You are on page 1of 6

T

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM


TRƯỜNG MẦM NON THỰC HÀNH

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC


CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NGÔI NHÀ THÂN YÊU CỦA BÉ
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VĂN HỌC
ĐỀ TÀI: TRUYỆN “CÔ BÉ QUÀNG KHĂN ĐỎ”
ĐỘ TUỔI: 4-5 TUỔI
THỜI GIAN: 25-30 PHÚT

NGƯỜI SOẠN : TRẦN THỊ KIỀU MY


LỚP : NHỠ 1
NGÀY THỰC HIỆN : 09/11/2023

Quảng Nam, tháng 11 năm 2023


KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NGÔI NHÀ THÂN YÊU CỦA BÉ
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VĂN HỌC
ĐỀ TÀI: TRUYỆN “CÔ BÉ QUÀNG KHĂN ĐỎ”
ĐỘ TUỔI: 4-5 TUỔI
THỜI GIAN: 25-30 PHÚT
GVHD: BÙI THỊ NGUYÊN HẬU
SVTT: TRẦN THỊ KIỀU MY
NGÀY DẠY: 09/11/2023
1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1.1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên truyện “Cô bé quàng khăn đỏ”, nhớ tên các nhân vật trong
truyện.
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện: Cô bé quàng khăn đỏ vì không nghe lời mẹ
dặn nên suýt bị chó sói ăn thịt, may nhờ có bác thợ săn nên đã cứu được hai bà
cháu.
- Trẻ hiểu được nghĩa từ: biếu và nhảy vọt ra.
1.2. Kỹ năng:
- Phát triển ngôn ngữ, phát triển vốn từ, kĩ năng nghe cho trẻ.
- Rèn kĩ năng nói rõ ràng, mạch lạc thông qua việc trả lời câu hỏi.
- Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định, rèn luyện và phát triển kĩ năng hợp tác.
1.3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
- Qua câu chuyện giáo dục trẻ biết vâng lời ông bà, bố mẹ. Không đi chơi
khi chưa xin phép người lớn.
2. CHUẨN BỊ:
2.1. Đồ dùng của cô:
1
- Kế hoạch TCHDGD
- Nhạc bài hát: Cháu yêu bà.
- Hình ảnh các nhân vật trong truyện.
- Rối về các nhân vật về câu chuyện
- Slide trình chiếu câu chuyện: “cô bé quàng khăng đỏ”.
- Trang phục phù hợp với tiết dạy.
2.2. Đồ dùng của trẻ:
- Trang phục gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ.
- Tinh thần vui vẻ, hứng thú tham gia hoạt động.
- Trang phục, đồ dùng phù hợp với từng nhân vật.
 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp trực quan – minh họa.
- Phương pháp luyện tập thực hành.
- Phương pháp sử dụng trò chơi.
 NỘI DUNG TÍCH HỢP:
- Làm quen với toán: Đếm số nhân vật có trong truyện.
- Âm nhạc: Bài hát “Cháu yêu bà”
3. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
 Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
- Cô cùng trẻ vận động bài hát:“Cháu yêu bà”
+ Chúng mình vừa hát bài hát về ai?
+ Chúng mình có yêu bà không?
+ Chúng ta đã giúp bà được những việc gì?
- Các con ạ! Có một cô bé được mẹ giao nhiệm vụ mang bánh và quà đến
thăm bà nhưng cô bé đã không nghe lời mẹ dặn nên chút nữa là bị chó sói ăn thịt
đấy.Cô bé đó đó chính là cô bé trong câu chyện “Cô bé quàng khăn đỏ” đấy! Để

2
biết câu chuyện này như thế nào thì bây giờ cô và lớp chúng mình cùng đi khám
phá nhé.
 Hoạt động 2: Trọng tâm.
* Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện “Cô bé quàng khăn đỏ”
- Lần 1: Cô kể diễn cảm kết hợp với cử chỉ, điệu bộ.
+ Câu chuyện cô vừa kể cho các con nghe có tên là gì?
+ Để các con hiểu rõ hơn về nội dung câu truyện “Cô bé quàng khăn đỏ”
các con ngồi đẹp, im lặng và chú ý lắng nghe cô kể lại câu truyện với những
hình ảnh về câu chuyện nhé.
- Lần 2: Cô kể diễn cảm kết hợp rối que
+ Đàm thoại:
 Trong câu chuyện đó có những nhân vật nào?
 Câu truyện nói về điều gì?
+ Tóm tắt nội dung câu chuyện:
 Cô bé quàng khăn đỏ ham chơi, bà ngoại cô bị ốm nên mẹ bảo cô mang
bánh sang biếu bà và nhớ phải đi đường thẳng, không được đi đường
vòng .Nhưng vì quá ham chơi nên quên mất lời mẹ dặn nên đi theo đường vòng
qua rừng, cô bé đã gặp sói.Bị sói lừa ăn thịt cả 2 bà cháu. Đúng lúc đó có bác
thợ săn tốt bụng đi ngang qua thấy sói nằm ngủ trên giường thì đã mổ bụng, cứu
bà cháu cô bé quàng khăn đỏ.
 Để các con được hiểu rõ hơn câu chuyện thì bây giờ cô sẽ kể cho các
con nghe thêm 1 lần nữa nhé!
- Lần 3: Trích dẫn, đàm thoại, giải thích từ khó
Đoạn 1: Ngày xưa…. Vừa đi, cô vừa hái hoa, bắt bướm.
+ Đoạn truyện trên nói về Cô bé quàng khăn đỏ đi đến nhà bà ngoại.
+ Đàm thoại:
 Trước khi mang bánh cho bà ngoại, mẹ đã dặn cô điều gì?
 Cô bé có làm theo lời mẹ dặn không? Vì sao?
+ Từ khó:
 biếu: Đồng nghĩa với cho, nhưng từ biếu thể hiện phép lịch sự của người nhỏ
đối vời người lớn hơn.(Cho xem hình ảnh)
3
 Để biết chuyện gì sẽ xảy ra khi cô bé quàng khăn đỏ không nghe lời mẹ dặn
thì bây giờ cô sẽ kể tiếp các con chú ý lắng nghe nhé!
Đoạn 2:Đến giữ khu rừng….đắp chăn giả là bà ngoại ốm
+ Đoạn truyện trên nói về cuộc gặp gỡ giữa cô bé và chó sói ở cửa rừng
+ Đàm thoại:
 Đến giữa khu rừng cô đã gặp ai ?
 Sói đã hỏi cô bé những gì ?
 Điều gì đã xảy ra với bà ngoại?
+ Từ khó:
 nhảy vọt ra:Là động tác nhanh, dứt khoác(Cô làm ẫu và cho trẻ làm
theo.)
 Để biết cô bé quàng khăn đốc bị Sói ăn thịt không thì cô mời cả lớp hãy lắng
nghe cô kể tiếp nhé!
Đoạn 3: Trong khi đó …. bao giờ dám làm sai lời mẹ dặn
+ Đoạn truyện trên nói về cô bé bị sói ăn thịt và được bác thợ săn giúp
+ Đàm thoại:
 Khi vào nhà, Khăn đỏ thấy lạ cô đã hỏi bà những gì ?
 Ai đã cứu cô bé và bà ngoại?
 Sau câu chuyện hôm đó cô bé đã như thế nào?
 Qua câu chuyện “ Cô bé quàng khăn đỏ” các con học được điều gì?
 Giáo dục trẻ: Qua câu chuyện các con phải ngoan, nghe lời ông bà,bố
mẹ,người lớn. Chúng ta còn bé nên đi đâu cũng phải đi cùng người lớn…Đừng
ham chơi như cô bé quàng khăn đỏ nhé.
+ Hôm nay, cả lớp chúng mình đã rất ngoan, chăm chú lắng nghe cô kể
câu chuyện “Cô bé quàng khăn đỏ” rồi. Bây giờ cô sẽ tặng cho cả lớp một trò
chơi nhé.
- Trò chơi: “Bé làm diễn viên”
 Cho trẻ “đóng vai” câu chuyện “Cô bé quàng khăn đỏ”).
 Cho trẻ tự chọn vai chơi, cô là người dẫn truyện, cho trẻ tự đổi vai chơi
với nhau.

4
 Cách chơi: Cô sẽ là người dẫn truyện, các con sẽ đóng vai các nhân vật
mà các con muốn và thể hiện hành động, nói theo lời thoại của các nhân
vật trong truyện.
 Luật chơi: Bạn đóng nhân vật nào thì phải nhớ lời thoại nhân vật đó,
không được nói lời thoại của nhân vật khác.
 Trẻ thực hiện trò chơi.
 Cô nhận xét và tuyên dương.
 Hoạt động 3: Kết thúc.
- Nhận xét, tuyên dương trẻ, cô khen tất cả các con đã rất chăm chú lắng
nghe chuyện, trả lời được các câu hỏi của cô.
- Củng cố lại kiến thức bài học: hôm nay lớp chúng ta nghe cô kể câu
chuyện “Cô bé quàng khăn đỏ”.
- Giáo dục trẻ: Các con hãy ghi nhớ đừng vì ham chơi bướng bỉnh mà bao
nhiêu nguy hiểm có thể xảy ra, và các con còn nhỏ, phải biết nghe lời bố mẹ,
không được ham chơi đâu nhé. Các con hãy cố gắng trở thành những người con
ngoan trò giỏi cho ông bà, bố mẹ vui lòng nhé.

You might also like