You are on page 1of 3

Tính hoà tan trong nước

Tính chất hoà tan có vai trò quyết định mọi tính chất khác của xà phòng. Tính hoà tan của xà
phòng phụ thuộc vào bản chất và vị trí nhóm phân cực, chiều dài mạch hidrocacbon, và bản
chất của cation kim loại.
Xà phòng thường là muối của axit béo có mạch hiđrocacbon chứa chứa từ 10 đến 22 nguyên tử
cacbon, khi hòa tan trong nước tạo thành axit béo. Muối của các axit này với các kim loại kiềm
như: natri panmitat ( C15 H 31 COONa), natri stearat ( C17 H 35 COONa ), nitrat oleat (C17 H33COONa )
thường hòa tan tốt trong nước. Muối chứa các ion kim loại có hóa trị cao hơn như: canxi,
magiê, nhôm, sắt,... không tan trong nước nhưng tạo thành hệ bán keo trong môi trường
hidrocacbon.
2.2. Tính chất hoạt động bề mặt
Dung dịch xà phòng trong nước có nồng độ ở lớp bề mặt lớn hơn trong thể tích. Khi tan trong
nước, các nhóm phân cực trong phân tử xà phòng có ái lực với nước quay vào nước, còn mạch
hidrocacbon hướng vào pha khí. Trên bề mặt dung dịch lúc này tạo thành lớp hấp phụ định
hướng. Bề mặt phân cách nước – không khí trước đây được thay thế bằng bề mặt phân cách
hyđrocácbon – không khí. Sức căng bề mặt hyđrocacbon thấp hơn nhiều so với sức căng bề mặt
của nuớc, điều này giải thích vì sao khi hòa tan xà phòng vào nước, sức căng bề mặt nước lại
giảm.
Như vậy, các xà phòng đều là chất hoạt động bề mặt. Tính hoạt động bề mặt của chúng do bản
chất của nhóm phân cực và chiều dài mạch hiđrocacbon quyết định.
2.3. Khả năng thấm ướt
Sự thấm ướt rất quan trọng đối với các quá trình tẩy rửa. Các bề mặt ưa nước như thủy tinh,
silicat, xenlulozơ, tinh bột, các axít,...thấm ướt nước rất tốt. Các bề mặt kị nước như parafin,
dầu mỡ, lưu huỳnh,...thì thấm ướt nước rất kém. Các loại vải sợi sạch thấm ướt nước dễ dàng,
nhưng nước lại khó thấm vào bên trong sợi vải vì nước có sức căng bề mặt lớn (σ nước 72 ,5 dyn
2
/cm ). Khi vải sợi bị bám dầu mỡ thì laị càng khó thấm ướt. Muốn khắc phục điều này cần phải
có một chất hoạt động bề mặt để làm giảm sức căng bề mặt của nước. Muốn khắc phục điều
này cần phải có một chất hoạt động bề mặt để làm giảm sức căng bề mặt của nước. Sự thấm
ướt của nước vào sợi tuân theo phương trình thấm ướt Young:
σ R− K ¿ σ R− L +σ L−K cosθ
Trong đó các kí hiệu R, L và K và các pha rắn lỏng và khí tương ứng, θ là góc thâm ướt.
Khi thêm chất hoạt động và dung dịch thì σ R− L +σ L−K sẽ giảm, do đó cosθ tăng, nghĩa là sự thấm
ướt tăng lên.
Khả năng thấm ướt phụ thuộc vào nồng độ chất hoạt động bế mặt, nhiệt độ, vị trí và bản chất
nhóm phân cực và vào cấu tạo của mạch hidrocacbon

2.4. Khả năng tạo bọt


Sự tạo bọt kèm theo sự tăng bề mặt phân cách lỏng – khí rất mạnh, vì sự tạo bọt chỉ có thể xảy ra
khi sức căng bề mặt nhỏ. Nước tinh khiết không tạo bọt, muốn tạo bọt được phải có mặt của chất
hoạt động bề mặt. Xà phòng là chất giúp cho sự tạo bọt trong nước. Trong qúa trình tẩy rửa, bọt
góp phần vào việc tách và giữ chất bẩn trong nước giặt, ngăn cản sự bám trở lại mặt vải, dụng cụ
cần rửa.
2.5. Trạng thái của xà phòng trong dung dịch
Dung dịch xà phòng có thể tồn tại ở dạng ion, phân tử hoặc mixen. Mixen xà phòng là tập hợp
của các phân tử xà phòng phân ly hoặc không phân ly.
Trong dung dịch loãng xà phòng tồn tại ở dạng phân tử hoặc ion (hình 11.2). Khi tăng nồng độ
đến một giá trị nhất định, thì trong dung dịch bắt đầu hình thành các mixen hình cầu (hình 11.2a)
và nồng độ khi đó là nồng độ tới hạn tạo mixen. Trong mixen hinh cầu, các phần hiđrocacbon do
lực đẩy phân tử làm chúng quay đầu vào nhau, còn các nhóm phân cực phân li cùng dấu làm cho
chúng quay ra ngoài.
Khi nồng độ dung dịch xà phòng tiếp tục tăng thì mixen có cấu tạo khác. Các mạch hidrocacbon
bắt đầu nằm song song với nhau và dẫn đến mixen hình cầu trở thành mixen hình tấm (hình
11.2.b). Mixen hình tấm có thể phát triển theo hai hướng, nên có thể có kích thước rất lớn.
Tại nồng độ tới hạn tạo mixen, các tính chất như: sức căng bề mặt, chiết suất, độ nhớt, độ dẫn
điện,... đều thay đổi đột ngột do sự có mặt của mixen. Vì vậy, nồng độ tới hạn tạo mixen được
xác định nhờ đo giá trị của một trong các tính chất đó. Ở nồng độ tới hạn tạo mixen thì khả năng
tẩy rửa của xà phòng là cao nhất. Nồng độ tới hạn tạo mixen phụ thuộc vào nhiều
yếu tố. Nó giảm khi khối lượng phân tử xà phòng tăng và khi cho chất điện li vào hệ, ngược lại
nó khi nhiệt độ tăng.
2.6. Khả năng hòa tan keo
Nhiều chất hữu cơ không tan trong nước như các hidrocacbon, một số phẩm màu,... nhưng chúng
có khả năng hòa tan trong dung dịch xà phòng khá đậm đặc và tạo thành dung dịch trong suốt,
bền vững nhiệt động học. Sự hòa tan benzene trong dung dịch xà phòng đặc là một ví dụ minh
hoạ. Hiện tượng này được gọi là sự hòa tan keo.
Theo quan điểm hiện đại, sự hòa tan keo được giải thích như sau: khi hòa tan keo, chất hữu cơ
lách vào bên trong mixen và phân bố vào giữa các thành phần mạch hidrocacbon của các phân tử
xà phòng. Quan điểm này đã được chứng minh qua các công trình nghiên cứu bằng tia Roentgen.
Hiện tượng hòa tan keo có ý nghĩa quan trọng trong công nghiệp polime hóa các hidrocacbon
không no trong nhũ tương để điều chế sơn hoặc cao su tổng hợp. Các kết quả nghiên cứu cho
thấy quá trình polime hóa không xảy ra ở trong các giọt hircacbon không no mà là bên trong
hoặc trên bề mặt các mixen xà phòng, nơi có sự hòa tan các hirocacbon không no đó.
Xà phòng trong môi trường hidrocacbon có khả năng làm hòa tan nước dầu mỡ, đó gọi là hòa tan
keo ngược. Hiện tượng này có ý nghĩa to lớn trong công nghiệp thực phẩm.
Sự tách các chất bẩn rắn hoặc lỏng khỏi bề mặt sợi vải bằng nước sạch thì rất khó khăn, kể cả ở
điều kiện cho nhiệt độ cao và tác động cơ học mạnh mẽ. Quá trình tách chất bẩn trở nên dễ dàng
nếu như khi giặt ta dùng dung dịch xà phòng.
Tác dụng tẩy rửa của xà phòng gắn liền với nhiều hiệu ứng khác nhau:
+ Khi có mặt xà phòng trong nước thì sức căng của dung dịch giảm xuống, nhờ vậy mà làm tăng
được tính thấm ướt của sợi vải đối với chất lỏng tẩy rửa. Chất lỏng xâm nhập sâu vào các mao
quản của vải mà nước nguyên chất thì không thể vào được.
+ Các phân tử xà phòng hấp thụ trên bề mặt của sợi và của các chất bẩn rắn hoặc lỏng, tạo nên
lớp hấp phụ hidrat hóa.Tác dụng này làm tách các hạt chất bẩn khỏi bề mặt vải và chuyển chúng
vào lòng chất tẩy rửa.
+ Các màng hấp phụ trên bề mặt hạt bẩn tạo cho hạt có độ bền vững liên kết, cản trở sự bám trở
lại mặt vải hoặc liên kết với nhau.
Khả năng tẩy rửa của xà phòng thường chỉ có ở nồng độ cao hơn nồng độ tới hạn tạo mixen.
Điều đó chứng tỏ có khả năng tẩy rửa của xà phong có liên quan đến sự hòa tan keo của chất bẩn
dầu mỡ trong mixen.
Dung dịch xà phòng dễ tạo bọt. Một phần chất bẩn sẽ thấm ướt kém sẽ dính vào bề mặt bọt khí
giống như trong quá trình tuyển nổi quặng.

You might also like