You are on page 1of 58

MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nhà nước phong kiến là 1 phương thức nhà nước đã từng tồn tại trong lịch

sử ?

-Đúng. Vì nó mang đầy đủ bản chất của một nhà nước: là một tổ chức đặc biệt của

quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế, thực hiện các

chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ

địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội.

Câu 2: Thủ tướng là một người đứng đầu cơ quan quyền lực nhà nước

CHXHCNVN?

Sai. Vì thử tướng chỉ đứng đầu hệ thống quản lý hành chính nhà nước.

Câu 3: Người đủ trên 18 tuổi là người có năng lực hành vi đầy đủ?

Sai. Vì với những người mất hành vi dân sự (người điên, người bị bệnh thiểu năng,

không rỏ khả năng nhận thức ) dù nhiêu tuổi vẫn không đủ năng lực.

Câu 4: Thế tài là bộ phận không thể thiếu trong mọi quy phạm pháp luật ?

Sai. Vì chỉ thế tài chỉ là 1 trong 3 bộ phận cấu hành quy phạm pháp luật, 1 quy

phạm pháp luật có thể ít hơn 3 bộ phận cấu thành.

Câu 5: Mọi quy định của UBNN cấp tỉnh là văn bản QPPL ?

Sai. Vì mọi quy định phải thông qua bởi chính phủ (cơ quant rung ương)bằng việc

thăm dò ý kiến của số đông nhân dân, thông qua hiến pháp và pháp luật mới có thể

trở thành văn bản QPPL.

Câu 6: NN quân chủ lập hiến là 1 kiểu nhà nước tồn tại trong lịch sử ?

Sai. Vì nhà nước quân chủ lập hiến là 1 hình thức nhà nước tồn tại trong lịch sử.

Câu 7: PL trong 1 NN là ý chí của giai cấp lao đông chiếm đa số trong XH.
Sai. Vì pháp luật là một nhà nước ý chí của giai cấp thống trị trong XH.

Câu 8: ban hành pháp luật có tính bắt buột chug là bản chất nhà nước.

Sai. Vì bản chất nhà nước là tính giai cấp và tính xã hội.

Câu 9: tất cả các bản pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành đều là văn bản

QPPL.

Sai. Vì các bản pl do cơ quan nhà nước ban hành bao gồm văn bản QPPL và

VBPL.

Câu 10: ba lần phân công XH trong cộng sản nguyên thủy là tiền đề cho sự ra đời

của nhà nước.

Sai. Vì tiền đề sự ra đời nhà nước là tiền đề kinh tế và tiền đề XH.

Câu 11: NN CH quân tộc là 1 kiểu nahf nước tồn tại trong lịch sử.

Sai. Vì chỉ có 4 kiểu nhà nước: NN PK, NN chủ nô, NN tư sản, NN XHCN.

Câu 12: PL trong nhà nước là ý chí của giai cấp bóc lột chiếm thiểu số trong XH

Sai. Vì PL trong nhà nước là sự kết hợp giửa tính giai cấp và tính XH. Trong đó

tính giai cấp là nguyện vọng của giai cấp thống trị chứ không phải là giai cấp bốc

lột. như XHCN là giai cấp vô sản nắm quyền thể hiện ý chí giai cấp vô sản cứ

không phải giai cấp bót lột.

Câu 13: bản chất của nhà nước là đối nội và đối ngoại.

Sai. Vì bản chất của nhà nước là tính giai cấp và tính XH, đối nội và đối ngoại là

đặc trưng.

Câu 14: mọi hành vi trái pháp luật đều là VPPL.

Sai. Vì mọi hành vi để được xem là VPPL phải đầy đủ 4 dấu hiệu :........

Câu 15: NN CHXHCNVN được tổ chức theo nguyên tắc “Tam quyền phân lập“
Sai. Vì NN XHCNVN được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền.

Câu 16: một hành vi có đồng thời là vừa là vi phạm hình sự, vừa vi phạm hành

Đúng. Vì ví dụ như 1 luật sư làm di chúc cho chủ tịch hội đồng quản trị 1 công ty

lớn nọ, với ý định chiếm đạt nhưng bị phát hiện, ông này đã thủ tiêu ông chủ tịch

dẫn đến tội vừa vi phạm hình sự vừa vi phạm hành chính.

Câu 17: phương pháp điều chỉnh của ngành luật dân sự là phương pháp mệnh lệnh

phục tùng.

Sai. Vì phương pháp điều chỉnh luật dân dự là tự do, bình đẳng, tự định đạt.

Câu 18: tất cả các văn bản do cơ quan N có thẩm quyền ban hành đều là văn bản

QPPL.

Đúng. Vì QPPL là những quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc chung, được thể

hiện dưới những hình thức xác định, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo

đảm thực hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ XH

Câu 19: chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được phép thực hiện hành

động áp dụng pháp luật.

Sai. Vì áp dung pháp luật được thực hiện cho toàn XH

Câu 20: bộ và các cơ quan ngang bộ thuộc hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước ở

trung ương.

Sai. Vì bộ và các cơ quan ngang bộ thuộc hệ thống cơ qua chấp hành của quốc hội

và hành chính chứ không phải cơ quan quyền lực.

Câu 21: nhà nước CHXHCN là NN của nhân dân nên mang tính giai cấp.

Sai. Vì tất cả đã gọi là nhà nước đều phải mang tính giai cấp và tính xã hội.

Câu 22: ở VN thủ tướng là nguyên thủ quốc gia.

Sai. Vì chủ tịch nước mới là nguyên thủ quốc gia


Câu 23: tất cả mọi hành vi của con người đều là sự kiện pháp lý.

Sai. Vì sự kiện pháp lý là những điều kiện, hoàn cảnh, tình huấn được dự kiến

trong QPPL gắn với việc phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật khi diễn

ra trong thực tế.

Câu 24: hành vi trái pháp luật là hành vi VPPL

Sai. Vì để trở thành hành vi VPPL phải đủ 4 yếu tố: trước hết phải là hành vi XĐ

của chủ thể, phải là hành vi trái pháp luật, phải chứa đựng lỗi của chủ thể, phải dongười có năng lực
trách nhiệm pháp lý thực hiện.

Câu 25: mọi quy định của thủ tướng chính phủ là văn bản QPPL.

Sai. Vì nó chỉ là văn bản QPPL ở mãng hành chính.

MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP TỰ LUẬN TRONG MÔN HỌC PHÁP LUẬT

ĐẠI CƯƠNG

I. Phân tích cấu trúc quy phạm pháp luật

Nhiệm vụ: phải đi xác định rõ các thành phần giả định, quy định, chế tài trong

1 quy phạm pháp luật cụ thể. Lưu ý:

- Giả định thường quy định về thời gian, địa điểm, các chủ thể, các hoàn

cảnh cụ thể mà quy phạm pháp luật điều chỉnh. Giả định thường là phần

trả lời cho câu hỏi với từ để hỏi: ai, trong hoàn cảnh nào?

- Quy định là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu rõ cách xử sự của chủ thể

pháp luật (cá nhân hay tổ chức) ở vào hoàn cảnh điều kiện đã nêu trong

phần giả định, gồm sự cho phép hay bắt buộc phải thực hiện. Bộ phận quy

định trả lời câu hỏi Phải làm gì (hoặc không được làm gì) và làm như thế

nào?

- Chế tài nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến sẽ áp dụng

đối với chủ thể pháp luật đã không thực hiện theo đúng quy tắc xử sự nêu

ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật (là hậu quả bất lợi đối với chủ

thể vi phạm pháp luật).


Một số bài tập ví dụ:

1/ “Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân

dân, với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống

nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã

hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng

toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế”. (Điều 65 Hiến

pháp 2013)

Giả định: “Lực lượng vũ trang nhân dân”. Phần giả định trong trường hợp

này nêu lên quan hệ xã hội mà quy phạm này điều chỉnh, xác định rõ đối

tượng phải chịu sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật này đó là lực lượng vũ

trang nhân dân.

Quy định: “tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà

nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ

của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân,

Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng toàn dân xây dựng đất

nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế”. Phần quy định trong trường hợp này nêu

lên cách thức xử sự của đối tượng được nêu ở phần giả định.

Chế tài: không có.

2/ “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có

quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu” (Điều 132 Bộ

luật Dân sự 2005)

Giả định: “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe

dọa”. Giả định trong trường hợp này đã nêu lên tình huống, hoàn cảnh chịu

sự điều chỉnh của quy phạm này đó là khi một bên tham gia giao dịch dân sự

do bị lừa dối hoặc bị đe dọa.

Quy định: “có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô

hiệu”. Quy định trong trường hợp này nêu lên cách thức xử sự của đối tượng

được nêu ở phần giả định.

Chế tài: không có

2/ Phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật


¤ Về mặt khách quan:

- Hành vi: việc làm của ...(nêu ra việc làm cụ thể) là hành vi trái quy

định của pháp luật.....

- Hậu quả:...........................................

- Thời gian: .........................................

- Địa điểm: ..........................................

NHẬN ĐỊNH ĐÚNG – SAI? GIẢI THÍCH?

1. Mọi quy tắc xử sự tồn tại trong xã hội có nhà nước đều là pháp luật.

Sai. Các quy tắc đó còn bao gồm quy phạm xã hội,...

2. Nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với xã hội có giai cấp.

Đúng. Nhà nước mang bản chất giai cấp. Nó ra đời, tồn tại và phát

triển trong xã hội có giai cấp, là sản phẩm của đấu tranh giai cấp và do một

hay một liên minh giai cấp nắm giữ.

3. Tùy vào các kiểu nhà nước khác nhau mà bản chất nhà nước có thể là bản

chất giai cấp hoặc bản chất xã hội.

Sai. Nhà nước nào cũng mang bản chất giai cấp.

4. Nhà nước mang bản chất giai cấp có nghĩa là nhà nước chỉ thuộc về một

giai cấp hoặc một liên minh giai cấp nhất định trong xã hội.

Sai. Nhà nước mang bản chất giai cấp, nghĩa là nhà nước là một bộ

máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác, là công cụ bạo

lực để duy trì sự thống trị của giai cấp.

5. Nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt do giai cấp thông trị tổ chức

ra và sử dụng để thể hiện sự thống trị đối với xã hội.

Đúng. Nhà nước là một bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối

với giai cấp khác, là công cụ bạo lực để duy trì sự thống trị của giai cấp.

6. Không chỉ nhà nước mới có bộ máy chuyên chế làm nhiệm vụ cưỡng chế,

điều đó đã tồn tại từ xã hội cộng sản nguyên thủy.

Sai. Sự cưỡng chế trong xã hội cộng sản nguyên thủy không phải là

một bộ máy chuyên chế, mà do toàn bộ thị tộc bộ lạc tổ chức.


7. Nhà nước là một bộ máy bạo lực do giai cấp thống trị tổ chức ra để trấn áp

các giai cấp đối kháng.

Đúng. Từ sự phân tích bản chất giai cấp của nhà nước cho thấy: nhà

nước là một bộ máy bạo lực do giai cấp thống trị tổ chức ra để chuyên chính

các giai cấp đối kháng .

8. Nhà nước trong xã hội có cấp quản lý dân cư theo sự khác biệt về chính trị,

tôn giáo, địa vị giai cấp.

Sai. Đặc điểm cơ bản của nhà nước là phân chia dân cư theo lãnh thổ,

tổ chức thành các đơn vị hành chính-lãnh thổ trong phạm vi biên giới quốc

gia.

9. Trong ba loại quyền lực kinh tế, quyền lực chính trị, quyền lực tư tưởng thì

quyền lực chính trị đóng vai trò quan trọng nhất vì nó đảm bảo sức mạnh

cưỡng chế của giai cấp thống trị đối với giai cấp bị trị.

Sai. Quyền lực kinh tế là quan trọng nhất, vì kinh tế quyết định chính

trị, từ đó đảm bảo quyền áp đặt tư tưởng.

10. Kiểu nhà nước là cách tổ chức quyền lực của nhà nước và những phương

pháp để thực hiện quyền lực nhà nước.

Sai. Kiểu nhà nước là tổng thể các đặc điểm cơ bản của nhà nước, thể

hiện bản chất giai cấp,vai trò xã hội, những điều kiên tồn tại và phát triển

của nhà nước trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định.

11. Chức năng lập pháp của nhà nước là hoạt động xây dựng pháp luật và tổ

chức thực hiện pháp luật.

Sai. Quyền lập pháp là quyền làm luật, xây dựng luật và ban hành

những văn bản luật trên tất cả các lĩnh vực của xã hội.

12. Chức năng hành pháp của nhà nước là mặt hoạt động nhằm đảm bảo cho

pháp luật được thực hiện nghiêm minh và bảo vệ pháp luật trước những

hành vi vi phạm.

Sai. chức năng hành pháp bao gồm 2 quyền, quyền lập quy và quyền

hành chính :

+) Quyền lập quy là quyền ban hành những văn bản dưới luật nhắm

cụ thể luật pháp do cơ quan lập pháp ban hành


+) Quyền hành chính là quyền tổ chức tất cả các mặt các quan hệ xã

hội bằng cách sử dụng quyền lực nhà nước.

13. Chức năng tư pháp của nhà nước là mặt hoạt động bảo vệ pháp luật.

Sai. Chức năng tư pháp là chức năng của nhà nước có trách nhiệm

duy trì , bảo vệ công lý và trật tự pháp luật.

14. Giai cấp thống trị đã thông qua nhà nước để xây dựng hệ tư tưởng của

giai cấp mình thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội.

Đúng. Do nắm quyền lực kinh tế và chính trị bằng con đường nhà

nước, giai cấp thống trị đã xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình thành hệ

tư tưởng thống trị trong xã hội buộc các giai cấp khác bị lệ thuộc về tư

tưởng.

15. Chức năng xã hội của nhà nước là giải quyết tất cả các vấn đề khác nảy

sinh trong xã hội.

Sai. Chức năng xã hội của nhà nước chỉ thực hiện quản lý những hoạt

động vì sự tồn tại của xã hội, thỏa mãn một số nhu cầu chung của cộng

đồng.

16. Lãnh thổ, dân cư là những yếu tố cấu thành nên một quốc gia.

Sai. Các yếu tố cấu thành nên một quốc gia gồm có : Lãnh thổ xác

định, cộng đồng dân cư ổn định, Chính phủ với tư cách là người đại diện cho

quốc gia trong quan hệ quốc tế, Khả năng độc lập tham gia vào các quan hệ

pháp luật quốc tế.

17. Nhà nước là chủ thể duy nhất có khả năng ban hành pháp luật và quản lý

xã hội bằng pháp luật.

Đúng. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước đặt ra

nhằm điều chính các mối quan hệ xã hội phát triển theo ý chí của nhà nước.

18. Nhà nước thu thuế của nhân dân với mục đích duy nhất nhằm đảm bảo

công bằng trong xã hội và tiền thuế nhằm đầu tư cho người nghèo.

Sai. Nhà nước thu thuế của nhân dân nhằm :

 Tất cả mọi hoạt động của chính quyền cần phải có nguồn tài chính

để chi (đầu tiên là nuôi bộ máy nhà nước); nguồn đầu tiên đó là các khoản
thu từ thuế.

 Thuế là công cụ rất quan trọng để chính quyền can thiệp vào sự

hoạt động của nền kinh tế bao gồm cả nội thương và ngoại thương.

 Chính quyền cung ứng các hàng hóa công cộng cho công dân, nên

công dân phải có nghĩa vụ ủng hộ tài chính cho chính quyền (vì thế ở Việt

Nam và nhiều nước mới có thuật ngữ "nghĩa vụ thuế").

 Giữa các nhóm công dân có sự chênh lệch về thu nhập và do đó là

chênh lệch về mức sống, nên chính quyền sẽ đánh thuế để lấy một phần thu

nhập của người giàu hơn và chia cho người nghèo hơn (thông qua cung cấp

hàng hóa công cộng).

 Chính quyền có thể muốn hạn chế một số hoạt động của công dân

(ví dụ hạn chế vi phạm luật giao thông hay hạn chế hút thuốc lá, hạn chế

uống rượu) nên đánh thuế vào các hoạt động này.

 Chính quyền cần khoản chi tiêu cho các khoản phúc lợi xã hội và

phát triển kinh tế.

 Rõ ràng rằng, tiền thuế không chỉ nhằm đầu tư cho người nghèo.19. Thông qua hình thức nhà
nước biết được ai là chủ thể nắm quyền lực nhà

nước và việc tổ chức thực thi quyền lực nhà nước như thế nào.

Sai. Quyền lực nhà nước được hiểu là sự phản ánh cách thức tổ chức

và phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước của mỗi kiểu nhà nước

trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Như vậy, để xác định những

điều trên , ngoài hình thức nhà nước, phải xác định xem hình thái kinh tế xã

hội ở đây là gì.

20. Căn cứ chính thể của nhà nước, ta biết được nhà nước đó có dân chủ hay

không.

Sai. nhà nước dân chủ hay không chỉ căn cứ chính thể của nhà nước,

mà còn căn cứ vào những điều được quy định trong hiến pháp và thực

trạng của nhà nước đó.

21. Chế độ chính trị là toàn bộ các phương pháp , cách thức thực hiện quyền

lực của nhà nước.

Đúng. Chế độ chính trị là toàn bộ phương pháp, thủ đoạn, cách thức
mà giai cấp thống trị sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước của mình.

22. Chế độ chính trị thể hiện mức độ dân chủ của nhà nước

Sai. Chế độ chính trị chỉ quyết định một phần mức độ dân chủ của

nhà nước, ngoài ra mức độ đó còn phụ thuộc vào thực trạng của nhà nước

đó.

23. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hình thức cấu trúc nhà

nước đơn nhất.

Đúng. Hình thức cấu trúc nhà nước CHXHCN VN là nhà nước đơn

nhất, được Hiến pháp 1992 quy định tại điều 1: Nước CHXHCN VN là một

nhà nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm

đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời.

24. Cơ quan nhà nước có nhiệm vụ, quyền hạn mang tính quyền lực nhà

nước.

Đúng. Hoạt động của cơ quan nhà nước mang tính quyền lực và được

đảm bảo bởi nhà nước.

25. Bộ máy nhà nước là tập hợp các cơ quan nhà nước từ trung ương đến

địa phương.

Đúng. Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước tử TW đến

địa phương được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc chung, thống nhất

nhằm thực hiện những nhiệm vụ và chức năng của nhà nước, vì lợi ích của

giai cấp thống trị.

26. Cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ tập thể trước khi quyết định phải

thảo luận dân chủ, quyết định theo đa số.

Sai. Cơ quan nhà nước hoạt động dựa trên các quy phạm pháp luật và

văn bản chỉ đạo của cơ quan cấp cao hơn.

27. Quốc hội là cơ quan hành chính cao nhất của nước cộng hòa xả hội chủ

nghĩa Việt Nam.

Sai. Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành của quốc hội.

28. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.

Đúng. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, do dân
bầu ra và là cơ quan quyền lực nhất của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam.

29. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam.

Đúng. Theo hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tất

cả quyền lực thuộc về nhân dân, mà quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất

của nhân dân, do dân bầu ra nên đây là cơ quan quyền lực nhất của nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

30. Chủ quyền quốc gia là quyền độc lập tự quyết của quốc gia trong lĩnh vực

đối nội.

Sai. Chủ quyền quốc gia là quyền độc lập tự quyết của quốc gia cả

trong lĩnh vực đối nội và đối ngoại.

31. Chủ tịch nước không bắt buộc là đại biểu quốc hội.

Đúng. Căn cứ điều 87 hiến pháp 2013, chủ tịch nước do Quốc hội bầu

trong số các đại biểu quốc hội.

32. Thủ tướng chính phủ do chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm.

Sai. Căn cứ điều 98 hiến pháp 2013, thủ tướng chính phủ do Quốc hội

bầu trong số đại biểu quốc hội.

33. Hội đồng nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, do

nhân dân bầu ra.

Đúng. Theo điều 1 luật Tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân

dân (2003) Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa

phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do

nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương

và cơ quan nhà nước cấp trên.

34. Ủy ban nhân dân địa phương có quyền ban hành nghị định, quyết định.

Sai. Nghị định là chủ trương đường lối chỉ do chính phủ ban hành.

35. Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân là hai cơ quan duy nhất có

chức năng xét xử ở nước ta.

Sai. Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất có chức năng xét xử.

36. Đảng cộng sản Việt Nam là một cơ quan trong bộ máy nước cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.

Sai. Đảng cộng sản Việt Nam là tổ chức lãnh đạo Nước cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam.

37. Chỉ có pháp luật mới mang tính quy phạm.

Sai. Ngoài pháp luật, các quy phạm xã hội khác cũng mang tính quy

phạm.

38. Ngôn ngữ pháp lý rõ rang,chính xác thể hiên tính quy phạm phổ biến của

pháp luật.

Sai. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật thể hiện ở chỗ Pháp luật là

những quy tắc sử sự chung, được coi là khuôn mẫu chuẩn mực đối với hành

vi của một cá nhân hay tổ chức.

39. Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước, các cá nhân tổ

chức ban hành.

Sai. Văn bản quy phạm nhà nước do các cơ quan nhà nước có thẩm

quyền, các cá nhân có thẩm quyền ban hành.

40. Nhà nước bảo đảm cho pháp luật được thực hiện bằng những biện pháp

như giáo dục thuyết phục, khuyến khích và cưỡng chế.

Sai. Nhà nước bảo đảm cho pháp luật bằng duy nhất biện pháp cưỡng

chế.

41. Pháp luật việt nam thừa nhận tập quán, tiền lệ là nguồn chủ yếu của

pháp luật.

Sai. Các văn bản quy phạm pháp luật là nguồn chủ yếu của pháp luật

Việt Nam.

42. Pháp luật việt nam chỉ thừa nhận nguồn hình thành pháp luật duy nhất

là các văn bản quy phạm pháp luật.

Sai. Ngoài các văn bản quy phạm pháp luật, nguồn của pháp luật còn

bắt nguồn từ tiền lệ, tập quán, các quy tắc chung của quốc tế...

43. Tập quán là những quy tắc xử sự được xã hội công nhận và truyền từ đời

này sang đời khác.

Sai. Tập quán chỉ được cộng đồng nơi tồn tại tập quán đó thừa nhận.
44. Tiền lệ là những quy định hành chính và án lệ.

Sai. Tiền lệ bao gồm hệ thống các án lệ, những vụ việc đã đc xét xử

trước đó, được nhà nước xem là khuôn mẫu. Các quy định hành chính được

nhà nước ban hành, không phải tiền lệ.

45. Chủ thể pháp luật chính là chủ thể quan hệ pháp luật và ngược lại.

Sai. Chủ thể pháp luật là Cá nhân, tổ chức có khả năng có quyền và

nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật. Chủ thể pháp luật khác với

chủ thể quan hệ pháp luật. Để trở thành chủ thể pháp luật chỉ cần có năng

lực pháp luật, nhưng để trở thành chủ thể của một quan hệ pháp luật cụ thể

thì phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật, tức là phải có

khả năng tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp

luật.

46. Những quan hệ pháp luật mà nhà nước tham gia thì luôn thể hiện ý chỉ

của nhà nước.

Đúng. Nhà nước là chủ thể đặc biệt của những quan hệ pháp luật, do

pháp luật do nhà nước đặt ra. Khi tham gia những quan hệ pháp luật, thì

những quan hệ đó luôn luôn thể hiện ý chí của nhà nước.

47. Quan hệ pháp luật phản ánh ý chí của các bên tham gia quan hệ.

Đúng. Quan hệ pháp luật phản ánh ý chí của nhà nước và ý chí các

bên tham gia quan hệ trong khuôn khổ ý chí của nhà nước.

48. Công dân đương nhiên là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.

Sai. Chủ thể của pháp luật còn có thể là các tổ chức có năng lực pháp

lý.

49. Cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật sẽ trở thành chủ thể của quan

hệ pháp luật.

Sai. Muốn trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật đó, cá nhân phải

có năng lực hành vi.

50. Năng lực hành vi của mọi cá nhân là như nhau.

Sai. Năng lực hành vi của mỗi cá nhân có thể khác nhau, ví dụ người

dưới 18 tuổi so với ngưới từ 18 tuổi trở lên.


51. Năng lực pháp luật của mọi pháp nhân là như nhau.

Sai. Các pháp nhân được quy định năng lực pháp luật ở mức độ khác

nhau, dựa trên quy định của pháp luật.

52. Năng lực pháp luật của chủ thể là khả năng thực hiện các quyền và nghĩa

vụ do chủ thể đó tự quy định.

Sai. Năng lực pháp luật của chủ thể là khả năng thực hiện các quyền

và nghĩa vụ do pháp luật quy định.

53. Năng lực pháp luật của chủ thể trong quan hệ pháp luật phụ thuộc vào

pháp luật của từng quốc gia.

Đúng. Năng lực pháp luật của chủ thể do pháp luật quy định, mỗi

pháp luật lại phụ thuộc vào quốc gia ban hành.

54. “Năng lực hành vi của chủ thể” phụ tuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe,

trình độ của chủ thể.

Sai. Nó không phụ thuộc vào trình độ của chủ thể.

55. Chủ thể không có năng lực hành vi thì không thể tham gia vào các quan

hệ pháp luật.

Sai. Chủ thể không có năng lực hành vi có thể tham gia vào các quan

hệ pháp luật thông qua người ủy quyền, người giám hộ...

56. Năng lực pháp luật phát sinh kể từ khi các cá nhân được sinh ra.

Đúng. Chỉ có năng lực pháp luật của cá nhân có từ khi người đó sinh

ra và chấm dứt khi người đó chết.

57. Khi cá nhân bị hạn chế về năng lực pháp luật thì đương nhiên cũng bị hạn

chế về năng lực hành vi.

Đúng. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân

bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 17

luật dân sự) do đó khi bị chế năng lực pháp luật, thì đương nhiền cũng bị

hạn chế về nưang lực hành vi.

58. Năng lực pháp luật của nhà nước là không thể bị hạn chế.

Sai. Năng lực pháp luật của nhà nước bị hạn chế bởi pháp luật.

59. Nội dung của quan hệ pháp luật đồng nhất với năng lực pháp luật vì nó

bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý.


Sai. Năng lực pháp luật xuất hiện từ lúc sinh, tuy nhiên quan hệ pháp

luật phụ thuộc vào một số yêu tố khác(ví dụ đủ 18 tuổi mới có thể kết

hôn...)

60. Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể chính là hành vi pháp lý.

Sai. Nghĩa vụ pháp lý là những hành vi mà pháp luật quy định các cá

nhân, tổ chức có nghĩa vụ phải thực hiện. Hành vi pháp lý là những sự kiện

xảy ra theo ý chí của con người( VD hành vi trộm cắp... )

61. Khách thể của quan hệ pháp luật là những yếu tố thúc đẩy cá nhân, tổ

chức tham gia vào quan hệ pháp luật.

Đúng. Khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích mà các chủ

thể mong muốn đạt được khi tham gia vào quan hệ pháp luật đó.

62. Sự kiện pháp lý là yếu tố thúc đẩy chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp

luật.

Sai. Sự kiện pháp lý là những sự việc cụ thể xảy ra trong đời sống phù

hợp với những điều kiện, hoàn cảnh đã được dự liệu trong một quy phạm

pháp luật từ đó làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một QHPL cụ thể

63. Các quan hệ pháp luật xuất hiện do ý chí các cá nhân.

Sai. Các quan hệ pháp luật xuất hiện do ý chí các cá nhân, tuy nhiên

cũng phải trong khuôn khổ ý chí của nhà nước.

64. Đối với cá nhân, năng lực hành vi gắn với sự phát triển của con người và

do các cá nhân đó tự quy định.

Sai. Năng lực hành vi của mỗi cá nhân là do pháp luật quy định.

65. Người bị hạn chế về năng lực hành vi thì không bị hạn chế về năng lực

pháp luật.

Sai. Người bị hạn chế về năng lực pháp luật cũng đồng thời bị hạn chế

về năng lực hành vi.

66. Người bị kết án tù có thời hạn chỉ bị hạn chế về năng lực hành vi, không

bị hạn chế năng lực pháp luật.

Sai. Những người này bị hạn chế về năng lực pháp luật (VD: không có

năng lực pháp luật để ký kết hợp đồng kinh tế)


67. Người say rượu là người có năng lực hành vi hạn chế.

Sai. Người có năng lực hành vi hạn chế là người được tòa án tuyên bố

bị hạn chế năng lực hành vi.

68. Năng lực pháp luật có tính giai cấp, còn năng lực hành vi không có tính

giai cấp.

Đúng.

- NLPL là khả năng của cá nhân (thể nhân), pháp nhân (tổ chức, cơ

quan) hưởng quyền và nghĩa vụ theo luật định. Do vậy, khả năng này chịu

ảnh hưởng sâu sắc của tính giai cấp, và do đặc trưng giai cấp quyết định.

Mỗi giai cấp cầm quyền sẽ có đặc trưng khác nhau, xây dựng một chế độ

khác nhau nên sẽ trao cho công dân của mình những quyền và nghĩa vụ

khác nhau.

- Còn NLHV (hay còn gọi là năng lực hành vi dân sự của cá nhân) là

khả năng của một người, thông qua các hành vi của mình để xác lập hoặc/và

thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự đối với người khác. Như vậy, có thể

hiểu là năng lực hành vi dân sự gắn với từng người, mang tính cá nhân, phát

sinh khi cá nhân mỗi người bằng khả năng nhận thức và điều khiển hành vi

của mình, xác lập quan hệ với người hay tổ chức khác, nó không phụ thuộc

vào đặc trưng giai cấp.

69. Người đủ từ 18 tuổi trở lên là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.

Sai. Chủ thể của quan hệ pháp luật có thể là tổ chức có tư cách pháp

nhân.

70. Nhà nước là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.

Sai. Chủ thể của các quan hệ pháp luật có thể là các cá nhân có đầy đủ

năng lực, hoặc các tổ chức có tư cách pháp nhân.

71. Nghĩa vụ pháp lý đồng nhất với hành vi pháp lý của chủ thể.

Sai. Nghĩa vụ pháp lý là những điều được quy định trong văn bản

pháp lý. Hành vi pháp lý là những hành vi xảy ra phụ thuộc vào ý chí của cá

nhân (có thể phù hợp hoặc vi phạm văn bản pháp lý)

72. Chủ thể của hành vi pháp luật luôn là chủ thể của quan hệ pháp luật và

ngược lại.
Sai. các quan hệ pháp luật chỉ xuất hiện khi có sự kiện pháp lý chủ thể

của hành vi pháp luật thì không.

73. Năng lực pháp luật của người đã thành niên thì rộng hơn người chưa

thành niên.

Sai. Năng lực pháp luật của mọi người là như nhau, xuất hiện từ khi

ra đời (trừ khi bị hạn chế bởi pháp luật).

74. Năng lực pháp luật của các cá nhân chỉ được quy định trong các văn bản

pháp luật.

Đúng. NLPL của các cá nhân chỉ được quy định trong các văn bản

pháp luật mà nội dung của nó phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế , chính trị,

xã hội...

75. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều là những hành vi trái pháp luật.

Đúng. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, vi phạm những

quy định trong các quy phạm pháp luật, gây thiệt hại cho xã hội.

76. Mọi biện pháp cưỡng chế của nhà nước đều là biện pháp trách nhiệm

pháp lý.

Đúng. Trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với các biện pháp cưỡng

chế nhà nước được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp

luật. Đây là điểm khác biệt giữa trách nhiệm pháp lý với các biện pháp

cưỡng chế khác của nhà nước như bắt buộc chữa bệnh, giải phóng mặt

bằng...

77. Những quan điểm tiêu cực của chủ thể vi phạm pháp luật được xem là

biểu hiện bên ngoài (mặt khách quan) của vi phạm pháp luật.

Sai. Biểu hiện của vi phạm pháp luật phải là những hành vi, không

phải quan điểm.

78. Hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra đều phải là sự thiệt hại về

vật chất.

Sai. Hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra có thể là thiệt hại về mặt

vật chất, tinh thần hoặc những thiệt hại khác cho xã hội.

79. Sự thiệt hại về vật chất là dấu hiệu bắt buộc của vi phạm pháp luật.

Sai. Nó còn có thể là thiệt hại về tinh thần.


80. Chủ thể của vi phạm pháp luật có thể chịu đồng thời nhiều trách nhiệm

pháp lý.

Đúng. Ví dụ một người phạm tội vừa có thể bị phạt tiền, vừa có thể

phải ngồi tù, tùy theo loại, mức độ vi phạm và các tình tiết tăng nặng.

81. Không thấy trước hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội thì không bị

xem là có lỗi.

Sai. Đây là lỗi vô ý do cẩu thả. Chủ thể không nhìn thấy trước hành vi

của mình là nguy hiểm cho xã hội trong điều kiện mà đáng lẽ ra phải thấy

trước.

82. Hành vi chưa gây thiệt hại cho xã hội thì chưa bị xem là vi phạm pháp

luật.

Sai. Hành vi mà gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội,

được quy định trong các văn bản pháp luật là hành vi vi phạm pháp luật.

83. Phải là người đủ 18 tuổi trở lên thì mới được coi là chủ thể của vi phạm

pháp luật.

Sai. Chủ thể của hành vi vi phạm pháp luật có thể là bất cứ cá nhân tổ

chức nào có năng lực trách nhiệm pháp lý.

84. Sự thiệt hại thực tế xảy ra cho xã hội là dấu hiệu bắt buộc trong mặt

khách quan của vi phạm pháp luật.

Sai. Chỉ cần đe dọa gây thiệt hại cho xã hội cũng có thể là dấu hiệu

trong mặt khách quan của vi phạm pháp luật.

85. Một hành vi vừa có thể đồng thời là vi phạm pháp luật hình sự vừa là vi

phạm pháp luật hành chính, nhưng không thể đồng thời là vi phạm pháp luật

dân sự, vừa là vi phạm pháp luật hình sự

Sai. Hành vi vi phạm hành chính thì chủ thể chưa cấu thành tội phạm,

còn hành vi vi phạm luật hình sự thì chủ thể là tội phạm, gây nguy hại hoặc

đe dọa gây nguy hại cho xã hội.

86. Trách nhiệm pháp lý là bộ phận chế tài trong quy phạm pháp luật.

Sai. Đây chỉ là định nghĩa trách nhiệm pháp lý theo hướng tiêu cực.

Theo hướng tích cực, các biện pháp cưỡng chế hành chính nhắm ngăn chặn
dịch bệnh không là bộ phận chế tài trong quy phạm pháp luật.

87. Mọi biện pháp cưỡng chế của nhà nước đều là biện pháp trách nhiệm

pháp lý và ngược lại.

Đúng. Biện pháp trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với biện pháp

cưỡng chế của nhà nước.

88. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Sai. Ví dụ : hành vi hiếp dâm là vi phạm pháp luật, nhưng trong đa số

trường hợp, nếu nạn nhân bác đơn hoặc không tố giác thì chủ thể sẽ không

phải chịu trách nhiệm pháp lý.

89. Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật.

Sai. Không phải tất cả hành vi trái pháp luật đều là vi phạm pháp luật.

Vì chỉ có hành vi trái pháp luật nào được chủ thể thực hiện một cách cố ý

hoặc vô ý mới có thể là hành vi vi phạm pháp luật. Dấu hiệu trái pháp luật

mới chỉ là biểu hiện bên ngoài của hành vi. Để xác định hành vi vi phạm

pháp luật cần xem xét cả mặt chủ quan của hành vi Nghĩa là xác định trạng

thái tâm lý của người thực hiện hành vi đó, xác định lỗi của họ. Bởi vì nếu

một hành vi được thưcn hiện do những điều kiện và hoàn cảnh khách quan

và chủ thể không thể ý thức được, từ đó không thể lựa chọn được cách xử

sự theo yêu cầu của pháp luật thì hành vi đó không thể coi là có lỗi, không

thể coi là vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó hành vi trái pháp luật của những

người mất trí (tâm thần), trẻ em (chưa đến độ tuổi theo quy định của PL)

cũng không được coi là VPPL vì họ không có khả năng nhận thức điều khiển

được hành vi của mình.

90. Quan điểm tiêu cực của các chủ thể vi phạm pháp luật được xem là biểu

hiện bên ngoài của vi phạm pháp luật.

Sai. Biểu hiện của vi phạm pháp luật phải là những hành vi, không

phải quan điểm.

91. Mọi hậu quả do vi phạm pháp luật gây ra đều phải được thực hiện dưới

dạng vật chất.

Sai. Nó còn có thể hiện dưới dạng tổn hại tinh thần hoặc đe dọa tổn

hại.
92. Một vi phạm pháp luật không thể đồng thời gánh chịu nhiều loại trách

nhiệm pháp lý.

Sai. Một vi phạm pháp luật vẫn có thể vừa gánh trách nhiệm hành

chính, vừa gánh trách nhiệm dân sự.

THỐNG KIẾN THỨC


MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ NHÀ NƯỚC

1. Có mấy hình thái kinh tế - xã hội tồn tại trong lịch sử?

Có 5 hình thái kinh tế xã hội, gồm: (i) Cộng sản (Công xã) nguyên thủy;(ii) Chiếm hữu

nô lệ; (iii) Phong kiến; (i) Tư bản chủ nghĩa; (v) Xã hội chủ nghĩa.

2. Hình thái kinh tế - xã hội nào chưa có nhà nước?

Công xã nguyên thủy chưa có nhà nước. Vì không có cơ sở cho sự tồn tại của Nhà

nước; đó là: (i) chế độ tư hữu và (ii) phân chia giai cấp.

3. Có những quan điểm nào lý giải về nguồn gốc ra đời của Nhà nước? Theo quan

điểm của Chủ nghĩa Mác Lenin, Nhà nước ra đời như thế nào?

Có 2 luồng quan điểm lớn; gồm: Học thuyết phi macxit (Thuyết thần học, Thuyết gia

trưởng, Thuyết bạo lực và Thuyết khế ước xã hội) và Chủ nghĩa Mac Lenin. Theo Chủ nghĩa

Maclenin, thì “Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến một giai đoạn

nhất định, khi xuất hiện chế độ tư hữu và những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa

được”

Theo đó, cơ sở cho sự xuất hiện của Nhà nước là: (i) chế độ tư hữu; (ii) phân chia giai

cấp.

3. Nhà nước ra đời là do những nguyên nhân nào, theo Chủ nghĩa Mác Lê nin?

Nhà nước ra đời là do: (i) Lực lượng sản xuất phát triển (con người ngày càng hoàn

thiện hơn về thể lực và trí lực); dẫn đến (ii) Kinh tế tự nhiên (hái lượm, săn bắt) chuyển hóa

thành kinh tế sản xuất (trải qua 3 lần phân công lao động xã hội); (iii) Chế độ tư hữu xuất

hiện; (iv) Xã hội phân hóa giai cấp đối kháng, có lợi ích khác nhau.

4. Nhà nước đầu tiên trong lịch sử là kiểu nhà nước nào?
Nhà nước chủ nô, vì hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ là hình thái kinh tế xã hội

đầu tiên có sự xuất hiện của Nhà nước

5. Có tất cả bao nhiêu kiểu nhà nước tồn tại trong lịch sử?

Có tất cả 4 kiểu nhà nước, gồm: (i) Nhà nước chủ nô; (ii) Nhà nước phong kiến; (iii)

Nhà nước tư bản chủ nghĩa; (iv) Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa. Tương ứng với mỗi Hình thái

Kinh tế xã hội có Nhà nước, thì sẽ có 1 kiểu Nhà nước

6. Nhà nước ra đời và tồn tại nhằm mục đích gì?

Điều hòa các mâu thuẫn. xung đột giai cấp trong một vòng trật tự phù hợp với lợi ích

của giai cấp thống trị; đồng thời đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của xã hội; HAY

NÓI CÁCH KHÁC

Nhà nước ra đời để (i) bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị; (ii) quản lý và duy trì trật

tự xã hội; (iii) bảo đảm sự thống trị của giai cấp thống trị với các giai cấp, tầng lớp khác

trong xã hội.

Nhà nước thiết lập và duy trì sự thống trị của mình trên 3 phương diện: kinh tế, chính

trị và tư tưởng; thông qua việc nắm giữ: quyền lực kinh tế; quyền lực chính trị và quyền

lực về tư tưởng

7. Đặc trưng cơ bản của Nhà nước là gì?

Đặc trưng cơ bản của Nhà nước là những đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản giúp phân

biệt Nhà nước với các tổ chức xã hội khác; dùng để phân biệt nhà nước với các tổ chức xã

hội khác, gồm:

- Thứ nhất, Nhà nước quản lý dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ

- Thứ hai, Nhà nước có chủ quyền quốc gia độc lập (Nắm giữ và thực hiện chủ quyền

quốc gia)

- Thứ ba, Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt (Nắm giữ quyền lực công)

Quyền lực công cộng đặc biệt của Nhà nước, thể hiện ở:

(i) Một là, Được thiết lập không hòa nhập với dân cư

(ii) Hai là, Năng lực của Nhà nước quyết định các vấn đề và buộc các tổ chức và các

nhân trong xã hội phải phục tùng

(iii) Ba là, khả năng chi phối quyền lực của các tổ chức khác trong xã hội

- Thứ tư, Nhà nước có quyền ban hành pháp luật và áp dụng các biện pháp cưỡng
chế bảo đảm thực hiện pháp luật

- Thứ năm, Nhà nước có quyền phát hành tiền, và có quyền thu thuế, tạo lập ngân

sách nhà nước

8. Chức năng nhà nước là gì? Dựa trên phạm vi hoạt động của Nhà nước, thì có

mấy loại chức năng?

Chức năng là những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước nhằm thực hiện

nhiệm vụ đặt ra thể hiện ở mục tiêu và những vấn đề cần giải quyết, qua đó thể hiện bản chất

và vai trò của mình.

Dựa trên phạm vi hoạt động của Nhà nước, thì có 2 loại chức năng: chức năng đối nội

và chức năng đối ngoại. Trong đó:

(i) Chức năng đối nội: Quản lý mọi mặt đời sống xã hội và trấn áp các thế lực

chống đối bảo đảm an ninh trật tự

(ii) Chức năng đối ngoại: Bảo vệ tổ quốc, thiêt lập quan hệ ngoại giao và thực hiện

nhiệm vụ quốc tế

9. Nhà nước thực hiện chức năng của mình như thế nào ?

Nhà nước ra đời để quản lý xã hội, mà Nhà nước quản lý xã hội chủ yếu bằng pháp

luật; nên để thực hiện hoạt động quản lý của mình; trước hết Nhà nước sẽ XÂY DỰNG

PHÁP LUẬT, tạo thành quyền lập pháp.

Pháp luật ban hành ra rồi, chỉ nằm ở trên giấy, Nhà nước muốn pháp luật đi vào đời

sống thực tiễn, để mọi người dân đều biết, hiểu đúng, và tự giác thực hiện pháp luật, thì Nhà

nước phải TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT tạo thành quyền hành pháp.

Trong quá trình thực thi pháp luật, có vi phạm pháp luật xảy ra, Nhà nước phải BẢO

VỆ PHÁP LUẬT, tạo thành quyền tư pháp.

Như vậy, tóm lại, Nhà nước thực hiện chức năng của mình thông qua 3 hình thức

cơ bản: (i) XÂY DỰNG PHÁP LUẬT; (ii) TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT; (iii)

BẢO VỆ PHÁP LUẬT

10. Hình thức nhà nước là gì? Hình thức nhà nước có mấy yếu tố?

Hình thức Nhà nước là cách thức, phương thức tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước;

gồm 3 yếu tố: (i) Hình thức chính thể; (ii) Hình thức cấu trúc; (iii) Chế độ Chính trị
11. Hình thức chính thể là gì? Có những loại hình thức chính thể nào?

Hình thức chính thể là: Cách thức tổ chức quyền lực nhà nước ở trung ương, hay nói

cách khác là ở cấp tối cao [3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp sẽ thuộc về cơ quan tối

cao nào: Nghị viện, Chính phủ, Tòa án, Tổng thống, Thủ tướng hay Vua?]

Được phân thành 2 loại; gồm: Hình thức Chính thể Quân chủ và Hình thức Chính thể

Cộng hòa; trong đó:

Hình thức Chính thể Quân chủ: Quyền lực tối cao (lập pháp, hành pháp và tư pháp)

tập trung toàn bộ hoặc một phần vào người đứng đầu nhà nước (Vua) theo nguyên tắc

truyền ngôi, thế tục. Được phân chia thành 2 loại: Quân chủ tuyệt đối và Quân chủ đại

nghị.

Ví dụ: Thụy điển, Anh, Thái lan, Nhật, ArabSaudia

Hình thức Chính thể Cộng hòa: Quyền lực tối cao (lập pháp, hành pháp và tư pháp)

tập trung vào trong tay 1 cơ quan hay 1 số cơ quan. Được phân chia thành 2 loại: Cộng hòa

Quý tộc và Cộng hòa Dân chủ; trong đó Cộng hòa Dân chủ chia làm 2 loại: Công hòa Dân

chủ Nhân dân và Cộng hòa Dân chủ tư sản; trong đó Cộng hòa Dân chủ Tư sản chia làm 3

loại: Cộng hòa Tổng thống; Cộng hòa Đại nghị và Cộng hòa Lưỡng hệ

12. Hình thức cấu trúc nhà nước là gì? Có những loại hình thức cấu trúc nhà

nước nào?

Hình thức cấu trúc nhà nước: Cách thức tổ chức nhà nước theo đơn vị hành chính

lãnh thổ; Cách thức xác lập mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương với ở địa

phương; gồm:

Nhà nước đơn nhất (Việt Nam, Lào,...): Có 1 lãnh thổ thống nhất, 1 hệ thống pháp luật

duy nhất, 1 bộ máy chính quyền được tổ chức thống nhất từ trung ương xuống địa phương,

cư dân mang một quốc tịch thống nhất

Nhà nước liên bang (Ví dụ: Nga, Mỹ, Canada, Úc): Có 1 lãnh thổ hợp nhất gồm chủ

quyền liên bang và chủ quyền bang; có 2 hệ thống pháp luật riêng biệt, gồm: hệ thống pháp

luật liên bang và hệ thống pháp luật bang; có 2 bộ máy chính quyền độc lập, gồm: chính

quyền liên bang và chính quyền bang

13. Chế độ chính trị là gì? Có những loại chế độ chính trị nào?

Chế độ chính trị: Phương pháp, thủ đoạn cai trị của giai cấp thống trị, thể hiện qua

mức độ cho phép người dân tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội; được
chi làm hai loại:

(i) Chế độ chính trị dân chủ; theo đó ghi nhận các quyền tự do, dân chủ của người,

người dân được tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội, được bầu ra các cơ

quan nhà nước cấp tối cao, các lãnh đạo cấp cao của Nhà nước, được quyết định những vấn

đề quan trọng nhất của đất nước theo hình thức trưng cầu ý dân

(ii) Chế độ chính trị phản dân chủ; hạn chế tối đa các quyền tự do, dân chủ của người

dân.

14. Tên gọi chính thức của một nhà nước thường thể hiện điều gì?

Tên gọi chính thức của một nước thường thể hiện hình thức nhà nước; nhưng không

phải lúc nào cũng thể hiện đủ cả 3 nội dung của hình thức nhà nước:

+ Hình thức chính thể: Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Cộng hòa Dân

chủ Nhân dân Lào; Cộng hòa Pháp

+ Hình thức cấu trúc: Nhà nước Liên bang Nga, Nhà nước Hợp chủng quốc Hoa kỳ

+ Chế độ chính trị: Cộng hòa dân chủ nhân dân

11. 3 bộ phận của hình thức nhà nước, gồm: Hình thức chính thể, Chế độ Chính

trị, và Hình thức cấu trúc thể hiện như thế nào trong 1 nhà nước nhất định; có nhất

thiết Hình thức chính thể này, thì phải đi theo Chế độ chính trị kia không?

Không; 3 bộ phận này thể hiện riêng rẽ, và tùy vào điều kiện, hoàn cảnh, bản chất của

các Nhà nước khác nhau sẽ khác nhau; như:

Một nhà nước theo chính thể quân chủ; nhưng chế độ chính trị vẫn có thể là dân chủ;

Một nhà nước liên bang, thì chế độ chính trị có thể dân chủ hoặc không dân chủ; một nhà

nước đơn nhất thì chế độ chính trị có thể dân chủ hoặc không dân chủ.

12. Nêu ví dụ ít nhất 5 nhà nước hiện nay theo Hình thức Chính thể Quân Chủ, và

Hình thức Chính thể Cộng hòa

Chính thể Quân chủ: Thụy điển, Anh, Thái lan, Nhật, ArabSaudia, Monaco,

Malaysia, Oman

Chính thể Cộng hòa: Pháp, Hoa Kỳ, Đức, Liên bang Nga, Việt Nam

13. Nêu ví vụ ít nhất 5 nhà nước hiện nay theo cấu trúc Nhà nước đơn nhất và

Nhà nước Liên bang

Nhà nước đơn nhất: Myanmar, Hàn Quốc, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Việt Nam, Lào
Nhà nước liên bang: Nga, Mỹ, Canada, Úc, Đức, Argentina, Bỉ, Thụy sĩ

BÀI 2: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

1. Trình bày bản chất nhà nước CHXHCNVN theo Hiến pháp 2013

Điều 2, Hiến pháp 2013 đã khẳng định:

“Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.”

“Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực

nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp

nông dân và đội ngũ trí thức.”

Như vậy, bản chất của nhà nước Việt Nam thể hiện thông qua 2 thuộc tính:

(i) Tính giai cấp: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đặt dưới sự lãnh đạo của

Đảng cộng sản Việt Nam, là đội tiền phong của giai cấp thống trị ở Việt nam: Giai cấp công

nhân, nông dân với đội ngũ tri thức

Nhà nước mình còn là Nhà nước của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

(ii) Tính xã hội: Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, tất cả quyền

lực nhà nước đều thuộc về Nhân dân

Đó cũng chính là các đặc điểm cơ bản của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam.

2. Trình bày chức năng của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Chức năng của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam gồm: chức năng đối

nội và chức năng đối ngoại.

Chức năng đối nội: (i) quản lý mọi mặt đời sống xã hội (trong đó có tổ chức quản lý

về kinh tế); và (ii) Trấn áp các thế lực chống đối; và Bảo đảm an ninh trật tự; và Bảo vệ trật

tự pháp luật, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

Chức năng đối ngoại: (i) Bảo vệ tổ quốc; (ii) Thiết lập quan hệ ngoai giao (Hợp tác

với các nước khác và các tổ chức quốc tế); và (iii) Thực hiện nhiệm vụ quốc tế

3. Hình thức chính thể của Nhà nước Việt Nam là gì?

Hình thức Chính thể: Cộng hòa Dân chủ nhân dân (Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa)

Theo đó, Quyền lực tập trung toàn bộ, và tuyệt đối vào Nhân dân; Nhân dân bầu ra

Quốc hội, trao cho nó quyền lập pháp; sau đó thông qua Quốc hội, thành lập nên Chính phủ
và trao Chính phủ quyền hành pháp, thành lập ra Tòa án nhân dân và trao Tòa án nhân dân

Quyền tư pháp.

Quốc hội, Chính phủ và Tòa án nhân dân luôn có sự phối hợp và kiểm soát lẫn nhau,

khi thực hiện 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

4. Hình thức cấu trúc của Nhà nước Việt Nam là gì?

Nhà nước đơn nhất. Cụ thể: Nhà nước Việt Nam có lãnh thổ thống nhất, có 1 hệ thống

pháp luật duy nhất, và có 1 hệ thống chính quyền thống nhất từ trung ương xuống địa

phương.

5. Nước ta có mấy cấp đơn vị hành chính, hãy kể tên các cấp đó.

Theo quy định tại Điều 2, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, đơn vị hành chính

nước ta gồm:

(i) cấp tỉnh [Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương]. Ví dụ: Thành phố Hồ Chí Minh,

Thành phố Hà Nội, Thành phố Đà Nẵng, Thành phố Hải Phòng, Thành phố Cần Thơ

(ii) cấp huyện [Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố

trực thuộc trung ương];

Ví dụ: Thành phố Nha Trang (thuộc tỉnh Khánh Hòa), Thành phố Vinh (thuộc

tỉnh Nghệ An), Thành phố Đà lạt (thuộc tỉnh Lâm đồng); Thành phố Biên hòa (thuộc

tỉnh Đồng Nai).

Thành phố Thủ đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh

(iii) cấp xã [Xã, phường, thị trấn]. Ví dụ: Phường 22 [Quận Bình thạnh]; Phường Tân

Thới hiệp [Quận 12]

(iv) đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

6. Chế độ chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa của nước Việt Nam thể hiện như thế

nào?

Chế độ chính trị: Chế độ Chính trị của Việt Nam theo hình thức Dân chủ. Điều 2,

Hiến pháp 2013 đã khẳng định:

“Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên
minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.”

Cụ thể: (i) Tổ chức bầu cử các cơ quan nhà nước; (ii) Quyết định thuộc về số đông,

theo đa số; (iii) Chính sách, quyết định của Nhà nước công khai, minh bạch.

7. Bộ máy nhà nước là gì?

Hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa phương được tổ chức thống

nhất, tạo thành cơ chế đồng bộ, thực hiện chức năng và nhiệm vu chung của Nhà nước

8. Cơ quan nhà nước có những dấu hiệu gì, để phân biệt với các tổ chức khác?

Cơ quan nhà nước có 4 dấu hiệu: (i) được thành lập và hoạt động theo trình tự, thủ tục

do pháp luật quy định, (ii) hoạt động mang tính quyền lực nhà nước theo thẩm quyền pháp

luật quy định và mang tính bắt buộc thi hành; (iii) độc lập về cơ cấu tổ chức, về cơ sở vật chất

tài chính; (iv) cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong cơ quan nhà nước phải là Công

dân (mang quốc tịch việt nam).

9. Bộ máy nhà nước Việt Nam bao gồm mấy bộ phận cấu thành, hãy kể tên các bộ

phận đó.

Có 4 hệ thống cơ quan chính, gồm:

(i) Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp

(tỉnh, huyện, và xã). Đây là những cơ quan do Nhân dân bầu ra, và trao cho quyền lực nhà

nước.

Trong đó, Quốc hội là: (i) cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất cả nước; và là cơ quan

đại biểu cao nhất của Nhân dân;còn Hội đồng Nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa

phương, là cơ quan đại diện cho ý chí nguyên vọng của nhân dân ở địa phương

(ii) Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước [HAY CÒN GỌI LÀ CƠ QUAN

QUẢN LÝ NHÀ NƯƠC]: Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp (tỉnh, huyện, và xã). Đây

là những cơ quan có chức năng quản lý hành chính nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống

xã hội. Trong đó, Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa

Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quản lý hành chính nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã

hội; còn Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, quản lý hành chính

nhà nước trong phạm vi địa phương.

Bên cạnh Chính phủ và Ủy ban nhân dân, thì còn các cơ quan giúp việc, như Bộ, Cơ
quan ngang bộ, Sở, đều thuộc hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước.

Như vậy, Cơ quan quản lý nhà nước ở Việt Nam bao gồm: Chính phủ, Bộ, cơ quan

ngang bộ, Ủy ban nhân dân, KHÔNG BAO GỒM Tòa án nhân dân

(iii) Hệ thống cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân các cấp: Tòa án nhân dân tối cao, Tòa

án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân huyện và Tòa án quân sự.

Các cơ quan này có chức năng xét xử.

(iv) Hệ thống cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân các cấp: Viện kiểm sát nhân

dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân

dân huyện. Các cơ quan này có chức năng kiểm sát và thực hành quyền công tố.

10. Hãy nêu vị trí pháp lý của quốc hội, hội đồng nhân dân, chính phủ, ủy ban

nhân dân, chủ tịch nước, tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân

- Quốc hội:

(i) Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam (do Quốc hội có quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước, có quyền

lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao)

(ii) Cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân

- Hội đồng nhân dân:

(i) cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương;

(ii) cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân, do Nhân dân địa phương

bầu ra và chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương

- Chính phủ:

(i) Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam;

(ii) Cơ quan chấp hành của Quốc hội

- Ủy ban nhân dân:

(i) Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương

(ii) Cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân cùng cấp

- Chủ tịch nước: Người đứng đầu Nhà nước, đại diện cho Nhà nước Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam trong các quan hệ đối nội và đối ngoại
- Tòa án nhân dân: Cơ quan xét xử

- Viện kiểm sát nhân dân: Cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư

pháp

11. Hãy trình bày chức năng và nhiệm vụ của Quốc hội, Chủ tịch nước, Tòa án,

Viện kiểm sát nhân dân, Ủy ban nhân dân

- Quốc hội: Có 4 chức năng: (i) Lập hiến, lập pháp; (ii) Quyết định những vấn đề quan

trọng của đất nước; (iii) Lập ra các cơ quan nhà nước ở trung ương; (iv) Giám sát tối cao

Đối với chức năng giám sát tối cao, Quốc hội giám sát mọi hoạt động của các cơ

quan nhà nước. Hàng năm, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án

nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đều phải báo cáo công

tác cho quốc hội

- Chính phủ: Có chức năng cơ bản: Quản lý hành chính nhà nước trên phạm vi cả

nước; thực hiện quyền hành pháp. Cụ thể:

(i) Bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật

(ii) Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối

ngoại của Nhà nước

(iii) Đề xuất và xây dựng chính sách

- Chủ tịch nước: Có chức năng cơ bản: Đại diện nhà nước trong các quan hệ đối nội

và đối ngoại

- Tòa án nhân dân: Thực hiện chức năng xét xử ở 2 cấp: sơ thẩm và phúc thẩm

- Viện kiểm sát nhân dân: Thực hiện chức năng: (i) thực hành quyền công tố (truy tố,

buộc tội và đề nghị Tòa án áp dụng hình phạt với người có hành vi phạm tội) và (ii) kiểm sát

hoạt động tư pháp (kiểm tra và giám sát hoạt động xét xử của Tòa án)

Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ: Bảo vệ pháp luật; Bảo vệ quyền con người,

quyền công dân; Góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm minh

- Ủy ban nhân dân: quản lý hành chính nhà nước ở địa phương, gồm:

(i) Tổ chức việc thi hành Hiến pháp, pháp luật tại địa phương; (ii) Tổ chức thực

hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; và (iii) Thực hiện nhiệm vụ do cơ quan nhà

nước cấp trên giao

12. Hãy trình bày hệ thống tổ chức của Tòa án nhân dân
Tổ chức tòa án nhân dân gồm: (i) Tòa án nhân dân tối cao; (ii) Tòa án nhân dân cấp

cao; (iii) Tòa án nhân dân cấp tỉnh; (iv) Tòa án nhân dân cấp huyện và (v) Tòa án quân sự

13. Tòa án ở nước ta có mấy cấp xét xử, gồm những cấp xét xử nào?

Tòa án nước ta, có 2 cấp xét xử, là xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm.

Xét xử sơ thẩm: cấp xét xử ban đầu, toàn bộ hồ sơ vụ án, chứng cứ, tài liệu sẽ được

làm rõ tại phiên tòa. Bản án sơ thẩm, ban hành ra, sẽ chưa có hiệu lực ngay. Bị cáo, đương sự

có 15 ngày để kháng cáo, nếu cho rằng bản án sơ thẩm xâm hại đến quyền và lợi ích hợp

pháp của mình. Nếu sau 15 ngày không kháng cáo, bản án sơ thẩm đương nhiên có hiệu lực;

và nếu kháng cáo, thì tòa án cấp trên sẽ xét xử phúc thẩm.

Xét xử phúc thẩm: Xét xử lại bản án theo yêu cầu kháng cáo của bị cáo hoặc đương

sự; kháng cáo nội dung nào thì sẽ xét xử lại nội dung đó. Bản án phúc thẩm ban hành ra sẽ

đương nhiên có hiệu lực và các bên không cần kháng cáo.

14. Quốc hội họp một năm mấy kỳ?

Theo Điều 90, Luật tổ chức Quốc hội, Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ.

Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít

nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường.

15. Chính phủ một năm họp mấy kỳ?

Theo Điều 43, Luật Tổ chức Chính phủ 2015, Chính phủ họp thường kỳ mỗi tháng một

phiên hoặc họp bất thường theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, theo yêu cầu của

Chủ tịch nước hoặc của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Chính phủ.

16. Quốc hội có nhiệm kỳ mấy năm, QH hiện tại khóa bao nhiêu?

Theo Điều 2, Luật Tổ chức Quốc hội, Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 05 năm, kể

từ ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa đó đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất

của Quốc hội khoá sau.

Quốc hội hiện nay khóa XV

17. Bộ máy nhà nước Việt Nam hoạt động dựa trên mấy nguyên tắc? Hãy kể tên

từng nguyên tắc?

Có 6 nguyên tắc, gồm:

Thứ nhất, Quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân.


Thứ hai, Quyền lực nhà nước thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát

Thứ ba, Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội

Thứ tư, Tập trung dân chủ

Thứ năm, Tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật

Thứ sáu, Bảo đảm sự đoàn kết giữa các dân tộc

18. Hãy trình bày về nguyên tắc “Quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng có sự

phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền

lập pháp, hành pháp và tư pháp”

Ở nước Việt Nam, quyền lực nhà nước; gồm 3 quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp,

thống nhất thuộc về Nhân dân, và Nhân dân là chủ thể tối cao, duy nhất của quyền lực nhà

nước. Tuy nhiên, nhân dân không thể tự mình thực hiện quyền lực nhà nước thuộc về mình,

nên đã giao cho Quốc hội thay mặt Nhân dân tổ chức thực hiện. Quốc hội giữ cho mình

quyền lập pháp, phân công cho Chính phủ quyền hành pháp, phân công cho Tòa án quyền tư

pháp.

Tuy vậy, trong quá trình thực hiện các chức năng của mình, Quốc hội, Tòa án, và

Chính phủ có phối hợp với nhau, và kiểm soát lẫn nhau.

Lưu ý: QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC KHÔNG PHÂN CHIA, MÀ THỐNG NHẤT

VÀ CÓ SỰ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

19. Hãy trình bày các biểu hiện của nguyên tắc “Quyền lực nhà nước thuộc về

Nhân dân”

- Nhân dân bầu ra cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội, cơ quan

quyền lực nhà nước ở địa phương là Hội đồng nhân dân. Những cơ quan này thay mặt Nhân

dân quyết định những vấn đề quan trọng trong đời sống xã hội, ở phạm vi cả nước (quốc hội)

hay ở phạm vi địa phương (hội đồng nhân dan)

- Nhân dân trực tiếp tham gia quản lý nhà nước, thông qua việc đóng góp ý kiến

cho các dự thảo của các cơ quan nhà nước; như dự thảo luật của Quốc hội, các dự thảo

quyết định của Ủy ban nhân dân mà có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân

- Nhân dân có quyền giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước; như: theo dõi

các kỳ họp quốc hội, tham dự các phiên tòa xét xử của Tòa án

- Nhân dân có quyền khiếu nại những quyết định của cơ quan nhà nước, xâm hại đến
các quyền và lợi ích hợp pháp của mình

20. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua mấy phương thức?

Đó là nhưng phương thức nào

2 phương thức; gồm: (i) Dân chủ trực tiếp; (ii) Dân chủ đại diện

Dân chủ trực tiếp: Nhân dân trực tiếp tham gia hoạt động quản lý nhà nước, trực tiếp

bầu ra cơ quan nhà nước, và trực tiếp quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước thông

qua hình thức trưng cầu ý dân

Dân chủ đại diện: Nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua cơ quan đại diện của

mình là Quốc hội và Hội đồng nhân dân21. Ngày 31 tháng 3 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ban
hành Chỉ thị 16/CT-

TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19. Ủy ban nhân

dân các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương đã tổ chức thực hiện Chỉ thị 16 dưới

nhiều cách thức triển khai khác nhau, phù hợp với diễn biến dịch bệnh tại địa phương.

Hoạt động này của Nhà nước thể hiện nguyên tắc gì trong tổ chức và hoạt động của Bộ

máy Nhà nước Việt nam? Hãy trình bày về nguyên tắc đó

Đó là nguyên tắc tập trung dân chủ

Tập trung dân chủ thể hiện mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước ở trung ương, với cơ

quan nhà nước ở địa phương; thủ trưởng với nhân viên, cơ quan nhà nước cấp trên với cấp

dưới

Tập trung: Quyền lực tập trung vào trung ương, cấp trên và thủ trưởng. Địa phương,

cấp dưới và nhân viên phải phục tùng

Dân chủ: Địa phương, cấp dưới và nhân viên có quyền sáng tạo, linh động trong việc

thực hiện mệnh lệnh của trung ương, cấp trên và thủ trưởng phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn

của mình, và có quyền ý kiến nếu như những mệnh lệnh đó không phù hợp, và ảnh hưởng

đến lợi ích của mình

BÀI 3: KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT

1. Pháp luật là gì? Pháp luật thể hiện ý chí của ai?
Pháp luật là những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra hoặc

thừa nhận, được nhà nước bảo đảm thực hiện; hay hiểu 1 cách đơn giản nhất:

Pháp luật là hệ thống các quy phạm pháp luật.

Pháp luật luôn thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và giai cấp nắm quyền lực nhà

nước, [vì nó do giai cấp thống trị và giai cấp nắm quyền lực nhà nước ban hành ra để thiết

lập trật tự chung cho xã hội, phù hợp với lợi ích giai cấp thống trị]

Trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản của Các. Mác và Ph.Ăngghen viết: “Pháp luật của

các ông chỉ là ý chí của giai cấp các ông được đề lên thành luật, cái ý chí mà nội dung là do

các điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp các ông quyết định”. Cụm từ “các ông” trong

câu nói trên dung để chỉ Nhà nước nói chung và giai cấp thống trị nói riêng.

2. Pháp luật ra đời dựa trên những nguyên nhân nào?

Nguyên nhân khách quan: Pháp luật ra đời khi xã hội phát triển đến một trình độ nhất

định, khi có chế độ tư hữu và phân hóa giai cấp, dẫn đến mâu thuẫn gay gắt đến mức không

thể điều hòa được; và phải cần đến pháp luật, để thiết lập trật tự chung, đảm bảo sự ổn định

và phát triển của toàn xã hội.

Do đó, có thể hiểu ở xã hội không có chế độ tư hữu, và không có phân hóa giai cấp

thì sẽ không có pháp luật

Nguyên nhân chủ quan: Pháp luật do Nhà nước ban hành (sáng tạo ra pháp luật) hoặc

thừa nhân (lựa chọn và thừa nhận những tập quán đã lưu truyền trong xã hội và nâng chúng

lên thành pháp luật).

Do đó, có thể hiểu ở xã hội không có Nhà nước sẽ không có Pháp luật; và Nhà

nước không thể tồn tại mà không có pháp luật

Từ 2 nguyên nhân trên, có thể khẳng định:

Pháp luật và Nhà nước là 2 hiện tượng xã hội cùng phát sinh, phát triển, cùng tồn

tại và tiêu vong

3. Sự ra đời của pháp luật có chấm dứt sự tồn tại của các phong tục tập quán, và

các giá trị đạo đức không?

Không. Pháp luật ra đời không triệt tiêu toàn bộ các phong tục tập quán, các giá trị đạo

đức, mà vẫn giữ lại những giá trị đạo đức, phong tục tập quán tốt đẹp, phù hợp với lợi ích nhà

nước và xã hội, để nâng lên thành pháp luật.


4. Lịch sử xã hội loài người đã và đang trải qua những kiểu pháp luật nào?

Pháp luật có cùng nguồn gốc với Nhà nước; nên kiểu pháp luật sẽ gắn với kiểu nhà

nước. Do đó, lịch sử xã hội loài người đã trải qua 4 kiểu pháp luật, gồm: (i) pháp luật chủ nô;

(ii) pháp luật phong kiến; (iii) pháp luật tư sản; (iv) pháp luật xã hội chủ nghĩa.

5. Pháp luật hình thành bằng cách thức nào?

Có 2 cách thức chủ yếu để pháp luật được hình thành; gồm:

(i) Thứ nhất, Nhà nước lựa chọn và thừa nhận những tập quán đã lưu truyền trong xã

hội và nâng chúng lên thành pháp luật; và

(ii) Thứ hai, Nhà nước sáng tạo (ban hành) ra pháp luật

6. Quy phạm xã hội là gì? Quy phạm xã hội có những loại nào? Loại nào có vai

trò quan trọng nhất trong việc duy trì trật tự xã hội? Loại nào không xuất hiện trong

chế độ công xã nguyên thủy?

Quy phạm xã hội là những quy tắc xử sự điều chỉnh hành vi của con người (quy định

con người được làm gì, không được làm gì, phải làm gì, và làm như thế nào?) khi tham gia

vào các quan hệ xã hội.

Các quy phạm này đều có chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Quy phạm xã hội gồm: Đạo đức, phong tục, tập quán, tôn giáo, pháp luật.

Pháp luật có vai trò quan trọng nhất trong việc duy trì trật tự xã hội, bởi vì pháp luật

được đảm bảo thực hiện hiệu quả và triệt để bởi các công cụ cưỡng chế đặc biệt của Nhà

nước; như: Quân đội, Cảnh sát, Nhà tù, Tòa án, còn các quy phạm khác thì không.

Pháp luật không xuất hiện trong chế độ công xã nguyên thủy; bởi vì khi đó không có

Nhà nước, nên chắc chắn sẽ không có pháp luật.

7. Bản chất của pháp luật thể hiện ở?

Ở 2 thuộc tính, gồm: (i) tính giai cấp và (ii) tính xã hội

(i) Tính giai cấp của pháp luật thể hiện ở việc: Pháp luật luôn là sản phẩm của xã hội

có giai cấp, luôn thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ lợi ích trước hết của giai cấp

thống trị; và luôn là công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ có giai cấp.

(ii) Tính xã hội của pháp luật thể hiện ở việc: Pháp luật ra đời gắn với nhu cầu quản

lý và giữ trật tự xã hội; Pháp luật thể hiện ý chí, nguyện vọng của các giai cấp, tầng lớp khác
trong xã hội; Pháp luật mô hình hóa cách thức xử sự của các chủ thể trong xã hội, tạo một trật

tự chung cho xã hội; Pháp luật loại bỏ quan hệ xã hội tiêu cực, thúc đẩy quan hệ xã hội tích

cực

8. Bàn chất của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là:

Công dân được làm những gì pháp luật không cấm, còn cơ quan công quyền chỉ được

làm những gì pháp luật cho phép

9. Pháp luật có những thuộc tính (đặc trưng) cơ bản nào?

Pháp luật có 3 thuộc tính (đặc trưng) cơ bản, gồm:

Thứ nhất, tính quy phạm phổ biến (bắt buộc chung) . Pháp luật áp dụng cho một phạm

vi rất rộng về chủ thể (mọi cá nhân, tổ chức trong cùng điều kiện và hoàn cảnh), không gian,

(rộng khắp) và thời gian (áp dụng trong 1 khoảng thời gian dài, mang tính ổn định rất cao)

Thứ hai, pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước

Thứ ba, pháp luật được xác định chặt chẽ về hình thức thông qua việc: (i) ngôn ngữ

luôn thể hiện chính xác, rõ ràng và 1 nghĩa; (ii) luôn được thể hiện trong 1 hình thức nhất

định

10. Pháp luật gồm có những vai trò nào? [Xem giáo trình]

Pháp luật có 3 vai trò chính:

- Công cụ công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội, quản lý xã hội

- Là phương tiện bảo vệ lợi ích của lực lượng cầm quyền

- Là công cụ bảo vệ công lý, thực hiện công bằng xã hội

11. Hãy trình bày các chức năng của pháp luật

Pháp luật có 3 chức năng cơ bản, gồm:

- Chức năng điều chỉnh (phản ánh): Pháp luật điều chỉnh (phản án) những quan hệ

xã hội quan trọng, phổ biến ảnh hưởng đến lợi ích nhà nước, lợi ích của xã hội. Pháp luật

điều chỉnh bằng cách: (i) Ghi nhận trong các văn bản pháp luật; (ii) Quy định các điều kiện

để xác lập quan hệ đúng đắn; (iii) Quy định các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia

quan hệ; gồm: Ngăn cấm và bắt buộc; và Cho phép và khuyến khích

- Chức năng giáo dục: Pháp luật giáo dục tư tưởng, nhận thức và ý thức pháp luật

của con người; thông qua việc tác động vào ý thức con người hướng dẫn con người cách xử
sự: được làm gì, không được làm gì và làm như thế nào?; đồng thời áp dụng các biện pháp

cưỡng chế để giáo dục, răn đe, trừng trị.

- Chức năng bảo vệ: Pháp luật bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham

gia quan hệ; bảo vệ trật tự các quan hệ xã hội

12. Tập quán là gì? Khi nào tập quán trở thành phap luật?

Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá

nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong

một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng

đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự

Tuy nhiên, tập quán chỉ trở thành pháp luật khi được Nhà nước tuyên bố, duy trì,

bảo vệ, bảo đảm chúng được thực hiện trong 1 thời gian dài.

13. Tiền lệ pháp là gì? Án lệ có phải tiền lệ pháp?

Tiền lệ pháp là hình thức ban hành pháp luật trong đó Nhà nước thừa nhận cách giải

quyết của cơ quan nhà nước về 1 vụ việc cụ thể và áp dụng tương tự với vụ việc có tính chất

tương tự.

Cơ quan nhà nước ở đây thường là tòa án; và cách giải quyết của Tòa án thường được

thể hiện hiện trong bản án.

14. Mối quan hệ giữa pháp luật với các hiện tượng xã hội khác (Nhà nước, kinh

tế, chính trị, đạo đức).

a) Quan hệ giữa kinh tế với pháp luật:

Pháp luật vừa chịu sự tác động, chi phối của kinh tế; đồng thời lại vừa có sự tác

động đến kinh tế rất mạnh mẽ. Cụ thể như sau:

- Kinh tế quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của pháp luật:

+ Cơ cấu, hệ thống kinh tế quyết định cơ cấu của hệ thống pháp luật

+ Tính chất quan hệ kinh tế quyết định tính chất quan hệ pháp luật, mức độ và phương

pháp điều chỉnh pháp luật

+ Chế độ kinh tế quyết định về tổ chức và thiết chế pháp lý

- Pháp luật tác động ngược trở lại kinh tế:

+ Pháp luật phù hợp sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế

+ Pháp luật không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế

b) Quan hệ giữa Nhà nước với pháp luật:


- Nhà nước ban hành/thừa nhận pháp luật

- Nhà nước áp dụng hệ thống cưỡng chế bảo đảm pháp luật được thực hiện

- Pháp luật là công cụ, phương tiện hữu hiệu để Nhà nước quản lý xã hội

- Nhà nước ban hành pháp luật, nhưng phải tổ chức, hoạt động theo pháp luật

c) Quan hệ giữa Pháp luật với chính trị:

- Chính trị quyết định nội dung và phương hướng phát triển của pháp luật

- Chính trị (đường lối, chính sách, mục tiêu) thay đổi thì pháp luật thay đổi

- Pháp luật là thể chế hóa đường lối, chính sách của đảng cầm quyền, và đảm bảo mang

tính bắt buộc chung

- Pháp luật tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập các quan hệ ngoại giao

d) Quan hệ giữa Pháp luật với Đạo đức:

- Pháp luật và đạo đức đều là hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng

- Pháp luật và đạo đức đều được hình thành từ thực tiễn đời sống xã hội

- Pháp luật và đạo đức đều là quy phạm có tác dụng điều chỉnh đến hành vi xử sự của

con người trong xã hội

-Nhà nước không cụ thể hóa mọi chuẩn mực đạo đức thành pháp luật, mà chỉ cụ thể

hóa những chuẩn mực nào phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị mà thôi

Mọi hành vi phù hợp với pháp luật thì chưa chắc phù hợp với đạo đức và ngược lại

Mọi hành vi phù hợp với đạo đức thì chưa chắc phù hợp với pháp luật.

[Vì pháp luật thể hiện ý chí giai cấp thống trị, chứ không phải dựa trên các quy tắc đạo đức.]

15. Có mấy hình thức pháp luật, kể tên các hình thức đó?

Có 3 hình thức pháp luật: (i) Tập quán pháp; (ii) Tiền lệ pháp; và (iii) Văn bản

quy phạm pháp luật

Trong 3 hình thức trên, tập quán pháp được coi là hình thức pháp luật bất thành văn,

vì nó không được thể hiện trong 1 văn bản cụ thể, dưới 1 hình thức rõ rang, đầy đủ và chính

xác.

BÀI 4: QUY PHẠM PHÁP LUẬT – VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Quy phạm pháp luật là gì?

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban

hành hoặc thừa nhận, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.

2. Quy phạm pháp luật có phải là 1 loại quy phạm xã hội không? Hay nó hàm

chứa, chứa đựng tất cả các quy phạm xã hội; gồm cả quy phạm đạo đức, phong tục, tập quán?

Quy phạm pháp luật được coi là 1 trong các quy phạm xã hội, giống như: quy phạm

đạo đức, tôn giáo, phong tục, tập quán, đều nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội; tuy nhiên

quy phạm pháp luật khác với các quy phạm xã hội khác; và không hàm chứa, chứa đựng

các quy phạm đạo đức, phong tục tập quán, tín điều tôn giáo

Thông qua quy phạm nào chúng ta biết được hoạt động của các chủ thể là hợp

pháp hoặc trái pháp luật

3. Các quan hệ xã hội mà quy phạm pháp luật điều chỉnh có những đặc điểm gì

khác với quan hệ xã hội được các quy phạm như đạo đức, tôn giáo, phong tục, tập quán điều
chỉnh?

Quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều chỉnh là những quan hệ quan trọng, phổ

biến, mà các chủ thể tham gia quan hệ luôn bị ràng buộc bởi các quyền lợi pháp lý và nghĩa

vụ pháp lý.

4. Hãy trình bày các thuộc tính của Quy phạm pháp luật? Nêu ý nghĩa của việc

nghiên cứu các thuộc tính của Quy phạm pháp luật?

Quy phạm pháp luật có 4 thuộc tính, gồm:

(i) Tính quy tắc xử sự, làm khuôn mẫu cho hành vi của con người; quy định con người

được làm gì, không được làm gì, phải làm gì, và làm như thế nào, trong những hoàn cảnh,

điều kiện cụ thể

(ii) Tính bắt buộc chung: về đối tượng, không gian, và thời gian

Thể hiện ở chỗ nó được đặt ra không phải chỉ để điều chỉnh một quan hệ xã hội cụ thể

mà để điều chỉnh một quan hệ xã hội chung; áp dụng với mọi cá nhân, tổ chức trong cùng

điều kiện và hoàn cảnh.

(iii) Được nhà nước ban hành dưới 3 hình thức: Tiền lệ pháp; Tập quán pháp; và Văn

bản quy phạm phap luật

(iv) Được Nhà nước bảo đảm thực hiện; thông qua 2 phương thức: Một là, công tác

giáo dục phổ biến pháp luật; Hai là áp dụng hệ thống các biện pháp cưỡng chế (hình sự, hảnh
chính, dân sự, kỹ luật) để đảm bảo thực hiện pháp luật.

Từ 4 thuộc tính trên, có thể khẳng định Quy phạm pháp luật luôn gắn liền với Quyền

lực nhà nước; khác với các quy phạm xã hội khác. Quy phạm đạo đức, phong tục tập quán,

tín điều tôn giáo đều không gắn liền với quyền lực nhà nước.

Việc nghiên cứu các thuộc tính của Quy phạm pháp luật cho chúng ta biết sự khác

nhau giữa quy phạm pháp luật và các quy phạm xã hội khác

5. Khi được chuyển tải dưới dạng vật chất, quy phạm pháp luật được chuyển tải

thông qua phương thức nào?

Quy phạm pháp luật thường được chuyển tải theo phương thức ngôn ngữ và văn

bản như được thể hiện dưới hình thức: (i) Tiền lệ pháp (thông qua các bản án của Tòa án) và

(ii) Văn bản quy phạm pháp luật (thông qua các văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền

ban hành)

6. Cơ cấu của quy phạm pháp luật cơ cấu bao nhiêu bộ phận?

Tùy vào cách tiếp cận và đặt tên, thì quy phạm pháp luật sẽ có nhiều bộ phận

khác nhau; gồm:

(i) Cách tiếp cận thứ nhất: 2 bộ phận, gồm: Giả định và Chỉ dẫn; gồm: Quy định, Chế

tài, và các hướng dẫn xử sự khác

Đối với cách tiếp cận này, BỘ PHẬN CHỈ DẪN sẽ chứa đựng các thông tin:

- Hành vi chủ thể được thực hiện hoặc không được thực hiện

- Cách xử sự của chủ thể phải làm và hậu quả mà chủ thể phải gánh chịu nếu

không thực hiện hành vi phù hợp

- Những lợi ích về vật chất, tinh thần mà chủ thể được hưởng

(ii) Cách tiếp cận thứ hai: 3 bộ phận, gồm: Giả định, Quy định và Chế tài

Trong đó, cách tiếp cận thứ hai là phổ biến nhất

7. Hãy nêu khái niệm về các bộ phận trong quy phạm pháp luật; gồm: Giả định;

Quy định và Chế tài. Hãy nêu ví dụ cho từng bộ phận?

- Giả định: Nêu lên tình huống mà khi chủ thể ở vào tình huống đó thì chịu sư tác

động của quy phạm pháp luật. HAY NÓI CÁCH KHÁC

[Là giả thuyết về tình huống, điều kiện, hoàn cảnh của thực tế cuộc sống được định ra
bởi nhà làm luật]

Ví dụ: Quy định: Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba

bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm cài quai đúng quy cách.

Bộ phận giả định là: “Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô

tô ba bánh, xe gắn máy”

- Quy định [trong Chỉ dẫn]: Nêu lên cách xử sự, mệnh lệnh hoặc dẫn dắt về hành vi

mà chủ thể phải tuân theo khi ở trong tình huống đã nêu ở phần giả định

Ví dụ: “Khi việc kết hôn trái luật bị huỷ thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như

vợ chồng”. Bộ phận quy định sẽ là: “phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng”

- Chế tài: Nêu lên các biện pháp tác động của nhà nước, áp dụng với chủ thể nào

không thực hiện đúng ở phần quy định; có thể là: Phạt tiền, Ngồi tù, Bồi thường thiệt hại,

và các hình thức khác: như trách nhiệm kỷ luật, buộc thực hiện đúng nghĩa vụ, buộc

dừng hành vi vi phạm........

[Những biện pháp cưỡng chế áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật]

Ví dụ: “Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực

hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn

đường ngoài đô thị nơi có lề đường;...”. Bộ phận chế tài sẽ là: “Phạt tiền từ 200.000 đồng

đến 300.000 đồng”

8. Hình thức thể hiện của quy phạm pháp luật

- Thứ nhất, Một quy phạm pháp luật có thể trình bày trực tiếp trong một điều luật

Ví dụ: Điều 30 Luật Giao thông Đường bộ “Người điều khiển, người ngồi trên xe mô

tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm cài quai đúng quy cách.”

- Thứ hai, Trong một điều luật, có thể có nhiều quy phạm pháp luật

Ví dụ:

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng

1. Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây:

...b) Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo,

huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

c) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn
dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;

d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, 2. Thực hiện tấn công

mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng;

- Thứ ba, Trật tự trình bày của 3 bộ phận: giả định – quy định – chế tài có thể khác

nhau, tùy theo ngữ cảnh, và trường hợp cụ thể.

Ví dụ: “Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực

hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển

báo hiệu”. Quy phạm này có bộ phận chế tài đặt lên trước bộ phận giả định

- Thứ tư, Một quy phạm pháp luật khi thể hiện trong 1 điều khoản, có thể không chứa

đựng đầy đủ cả 3 bộ phận: giả định, quy định và chế tài. Như có điều khoản chỉ có giả định

và chế tài; có điều khoản chỉ có giả định và quy định. Ví dụ:

“Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia

đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định” – Chỉ có Giả

định và Quy định

“Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập, hành hạ

tàn nhẫn đối với vật nuôi.” – Chỉ có Giả định và Chế tài; Bộ phận quy định bị ẩn đi, là:

“Không được đánh đập, hành hạ, tàn nhẫn với vật nuôi”

Tương tự, “ Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe

thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở

đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;...”; thì Bộ phận quy định cùng bị ẩn đi; là cấm

không được “Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề

đường”

- Thứ năm, Có thể được trình bày theo cách viện dẫn đến điều luật cụ thể nào đó của

văn bản quy phạm pháp luật.

Ví dụ: Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 có quy định: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16

tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm

trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170,

171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ

luật này”
- Thứ sáu, Có thể được trình bày theo cách viện dẫn không cụ thể đến điều luật của

văn bản quy phạm pháp luật nào.

Ví dụ: Điều 12, Bộ luật hình sự 2015 có quy định: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải

chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định

khác.”

NHƯ VẬY, KẾT LUẬN LÀ: QUY PHẠM PHÁP LUẬT KHÔNG ĐỒNG NHẤT

VỚI ĐIỀU LUẬT

9. Các câu hỏi để xác định bộ phận: giả định, quy định, chế tài của quy phạm

pháp luật.

Giả định: Ai? Hoàn cảnh nào? Điều kiện nào? thì chịu sự tác động của quy phạm pháp

luật

Quy định: Ai trong hoàn cảnh, điều kiện nêu ra trong bộ phận giả định thì phải

xử sự như thế nào (Được làm gì? Không được làm gì? Và Phải làm gì?)

[Bộ phận quy định sẽ trả lời câu hỏi: Chủ thể được thực hiện hoặc không được thực

hiện những gì?; Những xử sự mà chủ thể phải làm?; Những lợi ích về vật chất, tinh thần mà

chủ thể được hưởng là gì?]

Chế tài: Nếu không làm theo cách xử sự nêu trong bộ phận quy định thì hậu quả pháp

lý phải gánh chịu là gì? (bị phạt gì?)

10. Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Tại sao Việt Nam chỉ sử dụng Văn bản

quy phạm pháp luật, mà không dùng các hình thức pháp luật khác?

Văn bản do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự thủ tục luật định,

chứa đựng các quy tắc xử sự chung do Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các

quan hệ xã hội, theo những định hướng và trật tự nhất định.

Việt Nam chỉ sử dụng VBQPPL vì 3 lý do: Thứ nhất, hình thức này đã được Nhà nước

thừa nhận từ một số tập quán đã lưu truyền trong xã hội; Thứ hai, hình thức này luôn có tính

rõ ràng, cụ thể, điều chỉnh được nhiều quan hệ xã hội trên các lĩnh vực khác nhau; và Thứ ba,

hình thức này ngày càng được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới

11. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm những loại văn bản nào?

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta gồm:

Thứ nhất, Hiến pháp

Thứ hai, Văn bản luật: Luật, Bộ luật


Thứ ba, Văn bản dưới luật: Nghị quyết, Pháp lệnh, Lệnh, Quyết định, Nghị định,

Thông tư; Nghị quyết liên tịch

12. Trình tự ban hành 1 văn bản quy phạm pháp luật gồm mấy bước cơ bản?

Gồm 5 bước cơ bản, gồm: (i) Đề xuất ban hành; (ii) Soạn thảo văn bản; (iii) Lấy ý kiến

các bên liên quan; (iv) Thẩm định thẩm tra tính phù hợp; (v) Ban hành văn bản.

13. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật thể hiện như thế nào?

Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật thể hiện ở 3 khía cạnh: (i) Hiệu lực về Đối

tượng, bao gồm: Cá nhân, tổ chức chịu sự tác động của văn bản; (ii) Hiệu lực về Không gian:

bao gồm: Phạm vi lãnh thổ mà văn bản tác động tới; (iii) Hiệu lực về thời gian, bao gồm:

Phạm vi thời gian bắt đầu và chấm dứt hiệu lực của văn bản

14. Một văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực về thời gian như thế nào?

VBQPPL được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có

hiệu lực; trong đó:

Ngày có hiệu lực được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn [....] ngày kể từ

ngày thông qua hoặc ký ban hành. Cụ thể:

Không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn của cơ

quan nhà nước trung ương; Không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn

bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày

ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân

cấp huyện và cấp xã.

1 văn bản Quy phạm pháp luật hết hiệu lực khi: Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy

định trong văn bản; Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật

mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó; Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ

quan nhà nước có thẩm quyền

15. Một văn bản quy phạm pháp luật khi được ban hành ra chưa có hiệu lực, thì

có được áp dụng không?

Về mặt nguyên tắc thì KHÔNG, vì VBQPPL chỉ được áp dụng đối với hành vi xảy ra

tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp văn bản QPPL

có hiệu lực hồi tố; tức là: được áp dụng ngược trở về trước thời điểm văn bản có hiệu

lực.

1 văn bản chỉ được áp dụng khi chưa có hiệu lực trong trường hợp: thật cần thiết, vì lợi
ích xã hội, lợi ích cá nhân, tổ chức, và phải được quy định trong văn bản Luật.

Tuy nhiên, 1 văn bản sẽ không có hiệu lực hồi tố (hiệu lực trở về trước) khi:

- Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện

hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý; hoặc là

- Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.

BÀI 5: QUAN HỆ PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

1. Quan hệ pháp luật là gì?

Quan hệ pháp luật là quan hệ nảy sinh trong đời sống xã hội do Quy phạm pháp luật

điều chỉnh quy định các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ, được

Nhà nước bảo đảm thực hiện

2. Đặc điểm của Quan hệ pháp luật:

Quan hệ pháp luật xuất hiện dựa trên cơ sở quy phạm pháp luật.

Quan hệ pháp luật là loại quan hệ có ý chí.

Quan hệ pháp luật luôn gắn liền với sự kiện pháp lý.

Chủ thể tham gia Quan hệ pháp luật luôn luôn bị ràng buộc bởi quyền và nghĩa vụ

pháp lí.

Quan hệ pháp luật được đảm bảo thực hiện bởi Nhà nước

3. Quan hệ pháp luật có mang tính giai cấp và tính xã hội không?

Có, vì bản chất quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh; mà pháp

luật luôn mang tính giai cấp và tính xã hội, nên quan hệ pháp luật cũng mang tính giai cấp

và tính xã hội.

4. Nêu các cơ sở để làm nảy sinh, chấm dứt, hay thay đổi quan hệ pháp luật?

Sự kiện pháp lý: Là những sự kiện đã xảy ra trong thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi

của nó được PL gắn với việc hình thành, thay đổi hay chấm dứt QHPL.

Ví dụ: Nếu không có việc đăng ký kết hôn và giấy chứng nhận kết hôn, thì nam và nữ

không thể tham gia vào quan hệ hôn nhân được Luật Hôn nhân và Gia đình điều chỉnh.

Nếu không có hợp đồng lao động thì công ty và nhân viên không thể tham gia vào

quan hệ pháp luật lao động; để được hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ với tư cách

là người lao động và người sử dụng lao động.

5. Chủ thể của quan hệ pháp luật thường là những ai?


CHỈ LÀ những chủ thể có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi;

KHÔNG PHẢI LÀ: mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội; hoặc những cá nhân từ đủ

18 tuổi trở lên và có trí óc bình thường.

Chủ thể CÓ THỂ LÀ: Cá nhân, Pháp nhân, Tổ chức, Hộ gia đình. Tuy nhiên, Cá

nhân là chủ thể phổ biến nhất.

Nói tóm lại Chủ thể trong quan hệ pháp luật có thể là cá nhân, tổ chức phải có năng

pháp luật, năng lực hành vi phù hợp phù hợp để tham gia vào các quan hệ đó và thực hiện các

quyền, lợi ích hợp pháp cũng như nghĩa vụ pháp lý theo quy định.

6. Năng lực chủ thể bao gồm những yếu tố nào? Hay nói cách khác điều kiện cần

và đủ để một cá nhân hoặc 1 tổ chức trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật là gì?

Năng lực chủ thể bao gồm 2 yếu tố: Năng lực pháp luật; và Năng lực hành vi. Cá nhân

hoăc tổ chức muốn trở thành chủ thể quan hệ pháp luật phải có đầy đủ năng lực pháp luật và

năng lực hành vi.

7. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi là gì? Xuất hiện từ khi nào?

a) Năng lực pháp luật: Là khả năng của chủ thể có những quyền và nghĩa vụ pháp lý

mà pháp luật quy định khi tham gia vào một quan hệ pháp luật nhất định.

- Năng lực pháp luật của cá nhân xuất hiện kể từ khi cá nhân sinh ra; và mất đi khi cá

nhân đó chết hoặc bị tuyên bố chết. Năng lực pháp luật gắn liền với mỗi cá nhân và không thể

chuyển giao cho người khác.

- Năng lực pháp luật của tổ chức xuất hiện khi tổ chức được thành lập.

b) Năng lực hành vi: là khả năng của chủ thể được Nhà nước thừa nhận bằng hành vi

của mình xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ do pháp luật qui định.

- Đối với cá nhân năng lực hành vi xuất hiện muộn hơn năng lực pháp luật và phải kèm

theo điều kiện: Cá nhân phải đủ độ tuổi pháp luật qui định; và phải có đủ khả năng

nhận thức và điều khiển hành vi của mình khi tham gia vào Quan hệ pháp luật.

- Đối với tổ chức năng lực hành vi xuất hiện đồng thời với năng lực pháp luật.

8. Khách thể của quan hệ pháp luật là gì?

Khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích vật chất, lợi ích phi vật chất và những

lợi ích XH khác mà chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia vào các quan hệ pháp luật. Ví
dụ: Quyền nhân thân, danh dự, nhân phẩm là lợi ích phi vật chất; tiền, tài sản là lợi ích vật

chất

9. Thực hiện pháp luật là gì?

Thực hiện pháp luật thường được tiếp cận dưới rất nhiều góc độ khác nhau, dẫn đến có

nhiều cách hiểu khác nhau; nhưng nhìn chung, có 3 cách hiểu phổ biến sau đây về thực hiện

pháp luật:

- Một là, Hành vi xử sự cụ thể và thực tế của cá nhân hay tổ chức nhằm thực hiện

những quyền và nghĩa vụ pháp lý;

- Hai là, Quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật trở

thành hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật.

- Ba là, Quá trình đưa pháp luật đi vào thực tiễn thông qua những hành vi của những

đối tượng mà pháp luật điều chỉnh phù hợp với quy định của pháp luật

2. Kể tên và nêu khái niệm các hình thức thực hiện pháp luật.

Có 4 hình thức thực hiện pháp luật:

(i) Tuân thủ pháp luật: Kiềm chế không làm điều mà pháp luật cấm. Ví dụ như:

Không chạy xe ngược chiều, Không sử dụng trái phép chất ma túy, chất kích thích, Không

kinh doanh những mặt hang pháp luật cấm,...

(ii) Chấp hành (Thi hành pháp luật): Thực hiện điều pháp luật yêu cầu bằng hành vi

tích cực; hay nói cách khác là làm những việc pháp luật buộc phải làm. Ví dụ như: Kết hôn

phải đăng ký kết hôn; Phải đội mũ bảo hiểm khi điều khiển phương tiên lưu thông trên

đường; Phải đi nghĩa vụ quân sự nếu như có lệnh triệu tập

(iii) Sử dụng pháp luật: Thực hiện các quyền mà pháp luật quy định theo ý chí, nhận

thức và sự lựa chọn của mình (không bắt buộc, cũng không câm đoán). Ví dụ như: Quyền

được bào chữa tại Tòa trong các vụ án hình sự; Quyền được bảo vệ bí mật đời tư, Quyền

được lao động, học tập....

(iv) Áp dụng pháp luật: Là hình thức mà cơ quan nhà nước tổ chức cho các chủ thể

thực hiện pháp luật, đưa các quy định pháp luật vào đời sống thực tiễn. Đây là hình thức

luôn có sự tham gia của cơ quan nhà nước.

Ví dụ: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy khai sinh, Ủy ban nhân dân xã tổ chức cho

nam nữ đăng ký kết hôn; Cảnh sát giao thông xử phạt hành chính về hành vi vi phạm quy
định an toàn giao thông.

BÀI 6: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

1. Hành vi là gì? Hành vi pháp luật là gì? Có những căn cứ nào để phân loại các

hành vi pháp luật?

Hành vi là xử sự của con người ra ngoài thực tiễn khách quan, được ý thức con người

kiểm soát, và ý chí con người điều khiển.

Hành vi pháp luật là hành vi được pháp luật điều chỉnh.

Căn cứ vào sự phù hợp với pháp luật, hành vi gồm: hành vi hợp pháp và hành vi bất

hợp pháp

Căn cứ vào phương thức biểu đạt ra bên ngoài, hành vi gồm: hành động và không hành

động

Căn cứ vào chủ thể thực hiện, gồm: hành vi của cá nhân và của tổ chức

2. Vi phạm pháp luật là gì, nêu các dấu hiệu của vi phạm pháp luật.

Vi phạm pháp luật là: (i) Hành vi trái quy định của pháp luật, có lỗi; (ii) do chủ thể có

năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, và (iii) xâm hại đến quan hệ xã hội được pháp luật

bảo vệ.

Dấu hiệu vi phạm pháp luật: Để một việc xảy ra đươc coi là vi phạm pháp luật, thì

nó phải bao gồm đầy đủ 4 dấu hiệu sau đây:

- Vi phạm pháp luật phải là hành vi

- Hành vi đó phải trái pháp luật, như vi phạm quy định, quy chế, nội quy trường học.

Nếu hành vi trái với tín điều tôn giáo, trái với đạo đức, trái với phong tục tập quán, trái với

Điều lệ Đảng, trái với Điều lệ Đoàn thanh niên, thì không gọi là trái pháp luật

- Hành vi đó phải có lỗi của chủ thể thực hiện.

Lỗi là trạng thái tâm lý của chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật; khi họ lựa chọn

cách thức xử sự trái pháp luật, trong khi có đủ điều kiện lựa chọn xử sự phù hợp với pháp

luật.

[Lưu ý: Lỗi không phải là 1 hành vi, không phải là 1 việc làm sai trái, không phải 1

hành động không đúng, mà Lỗi là diễn biến tâm lý bên trong của Chủ thể]

- Chủ thể thực hiện phải có năng lực trách nhiệm pháp lý, tức là phải đủ tuổi và có

khả năng nhận thức và điều khiển hành vi (đối với cá nhân)
Lưu ý:

Không phải người nào thực hiện hành vi trái pháp luật đều bị Nhà nước xử lý, vì

phải đủ 4 dấu hiệu ở trên; tức là phải đủ tuổi, phải có khả năng nhận thức và điều khiển hành

vi, và hành vi đó phải có lỗi.

Ví dụ: Cháy nhà, phá cửa nhà người khác vào cứu người; 1 đứa bé 6 tuổi ném đá làm

chết người; người tâm thần giết người...

Không phải Mọi hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ đều là

vi phạm pháp luật; bởi vì nó phải có đầy đủ 4 dấu hiệu của vi phạm pháp luật

Không phải cứ có hành vi trái pháp luật đều là vi phạm pháp luật; vì muốn được

xem là vi phạm pháp luật phải thỏa mãn đủ 4 dấu hiệu. Ví dụ: Gây thương tích cho người

khác trong trường hợp phòng vệ chính đáng; vi phạm quy định an toàn giao thông khi chở

người đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.

Do đó, Không phải mọi hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật

bảo vệ đều là vi phạm pháp luật

3. Lỗi có mấy loại, và phân biệt nó như thế nào?

Khái niệm về lỗi: Lỗi là trạng thái tâm lý của chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật;

khi họ lựa chọn cách thức xử sự trái pháp luật, trong khi có đủ điều kiện lựa chọn xử sự phù

hợp với pháp luật

TIÊU CHÍ CỐ Ý

TRỰC TIẾP

CỐ Ý

GIÁN TIẾP

VÔ Ý

CẨU THẢ

VÔ Ý

QUÁ TỰ TIN

LÝ TRÍ Nhận thức được


hành vi

của mình là nguy

hiểm

cho xã hội và hậu

quả tất yếu xảy

ra

Nhận thức được

hành vi

của mình là nguy

hiểm cho xã hội

và hậu quả có

thể xảy ra

Không nhận

thức được hậu

quả nguy hại

cho xã hội của

hành vi trong

hoàn cảnh điều

kiện mà có thể

thể biết, và

pháp luật buộc

phải biết

Nhận thức

được hậu quả

nguy hại cho xã

hội của hành vi


Ý CHÍ Mong muốn xảy

ra

Không mong

muốn xảy ra,

nhưng bỏ mặc

hậu quả xảy ra,

để đạt được mục

đích cá nhân của

mình

Không suy xét

cẩn trọng trong

khi có đủ điều

kiện để biết và

pháp luật buộc

phải biết

Cho rằng hậu

quả không thể

xảy ra, và nếu

có xảy ra thì có

thể ngăn ngừa

được

4. Độ tuổi tối thiểu có thể bị xử phạt hành chính là bao nhiều?

Dưới 14 tuổi, không bị xử phạt hành chính về mọi hành vi vi phạm

Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, có bị xử phạt hành chính, nhưng chỉ với những lỗi cố ý,

vô ý không bị xử phạt

Từ đủ 16 tuổi trở lên, bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm


5. Độ tuổi tối thiểu chịu trách nhiệm hình sự là bao nhiêu tuổi?

14 tuổi. Cụ thể:

- Dưới 14 tuổi không chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm

- Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng và

tội đặc biệt nghiêm trọng

- Tử 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự về mọi hành vi phạm tội

6. Nêu các bộ phận cấu thành của vi phạm pháp luật.

Vi phạm pháp luật được cấu thành bởi 4 bộ phận:

Một là, Mặt khách quan: Là những biểu hiện bên ngoài của vi phạm pháp luật mà

chúng ta quan sát được, xác định được, phân loại được, đo lường được; cụ thể gồm các biểu

hiện: (i) hành vi trái pháp luật; (ii) hậu quả; (iii) mối quan hệ nhân quả; (iv) công cụ phương

tiện; (v) thời gian, địa điểm; (vi) phương pháp thủ đoạn

Mối quan hệ nhân quả được hiểu là: Hành vi phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời

gian; Hành vi phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả; và Hậu quả đã xảy ra

phải là sự hiện thực hoá khả năng thực tế của hành vi.

Hai là, Mặt chủ quan: Là những biểu hiện, diễn biến tâm lý bên trong của chủ thể vi

phạm phap luật; gồm: (i) lỗi; (ii) động cơ; (iii) mục đích. Trong đó, lỗi là yếu tố bắt buộc

phai có ở mặt chủ quan.

Ba là, Chủ thể: Người thực hiện hành vi trái pháp luật và có đủ năng lực trách nhiệm

pháp lý.

Bốn là, Khách thể: Quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, nhưng bị vi phạm pháp luật

xam hại đến.

VÍ DỤ: A 20 tuổi, trạng thái tâm lý bình thường, do có mâu thuẫn cá nhân nên A muốn

giết B. 21h ngày 5.6.2018 tại chân cầu Sài gòn A cầm dao đâm trúng tim B làm B chết.

Hành vi A giết người có đủ 4 dấu hiệu vi phạm pháp luật

Chủ thể: A có năng lực trách nhiệm pháp lý, cụ thể: đủ tuổi (từ 14 tuổi trở lên) và trạng

thái tâm lý bình thường

Khách thể: Quyền được bảo vệ tính mạng của B

Mặt khách quan:


- Hành vi trái pháp luật: A cầm dao đâm trúng tim B

- Hậu quả: B chết

- Mối quan hệ nhân quả: Hành vi A cầm dao đâm trúng tim B là nguyên nhân trực

tiếp dẫn đến hậu quả B chết, B chết là kết quả tất yếu từ việc A dùng dao đâm trúng tim B

- Thời gian: 9h00 tối

- Địa điểm: Chân cầu Sài gòn

- Công cụ phương tiện: Dao

Mặt chủ quan:

- Lỗi: Cố ý trực tiếp

- Động cơ: mâu thuẫn cá nhân

- Mục đích: tước đoạt tính mạng của B

7. Kể tên các loại vi phạm pháp luật. Vi phạm pháp luật nào để lại hậu quả lớn

nhất cho xã hội

Có 4 loai vi phạm pháp luật

Vi phạm pháp luật hình sự: Chủ thể có các hành vi cấu thành các tội danh trong Bộ

luật hình sự; như: Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Cướp giật tài sản, đánh bạc, giết

người, cố ý gây thương tích từ 11% trở lên ; Trộm cắp từ 2 triệu đồng trở lên; Tuyên truyền

nội dung phỉ báng chính quyền nhân dân

Vi phạm pháp luật hình sự để lại hậu quả lớn nhất cho xã hội

Vi phạm pháp luật hình sự có thể được coi là tội phạm. Do đó, trái pháp luật hình sự

chưa chắc là tội phạm, đòi hỏi phải thỏa mãn các dấu hiệu khác nữa; gồm: (i) hành vi; (ii) có

lỗi; (iii) có năng lực trách nhiệm pháp lý.

Vi phạm pháp luật hành chính: Chủ thể có các hành vi vi phạm các quy định vê hoạt

động quản lý nhà nước trong các lĩnh vực, như: xây nhà trái phép, hay không xin phép; vượt

đèn đỏ; không đội mũ bảo hiểm

Vi phạm pháp luật dân sự: Chủ thể có hành vi vi phạm các quy định của Bộ luật dân

sự, xâm phạm đến các quyền nhân than và tài sản được pháp luật bảo vệ. Như: Sử dụng tác

phẩm văn hóa nghệ thuật không xin phép tác giả; hay là Vi phạm hợp đồng vì giao hàng trễ

hạn.
Vi phạm kỷ luật: Vi phạm quy định kỷ luật lao động, công vụ, học tập, quân sư, gây

ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan tổ chức: Như: Quay cóp trong giờ thi, đi

trễ, nghỉ việc không xin phép....

8. Trách nhiệm pháp lý là gì? Cơ sở nào để truy cứu trách nhiệm pháp lý

Trách nhiệm pháp lý là: (i) việc nhà nước áp dụng chế tài đối với chủ thể vi phạm pháp

luật; hay là (ii) quá trình nhà nước tổ chức cho các chủ thể vi phạm pháp luật thực hiện bộ

phận chế tài của quy phạm pháp luật; hay là (iii) quá trình nhà nước xử lý hành vi vi phạm

pháp luật

Do đó, để truy cứu trách nhiệm pháp lý, cơ quan nhà nước phải xác định (i) xem có vi

phạm pháp luật không (đã thỏa mãn đủ 4 dấu hiệu của vi phạm pháp luật chưa; đồng thời

(ii) phải xác định xem còn thời hiệu để truy cứu trách nhiệm pháp lý không.

Thời hiệu là khoảng thời gian pháp luật đạt ra để buộc các cơ quan nhà nước có thẩm

quyền phải tiến hành điều tra, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật; nếu quá khoản thời gian đó,

9. Có những loại trách nhiệm pháp lý nào?

Gồm 4 loại:

Trách nhiệm hình sự

Trách nhiệm hành chính

Trách nhiệm dân sự

Trách nhiệm kỷ luật

Trong đó, trách nhiệm hình sự là nghiêm khắc nhất

10. Theo điều 2 Bộ luật hình sự 2015, Trách nhiệm hình sự có thể áp dụng với chủ

thể nào?

Theo Điều 2, Bộ luật hình sự 2015, trách nhiệm hình sự chỉ áp dụng đối với: (i) cá

nhân và (ii) pháp nhân thương mại mà thôi; còn nhưng tổ chức và pháp nhân khác không phải

pháp nhân thương mại thì sẽ không chịu trách nhiệm hình sự theo quy định Bộ luật hình sự.

11. Chủ thể nào có thẩm quyền áp dụng trách nhiệm kỷ luật. Trách nhiệm hình

sự, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự do ai áp dụng.

Trách nhiệm kỷ luật: Chủ thể áp dụng là Thủ trưởng cơ quan đơn vị có người vi

phạm kỷ luật áp dụng

Trách nhiệm hình sự: Tòa án xét xử, kết tội và áp dụng hình phạt.
Trách nhiệm hành chính: Cơ quan nhà nước có thâm quyền xử phạt hành chính

Trách nhiệm dân sự: Các bên tham gia quan hệ dân sự tự giải quyết. Nếu không giải

quyết được, Tòa án sẽ đứng ra giải quyết

BÀI 7: QUAN HỆ PHÁP LUẬT VÀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

1. Hệ thống pháp luật là gì? Bao gồm những bộ phận nào.

Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống

nhất với nhau, được phân thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện

trong các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành.

Như vậy, Hệ thống pháp luật được tiếp cận dưới 2 góc độ; gồm (i) cấu trúc bên trong;

(ii) hình thức bên ngoài.

Với góc độ cấu trúc bên trong, Hệ thống pháp luật sẽ được gọi là Hệ thống các quy

phạm pháp luật; và với góc độ hình thức bên ngoài, thì hệ thống pháp luật được gọi là Hệ

thống các văn bản quy phạm pháp luật

2. Cấu trúc bên trong (hệ thống ngành luật) bao gồm những bộ phận cấu thành

nào?

Cấu trúc bên trong (hệ thống ngành luật) bao gồm: Quy phạm pháp luật, chế định

luật, và ngành luật.

Quy phạm pháp luật được xem là là phần tử cấu thành nhỏ nhất của hệ thống pháp

luật, điều chỉnh 1 quan hệ xã hội nhất định.

Nhiều quy phạm pháp luật cùng điều chỉnh 1 nhóm các quan hệ xã hội cùng loại, và

cùng tính chất sẽ tạo nên 1 chế định pháp luật.

Nhiều chế định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trên cùng 1 hoặc 1 số

lĩnh vực nhất định sẽ tạo nên 1 ngành luật.

3. Hình thức bên ngoài (hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật) bao gồm

những loại văn bản nào?

Hiến pháp: là văn bản quy phạm pháp luật luật có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ

thống pháp luật; tất cả các văn bản còn lại được ban hành ra, phải trên cơ sở Hiến pháp, và

không được trái với nội dung Hiến pháp, trái thì phải sửa, sửa không được thì phải hủy phải

bỏ

Văn bản Luật: Luật, Bộ luật, là văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các lĩnh vực
của đời sống xã hội, và là cơ sở cho việc ban hành, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật

còn lại trong hệ thống pháp luật.

Văn bản dưới Luật: Nghị định, Thông tư, Quyết định, Nghị quyết, được ban hành ra

để hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật

4. Quy phạm pháp luật, chế định pháp luật, ngành luật là gì?

Quy phạm pháp luật: là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban

hành hoặc thừa nhận, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội

Chế định pháp luật: là tập hợp một nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm

quan hệ xã hội có liên quan mật thiết với nhau.

Ngành luật: là hệ thống bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ

xã hội (những quan hệ xã hội có chung tính chất thuộc một lĩnh vực nhất định của đời sống

xã hội) bằng những phương pháp nhất định.

5. Tiêu chuẩn để xác định sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật.

4 tiêu chuẩn gồm:

Tính toàn diện (có điều chỉnh đầy đủ những quan hệ xã hội quan trọng phổ biến, ảnh

hưởng đến lợi ích của Nhà nước, của xã hội không?)

Tính thống nhất và đồng bộ (có chồng chéo, mâu thuẫn với nhau không?)

Tính phù hợp, khả thi và hiệu quả (có phù hợp với đời sống thực tiễn không?)

Ngôn ngữ chuẩn xác và trình độ kỹ thuật pháp lý cao khi xây dựng pháp luật (ngôn

ngữ thể hiện có rõ rang không?)

6. Ở nước ta có bao nhiêu ngành luật, hãy kể tên các ngành luật đó.

Có tất cả 12 ngành luật: Luật hiến pháp [Luật Nhà nước; Luật Hành chính; Luật Hình

sự; Luật Dân sự; Luật Tố tụng Hình sự; Luật Tố tụng dân sự; Luật Hôn nhân và Gia đình;

Luật Lao động; Luật Tài chính; Luật Kinh tế; Luật Đất đai; Luật Quốc tế].

7. Căn cứ để phân định các ngành luật bao gồm những yếu tố nào.

Ngành luật là hệ thống các quy phạm pháp luật được Nhà nước ban hành điều chỉnh

các quan hệ xã hội phát sinh trên 1 hoặc 1 số lĩnh vực nhất định đời sống xã hội. Các quan hệ

xã hội phát sinh trên những lịnh vực khác nhau thì nội dung, tính chất cũng khác nhau (Đối

tượng điều chỉnh của ngành luật); và phương pháp Nhà nước sử dụng để tác động lên các

quan hệ xã hội đó đó cùng khác nhau (Phương pháp điều chỉnh của ngành luật).

Do đó, cơ sở để phân định các ngành luật là đối tượng điều chỉnh và phương pháp
điều chỉnh

8. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của 1 ngành luật là gì?

Đối tượng điều chỉnh: Những quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh có chung tính

chất, phát sinh trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội

Phương pháp điều chỉnh: Những cách thức mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các

quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của mình. Có 2 cách thức phổ biến: Phương pháp

mệnh lệnh phục tùng và Phương pháp tự định đoạt

9. Đối tượng điều chỉnh của ngành Luật Hiến pháp là gì?

Luật Hiến pháp là ngành luật chủ đạo trong Hệ thống pháp luật nước ta, đưa ra những

quy định mang tính chất nền tảng, nguyên tắc, để các ngành luật khác cụ thể hóa, và áp dụng

vào từng lĩnh vực cụ thể trong đời sống xã hội.

Do đó, đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp là: (i) Chế độ chính trị, chế độ kinh tế,

văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học và công nghệ, môi trường; (ii) Tổ chức và hoạt động của

Bộ máy nhà nước; (iii) Quyền và nghĩa vụ cơ bản của con người, công dân

10. Theo Điều 120 Hiến pháp 2013, Hiến pháp được xem là “Luật cơ bản của Nhà

nước”. Tại sao?

Hiến pháp là Luật cơ bản nhất của Nhà nước là bởi vì Hiến pháp do Quốc hội, cơ quan

quyền lực nhà nước cao nhất ban hành; quy định những vấn đề cơ bản nhất và quan trọng

nhất của nhà nước; đồng thời có giá trị pháp lý cao nhất

11. Có bao nhiêu bản Hiến pháp ở nhà nước ta từ trước đến nay, kể tên các bản

HP đó.

Có tất cả 5 bản Hiến pháp, gồm: Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980,

Hiến pháp 1992, và Hiến pháp 2013

12. Đối tượng điều chỉnh của ngành luật hành chính là gì?

Ngành Luật hành chính điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và

thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành của cơ quan nhà nước trên các lĩnh vực của đời

sống xã hội; hay nói cách khác là quan hệ giữa phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước.

13. Phương pháp điều chỉnh đặc trưng của luật hành chính là phương pháp nào?

Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính là những quan hệ xã hội mà các chủ thể

tham gia không bình đẳng về địa vị pháp lý; tức là 1 bên có quyền đưa ra mệnh lệnh, bên còn

lại phải phục từng


Do đó, Phương pháp điều chỉnh đặc trưng của ngành luật hành chính là mệnh lệnh,

phục từng

14.Đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hình sự là gì?

Ngành luật Hình sự quy định hành vi nguy hiểm cho xã hội nào là Tội phạm và đồng thời

quy định Hình phạt kèm theo đối với tội phạm đó; được chia làm hai phần: Phần chung

(nguyên tắc chung, khái niệm...) và phần Tội phạm.

Tóm lại, ngành Luật Hình sự quy định về Tội phạm và Hình phạt; và trong Hệ thống pháp

luật Việt Nam chỉ có ngành Luật Hình sự quy định về Tội phạm và Hình phạt. Ngành luật

Tố tụng hình sự không quy định về tội phạm và hình phạt, mà chỉ quy định về trình tự thủ tục

giải quyết vụ án hình sự.

15. Đối tượng điều chỉnh của ngành luật dân sự là gì?

Đối tương điều chỉnh của ngành luật dân sự là các quan hệ tài sản và phi tài sản phát

sinh trong giao dịch dân sự nhằm thỏa mãn thu cầu của các chủ thể trong xã hội; gồm 2 nhóm

đối tượng điều chỉnh:

- Quan hệ nhân thân

- Quan hệ tài sản

Theo đó, Ngành luật dân sự gồm 4 chế định như sau:

- Chế định về tài sản và quyền sở hữu

- Chế định về thừa kế

- Chế định về quyền sử dụng đất

- Chế định về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự

16. Phương pháp điều chỉnh của ngành luật dân sự có đặc trưng gì?

Do đạc thù về đối tượng điều là những quan hệ dân sự được xác lập trên cơ sở sự bình

đẳng, tự nguyện, thỏa thuận của các chủ thể tham gia quan hệ; nên Phương pháp điều chỉnh

đặc trưng của ngành luật này là bình đẳng, thỏa thuận

17. Đối tượng điều chỉnh của ngành Luật Hôn nhân và Gia đình là gì?

Quan hệ kết hôn, ly hôn, nghĩa vụ giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái, giữa các thành

viên khác trong gia đình, về cấp dưỡng, xác định cha mẹ cho con, con nuôi, giám hộ, về quan

hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài. Ngành luật Hôn nhân và Gia đình được chia làm

6 chế định cơ bản sau:

Chế định về kết hôn


Chế định về quan hệ vợ chồng

Chế định về cha mẹ và con

Chế định nuôi con nuôi

Chế định chấm dứt hôn nhân

Chế định về hôn nhân có yếu tố nước ngoài

You might also like