You are on page 1of 2

PHẦN I: NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA QUY LUẬT

“CHUYỂN HÓA TỪ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG THÀNH NHỮNG SỰ


THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI”
1. Cơ sở lý luận
o Vị trí của quy luật: chỉ ra cách thức vận động và phát triển của sự vật hiện tượng
o Khái niệm:
a. Chất:
- Là tính quy định khách quan vốn có của sự vật, tổng hợp hữu cơ các yếu tố, thuộc tính cấu thành, phân biệt sự vật
là nó, khác với sự vật khác. Nguyên tố Cu có nguyên tử lượng là 63,54 đvC, nhiệt độ nóng chảy là 1083, nhiệt
sôi là 2880 độ C,... những thuộc tính này nói lên chất riêng của Cu, phân biệt nó với kim loại khác
- Chú ý: Sự vật hiện tượng có thể có một chất hoặc nhiều chất tùy theo các quan hệ vì sự vật hiện tượng có
nhiều thuộc tính, nhưng mỗi một thuộc tính cũng có thể coi là một chất
b. Lượng
- Là tính quy định khách quan vốn có của sự vật, bao gồm những con số, đại lượng, biểu hiện qua quy mô, tốc độ,...
Khi ta nói đến lượng nguyên tố hóa học trong một phân tử nước là H20 nghĩa là gồm hai nguyên tử hiđro và
một nguyên tử oxi
2. Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
a) Tính thống nhất giữa chất và lượng
- Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là sự thống nhất của hai mặt chất và lượng, chúng tác động qua lại lẫn nhau
làm cho sự vật biến đổi. Khi tình cảm của hai người yêu nhau đủ nhiều (lượng thayđổi), thì từ người yêu sẽ
thành vợ chồng (chất thay đổi)
- “Độ” - khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất, sự vật đang còn là
chính nó. Độ của chất sinh viên là 4 năm học

b) Sự thay đổi về lượng dấn đến sự thay đổi về chất


- “Điểm nút” - thời điểm mà ở đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật. Trong thế giới luôn
luôn diễn ra quá trình biến đổi tuần tự về lượng dẫn đến bước nhảy về chất, tạo ra một đường nút vô tận, thể hiện
cách thức vận động và phát triển của sự vật từ thấp đến cao. Ph.Ăngghen khái quát tính tất yếu này: “Những thay
đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất định sẽ chuyển hóa thành những sự khác nhau về chất”. Thời điểm
sinh viên làm xong báo cáo tốt nghiệp, tích lũy đủ số lượng tín chỉ.
- “Bước nhảy” - sự thay đổi hoàn toàn về chất, sự kết thúc của một giai đọan phát triển, đồng thời lại mở đầu cho
giai đọan phát triển mới tiếp theo, nó là sự gián đoạn trong quá trình phát triển liên tục của sự vật. Cứ như vậy cái
mới ra đời thay thế cái cũ. Bước nhảy từ chất học sinh sang chất sinh viên.
Bước nhảy diễn ra hết sức đa dạng và phong phú về hình thức tùyt heo mâu thuẫn, tính chất, điều kiện của mỗi sự
vật:
 Căn cứ quy mô và nhịp độ:
 Bước nhảy toàn bộ: Làm thay đổi tất cả các mặt, các bộ phận,các yếu tố … của sự vật, hiện tượng. Trong
đời sống xã hội có sự chuyển hóa từ chế độ xã hội nàysang chế độ xã hội khác vì nó làm thay đổi mọi
mặt trong xã hội.
 Bước nhảy cục bộ: Bước nhảy làm thay đổi chất của từng mặt, từng bộ phận, những yếu tố riêng lẻ cấu
thành sự vật. Việc chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp, quan liêu, tham nhũng sang nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN.
 Căn cứ vào thời gian của sự thay đổi về chất và dựa trên cơ chế của sự thay đổi đó
 Bước nhảy đột biến: Bước nhảy được thực hiện trong một thời gian rất ngắn làm chất của sự vật, hiện tượng
biến đổi một cách nhanh chóng ở tất cả các bộ phận của nó. Vụ nổ hạt nhân làm cho các chất bị phá hủy
và thay đổi chỉ trong tích tắc.
 Bước nhảy dần dần: Bước nhảy từ từ, từng bước trong quá trìnhchất sẽ thay đổi bằng cách tích lũy dần
những yếu tố của chất mới và loại bỏ dần yếu tố của chất cũ. Trong tự nhiên, sự chuyển biến, tiến hóa từ
vượn thành người là cả một quá trình hết sức lâu dài, nó có thể lên đến hàng vạn năm.
- Lưu ý: “độ”, “điểm nút” và “bước nhảy” không phải là bất biến, nócó thể thay đổi tùy theo từng
sự vật, hiện tượng, từng điều kiện vàhoàn cảnh cụ thể.
c) Tác động của chất đối với lượng
Sự vật, hiện tượng hay chất mới chỉ xuất hiện khi bước nhảy được thực hiện nghĩa là khi lượng biến đổi đạt đến điểm
nút và xảy ra bước nhảy. Khi chất mới ra đời, nó có tác động trở lại đối với lượng của sự vật, có thể làm thay đổi quy
mô, kết cấu, trình độ, nhịp điệu vận động của sự vật. Việc sản xuất và sử dụng Vacxin ngừa COVID - 19 là cả một
quá trình gồm: nghiên cứu, nghiên cứu lâm sàng, đánh giá nhiều lần, phê duyệt và sản xuất. Lượng (quy trình
nghiên cứu, nghiên cứu lâm sàng, đánh giá nhiều lần) biến đổi đạt đến điểm nút (phê duyệt) và thực hiện bước
nhảy (từ nghiên cứu sang sản xuất). Trải qua quát rình nghiên cứu sẽ cho ra loại Vacxin phù hợp để sản xuất. Và
vacxin đã sản xuất đó sẽ giúp quá trình nghiên cứu, thử nghiệm các loại Vacxin khác ngừa COVID - 19 hiệu quả
và nhanh chóng hơn.

 Tóm lại: “Mọi đối tượng đều là sự thay đổi của 2 mặt đối lập chất và lượng, những sự thay đổi dần
dần về lượng vượt quá giới hạn của độ sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản về chất thông qua bước nhảy,
chất mới ra đời tiếp tục tác động trở lại duy trì sự thay đổi của lượng”

3. Ý nghĩa của phương pháp luận:


- Chú trọng sự tích lũy về lượng, đồng thời tạo điều kiện cho bước nhảy được thực hiện khi đã đủ sự tích lũy về
lượng
- Chống khuynh hướng hữu khuynh (chỉ chú trọng sự tích lũy về lượng) và tả khuynh (chỉ chú trọng sự nhảy vọt về
chất)

PHẦN II: VẬN DỤNG ĐỂ LÝ GIẢI MỘT VẤN ĐỀ CỦA TỰ NHIÊN/ XÃ HỘI/ TƯ
DUY:
Vấn đề xã hội: Áp dụng quy luật này để lý giải sự phát triển của một nền kinh tế, ta có thể xem xét các bước
sau:
1. Sự tăng trưởng về lượng: Sự phát triển của một nền kinh tế thường bắt đầu với sự tăng trưởng về lượng, tức là
tăng trưởng GDP, doanh thu, thương mại và quy mô hoạt động kinh tế chung. Đây là giai đoạn mà nền kinh tế cần
tăng cường sản xuất, đầu tư và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tăng cao từ thị trường.
2. Chuyển đổi lượng sang chất: Tuy nhiên, sự tăng trưởng về lượng không thể được duy trì mãi mãi. Để phát triển
bền vững, nền kinh tế cần chuyển đổi từ sự tăng trưởng lượng sang sự tăng cường chất lượng các hoạt động kinh tế.
Điều này bao gồm sự cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất lao động, đổi mới và sáng tạo, tăng cường quản lý và
hiệu suất các ngành kinh tế.
3. Sự thay đổi chất: Quá trình chuyển đổi lượng sang chất làm cho nền kinh tế tăng cường giá trị gia tăng và cạnh
tranh. Sự thay đổi chất xảy ra thông qua việc phát triển các ngành công nghệ cao, sản xuất các sản phẩm có thêm giá
trị cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển, và tăng cường hiệu quả thị trường.
4. Chuyển đổi chất thành lượng: Một khi nền kinh tế đã đạt được một mức độ phát triển chất lượng, nó có thể dẫn
đến sự tăng trưởng về lượng. Những cải tiến chất lượng sẽ dẫn đến sự gia tăng sản lượng, doanh thu và mở rộng quy
mô hoạt động kinh tế.
5. Sự phát triển bền vững: Quy luật "chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và
ngược lại" giúp đảm bảo sự phát triển bền vững của một nền kinh tế. Sự phát triển không chỉ dựa trên sự gia tăng về
lượng mà còn dựa trên sự chuyển đổi và nâng cao chất lượng các hoạt động kinh tế, từ đó tạo ra giá trị gia tăng và sự
cạnh tranh cho nền kinh tế.

 Từ sự tăng trưởng về lượng sang sự chuyển đổi và thay đổi chất lượng, và ngược lại. Quá trình
này tạo ra sự phát triển bền vững và gia tăng giá trị thực sự cho nền kinh tế.

You might also like