You are on page 1of 6

BÀI TIỂU LUẬN

Chủ đề: VAI TRÒ CỦA LIPID ĐỐI VỚI CƠ THỂ SỐNG

Giảng viên hướng dẫn: TS. Điêu Thị Mai Hoa


Sinh viên thực hiện: Trần Thị Kiều Trang
Lớp: 72C
Mã sinh viên: 725301171

MỞ ĐẦU

Cơ thể con người là một hệ thống phức tạp, đòi hỏi sự hoạt động đồng bộ của nhiều yếu tố
khác nhau để duy trì sức khỏe và chức năng tối ưu. Trong đó phải kể đến yếu tố Lipid – một nhân tố
quan trọng mang theo không chỉ năng lượng cho sinh hoạt hằng ngày mà còn là chìa khóa mở ra
nhiều quy trình sinh học quan trọng.
Lipid hay còn gọi là chất béo là những este giữa acid béo và alcol, là thành phần không thể
thiếu trong quá trình phát triển của con người. Lipid trong thực phẩm có thể được cung cấp ở cả
động vật và thực vật. Lipid có nguồn gốc thực vật như bơ thực vật, dầu tinh luyện, shortening, đậu
nành, đậu lạc, vừng... Lipid có nguồn gốc động vật như trứng, sữa. Lipid là một thành phần thiết
yếu trong tất cả các tế bào sống. Chúng đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng sinh lý, bao
gồm cung cấp năng lượng, xây dựng màng tế bào, hỗ trợ vận chuyển các chất béo hòa tan, cung cấp
đệm và cách nhiệt, và tham gia vào quá trình đông máu. Bài tiểu luận dưới dây sẽ trình bày chi tiết
vai trò của Lipid đối với cơ thể sống.

1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ LIPID


1.1. Định nghĩa Lipid
“Lipid gồm các chất như dầu, mỡ có tính nhờn không tan trong nước, tan trong các dung môi
hữu cơ như ether, chlorophorm, benzene, rượu nóng. Giống như carbohydrate. Các lipid được tạo
nên từ C, H, O nhưng chúng có thể chứa các nguyên tố khác như P hay N. Chúng khác với
carbohydrate ở chỗ chứa O với tỷ lệ ít hơn hẳn.” [1]
Lipid giữ nhiều vai trò quan trọng trong hệ thống sống. Lipid là hợp chất hữu cơ, este của các
acid béo với rượu khác nhau. Lipid không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ. Mạch Carbon
càng dài thì độ hòa tan càng thấp, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi càng cao, không bay hơi, độ
nhớt cao.
1.2. Các dạng phổ biến
- Dạng phổ biến nhất trong tự nhiên là mỡ động vật, dầu thực vật, cholesterol,
phospholipid, sterol.
- Lipid rất phổ biến ở động vật cũng như thực vật và tồn tại dưới 2 dạng mỡ: dạng nguyên
sinh chất (dạng liên kết) và dạng dự trữ (dạng tự do).
 Dạng mỡ nguyên sinh chất: thành phần của màng tế bào cũng như các bào quan khác: ty
thể, lạp thể,.. dạng này không bị biến đổi ngay cả khi con người bị bệnh béo phì hoặc đói.
 Dạng dự trữ: cung cấp năng lượng cho cơ thể, bảo vệ các nội quan, là dung môi cần
thiết cho một số chất khác.
1
1.3. Phân loại Lipid
Dựa vào cấu trúc, Lipid được chia thành hai dạng:
1.3.1. Lipid đơn giản:
Lipid đơn giản là este của acid béo với các alcol khác nhau, bao gồm glycerid, cerid,
sterid
 Glycerid: có trong hầu hết tổ chức của sinh vật, nhưng có nhiều nhất ở mô mỡ (90%),
glycerid có nguồn gốc động vật và thực vật khác nhau thường khác về thành phần và axit béo.
Glycerid là este của glycerol cà acid béo, là chất béo trung tính. Các acid béo trong phân tử glycerid
có thể giống nhau hoặc khác nhau. Triglyceride là dạng chiếm chủ yếu và quan trọng trong cơ thể
sống. Tồn tại dưới dạng dự trữ năng lượng.

Hình 1: Triglyceride

 Cerid: là este của acid béo chuỗi dài với alcol có trọng lượng phân tử cao. Cerid còn là
sáp, có trong động vật (sáp ong, mỡ cá nhà táng,…) và thực vật. Vai trò của cerid trong động vật và
thực vật đều giống nhau đó là bảo vệ các tổ chức.
 Sterid: là este của acid béo với alcol vòng sterol, tiêu biểu là cholesterol. Cholesterol chỉ
có ở động vật, có nhiều trong óc, trong máu có khoảng 2.10-3. Những mô lá lách gan, da cũng có
chứa cholesterol hay các chất chuyển hóa của nó. Cholesterol là thành phần thiết yếu cấu tạo của
lipid, có vai trò quan trọng sự hình thành các acid mật để hấp thụ các chất dinh dưỡng, tổng hợp các
hormone steroid và đảm bảo hình thành tính toàn vẹn của tế bào.

Hình 2: Cholesterol
1.3.2. Lipid phức tạp
Lipid phức tạp là este của alcohol và các nhóm chất hóa học khác. Tùy thuộc vào
thành phần alcol, lipid phức tạp được chia thành 2 nhóm: glycerphosphilipid có alcol là glycerol và
sphingolipid có alcol là sphingosin. Khác với lipid đơn giản có nhiệm vụ cung cấp năng lượng, hàm

2
lượng luôn thay đổi, lipid phức tạp có hàm lượng không thay đổi hay rất ít thay đổi do đảm nhiệm
vai trò tham gia xây dựng các cấu tử của tế bào.

Hình 3: Phospholipid

Glycerophospholipid là một phân nhóm của phospholipid, đây là Lipid màng có cấu
tạo gồm: glycerol, 2 acid béo, gốc phosphate và 1 aminoancol.

Hình 4: A Glycerophospholipid

2. SỰ PHÂN BỐ LIPID TRONG CƠ THỂ SỐNG


Trong cơ thể, Lipid được chưa thành 3 nhóm: Tryglycerid, Phospholipid, Cholesterol. Mỗi
nhóm có những chức năng khác nhau, chia thành 3 khu vực:
 Lipid dự trữ: chủ yếu là triglycerid, tồn tại trong các tổ chức mỡ dưới da, các hố đệm,
ruột… Khi đói cơ thể sẽ sử dụng mỡ dự trữ
 Lipid cấu trúc: chủ yếu là Phospholipid và Cholesterol, tham gia cấu tạo màng tế bào
 Lipid lưu hành: chủ yếu là Phospholipid, Triglycerid và các acid béo tự do, chúng được
lưu hành trong máu. Do đặc tính của Lipid là không tan trong nước nên Lipid không lưu hành dưới
dạng tự do mà gắn với protein tạo thành lipoprotein
Bình thường người trưởng thành chiếm khoảng 24% chất béo trong trọng lượng của cơ thể, là
một trong 3 loại chất dinh dưỡng của cơ thể bao gồm: đạm, chất tinh bột, đường. Nếu không có chất
béo cơ thể sẽ không thể phát triển hoàn hảo.

3. VAI TRÒ CỦA LIPID ĐỐI VỚI CƠ THỂ SỐNG


3.1. Sản xuất và dự trữ năng lượng
Một trong những vai trò quan trọng nhất của lipid đối với cơ thể là cung cấp năng lượng. Một
gram lipid cung cấp 9 kcalo, gấp hơn 2 lần so với một gram carbohydrate hoặc protein. Điều này có
nghĩa là lipid là nguồn năng lượng dự trữ chính của cơ thể.
Cơ thể lưu trữ lipid dưới dạng triglyceride trong các mô mỡ. Khi cơ thể cần năng lượng, các
triglyceride này sẽ được phân giải thành acid béo và glycerol, sau đó được chuyển hóa thành năng

3
lượng. Việc lưu trữ năng lượng dưới dạng lipid giúp cơ thể duy trì một lượng năng lượng dự trữ
lớn, đảm bảo rằng cơ thể có đủ năng lượng để hoạt động trong thời gian dài.
Ngoài ra, lipid cũng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động
cơ bản của cơ thể như hô hấp, tiêu hóa và tuần hoàn máu. Nếu cơ thể thiếu hụt lipid, sẽ dẫn đến các
triệu chứng như mệt mỏi, suy nhược và giảm khả năng miễn dịch.
3.2. Cấu tạo màng tế bào, xây dựng cấu trúc của cơ thể
Lipid tham gia vào quá trình phân chia tế bào. Các tế bào phân chia điều chỉnh hàm lượng
lipid tùy thuộc vào chu kỳ tế bào. Có ít nhất khoảng 11 lipid có liên quan đến hoạt động chu kỳ tế
bào. Lipid là thành phần chính của màng tế bào, đóng vai trò như một rào cản bảo vệ tế bào khỏi
môi trường bên ngoài. Màng tế bào cũng kiểm soát sự ra vào của các chất vào và ra khỏi tế bào.
Phospholipid là một loại lipid quan trọng trong cấu trúc màng tế bào.
Màng tế bào được tạo thành từ hai lớp phospholipid, với phần đầu hydrophilic (thân thiện với
nước) hướng ra bên ngoài và phần đuôi hydrophobic (không thân thiện với nước) hướng vào bên
trong. Điều này giúp tạo ra một màng tế bào linh hoạt và bảo vệ tế bào khỏi các tác nhân gây hại từ
bên ngoài. Lipid cung cấp hàng rào bảo vệ cho các mô chuyên biệt như dây thần kinh. Vỏ myelin
bảo vệ xung quanh dây thần kinh có chứa lipid.
Ngoài ra, lipid cũng có vai trò quan trọng trong việc duy trì tính linh hoạt của màng tế bào.
Các acid béo không bão hòa trong lipid giúp điều chỉnh độ đàn hồi của màng tế bào, đảm bảo rằng
tế bào có thể thay đổi hình dạng để thực hiện các chức năng cần thiết.
3.3. Cung cấp đệm và cách nhiệt cho cơ thể
Lipid đóng vai trò như một lớp đệm bảo vệ các cơ quan nội tạng và giúp giữ ấm cho cơ thể.
Chúng cũng giúp ngăn ngừa mất nhiệt qua da. Một lượng mỡ đủ trong cơ thể giúp bảo vệ các cơ
quan quan trọng như tim, gan và thận khỏi các tổn thương do va đập hoặc lực tác động.
Ngoài ra, lipid cũng giúp duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định. Các lớp mỡ dưới da giúp giữ nhiệt
cho cơ thể và ngăn ngừa mất nhiệt qua da. Điều này rất quan trọng đối với các loài sống trong môi
trường lạnh, giúp chúng duy trì sức khỏe và sinh tồn.
Lipid đóng vai trò như một lớp đệm bảo vệ các cơ quan nội tạng và giúp giữ ấm cho cơ thể.
Chúng cũng giúp ngăn ngừa mất nhiệt qua da. Một lượng mỡ đủ trong cơ thể giúp bảo vệ các cơ
quan quan trọng như tim, gan và thận khỏi các tổn thương do va đập hoặc lực tác động.
Ngoài ra, lipid cũng giúp duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định. Các lớp mỡ dưới da giúp giữ nhiệt
cho cơ thể và ngăn ngừa mất nhiệt qua da. Điều này rất quan trọng đối với các loài sống trong môi
trường lạnh, giúp chúng duy trì sức khỏe và sinh tồn.
3.4. Hỗ trợ vận chuyển các chất béo hòa tan
Một số vitamin thiết yếu như vitamin A, D, E và K tan trong chất béo và cần có lipid để được
hấp thụ vào cơ thể. Lipid cũng giúp vận chuyển các chất béo khác, chẳng hạn như cholesterol, khắp
cơ thể. Cholesterol là một loại lipid quan trọng trong việc duy trì sự hoạt động của các tế bào và
cũng là thành phần chính của màng tế bào. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, khoảng 25%
cholesterol trong máu đến từ thực phẩm động vật, 75% còn lại được hình thành trong gan và tế bào.
Ngoài ra, lipid còn giúp vận chuyển các chất béo từ gan đến các cơ quan khác trong cơ thể,
đảm bảo rằng chúng có thể được sử dụng để cung cấp năng lượng hoặc để xây dựng các cấu trúc
khác trong cơ thể.

4
3.5. Tham gia sản xuất hormone và quá trình đông máu
Cholesterol là một loại lipid cần thiết để sản xuất các hormone steroid quan trọng trong cơ
thể. Estrogen, testosterone, progesterone và dạng hoạt động của vitamin D đều được hình thành từ
cholesterol. Các hormone cũng như các vitamin này cần thiết để duy trì thai kỳ, phát triển các đặc
điểm giới tính và điều chỉnh mức canxi trong cơ thể sống. Tạo dịch mật, acid mật để tiêu hóa thức
ăn, chất béo.
Cholesterol là một loại lipid quan trọng trong quá trình đông máu. Khi có tổn thương đến các
mạch máu, cholesterol sẽ được sử dụng để tạo thành các bánh máu, giúp ngăn ngừa máu chảy ra
khỏi các mạch máu bị tổn thương. Điều này giúp cơ thể ngăn ngừa các vết thương nghiêm trọng và
duy trì sự hoạt động của hệ thống tuần hoàn máu.

4. VAI TRÒ CỦA LIPID VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI


Ngoài vai trò của lipid đối với cơ thể, lipid còn có nhiều vai trò khác trong cuộc sống hàng
ngày của con người.
4.1. Cung cấp hương vị và độ béo cho thực phẩm
Lipid là một thành phần quan trọng trong các loại thực phẩm như thịt, sữa, trứng và dầu mỡ.
Chúng cung cấp hương vị và độ béo cho các món ăn, giúp tăng cường hương vị và độ ngon của
chúng. Điều này cũng giúp con người có thể tiêu thụ các loại thực phẩm khác nhau một cách đa
dạng và hấp dẫn hơn. Lipid là một nguồn nguyên liệu không thể thiếu trong mỗi bữa ăn, tuy nhiên
nếu sử dụng nguồn thực phẩm này không phù hợp hay lạm dụng quá mức thì sẽ có hậu quả nghiêm
trọng. Vì vậy, cần tìm hiểu kỹ để có sự lựa họn phù hợp với độ tuổi, tình trạng sức khỏe người
dùng.
4.2. Làm đẹp da
Lipid cũng là một thành phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và độ đàn hồi của da và
tóc. Ceramide là một trong ba loại lipid chính tham gia vào cấu tạo của lớp màng bảo vệ trên làn da.
Ceramide hoạt động trên da bằng cách tạo thành hàng rào bảo vệ, ngăn chặn quá trình thẩm thấu.
Để từ đó, độ ẩm trên da sẽ được giữ ở mức ổn định, hạn chế tình trạng da bị kích ứng và khô da.
Kem dưỡng ẩm có chứa ceramide giúp hỗ trợ điều trị mụn và cải thiện làn da một cách hiệu quả.

KẾT LUẬN

Lipid đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng sinh lý của cơ thể, bao gồm sản xuất và
dự trữ năng lượng, cấu tạo màng tế bào, xây dựng cấu trúc của cơ thể, cung cấp đệm và cách nhiệt
cho cơ thể, hỗ trợ vận chuyển các chất béo hòa tan, và tham gia vào quá trình đông máu. Ngoài ra,
chất béo còn có nhiều vai trò khác trong cuộc sống hàng ngày của con người là: cung cấp hương vị
và độ béo cho thực phẩm, làm đẹp da.
Do đó, việc duy trì một lượng lipid cân bằng trong cơ thể là rất quan trọng để đảm bảo sức
khỏe và hoạt động tốt của cơ thể. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc tiêu thụ quá nhiều lipid có thể dẫn
đến các vấn đề sức khỏe như béo phì và bệnh tim mạch. Vì vậy, hãy cân nhắc và điều chỉnh khẩu
phần ăn uống của mình phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe để đảm bảo cơ thể được cung
cấp đủ lượng lipid cần thiết cho sức khỏe và hoạt động tốt nhất.

5
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt


1. Nguyễn Như Hiền. (2005). Sinh học đại cương. Hà Nội: Nxb Đại học Quốc gia.
2. Nguyễn Thị Hương Ly, Trần Thị Thanh Hương. (29/4/2019). Cập nhật về các thành
phần Lipid máu theo các nghiên cứu trên thế giới. Tạp chí khoa học và công nghệ Đại
học Thái Nguyên, tr. 217-222.
3. Tạ Thành Văn, Đặng Thị Ngọc Dung (2022). Hóa Sinh. Hà Nội: Nxb Y học.
Tài liệu tiếng Anh
1. Anneke Andriessen, Benjamin Barankin, Wayne Gulliver, Richard Haber et al (2014).
Moisturizers and Ceramide–containing Moisturizers May Offer Concomitant Therapy
with Benefits. The Journal of Clinical and Aesthetic Dermatology 7(3), pp.18-26.
2. J. Dianne Dotson. (April 11, 2019). Lipids: Definition, Structure, Function &
Examples. Truy cập ngày 11/12/2023, từ https://sciencing.com/lipids-facts-and-
functions-13714439.html

You might also like