạng nhiệt (khoảng 50%), phần còn lại được tích trữ dưới
dạng ATP (khoảng 50%).
ATP
• Là chất có vai trò trung tâm trong trao đổi năng
lượng ở tế bào và cơ thể sống
• Là chất liên kết hoặc có thể nói là mắt xích giữa hệ
thống sử dụng năng lượng và hệ thống sản sinh ra
năng lượng
Vai trò của ATP

• Là chất trung gian trong những phản ứng vận chuyển


phosphate
• Vận chuyển phosphate tới phân tử chất nhận
• Vai trò trong co cơ
• Vận chuyển tích cực qua màng
Phản ứng oxy hóa - khử

• Trao đổi oxy hóa-khử là quá trình trao đổi điện tử giữa các
chất tham gia phản ứng, làm biến đổi số oxy hóa của chúng
• Trong đó:
- Sự oxy hóa là sự tách một hay nhiều điện tử hoặc hydro.
- Sự khử là sự thu điện tử hoặc hydro.
Phản ứng oxy hóa-khử thực chất gồm hai phản ứng ngược nhau
nhưng luôn đi đôi với nhau. Bao giờ cũng có chất oxy hóa và
chất khử, tập hợp nhau thành cặp hay hệ thống oxy hóa-khử
Phosphoryl hóa và
khử phosphoryl hóa
• Sự phosphoryl hóa là sự gắn kết acid phosphoric (gốc
phosphat) vào một phân tử chất hữu cơ (R–H) dưới xúc tác
của enzym phosphorylase
• Sự khử phosphoryl là sự cắt đứt liên kết phosphat nhờ enzym
phosphatase, giải phóng năng lượng (bằng năng lượng đã tạo
thành liên kết phosphat).
• Phosphoryl hóa là một trong những phản ứng quan trọng bậc
nhất trong chuyển hóa các chất, đóng vai trò chủ yếu trong
việc tích trữ và vận chuyển năng lượng.
SỰ HÔ HẤP TẾ BÀO

• Hô hấp tế bào là quá trình đốt cháy các chất hữu cơ


trong cơ thể (quá trình oxy hóa-khử tế bào hay quá
trình oxy hóa sinh học) cho sản cuối cùng là CO2 và
H2O
• Bản chất của sự HHTB là quá trình vận chuyển hydro
từ cơ chất tới oxy tạo thành nước, là quá trình vận
chuyển điện tử và giải phóng năng lượng cho cơ thể
CHU TRÌNH KREBS

• Các chất glucid, lipid, protid đều bị thoái hóa trong tế


bào đến một sản phẩm chung là gốc acetyl coenzym
A (acetyl CoA: CH3-CO ~ ScoA), chất này tiếp tục
được oxy hóa đến sản phẩm cuối cùng là CO2 và
H2O. Quá trình này được thực hiện ở điều kiện hiếu
khí trong ty thể, được gọi là chu trình Krebs
Ý nghĩa TCA

• Chu trình Krebs cung cấp nhiều cơ chất cho hydro, các chất
này được chuyển đến chuỗi HHTB để tạo năng lượng
• Chu trình Krebs còn là nơi cung cấp các sản phẩm trung gian
cần thiết như oxaloacetat, α-cetoglutarat, succinyl CoA,
fumarat, … dùng cho các phản ứng tổng hợp, chuyển hóa
như: tổng hợp glucid, acid amin, hemoglobin, …
• Chu trình Krebs là vị trí nối liền với các quá trình chuyển hóa
khác của cơ thể nên chu trình trở thành vị trí trung tâm điều
hòa chuyển hóa các chất
Thank for your listen

You might also like