You are on page 1of 59

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


KHOA TÂM LÝ HỌC
-------

TIỂU LUẬN GIỮA KÌ


HỌC PHẦN ĐÁNH GIÁ TÂM LÝ

ĐỀ TÀI:

Trắc nghiệm Tổng giác theo chủ đề


(Thematic Apperception Test – TAT)

Giảng viên: TS. Trương Quang Lâm


Thành viên nhóm:

Họ và tên thành viên Mã sinh viên


Nguyễn Thị Thảo Nhiên 20031823
Nguyễn Kim Nhung 20031826
Nguyễn Mai Cẩm Nhung 20031827

Hà Nội, tháng 05/2023


0
MỤC LỤC
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG CỤ................................................................................................................. 2
1. Tác giả................................................................................................................................................... 2
1.1. Henry Alexander Murray (1893 - 1988) ....................................................................................... 2
1.2. Christina D. Morgan (1897 - 1967)............................................................................................... 2
2. Mô tả công cụ ....................................................................................................................................... 2
3. Lịch sử và phát triển ........................................................................................................................... 4
3.1. Cơ sở hình thành ........................................................................................................................... 4
3.2. Các phiên bản ................................................................................................................................ 4
II. QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG CỤ ............................................................................................... 5
1. Những điều cần biết trước khi sử dụng trắc nghiệm TAT .............................................................. 5
2. Lời dẫn và các bước tiến hành ........................................................................................................... 7
2.1. Lời dẫn ........................................................................................................................................... 7
2.2. Quy trình tiến hành ....................................................................................................................... 8
2.3. Lưu ý khi sử dụng TAT (hoặc CAT) đối với trẻ em ..................................................................... 9
3. Thông tin về bộ thẻ tranh TAT ........................................................................................................ 10
III. CÁCH PHÂN TÍCH & DIỄN GIẢI KẾT QUẢ .............................................................................. 23
1. Các khía cạnh quan trọng trong quá trình diễn giải ...................................................................... 23
1.1. Nội dung câu chuyện ................................................................................................................... 23
1.2. Cấu trúc câu chuyện .................................................................................................................... 26
1.3. Hành vi quan sát được trong khi đánh giá ................................................................................. 27
2. Cách tính điểm: ..................................................................................................................................... 27
2.1. Quy trình tính điểm: ........................................................................................................................ 27
2.2. Hướng dẫn làm rõ các nội dung tính điểm................................................................................. 31
IV. THỰC HÀNH TRƯỜNG HỢP ......................................................................................................... 37
1. Trường hợp nữ trung niên (Cẩm Nhung) ....................................................................................... 37
1.1. Kết quả gỡ băng và phân tích từng câu chuyện ......................................................................... 37
1.2. Báo cáo tổng hợp ......................................................................................................................... 45
2. Trường hợp thanh thiếu niên nam................................................................................................... 47
2.1. Kết quả gỡ băng và phân tích từng câu chuyện ......................................................................... 47
2.2. Báo cáo tổng hợp ......................................................................................................................... 54
V. ĐÁNH GIÁ ............................................................................................................................................ 55
1. Ưu điểm ............................................................................................................................................... 55
2. Nhược điểm ......................................................................................................................................... 56
3. Một số lưu ý khi sử dụng trắc nghiệm phóng chiếu ......................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................ 57

1
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG CỤ

 Trắc nghiệm tổng giác theo chủ đề - Thematic Apperception Test (TAT) là một trắc
nghiệm phóng chiếu bao gồm một loạt các bức tranh được công bố vào năm 1938 bởi
nhà tâm lý học Henry A. Murray và nhà phân tâm học Christina D. Morgan.
 Khi tiến hành bài test, nhà đánh giá đề nghị thân chủ sáng tạo ra một câu chuyện càng
chi tiết càng tốt về các bức tranh đó. Ý tưởng ban đầu của trắc nghiệm này là thông qua
lời kể của người tham gia trắc nghiệm có thể phần nào dự đoán được các động cơ, mối
quan tâm, quan điểm về thế giới cũng như những đặc điểm cá nhân khác của họ.
 Trong suốt chiều dài hình thành và phát triển, TAT đã nhiều lần được chỉnh sửa, thay
thế hay thích ứng tuy nhiên cho tới bây giờ bộ thẻ gốc do Murray và Morgan đưa ra vẫn
được ứng dụng rộng rãi nhất đặc biệt trong chẩn đoán, trị liệu.

1. Tác giả

1.1. Henry Alexander Murray (1893 - 1988)

 Sinh ra trong một gia đình giàu có tại thành phố New York, Hoa Kỳ. Ông là con thứ hai
trong gia đình, có một chị gái và một em trai. Mối quan hệ với cha phát triển khá tốt
nhưng mối quan hệ với mẹ không được khăng khít.

 Mối quan hệ với mẹ là một trong những tiền đề cho những lý thuyết tâm lý sau này

1.2. Christina D. Morgan (1897 - 1967)

 Là một nhà văn, nghệ sĩ, nhà phân tâm không chuyên

 Bà là một cộng sự cùng Murrat xây dựng nên trắc nghiệm TAT và vai trò của bà là vẽ
lựa chọn, chỉnh sửa các bức tranh trong bộ trắc nghiệm. Về sau do không thích trách
nhiệm phải phản hồi các lý giải học thuật, bà đã yêu cầu loại bỏ các bức tranh của mình
cũng như quyền tắc giả khỏi bộ trắc nghiệm

2. Mô tả công cụ

 Lý thuyết nền tảng:


o Phát triển dựa trên khái niệm về nhân cách của Murray cho rằng cơ sở sinh học và
các yếu tố xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách cũng như
quyết định các hành vi của con người trong các tình huống xã hội → con người chịu
2
tác động từ môi trường xung quanh, thái độ, giá trị và đặc biệt là nhu cầu và áp lực.
Lý thuyết về tính cách của Murray ảnh hưởng chủ yếu tới sự phát triển và sử dụng
TAT. Tuy nhiên, phân tâm học, quan hệ đối tượng, và các lý thuyết của sự hiểu biết
tường thuật cũng có ảnh hưởng đáng kể đến khái niệm hóa, cách cho điểm, và diễn
giải TAT. Các khái niệm phân tâm học được sử dụng để giải thích các câu chuyện
TAT. Các thẻ tự miêu tả nhiều hình ảnh có liên quan đến lí thuyết tâm động học như
mâu thuẫn của cái siêu tôi, nỗi lo sợ bị thiến hay các xung đột nội tâm, cách cá nhân
giải quyết xung đột. Từ đó nhiều tác giả xây dựng hệ thống chấm điểm xung quanh
lĩnh vực tâm động học cổ điển.
o Để khái niệm hóa đơn vị của hành vi là kết quả của sự tương tác giữa nhu cầu và áp
lực, Murray phát triển khái niệm hóa chủ đề (thema). Một thema là một đơn vị nhỏ
của hành vi có thể kết hợp với thema khác để tạo thành chuỗi thema. Sự đồng nhất
thema của một cá nhân là mô hình liên kết của các nhu cầu và áp lực có ý nghĩa với
phần lớn hành vi của cá nhân. Một thema thống nhất bắt nguồn từ những kinh nghiệm
thời thơ ấu và, một khi đã được phát triển, lặp đi lặp lại dưới nhiều hình thức trong
cuộc sống sau này của cá nhân. Nó hoạt động chủ yếu như một lực lượng vô thức,
và Murray (1938) mô tả nó như là “một hợp chất của nhu cầu cộng tác một hoặc
nhiều lần cụ thể, thỏa mãn hoặc tổn thương, vào thời thơ ấu”. TAT - quan hệ hay nhu
cầu mâu thuẫn - chi phối liên kết với áp lực mà cá nhân đã tiếp xúc được thiết kế để
đánh giá cả các đơn vị nhỏ của thema lẫn các khía cạnh cốt lõi, lớn hơn của tổng thể
themas của cá nhân.
 TAT là phương pháp đánh giá được hướng dẫn trực quan, trong đó người tham gia được
xem một loạt các bức tranh có sự tương đồng, có liên kết mơ hồ với các vật thể trong
thế giới thực. Sau đó người tham gia được yêu cầu kể lại một câu chuyện liên kết tất cả
các hình ảnh và sử dụng những hình ảnh đó làm dữ liệu của câu chuyện – phương pháp
này được sử dụng để tính toán khả năng của một người trong việc giải thích và xây dựng
thực tế.
 Test phóng chiếu TAT còn được gọi phổ biến là “kỹ thuật diễn giải bằng hình ảnh”. Lời
nói của người tham gia cung cấp thông tin cho quá trình suy nghĩ của họ, hình ảnh được
sử dụng trong các thử nghiệm này thường kích thích tư duy sáng tạo vì chúng không

3
phải là bản sao chính xác của con người và sự vật hiện tượng mà chỉ là những hình ảnh
đại diện mơ hồ của các đối tượng xoay quanh một chủ đề cụ thể.
 Đối tượng áp dụng: TAT có thể sử dụng với nhóm đa dạng, được áp dụng rộng rãi vào
mục đích lâm sàng, nghiên cứu xuyên quốc gia. Từ đó phát triển nhiều phiên bản thay
đổi hình ảnh thẻ phù hợp với các nền văn hóa và đối tượng tham gia, quy tắc và mục ghi
điểm không có sự thay đổi. Bộ thẻ có những kí hiệu nhất định dành cho những đối tượng
khác nhau.

3. Lịch sử và phát triển

3.1. Cơ sở hình thành

 TAT lần đầu tiên được định nghĩa năm 1935 bởi Christina Morgan và Henry Murray
nhưng được xây dựng đầy đủ hơn năm 1938 và 1943. Nhà đánh giá đưa ra tất cả 20 tấm
thẻ theo một trình tự chuẩn hóa trong hai phiên riêng biệt, tổng thời gian có thể lên đến
2 tiếng. Trong đó, thân chủ được hướng dẫn kể một câu chuyện về những gì xảy ra trong
tranh (suy nghĩ, cảm xúc của các nhân vật, sự kiện dẫn đến tình trạng này và kết quả của
câu chuyện).
 Bắt nguồn từ một câu hỏi của sinh viên: Cô kể rằng khi con trai cô bị bệnh, bé đã dành
cả ngày để tạo ra những câu chuyện về hình ảnh trên các tạp chí và cô hỏi Murray xem
hình ảnh có thể được sử dụng trong môi trường lâm sàng để khám phá các tính năng cơ
bản của nhân cách hay không.
 Giả định cơ bản là các tưởng tượng vô thức có thể được tiết lộ bằng cách giải thích
những câu chuyện về những hình ảnh mơ hồ mà chủ thể kể từ đó có khả năng tiếp cận
với những điều mà người tham gia không muốn nói hoặc không thể nhận thức được
 Quá trình xây dựng: Chọn hình ảnh từ các tạp chí minh họa và phát triển thử nghiệm –
sau 3 phiên bản Series A, B, C hoàn thiện bộ ảnh cuối cùng (Series D) hiện vẫn đang
được sử dụng

3.2. Các phiên bản


 Ban đầu người ta tin rằng các kết quả từ trắc nghiệm có thể dùng để đánh giá nhân cách
và tiết lộ các chủ đề cơ bản mà phân tâm học mất nhiều thời gian hơn để tìm hiểu. Sau
đó trải qua thời gian ứng dụng, TAT được sử dụng để đánh giá trong nhiều lĩnh vực như

4
thái độ xã hội, phạm pháp, nhân cách bất thường và các biến thể trong sử dụng ngôn
ngữ.
 Những mối quan tâm của một số nhà nghiên cứu tạo ra nhiều biến thể khác nhau:
o Trắc nghiệm Tổng giác cho Trẻ em (Children’s Apperception Test; CAT; Bellak,
1954, 1986, 1993; Bellak & Abrams, 1997) được thiết kế cho trẻ em từ 3 đến 10
tuổi. Có 10 tấm thẻ được đưa ra và các động vật được miêu tả thay cho con người.
Tuy nhiên sau đó có những phiên bản khác được phát triển sử dụng hình ảnh con
người thay vì động vật (CAT-Human hoặc CAT-H).
o Các Trắc nghiệm Tổng giác cho Người già (Gerontological Apperception Test;
Wolk & Wolk, 1971) và thường được dùng nhiều hơn là Trắc nghiệm Tổng giác
cho Người lớn tuổi (Senior Apperception Test; SAT; Bellak, 1975, 1986, 1993;
Bellak & Abrams; 1997, Bellak & Bellak, 1973) được thiết kế cho các nhóm
người già và hiển thị hình ảnh người cao tuổi trong những hoàn cảnh liên quan
đến họ, chẳng hạn như hình ảnh cô đơn và xung đột gia đình.
o Một trong những bổ sung mới nhất cho đánh giá dạng TAT cho trẻ em là Trắc
nghiệm Tổng giác Roberts cho Trẻ em (Roberts Apperception Test for Children;
RATC; McArthur & Roberts, 1990) được thiết kế để sử dụng cho trẻ trong độ
tuổi từ 5 đến 16. Có tổng cộng 27 thẻ trong đó 11 thẻ dùng luân phiên cho nam
và nữ. Các thẻ được tổ chức để mỗi người có tổng cộng 16 thẻ trong một bộ. →
Đổi tên thành Roberts-2, tăng độ tuổi lên 18 và thêm các bộ thẻ cho thân chủ
người da trắng, latinh và người Mỹ gốc Phi
o Trắc nghiệm Kể cho tôi một câu chuyện (Tell Me A Story Test; TEMAS;
Costantino & Malgady, 1999; Costantino, Malgady, & Rogler, 1988), được thiết
kế để sử dụng với trẻ em và thanh thiếu niên dân tộc thiểu số, bao gồm 23 thẻ
miêu tả nhân vật gốc Tây Ban Nha, người Mỹ gốc Phi, và người Mỹ gốc Á trong
các tình huống xung đột giữa các cá nhân (Costantino, Dana, & Malgady, 2007;
Costantino & Malgady, 1999).

II. QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG CỤ

1. Những điều cần biết trước khi sử dụng trắc nghiệm TAT

Điều kiện thực hiện trắc nghiệm TAT

5
● Thân chủ/Người tham gia thực hiện bài trắc nghiệm nên ngồi bên cạnh nhà tâm lý nhưng
hướng ghế ngồi sang vị trí khác để đảm bảo người thực hiện không nhìn thấy nét mặt của
nhà tâm lý, tạo cảm giác thoải mái khi kể những câu chuyện, giúp họ ít phòng vệ hơn.

● Thời gian nên được tính từ thời điểm bức tranh đầu tiên được trình bày cho đến thời điểm
trước khi bức tranh tiếp theo được đưa ra.

● Không nên để thân chủ tự phản hồi thông qua ghi âm hoặc ghi chép lại mà vắng mặt người
đánh giá do các phản hồi của thân chủ trong những trường hợp kể trên thường có sự tính
toán và không có ý nghĩa do có thời gian tưởng tượng.

Bộ mã hóa thẻ tranh

Mã hóa Ý nghĩa

M Nam trưởng thành

F Nữ trưởng thành

B Trẻ trai

G Trẻ gái

BM Thân chủ nam

GF Thân chủ nữ

Một số thẻ tranh hiệu quả dành cho từng nhóm đối tượng

Nhóm đối tượng Nhóm thẻ tranh

Nam và nữ trưởng thành 1, 2, 3BM, 4, 6BM, 7GF, 8BM, 9GF, 10, 13MF

Nam trưởng thành 1, 2, 3BM, 4, 6BM, 7BM, 11, 12M, 13MF

Nữ trưởng thành 1, 2, 3, 3BM, 4, 6GF, 7GF, 9GF, 11, 13GF

Thanh thiếu niên 1, 2, 5, 7GF, 12F, 12M, 15, 17BM, 18BM, 18GF

Trẻ em 7GF, 18GF, 3GF, 8GF

Trẻ từ 8 – 11 tuổi
1, 3BM, 7GF, 8BM, 12M, 13B, 17, 17BM
(Obsrzut & Bolei, 1968).
6
Keizer và Prather đã đưa ra những thẻ tranh của Murray thường xuyên sử dụng nhất vào
năm 1990, đó là: 1, 2, 3BM, 3GF, 4, 5, 6BM, 6GF, 8BM và 8GF

Thực tế, việc lựa chọn thẻ tranh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể kể đến như vấn
đề hiện tại của thân chủ, sức khỏe, trình độ học vấn, nghề nghiệp, chủng tộc, …

2. Lời dẫn và các bước tiến hành

2.1. Lời dẫn

Murray (1943) đưa ra hai lời dẫn cho hai nhóm đối tượng khác nhau.

Thứ nhất, đổi với nhóm thanh thiếu niên và người lớn có trí tuệ trung bình, họ có
thể hiểu cũng như nhận thức được vấn đề ở mức độ bình thường, tác giả đưa ra lời dẫn sau:
“Đây là một trắc nghiệm về trí tưởng tượng, một dạng của trí tuệ. Tôi sẽ cho bạn xem một vài
bức tranh, mỗi lần một bức, và nhiệm vụ của bạn là nghĩ ra một câu chuyện kịch tính nhất có
thể cho mỗi bức tranh. Hãy nói cho biết điều gì dẫn đến sự kiện trong tranh, miêu tả điều gì
đang xảy ra trong tranh, các cảm xúc và suy nghĩ của các nhân vật; sau đó đưa ra kết thúc của
câu chuyện. Bạn hãy nói ra những ý nghĩ nảy ra trong đầu. Bạn đã hiểu cách thực hiện trắc
nghiệm này chưa? Bạn có khoảng 50 phút cho 10 bức tranh, tương ứng với 5 phút cho một
tranh. Sau đây là bức tranh thứ nhất”

Thứ hai, đối với nhóm trẻ em hay nhóm người lớn có trí tuệ thấp, người loạn thần,
Murray chỉnh sửa lại lời dẫn như sau: “Đây là một trắc nghiệm kể chuyện. Tôi có một số bức
tranh ở đây và tôi sẽ cho bạn xem, và đối với mỗi bức tranh, tối muốn bạn kể cho tôi nghe một
câu chuyện. Hãy nói cho tôi biết chuyện gì đã xảy ra trước và chuyện gì đang xảy ra trong bức
tranh. Hãy kể về cảm xúc và suy nghĩ của các nhân vật và kết thúc của câu chuyện. Bạn có thể
nghĩ ra bất kì câu chuyện nào bạn muốn. Bạn đã hiểu rõ yêu cầu của trắc nghiệm này chưa?
Và đây là bức tranh đầu tiên. Bạn có 5 phút cho mỗi câu chuyện. Hãy cùng xem bạn làm tốt
đến đâu nhé.”

Tuy nhiên, lời dẫn có thể thay đổi một cách linh hoạt, chỉ cần đảm bảo những tiêu chí
nhất định như tính trung lập, không thể hiện sự đe dọa thân chủ, tránh để thân chủ hình thành
những phòng vệ quá mạnh mẽ khiến kết quả bài test trở nên ít chính xác hơn.

7
Nhà tâm lý sử dụng trắc nghiệm TAT cũng cần lưu ý với thân chủ để đảm bảo 4 yếu tố sau
khi kể câu chuyện từ thẻ tranh:

(1) Tình huống hiện tại trong tranh

(2) Suy nghĩ và cảm nhận của nhân vật

(3) Các sự kiện trước đó (tiền đề cho việc hình thành nên câu chuyện)

(4) Kết thúc của câu chuyện

2.2. Quy trình tiến hành

Ghi âm

Phản hồi của thân chủ không chỉ là phản hồi về lời nói mà người đánh giá cần chú trọng
đến những phản hồi cơ thể, quan sát về mặt hành vi: nói lắp, ngập ngừng, run rẩy, đỏ mặt, đổ
mồ hôi, căng thẳng, thoải mái, sự thay đổi giọng điệu,… Vì thế mục đích ghi âm không chỉ ghi
lại nội dụng nguyên văn mà cần ghi chú lại cách thân chủ tương tác với các bức tranh.

Đặt câu hỏi và khai thác thông tin

Nếu thân chủ bỏ qua một số khía cạnh của câu chuyện (đã được đề cập ở trên), người
đánh giá nên đặt thêm những câu hỏi nhằm khai thác thông tin. Một số mẫu câu hỏi mà người
đánh giá có thể sử dụng như “Điều gì đã dẫn đến sự kiện này?” “Câu chuyện đã kết thúc như
thế nào?”

Tuy nhiên, trong trường hợp người đánh giá muốn tìm hiểu sâu thêm ngoài những thông
tin mà thân chủ đã đề cập, theo Murray, chỉ nên đặt câu hỏi sau khi thân chủ đã phản hồi với
toàn bộ thẻ tranh. Các câu hỏi không nên quá gượng ép, tránh tạo cảm giác tấn công khiến thân
chủ phỏng vệ và muốn rút lui.

Thứ tự

Các thẻ tranh thường được đưa ra theo thứ tự mã hóa. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc
vào vấn đề mà người đánh giá muốn khai thác từ thân chủ. Ví dụ, trong trường hợp thân chủ
đang gặp vấn đề trầm cảm và có tiềm ẩn hành vi tự tử, người đánh giá sử dụng thẻ 3BM, 13B
và 14 để làm rõ thêm vấn đề cá nhân của thân chủ. Hoặc người đánh giá có thể dùng các thẻ
tranh cho nữ giới để đánh giá các mối quan hệ gia đình của thân chủ nam.

8
2.3. Lưu ý khi sử dụng TAT (hoặc CAT) đối với trẻ em

Lời dẫn dành cho trẻ em nên được đơn giản hóa, người đánh giá có thể mô tả trắc nghiệm
như một trò chơi kể chuyện, tưởng tượng. Người đánh giá cũng nên sử dụng các thẻ tranh dựa
trên đặc điểm tương đồng với đứa trẻ để chúng dễ hình dung và mô tả. Các thẻ tranh thường
nhận được lượt phản hồi cao nhất với trẻ em đã được đề cập ở trên, bao gồm 7GF, 18GF, 3GF,
8GF.

Trẻ em có xu hướng phóng chiếu các vấn đề cũng như xung đột vào câu chuyện một
cách trực tiếp hơn người lớn, ít các ý nghĩa tiềm ẩn hay che giấu các mối quan hệ

9
3. Thông tin về bộ thẻ tranh TAT

STT Tên thẻ tranh Mô tả thẻ tranh Cốt truyện thường gặp* Bàn luận
Các câu chuyện thường gặp Thẻ này đưa ra thông tin liên quan đến
dựa trên tranh này thường khả năng tập trung và đạt được năng lực
xoay quanh hoặc một cậu bé tự cao hơn của một người. Những câu
tạo động lực cho bản thân đang chuyện về cậu bé không thích học vĩ cầm
Cậu bé đang ngồi
1 mơ mộng được trở thành một cũng thường được miêu tả. Điều này có
nhìn vào cây đàn
nghệ sĩ chơi violin xuất chúng, thể tiết lộ thông tin về quá khứ của chính
violin
hoặc một cậu bé nổi loạn đang đối tượng về việc bị buộc phải học hoặc
bị bố mẹ hoặc một hình tượng làm những hoạt động mà họ không thích.
Thẻ 1
quyền lực nào đó bắt chơi Đây được coi là thẻ hữu ích nhất trong bộ
violin. thẻ TAT
Các câu chuyện cho tranh này
Một người phụ nữ
thường kể về một cô gái trẻ rời
cầm một cuốn
khỏi trang trại để nâng cao học
sách trong khung
vấn hoặc đi tìm kiếm các cơ Thẻ bài đề cập đến nhóm và cách cá nhân
cảnh đồng quê
2 hội mà quê nhà cô hiện không giải quyết thách thức đề ra khi thuộc về
đang quan sát một
có. Gia đình thường bị xem là một nhóm nào đó. Đây là thẻ bài duy nhất
người đàn ông
phải lao động nặng nhọc để trong bộ thể phản ánh điều này.
đang làm việc
Thẻ 2 kiếm cái ăn từ sỏi đá. Các giá
trên cánh đồng ở
trị gia đình thường tập trung
phía sau
vào việc duy trì nguyên trạng.

10
Những câu chuyện thường tập
Một cậu bé co ro Đây được coi là một trong những bức
trung vào một cá nhân có
bên cạnh chiếc tranh quan trọng nhất, đặc biệt là đối với
những cảm xúc liên quan tới
ghế dài với một những bệnh nhân trầm cảm, vì nó đề cập
người khác hoặc người đang
đồ vật mơ hồ đến các chủ đề gây hấn, kiểm soát bốc
cảm thấy có lỗi vì một số hành
3 được đặt bên đồng, cảm giác tội lỗi và trầm cảm.
vi trong quá khứ cậu đã phạm
cạnh, có thể là Ví dụ: Nếu một bệnh nhân mô tả đối
phải. Người nghiện ma túy
một khẩu súng tượng mơ hồ là một khẩu súng, thì rất có
thường nhận người trong hình
Thẻ 3BM lục ổ quay hoặc khả năng người đó có thể làm hại chính
là một người nghiện và giải
một chùm chìa mình (Intra-aggression) hoặc người khác
thích "khẩu súng" như một cây
khóa (Extra-aggression).
kim tiêm dưới da

Một người phụ nữ


đứng cạnh một Như với tranh 3BM, những Hình ảnh này khá giống với thẻ tranh
cánh cửa đang mở câu chuyện thường xoay 3BM và hướng đến cảm giác chán nản của
4 bằng một tay giữ quanh chủ đề về mất mát cá đối tượng, mặc dù 3BM mang đến những
một bên cửa và nhân và các dằn vặt nội tâm vì câu chuyện phong phú hơn và có thể được
tay kia che khuôn tội lỗi về hành vi trong quá khứ sử dụng cho cả nam và nữ
Thẻ 3GF mặt đang cúi gằm

11
Các câu chuyện thường xoay
quanh vấn đề vì sao người phụ
nữ lại kiểm soát người đàn
ông. Thông thường, người phụ Thẻ tranh này đưa ra thông tin liên quan
Một người đàn nữ được xem là một tác nhân đến cảm xúc và thái độ của một người đối
ông quay lưng lại đạo đức tư vấn cho người đang với mối quan hệ nam nữ. Ngoài ra, các
5 với một người phải vật lộn với những người chủ đề về sự không chung thủy và phản
phụ nữ đang nắm đàn ông bốc đồng và không bội, cũng như mức độ của nam giới đối
lấy vai anh ta hợp lý. Trong khoảng một nửa với vai trò của phụ nữ có thể được phân
Thẻ 4 những câu chuyện, hình ảnh tích từ câu chuyện.
mơ hồ của một người phụ nữ
trong nền được đưa vào cốt
truyện.

Thẻ tranh này đưa ra thông tin về thái độ


Trong cốt truyện thường gặp
xung quanh của đối tượng, người mẹ với
nhất, một người mẹ đã bắt quả
Người phụ nữ vai trò quan sát và phán đoán hành vi,
6 tang con mình cư xử không
nhìn vào một căn hoặc chứng hoang tưởng do sợ bị tấn công
đúng hoặc cảm thấy ngạc
phòng từ cửa. hoặc kẻ lạ xâm nhập. Điều quan trọng cần
nhiên bởi một kẻ đột nhập vào
lưu ý là phải hiểu cách mà người phụ nữ
nhà cô.
Thẻ 5 được miêu tả trong câu chuyện.

12
Một người đàn Đây là một bức tranh quan trọng được sử
ông đang giữ dụng để kiểm tra những người đàn ông về
chiếc mũ úp mặt Bức ảnh này thường gợi lên cảm xúc và thái độ của họ đối với mẹ hoặc
xuống và một câu chuyện của một con trai những hình tượng người mẹ trong cuộc
7 người phụ nữ lớn nói với mẹ mình một tin buồn, sống của họ. Người ta thường thấy những
tuổi đang đứng hoặc cố gắng để chuẩn bị của câu chuyện kể về một chàng trai trẻ đang
bên cạnh anh ta bà về sự đi xa của anh ta. đấu tranh và tìm kiếm sự độc lập. Điều
Thẻ 6BM song song với cửa quan trọng cần lưu ý là cách mà đối tượng
sổ miêu tả cuộc đấu tranh.
Một người đàn
Mặc dù ban đầu lá bài này được phát triển
ông lớn tuổi ngậm
Người đàn ông thường được để tương ứng với thẻ tranh 6BM, tức là
tẩu thuốc đang
xem như là đề xuất một số loại xây dựng mối quan hệ cha – con, nhưng
nói chuyện với
8 hoạt động với người phụ nữ, và nó không thành công vì người đàn ông và
một phụ nữ trẻ
cốt truyện thường bao gồm các phụ nữ trong bức tranh thường được xem
hơn ngồi trên đi
phản ứng của cô về đề nghị là bằng tuổi nhau. Khi mối quan hệ cha
văng, người này
này. con không được thiết lập, các câu chuyện
đang quay lại
Thẻ 6GF có xu hướng tiếp cận quan hệ khác giới
nhìn ông
Một người đàn
Câu chuyện thường mô tả một
ông trẻ nhìn vào
mối quan hệ cha-con trai hay
khoảng không Thẻ tranh này thảo luận về thái độ và cảm
9 ông chủ-nhân viên. Bất kể là
(không có gì) và xúc của một người đối với những nhân vật
các biến thể được chọn, người
một người đàn có thẩm quyền.
đàn ông lớn tuổi thường ở
ông lớn tuổi hơn
trong cương vị khuyên bảo
đang nhìn anh ta

13
Thẻ 7BM hoặc hướng dẫn người trẻ tuổi
hơn.
Phản ánh phương thức và cách thức tương
Một cô gái trẻ
tác mẹ - con. Khi thân chủ là người phụ
đang ngồi trên đi Bức ảnh này thường được coi
nữ lớn tưởi, hình ảnh sẽ gợi lên cảm xúc
văng với một con là một người mẹ và con gái,
và thái độ đối với đứa trẻ và ngược lại,
búp bê trên tay và với việc mẹ tư vấn, an ủi, la
10 một người trẻ có thể phản ánh thái độ với
một người phụ nữ mắng, hoặc hướng dẫn đứa
người phụ nữ đó. Đôi khi người phụ nữ
lớn tuổi ngồi phía con. Một số trường hợp, trong
lớn tuổi được mô tả như đang đọc một câu
sau cô ấy đang đó người mẹ đọc sách cho con
chuyện cổ tích với cô gái trẻ. Thông
đọc sách cho cô cho vui hoặc giải trí.
thường, các thông tin bổ ích nhất sau đó
Thẻ 7GF ấy nghe
đến từ chính câu chuyện cổ tích.
Bức tranh này có thể được xem như là một
Câu chuyện xoay quanh hai
sự miêu tả xung đột Oedipal của người
tham vọng (người đàn ông trẻ
Tiền cảnh cho đàn ông trẻ tuổi, với những cảm xúc đồng
tuổi có thể có nguyện vọng để
thấy một cậu bé thời những lo lắng về việc bị thiến và thù
trở thành một bác sĩ) hoặc gây
đang nhìn ra khỏi địch. Do đó, nhà lâm sàng cần lưu ý
hấn. Thông thường, những câu
bức tranh. Nền những cảm xúc của cậu bé hay các nhân
11 chuyện tích cực liên quan đến
cho thấy hai vật khác trong câu chuyện đối với những
những lo ngại về việc bị tổn hại
người đàn ông người đàn ông lớn tuổi thực hiện phẫu
hoặc bị thiến trong trạng thái
đang tiến hành thuật.
thụ động. Một chủ đề ít được
phẫu thuật cho
Thẻ 8BM mô tả là một cảnh trong đó một
một bệnh nhân.
người bị bắn và hiện đang
được phẫu thuật.

14
Một người phụ nữ Do hình ảnh này là mơ hồ và
ngồi trên ghế, tay không chuyên biệt, các cốt Bức tranh này rất khó để khái quát. Thông
12 chống cằm. Cô ấy truyện được phát triển vô cùng thường, nó tạo ra những câu chuyện cụt có
đang nhìn vào đa dạng và không có chủ đề tính chất suy tư.
khoảng không thường gặp.
Thẻ 8GF

Câu chuyện thường cung cấp


một số giải thích về lý do Những câu chuyện về bức tranh thường
Bốn người đàn
những người đàn ông nằm ở đó thể hiện thái độ của đối tượng đối với các
13 ông nằm trên một
và thường xuyên mô tả họ như thành viên cùng giới. Ngoài ra, định kiến
cánh đồng với
những kẻ lang thang vô gia cư xã hội có thể được phản ánh thông quan
nhau.
hoặc là những người làm công, thẻ tranh này
người đang rất cần nghỉ ngơi
Thẻ 9BM

Thông thường, hai người phụ


Một người phụ nữ Thẻ tranh này nhằm mục đích đưa ra các
nữ được coi như là có một số
đứng sau gốc cây mối quan hệ ngang hàng của phụ nữ và
loại xung đột thường liên quan
nhìn một người giải thích chi tiết về các vấn đề như sự
14 đến một người đàn ông. Thân
phụ nữ khác, ganh đua của anh chị em, sự ghen tị, v.v.
chủ hoặc thêm vào chủ đề này
người này dường Chứng hoang tưởng cũng có thể được mô
hoặc trong một câu chuyện
như đang chạy tả ở đây, khi người phụ nữ ở tiền cảnh
riêng biệt tình tiết người phụ
trên bãi biển đang đứng sau và cố gắng làm gì đó.
nữ "trốn đằng sau" cái cây đã

15
Thẻ 9GF làm gì đó sai trái. Câu chuyện
trong đó có sự hợp tác giữa
những người phụ nữ là rất
hiếm gặp

Câu chuyện thường xoay


Một người đang Thẻ tranh này đưa ra thông tin về mối
quanh những tương tác giữa
dựa vào vai của quan hệ nam nữ liên quan đến sự gần gũi
15 một người nam và một người
một người khác. và thân mật. Cách thể hiện sự thoải mái
nữ, và có thể liên quan đến
Giới tính không hoặc khó chịu của người đó cho thấy thái
việc chào hỏi nhau hoặc chia
được xác định độ của anh ấy/cô ấy đối với chủ đề.
tay nhau.
Thẻ 10

Do phong cách của bức tranh này là khá


Trên một con mơ hồ và không rõ ràng, đây là một thử
đường trong một nghiệm tốt về khả năng tưởng tượng của
hang sâu, một số Thông thường, những câu các khách thể và kỹ năng của họ trong
nhân vật đi dọc chuyện về cuộc tấn công và việc tích hợp các kích thích bất thường và
16 theo một con thoát được gợi ra trong đó đối khó xác định. Những hình ảnh cũng đại
đường đi đến một tượng đối mặt với con rồng, diện cho lực lượng chưa biết và đe dọa, và
cây cầu. Bên trên xem xét lối thoát, và những phản ánh cách thức mà các đối tượng đối
họ và trên sườn nhân tố mơ hồ ở xa xa. phó với nỗi sợ hãi của cuộc tấn công. Do
núi là xuất hiện đó, nhà lâm sàng nên lưu ý về việc các
Thẻ 11
một con rồng nhân vật trong câu chuyện thoát được
hoặc trở thành nạn nhân của kẻ tấn công.

16
Những hình ảnh thường gợi lên chủ đề về
Câu chuyện tập trung vào bệnh
mối quan hệ giữa một người đàn ông lớn
Một người đàn tât và/hoặc người đàn ông
ông đang đứng tuổi (thường có quyền lực hơn) và một bé
đang sử dụng thuật thôi miên
với bàn tay giơ trai. Điều này có thể là đáng kể trong việc
hoặc một số hình thức nghi lễ
17 lên trên một cậu dự đoán hoặc đánh giá các mối quan hệ
tôn giáo trên người trẻ, người
bé đang nằm trên hiện tại hoặc trong tương lai giữa các nhà
một chiếc giường đang nằm. 3 chủ đề thường
trị liệu và khách hàng. Câu chuyện liên
với đôi mắt nhắm xuyên nhất là thuật thôi miên,
quan đến hình ảnh này cũng có thể đại
nghiền. tôn giáo và bệnh tật hoặc cái
diện nhân cách thụ động của thân hay liên
Thẻ 12M chết của nhân vật chính.
quan đến cảm giác khó chịu.
Bức ảnh này gợi lên sự mô tả và quan
Một bức chân niệm về hình ảnh người mẹ. Hình nền
dung của một được thường xuyên coi là một người mẹ
người phụ nữ ở Câu chuyện tập trung vào các
chồng có nhiều phẩm chất xấu xa. Thông
18 tiền cảnh; một mối quan hệ hoặc sự giao tiếp
thường, những phẩm chất tiêu cực này là
người phụ nữ lớn cụ thể giữa hai nhân vật.
tuổi chống cằm ở những cảm giác rằng thân chủ hướng đến
đằng sau. mẹ mình nhưng có thể một bằng một cách
gián tiếp, và, do đó, một cách an toàn hơn,
Thẻ 12F phóng chiếu lên người mẹ chồng.

17
Với đối tượng tự tử hoặc trầm cảm, có thể
Một vùng quê có một cảm giác bị bỏ rơi và cô lập, ví dụ,
nhìn dưới góc sau một người đã bị lạc hoặc rơi xuống từ
Câu chuyện thường xuyên tập
cái cây, với một
19 trung vào chủ đề của sự cô chiếc thuyền. Đối tượng ổn định, có điều
thuyền chèo kéo
đơn, yên bình, hoặc hưởng thụ chỉnh hơn có thể sẽ nói về sự yên bình khi
bên cạnh. Không
thiên nhiên. ở một mình trong rừng và có thể có câu
có con người
trong tranh. chuyện của việc câu cá hoặc đang câu cá
Thẻ 12BG dưới suối.

Cốt truyện thường gặp nhất tập Bức ảnh này thường được coi là hữu ích
trung vào cảm giác tội lỗi gây trong việc tiết lộ các xung đột tình dục.
Một người đàn ra bởi hoạt động tình dục bất Nhìn chung, nó cung cấp thông tin về thái
ông trẻ tuổi đang hợp pháp. Những chủ đề liên độ và tình cảm của chủ thể đối với đối tác
đứng ở phía trước quan đến cái chết của người của mình, đặc biệt là thái độ ngay trước và
với cái đầu gục phụ nữ trên giường và nỗi đau
20 sau khi quan hệ tình dục. Những câu
xuống trên tay buồn của người đàn ông, người
chuyện có những biểu hiện công khai gây
anh ta. Đằng sau thường được mô tả như chồng
là một người phụ của cô ta thường ít gặp. 3 chủ hấn hay lây bệnh là rất có ý nghĩa và cần
nữ đang nằm trên đề chính thường xuất hiện là được coi là một trường hợp bất thường.
Thẻ 13MF một chiếc giường. cái chết hoặc bệnh tật của đối Đặc biệt, mối quan hệ giữa những cảm
tác, cảm giác tội lỗi & hối hận xúc tích cực và cảm nhận tình dục của
và tình dục bất hợp pháp. khách thể thường được miêu tả.

18
Chủ đề về của sự cô đơn và
Bức ảnh này có thể giúp cho cả người lớn
những câu chuyện về thời thơ
Một cậu bé đang và trẻ em bộc lộ các thái độ đối với sự tự
ấu thường gợi ra. Tuy nhiên,
21 ngồi trên lối cửa xét hoặc cô đơn. Ở người lớn, nó thường
do kích thích hơi mơ hồ, nội
ra vào của một gợi lên mơ mộng liên quan đến ký ức tuổi
dung và bản chất của những
ngôi nhà gỗ. thơ.
câu chuyện này có xu hướng
Thẻ 13B vô cùng đa dạng.

Bức ảnh này thiếu tính cụ thể và hiệu quả


Các cốt truyện tương tự như của nó được tìm thấy trong tranh TAT
Một cô bé đang Tranh 13B, thường liên quan khác. Nó thường tạo ra những câu chuyện
22 leo lên cầu thang. đến chủ đề của sự cô đơn đa dạng nhưng thiếu sự sâu sắc và chi tiết.
và/hoặc những kỷ niệm thời Giống như Tranh 13B, đôi khi nó có thể
thơ ấu xa xôi hữu ích trong miêu tả thái độ của khách
thể đối với sự cô đơn và tự xét.
Thẻ 13G

Thẻ này dễ dàng kích thích với đa dạng


đối tượng khác nhau, liên quan đến các
chủ đề về trộm cắp, trầm cảm và cả ý định
Tranh này đưa ra chủ đề về sự
tự tử. Nhà tâm lý trong giai đoạn khai thác
23 Bóng một người trầm tư, mong muốn thực hiện,
thông tin nên tìm hiểu các phương pháp và
đứng trên cửa sổ. hoặc sự trầm buồn, hoặc cảm
phong cách của việc giải quyết các vấn đề
xúc liên quan đến vụ trộm.
mà các nhân vật câu chuyện đã cố gắng
hay đang cố gắng thực hiện. Nếu một câu
chuyện liên quan đến vụ trộm được mô tả,

19
Thẻ 14 nhà tâm lý cần xem xét mức độ kiểm soát
xung động và cảm giác tội lỗi, hoặc hậu
quả của hành vi của nhân vật.
Những câu chuyện từ Tranh 15 cho thấy
niềm tin cụ thể của khách thể, và thái độ
đối, cái chết và quá trình chết. Ví dụ, cái
Một người đàn chết có thể được xem như là một quá trình
Chủ đề thường xoay quanh
ông đang đứng thụ động, yên tĩnh, hoặc, ngược lại, nó có
niềm tin hoặc các sự kiện xung
24 trước ngôi mộ với thể được coi như một tình trạng bạo lực,
quanh cái chết và cuộc sống ở
hai bàn tay siết hung hãn. Nếu thân chủ có một thời gian
thế giới bên kia.
chặt lại với nhau. vô cùng khó khăn để vượt qua cái chết của
một người bạn hoặc người thân, những
chủ đề về Tranh 15 có thể cung cấp thông
Thẻ 15 tin hữu ích về nguyên nhân của những khó
khăn này.
Do tranh mô tả một người đàn ông trần
truồng, nên thái độ về hình ảnh cơ thể bản
Một người đàn Câu chuyện thường liên quan
thân chủ thể thường được bộc lộ. Họ lần
ông trần truồng đến cảnh một người đang thoát
lượt có thể đưa ra chủ đề của thành tích,
25 đang leo lên khỏi từ một tình huống nguy
sức mạnh thể chất, nịnh hót, và ái kỉ. Xúc
(hoặc xuống) một hiểm hoặc một sự kiện thể thao
cảm đồng tính có thể có hoặc lo âu liên
sợi dây thừng. có tính chất cạnh tranh.
quan đến đồng tính luyến ái cũng trở nên
rõ ràng trong các câu chuyện của một số
Thẻ 17BM
thân chủ.

20
Thái độ đối với sự chia tách gần đây hoặc
Một phụ nữ đang sự hội ngộ trong tương lai với một người
đứng trên một cây thân yêu đôi khi được thân chủ mô tả.
cầu bắc qua sông. Tranh này có thể đặc biệt hữu ích trong
Trên cây cầu là Các chủ đề thường gặp xung trường hợp trầm cảm tự sát, khi thân chủ
26 một tòa nhà cao quanh sự chia ly, xa cách xã mô tả nhân vật trên cầu sắp nhảy xuống,
tầng, và phía sau hội hoặc xa cách tình cảm. như một nỗ lực cuối cùng để giải quyết
tòa nhà mặt trời khó khăn của cô. Các phản ứng cá nhân,
đang chiếu sáng và độc thoại nội tâm trong chuyện và
Thẻ 17GF từ phía sau những những căng thẳng cuộc sống cũng có thể
đám mây. cung cấp nhiều thông tin cho nhà đánh
giá.
Một người đàn
ông mặc một Bức tranhảnh này, hơn tất cả những bức
Chủ đề tiêu biểu liên
chiếc áo khoác khác, thường gây ra lo âu vì sự miêu tả
quan đến người say rượu được
dài bị bàn tay giữ gợi đến năng lực vô hình đang tấn công
27 ba bàn tay phía sau đỡ lấy, hay
lấy từ phía sau. nhân vật. Do đó, nhà tâm lý cần chú ý đến
những câu chuyện trong đó
Ba bàn tay thò ra cách khách thể xử lý sự lo lắng của mình,
ông ta đang bị tấn công từ phía
ngoài mắt thường cũng như cách nhân vật trong chuyện xử
sau.
có thể nhìn thấy lý tình huống.
Thẻ 18BM
được.

21
Một người phụ nữ
đặt bàn tay mình Cách thức mà chủ thể xử lý sự gây hấn,
quanh cổ họng Xung đột xâm kích giữa mẹ- các mối quan hệ thù địch với người phụ
28 của một người con gái hoặc các mối quan hệ nữ khác là nguồn thông tin chính của bức
phụ nữ khác. anh chị em thường được bộc lộ tranh này. Bức tranh này thường mô tả
Đằng sau là một ở bức tranh này. cảm giác tự ti, ghen ghét, và các phản ứng
chiếc cầu thang đi khi bị khống chế.
Thẻ 18GF lên.

Đối với một số thân chủ, tính chất mơ hồ


của hình ảnh này có thể tạo ra sự lo âu và
Một mô tả siêu bất an. Sau đó, nhà lâm sàng có thể quan
Câu chuyện thường có nội
thực của những sát khách thể xử lý những lo lắng của
29 dung đa dạng vì bản chất phi
đám mây và một mình trong bối cảnh câu chuyện. Thông
cấu trúc và không rõ ràng của
ngôi nhà phủ đầy thường, những câu chuyện đưa ra thỏa
các kích thích (tranh)
tuyết. hiệp với sự gây hấn nội tại từ lực lượng
như thiên nhiên hay siêu nhiên.
Thẻ 19

Phạm vi chủ đề thường từ Bức tranh thường gợi lên những thông tin
Một hình ảnh mờ
khung cảnh yên bình của một liên quan đến thái độ của khách thể đối
với khung cảnh
buổi hẹn đêm muộn cho đến với sự cô đơn, bóng tối, và sự bất chắc.
ban đêm, một
30 những tình huống xấu xa hơn, Nỗi sợ hãi có thể được nêu rõ qua những
người đàn ông
đôi khi còn có cả một tay xã câu chuyện xã hội đen. Tương tự như với
dựa vào một cột
hội đen đang sắp lâm vào thế Tranh 18BM, phương pháp xử lý những
đèn.
nguy hiểm nỗi sợ hãi và phản ứng của thân chủ đối
Thẻ 20 với nguy hiểm vật lý cần được lưu ý.

22
III. CÁCH PHÂN TÍCH & DIỄN GIẢI KẾT QUẢ

1. Các khía cạnh quan trọng trong quá trình diễn giải

Các khía cạnh để diễn giải thường dựa trên 3 tiêu chí sau: (1) Nội dung câu chuyện; (2)
cấu trúc câu chuyện và (3) Hành vi quan sát được khi kể chuyện.

1.1. Nội dung câu chuyện

Những chất liệu hữu ích cho việc diễn giải thường đến từ việc tập trung vào anh hùng
(the hero) hoặc nhân vật chính của câu chuyện; mối quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện;
dáng vẻ của môi trường được miêu tả trong câu chuyện và kết quả của câu chuyện.

Về nhân vật chính

Nhân vật chính thường được nói đến nhiều nhất, người có cảm xúc và cảm nhận thường
xuyên được đề cập, người chủ động trong các hoạt động quan trọng hoặc nhân vật mà ở đó
thông tin của thân chủ được bộc lộ (phóng chiếu). Nếu thông tin không quá rõ ràng, nhân vật
chính thường là nhân vật giống thân chủ nhất về tuổi tác, giới tính hoặc các đặc điểm khác
(Bellak & Abrams, 1997).

Nhu cầu và động cơ của nhân vật chính dường như có liên quan đến nhu cầu và động cơ
của thân chủ. Ví dụ, nhân vật chính tham vọng và làm việc bền bỉ có thể phản ánh như cầu đạt
được thành tựu của thân chủ. Nhân vật tìm kiếm sự gắn kết của người khác có thể phản ánh
nhu cầu về sự thuộc về một nhóm nào đó, nhân vật phá hủy tài sản hoặc làm tổn thương người
khác chứng minh động cơ gây hấn mạnh. Chiều hướng của sự gây hấn (thể hiện ra bên ngoài
hay bên trong) cũng là một nguồn thông tin hữu ích. Ví dụ, một nhân vật va mạnh vào bức
tượng có thể cho thấy xu hướng gây hấn trực tiếp ra bên ngoài, trong khi một người tăng tốc
độ ô tô để đâm vào một cái cây có thể được giả định là có sự gây hấn hướng vào bên trong.

Hành vi của nhân vật chính thường là sự hòa trộn của nhu cầu, mong muốn hoặc khát
vọng hành động của thân chủ.

Chức năng cái tôi của chủ thể (bao gồm tự nhận thức bản thân, ý thức về năng lực, sự
phán xét và sự thống nhất về nhân cách) có liên quan đến sự miêu tả về nhân vật chính của thân
chủ. Người đánh giá nên xem xét thái độ của chủ thể hướng đến nhân vật chính, như thể điều
này phản ánh cách nhìn về bản thân (self-view) của họ. Ngoài ra, khả năng của nhân vật chính
trong việc đạt được mục tiêu minh họa cho ý thức về năng lực bản thân của chủ thể. Để đánh
23
giá về chất lượng sự phán xét của chủ thể, người đánh giá có thể nhìn vào sự xứng đáng trong
quyết định của nhân vật chính và những đánh giá về hậu quả của hành động đó. Ngoài ra, chức
năng cái tôi cũng có thể được đánh giá thông qua bối cảnh mà các đòi hỏi của cái Siêu tôi, cái
nó và thế giới bên ngoài đang xung đột. Thực tế, sự chính xác của cái Siêu tôi của chủ thể được
đánh giá nếu sự trừng phạt của nhân vật chính là phù hợp trong các trải nghiệm tội phạm. Liệu
sự trừng phạt là khắc nghiệt hay khoan dung? Nếu những hình phạt có vẻ không đồng nhất, có
thể cái Siêu tôi đang khó để hòa nhập tốt. Sự cân bằng giữa cái nó (id) và cái tôi (ego) có thể
được phân tích bằng việc kiểm tra khả năng của nhân vật chính trong việc trì hoãn sự thỏa mãn/
hài lòng và nhấn mạnh nhu cầu và cảm giác ngay cả trong những cách kiểm soát và mất kiểm
soát.

Sự xung đột của chủ thể được minh họa thông qua những nhu cầu đang bị xung đột với
cái siêu tôi của nhân vật chính hoặc của môi trường, và những nhu cầu đang xung đột lẫn nhau.
Cũng giống như những xung đột, những lo âu của chủ thể được phát hiện thông qua những nỗi
sợ và sự không thoải mái của nhân vật chính.

Phản ứng của nhân vật chính về những xung đột và lo âu trên chính là cơ chế phòng vệ
của chủ thể. Người đánh giá nên lưu ý về độ phù hợp của các phản ứng, hoặc cơ chế phòng vệ
của chủ thể trong việc tránh khỏi sự lo lắng/ trầm cảm bằng cách kiểm tra chất liệu cung cấp
trong câu chuyện và hành vi của chủ thể qua biểu hiện phòng thủ. Điều này giúp biểu lộ mức
độ thích ứng của cơ chế phòng vệ đang được sử dụng hoặc những cơ chế phòng vệ này đang
can thiệp vào chức năng thích ứng.

Về các mối quan hệ đối tượng

Thái độ hướng đến, hoặc mối quan hệ với các nhân vật bố mẹ thì thường được nhận diện
qua các thẻ 2, 5 6BM, 7BM, 7GF, 12F và đôi khi trong thẻ 8BM, 6GF, và 12M (Rapaport và
cộng sự, 1968). Mối quan hệ với đối tác tình dục thường được nhận diện qua các thẻ 4, 10,
13MF và đôi khi là 5, 15, 17GF, 3GF và 6GF (Rapaport và cộng sự, 1968).

Người đánh giá nên nhìn nhận mối quan hệ trong câu chuyện như là mô tả về xu hướng
của chủ thể trong các mối quan hệ của họ. Ở mức độ nào mà những mối quan hệ không có các
yếu tố thích ứng phù hợp với tình huống trong quá khứ hơn là tình huống ở hiện tại? (To what
extent are the relationships free of maladaptive elements more appropriate to childhood
situations than present ones?) Liệu những mối quan hệ được định nghĩa bởi những xung đột
24
chưa được giải quyết, gây hấn, chưa trưởng thành, khổ dâm & bạo dâm? Liệu những mối quan
hệ làm thỏa mãn những nhu cầu về tính dục, gây hấn và cái tôi? Có phải nhân vật chính thường
phản ứng với người khác với tự chủ, đồng cảm, thấu cảm hay bực dọc, xung đột, thiếu hài lòng?
Những phản ứng cảm xúc mà nhân vật chính phản ứng với người khác là gì? Liệu nhân vật
chính có dự đoán trước được những người khác sẽ đối xử với họ như thế nào?

Về nhận thức về môi trường xung quanh

Thông qua những thái độ và cuộc chạm trán của nhân vật chính, người đánh giá có thể
nhìn thấy cách nhìn của chủ thể về thế giới xung quanh. Lý do là bởi những kí ức của chủ thể
trong quá khứ ảnh hưởng đến sự kì vọng của họ về tương lai. Có thể trả lời những câu hỏi sau:
Liệu thế giới bên ngoài thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của nhân vật chính? Liệu môi
trường bên ngoài đóng vai trò là vật cản hay tạo điều kiện cho nhân vật chính đạt được mục
tiêu của mình? Môi trường thân thiện hay thù địch? Liệu nhân vận chính thoải mái hay xung
đột với môi trường sống của anh/cô ấy? Tìm kiếm những dạng trở ngại môi trường nào, tần
suất và điểm mạnh của môi trường sống trong câu chuyện kể của chủ thể.

Cái kết của câu chuyện

Câu chuyện của chủ thể được giải quyết như thế nào dự đoán những thông tin tiềm năng
về chủ thể. Chẳng hạn:

 Cái kết hạnh phúc hoặc bất hạnh: sự tích cực/ tiêu cực.
 Mức độ thực tế của cái kết: những yêu tố mong muốn có được thỏa mãn hay không.
 Sự thành công của nhân vật chính trong việc đạt được mục tiêu, thỏa mãn nhu cầu, giải
quyết xung đột: ý thức về năng lực của bản thân.

Lưu ý: cần để tâm đến mức độ phù hợp của câu chuyện so với các kích thích từ thẻ (thường
được so sánh qua các tiêu chuẩn/ xu hướng chung). Bởi có 3 nhân tố cấu thành phản ứng câu
chuyện của chủ thể: (1) kích thích từ thẻ tranh; (2) Môi trường đánh giá; (3) trải nghiệm bên
trọng của chủ thể. Karon (1981) đề xuất rằng nếu phản ứng càng ít trùng khớp với thẻ, càng
nhiều ý nghĩa có thể gợi ra. Do vậy, càng nhiều phóng chiếu diễn ra, càng nhiều phản ứng nên
được chú trong trong quá trình phân tích/ diễn giải.

25
1.2. Cấu trúc câu chuyện

Cấu trúc của câu chuyện kể bao gồm một số yếu tố mà người đánh giá cần lưu ý trong
quá trình diễn giải như sau:

 Giọng điệu cơ bản của câu chuyện được phân tích thông qua cảm xúc, những giả định
(assumptions), sự lạc quan hoặc bi quan. Logic của câu chuyện có thể phản ánh quá trình
xử lý thông tin của chủ thể trong cuộc sống. Mức độ mà câu chuyện gần gũi, phù hợp
với thực tế cũng có thể phản ánh những yếu tố tâm lý ẩn sâu bên trong cần được khám
phá. Đặc biệt, tính toàn vẹn và tính liên kết của câu chuyện cũng là chỉ báo quan trọng
để khám phá chức năng cái tôi của chủ thể (subject’s ego fuctioning).
 Cách sử dụng ngôn ngữ của chủ thể: Cách sử dụng câu từ linh hoạt, đa dạng với tính từ,
trạng từ, đại từ hay các câu ghép cũng có thể phản ánh trí thông minh của chủ thể (Stein,
1981). Ngoài ra, ngữ pháp nghèo nàn có thể phản ánh trình độ giáo dục thấp, hoặc sự
thiếu thống nhất giữa các kích thích tương tự nhau trong các thẻ tranh có thể phản ánh
sự lo âu trước các kích thích. Câu từ tục tĩu có thể phản ánh sự kiểm soát động lực bên
trong thấp hoặc sự gây hấn hướng đến người đánh giá.
 Các mốc thời gian được đề cập trong câu chuyện (quá khứ, hiện tại, tương lai): phản ánh
giai đoạn nào có thể ảnh hưởng lớn đến chủ thể. Để ý đến thời gian diễn ra của câu
chuyện, giai đoạn nào bị bỏ qua. Tương lai có phải là điều đáng sợ? Liệu quá khứ có
được xem là những ngày tươi đẹp nhất?...
 Những yếu tố bị bỏ qua trong thẻ (omissions): có thể liên quan đến những lo hãi/ lo âu
hoặc xung đột mà chủ thể tránh đối diện.
 Những yếu tố được thêm vào trong thẻ (additions): có thể phản ánh những mong muốn
hoặc nỗi sợ hãi của chủ thể.
 Phân tích theo chuỗi (sequency analysis): việc được tiếp xúc với một chuỗi nhiều tranh
liên tiếp khác nhau cũng có thể được ví như việc đối diện với nhiều sự kiện kế tiếp nhau
trong cuộc sống hằng ngày  từ đây có thể quan sát và nhận biết cách chủ thể phản ứng
sau nhiều cảm xúc đa dạng diễn ra. Việc xem xét phản ứng của chủ thể với bức tranh
hiện tại so với bức tranh trước và sau đó có thể giúp hiểu thêm về cơ chế phòng vệ của
chủ thể, hoặc cách ứng phó với stress.

26
 Độ dài và thời gian kể chuyện: trong văn hóa phương Tây, bình quân 100 từ kể trong 3
phút là trung bình, trong đó câu chuyện được kể khoảng 20s sau khi thẻ được đưa ra
(Rapport & cộng sự, 1968). Nếu đi chệch khỏi xu hướng chung này cũng nên là một mối
quan tâm. VD, phản ứng quá nhanh trước các bức tranh phản ánh tính hấp tấp, bốc đồng;
trong khi phản ứng quá chậm có thể được xem là tính cách phòng vệ hoặc quá trình tư
duy chậm chạp…

1.3. Hành vi quan sát được trong khi đánh giá

Hành vi quan sát được trong khi đánh giá có thể phản ánh suy nghĩ, cảm xúc, những nỗi lo
âu của chủ thể trong phản ứng với các kích thích. Một số lưu ý đáng để tâm trong quá trình giải
nghĩa như sau:

 Chất lượng tương tác với người đánh giá: thái độ, giao tiếp mắt, sự thân thiện hoặc sự
phù hợp trong tương tác… nên được cân nhắc khi diễn giải nội dung câu chuyện.
 Những bình luận ngoài lề câu chuyện: (1) hoài nghi/ nghi ngờ bản thân (“Ôi tôi không
giỏi làm việc này, tôi không sáng tạo”) phản ánh cái nhìn về khả năng/ năng lực bản
thân của chủ thể; (2) Phản ứng bằng lời với một số thẻ nhất định (thẻ không liên quan
đến cuộc sống của họ; việc họ thích hay không thích bối cảnh câu chuyện) có thể được
coi như cơ chế phòng vệ, né tránh việc tạo dựng cốt truyện; (3) cho rằng câu chuyện quá
lỗi thời có thể phản ánh có một vài kích thích nhất định gây lo âu hoặc cảm giác không
thể chấp nhận được ở chủ thể.
 Hành vi phi ngôn ngữ phản ánh nỗi lo âu: đỏ mặt, bối rối, cắn móng tay/ chân không
ngừng, cười, vẻ mặt nghiêm trọng/lo lắng, thay đổi tốc độ giọng nói,…  những điều
này có thể phản ánh những xung đột của chủ thể.
 Phản ứng của chủ thể trước lời hướng dẫn của người đánh giá (những câu hỏi thêm như
cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật, cái kết….): có phàn nàn, hay vui vẻ làm theo, hoặc có
bất kì sự ngập ngừng, né tránh nào không…

2. Cách tính điểm:

2.1. Quy trình tính điểm:

Bước 1: Tổng hợp thành một bảng gỡ băng hoàn chỉnh về phản hồi của thân chủ với các tranh
được đưa ra.
27
Bước 2: Tiến hành chấm điểm:

 Câu trả lời của mỗi thẻ được cắt nghĩa và ghi lại trên một phiếu chấm riêng biệt (phụ lục
phiếu chấm là bảng 11.1)
 Riêng mục “Sự trưởng thành của cái Tôi”, kết quả điền vào phiếu chấm (11.1) dựa trên
cách chấm điểm của bảng 11.2. Ở bảng này, các hàng ngang được đánh số theo thứ tự
từ 1-13 thể hiện các thẻ được sử dụng, các hàng dọc được ghi chú theo thứ tự từ I-XII
thể hiện 12 chủ đề liên quan đến chức năng của cái Tôi.
 Khi đưa kết quả từ bảng 11.2 vào phiếu chấm 11.1 ở mục “Sự trưởng thành của cái Tôi”,
đối với mỗi loại điểm, người tiến hành nên viết tắt quan sát của họ về cá nhân. Trong
một số phần, người tiến hành được yêu cầu chỉ ra mức độ quan trọng hay sức mạnh cho
cá nhân bằng cách đánh  (hiện diện các đặc tính),  (vừa phải), hoặc  (mạnh).

Bước 3: Dựa vào kết quả chấm điểm của mỗi thẻ, tổng hợp và viết thành một báo cáo đánh giá,
trong đó phân tích/ diễn giải kết quả dưới dạng các chủ đề chính. Việc diễn giải cần lưu ý các
vấn đề sau:

 Khi việc cho điểm đã hoàn tất, việc chuyển đổi thông tin thành bản mô tả thân chủ khá
dễ dàng. Việc cho điểm và diễn giải có thể thực hiện cùng một lúc. Nói cách khác, người
tiến hành có thể mở rộng và phân tích sâu khâu cho điểm để đưa ra kết luận về thân chủ
dựa vào các chủ đề trong các câu chuyện. Bellak và Abrams (1997) đề xuất 3 cấp độ
diễn giải đó là (a) mô tả, ( b) diễn giải, và (c) chẩn đoán. Cấp độ mô tả là sự nhắc lại
ngắn gọn câu chuyện, đã được nói đến trong mục 1 của Bảng Phân tích. Cấp độ diễn
giải mở rộng cấp độ mô tả bằng cách thay thế nó bằng câu mở đầu bằng “Nếu người
này…thực hiện X, thì hậu quả là Y”. Ví dụ, phần mô tả cho Tranh 1 có thể là: “Cậu bé
luyện tập để nâng cao trình độ”. Mô tả “diễn giải” sẽ là: “Nếu A luyện tập, cậu/cô sẽ
tiến bộ”. Cấp độ chẩn đoán là 1 sự mở rộng xa hơn của kết luận về thân chủ. Ví dụ cho
Tranh 1: “Thân chủ có nhu cầu thành đạt cao với mức độ tự đánh giá bản thân cao”.
 Những đặc điểm cốt lõi của thân chủ có thể được ghi lại vào phần tổng kết. Báo cáo
cũng có thể được đưa ra dựa vào thông tin của 10 hạng mục đánh giá. Những hạng mục
này được phân chia thành các khu vực sau:
o Các cấu trúc và nhu cầu vô thức: mục 1 đến mục 3.
o Khái niệm về thế giới và nhận thức con người: mục 4,5.

28
o Các chiều hướng nhân cách: mục 6 đến mục 10.

Bảng 11.1. Bảng Phân tích TAT và CAT của Bellak

1. Chủ đề chính: (cấp độ “chẩn đoán”): Nếu muốn thêm cấp độ “mô tả” và “diễn
giải”, có thể sử dụng một tờ giấy nháp.
2. Nhân vật chính: tuổi___ giới tính___ năng khiếu______ khả năng__________
Sở thích _______ nét nhân cách _______ hình ảnh bản thân________________
Sự thích nghi (,,) và/hoặc hình ảnh bản thân_______________________
3. Các nhu cầu chính và xung năng của nhân vật chính:
a. Nhu cầu về hành vi của nhân vật chính (như trong truyện):_______________
Ý nghĩa:_______________________________________________________
b. Các hình ảnh, đồ vật, hoặc bối cảnh được thêm vào:____________________
Tương ứng với nhu cầu về:_______________________________________
c. Các hình ảnh, đồ vật, hoặc bối cảnh bị lược bỏ:_______________________
Tương ứng với nhu cầu về:_______________________________________
4. Quan niệm về môi trường (thế giới):_________________________________
5. a. Hình ảnh cha mẹ (nam____ nữ____) được nhìn nhận như _______________
Phản ứng của nghiệm thể đối với mục a: _______________________________
b. Hình ảnh người cùng tuổi (nam____ nữ____) được nhìn nhận như_________
Phản ứng của nghiệm thể đối với mục b:________________________________
c. Hình ảnh anh/chị/em (nam____ nữ____) được nhìn nhận như_____________
Phản ứng của nghiệm thể đối với mục c:_______________________________
6. Các xung đột nổi bật:
________________________________________________________________
________________________________________________________________
7. Bản chất của lo âu về: ()
Tổn hại về mặt thể chất và/hoặc sự trừng phạt:___________________________
Sự bất đồng/không được chấp nhận:___________________________________
Thiếu hụt hoặc mất đi tình yêu thương_____Bệnh tật hoặc bị thương tật_______
Bị bỏ rơi___________________ Bị tước đoạt các nhu cầu__________________
Bị quyền lực trấn áp và bất lực______________Cảm thấy cô độc____________
Bội thực__________________ Các nỗi lo khác__________________________
8. Các cơ chế phòng vệ cơ bản chống lại các xung đột và lo hãi ():

29
Dồn nén___________Hình thành phản ứng____________Chia tách__________
Thoái lui___________ Chối bỏ______________ Phóng nội________________
Tự cô lập______________________________Hủy hoại___________________
Hợp lý hóa_______________________ Cơ chế khác______________________
9. Mức độ phù hợp của cái Siêu Tôi được thể hiện quá sự “trừng phạt” hoặc
“phạm tội” ()
Phù hợp___________________________Không phù hợp__________________
Quá khắt khe (hoặc trừng phạt ngay tức thì)_____________________________
Không đồng bộ _______________________ Quá hời hợt__________________
Hoặc: ___________________________________________________________
Trì hoãn phản ứng dừng ban đầu_____________________________________
Nói lắp_________________________Khác_____________________________
10. Sự trưởng thành của cái Tôi, được thể hiện qua (,,)
Nhân vật chính: Trưởng thành _____________Chưa trưởng thành___________
Kết thúc câu chuyện: Có hậu______________ Không có hậu_______________
Thực tế_____________ Phi thực tế__________________
Kiểm soát xung năng _______________________________________________
Các quá trình tư duy được biểu lộ thông qua cốt truyện: (,,)
Rập khuôn____________ Nguyên mẫu ___________ Hợp lý______________
Toàn vẹn ____________ Không toàn vẹn _________ Bất hợp lý ___________
Xáo trộn ____________ Cứng nhắc _____________Có vấn đề_____________
Trí tuệ __________________________________________________________
Mức độ trưởng thành ______________________________________________
Các dấu hiệu về mặt cơ thể__________________________________________

Bảng 11.2. Thang đánh giá chức năng Cái Tôi từ kết quả TAT

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
Kiểm tra thực tế I
của Cái Tôi
Chức năng

Phán xét II
Cảm giác thực tế về III
thế giới và về bản
thân

30
Quy tắc và kiểm soát IV
nỗ lực, ảnh hưởng,
và xung năng
Quan hệ đối tượng V
Quy trình Tư duy VI
ARISE VII
Chức năng phòng vệ VIII
Rào chắn kích thích IX
Chức năng chủ động X
Chức năng tổng hợp- XI
thống nhất
Quyền làm chủ XII
Nhiễu tâm phổ 1-6
Ranh giới phổ 4-8
Loạn thần phổ 6-10
Bình thường phổ 8-13

2.2. Hướng dẫn làm rõ các nội dung tính điểm

2.2.1. Chủ đề chính

Nhà tâm lý trình bày lại các yếu tố thiết yếu của mỗi câu chuyện dưới dạng một bảng tóm
tắt. Mỗi câu chuyện có thể có một hoặc nhiều chủ đề cần được trình bày lại.

Một mặt, sự tóm tắt này có thể dựa trên quan sát và tự trình bày câu chuyện của thân chủ,
sao cho càng gần với ngôn từ và trải nghiệm trong câu chuyện của thân chủ càng tốt. Mặt khác,
các người tiến hành có thể phải chuyển đổi mô tả của cá nhân trong câu chuyện lên mức độ
diễn giải (Interpretive level) hoặc thậm chí là mức độ chẩn đoán (Diagnostic level). Câu chuyện
trình bày lại nên ngắn gọn và nên nhằm mục đích trích xuất ra bản chất của những gì được mô
tả.

2.2.2. Nhân vật chính

Các nhân vật chính thường là người được nói đến nhiều nhất trong chuyện. Các thông tin
về cảm xúc, niềm tin và hành vi của họ được đưa ra nhiều hơn các nhân vật khác. Kết quả là,
thân chủ được giả định đồng nhất với nhân vật này.

31
Bản Phân tích còn yêu cầu nhà lâm sàng đánh giá nhân vật chính về mặt thứng thú, nét
nhân cách, năng lực, sự thích nghi và hình ảnh cơ thể. Sự thích nghi của nhân vật chính là khả
năng hoàn thành nhiệm vụ về mặt xã hội, tình cảm, đạo đức, và/hoặc trí tuệ sao cho hợp lý.
Mức độ thích nghi này có thể liên quan trực tiếp đến sức mạnh Cái Tôi của nhân vật chính hay
thân chủ. Hình ảnh cơ thể đề cập đến phong cách và đặc trưng mà cơ thể hoặc bộ phận cơ thể
làm đại diện. Miêu tả trực tiếp về cơ thể thường dễ dàng giải thích tuy nhiên nếu là phần đại
diện gián tiếp như một số đặc điểm mang tính biểu tượng như trong tranh 1 (TAT) có thể được
nêu ra.

2.2.3. Nhu cầu chính và xung năng của nhân vật chính

Các nhu cầu hành vi được đánh giá trong câu chuyện là các nhu cầu cơ bản nhất của thân
chủ được thể hiện trong câu chuyện (ví dụ, cảm xúc, gây hấn, thành tích). Các mô tả của những
nhu cầu này là sản phẩm tưởng tượng của thân chủ và có thể phản ánh nhu cầu có ý thức trong
thực tế và các nhu cầu tiềm ẩn.

Nhà lâm sàng cũng nên lưu ý bất kỳ nhân vật, đồ vật, hoặc các tình huống được thêm vào
cũng như bị bỏ qua mà đáng lẽ phải có mặt. Ví dụ, sự thêm vào một số lượng lớn các loại vũ
khí, đồ ăn, và tiền bạc có thể gợi ý đến nhu cầu cao về gây hấn, nuôi dưỡng, hay thành công tài
chính. Sự bỏ qua các đối tượng quan trọng trong câu chuyện có thể gợi ý một số khía cạnh của
sự dồn nén, chối bỏ, hoặc lo âu có liên quan với các đối tượng bị bỏ qua.

2.2.4. Quan niệm về môi trường (Thế giới)

Nhà lâm sàng nên tóm lược lại các khái niệm quan trọng nhất và mạnh mẽ nhất về môi
trường của thân chủ, có thể được nhận biết qua số lượng và sức mạnh của các từ dùng để miêu
tả ví dụ như thù địch, đầy nguy hiểm hoặc nuôi dưỡng. Kết luận về quan niệm thế giới có thể
bao hàm ý nghĩa chung cho nhân vật chính - ví dụ, môi trường quá khắt khe hay thân chủ có
một nguồn cơ hội dồi dào.

2.2.5. Các nhân vật được nhìn nhận là…

Mục này được xây dựng dựa trên đánh giá thái độ và hành vi của nhân vật chính đối với
cha mẹ, người cùng tuổi và người ít tuổi hơn. Ví dụ, mức độ gây hấn với người cùng giới có
thể được ghi lại, cùng với (những) phản ứng của nhân vật chính (quyết đoán, xoa dịu, thù địch,
thoái lui).

32
2.2.6. Xung đột nổi bật

Những xung đột nội tâm lớn trong nhân vật chính nên được lưu ý bằng cách xem xét
những cảm xúc và hành vi hiện tại của thân chủ và đánh giá xem chúng tương đồng đến mức
nào. Đặc biệt, nhà tâm lý cần lưu ý bất kỳ sự tương phản giữa những cảm xúc/hành vi thực tế
và điều mà thân chủ nên cảm thấy. Ví dụ, họ có thể cố gắng hoàn thành hai mục tiêu trái nhau,
như nhu cầu thành tích với nhu cầu niềm vui hay nhu cầu xung đột với nhu cầu hợp tác. Xung
đột quan trọng khác có thể là giữa thực tế và tưởng tượng hoặc giữa gây hấn và tuân thủ.

2.2.7. Bản chất của lo hãi

Ngoài xung đột nổi bật, cần phải đánh giá bản chất và mức độ lo hãi của nhân vật chính
về nỗi sợ như bị tổn hại về thể chất và/hoặc trừng phạt, không được tán thành, thiếu hoặc mất
mát tình yêu, bệnh tật hoặc chấn thương, bị bỏ rơi, bị tước đoạt, bịáp đảo và bất lực, bị ăn tươi
nuốt sống, hoặc nỗi sợ khác.

2.2.8. Phòng vệ với xung đột và lo hãi

Nhà lâm sàng cần đánh giá sự hiện diện và mức độ phòng vệ chống lại sự lo hãi và xung
đột. Điều này giúp mô tả về cấu trúc tính cách của thân chủ. Mức độ phòng vệ được đánh giá
bằng cách ghi nhận tần suất xuất hiện trong mỗi câu chuyện và giữa các câu chuyện khác nhau.
Ví dụ, việc tri thức hóa xảy ra ở sáu câu chuyện cho thấy một phong cách phòng vệ cứng nhắc
và bảo thủ. Ngược lại, việc sử dụng nhiều loại phòng vệ khác nhau cho thấy thân chủ là người
linh hoạt. Có thể lựa chọn ghi đểm chính thức chối bỏ, phóng chiếu, và đồng nhất bằng cách
sử dụng Hướng dẫn Cơ chế Phòng vệ của Cramer (1996).

2.2.9. Sự Thích hợp của Siêu tôi Thể hiện bằng "Trừng phạt" với "Tội lỗi"

Nhà lâm sàng cần đánh giá mức độ phù hợp, mức độ nghiêm trọng, nhất quán, và mức độ
chậm trễ của bất kỳ hậu quả của hành vi có khả năng bị trừng phạt. Cần lưu ý về hình thức và
mức độ của hình phạt so với độ nghiêm trọng của tội lỗi. Ví dụ, một Siêu tôi nghiêm khắc khi
nhân vật gây ra những lỗi nhỏ lại bị bỏ tù hay thậm chí cái chết. Ngược lại, một Siêu tôi kém
sẽ đưa ra hậu quả nhẹ hay không có hậu quả cho các lỗi lầm nghiêm trọng. Ngoài ra cũng cần
chú ý quan sát các hành vi của thân chủ, chẳng hạn như lắp bắp hay đỏ mặt, có thể cho thấy
một Cái Siêu tôi quá khắc nghiệt.

2.2.10. Sự trưởng thành Cái Tôi


33
Nhìn chung, mức độ trưởng thành Cái Tôi được chỉ ra bởi chất lượng hòa giải giữa các
xung đột khác nhau của nhân vật chính. Điều này thường được phản ánh trong hiệu quả sử
dụng kỹ năng liên cá nhân của nhân vật chính. Nhà lâm sàng có thể thực hiện những quan sát
cụ thể độ an toàn, chất lượng, độ hiệu quả, linh hoạt, và phong cách giải quyết vấn đề của thân
chủ. Chất lượng tổng thể (kỳ lạ, đầy đủ, nguyên bản, vv) của quá trình tư duy cũng cần được
đánh giá.

Bellak cung cấp một hạng mục nữa không được đánh số để đánh giá trí tuệ của thân chủ.
Các cách phân loại truyền thống rất cao, cao, trung bình cao được ông sử dụng. Ông đưa ra một
phần bổ sung cho phép đánh giá tổng thể mức độ trưởng thành của thân chủ.

Ngoài các hạng mục TAT truyền thống được mô tả, Bellak và Abrams (1997) đưa ra thang
đo đánh giá 12 chức năng Cái Tôi (I-XII trong bảng 11.2). Đánh dựa trên câu chuyện thân chủ
đã cung cấp và quan sát hành vi có liên quan. Từ đó tạo ra một đồ thị bằng cách kết nối các xếp
hạng tóm tắt trên Hình 11.2. 12 chức năng được định nghĩa ngắn gọn như sau.

Kiểm tra thực tế

Biến này đánh giá mức độ mà thân chủ tri giác và liên hệ một cách chính xác với môi
trường bên ngoài. Nó đòi hỏi thân chủ phải đánh giá chính xác về cả môi trường vật lý và về
các chuẩn mực và kỳ vọng xã hội cũng như một tri giác chính xác về kiểm tra thực tế bên trong
và mức độ tinh tế về mặt tâm lý. Mức độ kiểm tra thực tế được đánh giá một phần bằng cách
ghi nhận mức độ hiểu rõ nhu cầu, cảm xúc, giá trị và niềm tin của thân chủ. Độ chính xác trong
tri giác thời gian và địa điểm cũng nên được đánh giá.

Phán xét

Năng lực hiểu rõ tình hình của thân chủ, đặc biệt là khi có sự xuất hiện các mối quan hệ
liên cá nhân, và chuyển từ ý tưởng đó thành một phản ứng hiệu quả, mạch lạc là gì? Ngoài ra,
đánh giá mức độ phán xét của thân chủ nên bao gồm sự đánh giá các hậu quả xã hội và thể chất
cùng với các kế hoạch tiếp theo.

Cảm giác thực tế về thế giới và về bản thân

Ở đây, nhà lâm sàng đánh giá các rối loạn trong ý thức của thân chủ về bản thân, chẳng
hạn như những trải nghiệm phân tách, mất nhân cách, và hiện tượng dejà vu. Các rối loạn cũng
liên quan đến cảm nhận thực tế hay phi thực tế trong nhận thức của thân chủ về môi trường.
34
Đặc biệt, cảm giác thực tế/phi thực tế này liên quan như thế nào đến mức độ phối hợp các bộ
phận cơ thể thân chủ? Các khía cạnh khác liên quan đến việc đánh giá có thể là mức độ cá nhân
hóa so với sự khác biệt, cảm nhận tự trọng, và mức độ cá nhân trải nghiệm sự phân biệt giữa
mình với người khác và với thế giới bên ngoài.

Quy tắc và kiểm soát nỗ lực, ảnh hưởng, và xung năng

Biểu hiện các xung năng của thân chủ trực tiếp hoặc gián tiếp như thế nào? Chúng có thể
bị kiểm soát và trì hoãn một cách thích hợp và hiệu quả hay không? Khả năng chịu đựng cao
giúp ích như thế nào khi thân chủ thất vọng như? Thân chủ được kiểm soát lỏng lẻo hay khắt
khe? Thân chủ có thể giám sát các xung năng và thể hiện chúng theo cách thức mới thích hợp
hơn hay không? Mỗi lĩnh vực cần được xem xét để đưa ra đánh giá cuối cùng cho hạng mục
này.

Quan hệ đối tượng

Đến mức độ nào thì mối quan hệ tối ưu của thân chủ được liên hệ, ủy thác, và đầu tư vào
người khác một cách thích hợp? Độ dài tiêu biểu của các mối quan hệ là gì? Chất lượng tổng
thể của chúng là gì? Bất kỳ sai lệch, và mức độ đáp ứng nhu cầu của thân chủ đều cần được lưu
ý. Thân chủ trưởng thành và thoát khỏi mô hình liên cá nhân kém thích ứng như thế nào? Đến
mức độ nào thì anh/cô ta bị ảnh hưởng quá nhiều hay quá ít bởi người khác? Khu vực này có
thể được đánh giá chính thức thông qua Thang đo Nhận thức Xã hội và Quan hệ Đối tượng
(Social Cognition and Object Relations Scale; SCORS) của Westen (1995) bằng cách đánh giá
tám chiều cạnh: (1) phức hợp của đại diện con người; (2) chất lượng tình cảm của mối quan hệ;
(3) mức độ đầu tư tình cảm trong các mối quan hệ; (4) mức độ đầu tư tình cảm vào các giá trị
và chuẩn mực đạo đức; (5) hiểu biết về quan hệ nhân quả xã hội; (6) trải nghiệm và quản lý
xung năng gây hấn; (7) tự trọng; và (8) bản sắc và sự gắn kết của bản thân.

Quy trình Tư duy

Hạng mục này đòi hỏi đánh giá sự đầy đủ và thống nhất chung về quá trình tư duy của
thân chủ. Do đó, nhà lâm sàng cần chú trọng đến mức độ chú ý, tập trung, trí nhớ, khả năng
ngôn ngữ và lý luận trừu tượng. Thân chủ có bất kỳ sai lệch, ảo tưởng, hoặc các liên tưởng bất
thường nào hay không? Quá trình suy nghĩ có rõ ràng và đầy đủ không? Suy nghĩ có phi thực
tế, vô lý, và đặc trưng bởi sự xâm nhập của quá trình tư duy cơ bản không?

35
ARISE (Thoái lui Thích nghi trong Hoạt động của Cái Tôi; Adaptive Regression in the
Service of the Ego)

Thân chủ có thể tạm thời giảm phòng vệ để nâng cao nhận thức và giúp đỡ giải quyết vấn
đề không? Việc làm này sẽ cho phép thể hiện tương đối tự do một quá trình tư duy cơ bản mà
trong đó thân chủ có thể tiếp cận bản thân và những người khác từ những quan điểm khác nhau.
Nhà lâm sàng còn cần chú ý đến cách thức tái hòa nhập và tái tổ chức lại một cách đầy đủ
những hiểu biết và quan điểm phát sinh từ việc giảm phòng vệ của thân chủ. Việc phản hồi với
TAT có thể được xem là cơ hội cho phép đưa sự thoái lui tạm thời này vào hoạt động tưởng
tượng, với mục tiêu giúp tiết lộ, giải quyết vấn đề, và tìm hiểu các khía cạnh của bản thân. Các
câu hỏi có thể bao gồm liệu thân chủ tiếp cận nhiệm vụ phản hồi một cách dễ dàng hay có
phòng vệ?. Câu chuyện có phong phú và sáng tạo, hay gượng ép và phòng vệ? Khi họ bước
vào những tưởng tượng, họ lạc lối và kể chuyện không mạch lạc hay họ có thể sắp xếp các nội
dung một cách hợp lý?

Chức năng phòng vệ

Hạng mục này đòi hỏi nhà lâm sàng đánh giá mức độ phòng vệ của thân chủ khỏi các
xung năng và xung đột gây lo hãi bên trong. Chúng có quá nhiều, thiếu sót, thích nghi/kém
thích nghi không? Nhìn chung, chúng hiệu quả đến mức nào? Cá nhân đã trải nghiệm bao nhiêu
lo âu và trầm cảm? Các loại và sức mạnh của phòng vệ đã được tóm tắt trong mục 8 của Bảng
phân tích để nhà lâm sàng có thể tham khảo khi cần. Tuy nhiên, hạng mục VIII này khác biệt
ở chỗ nó là một đánh giá tổng thể về hiệu quả phòng vệ, nó huy động tất cả các nguồn thông
tin có sẵn khi thân chủ làm việc với nhà lâm sàng.

Rào chắn kích thích

Rào chắn kích thích của thân chủ đề cập đến cách phản ứng của cá nhân trước những sự
kiện khác nhau (ngưỡng cao/thấp). Cá nhân có quá nhạy cảm với những lời chỉ trích nhẹ nhàng
hoặc căng thẳng ở mức thấp hay không? Họ có phản ứng với tình huống khó chịu bằng sự giận
dữ, hung hăng, quyết đoán, thu hồi, vô tổ chức, và/hoặc trả thù hay không?

Chức năng chủ động

Đến mức độ nào thì thân chủ bị gián đoạn bởi một số ý tưởng, cảm xúc, xung đột, hoặc
xung năng? Nếu thân chủ cảm thấy bị phá vỡ, điều ấy tổn hại đến khả năng làm việc và xã hội

36
hóa một cách độc lập như thế nào của mình hoặc để làm việc và xã hội độc lập? Thay vì hoạt
động một cách độc lập, liệu thân chủ có trở nên phụ thuộc vào người khác để đối phó, quyết
định, và bắt đầu làm gì không? Ngược lại, thân chủ có thể phát triển các hành vi chủ động, như
thói quen thích ứng, kỹ năng quản lý thời gian, hoặc sở thích, giúp cho hoạt động một cách
tương đối độc lập hay không?

Chức năng tổng hợp-thống nhất

Nhà lâm sàng phải đánh giá khả năng của thân chủ trong chủ động tiến hành hoà giải các
nhu cầu đang gặp khó khăn và mâu thuẫn. Liệu cá nhân có tri giác được sự khái quát và tương
đồnggiữa các ý tưởng, sự kiện, cá nhân khác nhau? Liệu có khả năng thỏa hiệp giữa các vùng
khác nhau của nhân cách và/hoặc các mối quan hệ liên cá nhân? Làm thế nào khả năng tích
hợp này có thể được sử dụng một cách đầy đủ trong khi vận hành với các mâu thuẫn hành vi,
thái độ, giá trị và cảm xúc?

Quyền làm chủ

Hạng mục cuối cùng này đòi hỏi đánh giá cảm giác tổng thể của thân chủ về thẩm quyền,
đặc biệt là khi nó liên quan đến hậu quả của chủ đề câu chuyện khác nhau. Nhà lâm sàng có
thể lấy được những thông tin hữu ích cho đánh giá này đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau: khả
năng giải quyết xung đột, chất lượng phòng vệ của Cái Tôi, sự toàn vẹn Cái Tôi, giải quyết
sáng tạo vấn đề, mức độ tương đối của phòng vệ cứng nhắc, tự hiệu nghiệm, và mức độ mà ở
đó cá nhân có kiểm soát bên trong so với bên ngoài. Một điều quan trọng cần xem xét là liệu ý
thức của thân chủ về thẩm quyền có là thực tế, điều này dẫn đến khả năng và thành tựu thực tế
của thân chủ. Một số thân chủ có thể đánh giá thấp hoặc đánh giá quá cao mức thẩm quyền của
họ.

IV. THỰC HÀNH TRƯỜNG HỢP

1. Trường hợp nữ trung niên (Cẩm Nhung)

1.1. Kết quả gỡ băng và phân tích từng câu chuyện

Tên khách thể: U, nữ

Tuổi: 43

37
Nghề nghiệp: tự do (làm dịch vụ spa – chăm sóc da mặt), đang sống cùng một người chồng
nhưng không có con.

Các tranh được sử dụng: 1, 2, 3, 3BM, 4, 6GF, 9GF, 12F, 12BG, 13MF.

Ghi chú: [Q: câu hỏi người đánh giá đặt ra cho khách thể để khai thác thêm cốt truyện]

Tranh 1

Cái hình tượng bức tranh mà ngồi á… ngồi như đang suy nghĩ một cái chuyện gì đó trong cuộc
sống. Chuyện gia đình làm buồn phiền…, suy nghĩ, đang ngồi suy nghĩ á… Cô nghĩ là vậy vì
cái cảnh buồn phiền, buồn phiền suy nghĩ về chuyện gia đình, chuyện cuộc sống ý.

 Phân tích kết quả:

 Chủ đề chính (tóm tắt): Một người đang ngồi suy nghĩ về chuyện gia đình, chuyện cuộc
sống với tâm trạng buồn phiền.
 Nhân vật chính: cảm xúc chủ đạo là buồn phiền trước những vấn đề trong cuộc sống
(chưa đưa ra cốt truyện, không có mở đầu và kết thúc, không có cách giải quyết…)

Tranh 2

Người phụ nữ đang ôm sách, bên cạnh đó là người đàn ông đang đi cày ruộng, bên cạnh là một
người phụ nữ đang quan sát mọi người đang làm việc, thấy giống như kiểu cô này là thư kí. Bà
này giống như kiểu làm chủ, quan sát công nhân đang làm việc…

Tranh ni tưởng tượng là ông ni đang làm nông, bà chủ để quan sát công nhân làm việc này, cô
này là giống thư ký của bà này. Cô nghĩ là… Nhìn bản mặt cô gái thì có vẻ đang bất mãn, kiểu
không hài lòng vì một câu chuyện nào đó. Lý do bất mãn vì cách làm việc hay sao đó… nhìn
về hướng bà chủ thì có vẻ cách làm việc của bà chủ làm cô không hài lòng. Cái kết là không
hài lòng về cách làm việc của bà chủ (Cô mù trong cái kết… cười…)

 Phân tích kết quả:

 Chủ đề chính (tóm tắt): Một cô thư ký đang cảm thấy bất mãn, không hài lòng về cách
làm việc của bà chủ.
 Nhu cầu và xung năng của nhân vật chính: nhu cầu người khác phải thay đổi cách
làm việc (không thể hiện trực tiếp qua câu chuyện nhưng cảm xúc và cách phản ứng thể
hiện điều này).
38
 Bản chất của lo âu về: bị quyền lực trấn áp và bất lực
 Cơ chế phòng vệ cơ bản: dồn nén (có cảm xúc nhưng chưa có chiến lược giải quyết
cảm xúc)

Tranh 3

Người ni đang bị bệnh hả…hay bị gì dậy… Theo cô nghĩ người trong bức tranh này là người
đàn ông hay phụ nữ… không nhìn ra được đàn ông hay phụ nữ luôn á nghe…

Người đàn ông này giống như bị trầm cảm vậy, dạng như mắc chứng trầm cảm, nhốt mình
trong phòng, ủ rũ, kiểu buồn bã, cô độc, không có ai nói chuyện, buồn rầu. Dạng như kiểu trầm
cảm nặng vậy đó. Mình không biết đây là phụ nữ hay đàn ông thôi.

[Q: Nếu đang có chuyện buồn như vậy thì họ vượt qua bằng cách nào?] Cái người này nếu như
có một câu chuyện buồn, trầm cảm thì họ chỉ nằm một lúc họ suy nghĩ rồi sau đó họ đứng dậy
tìm cách vươn lên chớ, sau sẽ có cuộc sống cũng khác hơn chớ… Nghĩ thông thoáng rồi thì
đứng dậy vượt lên, vượt qua khó khăn.

[Q: Cô nghĩ có ai giúp họ vượt lên không?] Cách vượt qua: vượt qua chính bản thân mình, vực
mạnh lên, bao khó khăn gì cũng vượt qua hết. Không có ai giúp họ vượt qua, họ tự đứng lên.
(Ví dụ giả dụ như cô cũng tự mình đứng lên chớ đâu ai giúp đỡ).

 Phân tích kết quả:

 Câu chuyện chính (tóm tắt): một người có biểu hiện trầm cảm, cô lập bản thân đang
suy nghĩ về vấn đề họ đang đối mặt, sau đó cố gắng để vực mình dậy vượt qua vấn đề
bằng nội lực của bản thân chứ cũng không có ai để dựa vào.
 Chi tiết bị lược bỏ trong tranh: khẩu súng/ chìa khóa → Tương ứng với nhu cầu về giải
quyết vấn đề. Nhân vật chính đang cần không gian để ẩn mình, thu mình lại.
 Cơ chế phòng vệ cơ bản: dồn nén, tự cô lập (“nhốt mình, không muốn gặp ai”)
 Cảm xúc chủ đạo: cảm xúc tiêu cực mang sắc thái mạnh (trầm cảm, ủ rũ, buồn bã, cô
độc)
 Sự trưởng thành của cái Tôi: mình có khả năng tự vực dậy, vượt qua vấn đề. (“họ tự
đứng lên chứ đâu ai giúp đỡ”; “vượt qua chính bản thân mình, vực mạnh lên, bao khó
khăn gì cũng vượt qua hết”) → xung năng xuất hiện theo quy tắc dồn nén và tự cô lập
để phòng vệ và đối diện với các tình huống trong cuộc sống, chức năng chủ động và có
39
quyền làm chủ trước tình huống (buồn như vậy thôi nhưng rồi cũng phải vực lên, tự
mình vượt qua chứ không ai giúp mình đâu)
 Suy thêm: thiếu các nguồn lực hỗ trợ về tinh thần mỗi khi gặp khó khăn, cảm xúc “trầm”
dồn nén và tích tụ khá nhiều và chưa được giải phóng.

Tranh 4

Một người chồng và một người vợ. Đây là một câu chuyện gia đình. Một người chồng đang cãi
lộn với vợ, muốn bỏ đi, vợ giữ lại. Trong một cuộc cãi vã giữa vợ chồng với nhau, ông chồng
bực mình bỏ đi thì bà vợ lại lôi ông chồng lại, níu kéo ông chồng, nói những lời động viên, giữ
ông chồng ý.

[Q: Cô nghĩ là người chồng quyết định như thế nào trước sự níu kéo của người vợ?] Theo cô
nghĩ thì ông chồng này sẽ không đồng ý trở lại và ông chồng muốn ra đi. [Q: Vậy cảm nhận
của người vợ như thế nào trước quyết định đó của người chồng?] Bà vợ thì cảm thấy hụt hẫng
nhưng mà đành chấp nhận, cam chịu… vậy chứ làm sao.

 Phân tích kết quả:

 Chủ đề chính (tóm tắt): hai vợ chồng cãi nhau, chồng muốn rời đi nhưng vợ níu kéo
bằng lời động viên, nhưng chồng không đồng ý và muốn ra đi, vợ không còn cách nào
khác phải chấp nhận. (dựa vào hiểu biết của người đánh giá về khách thể, khách thể
phóng chiếu bản thân mình vào hình ảnh người chồng, còn người vợ trong câu chuyện
đại diện cho người chồng hiện tại của cô ấy).
 Các nhu cầu và xung năng của nhân vật chính: nhu cầu về sự giải thoát khỏi mối quan
hệ nhưng bị đối phương níu giữ.
 Cơ chế phòng vệ: thoái lui (không đồng ý ở lại, quay mặt muốn ra đi)
 Cái kết của câu chuyện: không có hậu.
 Chức năng của cái Tôi: quyền làm chủ và sự chủ động vẫn nổi bật, mối quan hệ đối
tượng đang gặp vấn đề.

Tranh 3BM

Bức tranh này nói về gia đình nhiều này. Bức tranh này nói về một cô gái, đang có chuyện này,
khóc và bỏ chạy. Và tới cửa đứng lại, ôm đầu suy nghĩ có nên đi hay ở. Cũng có cái cảnh là ôm
đầu suy nghĩ là có nên đi hay ở. Chắc trong gia đình có một câu chuyện gì đó mà quá mức chịu
40
đựng với cô, nên cô ấy đau khổ tới mức khóc và bỏ chạy, nhưng mà khi ra tới ngang cửa thì cô
ấy dừng lại để suy nghĩ giống như là có nên đi hay nên ở, nếu đi rồi thì sẽ không thể quay đầu
lại nữa. Cho nên đến đây là đứng lại chứ chưa bước ra khỏi cửa này, đang còn suy nghĩ.

Nhưng cô nghĩ là cô này sẽ.. sẽ…sẽ không đi, sẽ suy nghĩ lại những chuyện đã xảy ra. [Q: điều
gì khiến cô ấy không rời đi mà vẫn suy nghĩ lại?] Lý do vì trong mỗi gia đình đều có một câu
chuyện, có một câu chuyện nào đó mà mình có thể tha thứ được, mình có thể bỏ qua được mà
mình có thể sống vì gia đình, vì con vì cái, vì mọi người. Còn một người phụ nữ mà khi họ đã
xảy ra quá nhiều chuyện khiến họ buông hết thì họ sẽ ra đi. Còn cô này cô có thể tha thứ được
nên không bước chân ra khỏi cửa. Cô sợ mình khi bước chân ra rồi thì không thể quay đầu lại
nữa.

[Q: Nếu quyết định ở lại thì cô nghĩ cô ấy sẽ có được hạnh phúc không?] Theo cô nghĩ nếu mà
cô ấy đã chọn cách ở lại thì cô ấy sẽ sống vì một điều gì đó chứ cô ấy cũng không hạnh phúc,
ví dụ như là vì con, hoặc một điều gì đó trong gia đình.

 Phân tích kết quả:

 Chủ đề chính (tóm tắt): Một cô gái đang trải qua một chuyện quá sức chịu đựng trong
gia đình, khóc và muốn bỏ chạy nhưng lại phân vân không biết nên đi hay ở. Có thể cô
sẽ chọn ở lại vì gia đình, vì mọi người nhưng sẽ không hạnh phúc.
 Nhu cầu của nhân vật chính: rời đi, thoát khỏi mối quan hệ trong gia đình.
 Xung đột nổi bật: nhu cầu được tự do, thoát khỏi đau khổ và trách nhiệm với gia đình
(mong muốn rời đi, từ bỏ mối quan hệ nhưng chọn ở lại vì những điều khác trong gia
đình).
 Bản chất của lo âu về: thiếu hụt hoặc mất đi tình yêu thương (nếu rời đi sẽ phải một
mình); việc không được chấp nhận (với vai trò của người con dâu, người con trong gia
đình mà không làm tròn trách nhiệm) → cái này tự suy từ hiểu biết chủ quan của người
đánh giá.
 Cơ chế phòng vệ: hợp lý hóa (dù biết không hạnh phúc nhưng vì những điều quan trọng
khác trong gia đình nên vẫn chấp nhận).
 Cảm xúc: có sự giải phóng (khóc, đau khổ, bất lực và mong muốn bỏ chạy).
 Kết thúc câu chuyện: thực tế nhưng không có hậu.

41
 Chức năng của cái Tôi: vẫn nổi bật quyền làm chủ và sự chủ động trong các quyết định
cá nhân; trong đó quy tắc kiểm soát xung năng vẫn có xu hướng độc lập, tự trải qua mà
không có sự hỗ trợ từ bên ngoài.

Tranh 6GF

Sau là một người đàn ông, phía trước là phụ nữ. Hai người này đang nói chuyện với nhau rất
là kịch liệt, có một câu chuyện gì đó mà hai người đang nói với nhau rất là căng. Chuyện căng
thẳng ấy. Ông sau giống như ông cha, ông ấy lớn hơn.

Đây là cha với con. Hai cha con này đang có chuyện giống như kiểu đang bực tức lắm, căng
thẳng. Đứa con thì cũng kiểu bướng, trợn mắt nhìn ông cha. Cái cách này thì theo cô là đứa con
không nghe lời ông cha, phản ứng lại lời nói, lời dạy dỗ của cha, không nghe theo lời cha. Cái
phản ứng khuôn mặt của đứa con này là đang không nghe theo lời cha. Kết cục câu chuyện
chắc cũng không hoàn hảo, không được như ý. Vì người đi trước có cách của người đi trước,
người đi sau cũng có cách nhưng mà cũng không đúng lắm.

 Phân tích kết quả:

 Câu chuyện chính (Tóm tắt): Hai cha con đang cãi nhau, cha đang răn dạy con điều gì
đó nhưng đứa con bướng bỉnh, cãi lại lời cha nói. Không khí giữa hai người căng thẳng.
 Nhu cầu chính và xung năng của nhân vật chính: mong muốn điều tốt cho con nhưng
con không nghe lời.
 Các mối quan hệ đối tượng: hình ảnh của người cha được nhìn nhận như là người đi
trước với nhiều kinh nghiệm tốt đẹp, hình ảnh của người con được nhìn nhận như là
người bướng bỉnh, không nghe lời (thái độ khách thể hướng đến người cha và con không
quá tích cực hoặc tiêu cực)
 Cơ chế phòng vệ: hình thành phản ứng (cãi nhau căng thẳng).

Tranh 9GF

Cô gái đang cầm cái gì trên tay phải không? Thấy cô này giống như tạp vụ vậy, thấy đeo cái
tạp dề, cách cầm cái khăn trên tay giống như tạp vụ… Sao thấy có người ở dưới, người ở trên.

Thấy cô này đi làm tạp vụ. Mỗi người một công việc nhưng cảm nhận của cô là cái cô ở trên
này sẽ có tâm trạng. Kiểu giống như trong tâm có nhiều chuyện kiểu như nó không có nghĩ là
mình là một người tạp vụ. Cái kiểu giống như là mình không phải là công việc này nhưng mình
42
phải làm. Cô gái ở dưới thì cũng bình thường, chấp nhận công việc của mình, công việc sao thì
mình làm vậy. Còn cô gái ở trên thì có vẻ kiêu căng hơn, không thích công việc hiện tại.

Khi không thích công việc hiện tại, cô ấy sẽ cố gắng rồi cô ấy sẽ thay đổi công việc, tìm một
công việc thích hợp hơn. Ví dụ như cô muốn mình làm công việc khác tốt hơn, nhưng vẫn sẽ
tiếp tục làm công việc này một thời gian, sau đó nếu có cơ hội, cô ấy sẽ đi kiếm một công việc
mà cô nghĩ là hợp với bản chất của mình, thích hợp với cô ấy thì cô ấy sẽ chọn. Ví dụ như đi
làm một cái nghề gì đó, hoặc đi học một cái nghề thích hợp hơn thì cô ấy sẽ chọn.

 Phân tích kết quả:

 Câu chuyện chính (tóm tắt): một cô tạp vụ đang có nhiều tâm sự vì cảm thấy công việc
mình làm không phù hợp, không thuộc về mình. Cô sẽ cố gắng tìm cách thay đổi công
việc, tìm công việc thích hợp hơn.
 Nhân vật chính: tính cách kiêu căng, cá tính, không thích thì sẽ bộc lộ rõ ràng và tìm
cách thay đổi.
 Nhu cầu và xung năng của nhân vật chính: được làm một công việc mình thật sự đam
mê.
 Cơ chế ứng phó với vấn đề: tìm cách giải quyết dài hạn và có chiến lược rõ ràng để
thoát khỏi vấn đề (vẫn tiếp tục làm công việc cũ đến khi thích hợp sẽ học thêm nghề mới
phù hợp hơn).

Tranh 12F

Người phía trước là trẻ, người sau thấy già quá. Cách này cũng không phải mẹ với con, cũng
không phải chồng vợ, người già quá, người trẻ quá. Bức tranh này cô không đoán ra được thành
cái gì luôn.

(… Tạm bỏ qua vì không mô tả được, và đi đến 2 tranh tiếp theo, rồi sẽ quay lại)

Theo cô nghĩ quan hệ của hai người này không bình thường, mẹ con cũng không phải mà vợ
chồng cũng không phải. Cô này làm thế tay (chống cằm) và núp sau lưng người đàn ông này là
lén lút để làm một cái gì đó rất mờ ám. Nhìn cái ánh mắt, khuôn mặt và cử chỉ thì mình đoán
ra được là cô ấy không có rõ ràng trong mối quan hệ. Mối quan hệ rất là mờ ám về hai người
này.

43
Cái người phụ nữ là người chủ động thì người đàn ông tuân theo chứ người đàn ông làm sao
mà giống như dạng trải qua cửa ải của người phụ nữ quyến rũ được, đúng hong. Người đàn ông
này sẽ không theo người phụ nữ này mà chẳng qua là một cuộc vui thôi. Tại vì nhìn người phụ
nữ này mưu mô, còn người đàn ông này không thích người phụ nữ mưu mô đâu. Dạng người
phụ nữ này tính toán làm một chuyện gì đó không có minh bạch á. Hai người này giống như
một cặp tình nhân lén lút mà sợ bị phát hiện.

 Phân tích kết quả:

 Câu chuyện chính (tóm tắt): một người đàn ông và một người phụ nữ đang trong mối
quan hệ không rõ ràng (tình nhân lén lút và sợ bị phát hiện). Người phụ nữ có vẻ quyến
rũ đàn ông nhưng anh ta sẽ không theo vì không thích người phụ nữ mưu mô.
 Các mối quan hệ đối tượng: hình ảnh người phụ nữ được nhìn nhận là mưu mô, toan
tính, phản ứng của nghiệm thể với nhân vật này khá phán xét; còn hình ảnh người đàn
ông được nhìn nhận thiếu lập trường vững vàng, dễ sa ngã (“Cái người phụ nữ là người
chủ động thì người đàn ông tuân theo chứ người đàn ông làm sao mà giống như dạng
trải qua cửa ải của người phụ nữ quyến rũ được”).
 Bản chất của lo âu và cơ chế phòng vệ (của khách thể): mối lo âu sâu thẳm về nỗi sợ
bị bỏ rơi và cơ chế phòng vệ là hợp lý hóa (vì không muốn chồng mình bị quyến rũ bởi
người phụ nữ khác nên hợp lý hóa rằng “người đàn ông này không thích phụ nữ mưu
mô đâu”)
 Chức năng của cái Tôi: khả năng phán xét về hành vi không phù hợp (“cặp tình nhân
lén lút mà sợ bị phát hiện”)

Tranh 13MF

Bức tranh này là một người phụ nữ chết trong một vụ giống như hỏa hoạn dậy… đúng không…
thấy tùm lum tà la… và một người chồng đang đau khổ, nhìn người vợ chết.

Người chồng chỉ đau khổ một lúc đoạn này thôi, sau khi người vợ chết đi một thời gian rồi thì
người chồng cũng bình thường, không có đau khổ giống như người ta, kiểu như người chồng
này vô tâm lắm. Tại người vợ chết nằm đó mà người chồng đứng xoay lưng vậy thì cô nghĩ nếu
người chồng thật tâm thì sẽ đau khổ và ôm người vợ khóc dễ sợ luôn á. Ở đây người chồng
đứng quay lưng lại kiểu vậy thì cô thấy người chồng này vô tâm này. Khi người vợ biết cách

44
cư xử của chồng như vậy thì rất là đau, buồn, cho nên cô ấy đã chết như vậy. (Giọng khẳng
định, khá tự tin với suy đoán của mình)

 Phân tích kết quả:

 Câu chuyện chính (tóm tắt): người vợ đã chết trong một trận hỏa hoạn và người chồng
đau khổ nhìn vợ chết, nhưng sự đau khổ của người chồng chỉ một lúc vì người chồng
rất vô tâm với vợ. Người vợ cảm thấy rất đau trước cách hành xử như vậy của chồng.
 Mối quan hệ đối tượng: hình ảnh người chồng được nhìn nhận là người vô tâm, phản
ứng của khách thể với sự vô tâm của người chồng này khá trung lập (cảm xúc không quá
mạnh, nhưng cảm nhận qua giọng điệu thì có phảng phất nỗi buồn, sự bất lực).
 Cảm xúc của nhân vật: cảm xúc mạnh, theo chiều hướng trầm (đau khổ, đau buồn).
 Nhu cầu của nhân vật chính: nhu cầu về tình yêu thương, sự quan tâm chân thành, thật
tâm (“người chồng này vô tâm lắm”, “nếu người chồng thật tâm thì sẽ đau khổ và ôm
người vợ khóc dễ sợ”)

Tranh 12BG

Tranh này không thấy người đâu vậy, thấy mỗi cảnh thôi. Tranh này rất là đẹp (cười), khung
cảnh lãng mạn, cảnh đẹp, có một chiếc thuyền ở dưới sông, nhìn phong cảnh này thì cảm thấy
rất là yêu đời. Nếu người ta buồn phiền tới đây thì sẽ phấn chấn lên hơn, tại vì khung cảnh rất
đẹp. Màu sắc khung cảnh thực sự rất rực rỡ. Ví dụ nếu một người đang có tâm trạng mà lên
đây cái là tâm trạng nó khác, thấy thoải mái vui vẻ hơn. Cuối cùng là cô thấy bức tranh đẹp.

 Phân tích kết quả:

 Câu chuyện chính (tóm tắt): một bức tranh phong cảnh đẹp, rực rỡ và là nơi tuyệt vời
để chữa lành tâm hồn cho những ai đang gặp chuyện buồn phiền.
 Nhu cầu của khách thể: nhu cầu được giải tỏa cảm xúc, nhu cầu được sống trong trạng
thái cảm xúc yêu đời, phấn chấn tinh thần.

1.2. Báo cáo tổng hợp


Qua phân tích nội dung từng tranh, người đánh giá rút ra được một số kết luận cơ bản sau:

a. Một số vấn đề khách thể đang gặp khó khăn

45
Thứ nhất, có thể thấy thân chủ đang gặp rất nhiều đau khổ trong mối quan hệ hôn
nhân với người chồng của mình. Ghép nối câu chuyện từ các tranh, chồng cô có vẻ là một
người vô tâm, thờ ơ với cô trong cuộc sống (tranh 13MF). Hơn nữa, chồng cô dễ bị sa ngã vào
các mối quan hệ không chính thống bên ngoài (lăng nhăng) với những cô gái khác (tranh 12F).
Những lúc hai vợ chồng cãi vã, chồng cô thường là người níu kéo, thuyết phục cô ở lại và cô
thường là người nắm quyền quyết định rằng không đồng ý, mong muốn rời đi (tranh 4). Cũng
vì vậy, cô cảm thấy quá sức chịu đựng với mình, cảm thấy đau khổ và nhiều lần muốn bỏ chạy,
muốn thoát khỏi mối quan hệ này (tranh 3BM). Nhưng cô gặp một xung đột rất nổi bật là không
thể quyết định được nên đi hay ở lại (tranh 3BM).

Thứ hai, liên quan đến nghề nghiệp, công việc, cô đang có cảm giác công việc đang
làm không thuộc về mình (tranh 9GF)

b. Cảm xúc chủ đạo và cách thức giải quyết xung đột

Nhìn chung, cảm xúc/ thái độ hướng về phản ứng/ hành vi của các nhân vật trong tranh
(về hình ảnh người chồng và về cô gái quyến rũ) ở mức trung tính, nhưng cảm xúc của nhân
vật chính có thiên hướng ở sắc thái trầm, với các cảm xúc như buồn, trầm cảm, đau khổ (tranh
1, 3, 3BM, 13MF, 12BG).

Đối mặt với các cảm xúc trầm buồn như vậy, các cơ chế phòng vệ chủ đạo của khách
thể là dồn nén, tự cô lập. Cô có xu hướng tự mình suy nghĩ về những việc đã xảy ra (tranh 3).
Đặc biệt, khách thể có một nội lực lớn trong việc vực mình dậy về tinh thần để vượt qua vấn
đề khiến mình đau khổ (tranh 3, tranh 9GF) chứ không dựa dẫm hay trông đợi vào những người
xung quanh, điều này có thấy sự tự chủ rất lớn ở khách thể. Tuy nhiên, mong muốn, động lực
vượt qua vấn đề của khách thể phần lớn được thể hiện trong suy nghĩ, dự định chứ chưa thật sự
hành động hoặc tưởng tượng ra những kết quả cuối cùng (được thể hiện thông qua cái kết của
các câu chuyện).

c. Những nhu cầu và xung năng chính

Trong mối quan hệ hôn nhân, khách thể có nhu cầu lớn về tình yêu thương một cách thật
tâm, chân thành, mong muốn sự quan tâm từ người chồng của mình (tranh 13MF). Bên cạnh
đó, tồn tại nỗi sợ bị bỏ rơi nếu người chồng ngoại tình và cơ chế phòng vệ hợp lý hóa (tranh

46
12F). Điều này dường như còn thể hiện mong muốn thay đổi ở người chồng – chồng giữ vững
lập trường và không dễ dàng sa vào cám dỗ của các mối quan hệ không chính thống bên ngoài.

Nổi bật nhất là xung đột nội tâm giữa việc đi hay ở trong một mối quan hệ (tranh 3GF).
Đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu được tự do, thoát khỏi đau khổ và trách nhiệm với gia đình
(mong muốn rời đi, từ bỏ mối quan hệ nhưng chọn ở lại vì những điều khác trong gia đình).

Bên cạnh đó, khách thể còn có nhu cầu được giải tỏa cảm xúc, nhu cầu được sống trong
trạng thái cảm xúc yêu đời, phấn chấn tinh thần (tranh 12BG). Tuy cảm xúc trầm khá nhiều
nhưng vẫn còn hy vọng vào cuộc sống, biểu hiện thông qua cách nhìn thiên nhiên, cách nhìn
cuộc sống vẫn còn màu sắc tươi đẹp, mong muốn tìm được lối thoát riêng cho mình để hạnh
phúc hơn.

2. Trường hợp thanh thiếu niên nam

2.1. Kết quả gỡ băng và phân tích từng câu chuyện

7/5/2023

Thời gian: 11h30

Hình thức: Online

Thông tin khách thể: DL - 15 tuổi, học sinh lớp 9

Các thẻ sử dụng: 1, 2, 5, 7GF, 12F, 12M, 15, 17BM, 18BM, 18GF

Giới thiệu về TAT và lời dẫn…

Thẻ 1: Em nghĩ là cậu bé này đang gặp một số vấn đề nội bộ gia đình, bố mẹ của cậu cãi nhau
và vô tình làm hỏng đồ chơi của cậu (nhìn hình ảnh cây đàn thành món đồ chơi yêu thích). Cậu
đang buồn vì điều này. Cậu bé này cũng không buồn đến mức não nề mà cũng chỉ buồn vừa
vừa thôi.

Vấn đề khiến bố mẹ cãi nhau: Em nghĩ là vấn đề kinh tế, kết cục câu chuyện này thì vấn đề
ngày càng lớn hơn lớn hơn và kết cục này sẽ có một vết rạn nứt lớn và cuối cùng bố mẹ cậu bé
sẽ ly thân và cậu sẽ phải chọn một trong hai người. Cậu bé sẽ chọn đi theo mẹ

→ Gắn kết hơn với mẹ, bố khá là nghiêm khắc ép cậu phải theo con đường bố đưa ra, một phần
vì gia cảnh không được tốt lắm. Mẹ đa phần sẽ ân cần và quan tâm tới con hơn.

47
→ Phân tích nội dung câu chuyện: Cảm xúc ở mức trung tính, có thể cân bằng lại được. Gia
đình có sự ảnh hưởng đối với khách thể, mối quan hệ với mẹ thân thiết hơn so với người bố.

Thẻ 2: Em nghĩ là có một chàng du mục đi đến từ một phường khác đang đến một làng quê
nhờ họ được tá túc lại và xin được làm việc. Chàng du mục thì đang trong một tình huống đi
đây đi đó, anh không muốn dừng lại một ngày nào vì muốn được trải nghiệm, luôn quý trọng
cái tuổi trẻ, muốn tận hưởng một cách trân trọng nhất.

Hai người phụ nữ trong bức tranh → Người đứng tựa vào gốc cây là người mẹ của cô gái cầm
quyển sách và cô gái đó đang là một sinh viên đại học đang về thăm nhà.

quầy đáng nhờ họ được đáng nhờ họ được tá túc lại và xin được làm việc. Hình ảnh Trần Du
Mục. Em có thể miêu tả cho chị rõ hơn đâu trong bức tranh không? Trang giống bộ phim làm
chồng một cái tinh thần đi đi đây đó. Anh không muốn phải anh, không muốn dừng lại một
ngày nào để trải nghiệm đi anh. Tiết anh luôn quý trọng cái tuổi trẻ, luôn muốn sử dụng, muốn
tận hưởng nó một cách trân trọng nhất. Vậy thì em nghĩ là hai cái người phụ nữ trong bức tranh
đấy sẽ là ai?

Kết thúc câu chuyện: Gia đình sẽ cho chàng ở lại một vài hôm sau đó sẽ tiếp tục cuộc hành
trình.

Thẻ 5: Em nghĩ đến người mẹ đang bước vào phòng của con mình nhưng mà điều khác là căn
phòng này khá cũ, bị bỏ lâu thì người con có thể đã mất hoặc đi xa như kiểu đi lính. Người mẹ
có thể đang nhớ con, bị nỗi nhớ thôi thúc bước vào phòng chắc là để ôn lại một chút kỉ niệm
nhưng khá là chần chừ.

Mối quan hệ giữa hai mẹ con → khá là tốt nhưng mà tốt theo tình cảm mẫu tử nhưng mà người
mẹ chưa thật sự hiểu con chỉ là họ đối xử tốt với nhau vì cái quy chuẩn xã hội thế thôi.

Kết thúc câu chuyện: Người mẹ này sẽ dần dần chấp nhận được là việc của mình là mất hoặc
đi xa gì đấy sẽ không quay trở lại. Một hôm thì người mẹ sẽ dọn lại căn phòng và tu sửa lại,
vượt qua nỗi đau đó.

48
Thẻ 7GF: Tranh này em lại nghĩ là vẫn là mẹ và con trong bức tranh, người con đang bị mẹ
giáo huấn về những cái lễ phong và mục đích vì gia đình này khá là khá giả và dường như là
người con khá bất mãn về điều này còn người mẹ thì không chú ý đến (phóng chiếu MQH với
người mẹ của khách thể). Người mẹ khá là nghiêm khắc và không quan tâm nhiều đến cảm xúc
của người con mà chỉ nghĩ đến việc đưa người con vào khuôn khổ của một gia đình giàu có gì
đấy.

Mối quan hệ giữa hai mẹ con → Người con thì vẫn giữ một thái độ nhất định, không phản đối
vẫn sẽ tuân theo nhưng mà khi người con đủ trưởng thành và trong một độ tuổi nhất định thì sẽ
vùng dậy phản đối lại, chống đối.

Kết thúc câu chuyện: Một là người mẹ không chấp nhận sự nổi dậy của người con và người
con sẽ bỏ đi để tìm được mục đích của mình hoặc là người mẹ sẽ dần chấp thuận và chuyện
này sẽ kết thúc tốt đẹp. Thiên hướng thứ nhất có thể xảy ra nhiều hơn.

→ Phân tích nội dung câu chuyện:

- Cơ chế phòng vệ: ban đầu dồn nén (tuân theo) nhưng sau đó thì hình thành phản ứng
(chống đối)

- Nhu cầu: được mẹ hiểu, thoát khỏi sự kiểm soát của mẹ → có xung năng gây hấn

- Liên kết ý “người con sẽ bỏ đi để được sống với chính mình” với câu chuyện tranh 5 →
hình dung người mẹ sẽ phản ứng như thế nào trong tình huống đó, kết nối nội dung hai
câu chuyện như một cách trả thù người mẹ vì đã không chịu lắng nghe mình.

- Cái siêu tôi: đáp ứng tiêu chuẩn xã hội

Thẻ 12F: Theo em chuyện này sẽ là một người nghệ sĩ, có làm việc gì đấy liên quan đến nghệ
thuật (nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ) khá là nghèo. Mẹ của anh ấy đã già (nhân vật đằng sau là người
mẹ) và họ đang gặp một vấn đề về kinh tế. Một là anh ấy chọn tiếp tục con đường đam mê của
mình hai là đi ra ngoài lao động chọn từ bỏ đam mê

Mối quan hệ bình thường giữa hai người khá là tốt, người mẹ thì ủng hộ con, cam chịu sống
với hoàn cảnh để con theo ước mơ nhưng trong thời buổi khó khăn nên khá là khó để anh có
thể giữ được theo đúng đam mê của mình.

49
Kết thúc câu chuyện: Em nghĩ là người đàn ông sẽ từ bỏ đam mê để đi kiếm sống, nhưng rồi
khi đã ổn định thì anh sẽ quay trở lại với đam mê của mình.

Trong thời gian từ bỏ đam mê → cảm xúc cáu gắt nhưng những cảm xúc ấy sẽ được giữ lại
một phần đưa vào các tác phẩm nghệ thuật trong tương lai.

→ Phân tích nội dung câu chuyện:

- Cơ chế phòng vệ: thăng hoa + dồn nén (đưa cảm xúc vào tác phẩm nghệ thuật, từ bỏ
đam mê để theo một hướng đi an toàn hơn)

- Hình ảnh bản thân: người nghệ sĩ hết mình vì đam mê

- Cái siêu tôi hướng đến việc đáp ứng tiêu chuẩn xã hội (vai trò của người con)

Thẻ 12M: Ban đầu em nghĩ đấy là bố và con nhưng mà lúc sau em nghĩ đấy là thầy và trò.
Người trò thì bị ốm (không phải vì học tập) còn người thầy thì đang đến thăm. Em nghĩ là bị
ốm một cách khá bất ngờ như kiểu bị ung thư hay điều gì đó không lường trước được. Người
trò bình thường trong lớp, cũng tầm xếp gần đứng đầu lớn cũng không phải người trò đứng
nhất của thầy. Cuộc sống khá giả cũng không phải quá giàu có, cũng bất ngờ, hụt hẫng vì tương
lai dường như bị cắt đứt một cách hoàn toàn. Bàn tay của người thầy định xoa đầu trò, vốn
không phải người thân nhất nhưng người thầy có một cảm giác gì đó với trò, khó nói được.

Kết thúc: Một thời gian ngắn sau người trò không qua khỏi còn người thầy luôn nhớ đến người
trò của mình.

Thẻ 15: Cái này em nghĩ đến một cô gái có xích mích lớn với gia đình và vô tình đã giết bố
mẹ. Cô đang đi thăm mộ của bố mẹ nhưng thật ra không quá là hối hận và đang dần bước vào
cuộc sống tăm tối hơn. Xích mích có thể là vấn đề giới tính và cô ấy đã giết chết bố mẹ bằng
một khẩu súng trong một lần bị ngược đãi.

Mô tả cụ thể hơn: Diễn ra vào thời xưa khi mà vấn đề giới tính vẫn đang nhức nhối, gia đình
không sinh được nữa chỉ có cô là con gái. Bố mẹ khá là chán ghét cô nhưng mà cô luôn luôn
can chịu trong hoàn cảnh ấy nhưng mà một lần do quá tức giận kèm theo vô tình cẩm được
khẩu súng của bố nên đã giết chết bố mẹ.

50
Cuộc sống sau này của cô gái → thời gian đầu sẽ đi làm ăn xin hay gì đó khá đơn giản, dần dần
lớn lên trưởng thành sẽ trở thành người buôn lậu súng, đạn dược hay làm trong quán bar.

Cảm xúc của cô gái với bố mẹ → trước đó là cảm xúc hờn ghét đơn thuần, không có cảm xúc
gì với bố mẹ của mình còn sau khi giết chết bố mẹ thì không quá hối hận buồn bã hay gì mà
dường như đã thoát được xiềng xích trói buộc. Cô cũng có hối hận nhưng mà hối hận của cô là
đã giết người chứ không phải là giết bố mẹ.

→ Phân tích nội dung câu chuyện:

- Cơ chế phòng vệ: ban đầu là tuân thủ, sau đó là hủy hoại (giết cha mẹ)

- Xung đột gay gắt trong gia đình, có sự phân biệt giới được thể hiện trong câu chuyện

- Bản chất của sự lo âu: Không nhận được sự yêu thương, không có sự chấp nhận từ bố
mẹ → nhu cầu khẳng định bản thân

Thẻ 17BM: Một người tù tội đang cố gắng thoát ra, người này đã phạm tội hành hung người
khác vốn có thể trở thành vụ giết người nếu không được cản kịp. Nguyên nhân có thể là chuyện
tình cảm, ghen tuông. Gia cảnh của người đàn ông này khá là khá giả, không hề thiếu thốn
nhưng người tình của ông đi theo một tên khá nghèo khổ. Đầu tiên người đàn ông rất là tức
giận không kiềm chế được cảm xúc ngay lập tức lao vào đấm đá, đánh giết, thậm chí sử dụng
súng ống nhưng mà bắt trượt nên không giết được. Sau đó thì khá là hối hận không phải vì đã
đánh đập người khác mà hối hận vì đã trao nhầm tình yêu nên ông ấy muốn trốn ra để trả thù.

Kết thúc: ông sẽ trốn thoát thành công và sẽ đi tìm giết chết người tình nhân cũ và tự sát.

→ Phân tích nội dung câu chuyện:

- Cơ chế phòng vệ: hủy hoại (giết nhân tình vì bị phản bội)

- Thể hiện sự mâu thuẫn so với thẻ 15: không thống nhất trong xung đột giữa cái siêu tôi
(có cảm thấy tội lỗi khi giết người và không cảm thấy tội lỗi khi đánh đập người khác)

- Có tình gây hấn được thể hiện trong hành động - mong muốn trả thù, không chấp nhận
được sự phản bội trong tình cảm

- Bản chất của sự lo âu: mất đi tình yêu thương, sự phản bội → hủy hoại người khác

51
Thẻ 18BM: Một nhạc sĩ đang làm việc quá sức, thức ngày thức đêm liên tục để sáng tác theo
đam mê của mình. Khi đang trình diễn trên sân khấu thì anh ngất đi và khán giả đang giữ lấy
anh. Khi tỉnh dậy thì vẫn sẽ tiếp tục công việc vì anh dành một tình yêu rất lớn cho công việc,
cho âm nhạc nhưng đến một thời gian thì anh nhận thấy sức khỏe không được tốt nên đã chậm
lại vì anh cũng đã dành được một số thành công nhất định trong sự nghiệp.

Điều khiến nhân vật phải làm việc liên tục → tình yêu với âm nhạc, đam mê và mong muốn
tạo ra một tuyệt phẩm được chính mình thừa nhận. Vì anh luôn muốn sản phẩm của mình tốt
hơn, luôn cố gắng tạo ra nhiều sản phẩm của mình tốt nhất có thể và muốn một sản phẩm trong
số đó sẽ được ghi danh vào lịch sử và được chính mình thừa nhận. Có thể người đàn ông này
thuận buồm xuôi gió như vậy thì sẽ có kết cục tốt như trước (đạt được thành công nhất định)
còn nếu chẳng thể đạt được điều đó, có thể được khán giả công nhận nhưng ông không công
nhận chính mình thì dần dần mất đi đam mê, khả năng của mình và rơi vào trầm cảm, lạc lối
hoàn toàn khỏi đam mê.

→ Phân tích nội dung câu chuyện:

- Nhu cầu chính: khát khao được sống vì đam mê, được khẳng định bản thân và được mọi
người thừa nhận năng lực và đam mê của mình.

Thẻ 18GF: Theo em thì là một cặp chị em ở tuổi trung niên đang gặp một chút xích mích có
thể liên quan đến vấn đề tài sản được chia. Bố của hai chị em vừa mới mất, chỉ có hai chị em
là con thôi. Người em thì cưới được một người chồng khá là khá giả và người chị theo theo tình
yêu với một chàng nghệ sĩ nghèo và đang dần dần tìm được thành công ban đầu. Ông chia tài
sản 90 - 10, người em được 90 để chia cho người chồng đó và 10 phần là của người chị. (Nhân
vật người chị là người đang bịt mặt lại, người em đang tựa vào cầu thang). Người chị sẽ không
làm gì người em nhưng trong thâm tâm thì căm ghét người em vì từ trước tới giờ luôn luôn
được đối xử tốt hơn. Em nghĩ câu chuyện sẽ kết thúc có hậu, dù người chị sẽ giữ nỗi căm hờn
này nhưng dần dần sẽ trở nên không quan trọng vì thành công của người chồng trong tương lai
nên cô có cuộc sống tốt hơn.

→ Phân tích nội dung câu chuyện:

52
- Cơ chế phòng vệ: dồn nén (trong thâm tâm luôn căm ghét nhưng không làm gì người
em).

- Nhu cầu: mong muốn chứng minh cuộc sống của mình tốt hơn người em; muốn nhận
được sự yêu thương và quan tâm công bằng.

- Bản chất của lo âu: lo sợ mình không bằng người khác.

Thẻ 16 (thẻ trắng): Em nghĩ về một chàng trai luôn luôn dành quá nhiều thời gian để học tập
thậm chí là chàng học vì một mong muốn đạt được kiến thức, si mê những kiến thức và anh
học, học liên tục dần dần quên mất sức khỏe bản thân và tuổi trẻ của mình. Anh không có bất
kì một mối tình nào và tấm thẻ trắng này đại diện cho tuổi trẻ của anh ấy. Anh ấy hối hận vì đã
không trải nghiệm bất cứ điều gì trong tuổi trẻ. Và hồi nhỏ anh ấy có một chút đam mê về nghệ
thuật, tuy anh ấy đạt được một số thành công trong việc học thậm chí là đạt được bằng cấp cao
nhưng mà đã bỏ lỡ quá nhiều. Anh ấy hụt hẫng và độ tuổi hiện tại đang là trung niên tầm 40 -
50 tuổi và anh ấy nhìn lại, cảm thấy hối hận chắc là khủng hoảng tuổi trung niên. Kết cục chắc
là anh ấy mất đi niềm tin vào cuộc sống, sẽ từ bỏ nghề nghiệp và chọn trở lại vùng quê nào đó
sống yên bình với gia sản mình tạo ra.

→ Lựa chọn theo nghệ thuật: Anh ấy có hai tình cảm, một là cho kiến thức, hai là cho đam mê
nghệ thuật và tình cảm cho kiến thức lớn hơn và một phần là do xã hội nên rất dễ để lựa chọn.
Nhưng mà một phần do anh ấy dành quá nhiều cho con đường học vấn, đã tiến hành rất nhiều
nghiên cứu cuối cùng anh ấy không thể tìm ra bất kì thành quả nào tuy vẫn được giới học thuật
công nhận nhưng anh ấy từ chối và tự cho mình là một kẻ bất tài nên tự rơi vào khủng hoảng
này.

→ Bố là một nhà kinh doanh giàu có, mẹ là một người làm nghệ thuật truyền cảm hứng cho
anh. Bố mẹ thì không tác động tới anh ấy, luôn luôn ủng hộ con đường anh ấy lựa chọn. Mối
quan hệ thì khá là tốt vì anh ấy khá thành công, vấn đề anh ấy một phần đến từ anh ấy tự trách
chính mình. Sau này người đàn ông không có gia đình riêng của mình vi dành quá nhiều thời
gian cho công việc và không có tình yêu nào của mình.

→ Phân tích nội dung câu chuyện:

53
- Cơ chế phòng vệ: thoái lui (mất niềm tin vào cuộc sống, từ bỏ nghề nghiệp, về quê tận
hưởng/ hoặc từ chối mình và cho mình là một kẻ bất tài)

- Nhu cầu: cân bằng giữa sự nghiệp và cuộc sống cá nhân.

- Nhân vật chính: được sự ủng hộ lớn từ gia đình và thành công trong sự nghiệp.

- Xung năng: từ chối thành công của chính mình dù được mọi người công nhận → Xu
hướng lòng tự trọng thấp.

2.2. Báo cáo tổng hợp

Thông qua các câu chuyện được kể trong thẻ tranh, có thể đưa ra một số đánh giá mang
tính giả thuyết như sau:

Về mối quan hệ đối tượng (gia đình, người thân)

- Từ một vài câu chuyện có thể thấy sự mâu thuẫn trong mong muốn của bản thân khách
thể và gia đình, mối quan hệ trong gia đình không được hài hòa với sự áp đặt của cha
mẹ trong theo những chuẩn mực xã hội hoặc khuôn mẫu gia đình. Bối cảnh chung được
mô tả là một gia đình khá giả, có những quy định trong nếp sống. Từ đó đặt ra những
yêu cầu đối với khách thể.

- Cụ thể ở đây là mâu thuẫn (ngầm) với người mẹ. Mối quan hệ với mẹ được nhìn nhận
cũng khá tốt nhưng theo kiểu mối quan hệ mẹ con chuẩn mực của xã hội (tranh 5, 7GF).
Mẹ khách thể có vẻ là người khá nghiêm khắc, hay áp đặt con phải tuân thủ theo những
chuẩn mực nhất định (thẻ 7GF) và không thật sự hiểu cho cảm nhận của khách thể (tranh
5).

- Có thể nền tảng gia đình như trên góp phần hình thành xu hướng phòng vệ, cái Siêu tôi
và một số khía cạnh tâm lý khác của khách thể (sẽ được phân tích kỹ hơn ở các phần
dưới).

Về những xung năng và cơ chế phòng vệ

Khi không được mẹ thấu hiểu và thường xuyên chịu sự nghiêm khắc, áp đặt từ mẹ, khách thể
có một số cơ chế phòng vệ như sau:

- Dồn nén: biểu hiện qua sự tuân thủ bề ngoài (thẻ 15 và thẻ 7GF) trước những áp đặt quy
chuẩn.
54
- Hủy hoại: qua các thẻ 5, 7GF, 15, 17BM, khách thể có xu hướng kể về cái chết và những
hành vi bạo lực, mang tính gây hấn và bùng nổ cảm xúc (trả thù, giết bố mẹ…) (15 và
17BM). Những nhân vật trong câu chuyện được mô tả có suy nghĩ về cái chết, có mong
muốn thoát khỏi gia đình như một sự trừng phạt, trả thù về mặt tinh thần (thẻ 5, thẻ
7GF).

Về nhu cầu, khát vọng và cái Siêu Tôi

- Khách thể có những mong muốn về việc khẳng định bản thân, kỳ vọng phải đạt được
thành công trong cuộc sống (thẻ 16, 18BM, 12F). Có thiên hướng đam mê nghệ thuật
nhưng sau đó thay đổi đi theo một định hướng khác an toàn hơn theo tiêu chuẩn xã hội
đảm bảo về mặt tài chính (thẻ 12F).

- Đặc biệt, dường như khách thể còn mong muốn sự quan tâm, chú ý và công nhận từ mọi
người (hình ảnh người mẹ mong nhớ con ở thẻ 5, hình ảnh người thầy tiếc thương trò ở
thẻ 12F).

- Lý giải: Đánh giá dựa trên đặc điểm lứa tuổi vị thành niên, có thể trong giai đoạn này
khách thể có những sự thay đổi về tâm sinh lý, mong muốn được thể hiện bản thân mình
nhiều hơn và có nhiều cảm xúc mạnh được bộc lộ ra.

Về chức năng của cái Tôi

- Tuy có nhu cầu khẳng định bản thân rất lớn (tranh 16) và đáp ứng khuôn mẫu xã hội (cái
siêu tôi), khách thể có xu hướng chối bỏ, không công nhận năng lực của mình → biểu
hiện lòng tự trọng thấp (tranh 16, “nếu không đạt được thành tựu, dù được xã hội công
nhận nhưng từ chối và tự cho mình là một kẻ bất tài nên tự rơi vào khủng hoảng”, “tự
trách chính mình” vì đã bỏ lỡ quá nhiều)

V. ĐÁNH GIÁ

1. Ưu điểm
Đặc điểm đặc trưng ở phương pháp này là việc sử dụng những kích thích có cấu trúc
linh hoạt, không gò bó. Nghiệm thể cần phải cấu trúc lại, phát triển thêm, bổ sung hay giải thích
chúng. Vì vậy “cái tôi” của nghiệm thể có không gian rất rộng để bộc lộ. Do vậy, kết quả TAT
không chỉ giúp tìm hiểu cấu trúc nhân cách của khách thể mà khám phá được nhiều chiều cạnh

55
khác (mối quan hệ với những người xung quanh, nhu cầu và xung năng cơ bản, cơ chế phòng
vệ, cái tôi và cái siêu tôi….).

Sử dụng TAT giúp các nhà tâm lý học có được một số thông tin chính xác mà các biện
pháp khác không phát hiện ra. Kết quả trắc nghiệm không chỉ là câu chuyện được kể mà còn
chính là quá trình kể chuyện của khách thể, quá trình mà theo Shentoub, cái Tôi thực hiện được
nhiệm vụ đề ra vì nó có khả năng giải quyết những căng thẳng nội tâm được kích hoạt bởi tình
huống (nội xung đột vô thức của thân chủ và nguyên nhân của chúng. Thông thường thì ở TAT,
xung đột được bộc lộ thông qua cuộc chạm trán giữa những nhu cầu của nhân vật chính và áp
lực đến từ những người xung quanh.

Cùng với đó thì tính không xác định của kích thích cúng góp phần hạn chế phòng vệ của
chủ thể, làm cho chủ thể bộc lộ tối đa nội tâm của mình , đặc biệt là những cấu trúc vô thức.
Những thông tin thu thập được mang tính khách quan và phản ánh được dấu ấn cá nhân. Một
lợi thế nữa là tránh được các câu trả lời “đúng/sai” vì vậy mà nghiệm thể có nhiều sự lựa chọn
cho câu trả lời hơn.

2. Nhược điểm
Nhược điểm lớn nhất của trắc nghiệm này nằm ở độ hiệu lực và độ tin cậy.

Về độ hiệu lực (mức độ đo lường được chính xác thứ cần đo) thì còn thấp. Các tấm thẻ
tranh được vẽ ra đôi khi đã mang sẵn một ý tưởng nào đó. Tuy nhiên vẫn có sự không ăn khớp
giữa kì vọng của tranh và câu chuyện thực tế thể hiện sự thiếu sót, thiếu ăn nhập giữa mục đích
sử dụng tấm thẻ và thực tế thuộc tính tâm lý đo lường được. Ví dụ, khi nhóm thực hành, thẻ
12F thường được dùng để khám phá mối quan hệ với người phụ nữ (thường là mẹ, chị...), nhưng
khách thể có thể kể mối quan hệ giữa một cặp tình nhân.

Về độ tin cậy (tập hợp các điểm số đánh giá gần như là trùng khít của một thân chủ trong
những khoảng thời gian tiến hành đánh giá khác nhau), Jenkins thì tuyên bố rằng “Độ tin cậy
của TAT” là gần như là vô nghĩa. Điều này dễ hiểu bởi câu chuyện khách thể kể sẽ phụ thuộc
rất nhiều vào tâm trạng trong thời điểm đánh giá hoặc khoảng thời gian gần đó. Ví dụ, một
khách thể khi nhóm thực hành đêm qua uống rượu say nên lúc kể chuyện toàn liên tưởng đến
bia rượu.

Yếu tố văn hóa có ảnh hưởng lớn đến nội dung câu chuyện và kết quả đánh giá. Vì phần
lớn hình ảnh của thẻ mang văn hóa phương Tây (trang phục, mái tóc, gương mặt…), nên khi
làm trên khách thể châu Á, kích thích trong tranh sẽ khó tạo nên sự liên tưởng nhanh hoặc chính
xác về những gì được kì vọng khách thể sẽ kể. Ví dụ, trong tranh 7GF thì nhiều khách thể nhận
56
thấy người phụ nữ lớn tuổi là bảo mẫu (chứ không phải mẹ con như kì vọng), vì trang phục của
người mẹ có thể không phù hợp với văn hóa Việt Nam).

Cuối cùng, TAT không có tính chuẩn hóa nhất định và nó là công cụ riêng của nhà đánh
giá: những nghiên cứu khác hệ tính điểm sẽ dùng thẻ khác nhau; những nhà đánh giá khác nhau
thì có những thủ tục và hướng dẫn khác nhau. Vì vậy nên nhà tâm lý có thể gặp khó khăn trong
việc tìm kiếm các quy chuẩn riêng để thực hành trong thời gian đầu mới sử dụng đánh giá này.

3. Một số lưu ý khi sử dụng trắc nghiệm phóng chiếu

Một lưu ý hữu dụng khi diễn giải các câu chuyện TAT đó là khoảng 1/3 câu chuyện
thường là sự thể hiện không liên quan đến riêng ai hoặc kí ức về thông tin đã nghe được. Đối
với những thân chủ có sự phòng vệ cao, tỉ lệ này còn cao hơn. Bởi tính bâng quơ của những
câu chuyện này, rất khó để có thể tìm ra những nhân tố ngầm ẩn của nhân cách. Ngược lại, 1
số câu chuyện bộc lộ rất rõ những điều cốt lõi về thân chủ.  Kết luận/ Giả thuyết phải dựa
vào các thông tin được thể hiện xuyên suốt trong các câu chuyện, tránh kết luận ngay dựa vào
kết quả phóng chiếu ở 1 câu chuyện riêng lẻ.
Một chú ý cuối cùng đó là hoàn cảnh cuộc sống hiện tại của thân chủ và trạng thái cảm
xúc khi tiến hành trắc nghiệm. Một trong những biến số quan trọng có thể ảnh hưởng tới trạng
thái cảm xúc của chủ thể và kéo theo đó là kết quả trắc nghiệm, là sự tương tác giữa thân chủ
và người tiến hành. Việc diễn giải chính xác chỉ có thể đạt được khi nhà đánh giá xem xét cẩn
trọng sự tồn tại và mức độ ảnh hưởng của tất cả các biến số này.
Ngoài ra, vì đánh giá những khía cạnh vô thức trong nội tâm của khách thể nên kết quả
đánh giá TAT cũng phụ thuộc rất lớn vào kinh nghiệm chủ quan của nhà tâm lý. Điều này cần
kinh nghiệm lâm sàng và nền tảng (nhất là về Phân tâm học) rất sâu rộng để đảm bảo độ chính
xác và khách quan.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Aronow, A., Weiss, K. A., & Reznikoff, M. (2001). A practical Guide to the Thematic
Apperception Test.

Chapter 11. Thematic Apperception Test. (2009). In G. Groth-Marnat, Handbook of


psychological assessment (5th ed.). John Wiley & Sons Inc.

57
NỘI DUNG PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP CỦA 2 CA KHÁC

(Vui lòng quét mã QR dưới đây để xem thông tin chi tiết)

58

You might also like