You are on page 1of 30

RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID

Giảng viên: Ths. Bs. Đặng Thu Thanh


Mục tiêu
1. Trình bày được vai trò của lipid trong cơ thể.

2. Trình bày được một số biểu hiện của sự rối loạn


chuyển hoá lipid: béo phì, tăng lipoprotein máu,
gan nhiễm mỡ.
1. Nhắc lại sinh lý và hóa sinh

Trong cơ thể có nhiều loại lipit khác nhau song chủ yếu
là 3 nhóm: glycerit, photpholipit, steroid.
1.1. Tiêu hóa, hấp thu
Lipit do thức ăn cung cấp được tiêu hoá và hấp thu
ngay tại tá tràng:
• Lipase của ruột và tụy tách acid béo thành dạng tự
do theo hệ thống tĩnh mạch cửa qua gan.
• Phần quan trọng nhất lipid được hấp thu nhờ muối
mật hấp thu thành dạng nhũ tương (chylomicron)
theo đường bạch mạch ruột vào tuần hoàn chung
(không qua gan).
1. Nhắc lại sinh lý và hóa sinh
1.2. Sử dụng và vận chuyển trong máu
1.2.1 Sử dụng (vai trò)
• Lipid là nguồn năng lượng trực tiếp cho cơ thể. Với
khẩu phần ăn hợp lý lipid tham gia cung cấp 25-30 %
năng lượng cơ thể. Lipid được đốt để tạo năng lượng
tại các tế bào cơ thể dưới dạng các mẫu acetyl
coenzym A từ sự thoái biến acid béo.
• Lipid là nguồn năng lượng dự trữ lớn nhất trong cơ
thể. Dạng dự trữ là triglycerid (mỡ trung tính) tại mô
mỡ. Mô mỡ chiếm khoảng 15-20% trọng lượng cơ thể
ở người trưởng thành.
1. Nhắc lại sinh lý và hóa sinh
1.2. Sử dụng và vận chuyển trong máu
1.2.1 Sử dụng (vai trò)
• Lipid tham gia cấu trúc cơ thể và là bản chất của một
số hoạt chất sinh học quan trọng như: phospholipid
tham gia cấu trúc màng tế bào và là tiền chất của
prostaglandin và leucotrien; cholesterol cần cho sự
tổng hợp acid mật, các hormon steroid thượng thận và
sinh dục; mô mỡ đệm dưới da và bọc quanh các phủ
tạng.
1. Nhắc lại sinh lý và hóa sinh
1.2. Sử dụng và vận chuyển trong máu
1.2.1 Sử dụng
• Triglycerid được sử dụng như nguồn năng
lượng.
• Cholesteron, phospholipid để tạo cấu trúc tế
bào.
1.2.2. Vận chuyển trong máu
• Vận chuyển chylomicron
• Vận chuyển acid béo trong máu
• Vận chuyển phospholipid và cholesteron dưới
dạng lipoprotein (LP)
1. Nhắc lại sinh lý và hóa sinh

1.3. Các lipoprotein


1.3.1. Sự tạo thành lipoprotein
Ở gan, có các typ sau:
• Chylomicron
• Lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL),
• lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL),
• lipoprotein tỷ trọng trung gian (IDL),
• lipoprotein tỷ trọng cao (HDL).
1. Nhắc lại sinh lý và hóa sinh
1.3. Các lipoprotein
1.3.2 Chức năng lipoprotein
• Vận chuyển lipid đi khắp cơ thể, gắn với lipoprotein
thì lipid không bị vón tụ.
• Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) đóng vai trò quan
trọng trong giảm nguy cơ xơ vữa động mạch,
lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) thì ngược lại.
• Cholesterol toàn phần: 3,9-5,2 mmol/l
• Triglycerid: 0,5-2,29 mmol/l
• LDL-C <= 3,4 mmol/l
• HDL-C >= 0,9 mmol/l
2. RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID
2.1. Tăng lipid máu
• Lipit máu ở mức tương đối hằng định 600 – 800 mg/dl
(hay 6 – 8 g/l) là nhờ sự cân bằng giữa cung cấp (hấp
thu, tổng hợp) và tiêu thụ.
• Phân loại và cơ chế:
– Tăng lipit máu sau ăn.
– Tăng lipit máu do huy động.
– Tăng lipit máu do giảm sử dụng và chuyển hóa.
• Hậu quả:
– Trong thời gian ngắn không gây hậu quả gì đáng kể.
– Tăng kéo dài gây béo phì, suy giảm chức năng gan,
tăng cholesteron, xơ vữa động mạch.
2. RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID

2.2. Rối loạn lipoprotein


• Giảm lipoprotein hiếm gặp.
• Tăng lipoprotein: được chia 2 nhóm:
+ Tiên phát: có thể do rối loạn di truyền, thường do lối
sống nhàn nhã, chế độ ăn quá nhiều năng lượng và
chất béo bão hòa
+ Thứ phát: trong 1 số bệnh ĐTĐ, suy giáp, HCTH, hội
chứng ứ mật, viêm tụy cấp, nghiện rượu,…
2. RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID

2.3. Rối loạn chuyển hóa cholesterol


• Tăng cholesterol máu: gây rối loạn tế bào các cơ
quan: xơ gan, xơ vữa động mạch do ăn nhiều
thức ăn giàu cholesteron, do kém đào thải, tăng
huy động và do thoái hóa chậm.
• Giảm cholesterol máu: Bẩm sinh, do tăng đào
thải ra ngoài, giảm hấp thu.
2. RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID
2.4. Béo phì
Nguyên nhân:
• Ăn nhiều:
• Giảm huy động:
• Do rối loạn nội tiết: ưu năng thượng thận, suy
giảm tuyến sinh dục…
Hậu quả:
• Hoạt động nặng nề, chậm chạp, giảm khả năng
lao động.
• Mỡ bao bọc quanh tim tạo nên gánh nặng cho
tim khi co bóp.
• Người béo phì dễ bị tiểu đường, xơ vữa động
mạch và nhiều bệnh khác.
2. RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID
2. RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID
• Béo phì
2. RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID
• Béo phì
2. RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID
• Béo phì
2. RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID

2.5. Gầy mòn


Gầy là tình trạng trọng lượng thân thể thấp hơn 20%
đối với quy định
Nguyên nhân:
Kém hấp thu: bệnh lý đường tiêu hóa, bệnh gây
chán ăn (ung thư, thần kinh, lo âu…)
Tăng sử dụng: sốc, khối u, nhiễm khuẩn kéo dài,
cường năng tuyến giáp…
Mất các chất ra ngoài: lỗ rò, tiểu đường, thận hư
nhiễm mỡ…
2. RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID
• Gầy mòn
2. RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID
• Gầy mòn
2. RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID

2.6. Mỡ hóa gan (gan nhiễm mỡ)


Là tình trạng tế bào gan bị tích đọng một lượng lipid
lớn và kéo dài ảnh hưởng xấu đến chức năng chung
của gan. Người ta chia ra:
• Thâm nhiễm mỡ: tạm thời, có thể hổi phục hoàn
toàn;
• Thoái hóa mỡ: khi cấu trúc và chức năng tế bào gan
đã bị biến đổi, tiến tới xơ gan.
2. RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID
• Mỡ hóa gan
2. RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID
• Mỡ hóa gan
2. RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID

2.7 Xơ vữa động mạch


XVĐM là tình trạng tích đọng cholesterol ở lớp áo
trong của động mạch
Xơ vữa là bệnh của các mạch máu tương đối lớn.
LDL có vai trò bệnh sinh quan trọng nhất trong
XVĐM.
XVĐM có thể do:
Bẩm sinh, do một số gen chi phối; đưa đến xơ
vữa rất sớm, nhất là ở cơ thể đồng hợp tử.
Do xuất hiện quá nhiều cholesterol trong máu
2. RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID

2.7 Xơ vữa động mạch


Hậu quả:
Tùy vị trí XVĐM, nặng nhất là XVĐM vành và
XVĐM não
Biến chứng nghiêm trọng nhất là tắc mạch và
vỡ mạch.
2. RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID
• Xơ vữa động mạch
2. RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID
• Xơ vữa động mạch

You might also like