You are on page 1of 3

III. Phân loại cảm thán theo mục đích sử dụng.

Để phân loại câu cảm thán, người ta thường sẽ phân loại theo 2 tiêu chí: cấu
trúc ngữ pháp và mục đích sử dụng. Trước tiên, phân chia câu cảm thán theo cấu trúc
ngữ pháp, câu cảm thán sẽ được chia làm 2 loại: câu cảm thán có nòng cốt câu và câu
cảm thán không có nòng cốt câu. Tiếp theo, phân chia câu cảm thán theo tiêu chí mục
đính sử dụng. Sau khi tham khảo tài liệu, chúng em phân chia thành 3 mục đích sử
dụng. Cụ thể như sau :
3.1. Câu cảm thán được sử dụng để bộc lộ cảm xúc tích cực, như: vui mừng, hạnh
phúc, trầm trồ, …
Câu cảm thán là câu dùng với mục đích bộc lộ cảm xúc, nên được sử dụng rất nhiều
trong cuộc sống hàng ngày: “Mẹ tớ nấu ăn ngon ơi là ngon”
Trong câu cảm thán trên, không có xuất hiện một thán từ nào nhưng từng chữ trong
câu kết hợp lại vẫn rõ nghĩa để bộc lộ sự thán phục, hài lòng, tự hào. Đây là sự giao
thoa giữa lời khen và câu cảm thán.
Ngoài ra, câu cảm thán vẫn luôn hiện hữu trong đời sống văn chương của
chúng ta, dùng để bộc lộ cảm xúc vui, phấn khích, khen, ngưỡng mộ,.... , thường có
các từ cảm thán như: ôi, chao ôi, tuyệt quá,...
Trong tác phẩm “ Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt đã bộc lộ niềm xúc động và
ngạc nhiên của mình qua câu thơ:
“Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa”
Tác giả đã bộc lộ cảm xúc bị dồn nén của mình qua thán từ “ Ôi” và bộc lộ
niềm yêu mến, lòng biết ơn đối với người bà của mình. Cả hai hình ảnh ngọn lửa và
người bà đều là những hình ảnh rất gần gũi, rất thân thuộc, luôn hiện hữu xuyên suốt
trong một thời tuổi thơ đáng nhớ, đánh trân trọng bên cạnh bà.
3.2. Câu cảm thán được sử dụng để bộc lộ cảm xúc tiêu cực, như: sợ hãi, chán nản,
buồn phiền, thất vọng, …
Trong câu nói “Chao ôi! cực nhục chưa, ca làng Việt gian” - Ông Hai trong tác
phẩm “Làng” của nhà văn Kim Lân.
Chỉ bằng một câu cảm thán “ Chao ôi” chúng ta có thể thấy được tâm trạng đau
đớn, khổ sở của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Qua đó chúng ta càng
thấy được tâm trạng đau đớn của người nông dân yêu làng, khi không muốn vẫn phải
tin vào cái điều khủng khiếp ấy. Đó là sự thất vọng đến tột cùng vì cái làng mà ông
yêu quý lại theo thằng Tây.
Con người từ khi sinh ra, cảm xúc đã chiếm một vị trí rất quan trọng. Nó điều
khiển mọi hoạt động, và suy nghĩ của chúng ta. câu cảm thán là câu có những từ ngữ
như : ôi, than hỡi, ơi hỡi, chao ơi, trời ơi, biết bao, biết chừng nào,..... dùng để bộc lộ
trực tiếp cảm xúc của người nói. Xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ hằng ngày hay
ngôn ngữ văn chương.
3.3. Câu cảm thán được sử dụng để mỉa mai.
Câu cảm thán có mục đích để châm biếm không giống như 2 mục đích sử dụng trên.
Với mục đích sử dụng này, câu cảm thán sẽ không hoàn toàn là mang nghĩa tích cực
và cũng không hoàn toàn mang nghĩa tiêu cực. Thoạt đầu, người nghe sẽ nghĩ là một
câu khen, nhưng ẩn sau trong từng chữ trong câu chính là một lời nói mang ý nghĩa
mỉa mai, châm biếm. Tuy nhiên, câu cảm thán phải được đặt vào tình huống nhất định,
thì mới rõ được nét nghĩa này.
Người em chồng nói với chị dâu của mình “Chao ôi! Tay chị đẹp quá. Đẹp như
vậy thì ở nhà chắc anh trai em không để chị động vào việc gì”
Trong ví dụ trên, người đọc có thể thấy, đây là một câu khen ngợi. Từ “ Chao
ôi” thể hiện sự ngạc nhiên, ngưỡng mộ. Nhưng theo quan niệm của người Việt, vẻ đẹp
của người phụ nữ Việt Nam phải đầy đủ “Công dung ngôn hạnh”. Trong đó, từ
“công” đứng ở vị trí đầu tiên, được hiểu là nữ công gia chánh, đảm đang việc nhà,
thêu thùa may vá, nuôi dạy con cái khỏe mạnh. Vậy mà, tay người phụ nữ lại mềm
mại, đẹp thì hẳn là câu cảm thán này không phải để khen mà sau đó còn có một lớp
nghĩa ngược lại: chê bai người phụ nữ không biết làm việc nhà, lười làm, không mang
đủ tiêu chuẩn của một người phụ nữ, không phải là một người vợ tốt.
Trong tác phẩm “Số đỏ” của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Ông đã có nhận xét
“Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết ở trong quan tài cũng phải mỉm
cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu”
Đám ma Vũ Trọng Phụng đang nói đến là đám ma của cụ Tổ trong đoạn trích “Hạnh
phúc của một tang gia”. Đám ma của ông cụ Tổ được gia đình tổ chức một cách hoành
tráng, linh đình, lễ nghi theo cả lối ta, Tây, Tàu. Khi đọc qua câu nhận xét này, người
đọc có thể thấy đây là một câu cảm thán với thán từ “Thật là”. Tác giả như là đang
khen đám ma này, đám ma có đông đủ người đến dự, con cháu sum họp, dù khi cụ Tổ
chết đi rồi vẫn làm một đám ma linh đình để bày tỏ lòng thương tiếc. Điều này khiến
cho người chết - cụ Tổ phải mỉm cười sung sướng. Tuy nhiên, đây là một lời mỉa mai
cho con cháu trong gia đình, người tham gia tang lễ; là nụ cười chua chát, cay đắng
của người đã khuất. Trong đám tang của cụ Tổ, bên cạnh tiếng khóc thì còn là những
lời thì thầm, bàn tán; tiếng cười còn nhiều hơn tiếng khóc.

You might also like