You are on page 1of 2

HOẠT ĐỘNG CỦA BÁC Ở LIÊN XÔ (1923-1924)

Trước khi bắt đầu bài trình bày, chúng mình có một số câu hỏi về Bác Hồ của
chúng ta. Với mỗi câu trả lời đúng, các bạn sẽ mở được một góc của bức tranh.
Câu 1: Nơi sinh của Bác?
Đáp án: xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
Câu 2: Bố và mẹ của Bác Hồ tên là gì?
Đáp án: Bố là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan.
Câu 3: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào?
A. 5/6/1910 B. 4/6/1910 C. 5/6/1911 D. 5/5/1910
Đáp án: Ngày 5/6/1911
Câu 4: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm bao nhiêu tuổi?
A. 20 B. 21 C. 22 D. 23
Đáp án: 21 tuổi
Câu 5: Năm 2015 là năm kỷ niệm bao nhiêu năm ngày sinh của Bác Hồ kính
yêu?
Đáp án: 125 năm
Câu 6: Năm 1911, khi ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng, Bác đã
phải làm công việc gì để kiếm sống trên chiếc tàu buôn của Pháp?
Đáp án : Bác làm phụ bếp
----------------------------------------------------------------------------------------------
Đáp án bức tranh: Bản đồ Liên Xô
Vậy bây h chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về hành trình của Bác tại Liên Xô
1. Hành trình dến Đại hội II Quốc tế Cộng sản
Khi công bố “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn
đề thuộc địa” của V.I. Lênin tại Đại hội II Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc
đã ngạc nhiên và bị thu hút bởi tư tưởng của vị lãnh tụ giai cấp vô sản thế giới.

Từ khi nghe tin cách mạng xã hội chủ nghĩa thành công, Bác liền có ý định đi
Nga, mặc dù lúc đó chưa hiểu hết ý nghĩa cực kỳ to lớn của cuộc cách mạng ấy.
Một hôm, Đảng Cộng sản Pháp gọi Bác đến và bảo ‘Đồng chí sẽ được đi dự Đại
hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản với danh nghĩa là đại biểu của nhân dân các
nước thuộc địa’. Tin đó làm cho Bác sung sướng ngất trời.

Và rồi, mùa hè năm 1923, Nguyễn Ái Quốc nhận được giấy mời đến Liên Xô
tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản.
2. Bác và Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản
Tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến Moskva học tập tại trường Đại học
Phương Đông của Quốc tế Cộng sản. Tại Đại hội lần thứ 5 Quốc tế Cộng sản
ông được cử làm ủy viên Ban Phương Đông, phụ trách Cục Phương Nam.

Nếu như Marx bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, Lenin bàn
nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, thì Nguyễn Ái Quốc dành sự
quan tâm đặc biệt đến cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Trong Tham
luận trình bày tại Đại hội lần thứ năm của Quốc tế Cộng sản (1924), Nguyễn Ái
Quốc chỉ ra sự to lớn của hệ thống thuộc địa: "Năm 1876: 1/4 tỷ người dân
thuộc địa thì năm 1914: 1/2 tỷ dân thuộc địa. Đến đầu những năm 20, diện tích
các nước thuộc địa gấp 5 diện tích các nước chính quốc, còn dân số chính quốc
chưa bằng 3/5 số dân các nước thuộc địa. Số dân thuộc địa Anh đông gấp hơn
8,5 số dân nước Anh còn đất đai rộng gấp 252 lần của nước Anh..."

Ngày 23 tháng 6 năm 1924, phát biểu tại phiên họp thứ 8 Đại hội 5, Nguyễn Ái
Quốc nói: "Tôi đến đây không ngừng lưu ý Quốc tế Cộng sản đến một sự thật là:
thuộc địa vẫn đang tồn tại, và vạch ra để Quốc tế Cộng sản thấy rằng: cách
mạng, ngoài vấn đề tương của các thuộc địa còn có cả nguy cơ của các thuộc
địa. Song, tôi thấy rằng hình như các đồng chí chưa hoàn toàn thấm nhuần tư
tưởng rằng vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của
giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai
cấp bị áp bức ở các thuộc địa. Vì vậy, tôi sẽ tận dụng mọi cơ hội có được, gợi ra
những vấn đề và nếu cần, tôi sẽ thức tỉnh các đồng chí về vấn đề thuộc địa”.

Trong thời gian ở Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc tranh thủ viết bài cho các báo Nhân
đạo, Đời sống công nhân, Sự thật, Người cùng khổ, Thư tín quốc tế (Inprékor),
Tạp chí Cộng sản vv.v.. Các bài báo tập trung nói về các vấn đề liên quan đến
giai cấp công nhân, đến cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở các thuộc địa,
mối quan hệ giữa cách mạng vô sản ở chính quốc và cách mạng thuộc địa.

Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm đến chiến lược quân sự của các nước lớn đối
với khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Sau khi phân tích những động thái
quân sự của Nhật Bản ở đảo Yap, Mỹ tăng cường tàu chiến ở Thái Bình Dương,
Pháp củng cố hệ thống thuộc địa vành đai Thái Bình Dương, Nguyễn Ái Quốc
dự đoán chính xác rằng khu vực này "tương lai có thể trở thành lò lửa của cuộc
chiến tranh thế giới mới"

You might also like