You are on page 1of 7

ẨN DỤ - HOÁN DỤ

 Ẩn dụ: tương đồng (gần giống nhau)

 Hoán dụ: tương cận (gần nhau về không gian, thời


gian, hậu quả)
Các loại ẩn dụ

- Vị trí: ruột bút, lòng sông, gốc rễ vấn đề, v.v.

- Cách thức: cắt hộ khẩu, nắm tư tưởng, vặn lại, v.v.

- Chức năng: bến xe, cửa sông, v.v.

- Kết quả/cảm giác: ấn tượng nặng nề, nói ngọt,


giọng cao vút, tiếng chân rất êm, v.v.

Lưu ý: nhân hoá là một loai ẩn dụ.


Các loại hoán dụ
- Bộ phận – toàn thể: miệng ăn, tay ghi-ta, ăn ở, yên
giấc nghìn thu, ba thu dọn lại một ngày dài ghê,v.v.

- Toàn thể - bộ phận: 1 ngày công, 1 đêm văn nghệ

- Vật chứa – vật bị chứa: 1 chén cơm, 1 mâm cơm,


1 xe cát, bữa tiệc năm bàn, cả nhà, v.v.

“Tôi mới mua 1 ngôi nhà” (nhà: không đếm được)

“Một nhà phúc lộc gồm hai” (nhà: đếm được)


Các loại hoán dụ
- Nguyên liệu – sản phẩm: cái thau, kính mắt, 50 đồng,
v.v

- Dụng cụ - ngành nghề: tay súng, sân khấu thủ đô…

- Cơ quan chức năng – chức năng: không có não,


nhanh mồm nhanh miệng, vai vế, tai mắt, tay chân

- Tư thế cụ thể - nguyên nhân của tư thế: tắt thở, nhắm


mắt xuôi tay, khoanh tay (đứng nhìn), v.v.
Các loại hoán dụ
Không phải lúc nào cũng dễ dàng phân biện A.D và
H.D. Ở cấp độ này là AD, cấp độ khác lại có thể là
HD:

Vd: Đây là cây bút mới mua. (AD)

Đây là cây bút tài hoa. (HD)


Các loại hoán dụ
Có nhiều trường hợp, xét riêng lẻ thì dễ phân vân,
nhưng xét trong hệ thống thì có cơ sở để xác định:

Vd: tay ghế, thân ghế

Nhưng nếu xét thêm “mặt ghế” thì dễ dàng coi đây là
ẩn dụ.
Các loại hoán dụ
Một từ có thể chuyển nghĩa theo cả cách hoán dụ và
hoán dụ:

Vd: cổ áo  hoán dụ

cổ chai  ẩn dụ

You might also like