You are on page 1of 8

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

TÀI CHÍNH HÀNH VI

BÀI TẬP NHÓM


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CÁC SAI LẦM LIÊN
QUAN ĐẾN SỢ LỖ CỦA NHÀ QUẢN TRỊ

Nhóm: 10
Lớp học phần: D03
Giảng viên hướng dẫn: Vũ Thị Anh Thư

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023


DANH SÁCH THÀNH VIÊN

Họ và Tên MSSV Nhiệm vụ phân công


Nguyễn Thị Phương Thảo 03013721047 Thiết kế câu hỏi 4 + 6
2
Phan Thị Thanh Thảo (NT) 03013721047 Thiết kế câu hỏi 7 + 8 + Làm
5 Google Form
Trần Ngọc Phương Thảo 03013721047 Thiết kế câu hỏi 9 + 10
6
Lại Thị Minh Thi 03013721048 Thiết kế câu hỏi 1 + 2 + Tổng
2 hợp Word
Vũ Lê Hoài Thu 03013721049 Thiết kế câu hỏi 3 + 5
1

LINK GOOGLE FORM


Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây thể hiện tâm lý sợ lỗ của các nhà quản trị?
A. Tự phụ về quyết định
B. Tư duy tiêu cực
C. Đánh giá mất mát quan trọng hơn lợi nhuận
D. Tất cả đều đúng
Lời giải:
A, Nhà quản trị có xu hướng tụt lại và không đổi ý khi phải đối mặt với quyết định rủi ro.
Họ thường giữ nguyên trạng thái hiện tại hơn là thay đổi, bất chấp những cơ hội mới hoặc
sự cần thiết của sự thay đổi.
B, Sai lầm liên quan sợ lỗ có thể tạo ra một tư duy tiêu cực và khó khăn trong
việc đánh giá tích cực các cơ hội kinh doanh. Nhà quản trị có thể coi thường hoặc đánh
giá thấp các cơ hội tiềm năng chỉ vì sự lo ngại về mất mát.
C, Những nhà quản trị bị ảnh hưởng bởi sai lầm sợ lỗ có xu hướng đặt mức độ quan trọng
việc tránh mất mát hơn là tìm kiếm cơ hội lợi nhuận. Họ có thể tránh đưa ra quyết định rủi
ro hơn vì sợ mất mát, thậm chí khi có thể mang lại lợi ích lớn hơn.

Câu 2: Giả sử một nhà quản trị quản lý một công ty bán lẻ trong đó có một
cửa hàng chiếm phần lớn doanh thu và lợi nhuận đang phải đối mặt với một
số vấn đề như giá thuê đắt đỏ, vị trí không thuận lợi,... Theo bạn, nhà quản trị
có xu hướng làm gì ?
A. Chuyển đổi cửa hàng sang vị trí mới
B. Đóng cửa cửa hàng
C. Duy trì cửa hàng hiện tại
D. Tất cả đều sai
Lời giải: Bởi vì sai lầm sợ lỗ có đặc điểm là tránh mất mát hơn là kiếm lợi nhuận vì vậy
nếu quyết định đóng cửa hàng hoặc chuyển sang vị trí khác sẽ có nguy cơ mất thuế và lợi
nhuận ngay lập tức. Dù có những cơ hội lợi nhuận khác nhưng với tâm lý sợ lỗ, lo ngại sự
mất mát nên nhà quản trị chọn cách duy trì cửa hàng hiện tại. Trong ví dụ này, sai lầm
liên quan đến sợ lỗ đã ngăn cản việc nhìn nhận cơ hội lợi nhuận và đưa ra quyết định tối
ưu để thích ứng với thị trường.
Câu hỏi 3: Đặc điểm nào sau đây là một cách nhận diện các sai lầm liên quan
đến việc sợ lỗ của nhà quản trị?
A. Tập trung vào việc đánh giá và quản lý rủi ro một cách khách quan.
B. Quyết định dựa trên cảm xúc và trực giác cá nhân.
C. Tạo ra một danh mục đầu tư đa dạng và cân nhắc rủi ro.
D. Phân tích và đánh giá các rủi ro tiềm năng liên quan đến các quyết định đầu tư.
Lời giải: Quyết định dựa trên cảm xúc và trực giác cá nhân là một đặc điểm nhận diện các
sai lầm liên quan đến việc sợ lỗ của nhà quản trị. Khi nhà quản trị quá sợ mất lỗ, họ có thể
đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc và trực giác cá nhân thay vì dựa trên thông tin và
phân tích khách quan. Điều này có thể dẫn đến việc bỏ lỡ các cơ hội đầu tư tiềm năng và
không đạt được mục tiêu tăng trưởng. Đáp án A, C, D là phương pháp để giảm thiểu rủi
ro và đạt được quản lý đầu tư hiệu quả.

Câu 4: Một công ty đã đầu tư 100 tỷ đồng để phát triển một sản phẩm mới.
Sau khi sản phẩm được tung ra thị trường, doanh số bán hàng thấp hơn dự
kiến. Công ty quyết định tiếp tục đầu tư thêm 50 tỷ đồng để tiếp thị sản phẩm.
Hậu quả của quyết định này là gì?
a. Thất bại trong việc đạt được mục tiêu
b. Tăng chi phí
c. Giảm hiệu quả
d. Cả 3 đáp án trên
Đáp án:
d. Cả 3 đáp án trên
Lời giải: Quyết định tiếp tục đầu tư thêm 50 tỷ đồng là một quyết định không hợp lý, vì
sản phẩm đã thất bại trên thị trường. Quyết định này sẽ dẫn đến:
 Thất bại trong việc đạt được mục tiêu: Công ty sẽ tiếp tục thua lỗ vì sản phẩm
không bán được.
 Tăng chi phí: Công ty sẽ phải gánh thêm chi phí tiếp thị 50 tỷ đồng.
 Giảm hiệu quả: Công ty sẽ phải sử dụng thêm nguồn lực để tiếp thị sản phẩm, dẫn
đến giảm hiệu quả hoạt động của công ty.
Câu 5: Hậu quả nào có thể xảy ra khi nhà quản trị mắc các sai lầm liên quan
đến việc sợ lỗ?
A. Mất cơ hội phát triển và tăng trưởng doanh nghiệp.
B. Tạo niềm tin và sự tin tưởng từ cổ đông.
C. Tăng lợi nhuận và giá trị cổ phiếu.
D. Nâng cao khả năng quản lý rủi ro.

Câu 6: Một công ty đã đầu tư một số lượng lớn tiền và thời gian vào một dự án
phát triển sản phẩm mới. Dự án đã mất nhiều hơn dự kiến và chưa đạt được
kết quả dự trù. Một số nhân viên quản lý dự án muốn tiếp tục đầu tư để hoàn
thành dự án vì đã bỏ ra rất nhiều tài nguyên. Quyết định này dẫn đến điều gì?
a. Tăng lợi nhuận từ dự án.
b. Tạo ra một sản phẩm xuất sắc.
c. Tạo sự đoàn kết trong nhóm dự án.
d. Gây thiệt hại đáng kể cho tài chính công ty.
Lời giải: Trong tình huống mô tả, quyết định tiếp tục đầu tư vào dự án không có triển
vọng có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho tài chính của công ty, vì tiền và tài nguyên đang
được tiêu tốn mà không có lợi nhuận hoặc kết quả dự kiến. Hiệu ứng sợ lỗ làm cho một số
người quản lý tập trung vào số tiền đã đầu tư trước đó, thay vì xem xét tiềm năng lợi
nhuận trong tương lai.

Nội dung cho trước:


Tiff Jordan là 1 nhà quản lý quỹ với lịch sử giao dịch hiệu quả. Trong 10 năm qua, Danh
tiếng của Jordan ngày càng tăng khi cô liên tục đạt được những kết quả giao dịch vượt
qua mức chuẩn mình đặt ra. Tuy nhiên, gần đây, số lượng nhân viên nghỉ việc tại công ty
Jordan ngày càng tăng với lý do rằng Jordan có xu hướng thích đổ lỗi và hiếm khi ghi
nhận thành công của các thành viên trong quỹ. Trong 12 tháng gần đây, quỹ của Jordan
có xu hướng hoạt động yếu kém dưới mức chuẩn mà quỹ đặt ra.
Một trong những nhà phân tích tại công ty Jordan, Jeremy Tang, khá quan ngại về việc
quỹ ngày càng hoạt động yếu kém. Vì vậy Tang đã ghi chú ra một vài điều mà mình quan
sát đc như sau:
Quan sát 1: Một vài cổ phiếu hiện đang bị lỗ nặng, có mức rủi ro cao, và được nắm giữ
lâu hơn bình thường
Quan sát 2: Số lượng giao dịch của quỹ giảm hơn 40% so với năm trước
Quan sát 3: Danh mục đang tập trung giao dịch ở ít lĩnh vực hơn so với quá khứ
Tang quan ngại rằng danh mục có thể không khớp với báo cáo chính sách đầu tư (không
khớp với mục tiêu của khách hàng), vì vậy Tang đã có 1 cuộc họp với Jordan về vấn đề
này. Jordan đã phủ nhận phân tích của Tang và nói rằng cô ấy biết mình đang làm gì.
Jordan chỉ ra rằng cô ấy tin rằng việc chênh lệch giá sẽ tự điều chỉnh, danh mục sẽ không
thể quay lại về được tỷ suất sinh lời trung bình nếu như cô ấy bán đi các cổ phiếu bị lỗ.
Cô ấy đảm bảo với nhóm rằng chiến lược này đã có kết quả tốt trong quá khứ, vì vậy thị
trường chắc chắn sẽ tự hồi phục và làm cho lợi nhuận của quỹ quay về mức ban đầu.
Tang đề nghị rằng nhóm nên xem xét lại các báo cáo chính sách đầu tư lại nhưng Jordan
đã cản anh ấy lại và nói rằng mình nhớ rõ IPS rồi.

Câu 7. Quan sát nào của Tang ít có khả năng là hậu quả của việc Jordan thể
hiện tâm lý sợ lỗ?
A. Quan sát 1
B. Quan sát 2
C. Quan sát 3
Giải pháp:
C là đúng. Tâm lý sợ lỗ có thể gây ra sự tập trung vào ngành; tuy nhiên, chiến lược trung
lập với thị trường có xu hướng tập trung vào từng cổ phiếu riêng lẻ mà không liên quan
đến ngành. Mức độ rủi ro của ngành sẽ được giảm thiểu bằng cách cân bằng các cổ phiếu
mua và bán riêng lẻ.

Câu 8. Jordan có khả năng thể hiện tâm lý sợ lỗ như thế nào?
A. Nói với cả nhóm đừng lo lắng
B. Giảm vòng quay danh mục đầu tư trong năm nay
C. Quyết định giữ các cổ phiếu thua lỗ cho đến khi quay trở lại bình thường
Giải pháp:
C là đúng. Hành vi của Jordan là một ví dụ kinh điển về tâm lý sợ lỗ:
Khi thua lỗ xảy ra, cô ấy giữ những cổ phiếu này lâu hơn mức bảo đảm. Bằng cách đó,
Jordan đã chấp nhận nhiều rủi ro hơn trong danh mục đầu tư. Trong khuynh hướng sợ lỗ,
mọi người thể hiện sở thích mạnh mẽ là tránh thua lỗ hơn là đạt được lợi ích. Một trong
những hậu quả của thành kiến sợ lỗ là chuyên gia quản lý tài chính (trong trường hợp này
là Jordan) có thể giữ các khoản đầu tư thua lỗ với hy vọng chúng sẽ quay trở lại mức hòa
vốn hoặc tốt hơn.
Câu 9: Chọn các giải pháp đề xuất có thể khắc phục tâm lý sợ lỗ của nhà quản
trị:
 Hiểu rằng thua lỗ là một phần tất yếu
 Có chiến lược đầu tư rõ ràng và tuân thủ kế hoạch đã đề ra
 Loại bỏ cảm xúc yêu thích, ghét bỏ chủ quan
 Thấy thua lỗ là dừng đầu tư
 Ghi lại nhật ký giao dịch
Đáp án: Ý 1, 2, 3, 5

Câu 10: Điền vào chỗ trống:


Thị trường chứng khoán luôn biến động không ngừng, có lúc lên và có thể bất
ngờ xuống. Để thành công trên thị trường, nhà quản trị không chỉ hiểu biết về
tài chính, kinh tế, mà còn phải biết... Quá tự tin, sợ thua lỗ và tâm lý đám
đông là những tâm lý luôn tồn tại ở mỗi người. Điểm mấu chốt bạn là người ra
quyết định cuối cùng cho danh mục đầu tư của mình, vì vậy cần..., tránh các
yếu tố tâm lý làm ảnh hưởng quá trình ra quyết định, để việc giao dịch được
chính xác và hiệu quả.
a. Loại bỏ cảm xúc/ quyết định nhanh
b. Kiểm soát tâm lý/ quyết định nhanh
c. Kiểm soát tâm lý/ kiểm soát tốt cảm xúc
Đáp án C.

You might also like