You are on page 1of 33

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


VIỆN KỸ THUẬT HÓA HỌC

TIỂU LUẬN MÔN HỌC

Đề tài: Trình bày hiểu biết của em về phospholipid và các ứng dụng thực tiễn của
nó trong đời sống

GVHD: TS. Giang Thị Phương Ly


Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thu Thảo
MSSV : 20175197
Khoá : K62
Lớp : HH.01
MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................................2
PHẦN I: MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
PHẦN II: PHOSPHOLIPID........................................................................................................3
2.1. Vị trí của phospholipid trong hệ thống lipid...............................................................3
Bảng 2.1. Sự phân bố của lipid theo % trọng lượng....................................................................4
2.2. Phospholipid...................................................................................................................5
Hình 2.2. Các nhóm chính của lipid màng..................................................................................6
2.2.1. Glycerophospholipid (hay phosphoglycerid)...........................................................6
Hình 2.2. Một số glycerolphospholipid.........................................................................................7
Bảng 2.2. Vị trí phân bố của axit béo trong phosphatidylethanolamin ở một số bộ phận động
vật 16
2.2.2. Sphingophospholipid.............................................................................................23
PHẦN III: ỨNG DỤNG CỦA PHOSPHOLIPID TRONG ĐỜI SỐNG...............................25
3.1. Hội chứng kháng thể kháng phospholipid....................................................................25
3.2. Phospholipid đậu nành chữa bệnh chán ăn, đau hạ sườn phải, tổn thương gan do
nhiễm độc và viêm gan...........................................................................................................29
PHẦN IV: KẾT LUẬN...............................................................................................................30
PHẦN V: TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................31
PHẦN I: MỞ ĐẦU

Hóa học có thể được coi như bắt đầu từ lúc Robert Boyle tách hóa học từ khoa giả
kim thuật trong tác phẩm The Skeptical Chemist vào năm 1661 nhưng mãi đến thế kỷ 19
nó mới phát triển mạnh và phân hóa. Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là
ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.

Sinh học cũng bắt đầu từ thế kỷ 19 và có vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển
của con người. Nó giúp con người hiểu rõ được những quy luật hình thành, vận động và
phát triển sự sống diễn ra trong sinh vật đồng thời lý giải được những vấn đề cụ thể về sự
trao đổi năng lượng giữa cơ thể thực vật và động vật với môi trường.

Khi sự sống trên trái đất bị đe dọa thì ở ranh giới giữa sinh học và hoá học đã xuất
hiện một lĩnh vực khoa học mới để giải quyết vần đề này. Lĩnh vực khoa học này được
gọi là hoá học sinh vật hoặc hoá sinh học (biochemistry) nhằm nghiên cứu thành phần
hoá học của cơ thể sống và những quá trình chuyển hoá hoá học của các chất, của năng
lượng trong quá trình hoạt động sống xảy ra trong cơ thể của chúng .Có thể nói rằng, hoá
sinh học là một phần lĩnh vực của khoa học cuộc sống có nhiệm vụ nghiên cứu các hiện
tượng sống bằng các phương pháp hoá học.Sự xuất hiện môn hoá sinh học là kết quả tất
yếu của sự phát triển và phối hợp giữa hoá học và sinh vật học. Tính chất và phương
hướng của hoá sinh học là nghiên cứu trên cơ thể sống, tìm ý nghĩa chức phận của tất cả
mọi thành phần, mọi sản phẩm chuyển hoá, trên cơ sở đó, tìm hiểu sâu về: Mối liên quan
giữa quá trình hoá học và sinh vật học; Mối liên quan giữa cấu trúc và chức năng sống
của các cơ quan trong cơ thể; Cơ chế điều hoà toàn bộ quá trình sống.
Hiện nay, cả thế giới đang phải đối mặt với một vần đề cực kỳ nan giải đó là sự xuất
hiện của virus Corona. Ngày 11/3/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố dịch
bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) là
một đại dịch toàn cầu. Virus này không những đe dọa đến tính mạng con người mà nó
còn kéo theo nhiều hệ lụy: làm trì trệ nền kinh tế thế giới, giảm chất lượng cuộc sống,…
Vậy virus là gì? Tại sao nó nguy hiểm đến vậy và có cách nào ngăn chặn nó hay không
vẫn luôn là câu hỏi chưa bao giờ hạ nhiệt đối nhân loại.

1
Virus, cũng còn được gọi là siêu vi khuẩn hay siêu vi trùng, là một tác nhân truyền
nhiễm chỉ nhân lên được khi ở bên trong tế bào sống của một sinh vật khác. Virus có thể
xâm nhiễm vào tất cả các dạng sinh vật, từ động vật, thực vật cho tới vi khuẩn và vi
khuẩn cổ. Trên thế giới đã phát hiện trên 500 loại virus có khả năng gây ra các bệnh lý từ
nhẹ đến nguy hiểm cho con người và càng ngày càng có nhiều loại virus mới được phát
hiện. Khi cơ thể bị nhiễm virus có thể gây ra các bệnh lý nhiễm trùng cấp tính, mạn tính
hoặc nguy hiểm hơn là ung thư.

Đại bộ phận virus đều có sẵn kết cấu màng bọc virus , cốt để che đậy bề mặt bên
ngoài của vỏ bọc. Thành phần chủ yếu của màng bọc virus là lipid mà trong tất cả các
màng sinh học bên cạnh hàng loạt các loại lipid khác nhau, hàm lượng phospholipid
thường chiếm ưu thế với tỉ lệ từ 40-90% lipid tổng số của cấu trúc màng, nó có vai trò
quan trọng trong sự phát triển nói chung của cơ thể sống.

Chính vì vậy các nhà nghiên cứu hóa sinh học không ngừng nghiên cứu sâu hơn
về cấu trúc, chức năng sinh học của phospholipid, màng tế bào… nhằm định hướng cho
việc tìm ra các phương thức chữa trị bệnh.
Vậy Phospolipid là gì? Có các loại phospholipid nào? Vai trò và tác dụng của
phospholipid đối với cơ thể sống? tiểu luận chuyên đề này phần nào giải thích rõ điều
đó.

2
PHẦN II: PHOSPHOLIPID

2.1. Vị trí của phospholipid trong hệ thống lipid


Lipid là một trong những thành phần sinh hóa cơ bản của động thực vật, cùng với
protein, axit nucleic, cacbohydrat, lipid tạo thành cấu tử cơ sở của tất cả các tế bào. Lipid
đóng vai trò quan trọng như là nguồn cung cấp năng lượng (8-9 kcal/gam), chứa các
vitamin tan trong dầu cũng như các axit béo cần thiết là các chất không thể thay thế
được. Ngoài ra trong thành phần của lipid có phospholipid và sterol ester tham gia vào
quá trình sinh tổng hợp màng tế bào.
Định nghĩa lipid theo nghĩa rộng là một hợp chất hữu cơ có nguồn gốc sinh học có
thể chiết ra từ vật liệu hữu cơ bằng các dung môi không phân cực. Theo nghĩa hẹp, lipid
chỉ các dẫn xuất của axit béo mạch dài.
Dựa vào sự có mặt của axit béo và liên kết este, Lipid được phân làm 2 loại:
1. Lipid thủy phân được: thành phần có chứa axit béo, có chứa liên kết este (ví dụ:
axylglyxerid, phosphoglyxerid, sáp,..).
2. Lipid không thủy phân được: thành phần không chứa gốc axit béo, không có liên kết
este (ví dụ: squalen, caroten,..)
Dựa vào thành phần cấu tạo, Lipid được phân làm 2 loại:
1. Lipid đơn giản: là este của axit béo với các alcol khác nhau (ví dụ: glycerid, sáp
ong, sterid)
2. Lipid phức tạp: Là este khi thủy phân giải phóng ngoài alcol và axit béo còn có
thành phần khác (axit phosphoric, các ose…). Bao gồm:
+ Phospholipid: là loại lipid phức tạp có chứa axit phosphoric hoặc este
của axit phosphoric. Bao gồm glycerophospholipid, sphingophospolipid và
Inosinphospholipid.
+ Glycolipid: là lipid phức tạp có chứa một axit béo, sphingosin và
cacbohydrat

3
+ Các lipid phức tạp khác: sulfolipid, aminolipid.
Như ta đã thấy ở trên phospholipid là một loại lipid phức tạp chiếm tỷ lệ nhiều
nhất trong cơ thể (xem bảng 2.1.), cùng với các lipid khác nó có vai trò chủ yếu là chất
chuyển hóa trung gian, nó có nhiều trong tế bào của não và gan.

Bảng 2.1. Sự phân bố của lipid theo % trọng lượng

Thành phần Tên thông thường % theo trọng lượng

Các axit béo bão hòa 11,210

C8 axit caprylic 0,054

C10 axit capric 0,065

C12 axit lauric 0,313

C14 aicd myristic 1,724

C16 axit palmitic 6,358

C18 axit stearic 1,832

C20 axit acachidic 0,862

Các đơn axit béo không bão 8,840


hòa

C14:1 cis axit myristoleic 0,119

C14:1 trans axit myristelaidic 0,108

C16:1 cis axit palmitoleic 0,700

C16:1 trans axit palmitolaidic 0,280

C18:1 cis axit oleic 3,017

C18:1 trans axit elaidic 2,478

4
Các đa aicd béo không bão 2,370
hòa

C18:2 cis axit linoleic 1,616

C18:2 trans axit linoelaidic 0,431

C18:3 cis axit linolenic 0,215

C18:3 trans axit elaidio-linolinic 0,065

Phospholipid toàn phần 46,01

Cephalin 20,57

sphingomyelin 25,43

glycolipid 24,78

sáp 1,51

aminolipid 0,65

lipid khác 4,63

Tổng số lipid 100%

2.2. Phospholipid
Định nghĩa
Phospholipid là loại lipid phức tạp, trong đó nhóm hydroxy bậc 1 của hợp phần
alcol (glycerol, sphingosin, diol…) được este hóa với axit phosphoric hoặc với
monoester của axit phosphoric.
Như vậy có thể định nghĩa phospholipid là những este của rượu đa chức với các
axit béo mạch dài và có gốc axit phosphoric với những base chứa nitơ đóng vai trò là
những nhóm phụ bổ sung.
Phân loại

5
 Phospholipid bao gồm hai loại chính:
-glycerophospholipid: ancol là glycerol
- sphingophospholipid: alcol là sphingosin
Trong tất cả các màng sinh học bên cạnh hàng loạt các loại lipid khác nhau, hàm
lượng phospholipid thường chiếm ưu thế với tỉ lệ từ 40-90% lipid tổng số của cấu trúc
màng. Trong đó nhiều hơn cả là phosphotidylcholin, phosphatidylethanoamin,
phosphatidylserin và cardiolipin. Phosphatidylinosid thường có mặt với hàm lượng thấp
hơn. Hàm lượng cardiolipin đặc biệt cao trong màng của vi khuẩn, ti thể và lục lạp.

Lipid màng

Phospholipid glycolipid

glycerophospholipid sphingophospholipid

Axit béo
glycerol

sphingosin

sphingosin

Axit béo Axit béo Axit béo

PO3-4 alcol PO3-4 cholin Glucose hay


galactose

Hình 2.2. Các nhóm chính của lipid màng

2.2.1. Glycerophospholipid (hay phosphoglycerid)


Glycerophospholipid là cấu tử cơ sở của màng sinh chất, phần lớn
glycerophospholipid được dẫn ra từ 1,2-diacylglycerol. Do có đặc điểm cấu tạo vừa
chứa nhóm kỵ nước (axit béo), vừa chứa nhóm ưa nước (gốc phosphat, base nitơ,

6
glycerin…) cho phép các glycerophospholipid tham gia cấu trúc màng của tế bào và
điều hòa các quá trình vận chuyển vật chất qua màng. Trong mô thần kinh, tim, gan,
trứng của động vật có xương sống và trong hạt của thực vật, hàm lượng
glycerophospholipid rất cao.
Glycerophospholipid chủ yếu bao gồm axit phosphatidic, phosphatidylcholin,
phosphatidylethanolamin,phosphatidylserin, phosphatidylinositol, phosphatidylglycerol.

Hình 2.2. Một số glycerolphospholipid

2.2.1.1. Axit phosphatidic


Thành phần cấu tạo
Axit phosphatidic là chất đầu trong sinh tổng hợp triacylglycerol và các glycerol
phospholipid khác chiếm 1-5 % tổng phospholipid của các tế bào lấy ra từ thực vật. Đây
là diacyl-glycerophospholipid đơn giản nhất và duy nhất với nhóm đầu là một

7
phosphomonoeste. Các phân tử có tính axit và mang điện tích âm, tức là nó là một lipid
anion. Axit phosphatidic được hình thành khi hai nhóm –OH tự do của glycerol este hóa
với axit béo, còn nhóm OH thứ ba với axit phosphoric
H2C OOCR'

OOCR'' CH2 O
H2C O P OH
O X (where X= H, Na, K, Ca, etc)

phosphatidic
O O
p OH
O O
O H O X

1-hexadecanoyl,2-(9Z,12Z)-octadecadienoyl-sn-glycero-3-phosphate

Sinh tổng hợp


Trong cơ thể axit phosphatidic được tổng hợp từ α-glycerophosphat tức là dạng hoạt
động của glycerol, xuất phát từ sự dị hóa glucose, bởi dẫn xuất acyl-CoA của axit béo.
Enzym acyltransferases là chất xúc tác đầu tiên acyl hóa ở vị trí sn-1 để tạo thành axit
lysophosphatidic (1-acyl-sn-glycerol-3-phosphat) và sau đó là vị trí sn-2 để tạo thành
axit phosphatidic.
CH2OH CH2OOCR CH2OOCR

CHOH CHOH CHOOCR'

CH2OPO3H CH2OPO3H CH2OPO3H

sn-glycerol-3- 1-acyl-sn-glycerol- phosphatidic acid


phosphate 3-phosphate

Một con đường sinh tổng hợp thứ hai ở động vật là sử dụng chất đầu là
dihydroxyacetone phosphat (DHAP) và enzym peroxisomal, DHAP acyltransferase, sản
xuất acyl-DHAP. Chất trung gian này được chuyển thành axit lysophosphatidic trong
phản ứng NADPH phụ thuộc vào xúc tác bởi acyl-DHAP reductase, và lần lượt acyl

8
hóa để tạo thành axit phosphatidic. Con đường này đặc biệt quan trọng trong sinh tổng
hợp ete lipid.
CH2OH CH2OOCR CH2OOCR
acyl-DHAD
C O C O CHOH
reductase
CH2OPO3H CH2OPO3H CH2OPO3H

dihydroxyacetone 1-acyl-dihydroacetone 1-acyl-sn-glycerol-3-phosphate


phosphate phosphate

phosphatidic acid

Dưới một số điều kiện, axit phosphatidic có thể được tạo ra từ 1,2-diacyl-sn-
glycerols do tác động của kinase diacylglycerol.
CH2OOCR CH2OOCR
diacylglycerol
CHOOCR' CHOOCR'
kinase
CH2OH CH2OPO3H

sn-1,2-diacylglycerol phosphatidic acid

Tuy nhiên, con đường quan trọng hơn về mặt định lượng là thông qua quá trình
thủy phân của các phospholipid khác, đặc biệt là phosphatidylcholin, bởi enzym
phospholipase D (hoặc enzym liên quan).
H3C OOCR' H2 C OOCR'
phospholipase D
OOCR'' CH O OOCR'' CH O

H2 C O P O CH2CH2N(CH3)3 H2C O P OH
O O H

Chức năng sinh học


Tuy axit phosphatidic tồn tại trong tế bào ở dạng tự do với hàm lượng rất thấp
nhưng là một sản phẩm trung gian quan trọng của quá trình sinh tổng hợp lipid trung
tính và các phosphoglyceride khác. Phosphoglyceride này hình thành khi gốc phosphat

9
của axit phosphatidic este hóa với một base nitơ (choline, ethanolamin, serin) hoặc với
một chất khác có chứa chức rượu tự do (inositol, glycerin,…)
2.2.1.2. Phosphatidylcholine (PC, lecithin)
Thành phần- cấu tạo
Phosphatidylcholin (lecithin) là phospholipid có nhiều nhất trong động vật và thực
vật, chiếm tới gần 50% tổng số phospholipid, vừa đóng vai trò chuyển hóa, vừa đóng
vai trò cấu tạo màng tế bào. Đặc biệt, nó chiếm một tỷ lệ rất cao ở màng ngoài của
màng tế bào. Phosphatidylcholin cũng là phospholipid chủ yếu trong huyết tương, là
một phần không thể thiếu của các lipoprotein, đặc biệt là HDL. Mặt khác, nó ít được
tìm thấy trong màng vi khuẩn, (10% các loài), không có trong một số vi khuẩn mẫu như
Escherichia coli và Bacillus subtilis.
H 2C OOCR'

R'COO CH
O
H 2C O P O CH2CH2N(CH3)3
O

phosphatidycholine

O
O
P H2
O O O C
O H C N(CH3)3
O H2
O

1,2-dihexadecanoyl-sn-glycero-3-phosphocholine

Trong phosphatidylcholin gốc phosphat của axit phosphatidic este hóa với cholin.
Tất cả các axit béo phổ biến trong lipid trung tính đều có mặt trong phosphatidylcholin.
Sinh tổng hợp phosphatidylcholin
Cholin là một chất dinh dưỡng thiết yếu, bản thân các tế bào động vật không tự
tổng hợp được. Nó phải được lấy từ nguồn thực phẩm hay do sự thoái hóa của lipid
chứa cholin, ví dụ như sản xuất bằng con đường thứ hai mô tả dưới đây.

10
Con đường 1: Sau khi đưa vào các tế bào, cholin ngay lập tức được phosphoryl
hóa bởi kinase cholin trong tế bào chất để tạo phosphocholin, sau đó phản ứng với
cytidine triphosphat (CTP) để tạo thành cytidine diphosphocholin. Enzym bao màng
CDP-choline: 1,2-diacylglycerol cholinephosphotransferase trong lưới nội chất xúc tác
phản ứng của các hợp chất mới với sn-1 ,2-diacylglycerol để tạo thành
phosphatidylcholin. Đây là con đường chính để tổng hợp phosphatidylcholin ở động vật
và thực vật, và nó tương tự như sinh tổng hợp phosphatidylethanolamin.
ATP ADP CTP PPi
O O O
HOCH2CH2N(CH3)3 O P O CH2CH2N(CH3)3 O P O P OCH2CH2N(CH3)3

O O O
choline phosphocholine cytidine diphosphocholine

H2C OOCR' H 2C OOCR'

CDP-choline + R'COO CH R'COO CH O

H2C O P O CH2CH2N(CH3)3
CH2OH
O
sn-1,2-diacylglycerol phosphatidylcholine

Con đường thứ hai: cho sinh tổng hợp phosphatidylcholin liên quan đến metyl
hóa tuần tự phosphatidylethanolamin, với S-adenosylmethionin (nguồn sản sinh các
nhóm mehyl), mono- và dimetyl-phosphatidylethanolamin là trung gian và được xúc tác
bởi các enzym phosphatidylethanolamin N-methyltransferase. Một đơn enzym (~ 20
kDa) xúc tác cho cả ba phản ứng nằm chủ yếu ở lưới nội chất. Đây là một con đường
chủ yếu trong gan, nhưng không phải trong các mô động vật khác hoặc nói chung trong
sinh vật bậc cao.

11
CH2 OOCR' CH2 OOCR'

OOCR CH O OOCR'' CH O

H 2C O P O CH2CH2NH3 H 2C O P O CH2CH2NHCH3

OH OH
phosphatidylethanolamine phosphatidymonomethylethanolamine

CH2 OOCR' CH2 OOCR'

OOCR'' CH O OOCR'' CH O

H2C O P O CH2CH2N(CH3)3 H2C O P O CH2CH2N(CH3)2

O OH
phosphatidycholine phosphatidydimethylethanolamine

Con đường thứ ba cho sinh tổng hợp phosphatidylcholin đã được tìm thấy đầu
tiên trong một loài vi khuẩn cộng sinh với thực vật (Sinorhizobium meliloti). Trong
trường hợp này, các lipid được hình thành trong một giai đoạn thông qua ngưng tụ trực
tiếp của cholin với CDP-diacylglycerol, và cytidine monophosphat (CMP) được hình
thành như một sản phẩm phụ; các cholin xuất phát từ cây chủ.
CH2OOCR' NH2
CH2OOCR'
R''COO CH O O N O O
+ choline R''COO CH
H2C O P O P O CH2 N O H2C O P O P O CH2CH2N(CH3)3+CMP
O O O O
O
H

HO
HO
cytidine diphosphate diacylglycerol

Chức năng sinh học của phosphatidylcholin


Phosphatidylcholin là một thành phần quan trọng trong màng tế bào (cell
membrane). Phosphatidylcholin cũng là thành phần chính tuần hoàn trong huyết tương
(plasma) và là thành phần không thể thiếu của lipoprotein nhất là high density lipoprotein
(HDL). Phosphatidylcholin có trong thành phần thức ăn hàng ngày chúng ta ăn vào.

12
Phosphatidylcholin là thành phần chính của màng tế bào (cell membrane) và chất
hoạt dịch của phổi (pulmonary surfactant).
Axit béo cần thiết tăng cường hệ miễn dịch (immune system) và cũng giúp sửa
chữa những tổn thương của tế bào. Nhóm cholin trong phosphatidylcholin có vai trò
trong sự trao đổi chất thích hợp của chất béo. Chúng làm cho chất béo di chuyển ra và
vào tế bào dễ dàng. Cholin có vai trò chính trong chuyển hóa mỡ ở gan.
Phosphatidylcholin làm tăng tính tan của cholesterol vì vậy giúp làm giảm khả
năng gây xơ vữa động mạch (atherosclerosis) của cholesterol. Phosphatidylcholin giúp
làm giảm cholesterol, giảm cholesterol lắng đọng ở các mô và ức chế sự kết tụ tiểu cầu
(platelet aggregation).
Phosphatidylcholin là chất được sử dụng để tạo một chất dẫn truyền thần kinh là
acetylcholin. Vì vậy phosphatidylcholin có thể sử dụng để kiểm soát hay điều trị các
bệnh về não như: mất trí nhớ (memory loss), lo lắng (anxiety), bệnh Alzheimer
(Alzheimer’s disease). Ngoài ra phosphatidylcholin cũng được sử dụng để chữa các bệnh
như viêm gan (hepatitis), bệnh chàm (eczema), các bệnh về túi mật (gallbladder).
2.2.1.3. Phosphatidylserin (PS)
Thành phần- cấu tạo

13
H2C OOCR'

OOCR'' CH O NH3

H2C O P O CH2CHCOO

O X

O O
O H C O
P O
O O NH3
H
O O X

(where X= H, Na, K, Ca, etc)

1-octadecanoyl, 2-(4Z,7Z,10Z,13Z,16Z,19Z- docosahexaenoyl)-sn_glycero-3-phosphoserine

Phosphatidylserin là axit (anion) phospholipid với ba nhóm có thể tạo ion là


phosphat, nhóm amin và nhóm cacboxyl. Như axit lipid khác, nó tồn tại trong tự nhiên
ở dạng muối, nhưng nó có xu hướng tạo chelate canxi thông qua các nguyên tử oxy
chứa điện tích của cacboxyl và phosphat, thay đổi cấu tạo đầu phân cực. Sự tương tác
này có thể liên quan đáng kể đến chức năng sinh học của phosphatidylserin, đặc biệt là
trong việc hình thành xương
Nói chung, phosphatidylserin tập trung cao nhất trong màng sinh chất và cơ quan
nội bào, nhưng rất thấp trong ty thể. Vì nó nằm hoàn toàn trên bề mặt lớp đơn bên trong
của màng tế bào và nó là anion phospholipid nhiều nhất, nó đóng góp lớn nhất cho hiệu
ứng bề mặt trong màng tế bào liên quan đến các tương tác tĩnh điện.
Sinh tổng hợp
L-Serin là một axit amin thiết yếu được tổng hợp phần lớn bởi hầu hết các sinh
vật. Ở động vật, nó được sản xuất gần như trong tất cả các loại tế bào, mặc dù trong não
nó được tổng hợp bởi tế bào hình sao mà không phải bằng tế bào thần kinh, tế bào thần
kinh phải được cung cấp axit amin này cho sinh tổng hợp của phosphatidylserin. Trong
vi khuẩn và các sinh vật prokaryote khác, phosphatidylserin được tổng hợp bởi một cơ

14
chế so sánh với các phospholipid khác, tức là phản ứng của L-serin với CDP-
diacylglycerol

Nhiều phosphatidylserin hình thành được decacboxyl hóa để tạo thành


phosphatidylethanolamin, có thể là con đường chính trong vi khuẩn. Như
phosphatidylcholin trong men được sản xuất thông qua methyl hóa
phosphatidylethanolamin, phosphatidylserin là phospholipid tiền thân chính trong những
sinh vật này.
Ngược lại trong các mô động vật, có hai con đường tạo thành phosphatidylserin
liên quan đến các enzym khác nhau (PS synthase I và II). Phosphatidylserin được tổng
hợp trong lưới nội chất của tế bào, hoặc màng ty thể liên quan. Các phản ứng liên quan
đến việc trao đổi L-serin với phosphatidylcholin, xúc tác bởi PS synthase I, hoặc với
phosphatidylethanolamin, xúc tác bởi PS synthase II. Sau đó lipid mới được vận chuyển
đến các ty lạp thể, nơi nó được decacboxyl hóa tạo thành phosphatidylethanolamin bởi
một decarboxylase cụ thể. Sau này có thể trở lại mạng lưới nội chất, nơi nó có thể được
chuyển đổi trở lại phosphatidylserin do tác động của PS synthase II.

Chức năng sinh học


Theo các nghiên cứu ở cấp độ phân tử thì phosphatidylserine đóng vai trò là một
hoạt chất cấu trúc nên phần màng trong cùng của các tế bào thần kinh, lớp màng chịu
trách nhiệm quan trọng trong việc tiếp nhận các thông tin truyền tải giữa các nơron thần
kinh
Phosphatidylserin có tác dụng bảo vệ, chống lại stress, giảm hoạt động của các
cortisol (yếu tố gây căng thẳng do quá trình dị hóa của các hóc môn); Thúc đẩy chức

15
năng của não bằng cách giúp duy trì lưu động màng tế bào thần kinh (tăng khả năng tiếp
xúc và truyền tín hiệu giữa các tế bào thần kinh), giúp tăng khả năng nhận thức, tinh
thần, sự tập trung và thời gian phản ứng.
2.2.1.4. Phosphatidylethanolamin (PE, cephalin)
Thành phần-cấu tạo

Trong mô động vật, phosphatidylethanolamin có xu hướng tồn tại dạng diacyl,


alkylacyl và alkenylacyl. 70% phosphatidylethanolamin trong một số loại tế bào như tế
bào thần kinh và tế bào ung thư có thể có một mối liên kết ether.
Nói chung, phosphatidylethanolamin động vật có xu hướng chứa tỷ lệ cao axit
arachidonic và docosahexaenoic hơn phospholipid khác như phosphatidylcholin. Các
thành phần không bão hòa này tập trung ở vị trí sn-2 và axit béo bão hòa tập trung nhiều
nhất ở vị trí sn-1 (Bảng 2.2).

Bảng 2.2. Vị trí phân bố của axit béo trong phosphatidylethanolamin ở một số
bộ phận động vật

Vị trí axit béo

14:0 16:0 18:0 18:1 18:2 20:4 22:6

Gan chuột [1]

16
sn-1 25 65 8

sn-2 2 11 8 8 10 46 13

Trứng gà [2]

sn-1 32 59 7 1

sn-2 1 1 25 22 29 12

1, Wood, R. and Harlow, R.D., Arch. Biochem. Biophys., 131,


495-501 (1969).
2, Holub, B.J. and Kuksis, A. Lipids, 4, 466-472 (1969).

Sinh tổng hợp

Ethanolamin thu được bằng cách khử cacboxyl của serin ở thực vật, động vật và
trong hầu hết nguồn thực phẩm (một số lượng nhỏ từ dị hóa sphingolipid qua
sphingosine-1-phosphat). Bước đầu tiên trong sinh tổng hợp phosphatidylethanolamin là
phosphoryl hóa ethanolamin nhờ enzym cytosolic kinase ethanolamin, tiếp theo là phản
ứng của sản phẩm với cytidin triphosphat (CTP) để tạo thành cytidin
diphosphoethanolamin. Trong bước cuối cùng, một enzym màng gắn trong lưới nội chất

17
CDP-ethanolamine: ethanolaminephosphotransferase diacylglycerol, xúc tác các phản
ứng của các hợp chất mới với diacylglycerol để tạo thành phosphatidylethanolamin. Tiền
thân diacylglycerol được hình thành từ axit phosphatidic thông qua các tác động của axit
phosphatidic phosphohydrolase enzym
Chức năng sinh học
Phosphatidylethanolamin là tiền chất để tổng hợp N-acyl-
phosphatidylethanolamin và từ đó sinh ra các anandamid (N-arachidonoylethanolamin),
và nó cung cấp ethanolamin phosphat trong sự tổng hợp các neo
glycosylphosphatidylinositol đính kèm nhiều protein truyền tín hiệu với bề mặt của màng
tế bào. Ở vi khuẩn, nó có chức năng tương tự như trong sinh tổng hợp lipid A và
lipopolysaccharides khác. Nó cũng là chất nền cho enzym phosphatidylethanolamin N-
methyltransferase ở gan, cung cấp khoảng một phần ba phosphatidylcholin trong gan.
2.2.1.5. Phosphatidylinosid
Thành phần-cấu tạo
Phosphatidylinosid chứa rượu vòng inositol (hexahydroxycyclohexan). Các nhóm
hóa trị OH có thể định vị ở xích đạo hoặc quanh trục, cho phép hình thành 9 dạng đồng
phân khác nhau. Những nhóm OH này thường được este hóa với axit phosphoric tạo ra
diphosphoinositid, triphosphoinositid và các dẫn xuất bậc cao hơn.

Thành phần axit béo của phosphatidylinositol khá đặc biệt. Trong mô động vật, tất
cả các axit stearic được liên kết với vị trí sn-1 và tất cả các axit arachidonic ở vị trí sn-2,
và 78% tổng số lipid có thể bao gồm các dạng phân tử đơn sn-1-Stearoyl-sn-2-
arachidonoyl –glycerophosphorylinositol. Mặc dù dạng 1-alkyl và alkenyl-
phosphatidylinositol được biết đến, chúng có xu hướng ít hơn nhiều so với các dạng

18
diacyl. Trong phosphatidylinositol thực vật, axit palmitic là axit béo bão hòa chính trong
khi axit linoleic và linolenic là những thành phần không bão hòa chính. Một lần nữa,
phần lớn các axit béo bão hòa ở vị trí sn-1 và không bão hòa trong vị trí sn-2.
Sinh tổng hợp
Như với phosphatidylglyxerol (cardiolipin), phosphatidylinositol được hình thành
từ tiền chất cytidin diphosphat diacylglycerol phản ứng với inositol, xúc tác bởi enzym
CDP-diacylglycerol inositol phosphatidyltransferase ('phosphatidylinositol synthase');
các sản phẩm khác của phản ứng là cytidin monophosphat (CMP). Các enzym chủ yếu
nằm ở lưới nội chất, mặc dù nó cũng có thể xảy ra trong các màng tế bào trong nấm men,
và gần như hoàn toàn ở phía bên trong chất dịch bào

Trong mô động vật, phosphatidylinositol là nguồn cung cấp chính axit arachidonic
cần thiết cho sinh tổng hợp các eicosanoid, bao gồm cả prostaglandin, thông qua hoạt
động của enzym phospholipase A2, trong đó cung cấp các axit béo từ vị trí sn-2.

19
Chức năng sinh học
Phosphatidylinositol là tiền chất tạo tín hiệu thông tin nội bào.
- Phosphatidylinositol và các dẫn xuất phosphoryl hóa của nó là thành phần màng tế bào
chất (ở tế bào Eukaryote).
- Là tiền chất tạo tín hiệu thông tin nội bào theo cơ chế:
+ Khi tín hiệu ngoại bào (thường là hormone) gắn lên thu thể đặc hiệu của màng
nguyên sinh chất sẽ kích thích enzym phospholipase đặc hiệu cắt phosphatidylinositol-
4,5-bisphosphat thành inositol-1,4,5-triphosphat và diacylglycerol.
+ Inositol- 1,4,5- triphosphat sẽ kích thích giải phóng Ca +2 hoạt hóa các enzym phụ
thuộc Ca+2 trong đó có protein kinase
2.2.1.6. Phosphatidylglycerin và diphosphatidylglycerin (cardiolipin)
Thành phần-cấu tạo
Hai loại này chứa thêm các phân tử glycerin liên kết thông qua gốc phosphat
Cardiolipin là tên thường gọi của lipid 'diphosphatidylglycerin' hay chính xác hơn
là 1,3-bis (sn-3'-phosphatidyl) -sn-glycerol. Phospholipid này bản chất là một cấu trúc
dimeric, có bốn nhóm acyl và mang hai điện tích âm.

20
Nó chỉ xuất hiện trong một số màng của vi khuẩn (màng bào tương và
hydrogenosomes) và ty thể của sinh vật nhân chuẩn (trong ty thể của tất cả các mô động
vật). Ví dụ, nó chiếm khoảng 10% các phospholipid của cơ tim, trâu, bò và 20% của các
phospholipid của màng ty thể trong cơ quan này.
Trong hầu hết các mô động vật và thực vật bậc cao, cardiolipin hầu như chỉ chứa
axit béo có 18 cacbon, và 80% trong số này thường là axit linoleic (18: 2 (n-6)). Ngoại
trừ cardiolipin trong tinh hoàn động vật thì axit palmitic là chủ yếu, trong não có chứa
các axit béo hơn bao gồm arachidonic và axit docosahexaenoic. Axit béo trong
cardiolipin của nấm men chủ yếu là 16: 1 và 18: 1, trong khi lipid của vi khuẩn như
Escherichia coli có chứa các axit béo bão hòa và monoenoic từ 14 đến 18 nguyên tử
cacbon. Trong một số loài sinh vật biển, cardiolipin chỉ chứa docosa- hoặc axit
tetracosahexaenoic (22: 6 hoặc 24: 6).
Sinh tổng hợp
Con đường sinh tổng hợp tạo thành cardiolipin tương tự như của một số
phospholipid khác ở chỗ nó đi qua trung gian là axit phosphatidic và sau đó là cytidine

21
diphosphat diacylglycerol. Tuy nhiên, bước cuối cùng là bước phân biệt sinh vật nhân
chuẩn với sinh vật nhân sơ.
Trong sinh vật nhân sơ như vi khuẩn, diphosphatidylglycerol synthase xúc tác
chuyển một nửa phosphatidyl của một phosphatidylglyxerol vào nhóm 3'-hydroxyl tự do
của phosphatidylglyxerol khác, với việc loại bỏ một phân tử glycerol, thông qua hoạt
động của hai enzim liên quan đến cấu trúc, đó là một phần của phospholipase D

Một cơ chế thứ hai đã được tìm thấy trong vi khuẩn Escherichia coli trong đó
cardiolipin được hình thành bởi sự ngưng tụ của phosphatidylglyxerol và
phosphatidylethanolamine và loại bỏ ethanolamin.
Với sinh vật nhân chuẩn (nấm men, thực vật và động vật), bước đầu tiên trong
trong sinh tổng hợp cardiolipin là sự hình thành của phosphatidylglycerolphosphat, một
chất trung gian quan trọng trong sinh tổng hợp các phosphatidylglyxerol. Cardiolipin
synthase (hoặc diphosphatidylglycerol, một transferase phosphatidyl), liên kết với
cytidine diphosphat diacylglycerol, loại bỏ cytidine monophosphat (CMP) tạo thành
cardiolipin.

22
Chức năng sinh học
Cardiolipin là một thành phần quan trọng của màng trong ty thể, cần thiết cho các
chức năng tối ưu của nhiều enzym có liên quan đến chuyển hóa năng lượng của ty thể.
Các kháng thể kháng cardiolipin có thể được phát hiện trong hội chứng kháng
phospholipid như chứng huyết khối động mạch và tĩnh mạch, chứng giảm tiểu cầu, nhồi
máu cơ tim, sảy thai lặp lại và các biến chứng thần kinh, cũng như ở một số bệnh nhân bị
bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
2.2.2. Sphingophospholipid
Sphingolipid là một loại lipid phức tạp trong đó axit béo được liên kết với phân tử
sphingoid thông qua liên kết amide. Hay nói cách khác sphingophospholipid là este của
aminoancol sphingosin và axit béo

23
Sphingophospholipid bao gồm 3 nhóm là sphingomyelin, glycolipid trung tính và
gangliosid. Trong tiểu luận này chúng ta chỉ tìm hiểu về sphingomyelin
2.2.2.1. Sphingomyelin
Sphingomyelin (hoặc ceramide phosphorylcholine) bao gồm một đơn vị ceramide
với một nửa phosphorylcholine gắn vào vị trí số 1. Vì thế, nó tương tự
sphingophospholipid của phosphatidylcholine.

Nó là một thành phần phổ biến của màng tế bào động vật, từ động vật có vú đến
động vật nguyên sinh. Như phosphatidylcholine, sphingomyelin có xu hướng tập trung
lớn nhất trong màng tế bào, và đặc biệt là trong các màng ngoài của các tế bào.
Tỷ lệ tuyệt đối của mỗi axit béo và sphingoid cơ sở có thể khác nhau đáng kể giữa các
mô và các loài.
Axit palmitic (16:00) là thành phần axit béo phổ biến nhất của sphingomyelin
trong các tế bào ngoại vi động vật có vú, trong khi axit stearic (18:00) là phổ biến hơn ở
của mô thần kinh. Ví dụ, khoảng 60% các axit béo của sphingomyelin trong chất xám
của não người bao gồm axitt stearic (18:00), trong khi axit lignoceric (24:0) và nervonic
(24:1) chiếm 60% lipid tương ứng của chất trắng. Khoảng 100 loại sphingomyelin đã
được phát hiện trong huyết tương người.
Sinh tổng hợp
Sinh tổng hợp các sphingomyelin khác biệt với phosphatidylcholin. Thật vậy, nó
liên quan đến sự chuyển giao phosphorylcholin từ phosphatidylcholin tạo thành ceramid,
giải phóng diacylglycerols, và xúc tác bởi một ceramid choline-phosphotransferase
(sphingomyelin synthase). Phản ứng xảy ra chủ yếu ở Golgi và ở màng tế bào

24
Phản ứng có thể được đảo ngược, sử dụng sphingomyelin để tạo ra ceramid cho
các chức năng truyền tín hiệu cụ thể.

PHẦN III: ỨNG DỤNG CỦA PHOSPHOLIPID TRONG ĐỜI SỐNG


3.1. Hội chứng kháng thể kháng phospholipid
Hội chứng kháng phospholipid (Antiphospholipid syndrome) xảy ra khi hệ thống
miễn dịch tạo nhầm các kháng thể khiến máu có nhiều khả năng đông máu. Điều này có
thể gây ra cục máu đông nguy hiểm trong động mạch hoặc tĩnh mạch ở chân, thận, phổi
và não. 

Kháng phospholipid thai kì phát hiện ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến sẩy thai liên
tiếp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ phổ biến nhất ở người trẻ
tuổi. Người ta ước tính rằng cứ 5 người thì có 1 người bị đột quỵ trước 40 tuổi có thể bị
APS.

Hội chứng kháng phospholipid bệnh học ảnh hưởng đến tất cả các nhóm tuổi
nhưng phổ biến nhất ở độ tuổi từ 20 đến 50. Nó được chẩn đoán lần đầu tiên ở những
người bị lupus (lupus ban đỏ hệ thống) nhưng sau đó người ta đã phát hiện ra rằng APS
có thể tự xảy ra (đây được gọi là APS chính). Hiện nay chưa có cách điều trị hội chứng
antiphospholipid chỉ có thể dùng thuốc có thể làm giảm nguy cơ đông máu

25
Hậu quả hội chứng antiphospholipid (APS) là đông máu (huyết khối) và các vấn đề mang
thai, đặc biệt là sẩy thai tái phát. Điều này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thai kỳ
nhưng phổ biến nhất là từ 3 đến 6 tháng. APS cũng có thể gây ra các vấn đề mang thai
khác, chẳng hạn như huyết áp cao (tiền sản giật), trẻ nhỏ và sinh non. APS hiện được
công nhận là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất có thể điều trị được của sẩy
thai tái phát.

Các vấn đề khác đôi khi liên quan đến APS bao gồm:

 Các vấn đề về tim - Các van tim có thể dày lên và không hoạt động, hoặc các
động mạch của bạn có thể bị thu hẹp vì các bức tường của chúng trở nên dày hơn,
dẫn đến đau thắt ngực.
 Các vấn đề về thận - APS có thể gây hẹp các mạch máu, dẫn đến huyết áp cao.
 Vô sinh - Xét nghiệm tìm kháng thể kháng phospholipid đang trở thành thói quen
tại các phòng khám vô sinh.
 Các vấn đề về da - Một số người bị nổi mẩn đỏ, thường thấy ở đầu gối hoặc cánh
tay và cổ tay, với một mô hình ren (được gọi là reto reticularis).
 Số lượng tiểu cầu thấp - Một số người có APS có mức tiểu cầu rất thấp - thường
không có triệu chứng, mặc dù những người có số lượng rất thấp có thể dễ bị bầm
tím hoặc bị chảy máu lạ hoặc quá nhiều.
3.1.1. Triệu chứng Hội chứng kháng thể antiphospholipid

 Cục máu đông ở chân dẫn đến biểu hiện đau, sưng và đỏ. Những cục máu đông
này có thể di chuyển đến phổi gây tắc mạch phổi.
 Sảy thai nhiều lần hoặc thai chết lưu. 
 Các biến chứng khác của thai kỳ bao gồm huyết áp cao nguy hiểm (tiền sản giật)
và sinh non.
 Đột quỵ có thể xảy ra ở một người trẻ tuổi mắc hội chứng antiphospholipid nhưng
không có yếu tố nguy cơ nào được biết đến đối với các bệnh tim mạch.
 Tấn công thiếu máu não thoáng qua (TIA). Tương tự như đột quỵ, TIA thường chỉ
tồn tại trong vài phút và không gây ra thiệt hại vĩnh viễn.

26
 Phát ban, một số người phát triển phát ban đỏ.

Tùy thuộc vào cơ quan nào bị ảnh hưởng bởi cục máu đông và mức độ tắc nghẽn lưu
lượng máu đến cơ quan đó, hội chứng antiphospholipid không được điều trị có thể dẫn
đến tổn thương cơ quan vĩnh viễn hoặc tử vong. Các biến chứng bao gồm:

 Suy thận: điều này có thể dẫn đến giảm lưu lượng máu đến thận của bạn.
 Đột quỵ dẫn đến giảm lưu lượng máu đến một phần não của bạn có thể gây ra đột
quỵ, có thể dẫn đến tổn thương thần kinh vĩnh viễn, chẳng hạn như tê liệt một
phần và mất khả năng nói.
 Vấn đề về tim mạch: một cục máu đông ở chân có thể làm hỏng các van trong tĩnh
mạch, khiến máu chảy về tim. Điều này có thể dẫn đến sưng mãn tính và đổi màu
ở chân dưới của. Một biến chứng khác có thể là tổn thương tim.
 Vấn đề về phổi:  tắc mạch phổi.
 Biến chứng thai kỳ. Chúng có thể bao gồm sảy thai, thai chết lưu, sinh non, chậm
phát triển của thai nhi và huyết áp cao nguy hiểm khi mang thai (tiền sản giật).
3.1.2. Phòng ngừa Hội chứng kháng thể kháng phospholipid

Hiện nay chưa có biện pháp nào phòng được hội chứng kháng phospholipid
3.1.3. Các biện pháp chẩn đoán Hội chứng kháng thể kháng phospholipid

Hội chứng antiphospholipid (APS) chỉ có thể được chẩn đoán nếu:

Có ba xét nghiệm máu chính được sử dụng để chẩn đoán APS:

 Xét nghiệm anticardiolipin 


 Xét nghiệm chống đông máu lupus
 Xét nghiệm chống beta-2-glycoprotein I.
Để xác nhận chẩn đoán hội chứng antiphospholipid, các kháng thể phải xuất hiện trong
máu ít nhất hai lần, trong các xét nghiệm được tiến hành cách nhau 12 tuần trở lên.

Có thể xuất hiện kháng thể kháng phospholipid và không bao giờ phát triển bất kỳ dấu
hiệu hoặc triệu chứng nào. Chẩn đoán hội chứng antiphospholipid chỉ được thực hiện khi
các kháng thể này gây ra vấn đề sức khỏe.
27
3.1.4. Các biện pháp diều trị Hội chứng kháng thể antiphospholipid
Hội chứng antiphospholipid (APS) không thể chữa khỏi nhưng tác dụng có thể được
kiểm soát. Điều trị bằng thuốc chống đông máu (làm loãng máu) có thể giúp ngăn ngừa
cả cục máu đông và sảy thai. Các loại thuốc thường được sử dụng là aspirin, warfarin và
heparin.

Lựa chọn thuốc tùy từng trường hợp cụ thể khác nhau:

 Aspirin: chẩn đoán APS nhưng không có tiền sử đông máu, bác sĩ có thể sẽ
khuyên dùng aspirin liều thấp hàng ngày. Điều này không được đảm bảo để ngăn
ngừa cục máu đông nhưng được biết là làm cho máu ít dính hơn. 
 Warfarin:  có tác dụng chống đông máu, nếu bạn bị các triệu chứng APS điển
hình như đau nửa đầu hoặc sống lưng, bạn có thể được khuyên nên dùng warfarin
thay vì aspirin. Ngoài ra người ta cũng dùng warfarin khi có tiền sử đông máu.
Tác dụng phụ nghiêm trọng nhất của warfarin trong quá trình điều trị là chảy máu
vì vậy cần được theo dõi chặt chẽ, làm các xét nghiệm đông máu thường xuyên.
 Heparin: có tác dụng chống đông máu cả trong và ngoài cơ thể thông qua tác
dụng lên antithrombin III (kháng thrombin). Chất này có trong huyết tương, làm
mất hiệu lực của thrombin và các yếu tố đông máu đã hoạt hóa IXa, Xa, XIa,
XIIa.
Điều trị mẹ bầu bị hội chứng antiphospholipid:

 Khi mang thai, phương pháp điều trị thông thường là dùng aspirin liều thấp; tuy
nhiên, thông thường, phụ nữ mang thai APS được tiêm heparin hàng ngày cũng
như aspirin
 Nếu đang dùng warfarin và bạn có thai, có lẽ bạn sẽ được đổi thành heparin. Điều
này là do warfarin có khả năng gây hại cho em bé.
 Khi bạn đang dùng thuốc làm loãng máu, bạn sẽ tăng nguy cơ chảy máu. 
Điều trị hỗ trợ khác

28
 Luyện tập thể dục: tập thể dục thường xuyên sẽ giúp khỏe mạnh và giữ cho trái
tim khỏe mạnh.
 Chế độ ăn uống và dinh dưỡng: có ý kiến cho rằng việc tăng lượng axit béo thiết
yếu trong chế độ ăn uống của bạn, đặc biệt là axit béo omega-3 có trong cá có dầu
có thể giúp giảm nguy cơ đông máu. Tuy nhiên, không có thử nghiệm lâm sàng để
hỗ trợ ý tưởng này. Cũng như vậy, dầu cá chứa một lượng lớn vitamin A có thể
gây hại trong thai kỳ, vì vậy chúng tôi không khuyến nghị điều này nếu bạn nghĩ
đến việc có con. Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh rất quan trọng đối
với sức khỏe nói chung của bạn và có thể giúp ngăn ngừa bạn phát triển cục máu
đông. 
  Ngừng hút thuốc: hút thuốc sẽ làm tăng nguy cơ đông máu.
 Đừng uống quá nhiều rượu.
 Không dùng thuốc tránh thai: thuốc tránh thai tăng nguy cơ đông máu
 Nếu muốn sử dụng liệu pháp thay thế hormone sau thời kỳ mãn kinh, điều này
cũng có thể làm tăng nguy cơ cục máu đông vì vậy bạn nên thảo luận với bác sĩ.
 Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kì đặc biệt ở các đối tượng như tiểu đường,
huyết áp cao hoặc cholesterol cao.
 Nếu đang dùng thuốc như warfarin, nên cẩn thận tránh bị tai nạn vì vết bầm tím
có thể tồi tệ hơn. 
 Nếu đang mang thai cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kì và làm các xét
nghiệm theo dõi cần thiết.
3.2. Phospholipid đậu nành chữa bệnh chán ăn, đau hạ sườn phải, tổn thương
gan do nhiễm độc và viêm gan
 Phospholipid đậu nành là ester glycerol của axit cholinophosphoric và các axit béo
chưa bão hòa: linoleic, linolenic và oleic. Những phospholipid này không thể được tổng
hợp trong cơ thể do hàm lượng các axit béo không bão hòa đa trong các chuỗi bên. Được
chỉ định để sử dụng bởi những người có các triệu chứng bệnh gan. Nó kích thích sự tái
sinh của các tế bào gan bị hư hỏng do nhiễm virus nhất định hoặc lối sống không lành
mạnh (lạm dụng rượu, tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có chứa chất béo)

29
 Chỉ định: Cải thiện các triệu chứng bệnh lý gan như chán ăn, đau hạ sườn phải,
tổn thương gan do nhiễm độc và viêm gan.
 Chống chỉ định: Quá mẫn với protein đậu nành, đậu lạc hoặc bất kỳ thành phần
nào của thuốc.
 Liều dùng và cách dùng:

Người lớn: 1800mg/ngày chia 2-3 lần

Nên uống thuốc cùng bữa ăn

Không nên sử dụng thuốc này cho trẻ em dưới 18 tuổi do chưa được nghiên cứu đầy đủ.

PHẦN IV: KẾT LUẬN

Phospholipid bao gồm các loại khác nhau, mỗi loại đều có những chức năng sinh
học nhất định. Các glycerolphospolipid đóng vai trò chủ yếu, là cấu tử cơ sở của màng
sinh chất, phần lớn glycerophospholipid được dẫn ra từ 1,2-diacylglycerol.
Glycerophospholipid có hàm lượng rất cao trong mô thần kinh, tim, gan, trứng của động
vật có xương sống và trong hạt của thực vật. Glycerophospholipid chủ yếu bao gồm axit
phosphatidic, phosphatidylcholin, phosphatidylethanolamin, phosphatidylserin,
phosphatidylinositol, phosphatidylglycerol. Axit phosphatidic là chất đầu trong sinh tổng
hợp triacylglycerol và các glycerol phospholipid khác chiếm 1-5 % tổng phospholipid
của các tế bào lấy ra từ thực vật. Phosphatidylcholin (lecithin) là phospholipid có nhiều
nhất trong động vật và thực vật, chiếm tới gần 50% tổng số phospholipid, vừa đóng vai
trò chuyển hóa, vừa đóng vai trò cấu tạo màng tế bào. Đặc biệt, nó chiếm một tỷ lệ rất
cao ở màng ngoài của màng tế bào. Phosphatidylcholin cũng là thành phần chính tuần
hoàn trong huyết tương (plasma) và là thành phần không thể thiếu của lipoprotein nhất là
high density lipoprotein (HDL). Phosphatidylcholin có trong thành phần thức ăn hàng
ngày chúng ta ăn vào. Cùng với phosphatidylserin thì phosphatidylethanolamin là những
phosphoglycerid phổ biến. Phosphatidylinositol là một lipid quan trọng, thành phần quan
trọng của màng và tham gia vào quá trình trao đổi chất cần thiết trong tất cả các loài thực

30
vật và động vật thông qua một số chất chuyển hóa. Cardiolipin (phosphatidylglycerin và
diphosphatidylglycerin) là một thành phần quan trọng của màng trong ty thể, cần thiết
cho các chức năng tối ưu của nhiều enzym có liên quan đến chuyển hóa năng lượng của
ty thể. Các kháng thể kháng cardiolipin có thể được phát hiện trong hội chứng kháng
phospholipid như chứng huyết khối động mạch và tĩnh mạch, chứng giảm tiểu cầu, nhồi
máu cơ tim, sảy thai lặp lại và các biến chứng thần kinh, cũng như ở một số bệnh nhân bị
bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
Sphingomyelin (hoặc ceramide phosphorylcholine) là một loại phospholipid bao
gồm một đơn vị ceramide với một nửa phosphorylcholine gắn vào vị trí số 1. Vì thế, nó
tương tự sphingolipid của phosphatidylcholine. Nó là một thành phần phổ biến của màng
tế bào động vật, từ động vật có vú đến động vật nguyên sinh. Như phosphatidylcholin,
sphingomyelin có xu hướng tập trung lớn nhất trong màng tế bào, và đặc biệt là trong các
màng ngoài của các tế bào.
Phospholipid trong thực tế có rất nhiều ứng dụng, đặc biệt là phospholipid đậu
nành có thể chữa các bệnh về gan.

PHẦN V: TÀI LIỆU THAM KHẢO


4.1. Tiểu luận phospholipid- Hà Mai

4.2. Bài giảng hóa sinh đại cương- TS. Giang Thị Phương Ly

4.3. Các khái niệm về phospholipid- Wikimedia- Mashaghi S.; Jadidi T.; Koenderink G.;
Mashaghi A. (2013). "Lipid Nanotechnology". Int. J. Mol. Sci. 14 (2): 4242–
4282. doi:10.3390/ijms14024242. PMC 3588097. PMID 23429269.

31

You might also like