You are on page 1of 3

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Họ và tên: Phạm Thanh Lan


MSV: 11223276
Lớp: Kiểm toán CLC 64B
I. Sự kiện tháng 7/1920:
- Nguyễn Ái Quốc đọc “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và
vấn đề thuộc địa” của V.I.Lênin vào tháng 7 năm 1920, được trình bày tại
Đại hội II (1920) Quốc tế Cộng sản, Bản Sơ thảo gồm 12 luận điểm, trong
đó vấn đề dân tộc và thuộc địa đã được Quốc tế Cộng sản và V.I.Lênin thừa
nhận “như là sự mở rộng của nguyên tắc liên minh công nông trên quy mô
toàn thế giới”.
II. Nội dung sự kiện:
- Sau khi báo L’Humanité số ra ngày 16-17/7/1920 đăng tải, Nguyễn Ái Quốc
đọc tác phẩm của V.I.Lênin: Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn
đề dân tộc và thuộc địa.
1. Đặt vấn đề dân tộc đi đôi với vấn đề thuộc địa. Theo V.I.Lênin, quyền tự
quyết của các dân tộc bao gồm quyền tự quyết của các dân tộc thuộc địa
phải đi đến công nhận, thực hiện quyền độc lập tự chủ chứ không phải chỉ
có tự trị văn hóa. Quyền độc lập tự chủ này không phải riêng cho các dân
tộc da trắng, mà cho tất cả các dân tộc thuộc mọi màu da.
2. Chỉ rõ trách nhiệm trọng đại của Đảng cộng sản ở các nước đế quốc là phải
ủng hộ, giúp đỡ một cách tích cực nhất đối với phong trào giải phóng của
các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc.
3. Khẳng định các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc không những có nhiệm vụ
giải phòng khỏi ách thống trị của nước ngoài, mà còn phải đấu tranh chống
các lực lượng phản động ở ngya trong nước mình, những lực lượng đó
thường là đồng minh của đế quốc thực hiện.
4. Đề ra nhiệm vụ lớn của cách mạng thế giới – sự đoàn kết chặt chẽ giữa
phong trào giải phóng các dân tộc thuộc địa bị áp bức với các nước đã làm
cách mạng xã hội chủ nghĩa thành công.
5. Quốc tế III đóng vai trò bộ tham mưu chung của cách mạng thế giới – nước
Nga Xô viết là ngọn cờ đầu, là căn cứ địa, là thành trị của cách mạng thế
giới.
 Cuối bản Luận cương, V.I.Lênin đã khẳng định rằng: “Không có sự cố
gắng tự nguyện tiến tới sự liên minh và sự thống nhất của giai cấp vô
sản, rồi sau nữa, của toàn thể quần chúng cần lao thuộc tất cả các nước
và các dân tộc trên toàn thế giới, thì không thể chiến thắng hoàn toàn
chủ nghĩa tư bản được.
 Một sự kiện có tính chất bước ngoặt xảy ra với Hồ Chí Minh.
 Theo Người thì tuy bài báo có những khái niệm chinh trị khó hiểu
nhưng “cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được phần
chính. Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng
tỏ, tin tưởng biết bao? Tôi vui mừng đến phát khóc.”
 Người tham gia các hoạt động thực tế trong Đảng Xã hội Pháp, hiểu biết
sâu sắc hơn về chủ nghĩa Lênin, Quốc tế cộng sản, về cách mạng vô sản,
về phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
III. Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy gì?
- Chính những nội dung lớn đó đã mang lại sự vui mừng, phấn khởi cho
Nguyễn Ái Quốc khi tiếp cận, tiếp thu những tư tưởng cơ bản của V.I.Lênin
trong “Sơ thảo luận cương”. Nguyễn Ái Quốc đã rút ra những lý luận cách
mạng phù hợp với con đường cách mạng phù hợp với con đường cách mạng
Việt Nam.
1. Người đã xác định rõ đâu là kẻ thù của giai cấp, của dân tộc và phải chĩa
ngọn cờ cách mạng vào đúng kẻ thù.
2. Sơ thảo luận cương của Lênin chỉ rõ Nguyễn Ái Quốc thấy động lực to lớn
và lực lượng chính của cách mạng đó là giai cấp công nhân và nông dân.
3. Sơ thảo luận cương của Lênin đã chỉ ra tầm quan trọng của cách mạng
thuộc địa, mối quan hệ và đặc điểm giữa cách mạng chính quốc với các
nước thuộc địa.
4. Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy hướng đi của cách mạng giải phóng dân tộc ở
các nước thuộc địa đó là: Con đường cách mạng vô sản, giải phóng dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng
con người.
 Đây cũng là nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam.
 Nguyễn Ái Quốc đã tìm được con đường cách mạng giải phóng dân tộc,
đó là con đường cách mạng vô sản, giải phóng dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội. Những lý luận cách mạng đó được hiện thực hóa trong
quá trình hoạt động thực tiễn tiếp theo của Người. Đặc biệt là trong
công cuộc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về Việt Nam, chuẩn bị
những tiền đề về tổ chức, lãnh đạo, lực lượng cách mạng thực hiện cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc.
 Sở dĩ Người chọn con đường bởi những lý do sau:
- Đến cuối thế kỉ XIX- đầu XX, con đường cứu nước của Việt Nam đi vào
giai đoạn bế tắc. Những con đường cứu nước mà Người biết đến trước
đó đều thất bại (như phong trào Đông du của Phan Bội Châu,…).
- Vì tính đúng đắn của nó đối với Cách mạng thuộc địa. Đây là con đường
duy nhất có khả năng giải phóng dân tộc VN. Chỉ có chủ nghĩa cộng
sản, con đường Cách Mạng Vô sản mới có thể chỉ ra con đường giải
phóng dân tộc đúng đắn, đồng thời thực hiện được 3 cuộc giảiphóng:
giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
- Con đường vô sản đã có tiền lệ ,trở thành hiện thực ở nước Nga và để
lại nhiều bài học kinh nghiệm. Chính Cách mạng vô sản đã đưa đến
thắng lợi vang dội cho Cách mạng tháng 10 Nga 1917.

You might also like