You are on page 1of 1

3.2.

10 nguyên tắc của phương pháp “Bàn tay nặn bột”


* Trong 10 nguyên tắc, có 6 nguyên tắc về tiến trình sư phạm đó là:
- Nguyên tắc 1: HS quan sát một sự vật hay một hiện tượng gần gũi với đời sống và thực
hành trên những sự vật hay hiện tượng đó
- Nguyên tắc 2: Trong quá trình tìm hiểu, HS lập luận, bảo vệ ý kiến của mình, đưa ra tập thể
thảo luận những ý nghĩ và những kết luận cá nhân, từ đó có những hiểu biết mà chỉ với những
hoạt động, thao tác riêng lẻ không đủ tạo nên
- Nguyên tắc 3: Những hoạt động do GV đề xuất cho HS được tổ chức theo tiến trình sư
phạm nhằm được nâng cao dần mức độ học tập. Các hoạt động này làm cho các chương trình
học tập được nâng cao lên và dành cho HS một phần tự chủ khá lớn
- Nguyên tắc 4: Cần tối thiểu là 2 giờ /tuần trong nhiều tuần liền cho 1 đề tài hay 1 chủ đề
học tập. Sự liên tục của các hoạt động và những PP giáo dục được đảm bảo trong suốt thời
gian học tập
- Nguyên tắc 5: HS bắt buộc mỗi em có 1 quyển vở thực nghiệm do chính HS ghi chép theo
cách thức ngôn ngữ của chính các em
- Nguyên tắc 6: Mục tiêu chính của phương pháp BTNB là sự chiếm lĩnh dần dần của HS các
khái niệm khoa học và kĩ thuật thực hành, kèm theo là sự củng cố ngôn ngữ viết và nói
4 nguyên tắc liên quan đến các đối tượng tham gia đó là:
- Nguyên tắc 7: Các gia đình và địa phương được khuyến khích ủng hộ và tham gia vào các
hoạt động trên lớp học
- Nguyên tắc 8: Ở địa pương, các đối tác khoa học ( các trường đại học, các viện nghiên
cứu,...) được huy động tham gia giúp đỡ các hoạt động của lớp học theo khả năng chuyên
môn của mình
- Nguyên tắc 9: Ở địa phương, các viện đòa tạo GV ( các trường cao đẳng, đại học sư phạm)
giúp đỡ các GV kinh nghiệm và PP giảng dạy
- Nguyên tắc 10: Thông qua trang web của chương trình, GV có thể tham khảo các mô- đun
bài học hay những ý tưởng xây dựng hoạt động, trao đổi và được giải đáp cho những câu hỏi
hay vướng mắc nảy sinh trong quá trình dạy học. Bên cạnh đó, GV cũng có thể tham gia vào
xây dựng nội dung cùng với các đồng nghiệp, các chuyên gia và các nhà khoa học. GV là
người chịu trách nhiệm giáo dục và đề xuất những hoạt động của lớp mình phụ trách.

(* Lưu ý : Đây là nd chính tóm gọn nhất để làm pp, mấy bạn thuyết trình nên đọc thêm phần giải
thích của từng nguyên tắc để dễ rõ hơn khi thuyết trình)

You might also like