You are on page 1of 4

Câu 1: Những biến đổi qtrong kv ĐNA, biến đổi qtrong nhất:

* Biến đổi thứ nhất: Các nước Đông Nam Á đến nay đã giành được độc lập.

– Nhờ có biến đổi đó, các nước Đông Nam Á mới có những điều kiện thuận lợi để xây dựng và
phát triển nền kinh tế, xã hội của mình ngày càng phồn vinh.

* Biến đổi thứ hai: Từ khi giành được độc lập, các nước Đông Nam Á ra sức xây dựng nền kinh
tế – xã hội và đạt được những thành tựu to lớn.

* Biến đổi thứ ba: Đến tháng 7 – 1997, các nước Đông Nam Á đều gia nhập Hiệp hội các nước
Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN. Đây là một tổ chức liên minh chính trị I kinh tế khu vực Đông
Nam Á nhằm xây dựng những mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong
khu vực.
Biến đổi quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
là từ chỗ hầu hết là thuộc địa của thực dân Âu - Mĩ sau chiến tranh các nước này đã giành lại
được nền độc lập vì Độc lập là điều kiện tiên quyết để có những biến đổi tiếp theo.
Câu 3: Vì sao trong cùng 1 đk như nhau nhưng chỉ 3 nước giành độc lập
Ngày 15-8-1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện, chiến tranh thế giới
thứ hai kết thúc. Điều kiện khách quan thuận lợi cho các dân tộc ở Đông Nam Á nổi dậy giành
chính quyền đã đến. Trong điều kiện thuận lợi chung đó chỉ có 3 nước là Indonexia, Việt Nam,
Lào giành được độc lập do cả 3 nước đã có sự chuẩn bị đầy đủ về đường lối- phương pháp, lực
lượng để chớp lấy cơ hội ngàn năm có một. Ví dụ như Việt Nam, từ năm 1939 – 1945 Đảng và
nhân dân Việt Nam đã có sự chuẩn bị chu đáo về lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ
đại cách mạng và thông qua các cuộc tập dượt ở các phong trào: 1930 – 1931, 1936 – 1939 và
cao trào kháng Nhật cứu nước.
Trong khi nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á có xu hướng thân Đồng minh, quân Đồng minh
đã sớm vào chiếm đóng nên thời cơ thuận lợi đã bị bỏ lỡ.
Câu 4: Lập bảng những gd chính của Lào và Cam theo: TG, sự kiện, ý nghĩa
Giai đoạn Thời gian Sự kiện Ý nghĩa
Lào 1945 - 1954: 23/8/19145 nhân dân Lào nổi - Đánh thắng thực
Kháng chiến dậy giành chính dân Pháp và xâm
chống Pháp quyền lược mĩ giành độc
lập dân chủ thống
12/10/1945 Chính phủ Lào ra mắt nhất và toàn vẹn
quốc dân và tuyên bố lãnh thổ.
độc lập - Chấm dứt nền
Tháng 3/1946 Pháp trở lại xâm lược quân chủ phong
kiến thành lập nước
Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào.
7/1954 Pháp ký Hiệp định
- Hoàn thành thắng
Giơnevơ lợi cuộc cách mạng
1954 - 1975: Năm 1954 Mỹ xâm lược Lào dân tộc dân chủ đưa
Kháng chiến nước nào bước sang
22/3/1955 Đảng Nhân dân cách thời kỳ phát triển
chống Mĩ
mạng Lào thành lập, mới độc lập dân
lãnh đạo cuộc kháng chủ thống nhất và
chiến chống Mỹ trên tiến bộ xã hội.
cả ba mặt trận: quân - Đánh dấu Thắng
sự - chính trị - ngoại Lợi mới của tình
đoàn kết giữa ba
giao
nước Đông Dương
Những năm 70 Nhận dân Lào mở trong cuộc đấu
rộng vùng giải phóng tranh chống đế
đến 4/5 diện tích lãnh quốc giành độc lập
thổ. dân tộc và xây dựng
đất nước. Tình đoàn
Tháng 02/1973 Hiệp định Viêng kết hữu nghị Việt
Chăn lập Lào được thử thách
trong khói lửa chiến
2/12/1975 Cộng hòa dân chủ tranh ngày càng
nhân dân Lào thành phát triển trong
lập công cuộc xây dựng
hòa bình.

1945 - 1954: Tháng 10/1945 Pháp trở lại xâm lược


Kháng chiến Campuchia
chống Pháp
9/11/1953 Do sự vận động ngoại
giao của vua Xihanuc,
Pháp ký Hiệp ước
"trao trả độc lập cho
Campuchia" nhưng
vẫn chiếm đóng.
7/1954 Pháp ký Hiệp định
Giơnevơ
Câu 5: Nêu những hiểu bt của mình về tổ chức Asean. Vì sao VN gia nhập tổ chức Asean ?
Những đóng góp của VN cho tổ chức Asean
Hoàn cảnh ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN):
- Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á bước vào thời kì phát triển kinh tế và văn
hóa, đòi hỏi phải tăng cường hợp tác giữa các nước.
- Các nước Đông Nam Á muốn hạn chế ảnh hưởng và sự can thiệp của các nước lớn ngoài khu
vực.
- Xu thế khu vực hóa mở rộng, cách mạng khoa học - kỹ thuật diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là sự
thành công của Khối thị trường chung châu Âu.
=> Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc
(Thái Lan).
- Mục đích của ASEAN là tăng cường hợp tác kinh tế, văn hóa, chính trị và an ninh giữa các
quốc gia thành viên, nhằm thúc đẩy sự phát triển chung và ổn định khu vực Đông Nam Á.
ASEAN cũng thúc đẩy việc giải quyết các mâu thuẫn và tranh chấp giữa các quốc gia thành viên
bằng cách thúc đẩy các cuộc đối thoại và thương lượng.

Vì sao VN gia nhập tổ chức Asean ?


Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày 28 tháng 7 năm 1995, trở thành quốc gia thứ 7 gia nhập
ASEAN. Trước đó, ASEAN gồm 5 quốc gia thành viên là Indonesia, Malaysia, Philippines,
Singapore và Thái Lan. Việc gia nhập ASEAN đã mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam, giúp đất
nước tăng cường quan hệ đối ngoại, phát triển kinh tế, hợp tác an ninh, nâng cao tầm quan trọng
của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, tăng cường hợp tác văn hóa và giáo dục, cũng như
tăng cường hợp tác phát triển bền vững trong khu vực.
Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm 1995 và kể từ đó, Việt Nam đã thu được nhiều lợi ích từ
việc tham gia tổ chức này, bao gồm:
– Tăng cường hợp tác kinh tế: Việt Nam đã ký kết nhiều thỏa thuận thương mại tự do với các
quốc gia thành viên ASEAN, giúp tăng cường mối quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam
và các quốc gia trong khu vực.
– Tăng cường hợp tác an ninh và quốc phòng:
– Tăng cường quan hệ đối ngoại
– Tăng cường hợp tác trong đối phó với các thách thức toàn cầu:
– Tăng cường hợp tác trong phát triển bền vững:
– Nâng cao tầm quan trọng của Việt Nam trong khu vực
- Tăng cường hợp tác văn hóa và giáo dục
Những đóng góp của VN cho tổ chức Asean
 Việt Nam hoàn thành tốt trách nhiệm của một nước thành viên và phát huy vai trò nòng
cốt, dẫn dắt, điều phối thông qua việc đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN vào các năm
2010 và 2020; đồng thời chủ trì và đăng cai tổ chức nhiều hội nghị, sự kiện quan
trọng.
 1995-1999: Thúc đẩy kết nạp Lào, Myanmar và Campuchia vào ASEAN
1998: Tổ chức Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6; thông qua Chương trình Hành động
Hà Nội
2000-2001: Chủ tịch Ủy ban thường trực ASEAN (ASC) khoá 34 và Chủ tịch Diễn đàn
khu vực ASEAN (ARF)
2018: Tổ chức Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN)
2010: Chủ tịch ASEAN, với chủ đề “Hướng tới Cộng đồng ASEAN: từ tầm nhìn đến
hành động”; tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+)
2020: Chủ tịch ASEAN, với chủ đề "Gắn kết và chủ động thích ứng”
Tổ chức Đại hội đồng liên Nghị viện ASEAN lần thứ 41 (AIPA 41)
2021: Tổ chức Diễn đàn cấp cao ASEAN về hợp tác tiểu vùng vì tăng trưởng bao trùm và
phát triển bền vững
2022: Chủ tịch luân phiên Ủy ban các nước ASEAN tại Buenos Aires (ACBA).
Câu 7: Nêu những thành tựu Ấn Độ giành được sau khi giành độc lập
Trong quá trình xây dựng đất nước, nhân dân Ấn Độ đã đạt được những thành tựu chính sau:
- Nông nghiệp: nhờ thực hiện “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp, từ giữa những năm 70
của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực và từ năm 1995 là nước xuất khẩu gạo đứng
thứ ba thế giới.
- Khoa học – kĩ thuật: có bước tiến nhanh chóng. Cuộc “Cách mạng chất xám” đưa Ấn Độ
trở thành một trong những cường quốc sản xuất phầm mềm lớn nhất thế giới.
- Đối ngoại: theo đuổi chính sách hòa bình, trung lập tích cực, luôn ủng hộ cuộc đấu tranh
giành độc lập của các dân tộc.

You might also like