You are on page 1of 15

Chương 1: khuếch đại hồi tiếp

Chương 1:

MẠCH KHUẾCH ĐẠI HỒI TIẾP


1.1 KHÁI NIỆM HỒI TIẾP
Hồi tiếp trong mạch khuếch đại là lấy một phần tín hiệu ngõ ra đưa trở về ngõ
vào của mạch khuếch đại và kết hợp với tín hiệu ngõ vào để tạo ra đáp ứng mạch
mong muốn. Có hai dạng hồi tiếp: hồi tiếp âm và hồi tiếp dương. Hồi tiếp thường
được sử dụng trong các mạch khuếch đại, hồi tiếp âm được sử dụng trong các mạch
dao động. Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu ứng dụng của hồi tiếp âm vào các
mạch khuếch đại và ảnh hưởng của chúng đến độ lợi, trở kháng vào/ra, độ ổn định và
tính chống nhiễu của mạch.
Hệ thống hồi tiếp điển hình được minh hoạ trong hình 1.1. Tín hiệu đầu vào vs
được đưa vào bộ cộng tín hiệu để kết hợp với tín hiệu hồi tiếp vf tạo thành tín hiệu vi
đưa vào bộ khuếch đại. Tín hiệu ra sau bộ khuếch đại được đưa vào mạng hồi tiếp β
để chỉ lấy một phần của tín hiệu ngõ ra hồi tiếp đưa vào bộ cộng tín hiệu. Nếu tín hiệu
hồi tiếp ngược pha với tín hiệu vào sẽ nhận được hồi tiếp âm. Mặc dù hồi tiếp âm làm
giảm độ lợi áp toàn mạch khuếch đại, nhưng nó cải thiện được các vấn đề sau trong
mạch khuếch đại:

• Trở kháng vào cao hơn.

• Trở kháng ra thấp hơn.

• Độ lợi áp ổn định tốt hơn.

• Đáp ứng tần số được cải thiện.

• Giảm nhiễu.

• Hoạt động tuyến tính hơn.

Hình 1.1: Hệ thống hồi tiếp âm

1
Chương 1: khuếch đại hồi tiếp

1.2 PHÂN LOẠI HỒI TIẾP


Có bốn kiểu hồi tiếp, kiểu hồi tiếp điện áp và dòng điện đều có thể được đưa
trở lại ngõ vào theo nối tiếp hoặc song song. Cụ thể, có thể có:

• Hồi tiếp điện áp-nối tiếp (Hình 1.2a).

• Hồi tiếp điện áp-song song(Hình 1.2b).

• Hồi tiếp dòng-nối tiếp (Hình 1.2c).

• Hồi tiếp dòng điện-song song (Hình 1.2d).

Hình 1.2: Các mô hình khuếch đại hồi tiếp


(a) Hồi tiếp điện-áp nối tiếp (b) Hồi tiếp điện áp-song song
(c) Hồi tiếp dòng-nối tiếp (d) Hồi tiếp dòng-song song
Các kết nối hồi tiếp-nối tiếp có xu hướng làm tăng trở kháng vào, ngược lại
các kết nối hồi tiếp-song song có xu hướng làm giảm trở kháng ngõ vào. Hồi tiếp điện
áp có xu hướng giảm trở kháng ra, trong khi hồi tiếp dòng lại làm tăng trở kháng ra.
Thông thường, trở kháng vào cao hơn và trở kháng ngõ ra thấp hơn mong muốn đối

2
Chương 1: khuếch đại hồi tiếp

với hầu hết các bộ khuếch đại ghép tầng. Cả hai vấn đề này sẽ đạt được bằng cách sử
dụng hồi tiếp điện áp-nối tiếp.
1.2.1 Độ lợi mạch khuếch đại khi hồi tiếp
Trong phần này, chúng ta kiểm tra độ lợi của từng kết nối mạch hồi tiếp của
hình 1.2. Độ lợi không có hồi tiếp của mạch là A. Với
𝛽𝛽 là hệ số hồi tiếp, độ lợi toàn mạch được giảm đi một hệ số là (1 + 𝛽𝛽𝛽𝛽), như được
trình bày chi tiết bên dưới. Tóm tắt về độ lợi, hệ số hồi tiếp và độ lợi hồi tiếp của hình
1.2 được tham chiếu trong bảng 1.1.
Bảng 1.1: tham chiếu các kiểu hồi tiếp

Ký hiệu Điện áp-nối Điện áp-song Dòng-nối Dòng-song


tiếp song tiếp song

Độ lợi chưa A 𝑣𝑣𝑜𝑜 𝑣𝑣𝑜𝑜 𝑖𝑖𝑜𝑜 𝑖𝑖𝑜𝑜


có hồi tiếp 𝑣𝑣𝑖𝑖 𝑖𝑖𝑖𝑖 𝑣𝑣𝑖𝑖 𝑖𝑖𝑖𝑖

Hệ số hồi tiếp 𝛽𝛽 𝑣𝑣𝑓𝑓 𝑖𝑖𝑓𝑓 𝑣𝑣𝑓𝑓 𝑖𝑖𝑓𝑓


𝑣𝑣𝑜𝑜 𝑣𝑣𝑜𝑜 𝑖𝑖𝑜𝑜 𝑖𝑖𝑜𝑜

Độ lợi hồi 𝐴𝐴𝑓𝑓 𝑣𝑣𝑜𝑜 𝑣𝑣𝑜𝑜 𝑖𝑖𝑜𝑜 𝑖𝑖𝑜𝑜


tiếp 𝑣𝑣𝑠𝑠 𝑖𝑖𝑠𝑠 𝑣𝑣𝑠𝑠 𝑖𝑖𝑠𝑠

 Hồi tiếp điện áp-nối tiếp


Hình 1.2a cho thấy hồi tiếp điện áp-nối tiếp dẫn đến làm giảm độ lợi toàn
mạch. Nếu không có hồi tiếp (vf = 0), mức tăng điện áp của mạch khuếch đại là
𝑣𝑣𝑜𝑜 𝑣𝑣𝑜𝑜
𝐴𝐴 = = (1.1)
𝑣𝑣𝑠𝑠 𝑣𝑣𝑖𝑖

Nếu có tín hiệu hồi tiếp, thì


𝑣𝑣𝑖𝑖 = 𝑣𝑣𝑠𝑠 − 𝑣𝑣𝑓𝑓

⇒ 𝑣𝑣𝑜𝑜 = 𝐴𝐴𝑣𝑣𝑖𝑖 = 𝐴𝐴�𝑣𝑣𝑠𝑠 − 𝑣𝑣𝑓𝑓 � = 𝐴𝐴𝑣𝑣𝑠𝑠 − 𝐴𝐴𝑣𝑣𝑓𝑓 = 𝐴𝐴𝑣𝑣𝑠𝑠 − 𝐴𝐴(𝛽𝛽𝑣𝑣𝑜𝑜 )

⇒ (1 + 𝛽𝛽𝛽𝛽)𝑣𝑣𝑜𝑜 = 𝐴𝐴𝑣𝑣𝑠𝑠
Độ lợi áp hồi tiếp toàn mạch:
𝑣𝑣𝑜𝑜 𝐴𝐴
𝐴𝐴𝑓𝑓 = = (1.2)
𝑣𝑣𝑠𝑠 1+𝛽𝛽𝛽𝛽

3
Chương 1: khuếch đại hồi tiếp

Công thức (1.2) cho thấy rằng độ lợi áp hồi tiếp là độ lợi bộ khuếch đại bị giảm
bởi hệ số (1 + 𝛽𝛽𝛽𝛽). Yếu tố này cũng sẽ ảnh hưởng đến trở kháng ngõ vào và ra giữa
các đặc điểm mạch khác.
 Hồi tiếp điện áp-song song
Độ lợi áp hồi tiếp của hình 1.2b:
𝑣𝑣𝑜𝑜 𝐴𝐴𝑖𝑖𝑖𝑖 𝐴𝐴𝑖𝑖𝑖𝑖 𝐴𝐴𝑖𝑖𝑖𝑖
𝐴𝐴𝑓𝑓 = = = =
𝑖𝑖𝑠𝑠 𝑖𝑖𝑖𝑖 +𝑖𝑖𝑓𝑓 𝑖𝑖𝑖𝑖 +𝛽𝛽𝑣𝑣𝑜𝑜 𝑖𝑖𝑖𝑖 +𝛽𝛽𝛽𝛽𝑖𝑖𝑖𝑖

𝐴𝐴
𝐴𝐴𝑓𝑓 = (1.3)
1+𝛽𝛽𝛽𝛽

1.2.2 Trở kháng vào có hồi tiếp


 Hồi tiếp điện áp-nối tiếp

Hình 1.3: Phân tích mô hình hồi tiếp điện áp-nối tiếp
Từ hình 1.3 có thể xác định trở kháng ngõ vào như sau:
𝑣𝑣𝑖𝑖 𝑣𝑣𝑠𝑠 −𝑣𝑣𝑓𝑓 𝑣𝑣𝑠𝑠 −𝛽𝛽𝑣𝑣𝑜𝑜 𝑣𝑣𝑠𝑠 −𝛽𝛽𝛽𝛽𝑣𝑣𝑖𝑖
𝑖𝑖𝑖𝑖 = = = =
𝑍𝑍𝑖𝑖 𝑍𝑍𝑖𝑖 𝑍𝑍𝑖𝑖 𝑍𝑍𝑖𝑖

⇒ 𝑖𝑖𝑖𝑖 𝑍𝑍𝑖𝑖 = 𝑣𝑣𝑠𝑠 − 𝛽𝛽𝛽𝛽𝑣𝑣𝑖𝑖


⇒ 𝑣𝑣𝑠𝑠 = 𝑖𝑖𝑖𝑖 𝑍𝑍𝑖𝑖 + 𝛽𝛽𝛽𝛽𝑣𝑣𝑖𝑖 = 𝑖𝑖𝑖𝑖 𝑍𝑍𝑖𝑖 + 𝛽𝛽𝛽𝛽𝑖𝑖𝑖𝑖 𝑍𝑍𝑖𝑖
𝑣𝑣𝑠𝑠
𝑍𝑍𝑖𝑖𝑖𝑖 = = 𝑍𝑍𝑖𝑖 + 𝛽𝛽𝛽𝛽𝑍𝑍𝑖𝑖 = (1 + 𝛽𝛽𝛽𝛽)𝑍𝑍𝑖𝑖 (1.4)
𝑖𝑖𝑖𝑖

Công thức tính trở kháng khi có hồi tiếp (1.4) sẽ được cho các cấu hình hồi
tiếp điện áp-nối tiếp và dòng-nối tiếp.
 Hồi tiếp điện áp-song song

4
Chương 1: khuếch đại hồi tiếp

Hình 1.4: Phân tích mô hình hồi tiếp điện áp-song song
Từ hình 1.4 có thể xác định trở kháng ngõ vào như sau:
𝑣𝑣𝑖𝑖
𝑣𝑣𝑖𝑖 𝑣𝑣𝑖𝑖 𝑣𝑣𝑖𝑖 𝑖𝑖𝑖𝑖
𝑍𝑍𝑖𝑖𝑖𝑖 = = = = 𝛽𝛽𝑣𝑣
𝑖𝑖𝑠𝑠 𝑖𝑖𝑖𝑖 +𝑖𝑖𝑓𝑓 𝑖𝑖𝑖𝑖 +𝛽𝛽𝑣𝑣𝑜𝑜 1+ 𝑜𝑜
𝑖𝑖𝑖𝑖

𝑍𝑍𝑖𝑖
𝑍𝑍𝑖𝑖𝑖𝑖 = (1.5)
1+𝛽𝛽𝛽𝛽

Công thức (1.5) chứng tỏ trở kháng vào khi có hồi tiếp sẽ nhỏ hơn khi chưa có
hồi tiếp, và nó được áp dụng với cả hồi tiếp điện áp-nối tiếp và điện áp-song.
1.2.3 Trở kháng ra khi có hồi tiếp
Trở kháng ngõ ra cho các kết nối của hình 1.2 phụ thuộc vào việc sử dụng hồi
tiếp điện áp hoặc dòng điện. Đối với hồi tiếp điện áp, trở kháng ngõ ra giảm, trong
khi hồi tiếp dòng làm tăng trở kháng ngõ ra của mạch khuếch đại.
 Hồi tiếp điện áp-nối tiếp
Mạch hồi tiếp điện áp-nối tiếp hình 1.3 cung cấp chi tiết mạch đủ để xác định
trở kháng đầu ra với hồi tiếp. Trở kháng ra được xác định bằng điện áp 𝑣𝑣𝑜𝑜 và dòng
điện 𝑖𝑖𝑜𝑜 khi 𝑣𝑣𝑠𝑠 bị ngắn mạch. Điện áp 𝑣𝑣𝑜𝑜 khi đó là
𝑣𝑣0 = 𝑖𝑖𝑜𝑜 𝑍𝑍𝑜𝑜 + 𝐴𝐴𝑣𝑣𝑖𝑖 ; 𝑣𝑣𝑖𝑖 = −𝑣𝑣𝑓𝑓

⇒ 𝑣𝑣0 = 𝑖𝑖𝑜𝑜 𝑍𝑍𝑜𝑜 − 𝐴𝐴𝑣𝑣𝑓𝑓 = 𝑖𝑖𝑜𝑜 𝑍𝑍𝑜𝑜 − 𝐴𝐴(𝛽𝛽𝑣𝑣𝑜𝑜 )


𝑣𝑣𝑜𝑜 𝑍𝑍𝑜𝑜
𝑍𝑍𝑜𝑜𝑜𝑜 = = (1.6)
𝑖𝑖𝑜𝑜 1+𝛽𝛽𝛽𝛽

 Hồi tiếp dòng-nối tiếp

5
Chương 1: khuếch đại hồi tiếp

Trở kháng ra với mạch khuếch đại hồi tiếp dòng-nối tiếp có thể được xác định
bởi tín hiệu 𝑣𝑣𝑜𝑜 khi 𝑣𝑣𝑠𝑠 được ngắn mạch. Trở kháng ra của mạch khi có hồi tiếp trong
hình 1.5 sẽ được xác định sau đây.

Hình 1.5: Phân tích mô hình hồi tiếp dòng-nối tiếp


𝑣𝑣𝑖𝑖 = 𝑣𝑣𝑓𝑓
𝑣𝑣𝑜𝑜 𝑣𝑣𝑜𝑜 𝑣𝑣𝑜𝑜
𝑖𝑖𝑜𝑜 = − 𝐴𝐴𝑣𝑣𝑖𝑖 = − 𝐴𝐴𝑣𝑣𝑓𝑓 = − 𝐴𝐴𝐴𝐴𝑖𝑖𝑜𝑜
𝑍𝑍𝑜𝑜 𝑍𝑍𝑜𝑜 𝑍𝑍𝑜𝑜

𝑣𝑣𝑜𝑜
𝑍𝑍𝑜𝑜𝑜𝑜 = = 𝑍𝑍𝑜𝑜 (1 + 𝛽𝛽𝛽𝛽) (1.7)
𝑖𝑖𝑜𝑜

Bảng 1.2: Tóm tắt đặc điểm trở kháng vào/ra các kiểu mạch hổi tiếp

Kiểu hồi tiếp Điện áp-nối tiếp Dòng-nối tiếp Điện áp-song song Dòng-song song

Trở kháng vào (1 + 𝛽𝛽𝛽𝛽)𝑍𝑍𝑖𝑖 (1 + 𝛽𝛽𝛽𝛽)𝑍𝑍𝑖𝑖 𝑍𝑍𝑖𝑖 𝑍𝑍𝑖𝑖


1 + 𝛽𝛽𝛽𝛽 1 + 𝛽𝛽𝛽𝛽

Trở kháng ra 𝑍𝑍𝑜𝑜 𝑍𝑍𝑜𝑜 (1 + 𝛽𝛽𝛽𝛽) 𝑍𝑍𝑜𝑜 𝑍𝑍𝑜𝑜 (1 + 𝛽𝛽𝛽𝛽)


1 + 𝛽𝛽𝛽𝛽 1 + 𝛽𝛽𝛽𝛽
VD 1.1: Xác định độ lợi điện áp, trở kháng ngõ vào và ngõ ra với hồi tiếp điện áp-nối
tiếp có A = -100, Zi = 10 kΩ và Zo = 20 kΩ trong hai trường hợp sau.

(a) 𝛽𝛽 = −0.1

(b) 𝛽𝛽 = −0.5
Giải pháp:
Sử dụng các công thức (1.2), (1.4), (1.6), chúng ta sẽ xác định được yêu cầu
của trường hợp trên.

6
Chương 1: khuếch đại hồi tiếp

𝐴𝐴 −100
(a) 𝐴𝐴𝑓𝑓 = = = −9.09
1+𝛽𝛽𝛽𝛽 1+(−0.1)(−100)

𝑍𝑍𝑖𝑖𝑖𝑖 = (1 + 𝛽𝛽𝛽𝛽)𝑍𝑍𝑖𝑖 = 10𝑘𝑘Ω ∗ 11 = 110 𝑘𝑘Ω


𝑍𝑍𝑜𝑜 20𝑘𝑘Ω
𝑍𝑍𝑜𝑜𝑜𝑜 = = = 1.82 𝑘𝑘Ω
1+𝛽𝛽𝛽𝛽 11

𝐴𝐴 −100
(b) 𝐴𝐴𝑓𝑓 = = = −1.96
1+𝛽𝛽𝛽𝛽 51

𝑍𝑍𝑖𝑖𝑖𝑖 = (1 + 𝛽𝛽𝛽𝛽)𝑍𝑍𝑖𝑖 = 10𝑘𝑘Ω ∗ 51 = 510 𝑘𝑘Ω


𝑍𝑍𝑜𝑜 20𝑘𝑘Ω
𝑍𝑍𝑜𝑜𝑜𝑜 = = = 392.16 Ω
1+𝛽𝛽𝛽𝛽 51

1.2.4 Sự ảnh hưởng nhiễu và méo tín hiệu trong hồi tiếp
 Giảm méo tần số
Đối với bộ khuếch đại hồi tiếp âm có 𝛽𝛽𝛽𝛽 ≫ 1, hệ số khuếch đại với hồi tiếp là
𝐴𝐴𝑓𝑓 ≅ 1/𝛽𝛽. Do đó, nếu mạng hồi tiếp hoàn toàn là thuần trở, thì độ lợi hồi tiếp không
phụ thuộc vào tần số dù độ lợi mạch khuếch đại cơ bản phụ thuộc tần số. Thực tế, sự
méo dạng tần số phát sinh do độ lợi bộ khuếch đại thay đổi so tần số được giảm đáng
kể trong mạch khuếch đại hồi tiếp điện áp âm.
 Giảm nhiễu và méo phi tuyến
Hồi tiếp tín hiệu có xu hướng làm giảm lượng tín hiệu nhiễu (chẳng hạn như
nhiễu của nguồn điện) và méo dạng phi tuyến. Hệ số (1 + 𝛽𝛽𝛽𝛽) làm giảm cả nhiễu ngõ
vào và méo dạng phi tuyến để cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, có sự giảm độ lợi toàn
mạch khuếch đại (cái giá cần thiết để cải thiện hiệu suất mạch). Nếu các tầng khuếch
đại bổ sung được sử dụng để tăng độ lợi toàn mạch lên đến mức so với khi chưa có
hồi tiếp, các tầng bổ sung có thể đưa lượng nhiễu trở lại hệ thống nhiều như mức độ
được giảm bởi bộ khuếch đại hồi tiếp. Vấn đề này có thể được giảm bớt phần nào
bằng cách điều chỉnh độ lợi của mạch khuếch đại hồi tiếp để thu được độ lợi cao hơn
đồng thời làm tín hiệu nhiễu giảm.
1.2.5 Sự ảnh hưởng của hồi tiếp âm đến độ lợi và băng thông
 Sự ảnh hưởng của hồi tiếp âm đến độ lợi và băng thông
Trong công thức (1.2), độ lợi toàn mạch với hồi tiếp âm là
𝐴𝐴 𝐴𝐴 1
𝐴𝐴𝑓𝑓 = ≅ = , 𝑘𝑘ℎ𝑖𝑖 𝛽𝛽𝛽𝛽 ≫ 1
1+𝛽𝛽𝛽𝛽 𝛽𝛽𝛽𝛽 𝛽𝛽

7
Chương 1: khuếch đại hồi tiếp

Đối với bộ khuếch đại thực tế (đối với các điểm tần số cắt thấp và tần số cắt
cao), độ lợi vòng hở giảm xuống ở những tần số cao do linh kiện tích cực và điện
dung mạch. Độ lợi cũng có thể giảm xuống ở các tần số thấp đối với các tầng khếch
đại ghép điện dung. Khi độ lợi vòng hở A giảm xuống đủ thấp và hệ số 𝛽𝛽𝛽𝛽 không
1
còn lớn hơn 1 nhiều nữa, kết luận của công thức (1.2) 𝐴𝐴𝑓𝑓 ≅ không còn đúng nữa.
𝛽𝛽

Hình 1.6 cho thấy bộ khuếch đại có hồi tiếp âm có băng thông (Bf) rộng hơn
bộ khuếch đại không có hồi tiếp (B).

Hình 1.6: Ảnh hưởng của hồi tiếp âm tới đáp ứng biên độ-tần số
Điều thú vị là việc sử dụng hồi tiếp, mặc dù dẫn đến giảm độ lợi điện áp nhưng
nó đã làm tăng băng thông B và đặc biệt ở tần số cắt cao. Trong thực tế, tích của độ
lợi và tần số không đổi, do đó tích độ lợi-băng thông của bộ khuếch đại cơ bản là
cùng một giá trị đối với bộ khuếch đại hồi tiếp. Tuy nhiên, vì bộ khuếch đại hồi tiếp
có độ lợi thấp hơn, hoạt động thực là để đánh đổi độ lợi với băng thông.
 Sự ổn định độ lợi
Ngoài hệ số 𝛽𝛽 thiết lập giá trị độ lợi chính xác, chúng ta cũng quan tâm đến
mức độ ổn định của bộ khuếch đại hồi tiếp so với bộ khuếch đại không có hồi tiếp.
Lấy vi phân công thức (1.2) dẫn đến
𝑑𝑑𝑑𝑑𝑓𝑓 1 𝑑𝑑𝑑𝑑
� � = |1+𝛽𝛽𝛽𝛽| � �
𝐴𝐴𝑓𝑓 𝐴𝐴

(1.8)
𝑑𝑑𝑑𝑑𝑓𝑓 1 𝑑𝑑𝑑𝑑
� � ≅ � � � � , 𝑘𝑘ℎ𝑖𝑖 𝛽𝛽𝛽𝛽 ≫ 1 (1.9)
𝐴𝐴𝑓𝑓 𝛽𝛽𝛽𝛽 𝐴𝐴

8
Chương 1: khuếch đại hồi tiếp

𝑑𝑑𝑑𝑑𝑓𝑓
Điều này cho thấy biên độ sự thay đổi tương đối về độ lợi � � được giảm đi
𝐴𝐴𝑓𝑓

bởi hệ số |𝛽𝛽𝛽𝛽| so với không có hồi tiếp.


VD 1.2: Nếu một bộ khuếch đại có độ lợi -1000 và hệ số hồi tiếp là -0.1 có độ lợi
thay đổi 20% do nhiệt độ, hãy tính toán sự thay đổi độ lợi trong mạch khuếch đại hồi
tiếp.
Giải pháp:
𝑑𝑑𝑑𝑑𝑓𝑓 1 𝑑𝑑𝑑𝑑 1
� � ≅ � � � � = �(−0.1)(−1000) 20%� = 0.2 %
𝐴𝐴𝑓𝑓 𝛽𝛽𝛽𝛽 𝐴𝐴

Như vậy, độ lợi hồi tiếp thay đổi từ �𝐴𝐴𝑓𝑓 � = 100 chỉ 0.2 %.

1.3 CÁC MẠCH KHUẾCH ĐẠI HỒI TIẾP THỰC TẾ


1.3.1 Hồi tiếp điện áp-nối tiếp
 Mạch khuếch đại hồi tiếp điện áp-nối tiếp sử dụng JFET

Hình 1.7: Khuếch đại hồi tiếp điện áp-nối tiếp dùng FET
Hình 1.7 cho thấy một tầng khuếch đại FET hồi tiếp kiểu điện áp-nối tiếp. Tín
hiệu ra được đưa qua mạch chia áp gồm hai điện trở R1 và R2. Điện áp hồi tiếp 𝑣𝑣𝑓𝑓
được đưa về ngỏ vào nối tiếp với tín hiệu nguồn 𝑣𝑣𝑠𝑠 , điểm khác biệt của chúng là tín
hiệu ngõ vào 𝑣𝑣𝑖𝑖 .
Nếu không có hồi tiếp, độ lợi của bộ khuếch đại là
𝑣𝑣𝑜𝑜
𝐴𝐴 = = −𝑔𝑔𝑚𝑚 𝑅𝑅𝐿𝐿 (1.10)
𝑣𝑣𝑖𝑖

𝑅𝑅𝐿𝐿 là tổ hợp các điện trở mắc song song:

9
Chương 1: khuếch đại hồi tiếp

𝑅𝑅𝐿𝐿 = 𝑅𝑅𝐷𝐷 𝑅𝑅𝑜𝑜 (𝑅𝑅1 + 𝑅𝑅2 ) (1.11)


Mạng hồi tiếp cung cấp hệ số hồi tiếp:
𝑣𝑣𝑓𝑓 −𝑅𝑅2
𝛽𝛽 = = (1.12)
𝑣𝑣𝑜𝑜 𝑅𝑅1 +𝑅𝑅2

Độ lợi của mạch khuếc đại hồi tiếp âm:


𝐴𝐴 −𝑔𝑔𝑚𝑚 𝑅𝑅𝐿𝐿
𝐴𝐴𝑓𝑓 = = 𝑅𝑅 𝑅𝑅 (1.13)
1+𝛽𝛽𝛽𝛽 1+ 2 𝐿𝐿 𝑔𝑔𝑚𝑚
𝑅𝑅1 +𝑅𝑅2

Nếu 𝛽𝛽𝛽𝛽 ≫ 1, ta có:


1 𝑅𝑅1 +𝑅𝑅2
𝐴𝐴𝑓𝑓 ≅ =− (1.14)
𝛽𝛽 𝑅𝑅2

VD 1.3: Tính hệ số khuếch đại khi không có và có hồi tiếp cho mạch khuếch đại FET
của hình 1.7 và các giá trị trong mạch: R1 = 80 kΩ, R2 = 20 kΩ, Ro = 10 kΩ, RD = 10
kΩ và gm = 4000 mS.

Giải pháp:
𝑅𝑅𝑜𝑜 𝑅𝑅𝐷𝐷 (10𝑘𝑘Ω)(10𝑘𝑘Ω)
𝐴𝐴𝑓𝑓 ≅ = = 5𝑘𝑘Ω
𝑅𝑅𝑜𝑜 +𝑅𝑅𝐷𝐷 10𝑘𝑘Ω+10𝑘𝑘Ω

Nếu bỏ qua hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp, thì độ lợi A:
𝐴𝐴 = −𝑔𝑔𝑚𝑚 𝑅𝑅𝐿𝐿 = −(4000 ∗ 10−6 𝑆𝑆)(5 ∗ 103 ) = −20
Hệ số hồi tiếp:
−𝑅𝑅2 −20
𝛽𝛽 = = = −0.2
𝑅𝑅1 +𝑅𝑅2 80+20

Độ lợi hồi tiếp:


𝐴𝐴 −20
𝐴𝐴𝑓𝑓 = = = −4
1+𝛽𝛽𝛽𝛽 1+(−0.2)(−20)

 Mạch khuếch đại hồi tiếp điện áp-nối tiếp sử dụng điện trở RE
Mạch khuếch đại dùng RE trong hình 1.8 sử dụng hồi tiếp điện áp-nối tiếp.
Điện áp ra 𝑣𝑣𝑜𝑜 cũng là điện áp hồi tiếp mắc nối tiếp với điện áp đầu vào 𝑣𝑣𝑠𝑠 .

10
Chương 1: khuếch đại hồi tiếp

Hình 1.8: Mạch hồi tiếp sử dụng điện trở cực phát
Hoạt động của mạch khi không có hồi tiếp (𝑣𝑣𝑓𝑓 = 0) có độ lợi áp:
𝑣𝑣𝑜𝑜 ℎ𝑓𝑓𝑓𝑓 𝑖𝑖𝑏𝑏 𝑅𝑅𝐸𝐸 ℎ𝑓𝑓𝑓𝑓 (𝑣𝑣𝑠𝑠 /ℎ𝑖𝑖𝑖𝑖 )𝑅𝑅𝐸𝐸 ℎ𝑓𝑓𝑓𝑓 𝑅𝑅𝐸𝐸
𝐴𝐴 = = = = (1.15)
𝑣𝑣𝑠𝑠 𝑣𝑣𝑠𝑠 𝑣𝑣𝑠𝑠 ℎ𝑖𝑖𝑖𝑖

Hệ số hồi tiếp:
𝑣𝑣𝑓𝑓
𝛽𝛽 = =1 (1.16)
𝑣𝑣𝑜𝑜

Độ lợi áp của mạch hồi tiếp:


ℎ𝑓𝑓𝑓𝑓 𝑅𝑅𝐸𝐸
𝑣𝑣𝑜𝑜 𝐴𝐴 ℎ𝑖𝑖𝑖𝑖
𝐴𝐴𝑓𝑓 = = = ℎ𝑓𝑓𝑓𝑓 𝑅𝑅𝐸𝐸
𝑣𝑣𝑠𝑠 1+𝛽𝛽𝛽𝛽 1+(1)( )
ℎ𝑖𝑖𝑖𝑖

ℎ𝑓𝑓𝑓𝑓 𝑅𝑅𝐸𝐸
𝐴𝐴𝑓𝑓 = (1.17)
ℎ𝑖𝑖𝑖𝑖+ℎ𝑓𝑓𝑓𝑓 𝑅𝑅𝐸𝐸

Nếu ℎ𝑓𝑓𝑓𝑓 𝑅𝑅𝐸𝐸 ≫ ℎ𝑖𝑖𝑖𝑖

𝐴𝐴𝑓𝑓 ≅ 1

1.3.2 Hồi tiếp dòng-nối tiếp


Một kỹ thuật hồi tiếp khác là lấy mẫu dòng điện ngõ ra 𝑖𝑖𝑜𝑜 và trả về một điện
áp tỷ lệ nối tiếp với ngõ vào. Mặc dù nó ổn định độ lợi của bộ khuếch đại nhưng hồi
tiếp dòng điện-nối tiếp sẽ làm tăng trở kháng vào.

Hình 1.9 minh hoạ một tầng khuếch đại dùng BJT. Vì cực phát có điện trở RE
nên nó tạo ra dòng điện hồi tiếp và nối tiếp với ngõ vào của của mạch. Dòng điện này
qua điện trở RE tạo ra một điện áp hồi tiếp làm giảm tín hiệu nguồn 𝑣𝑣𝑠𝑠 , dẫn đến điện
áp ngõ ra 𝑣𝑣𝑜𝑜 cũng bị giảm. Để loại bỏ hồi tiếp dòng điện-nối tiếp, điện trở RE phải
được loại bỏ hoặc sử dụng tụ by-pass CE (mắc song song RE).

11
Chương 1: khuếch đại hồi tiếp

Hình 1.9: Phân tích mạch hồi tiếp dòng-nối tiếp


(a) Mạch khuếch đại (b) Mạch tương đương không có hồi tiếp
Độ lợi khi chưa hồi tiếp:
𝑖𝑖𝑜𝑜 −𝑖𝑖𝑏𝑏 ℎ𝑓𝑓𝑓𝑓 −ℎ𝑓𝑓𝑓𝑓
𝐴𝐴 = = = (1.18)
𝑣𝑣𝑖𝑖 𝑖𝑖𝑏𝑏 ℎ𝑖𝑖𝑖𝑖 +𝑅𝑅𝐸𝐸 ℎ𝑖𝑖𝑖𝑖 +𝑅𝑅𝐸𝐸

𝑣𝑣𝑓𝑓 −𝑖𝑖𝑜𝑜 𝑅𝑅𝐸𝐸


𝛽𝛽 = = = −𝑅𝑅𝐸𝐸 (1.19)
𝑖𝑖𝑜𝑜 𝑖𝑖𝑜𝑜

Trở kháng vào và ra khi chưa hồi tiếp:


𝑍𝑍𝑖𝑖 = 𝑅𝑅𝐵𝐵 ||(ℎ𝑖𝑖𝑖𝑖 + 𝑅𝑅𝐸𝐸 ) ≅ ℎ𝑖𝑖𝑖𝑖 + 𝑅𝑅𝐸𝐸
(1.20)
𝑍𝑍𝑜𝑜 = 𝑅𝑅𝐶𝐶 (1.21)
Độ lợi mạch hồi tiếp:
ℎ𝑓𝑓𝑓𝑓
− −ℎ𝑓𝑓𝑓𝑓
𝑖𝑖𝑜𝑜 𝐴𝐴 ℎ𝑖𝑖𝑖𝑖
𝐴𝐴𝑓𝑓 = = = −ℎ𝑓𝑓𝑓𝑓 ≅ (1.22)
𝑣𝑣𝑠𝑠 1+𝛽𝛽𝛽𝛽 1+(−𝑅𝑅𝐸𝐸 )� � ℎ𝑖𝑖𝑖𝑖 +ℎ𝑓𝑓𝑓𝑓𝑅𝑅𝐸𝐸
ℎ𝑖𝑖𝑖𝑖 +𝑅𝑅𝐸𝐸

Trở kháng vào và ra được tính như bảng 1.2:


ℎ𝑓𝑓𝑓𝑓 𝑅𝑅𝐸𝐸
𝑍𝑍𝑖𝑖𝑖𝑖 = (1 + 𝛽𝛽𝛽𝛽)𝑍𝑍𝑖𝑖 ≅ ℎ𝑖𝑖𝑖𝑖 �1 + � = ℎ𝑖𝑖𝑖𝑖 + ℎ𝑓𝑓𝑓𝑓 𝑅𝑅𝐸𝐸 (1.23)
ℎ𝑖𝑖𝑖𝑖

ℎ𝑓𝑓𝑓𝑓 𝑅𝑅𝐸𝐸
𝑍𝑍𝑜𝑜𝑜𝑜 = (1 + 𝛽𝛽𝛽𝛽)𝑍𝑍𝑜𝑜 = �1 + � 𝑅𝑅𝐶𝐶 = ℎ𝑖𝑖𝑖𝑖 + ℎ𝑓𝑓𝑓𝑓 𝑅𝑅𝐸𝐸 (1.24)
ℎ𝑖𝑖𝑖𝑖

Độ lợi áp của mạch hồi tiếp:


𝑣𝑣𝑜𝑜 𝑖𝑖𝑜𝑜 𝑅𝑅𝐶𝐶 𝑖𝑖𝑜𝑜
𝐴𝐴𝑣𝑣𝑣𝑣 = = = 𝑅𝑅𝐶𝐶 = 𝐴𝐴𝑓𝑓 𝑅𝑅𝐶𝐶 (1.25)
𝑣𝑣𝑠𝑠 𝑣𝑣𝑠𝑠 𝑣𝑣𝑠𝑠

12
Chương 1: khuếch đại hồi tiếp

−ℎ𝑓𝑓𝑓𝑓 𝑅𝑅𝐶𝐶
𝐴𝐴𝑣𝑣𝑣𝑣 ≅ (1.26)
ℎ𝑖𝑖𝑖𝑖 +ℎ𝑓𝑓𝑓𝑓 𝑅𝑅𝐸𝐸

VD 1.4: Tính độ lợi áp của mạch hình 1.10.

Hình 1.10: Mạch hồi tiếp dòng-nối tiếp của VD 1.4


Giải pháp:
Độ lợi của mạch chưa hồi tiếp:
𝑖𝑖𝑜𝑜 −ℎ𝑓𝑓𝑓𝑓 −120
𝐴𝐴 = = = = −0.085
𝑣𝑣𝑖𝑖 ℎ𝑖𝑖𝑖𝑖 +𝑅𝑅𝐸𝐸 900+510

Hệ số hồi tiếp:
𝑣𝑣𝑓𝑓
𝛽𝛽 = = −𝑅𝑅𝐸𝐸 = −510
𝑖𝑖𝑜𝑜

Độ lợi của mạch hồi tiếp:


𝑖𝑖𝑜𝑜 𝐴𝐴 −0.085
𝐴𝐴𝑓𝑓 = = = = −1.92 ∗ 10−3
𝑣𝑣𝑠𝑠 1+𝛽𝛽𝛽𝛽 1+(−510)(0.085)

Độ lợi áp của mạch hồi tiếp:


𝑣𝑣𝑜𝑜
𝐴𝐴𝑣𝑣𝑣𝑣 = = 𝐴𝐴𝑓𝑓 𝑅𝑅𝐶𝐶 = (−1.92 ∗ 10−3 )(2.2 ∗ 103 ) = −4.2
𝑣𝑣𝑠𝑠

Độ lợi áp của mạch không có hồi tiếp:


−𝑅𝑅𝐶𝐶 −2.2∗103
𝐴𝐴𝑣𝑣 = = = −293.2
ℎ𝑖𝑖𝑖𝑖 7.5

1.3.3 Hồi tiếp điện áp-song song

13
Chương 1: khuếch đại hồi tiếp

Hình 1.11: Mạch khuếch đại hồi điện áp – song song dùng JFET
(a) Mạch khuếch đại (b) Mạch tương đương
Độ lợi chưa hồi tiếp:
𝑣𝑣𝑜𝑜
𝐴𝐴 = ≅ −𝑔𝑔𝑚𝑚 𝑅𝑅𝐷𝐷 𝑅𝑅𝑆𝑆 (1.28)
𝑖𝑖𝑖𝑖

Hệ số hồi tiếp:
𝑖𝑖𝑓𝑓 −1
𝛽𝛽 = = (1.29)
𝑣𝑣𝑜𝑜 𝑅𝑅𝐹𝐹

Độ lợi của mạch hồi tiếp:


𝑣𝑣𝑜𝑜 𝐴𝐴 −𝑔𝑔𝑚𝑚 𝑅𝑅𝐷𝐷 𝑅𝑅𝑆𝑆
𝐴𝐴𝑓𝑓 = = = −1
𝑖𝑖𝑠𝑠 1+𝛽𝛽𝛽𝛽 1+� �(−𝑔𝑔𝑚𝑚 𝑅𝑅𝐷𝐷 𝑅𝑅𝑆𝑆 )
𝑅𝑅𝐹𝐹

−𝑔𝑔𝑚𝑚 𝑅𝑅𝐷𝐷 𝑅𝑅𝑆𝑆 𝑅𝑅𝐹𝐹


𝐴𝐴𝑓𝑓 = (1.30)
𝑅𝑅𝐹𝐹 +𝑔𝑔𝑚𝑚 𝑅𝑅𝐷𝐷 𝑅𝑅𝑆𝑆

Độ lợi áp của mạch hồi tiếp:


𝑣𝑣𝑜𝑜 𝑖𝑖𝑠𝑠 −𝑔𝑔𝑚𝑚 𝑅𝑅𝐷𝐷 𝑅𝑅𝑆𝑆 𝑅𝑅𝐹𝐹 1
𝐴𝐴𝑣𝑣𝑣𝑣 = = ∗
𝑖𝑖𝑠𝑠 𝑣𝑣𝑠𝑠 𝑅𝑅𝐹𝐹 +𝑔𝑔𝑚𝑚 𝑅𝑅𝐷𝐷 𝑅𝑅𝑆𝑆 𝑅𝑅𝑆𝑆

−𝑔𝑔𝑚𝑚 𝑅𝑅𝐷𝐷 𝑅𝑅𝐹𝐹


𝐴𝐴𝑣𝑣𝑣𝑣 = (1.31)
𝑅𝑅𝐹𝐹 +𝑔𝑔𝑚𝑚 𝑅𝑅𝐷𝐷 𝑅𝑅𝑆𝑆

VD 1.5: Tính độ lợi điện áp có và không có hồi tiếp cho mạch hình 1.11a với các giá
trị gm = 5 mS, RD = 5.1 kΩ, RS = 1 kΩ và RF = 20 kΩ.

Giải pháp:

Độ lợi áp không hồi tiếp:


𝐴𝐴𝑣𝑣 = −𝑔𝑔𝑚𝑚 𝑅𝑅𝐷𝐷 = −(5 ∗ 10−3 )(5.1 ∗ 103 ) = 25.5

14
Chương 1: khuếch đại hồi tiếp

Độ lợi áp có hồi tiếp:


−𝑔𝑔𝑚𝑚 𝑅𝑅𝐷𝐷 𝑅𝑅𝐹𝐹 −�5∗10−3 ��5.1∗103 ��20∗103 �
𝐴𝐴𝑣𝑣𝑣𝑣 = =
𝑅𝑅𝐹𝐹 +𝑔𝑔𝑚𝑚 𝑅𝑅𝐷𝐷 𝑅𝑅𝑆𝑆 20∗103 +(5∗10−3 )(5.1∗103 )(1∗103 )

𝐴𝐴𝑣𝑣𝑣𝑣 = −11.2

1.4 BÀI TẬP

15

You might also like