You are on page 1of 6

Bí ẩn “cô bé người rừng” được khỉ nuôi dạy

 14/03/2014 07:00 | Phóng sự - Khám phá

5 năm sau khi được tìm thấy, Marina không còn có thể giao tiếp với loài
người…
Đó là một câu chuyện thật, được kênh truyền hình National Geographic
kể lại qua bộ phim tài liệu Người đàn bà được đàn khỉ nuôi (Woman
Raised by Monkeys) lúc 21g ngày 12/12 (giờ Mỹ). Marina nay 63 tuổi là
bà nội trợ ở Bradford (Anh) và bà đã quay trở lại nơi mình từng lớn lên,
để tham gia bộ phim và cũng nhằm chứng minh câu chuyện bà kể là có
thật, nhằm bịt miệng những kẻ chỉ trích bà là “kẻ dựng chuyện hoang
đường” và “mụ gian muốn kiếm tiền và danh từ một câu chuyện cổ tích”.

Cô bé thể hiện vai Marina trong bộ phim tư liệu

Cuộc “trở về nhà”


Với Marina, rừng đánh thức những kỷ niệm quá khứ. Cách nói chuyện
của Marina có chất giọng Tây Ban Nha pha giọng Anh. Bà luôn nói cảm
thấy được “trở về nhà”: “Khi lần đầu bị bỏ rơi, tôi rất sợ, nhưng có một
khỉ đực - tôi gọi là “ông nội” - đến dùng ngón tay cái vỗ vào tôi. Đó là khi
chúng nhận thấy tôi không phải là nỗi đe dọa, chấp nhận tôi vào bầy.
Tôi xem chúng ăn và tôi cũng ăn như chúng. Tôi ngủ trên các hốc cây.
Khi khỏe mạnh hơn, tôi bắt đầu leo trèo. Chúng đón nhận tôi, nuôi dạy
tôi. Chúng tôi trở thành một gia đình”. Nhưng giấc mơ được chơi đùa
của cô bé không thể trở thành hiện thực, cô ráng “nói” bằng những tiếng
rít nhưng chúng không đáp lại và cũng không xáp lại gần Marina.
Dưới cái nóng 35 độ C, Marina vẫn tươi cười hớn hở khi thoáng nhìn
thấy những ánh mắt long lanh sau hàng cây rừng: “Chúng đấy, chúng
đến để nhìn tôi. Chúng biết tôi đang về lại nhà”, bà thì thầm. Marina nói:
“Mối quan hệ giữa tôi với đàn khỉ là có thật. Chúng nhận tôi vào bầy và
cứu sống tôi. Tôi luôn mơ được trở lại khu rừng này để gặp lại những
con khỉ của tôi. Tôi yêu chồng tôi, gia đình tôi, nhưng tôi không bao giờ
ngưng yêu những con khỉ của tôi. Đó là gia đình thật sự của tôi, không
có chúng thì tôi không còn có mặt trên cõi đời này. Khi tôi nghĩ về những
gì tôi yêu nhất, những bộ mặt khỉ hiện ra trong đầu tôi. Tôi đã chờ cơ hội
trở lại này suốt 50 năm”.

Marina 63 tuổi vẫn thích trèo cây

Thực chất thì những con khỉ - mà Marina nói từng sống cùng với chúng -
không còn sống do tuổi thọ trong hoang dã của chúng chỉ là 15 năm.
Nhưng liệu bà có thể lập mối tiếp xúc với chúng, tự hiểu được chúng?
Đó là mục đích kiểm tra câu chuyện bà kể có thật hay không.

Bị bán cho nhà thổ


Câu chuyện đời của Marina rất khó tin nhưng có thật, bắt đầu lúc Marina
chỉ là một cô bé 4 tuổi. Bà cho rằng bà sinh vào đầu thập niên 1950, thời
điểm Colombia đang ở giữa cuộc nội chiến bạo tàn La Violencia, khiến
hàng trăm đứa trẻ bị bọn buôn lậu bắt cóc.
Marina nhớ vườn nhà trồng nhiều quả lê khi hai gã đàn ông xông vào
bắt rồi đưa cô bé vào sâu trong rừng già rồi bỏ mặc. Trong tâm thế
hoảng loạn và cô độc, Marina may mắn được đàn khỉ tìm thấy và nuôi
nấng em, dạy em cách tự ăn trái quả, dẫn em tới chỗ uống nước an
toàn trên dòng sông Magdalena, dạy cách trèo cây và cách trốn khỏi
bọn thú ăn thịt. 5 năm sau, một cặp thợ săn “giải cứu” Marina khỏi bầy
khỉ rồi… bán em cho một chủ nhà thổ!
Ở nhà thổ này, cô bé được gọi là Marina Cruz, không biết sống với
người và chỉ ngủ dưới gầm giường. Tuy không phải bán dâm vì quá nhỏ
con, nhưng em luôn bị mụ tú bà cho ăn đòn vì em không biết mở cửa và
lau nhà. Sau đó, Marina bỏ trốn khỏi nhà thổ, sống lang thang ngoài
đường. Những hành vi học được ở rừng giúp em…"chôm" đồ ăn và trèo
lên cây để không bị cảnh sát bắt. Đó là thông tin mà Marina kể lại trong
một cuốn sách bán rất chạy mang tựa Cô gái không có tên.
Sau đó, Marina được một gia đình tội phạm Colombia nhận về làm
người ở. Họ rất ác, một hàng xóm nhớ từng trông thấy em bị trói lên cây
ở sau nhà và đánh đòn. Người hàng xóm bèn cứu thoát và giúp em đến
thủ đô Bogota, nơi Marina lại làm vú em cho một gia đình khác. Rồi họ
qua Anh làm ăn trong 6 tháng và đem theo Marina. Ở Bradford, Marina
27 tuổi phải lòng John Chapman - một nhà vi sinh vật học - rồi họ thành
vợ chồng, có hai cô con gái. Bà cũng ở lại Anh từ đó.

Marina với chồng và hai con gái Vanessa (trái) và Joanna

Marina không thể dựng chuyện

Cuộc “trở về nhà” của Marina bắt đầu ở thủ đô Bogota của Colombia.
Đoàn phim thu xếp nhiều cuộc thí nghiệm để tìm xem có bằng chứng
sinh học nào cho “cuộc phiêu lưu hoang dã nhất đời tôi” như bà nói. Đạo
diễn Toby Trackman nói: “Tôi muốn tiếp cận câu chuyện Marina kể theo
một cách khoa học”.
Một trong các cuộc thí nghiệm là phân tích xương của Marina. Điều bất
ngờ là các nhà khoa học phát hiện khung xương của bà có những dấu
hiệu của sự suy dinh dưỡng nghiêm trọng từ lúc 6 - 10 tuổi (thời điểm
bà sống với bầy khỉ) dẫn đến sự phát triển cơ thể của bà bị ngưng lại.
Một thí nghiệm khác - tương tự phương pháp dùng máy phát hiện nói
dối - nối Marina với nhiều dòng điện kiểm tra não trạng của bà. Nó cho
thấy tiềm thức của bà “ghi lại” hình ảnh loài khỉ capuchin với cùng
cường độ cảm xúc khi bà xem ảnh những người thân trong gia đình: đó
là điều không thể làm giả được.
Trên thực tế, Marina nhỏ người nhưng lanh lợi. Bà kể: “Khi các bác sĩ
lần đầu thử tuổi tôi, họ xem răng nhưng nói chúng quá tệ. Họ nghĩ tôi
khoảng 10 tuổi khi tôi rời rừng, có nghĩa ngày nay tôi 63 tuổi”. Marina
cho xem cách bọn khỉ dạy bà dùng 2 hòn đá phẳng để đập một quả
cứng: “Chúng tôi ăn thịt trái ấy rồi dùng vỏ để múc nước uống”. Một
người trong đoàn phim xác nhận ban đầu anh không tin, nhưng sau này
anh không thể gọi bà là kẻ dối trá: “Khi bà di chuyển, bà rất lanh lẹ mà
người bình thường không thể làm được. Tôi chưa thấy ai ở tuổi bà có
thể nhanh nhẹn như thế”.

Những cuộc kiểm tra


Vì không có cơ sở để xác minh câu chuyện bà đã từng sống trong một
những khu rừng hẻo lánh nhất, nguy hiểm nhất thế giới - bà không có
đầu mối mình bị bắt cóc ở đâu, hoặc bị bỏ rơi ở đâu trong rừng - nên
đoàn phim thuê một nhóm nghiên cứu cố ghép lại câu chuyện, dựa trên
sự mô tả của bà về các loại động-thực vật.
Nhà nghiên cứu loài linh trưởng Thomas Defler cho bà xem nhiều ảnh
chụp các loài khỉ trong rừng già Colombia. Bà liền lấy các ảnh chụp loài
khỉ capuchin mặt trắng sống trong các cánh rừng dọc biên giới đông bắc
Colombia-Venezuela, gần thị trấn Cucuta. Đó là nơi Marina được đưa
đến sau khi cặp thợ săn “giải cứu” Marina khỏi bầy khỉ rồi… bán em cho
chủ nhà thổ!
Vợ chồng Marina cưới nhau năm 1978

Tiến sĩ Defler ban đầu nghi ngờ câu chuyện của Marina, nhưng sau đó
ông nói câu chuyện chấp nhận được, khi bà kể bọn khỉ rung các cành
cây để bày tỏ sự giận dữ với Marina, và chúng dùng đá làm “đồ khui”
những quả cứng. Ông nói: “Chúng tôi mãi gần đây mới phát hiện loài khỉ
capuchin biết dùng các công cụ. Marina nói về chúng trên cơ sở có thật.
Một người bình thường sẽ không để tâm tới hành vi của loài khỉ này”.

Một số nhà khoa học cho rằng Marina bị “hội chứng nhớ giả”, hậu quả
của một chấn thương tâm lý nặng từ bé, khiến bà thay các ký ức ghê
gớm bằng những kỷ niệm “ảo”, xem ra với bà là thật. Giáo sư tâm lý học
Chris French ở Đại học Goldsmiths (Anh) nói: “Người ta có thể bị chứng
hồi ức giả về những hoàn cảnh dị thường. Người ấy cảm thấy những
hồi ức ấy rất thật cứ như chúng đã xảy ra trong đời họ”.

Khi đoàn phim trở lại Bogota, Marina lên sóng phát thanh cầu khẩn ai
biết thông tin về gia đình bà thì cung cấp. Nhiều người hồi âm và đoàn
làm phim tổ chức cho bà gặp một gia đình tin Marina là người thân mất
tích lâu nay của họ. Sau này Marina khóc kể lại: “Tôi không có cảm xúc
nào với họ. Họ rất tốt nhưng đó không phải là mục đích của chuyến đi.
Tôi chỉ muốn gặp đàn khỉ của tôi”. Bà chịu xét nghiệm ADN, để xem có
gia đình nào có ADN tương thích nhưng kết quả là không.

Những chi tiết sau khi Marina rời rừng cũng được kiểm tra: đoàn phim
thuê thám tử tư lần tới một gia đình sống cạnh nhà thổ ở Cucuta, nơi
Marina bị bán. Họ nhớ có cô bé thường kể chuyện đã sống với bầy khỉ
trong rừng. Đạo diễn Trackman nói: “Tôi không tin Marina dựng chuyện,
nhưng chúng tôi phát hiện nhiều điều gây nghi ngờ về câu chuyện của
Marina. Theo tôi, có lẽ Marina đã sống đâu đó gần rừng với những con
khỉ gần người và chúng tỏ bày sự quan tâm khi cô bé chịu một chấn
thương tâm lý nặng trong thời thơ ấu”.
Nhưng khi rời Colombia, Marina nói: “Người ta sẽ vẫn tin câu chuyện
của tôi. Những ai không tin sẽ lại gọi tôi là kẻ dối trá. Tôi nhớ những con
khỉ của tôi, cách chúng yêu mến tôi và chấp nhận tôi vào gia đình của
chúng. Thật khó để chứng minh, nhưng tôi biết mình đang kể sự thật”.

You might also like