You are on page 1of 13

CHẤ N THƯƠNG THỂ DỤ C THỂ THAO Ở

CHI DƯỚ I
Giảng viên: BS Nguyễn Trần Thanh Long

Đối tượng: Sinh viên Y2018 chính quy – Năm học 2021-2022

MỤC TIÊU BÀI GIẢNG:

1. Trình bày được nguyên nhân và cách phòng ngừa chấn thương thể dục thể thao
ở chi dưới.

2. Trình bày được chẩn đoán và hướng điều trị xử trí các tổn thương phần mềm
thường gặp ở chi dưới trong chấn thương thể dục thể thao.

3. Trình bày được chẩn đoán và hướng điều trị xử trí các tổn thương xương
thường gặp ở chi dưới trong chấn thương thể dục thể thao.

4. Trình bày được chẩn đoán và hướng điều trị xử trí các tổn thương dây chằng
thường gặp ở chi dưới trong chấn thương thể dục thể thao.

NỘI DUNG BÀI GIẢNG:

ĐẠ I CƯƠNG

Chi dưới từ trên xuống gồm bốn phần mông, đùi, cẳng chân và bàn chân, tương ứng với
các xương chậu, xương đùi, xương chày mác, xương cổ bàn chân. Các xương này nối với
nhau bởi ba khớp chính là khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân. Mỗi khớp lại được cố định
bởi hệ thống dây chằng riêng, và cử động được nhờ ba lớp cơ nông, giữa và sâu ở vùng
mông, ba khoang cơ trước, sau và trong ở vùng đùi, và ba khoang cơ trước, sau, ngoài ở
vùng cẳng chân. Chính vì hệ thống cơ – xương – dây chằng phức tạp này mà chấn thương
ở chi dưới cũng trở nên đa dạng và đôi lúc rất phức tạp.

Chi dưới có chức năng chịu lực và di chuyển, đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các
môn thể thao (bóng đá, đá cầu, võ thuật, đạp xe, điền kinh…) thế nên chấn thương thể
thao ở chi dưới rất thường gặp.
NGUYÊ N NHÂ N

Các nguyên nhân có khi riêng lẻ, có khi kết hợp với nhau, có khi rõ ràng, có khi mơ hồ
làm cho người bị thương nhiều khi ngỡ ngàng khó hiểu. Do đó điều trị chấn thương trong
thể thao ngoài việc giải quyết nơi tổn thương còn phải tìm hiểu kỹ các yếu tố đưa đến tai
nạn cho vận động viên:

- Khởi động sai: không đủ thời gian và cường độ, không tuần tự, quá nhiều
- Thay đổi cách tập luyện và thi đấu
- Dụng cụ trang bị không phù hợp và sân chơi quá cứng
- Kỹ thuật đấu có sai sót
- Khí hậu quá lạnh hoặc quá nóng
- Cơ thể có tật trước
- Ăn uống chưa đúng
- Có bệnh nội khoa nền
- Bệnh lý răng miệng
- Vấn đề tâm lý

CHẤ N THƯƠNG THỂ THAO PHẦ N MỀ M CHI DƯỚ I THƯỜ NG GẶ P

CƠ, GÂ N:

Viêm rách cơ đùi

Thường do va chạm trực tiếp, hoặc do cầu thủ gắng sức quá mức, không khởi động kỹ
thực hiện các cú chuồi xoạt bóng đột ngột, thực hiện các động tác quá tầm khớp háng.
BN biểu hiện sưng đau nơi viêm rách, có thể thấy tụ máu dưới da hoặc không, đau tăng
khi thực hiện động tác của nhóm cơ đó:

- Cơ tứ đầu: duỗi gối


- Cơ đùi sau: co gối
- Cơ khép háng: khép háng
Chẩn đoán cận lâm sàng bằng siêu âm hoặc MRI. Điều trị sơ cứu ban đầu bằng phương
pháp RICE. Tùy vào mức độ tổn thương, đa số đáp ứng tốt với điều trị bảo tồn nếu rách
nhẹ. Điều trị phẫu thuật khâu nối gân cơ nếu rách nặng hoặc đứt hoàn toàn và bệnh nhân
muốn trở lại thể thao.

Viêm gân cơ khoeo

Cơ khoeo thuộc nhóm cơ sau sâu cẳng chân, nguyên ủy từ mặt sau bờ trong xương chày
đi chéo lên bám bằng một gân ở mặt ngoài lồi cầu ngoài xương đùi. Cơ chế tổn thương
thường do các chấn thương quá tải. Khi bị viêm gân cơ khoeo, BN thường cảm thay đau
mặt sau ngoài gối, đau tăng khi duỗi gối tối đa, BN thường đến khám với gối hơi chùng
khoảng 15-30 độ, co cơ phòng vệ khi khám ROM duỗi. Điều trị bảo tồn đáp ứng tốt,
giảm vận động, tập phục hồi, kết hợp nội khoa và VLTL để giảm đau nếu cần.

Bệnh Osgood – Schlatter

Bệnh ở trẻ em do gập duỗi gối lặp đi lặp lại làm kích thích nơi bám gân bánh chè tại lồi
củ chày. Cơ thể sữa chữa bằng phản ứng tạo xương nơi bám gân, dần dần vị trí này gồ lên
tạo hình ảnh lồi củ chày to bất thường trên lâm sàng. Thường do BN chơi thể thao thường
xuyên không khởi động kỹ, trong lúc chỗ nối gân cơ còn cứng mà xương còn mềm. Chủ
yếu gặp ở các bé nam 9-14 tuổi, chơi các môn chạy nhiều như bóng đá.

Bệnh khởi phát từ từ, đau nhẹ khi bước xuống giường buổi sáng cho đến nặng hơn sau 2
tuần. Đau ngay nơi bám gân bánh chè. Trẻ không thể chạy nhanh tối đa, hoặc có thể đi
khập khiễng. Đau tăng khi ngồi xổm, đứng dậy, lên cầu thang, leo dốc.

Điều trị có thể bảo tồn bằng cách áp dụng RICE trong 72 giờ đầu và tập vật lý trị liệu,
nếu BN không đáp ứng nhưng có nhu cầu vận động cao nên tiến hành phẫu thuật lấy chồi
xương sụn.

Đứt gân gót

Thường gặp ở nam giới độ tuổi trung niên chơi thể thao. Cơ chế đứt thường gián tiếp do
co rút mạnh cơ tam đầu cẳng chân. Khi đứt gân gót, BN đột ngột đau dữ dỗi phía sau gân
gót rồi dịu dần, có thể nghe thấy tiếng “cụp”, “bụp” trong chân, BN không thể nhón chân
bị thương, không đi trên đầu ngón chân được. Khám ấn lõm trên gân gót có thể thấy sau
vài tuần, nghiệm pháp Thompson dương tính. Chẩn đoán xác định bằng siêu âm và MRI.
Gân gót khi đã đứt thường phải điều trị phẫu thuật nếu muốn trở lại thể thao, tùy vào kiểu
hình đứt và thời gian từ lúc đứt gân mà có những phương pháp điều trị tương ứng: khâu
nối tận-tận, chuyển gân, ghép gân…

DÂ Y CHẰ NG:

Đứt dây chằng chéo trước:

Khớp gối có 4 dây chằng chính, đó là: dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây
chằng bên trong, dây chằng bên ngoài giữ vững gối và góp phần vận hành theo cơ chế
như đoạn clip minh họa. Trong đó dây chằng chéo trước (DCCT) được xem như dây
chằng quan trọng nhất, bám từ mặt trong lồi cầu ngoài xương đùi đến phía trước vùng
gian lồi cầu mâm chày, giúp gối hạn chế vận động xoay và không cho mâm chày trượt ra
trước quá mức khi duỗi.

Đứt dây chằng chéo trước là sự mất liên tục của cấu trúc các bó sợi collagen, gây mất
chức năng cố định khớp đã nêu của dây chằng. Cấp độ thấp hơn là rách dây chằng, gây
suy giảm chức năng giữ vững khớp. Cơ chế chấn thương dây chằng chéo trước thường
gặp là sự chuyển hướng đột ngột khi vận động (bàn chân cố định trên mặt đất trong khi
đầu gối đang xoay hướng khác).

Khi tổn thương dây chằng chéo trước ở gối, bệnh nhân sẽ cảm thấy:

- Đau, thường đột ngột và mức độ đau nhiều


- Có thể nghe thấy tiếng “bực” hoặc “cụp”
- Sưng và đau tăng dần, nếu sơ cứu ban đầu đúng thường tự giới hạn trong vòng 3-7
ngày
- Cảm giác lỏng lẻo ở gối (thường không dám xuống cầu thang bằng chân đau)
- Khó hoặc không thể chịu lực lên gối bị thương dù không thấy đau
*Một số trường hợp triệu chứng không rõ ràng khi gối bị các chấn thương ở mức độ nhẹ
hơn nhưng lặp đi lặp lại làm các bó sợi của dây chằng bị đứt từ từ, đây là trường hợp đứt
dây chằng mạn tính.

Khám chuyên khoa, lâm sàng sẽ có một hoặc nhiều dấu hiệu đặc hiệu sau:

- Test ngăn kéo trước (anterior draw test)


- Lachmann’s test
- Pivot shift test

Hình ảnh học cộng hưởng từ (MRI) của đứt DCCT thấy:

- Khớp gối sưng tụ dịch, tăng tín hiệu trên T2 hoặc fat-sat
- Mất liên tục các bó sợi DCCT
- Trục của DCCT đổi hướng
- Dấu hiệu hố gian lồi cầu trống (empty notch sign)

Các biến chứng nếu không được điều trị triệt để:

- Teo hệ thống cơ đùi, cơ bắp chân gây giảm chức năng vận động kéo dài ảnh
hưởng tới hoạt động sinh hoạt và thể thao.
- Gây tổn thương thứ phát, dập rách sụn khớp khi vận động nhiều (do khớp bị
lỏng lẻo) dẫn đến thoái hóa khớp sớm.
- Tổn thương thứ phát nhiều dây chằng dẫn đến mất chức năng, khó điều trị
phục hồi.

Điều trị đứt DCCT với mục đích tái tạo DCCT mới với các tính chất và chức năng càng
giống với DCCT tự nhiên càng tốt, bằng cách cấy một mảnh ghép gân vào đường hầm
xương được khoan theo đúng vị trí giải phẫu của DCCT, sau đó cố định mảnh ghép này
bằng các thiết bị có vật liệu tương thích cơ thể. Ngày nay phẫu thuật tái tạo DCCT được
thường thực hiện qua nội soi khớp gối.

Đứt dây chằng chéo sau


Ngược lại với DCCT, dây chằng chéo sau (DCCS) bám từ mặt trong lồi cầu trong ra bờ
sau mâm chày vùng gian lồi cầu, có tác dụng chống không cho mâm chày trượt ra sau
quá mức. Cơ chế đứt DCCS thường do các va chạm trực tiếp vào mặt trước cẳng chân
đẩy xương chày ra sau (các cú cản phá đốn hạ trong bóng đá, va chạm đánh chặn trong
bóng bầu dục).

Ngoài các đặc tính về bệnh sử cơ chế chấn thương, triệu chứng khi đứt DCCS tương tự
DCCT, sưng đau, cảm giác lỏng lẻo gối tăng dần (thường không dám lên cầu thang bằng
chân đau). Khám có thể phát hiện bằng các nghiệm pháp ngăn kéo sau, có dấu hiệu “sụt
mâm chày”. Hình ảnh MRI thấy khớp gối tụ dịch, mất liên tục các bó sợ DCCS. Đứt
DCCS không điều trị đúng cách cũng sẽ đi đến các biến chứng tương tự đứt DCCT (teo
cơ, dập sụn, lỏng các dây chằng khác).

Điều trị đứt DCCS có thể bằng cách điều trị bảo tồn tập mạnh cơ tứ đầu đùi để bù trừ, tuy
nhiên với những cá nhân có nhu cầu cao, đặc biệt là người chơi thể thao, vận động viên
nên cân nhắc chỉ định phẫu thuật nội soi tái tạo DCCS sớm.

Bong gân cổ chân:

Khớp cổ chân là khớp giữa xương sên và gọng chày mác, trong và ngoài có hai mắt cá
ôm chặt lấy xương sên. Cố định mặt trong cổ chân là hệ thống dây chằng Delta dầy chăc
chắn nên thường ít bị chấn thương. Cố định mặt ngoài cổ chân gồm ba dây chằng chính:

- Dây chằng mắc sên trước


- Dây chằng mác gót
- Dây chằng mác sên sau

Các dây chằng bên ngoài thường bị tổn thương hơn (bong gân) với cơ chế bàn chân
nghiêng trong lật ngửa quá mức (lật sơ mi). Khám thường ấn đau tại chổ, đau tăng khi
toác khe khớp ngoài cổ chân, biên đột lật ngửa bàn chân lớn bất thường, nghiệm pháp
ngăn kéo cổ chân (+). Tùy theo cấp độ bong gân mà có hướng điều trị thích hợp, độ 1-2
có thể đáp ứng với điều trị bảo tồn mang nẹp và phục hồi chức năng. Bong gân độ 3 ở
vận động viên thường phải phẫu thuật nếu muốn trợ lại thể thao.
RÁ CH SỤ N CHÊ M KHỚ P GỐ I

Sụn chêm là lớp sụn sợi hình bán nguyệt lèn giữa lồi cầu đùi bên trên và mâm chày bên
dưới, gồm sụn chêm trong và sụn chêm ngoài. Bình thường khi gối co lại sụn chêm chạy
ra sau, khi gối duỗi ra sụn chêm chạy ra trước.

Sụn chêm có các chức năng:

- Lấp đầy kẽ khớp gối


- Tạo sự khuôn hợp giữa hai mặt khớp, giúp mặt khớp tiếp xúc đều với hoạt dịch
nên sụn khớp được nuôi dưỡng đồng đều các vị trí.
- Tạo sự vững cho khớp gối.
- Tăng diện tích tiếp xúc giữa các mặt khớp.
- Chia đều lực tải từ trên xuống, chịu sức ép từ 40 đến 60% từ xương đùi xuống
mâm chày.

Chấn thương sụn chêm thường gặp ở người trẻ, thích hoạt động, thể thao. Đặc biệt nếu có
sẵn vấn đề lỏng gối hoặc dị tật bẩm sinh ở sụn chêm. Sụn chêm trong thường bị tổn
thương hơn. Bệnh nhân thường than hay bị kẹt khớp, gối hơi sưng và đau, có khi nghe
tiếng kêu trong khớp.

Khám thấy ấn đau ở khe khớp, nghiệm pháp Mac-Murray hoặc Apley dương tính. Hình
ảnh học cộng hưởng từ giúp xác định chẩn đoán. Có thể chỉ định điều trị bảo tồn nếu tổn
thương cấp tính ở vùng 1/3 ngoài sụn chêm (nơi có mạch máu nuôi tốt), vết rách nhỏ,
vững không di lệch. Đa số phải điều trị phẫu thuật, đặc biệt khi có các triệu chứng cơ học.
Ngày nay hầu hết các phẫu thuật sụn chêm đều thực hiện bằng nội soi khớp gối, phương
pháp điều trị có thể là may lại sụn chêm hoặc cắt bỏ phần sụn chêm rách. Luôn phải kết
hợp phục hồi chức năng từng bước sau phẫu thuật.

CHÈ N É P KHOANG

Chèn ép khoang cấp tính là một biến chứng của gãy xương cần cấp cứu ngay. Ngoài ra,
vận động viên tập luyện quá tải có thể mắc phải một dạng khác là chèn ép khoang mạn
tính.
Áp lực bình thường trong mô cơ là 10-15mmHg, trong mao quản là 20-30mmHg, trong
động mạch là 100mmHg, sự chênh lệch áp suất giúp máu tuần hoàn hiệu quả. Khi gắng
sức thể tích cơ tăng lên tạo ra sự gia tăng áp lực trong cơ (bình thường không quá
30mmHg và về bình thường khi ngưng gắng sức). Nhưng khi áp lực >30mmHg máu
trong cơ không trở về tĩnh mạch và bạch huyết được gây phù nề, lại làm tăng thêm áp lực
trong cơ tạo nên vòng xoắn bệnh lý. Trong thể thao ít khi chèn ép khoang đưa đến hoại tử
như thể cấp tính, mà thường gặp hơn là sự phù nề khi gắng sức.

Vị trí thường bị là các khoang cơ ở cẳng chân. Lúc đầu đau nhẹ thoáng qua ở vùng
khoang bị thương, nếu tiếp tục tập luyện cơn đau trở nên liên tục trong suốt thời gian tập.
Chẩn đoán CLS bằng siêu âm, đo áp lực trong khoang.

Điều trị bảo tồn với giảm cường độ tập (giảm chạy nhảy, chơi môn khác), tập mạnh cơ
khaong đau, kéo giãn cơ khoang đối diện. Nếu không đáp ứng nên cân nhắc phẫu thuật xẻ
cân cơ giải áp.

CHẤ N THƯƠNG XƯƠNG TRONG THỂ THAO THƯỜ NG GẶ P

GÃ Y XƯƠNG CHẤ N THƯƠNG

Gãy bong điểm bám gân xương chậu

Thường bị nhầm lẫn với rách cơ, xảy ra ở lứa tuổi trẻ 14-25 tuổi hoạt động thể thao
mạnh. Tuổi này các điểm hóa cốt chưa dính hoàn toàn nên xương chậu không chống lại
được với sức kéo quá mạnh của các cơ bám vào. Nơi thường bị tổn thương:

- Ụ ngồi
- Gai chậu trước trên
- Gai chậu trước dưới

Người bị thương thấy đau dữ dội vùng háng, nghe tiếng “bụp” rồi không vận động được
nữa. Sau đó thường có máu tụ nơi bị thương. Khám căng cơ bắp liên quan sẽ làm bệnh
nhân đau nhiều. Chụp X Quang thấy mảnh xương rứt. Điều trị chủ yếu bảo tồn từ 3-6
tuần.
Gãy thân xương đùi

Là xương lớn nhất và dài nhất, gãy xương đùi nguy hiểm đến tính mạng do lượng máu
mất lớn. Nhiều cơ lớn ở vùng này nên gãy thường bị di lệch nhiều và khó cố định bằng
các phương pháp bên ngoài.

Phân loại gồm 5 độ theo Winquist Hansen:

- Độ 0: đơn giản
- Độ 1: mảnh vỡ nhỏ
- Độ 2: mảnh vỡ nhỏ không lớn hơn nửa thân xương
- Độ 3: mảnh vỡ lớn hơn nửa thân xương
- Độ 4: gãy nhiều mảnh

Điều trị gãy thân xương đùi hầu hết đều phải phẫu thuật cố định do nguy cơ di lệch lớn
của nó. Ở trẻ em dưới 12 tuổi có thể áp dụng phương pháp kéo tạ do khả năng tự điều
chỉnh tự nhiên khi còn sụn tiếp hợp. Gãy kín đơn giản có thể đóng đinh nội tủy, gãy phức
tạp nên đóng đinh nội tủy có chốt dưới màng tăng sáng,…

Gãy thân xương cẳng chân

Là xương dài lớn nằm sát da, dễ chẩn đoán, nhưng dễ bị gãy hở. Biến chứng cần chú ý là
chèn ép khoang cấp tính.

Phân loại theo vị trí chia thành gãy 1/3 trên, 1/3 giữa và 1/3 dưới. Đường gãy ngang là
gãy vững, các loại đường gãy còn lại thuộc loại không vững.

Điều trị bảo tồn với loại gãy vững, nắn bó bột đùi bàn chân. Phẫu thuật với các loại gãy
không vững, có nhiều phương pháp: đinh nội tủy, đinh nội tủy có chốt, đinh nội tủy mềm
dẻo (trẻ em còn sụn tiếp hợp), nẹp vis kim loại.

Gãy xương mắt cá

Mắt cá trong vào ngoài ôm lấy xương sên tạo nên khớp cổ chân vững chắc nhưng vẫn
linh hoạt. Gãy xương mắt cá có thể do va chạm trực tiếp (cú chùi bóng gầm giày) hoặc
gián tiếp do các cử động quá tầm của cổ chân (nghiêng trong, lật ngửa…). Khám thấy
biến dạng cổ chân, sờ ấn các mắt cá có thể gây di lệch, ấm đau chóng…. Chụp X Quang
thẳng nghiêng, chú ý phải có tư thế gọng chày mác (mortise view).

Gồm các loại gãy: gãy mắt cá trong, gãy mắt cá ngoài, gãy hai mắt cá (thường kèm tổn
thương dây chằng chày mác dưới). Gãy mắt cá ngoài thường gặp hơn cả, phân loại
thường dùng nhất theo Weber gồm 3 mức độ, mắt cá ngoài gãy càng cao tổn thương càng
nặng:

- Weber A; dưới gọng chày mác


- Weber B: ngang gọng chày mác
- Weber C: trên gọng chày mác

Chỉ định phẫu thuật khi nắn kín thất bại, gãy có di lệch, gãy không vững, mặt khớp cấp
kênh.

Gãy bong sụn tiếp hợp

Chiếm khoảng ¼ trong tổng số các loại gãy xương ở trẻ em. Gãy bong sụn tiếp hợp rất
quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sự phát triển xương của trẻ, phân loại được sử dụng
nhiều là Phân loại Salter – Harris với 5 mức độ tăng dần:

- Salter I: S = Straight (đường gãy đi thẳng ngang qua tấm sụn tăng trưởng)
- Salter II: A = Above (đường gãy mở rộng lên trên hoặc ra xa tấm sụn tăng trưởng)
- Salter III: L = Lower (đường gãy mở rộng xuống dưới tấm sụn tăng trưởng)
- Salter IV: T = Through (đường gãy kéo dài qua các đầu xương, tấm sụn tăng
trưởng, hành xương)
- Salter V: R = Rammed (tấm sụn tăng trưởng bị nghiền nát)

GÃ Y XƯƠNG MỆ T

Trong thể dục thể thao, các cử động có tính liên tục lặp đi lặp lại, ngày càng mạnh hơn
theo thời gian. Sức chấn động tuy không lớn nhưng liên tục tạo ra phải ứng sinh học làm
tăng hoạt động của hủy cốt bào ở những nơi xương chịu sức chấn động nhiều nhất: xương
trở nên loãng dần rồi cuối cùng dẫn đến gãy xương.
Gãy xương mệt thường bị ở xương bàn chân, xương chày, cổ xương đùi. Lúc đầu chỉ đau
khi vận động, ngưng vận động hết đau. Càng về sau đau càng dai dẳng làm giới hạn các
hoạt động thể dục thể thao thậm chí sinh hoạt hàng ngày. Khám thấy nơi đau sưng nhẹ,
đau khi đè vào.

Hình ảnh học X Quang tuy dễ tiếp cận nhưng độ nhạy không cao, dễ bỏ sót chẩn đoán.
MRI là phương tiện tốt giúp chẩn đoán xác định cũng như theo dõi diễn tiến bệnh gãy
xương mệt.

Điều trị thường là bảo tồn, nên ngưng tập nghỉ ngơi trong 4-6 tuần rồi tập phục hồi chức
năng dần, có thể cân nhắc phẫu thuật nếu không đáp ứng.

TÀ I LIỆ U THAM KHẢ O

1. Nguyễn Văn Quang: Y học Thể dục Thể thao, NXB Y học 1999 – Chấn thương
thể dục thể thao ở chi dưới, 215
2. Bài giảng Chấn thương chỉnh hình. Trường đại học y dược thành phố Hồ Chí
Minh, Bộ môn chấn thương chỉnh hình và phục hồi chức năng.p-ơ-
3. Anderson, M.K. & Hall, S.J.: Fundamentals of Sport Injury Management, William
& Wilkins 1997 - Injury to the lower Extremity.
4. Brown, D.E.: Mellion M.B. - Sport Medicine Secrets, Hamley & Belfus Inc 1994
– Lower leg Syndromes, 304 – 307
5. Fu, F.H., Baratz: Delee & Drez – Orthopaedic Sport Medicine Principle &
Practice, W.B. Saunders 1994 – Meniscal injuries, 1146 – 1161
6. Shell D.: Mellion M.B. – Sport Medicine Secrets, Hamley & Belfus Inc 1994 –
Stress Fractures, 314 - 320

CÂ U HỎ I LƯỢ NG GIÁ

1. Viêm rách cơ đùi thể xuất hiện ở đâu:

A. Chỉ cơ tứ đầu

B. Cơ tứ đầu, cơ đùi sau, cơ khép háng đều có thể bị


2. Viêm gân cơ khoeo thường đau ở vị trí nào:

A. Vùng khoeo phía sau gối

B. Phía sau ngoài gối

3. BN bị viêm gân cơ kheo đau tăng khi nào:

A. Khi duỗi gối tối đa

B. Khi gấp gối tối đa

4. Bệnh Osgood-Schlatter là bệnh lý ở vị trí:

A. Gai chậu trước trên

B. Mắt cá ngoài

C. Lồi củ xương chày

D. Thân xương chày

5. Cần khám nghiệm pháp gì khi nghi ngờ đứt gân gót:

A. Ngăn kéo trước

B. Mac-Murray

C. Tinnel

D. Thompson

6. Dây chằng chéo trước có tác dụng gì:

A. Chống không cho mâm chày trượt ra trước quá mức

B. Hạn chế cử động xoay của không gối

C. A và B đều đúng

D. A và B đều sai

7. Đứt dây chằng chéo trước không điều trị triệt để KHÔNG gây ra biến chứng nào sau
đây:
A. Thoái hóa khớp gối sớm

B. Teo cơ

C. Lún mâm chày

D. Lỏng các dây chằng khớp gối kahsc

8. Ngày nay thường sử dụng phương pháp phẫu thuật nào điều trị đứt dây chằng chéo
trước:

A. Mổ mở tái tạo dây chằng

B. Mổ nội soi khớp gối tái tạo dây chằng

C. Mổ mở khâu nói dây chằng

D. Mổ nội soi tiêm tế bào gốc

9. Cụm từ “lật sơ mi” trong dân gian ám chỉ tổn thương nào:

A. Tổn thương dây chằng bên trong cổ chân

B. Tổn thương dây chằng bên ngoài cổ chân

C. Gãy xương mắc cá

D. A, B và C đều sai

10. Phân loại gãy mắc cá ngoài theo Weber không có loại nào:

A. Gãy trên gọng chày mác

B. Gãy ngang gọng chày mác

C. Gãy xuyên gọng chày mác

D. Gãy dưới gọng chày mác

You might also like