You are on page 1of 28

ĐÁNH GIÁ TÂM LÝ QUA PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

TRANH VẼ

I, Cơ sở lý luận

1.1. Lý thuyết về mối quan hệ giữa tâm lý và sự vận động cơ của I. M.


Sechenov.
Theo Sechenov, mọi ý tưởng xuất hiện trong tâm trí con người đều kết thúc bằng các
động tác khác nhau. Nếu vì một lý do nào đó, các động tác này không thực hiện được thì
là do ở các nhóm cơ nào đó bị căng thẳng, bị ức chế. Chẳng hạn như khi chúng ta bắt gặp
một điều gì đó hoặc một vật gì đó làm chúng ta quá sợ hãi thì tay hoặc co cứng lại hoặc
luống cuống, đấm vung ra liên tục và vô định, hai chân líu ríu vào nhau không chạy được.
Xu hướng vận động trong không gian là: xa gần, độ nghiêng, độ thẳng, lên dốc, đi xuống.

Đặc điểm sử dụng không gian trong tranh vẽ cũng liên quan chặt chẽ tới các sắc thái cảm
xúc và các giai đoạn thời gian: quá khứ, hiện tại, tương lai; nó còn liên quan đến việc lập
kế hoạch tâm lý hiện thực hay ở mức độ tâm trí. Những người thuận tay phải thì không
gian phân bố ở phía sau, bên trái liên quan đến quá khứ, trạng thái tĩnh. Không gian bên
phải, phía trước và bên trên gắn với tương lai và hiện thực, trạng thái động. Về mặt cảm
xúc, không gian bên trái và phía dưới liên quan đến sắc thái cảm xúc âm tính, trầm cảm,
không tự tin và thụ động. Bên phải gắn với các sắc thái cảm xúc dương tính, tính tích cực,
nghị lực, hành vi hiện thực.

1.2. Lý thuyết về cơ chế phóng chiếu tâm lý của S. Freud.


Phóng chiếu được hiểu là một cơ chế phòng vệ, là một phương tiện, mà thông qua nó, tất
cả những cảm xúc, sự tưởng tượng không phù hợp của chủ thể (không phù hợp với chuẩn
mực đạo đức của xã hội và của chính chủ thể) được gán cho các đối tượng bên ngoài, và
chúng quay trở lại với ý thức của chủ thể như là kết quả của quá trình tri giác thế giới bên
ngoài. Nhờ đó mà chủ thể có thể thích ứng với chính bản thân mình và thích ứng với thế
giới bên ngoài. Như vậy, thông qua phóng chiếu, có thể nhận biết được các xưng năng vô
thức của chủ thể. Đây là cơ sở lí luận rất quan trọng để xây dựng nên các phương pháp
phóng chiếu nhằm nghiên cứu những cấu trúc tâm lý ở tầng sâu của nhân cách.
Cơ chế phóng chiếu lần đầu tiên được S.Freud phát hiện ra khi làm việc với bệnh nhân có
hội chứng hoang tưởng. Người bệnh có xu hướng phóng chiếu những dồn nén, đau khổ
của mình bằng các hoang tưởng để thoát khỏi chúng, tuy nhiên người bệnh chẳng bao giờ
thoát khỏi chúng hoàn toàn.
- Phóng chiếu ở người mắc chứng hoang tưởng: phóng chiếu dồn nén, đau khổ bằng
hoang tưởng nhưng không thể được giải thoát hoàn toàn. Không hiểu + muốn gì đó ở bản
thân nhưng tỉnh táo sáng suốt về người khác
- Phóng chiếu ở người mắc chứng sợ hãi: phóng chiếu lo hãi ra ngoài, chối bỏ sở hữu, đặc
điểm không mong muốn.

=> Tranh vẽ là một trong những phương pháp phóng chiếu dựa trên hình thức biểu đạt
tâm lý bằng hình ảnh, biểu tượng. Khi vẽ một đối tượng nào đó chủ thể có thể tỏ thái độ
của mình đối với đối tượng đó một cách vô thức hoặc cũng có thể có ý thức. Chủ thể
không bao giờ quên vẽ những gì mà đối với họ là rất quan trọng và có ý nghĩa, còn những
gì ít ý nghĩa hơn và không quan trọng thì ít được chủ thể quan tâm chú ý. Bên cạnh đó,
những chi tiết nào làm chủ thể lo lắng sẽ được biểu hiện trong tranh vẽ bằng các dấu hiệu
khá rõ ràng (đường nét, độ đậm nhạt, lực ấn, tẩy, xóa,...).

II, Đặc điểm, chức năng tranh vẽ của trẻ.

2.1. Đặc điểm.


- Đối với nhà tâm lý học, tranh vẽ là một tập dấu hiệu bí ẩn:
+ Hình thức giao tiếp của những trẻ chưa làm chủ ngôn ngữ tốt.
+ Là thứ ngôn ngữ đầu tiên, tự nhiên nhất, bản chất nhất, là dấu vết trực tiếp của sự
vận động tay lúc trẻ cầm nắm bút.
-> Là dấu hiệu về bản thân con người, đồng thời là dấu hiệu về đối tượng.
- Cử chỉ, hành vi, hành động tạo bức tranh thuộc về bản thân trẻ, nét vẽ là cái biểu đạt cơ
chế phòng vệ của trẻ. Thông qua tranh vẽ, có thể biết được xu hướng nhân cách của trẻ.
- Không dựa vào hệ thống chuẩn mực và ý thức của người lớn => phát hiện sự nhận thức
của trẻ về hiện thực, ngôn ngữ riêng của các dấu hiệu trong thực hiện bức tranh (dấu hiệu
vô thức).
- Cách thức bộc lộ bản thân hết sức riêng của trẻ, giúp trẻ kiềm chế bản thân và miêu tả
hiện thực.
- Là một lĩnh vực của hoạt động chơi.
- Ở mỗi giai đoạn phát triển của trẻ, hoạt động vẽ có những nét đặc trưng riêng:

+ Nét vẽ nguệch ngoạc ở trẻ từ 1 đến 3 tuổi.


+ Sơ đồ hoá trong giai đoạn từ 3 đến 9 tuổi.

2.2. Chức năng cơ bản.


- Chức năng thể hiện biểu tượng: sự thiếu vắng sự vật, hiện tượng tạo nên hứng thú vẽ
tranh của trẻ.
→ Trẻ không vẽ những gì chúng đang nhìn thấy mà vẽ những gì chúng biết/ có trong đầu
+ Vẽ bàn tay âm bản: trẻ đùa nghịch với sự thiếu vắng của bản thân với tư cách là
người đại diện cho chính mình.
+ Trò chơi fort-da: Trẻ chơi với biểu tượng. (đọc thêm để hiểu:
https://traumatheory.com/freud-from-a-trauma-perspective/)
- Chức năng hoạt cảnh hoá: biến sự tưởng tượng của bản thân thành hoạt cảnh. => Quan
trọng trong quá trình chữa trị hoặc thăm khám lâm sàng.
- Chức năng giao tiếp: trò chuyện với người khác thông qua tranh vẽ.
- Chức năng tường thuật: mô tả, kể về một sự vật, hiện tượng, hoạt cảnh nào đó.
- Chức năng biểu đạt: trẻ nói điều gì đó về bản thân thông qua lựa chọn màu sắc, hình
dạng, sự lấn chiếm không gian như là những xúc cảm, những mối bận tâm, những sở
thích riêng.
→ Bằng việc phân tích tranh vẽ của trẻ và quan sát quá trình trẻ thực hiện hoạt
động, nhà tâm lý có thể:
- Hiểu được phần nào xu hướng tích cách của trẻ.
- Các cơ chế phòng vệ vô thức mà trẻ phóng chiếu lên tranh.
- Đánh giá sự phát triển trí tuệ, khả năng nhận thức hiện thực khách quan.
- Rút ra các dấu hiệu, chỉ báo cho một số vấn đề tâm lý mà nghiệm thể đang có.
⇒ Không nhất thiết phải tìm ra các dấu hiệu “bất thường" trên tranh vẽ của nghiệm thể
hoặc chẩn đoán chính xác 100% mới được coi là thành công. Mục đích của phương pháp
này còn là hiểu rõ hơn về con người và đời sống tâm lý của nghiệm thể (tính cách, tư duy,
cảm xúc, nhận thức, khả năng sáng tạo, các mối quan hệ xã hội,...)

III, Phân loại.


Phương pháp phân tích tranh vẽ được chia thành hai nhóm:

1. Tranh vẽ chẩn đoán trí tuệ và năng lực:


- Tranh vẽ chẩn đoán sự phát triển của trí tuệ:
DAP (Draw a person): Bài kiểm tra này nhằm mục đích đo lường trí thông minh phi
ngôn ngữ. Tuy nhiên, không lâu sau khi giới thiệu Bài kiểm tra Draw-A-Person, nhiều
nhà tâm lý học đã bắt đầu sử dụng bài kiểm tra này như một thước đo phóng chiếu về tính
cách, điển hình là Machover (1949). Trong DAP, thân chủ được phát một tờ giấy trắng và
một cây bút chì có tẩy. Họ được yêu cầu vẽ một người; đôi khi hướng dẫn là “vẽ một bức
tranh về chính bạn”, hoặc đơn giản là “vẽ bức tranh về một người”. Sau khi hoàn thành
bức tranh đầu tiên, thân chủ được yêu cầu “vẽ một người khác giới.” Các bản vẽ thường
được hoàn thành trong 5 đến 10 phút. Người kiểm tra có thể đặt câu hỏi về các đặc điểm
của bản vẽ. Có rất nhiều hệ thống để chấm điểm các bức vẽ hình người. Có thể công trình
có ảnh hưởng nhất về các bức vẽ hình người là của Machover (1949).
- Tranh vẽ chẩn đoán sự phát triển của năng lực sáng tạo:
Bộ test sáng tạo của TSD-Z của Klaus K.Urban. Test TSD-Z là một công cụ kiểm tra
có thể đưa ra sự đánh giá ban đầu về năng lực sáng tạo của một người. TSD-Z là tên viết
tắt bằng tiếng Đức của test “Schoepferisches Denken - Zeichnerisch" và được dịch sang
tiếng Anh là "Test for creative thinking - Drawing production", viết tắt là TCT-DP.
TSD-Z vừa phục vụ việc nhân dạng những năng lực sáng tạo đặc biệt, vừa để nhận ra
những cá thể cần được hỗ trợ do có năng lực sáng tạo phát triển ở dưới mức trung bình.
Đây là bộ test được xây dựng theo quan điểm lượng hóa nội dung, đảm bảo được các tiêu
chuẩn về thực hiện, đánh giá đơn giản, tiết kiệm, đặc biệt, test còn đảm bảo được sự cân
bằng văn hóa đến mức tối đa nhờ việc sử dụng kích thích là hình về, nét vẽ và hành vi
của nghiệm thể cũng là tạo ra các nét vẽ, hình vẽ trên giấy.
TSD-Z được thiết kế trên một trang giấy A4, test gồm 3 phần: phần trên là nơi ghi các
thông tin về nghiệm thể; phần giữa trang giấy là một khung hình chữ nhật có cho trước 6
nét vẽ, gọi là 6 họa tiết, có tác dụng kích thích sự tự do vẽ tiếp của nghiệm thể; phần dưới
cùng ghi các số liệu đánh giá kết quả test theo 14 phạm trù và ghi giá trị tổng TSD-Z của
nghiệm thể . TSD-Z có hai dạng A và B, trong đó dạng B chính là dạng A được quay đi
một góc 180° theo chiều kim đồng hồ.
+ Dạng A để đo thực trạng năng lực sáng tạo của nghiệm thể (Pre-test).
+ Dạng B để đo kết quả thực nghiệm hình thành ở các nghiệm thể và đo lần hai với
những nghiệm thể đối chứng.
Về mặt kỹ thuật: Khác với những test sáng tạo truyền thống là những loại test chỉ đo về
mặt lượng và về nguyên tắc chỉ đo được về một thành tố của tư duy phân kỳ (divergent
thinking), nghĩa là chỉ đo được tính lưu loát của ý tưởng (fluency), TSD-Z muốn chú
trọng đo cả những thuộc tỉnh về chất của năng lực sáng tạo ở con người. TSD-Z có thể
tiến hành trên từng cá thể hoặc theo nhóm những cá nhân từ 4 đến 95 tuổi. Vì vậy, để
đảm bảo tính khách quan khi tiến hành trắc nghiệm theo nhóm test cần được diễn ra trong
không khi yên tĩnh, thoải mái, cần loại bỏ áp lực thời gian, nhiễu tâm lý, gây lệch hướng
cho tư duy cũng như những tiếng ồn gây mất tập trung chú ý. Một nghiệm viên chỉ nên
thực hiện test trên một nhóm không quá 15 nghiệm thể. Các nghiệm thể phải có đủ chỗ để
vẽ thoải mái. Khi đã tạo được những điều kiện khách quan như trên thì mỗi nghiệm thể
nhận được một bản test. Các nghiệm thể được ghi các thông tin cần thiết vào phần trên
trang test như: họ và tên, giới tính, trường lớp, ngày sinh, ngày làm test. Ngay sau khi
nghiệm thể cuối cùng nhận giấy, nghiệm viên thứ nhất đọc lời hướng dẫn làm test. Trên
cơ sở những họa tiết cho trước, mỗi nghiệm thể càng cố gắng tạo ra bức tranh càng độc
đáo càng tốt. Sau khi vẽ xong các nghiệm thể tự đặt và ghi tên cho bức tranh của mình.
Sau 3 phút nghiệm thể có thể nộp bài. Thời gian để hoàn thành test là 15 phút, việc đánh
giá mỗi bức vẽ sau khi đã được luyện tập mất khoảng 1-2 phút.
The Rey–Osterrieth Complex Figure (ROCF) test Khuôn hình phức hợp Rey
(cho trẻ em)

(cho người lớn)


Xét nghiệm Hình phức hợp Rey–Osterrieth (ROCF) là một công cụ đánh giá tâm thần
kinh thường được sử dụng. Nó được sử dụng rộng rãi để đánh giá khả năng xây dựng thị
giác và trí nhớ thị giác của các rối loạn tâm thần kinh, bao gồm các bài kiểm tra sao chép
và nhớ lại. Bằng cách vẽ hình phức tạp, có thể đánh giá sự suy giảm chức năng của bệnh
nhân ở nhiều khía cạnh nhận thức, bao gồm sự chú ý và tập trung, phối hợp vận động
tinh, nhận thức trực quan không gian, trí nhớ phi ngôn ngữ, lập kế hoạch và tổ chức cũng
như định hướng không gian. Đánh giá này trước tiên mô tả các phiên bản khác nhau và
phương pháp tính điểm của ROCF. Sau đó, nó xem xét ứng dụng của ROCF trong việc
đánh giá khả năng cấu trúc thị giác ở những bệnh nhân mắc chứng mất trí nhớ, các bệnh
về não khác và rối loạn tâm thần. Cuối cùng, dựa trên phương pháp tính điểm của hệ
thống kỹ thuật số, nghiên cứu trong tương lai hy vọng sẽ phát triển một phương pháp tính
điểm ROCF kỹ thuật số mới kết hợp với thuật toán học máy để chuẩn hóa thực hành lâm
sàng và khám phá thông tin cấu trúc tâm thần kinh đặc trưng của các rối loạn khác nhau.

2. Tranh vẽ chẩn đoán đặc điểm nhân cách:


- The Rorschach Inkblot Test:
Một trong những bài kiểm tra tính cách phóng chiếu được biết đến rộng rãi và thường
xuyên được sử dụng nhất, là một bộ gồm 10 vết mực màu và đen trắng do bác sĩ tâm thần
người Thụy Sĩ Hermann Rorschach tạo ra (1911 - 1921) dành cho đối tượng từ 5 tuổi trở
lên. Năm 1937, Beck đưa ra một quy trình chuẩn hóa để quản lý và chấm điểm bài kiểm
tra. Một hướng dẫn tính điểm khác cũng xuất hiện cùng năm đó (Klopfer & Kelley,
1937). Rorschach đã trở thành bài kiểm tra được sử dụng phổ biến nhất trong số các nhà
tâm lý học lâm sàng từ những năm 1930 đến 1960. Tuy nhiên, so với các bài kiểm tra
khác như Wechsler hoặc MMPI, mức độ phổ biến của Rorschach đã giảm trong vài thập
kỷ qua do bằng chứng thực nghiệm không có lợi cho độ tin cậy và giá trị của nó (Wood et
al., 2010).
- The Thematic Apperception Test (TAT)
Bài trắc nghiệm tri giác theo chủ đề (Thematic Apperception Test - TAT), áp dụng cho
đối tượng từ 10 tuổi trở lên, bao gồm 31 tranh; 30 hình vẽ người, đồ vật và phong cảnh và
một tranh trống. Trong hầu hết các ứng dụng lâm sàng, khoảng 10 thẻ này được sử dụng;
bác sĩ lâm sàng chọn một tập hợp nhỏ dựa trên các mục tiêu đánh giá và dựa trên độ tuổi,
giới tính của khách hàng. Người kiểm tra cho xem từng bức tranh và yêu cầu thân chủ kể
lại một câu chuyện về nó, bao gồm cả những gì đã, đang và sẽ xảy ra. Thân chủ được
khuyến khích nói ra suy nghĩ và cảm nhận của những người trong tranh. Đối với tranh
trống, người trả lời được yêu cầu tưởng tượng ra một bức vẽ, mô tả nó và sau đó xây
dựng một câu chuyện về nó. TAT được thiết kế vào năm 1935 bởi Christiana D. Morgan
và Henry Murray tại Phòng khám Tâm lý Harvard (Murray, 1938, 1943). Nó dựa trên
giả thuyết phóng ảnh và giả định rằng, khi kể một câu chuyện, nhu cầu và xung đột
của khách hàng sẽ được phản ánh trong một trong các nhân vật của câu chuyện
(Lindzey, 1952). Phân tích TAT có thể tập trung vào cả nội dung và cấu trúc của những
câu chuyện. Nội dung đề cập đến những gì thân chủ mô tả: con người, cảm xúc, sự kiện,
kết quả. Cấu trúc đề cập đến cách thân chủ kể câu chuyện của họ: logic, cách sử dụng
ngôn ngữ, sự xuất hiện của chứng khó nói lưu loát, hiểu sai hướng dẫn hoặc những kích
thích trong hình vẽ và sự kích thích cảm xúc rõ ràng.
- Các thẻ Kiểm tra khả năng nhận thức của trẻ em (CAT) (Bellak, 1992)

→ mô tả các nhân vật động vật hơn là con người; những bài kiểm tra nhận thức của
Roberts dành cho trẻ em (RATC) (McArthur & Roberts, 1982) cho thấy trẻ em tương tác
với người lớn và những đứa trẻ khác.

Ba chủ đề cho phép bộc lộ nhiều hơn về nhân cách người vẽ và các mối quan hệ
xã hội của họ là vẽ người, vẽ nhà (vẽ gia đình) và vẽ cây. Trong đó, hình vẽ người và vẽ
cây cho biết rõ hơn về bản thân người vẽ - khía cạnh nhận thức (hiểu biết) về bản thân,
bộc lộ tính cách và thái độ; còn hình vẽ gia đình cho biết nhiều hơn về các mối quan hệ
và tình cảm của người vẽ đối với người thân trong gia đình.

- Hai nhánh phổ biến của kỹ thuật vẽ người là House-Tree-Person (HTP; Buck, 1948,
1966) và Kinetic Family Drawing (KFD; Burns & Kaufman, 1970, 1972).
(HTP)

(KFD)
Cả hai đều được thiết kế chủ yếu để sử dụng với trẻ em. Trong cả hai trường hợp, lý
thuyết cho rằng đứa trẻ có nhiều khả năng bộc lộ các yếu tố tính cách độc đáo, có lẽ là vô
thức, với những bức vẽ này hơn là với những bức vẽ cá nhân. Trong HTP, như tiêu đề gợi
ý, trẻ vẽ một cái cây, một ngôi nhà và một con người. Trong KFD, đứa trẻ vẽ bức tranh về
một gia đình “đang làm gì đó”.
IV, Ưu, nhược điểm.

4.1. Ưu điểm.
- Có thể nhận diện được những cảm xúc và xung nǎng vô thức của chủ thể.
- Đơn giản, dễ thực hiện, tiết kiệm, không tốn nhiều thời gian, công sức và điều kiện vật
chất.
- Phù hợp với trẻ em vì vẽ tranh là một hoạt động tự nhiên ở mọi lứa tuổi và không đòi
hỏi một trình độ phát triển ngôn ngữ cao.
- Tranh vẽ có thể sử dụng nhiều lần mà không mất đi ý nghĩa chẩn đoán của nó.
- Trong những năm gần đây, tranh vẽ được sử dụng như một phương pháp trị liệu - nghệ
thuật trị liệu.

4.2. Hạn chế.


- Mang tính chủ quan, phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của nhà nghiên cứu.
- Không lượng hoá được vấn đề nghiên cứu bằng các số liệu cụ thể, mà chỉ dựa vào các
yếu tố định tính là chủ yếu.
- Kết quả được giải thích bằng các quan điểm trái ngược nhau.
- Đa số chỉ phù hợp với trẻ em, vì người lớn dễ bị kiểm soát bởi các cơ chế phòng vệ.
=> thường được sử dụng làm phương pháp bổ trợ.

V, Kỹ thuật phân tích tranh vẽ

5.1. Các tiêu chí phân tích chung.


Mỗi phương pháp tranh vẽ có một tiêu chí riêng, tuy nhiên cũng có một số tiêu chí chung
mà ở bất kỳ phương pháp tranh vẽ nào cũng cần phải phân tích.
1. Nội dung bức tranh.
2. Các nhân vật trong tranh.
3. Khuôn mặt: các chi tiết, cảm xúc được biểu hiện trên khuôn mặt.
4. Bối cảnh của bức tranh.
5. Tư thế, vị trí của các nhân vật.
6. Bố cục không gian của bức tranh; sự phân bố của các nhân vật.
7. Kích thước, so sánh tỷ lệ giữa các hình ảnh với nhau.
8. Màu sắc.
9. Nét vẽ và lực ấn.
10. Số lượng các chi tiết.
11. Các biểu tượng, mô típ biểu đạt bằng hình ảnh xuất hiện trong bức tranh.
12. Nhận xét, đánh giá của chủ thể về bức tranh.
13. Không nên sử dụng để phân tích tranh không phải là tình huống trắc nghiệm (kiểm
tra).

5.2. Nguyên tắc cần tuân thủ.


Một số nguyên tắc nhà tâm lý cần tuân thủ.
1. Lời hướng dẫn khách quan.
2. Đầy đủ bút chì màu, dụng cụ thực hiện
3. Chủ đề rõ ràng, không mang tính đa nghĩa hay nước đôi.
4. Ghi biên bản chi tiết các biểu hiện lời nói, cử chỉ, thái độ của chủ thể.
5. Cần trò chuyện với nghiệm thể sau khi hoàn thành bức tranh.
6. Nên nhờ đến sự giúp đỡ của ít nhất 2 chuyên gia.
7. Kết quả cần được rút ra trên ít nhất 2-3 dấu hiệu.
8. Kết quả cuối cùng cần dựa trên cả các phương pháp đánh giá khác.
VI, Quy trình thực hiện và lời hướng dẫn.

6.1. Quy trình thực hiện.


Đối với phương pháp đánh giá tâm lý bằng tranh vẽ có chủ đề do nghiệm thể tự
thực hiện hoạt động vẽ tranh, quy trình thực hiện khá linh hoạt và không cần dập khuôn
các bước. Chủ yếu chia thành 2 giai đoạn trước - trong lúc vẽ và sau khi nghiệm thể
hoàn thành bức tranh. Hoặc có thể hiểu là giai đoạn đưa lời hướng dẫn trước khi vẽ và
giai đoạn đặt câu hỏi sau khi hoàn thành tranh. Về cơ bản thì quá trình test thường có hai
phần chính như vậy, tuỳ vào công cụ sẽ có sự lặp lại các giai đoạn vì thực hiện một hoặc
nhiều chủ đề tranh.
VÍ DỤ: MÔ HÌNH HTP
Chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: vẽ tranh với bút màu
- Nhà tâm lý hướng dẫn nghiệm thể vẽ tranh bằng bút màu với từng chủ đề người -
cây - nhà.
- Mỗi tranh ứng với từng chủ đề, thực hiện trên các tờ giấy riêng biệt. Yêu cầu
nghiệm thể vẽ kỹ nhất có thể với mỗi chủ đề.
- Sau khi nghiệm thể hoàn thành xong các bức vẽ → nhà tâm lý đặt câu hỏi để khai
thác thêm về tranh.
→ Có tổng cộng 60 câu hỏi mà nhà tâm lý có thể sử dụng trong bước này. Nhà tâm lý
cũng có thể sáng tạo các câu hỏi riêng hoặc hỏi theo bộ câu hỏi được tác giả thiết kế mà
không cần hỏi theo một kịch bản nhất định.
Giai đoạn 2: vẽ tranh với bút chì
- Ở giai đoạn này, nghiệm thể được yêu cầu vẽ lại chủ đề tranh giống giai đoạn 1
nhưng bằng bút chì.
- Các câu hỏi được sử dụng trong giai đoạn này cũng tương tự với các giai đoạn
trước. Có thể thay đổi và sáng tạo thêm để tránh sự máy móc.
→ Một số nhà tâm lý chỉ thực hiện 1 trong 2 giai đoạn, để nghiệm thể tự do lựa chọn giữa
bút màu và bút chì.
→ Một số biến thể đối với bài vẽ người sẽ yêu cầu vẽ 2 người 1 nam 1 nữ.
→ Một số biến thể khác vẽ cả 3 chủ đề người cây nhà trên cùng 1 tờ giấy.

Quy trình linh hoạt nhưng cần chú ý những điều sau:
- Hiểu rõ mục đích và quy trình sử dụng đối với từng mô hình cụ thể. Cần được huấn
luyện bài bản trước khi sử dụng bất kỳ bộ công cụ nào.
- Bối cảnh yên tĩnh, không có những kích thích gây phản xạ định hướng.
- Nghiệm thể trong trạng thái thoải mái, tự nguyện.
- Sử dụng giấy trắng A4, để dọc đối với tranh vẽ người, để ngang đối với các phương
pháp vẽ tranh khác. Nếu nghiệm thể tự xoay lại chiều giấy thì người làm thực nghiệm
không nên can thiệp.
- Nên sử dụng loại bút không quá mềm, không quá cứng (nên dùng bút 2B) bởi nếu vẽ
bằng các loại bút quá cứng sẽ không đánh giá được chính xác đường nét và lực ấn, mềm
quá thì bị dây bẩn, nét vẽ không chính xác.
- Sử dụng bút chì có đầu tẩy hoặc cục tẩy loại cứng để nghiệm thể có thể sử dụng nhưng
không thể xóa hết được các nét đã vẽ.

6.2. Lời hướng dẫn (dành cho nhà tâm lý và các nhà chuyên gia tham gia
vào quá trình đánh giá)
- Tờ 1 ghi thông tin cá nhân của nghiệm thể. (tên, tuổi, giới tính, lý do tham gia đánh giá,
…)
- Tờ 2 ghi:
+ Thời gian, tốc độ thực hiện, các khoảng nghỉ trong thời gian vẽ.
+ Thứ tự vẽ các phần, chi tiết khác nhau của bức tranh.
+ Các câu hỏi và lời nói của nghiệm thể trong lúc vẽ.
+ Các cử chỉ, thái độ của nghiệm thể.
+ Ghi ngắn gọn nội dung cuộc trò chuyện với nghiệm thể sau khi vẽ xong.

VII, Một số dấu hiệu tâm lý trên tranh vẽ.

7.1. Dấu hiệu lo âu.


- Hành vi trẻ trong lúc vẽ: Sợ khi bắt đầu, thường xuyên đặt câu hỏi trong lúc vẽ, lôi kéo
sự chú ý, xin lỗi nhiều, không thể ngồi yên
- Kỹ thuật vẽ: Nét vẽ đè mạnh tay; quá đậm hoặc quá nhạt không đồng đều; sửa đi sửa
lại, đè lên nhau; quá mảnh; lúc thì rất đậm, lúc lại rất mảnh, không đều nhau; rất dài, xoá
nhiều; tô lại hoặc không kết thúc; chệch hướng; quá ít đường nét; bị bôi bẩn, gạch xóa, bị
xoá đi vẽ lại
- Phân bố không gian tranh: Tranh vẽ rất nhỏ; ở một góc; mất cân đối (nằm lệch sang trái
hoặc phải) và mất cân bằng, nằm hẳn xuống phía dưới, trên của tờ giấy; kích thước nhỏ
nằm ở góc trái phía dưới; bình thường nằm ở góc phía dưới.

7.2. Dấu hiệu xâm kích.


- Nhiều chi tiết sắc nhọn, góc.
- Người vẽ lớn.
- Răng, sừng, móng được vẽ chi tiết.
- Miệng mở to, răng nhe.
- Vũ khí gây thương tích.
7.3. Dấu hiệu rối loạn tâm lý.
- Vẽ người dị tật, bất thường.
- Thiếu 1 hoặc nhiều bộ phận cơ bản, hoàn toàn không có chi tiết mặt.
- Mô tả sự chết chóc, rối rắm, kinh dị, bất thường.
- Quá ít chi tiết, rời rạc.
- Sơ đồ, khối không rõ ý tưởng.
- Màu sắc bất thường, toàn đen hoặc đỏ.
- Gợi cảm giác bất an, ghê rợn.
Tranh của một cậu bé 11 tuổi mắc chứng tự kỷ vẽ lại cảnh mình sẽ chết. Trong tranh mô
tả quang cảnh hồ nước gần nhà nơi cậu sẽ chết đuối, xung quanh và các dãy núi.

VIII, Thực hành.


Đối với chủ đề vẽ cây, nhóm thực hiện theo mẫu Lời hướng dẫn như phần trc đã nêu và
sử dụng bộ 10 câu hỏi với nghiệm thể sau khi vẽ của cô Trần Thị Minh Đức trong cuốn
Nhận biết Tâm lý trẻ em qua tranh vẽ như sau:

Đối tượng: Nam - 10 tuổi.


Tóm tắt phần hỏi sau khi vẽ:
→ Kết luận: đánh giá cho thấy 1 số chỉ báo của dấu hiệu lo âu, thiếu tự tin, cứng nhắc và
cần khai thác thêm về mối quan hệ bạn bè và gia đình của trẻ.
Đối tượng: Nữ - 11 tuổi.
→ Kết luận: đánh giá cho thấy 1 số chỉ báo của dấu hiệu lo âu và cần khai thác thêm về
mối quan hệ gia đình của trẻ.
Tài liệu tham khảo.
1. Nguyễn Thị Minh Hằng (2016). Giáo trình Tâm lý học lâm sàng.
2. Trần Thị Minh Đức (2009). Nhận biết tâm lý trẻ em qua tranh vẽ: Phân tích tranh
của học sinh trường giáo dưỡng.
3. Geoffrey P.Kramer, Douglas A. Bernstein, Vicky Phares. Introductuon to clinical
psychology.
4. Thomas P. Hogan. Psychological testing: A practical introduction.

You might also like