You are on page 1of 4

Khoa học xã hội và nhân văn đóng vai trò quan trọng.

Bởi đó là khoa học về con


người, nghiên cứu những vấn đề liên quan đến con người, giúp cho con người trở
nên ưu tú hơn, đóng góp tốt nhất cho sự phát triển, để xã hội ngày càng tốt đẹp.

Đó là chia sẻ của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong buổi làm việc tại Trường ĐH
Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) vào sáng qua 13.11.

Trường ĐH là nơi phát hiện năng lực

Trong buổi làm việc, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng có nhiều chia sẻ quan trọng về vai
trò của khoa học xã hội và nhân văn. Chủ tịch nước nói: "Trong giai đoạn hiện nay, đất
nước ta đang nỗ lực hiện thực hóa khát vọng phồn vinh, hạnh phúc, phấn đấu đến năm
2045 trở thành nước phát triển có thu nhập cao. Khát vọng và tầm nhìn ấy chỉ có thể
thành hiện thực bền vững khi có nền tảng khoa học và giáo dục chất lượng. Trong đó,
khoa học xã hội và nhân văn đóng vai trò quan trọng. Bởi đó là khoa học về con người,
nghiên cứu những vấn đề liên quan đến con người, giúp cho con người trở nên ưu tú hơn,
đóng góp tốt nhất cho sự phát triển, để xã hội ngày càng tốt đẹp".

Chủ tịch nước nhấn mạnh: "Trí thức và nguồn nhân lực chất lượng cao là lực lượng nòng
cốt, đi đầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước".
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm và làm việc tại Trường ĐH Khoa học xã hội và
nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) sáng 13.11

NHẬT THỊNH

Nói về nhiệm vụ của giáo dục ĐH, Chủ tịch nước cho rằng "không chỉ là truyền thụ tri
thức, tạo ra tri thức mới phục vụ sự tiến bộ, phồn vinh và hạnh phúc của xã hội; mà còn
có nhiệm vụ chuẩn bị cho con người - nguồn nhân lực của xã hội có đủ phẩm chất và
năng lực hành động, sáng tạo và thích ứng trong một thế giới không ngừng biến động,
phức tạp, khó lường".

Chủ tịch nước nói thêm: "Trường ĐH là nơi phát hiện năng lực, bồi dưỡng các giá trị, tạo
nền tảng để cá nhân được phát triển toàn diện, phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng
tạo. Từ đây, cung cấp cho xã hội những công dân có trách nhiệm, yêu gia đình, yêu Tổ
quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả". Với các chuyên gia, nhà khoa học,
nhà quản lý, lãnh đạo, Chủ tịch nước cho rằng đây là lực lượng đưa tri thức, khoa học và
văn hóa thấm sâu vào xã hội, tạo nền tảng, động lực phát triển phục vụ hiệu quả cho con
người và xã hội.

Đặc biệt, Chủ tịch nước nhấn mạnh: "Trong bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước có
những thay đổi nhanh chóng, khó lường, cách mạng công nghệ, toàn cầu hóa tác động
mạnh tới sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, con người, các giá trị tự nhiên và
các giá trị nhân văn, làm xuất hiện nhiều vấn đề mới, đặt ra những yêu cầu mới đòi hỏi
khoa học xã hội và nhân văn phải có sự theo kịp, đáp ứng tốt, có khả năng phân tích, dự
báo, lý giải thuyết phục và tham gia dẫn dắt, định hướng xã hội".

Từ vai trò quan trọng đó, Chủ tịch nước chia sẻ với nhà trường một số định hướng trong
tương lai. Đầu tiên là sự kiên trì đổi mới tư duy và hành động, không ngừng nâng cao
chất lượng đào tạo và nghiên cứu, khẳng định vị thế của nhà trường trong nước, trong
khu vực và quốc tế.

"Đó còn là tập trung hỗ trợ, tạo điều kiện cho những ngành, lĩnh vực, những bộ môn đặc
thù, quan trọng và cần thiết cho sự phát triển bền vững của đất nước. Góp phần giải quyết
một thách thức đặt ra hiện nay là sự thiếu hụt lực lượng trí thức tinh hoa, chuyên gia, các
nhà khoa học, trí thức đầu ngành, nhất là ở một số lĩnh vực trọng yếu của khoa học xã hội
và nhân văn", Chủ tịch nước nói

You might also like