You are on page 1of 6

Khoa Luật - ĐH kinh tế Tp HCM

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP HỌC PHẦN LUẬT KINH DOANH

PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH


(Hộ kinh doanh – DNTN – Công ty hợp danh)
----o0o-----
A. TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH
2.1.1 Khái niệm chủ thể kinh doanh
❖ Khái niệm chủ thể kinh doanh:
Chủ thể kinh doanh là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào theo quy định của pháp luật
thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản
xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích
sinh lợi.
Theo Khoản 1 Điều 6 Luật thương mại 2005 thì: “Thương nhân bao gồm tổ
chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách
độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.”
Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một,
một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc
đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh
doanh và không gọi là "thương nhân" theo quy định của Luật Thương mại.
Theo khoản 21 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 thì “Kinh doanh là việc thực
hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất
đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm
kiếm lợi nhuận.”
Trong phạm vi nghiên cứu, môn học chỉ tập trung nghiên cứu các chủ thể
kinh doanh có đăng ký kinh doanh và từ đây sẽ gọi tắt là chủ thể kinh doanh.
❖ Đặc điểm của chủ thể kinh doanh

Tài liệu dành cho sinh viên học Luật kinh doanh
Khoa Luật - ĐH kinh tế Tp HCM
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP HỌC PHẦN LUẬT KINH DOANH

✓ Là thực thể pháp lý được pháp luật công nhận


✓ Tiến hành các hoạt động kinh doanh
❖ Phân biệt chủ thể kinh doanh với các chủ thể khác của pháp luật
✓ Phân biệt với các chủ thể pháp luật nói chung
✓ Phân biệt với các chủ thể khác trong quan hệ pháp luật kinh tế
2.1.2 Các loại chủ thể kinh doanh
✓ Hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công
dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình
làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động
và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
✓ Doanh nghiệp

Căn cứ vào khoản 10, 11, 12 Luật doanh nghiệp 2020 thì:
Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được
thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của phập luật nhằm mục đích kinh
doanh.
Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên
50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của
Luật này.
Doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành
lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam.
Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này;
b) Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích
cộng đồng;
c) Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để
tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.
✓ Hợp tác xã

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật hợp tác xã 2012 thì Hợp tác xã là tổ chức kinh tế
tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành
lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm

Tài liệu dành cho sinh viên học Luật kinh doanh
Khoa Luật - ĐH kinh tế Tp HCM
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP HỌC PHẦN LUẬT KINH DOANH

nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm,
bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
2.1.3 Khái quát về pháp nhân
❖ Pháp nhân kinh doanh
✓ Điều kiện để được công nhận là pháp nhân (Đ74 BLDS 2015)

a) Được thành lập theo quy định của BLDS 2015, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của BLDS 2015;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm
bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
✓ Pháp nhân thương mại: Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu
chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Pháp nhân
thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
✓ Pháp nhân phi thương mại: là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm
kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.
2.2 CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP
Doanh nghiệp bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân và các loại công ty: công ty hợp
danh, công ty TNHH và công ty cổ phần
2.2.1 Khái quát về doanh nghiệp tư nhân
o Khái niệm và đặc điểm: Căn cứ Điều 188 LDN 2020 thì:
• Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của
doanh nghiệp.
• Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán
nào.
• Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ
doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh,
thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
• Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua
cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu
hạn hoặc công ty cổ phần.

Tài liệu dành cho sinh viên học Luật kinh doanh
Khoa Luật - ĐH kinh tế Tp HCM
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP HỌC PHẦN LUẬT KINH DOANH

o Quản lý doanh nghiệp tư nhân

Căn cứ Điều 190 LDN 2020 thì:


• Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau
khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của
pháp luật.
• Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh
doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách
nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.
• Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho
doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự,
nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng
tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa
vụ khác theo quy định của pháp luật.
2.2.2 Khái quát chung về công ty
❖ Khái niệm: Công ty được hiểu là sự liên kết của hai hay nhiều cá nhân hoặc
pháp nhân bằng một sự kiện pháp lý, nhằm tiến hành hoạt động kinh doanh để
đạt được một mục tiêu chung nào đó.
❖ Dấu hiệu cơ bản công ty kinh doanh
✓ Là sự liên kết của nhiều người (cá nhân hoặc tổ chức), sự liên kết này luôn
thể hiện với hình thức bên ngoài là một tổ chức.
✓ Mỗi thành viên khi tham gia sẽ góp vào công ty một số tài sản của mình.
Vai trò của vốn góp trong các loại công ty khác nhau là rất khác nhau,
nhưng góp vốn bao giờ cũng là một điều kiện quan trọng để hình thành
công ty.
✓ Mục đích của việc góp vốn thành lập công ty là để cùng nhau kinh doanh.
❖ Phân loại công ty kinh doanh
Căn cứ vào tính chất liên kết, chế độ trách nhiệm của các thành viên, ý chí của
nhà làm luật, có thể phân loại công ty kinh doanh thành hai loại:

Tài liệu dành cho sinh viên học Luật kinh doanh
Khoa Luật - ĐH kinh tế Tp HCM
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP HỌC PHẦN LUẬT KINH DOANH

➢ Công ty đối nhân: Là loại công ty kinh doanh mà việc thành lập dựa trên sự
liên kết chặt chẽ, quen biết và tin tưởng lẫn nhau giữa các thành viên, việc
góp vốn chỉ là thứ yếu.
Đặc điểm:
✓ Mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành viên công ty
✓ Các thành viên trong công ty đối nhân liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về
các khoản nợ của công ty
➢ Công ty đối vốn: Là công ty kinh doanh trong đó các thành viên liên kết về
vốn để kinh doanh mà không quan tâm nhiều đến sự quen biết lẫn nhau.
Đặc điểm:
✓ Có sự tách bạch giữa tài sản của công ty và tài sản riêng của thành viên
công ty (rất quan trọng)
✓ Luôn được công nhận là pháp nhân.
✓ Các thành viên của công ty đối vốn chỉ liên đới chịu trách nhiệm về các
nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn của họ góp vào công ty.
✓ Phần vốn góp của các thành viên có thể được chuyển nhượng tương đối dễ
dàng.
✓ Công ty đối vốn cũng có hai loại là công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty
cổ phần.
2.2.3 Các loại công ty theo quy định của pháp luật Việt Nam
❖ Công ty hợp danh
Khái niệm và đặc điểm
Căn cứ Điều 177 LDN 2020 thì:
• 1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng
nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh).
Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn; .
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ
tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

Tài liệu dành cho sinh viên học Luật kinh doanh
Khoa Luật - ĐH kinh tế Tp HCM
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP HỌC PHẦN LUẬT KINH DOANH

c) Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về
các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
• 2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
• 3. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán
nào.
Quy chế pháp lý về thành viên
➢ Số lượng thành viên
➢ Loại thành viên
➢ Hình thành tư cách thành viên
➢ Chấm dứt tư cách thành viên
➢ Quyền và nghĩa vụ của thành viên
Quy chế pháp lý về vốn
➢ Đối với thành viên:
- Thực hiện góp vốn
- Chuyển nhượng vốn
➢ Đối với công ty:
- Tăng vốn
- Giảm vốn
Mô hình tổ chức quản lý:
- Hội đồng thành viên
- Chủ tịch Hội đồng thành viên
- Giám đốc/ Tổng Giám đốc

You might also like