You are on page 1of 11

TRƯỜNG: THCS&THPT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

NGUYỄN TẤT THÀNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TỔ: NGỮ VĂN

KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

MÔN HỌC NGỮ VĂN, KHỐI LỚP 10

(Kì 1- Năm học 2022 - 2023)

I. Phân tích bối cảnh của nhà trường.

1. Điểm mạnh:
- Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành (gọi tắt là Trường Nguyễn Tất
Thành) thuộc hệ phổ thông chất lượng cao của trường ĐHSP Hà Nội, thành lập
ngày 04/07/1998, bao gồm hai cấp THCS và THPT.
- Trường Nguyễn Tất Thành có đội ngũ giáo viên giỏi, có trình độ cao về khoa
học cơ bản và khoa học giáo dục (trong đó có 2 nhà giáo ưu tú, 70% giáo viên
là Tiến sĩ, Thạc sĩ). Nhiều giáo viên là cán bộ giảng dạy trường ĐHSP Hà Nội,
giáo viên các trường Chuyên ĐHNN, Chuyên ĐHSP, Chuyên ĐHKHTN Hà
Nội.
- Học sinh của trường chăm ngoan, tham gia tích cực vào các hoạt động học tập
và hoạt động trong nhà trường. Phần lớn các em đều có học lực khá, giỏi; nhiều
em đạt giải cao trong các kì thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế.
- Toàn trường có 41 lớp học, 3 phòng thí nghiệm, 2 phòng tin học, 2 phòng giáo
dục nghệ thuật, thư viện rộng 100m2, phòng đa năng với đầy đủ trang thiết bị
công nghệ hiện đại đảm bảo điều kiện học tập tốt cho học sinh.
- Trường Nguyễn Tất Thành tham gia nghiên cứu khoa học giáo dục dưới sự chỉ
đạo và giúp đỡ của trường ĐHSP Hà Nội, trước hết nghiên cứu đổi mới
phương pháp dạy học và giáo dục học sinh để không ngừng nâng cao chất l-
ượng đào tạo toàn diện.
- Trường Nguyễn Tất Thành có phòng tham vấn tâm lý học đường nhằm giúp
học sinh có đời sống tinh thần tích cực, lành mạnh, thêm tự tin, biết phát huy
hết năng lực tiềm ẩn để đạt được thành công trong cuộc sống, đồng thời có
những chia sẻ hữu ích với các bậc cha mẹ học sinh để phối hợp với nhà trường
chăm sóc, giáo dục con em.
- Nhà trường đã được công nhận là Trường THPT đạt chuẩn Quốc gia vào tháng
5 năm 2007. Hiện nay, trường Nguyễn Tất Thành trở thành một trong những
trường phổ thông chất lượng cao, đào tạo học sinh toàn diện nhất thủ đô.
2. Điểm hạn chế:
- Trường nằm trong khuôn viên của trường ĐHSP Hà Nội nên không gian của
trường không được rộng rãi lắm.
- Chất lượng giáo dục cao, khối lượng công việc nhiều, cường độ làm việc cao,
nhiều thầy cô là cán bộ giảng dạy ở ĐHSP Hà Nội, giáo viên các trường
Chuyên ĐHNN, Chuyên ĐHSP, Chuyên ĐHKHTN Hà Nội nên đôi lúc khó
khăn cho việc tổ chức các hoạt động chuyên môn, tập thể.
3. Thời cơ:
- Nhà trường đặt dưới sự quản lý trực tiếp của trường ĐHSP Hà Nội và Sở Giáo
dục và Đào tạo Hà Nội; nhận được sự quan tâm sâu sát của phụ huynh học
sinh.
- Các tổ chức xã hội, các đoàn thể, cá nhân đã tham gia tích cực vào công tác
huy động nguồn lực tạo môi trường giáo dục thuận lợi cho nhà trường.
- Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng theo hướng mở, đảm
bảo định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi bắt buộc đối với
học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa
phương, nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và
triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện địa
phương, của nhà trường, góp phần đảm bảo kết nối hoạt động của nhà trường
và gia đình, chính quyền và xã hội.
- Đặc biệt Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học
được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính
thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học
tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời
cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn
hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành
mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,...
4. Thách thức:
- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng yêu cầu
đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
- Đội ngũ phải biết khai thác, ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong đổi
mới quản lý và đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hóa hoạt
động học tập của học sinh để nâng cao chất lượng.
- Năm học 2022-2023 là năm đầu tiên áp dụng sách giáo khoa mới đối với học
sinh khối 10, do đó đội ngũ giáo viên còn gặp khó khăn khi thực hiện xây dựng
kế hoạch dạy học và xây dựng thời khóa biểu.

II. Đặc điểm tình hình


1. Số lớp: 10; Số học sinh: 459 ; Số học sinh học chuyên đề lựa chọn (nếu có): 459

2. Tình hình đội ngũ: Số giáo viên: 11; Trình độ đào tạo: Cao đẳng: 0 Đại học: 4;
Trên đại học: 7

Mức đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên [1]: Tốt:11; Khá:0; Đạt:11; Chưa đạt: 0

3. Thiết bị dạy học: (Trình bày cụ thể các thiết bị dạy học có thể sử dụng để tổ chức
dạy học môn học/hoạt động giáo dục)

STT Thiết bị dạy học Số Các bài thí nghiệm/thực Ghi


lượng hành chú

1 Máy tính, máy chiếu, 10 bộ - Chủ đề 1 đến chủ đề 5


loa, tivi
trong phân phối chương
trình.

- Chuyên đề 1.

2 Bảng phụ 40 cái - Chủ đề 1 đến chủ đề 5

trong phân phối chương


trình.

3 Giấy A0 40 tờ - Chủ đề 1 đến chủ đề 5

trong phân phối chương


trình.

4 Bút lông 40 cái - Chủ đề 1 đến chủ đề 5


trong phân phối chương
trình.

5 Sách giáo khoa, sách Tùy vào - Chủ đề 1 đến chủ đề 5


giáo viên, sách đọc mở số học
rộng sinh của trong phân phối chương
từng lớp trình.
6 Phiếu học tập Tùy vào - Chủ đề 1 đến chủ đề 5
số học
sinh của trong phân phối chương
từng lớp trình.

Tùy vào
7 Một số tranh ảnh, video - Chủ đề 1 đến chủ đề 5
từng chủ
liên quan đến bài học
đề, bài trong phân phối chương
học trình.

4. Phòng học bộ môn/phòng thí nghiệm/phòng đa năng/sân chơi, bãi tập (Trình
bày cụ thể các phòng thí nghiệm/phòng bộ môn/phòng đa năng/sân chơi/bãi tập có
thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục)

ST Tên Số lượng Phạm vi và nội dung sử Ghi chú


T phòng dụng

1 Phòng 01 Dạy học các chuyên đề


đa
năng

III. Kế hoạch dạy học[2]

1. Phân phối chương trình

MÔN NGỮ VĂN - LỚP 10 – HỌC KÌ 1- NĂM HỌC 2022 - 2023

Thời gian: 18 tuần

Tổng số tiết: 54 tiết/học kì

STT Bài học Số Yêu cầu cần đạt


tiết
1 Chủ đề 1: SỨC 11 Đọc (8 - Nhận biết và phân tích được một
HẤP DẪN CỦA tiết tiết) số yếu tố của truyện nói chung và thần
TRUYỆN KỂ thoại nói riêng như: cốt truyện, không
gian, thời gian, nhân vật, lời người kể
chuyện ngôi thứ ba và lời nhân vật.

- Phân tích và đánh giá được chủ


đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản;
phân tích được một số căn cứ để xác
định chủ đề.

- Biết cách sử dụng từ Hán Việt

- Sống có khát vọng, có hoài bão


và thể hiện được trách nhiệm với cộng
đồng.

Viết (2 - Viết được một văn bản nghị luận


tiết) phân tích, đánh giá chủ đề và những nét
đặc sắc về nghệ thuật của một tác phẩm
truyện.

Nói và - Biết thuyết trình (giới thiệu, đánh


nghe giá) về nội dung và nghệ thuật của một
(1 tiết) tác phẩm truyện.
STT Bài học Số Yêu cầu cần đạt
tiết

2 Chủ đề 2: VẺ 11 Đọc (7 - Phân tích và đánh giá được giá trị


ĐẸP CỦA THƠ tiết tiết) thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ
CA như từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối,
nhân vật trữ tình (chủ thể trữ tình).

- Liên hệ để thấy được một số


điểm gần gũi về nội dung giữa các tác
phẩm thơ thuộc hai nền văn hoá khác
nhau.

- Nhận biết được lỗi dùng từ và lỗi


về trật tự từ, biết cách sửa những lỗi đó.

- Biết nuôi dưỡng đời sống tâm


hồn phong phú, có khả năng rung động
trước vẻ đẹp của cuộc sống.

Viết (3 - Viết được một văn bản nghị luận


tiết) phân tích, đánh giá chủ đề và những nét
đặc sắc về nghệ thuật của một tác phẩm

Nói và - Biết thuyết trình (giới thiệu đánh


Nghe giải về nội dung và nghệ thuật của một
(1 tiết) tác phẩm thơ)
STT Bài học Số Yêu cầu cần đạt
tiết

3 Chủ đề 3: NGHỆ 11 Đọc (7 - Nhận biết và phân tích được nội


THUẬT tiết tiết) dung của luận đề, luận điểm, lí lẽ và
THUYẾT PHỤC bằng chứng tiêu biểu trong văn bản nghị
TRONG VĂN luận. Phân tích được mối quan hệ giữa
NGHỊ LUẬN các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng và vai
trò của chúng trong việc thể hiện nội
dung của văn bản nghị luận.

- Xác định được ý nghĩa của văn


bản nghị luận; dựa vào các luận điểm, lí
lẽ và bằng chứng để nhận biết được mục
đích, quan điểm của người viết.

- Biết nhận ra và khắc phục những


lỗi về mạch lạc liên kết trong văn bản.

- Có thái độ quý trọng hiền tài,


biết đồng cảm với người khác và sống
có trách nhiệm.

Viết (2 - Viết được một bài luận thuyết


tiết) thúc người khác từ bỏ một thói quen
hay một quan niệm.

Nói và - Biết thảo luận về một vấn đề có


nghe những ý kiến khác nhau.
(1 tiết)
- Biết lắng nghe, trao đổi ý kiến
STT Bài học Số Yêu cầu cần đạt
tiết

4 Chủ đề 4: SỨC 9 Đọc (6 - Nhận xét được nội dung bao


SỐNG CỦA SỬ tiết tiết) quát của văn bản; biết phân tích các chi
THI tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân
vật và mối quan hệ giữa chúng; nêu
được ý nghĩa của tác phẩm đối với
người đọc.

- Nhận biết và phân tích được một


số yếu tố của sử thi: không gian, thời
gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể
chuyện và lời nhân vật.

- Hiểu được cách đánh dấu phần bị


tỉnh lược trong văn bản, cách chú thích
trích dẫn và ghi cước chú.

- Biết trân trọng các giá trị tinh


thần to lớn được thể hiện trong những
sáng tác ngôn từ thời cổ đại còn truyền
đến nay

Viết (2 - Viết được báo cáo nghiên cứu có


tiết) sử dụng trích dẫn, cước chú; có hiểu
biết về quyền sở hữu trí tuệ và tránh đạo
văn.

Nói và - Biết cách trình bày báo cáo kết


nghe quả nghiên cứu về một vấn đề
(1 tiết)
STT Bài học Số Yêu cầu cần đạt
tiết

5 Chủ đề 5: TÍCH 7 Đọc (4 - Nhận biết và phân tích được một


TRÒ SÂN KHẤU tiết tiết) số yếu tố của văn bản chèo hoặc tuồng
DÂN GIAN như: đề tài, tính vô danh, tích truyện,
nhân vật, lời thoại, phương thức lưu
truyền; phát hiện được các giá trị đạo
đức, văn hoá từ văn bản được học.

- Nêu được ý nghĩa hay tác động


của văn bản thông tin đã đọc đối với
bản thân.

- Có thái độ trân trọng đối với


những di sản nghệ thuật quý báu mà
ông cha truyền lại

Viết (2 - Viết được báo cáo nghiên cứu,


tiết) có sử dụng trích dẫn, cước chú và
phương tiện hỗ trợ; có hiểu biết về
quyền sở hữu trí tuệ và tránh đạo văn.

Nói và - Biết lắng nghe và phản hồi về


nghe một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu.
(1 tiết)

2. Chuyên đề lựa chọn (đối với cấp trung học phổ thông)

STT Chuyên đề Số Yêu cầu cần đạt


tiết
(1) (3)
(2)

1 Tập nghiên cứu và viết báo 4 - Biết các yêu cầu và cách thức nghiên
cáo về một vấn đề văn học tiết cứu một vấn đề văn học dân gian
dân gian
- Biết viết một báo cáo nghiên cứu về
một vấn đề văn học dân gian

- Vận dụng được một số hiểu biết từ


chuyên đề để đọc hiểu và viết về văn
học dân gian

- Biết thuyết trình về một vấn đề văn


học dân gian

2 Sân khấu hóa tác phẩm văn 4 - Hiểu được thế nào là sân khấu hóa
học tiết tác phẩm văn học

- Biết cách tiến hành sân khấu hóa một


tác phẩm văn học

- Biết đóng vai các nhân vật và biểu


diễn

- Nhận biết được sự khác biệt giữa


ngôn ngữ trong văn bản văn học và
ngôn ngữ sân khấu.

3. Kiểm tra, đánh giá định kỳ

Bài kiểm Thời Thời Yêu cầu cần đạt Hình thức
tra, đánh gian điểm
giá (3) (4)
(1) (2)

Giữa Học 90 Tuần YCCĐ của chủ đề 1 “Sức hấp dẫn của 25% trắc
kỳ 1 phút 9 truyện kể” và chủ đề 2 “Vẻ đẹp của nghiệm, 75%
thơ ca” tự luận

Cuối Học 90 Tuần YCCĐ của chủ đề 3 “Nghệ thuật 25% trắc
kỳ 1 phút 18 thuyết phục trong văn nghị luận”, chủ nghiệm, 75%
đề 4 “Sức sống của sử thi” và chủ đề tự luận
5 “Tích trò sân khấu dân gian”.

IV. Các nội dung khác (nếu có):


1. Sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn:
-Sinh hoạt chuyên môn của tổ theo định kì hằng tháng.
- Kế hoạch seminar tổ chuyên môn.
- Kế hoạch tham gia sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường.
2. Bồi dưỡng học sinh giỏi:
- Kế hoạch và phân công bồi dưỡng HS giỏi môn Ngữ văn.
3. Phụ đạo học sinh yếu, kém
- Kế hoạch và phân công phụ đạo HS yếu, kém môn Ngữ văn.
4. Hướng dẫn HS tham gia nghiên cứu khoa học kĩ thuật
- Kế hoạch và phân công hướng dẫn HS tham gia nghiên cứu khoa học
kĩ thuật.
5. Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục chung của các khối lớp
- Kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm
- Kế hoạch tổ chức hoạt động dạy học STEM

TỔ TRƯỞNG …., ngày tháng năm 20…

(Ký và ghi rõ họ tên) HIỆU TRƯỞNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

You might also like