You are on page 1of 20

TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHĨA ĐÔ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I ( Số 1)

Họ và tên:…………………............. Năm học 2021 – 2022


Lớp: 4… Môn: Tiếng Việt (đọc hiểu)
( Thời gian: 40 phút)
I. ĐỌC THẦM VĂN BẢN SAU:
Bồ Nông có hiếu
Một ngày, rồi hai ngày, Bồ Nông mẹ vẫn chưa nhấc cánh lên được, mà trời cứ hầm
hập như nung. Như thế này không thể đuổi theo đàn được nữa. Bác Bồ Nông hàng xóm
cần phải đuổi theo bầy con thơ dại, bác gọi chú Bồ Nông bé bỏng lại gần, dặn dò mọi việc
cần thiết khi săn sóc mẹ. Bồ Nông con vâng dạ, ghi lòng.
Từ buổi ấy, Bồ Nông hết dắt mẹ đi tìm nơi mát mẻ, lại mò mẫm đi kiếm mồi. Đêm
đêm, khi gió gợn hiu hiu, chú Bồ Nông nhỏ bé một thân một mình ra đồng xúc tép, xúc cá.
Đôi chân khẳng khiu của chú vốn đã dài, giờ càng như dài thêm ra vì lặn lội.
Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết; sông chỉ còn xăm xắp nước, xơ xác
rong bèo. Bắt được con mồi nào, Bồ Nông cũng ngậm vào miệng để phần mẹ. Hun hút
đêm sâu, mênh mông ruộng vắng, chỉ nghe tiếng khua chạm cỏ khô dưới chân mình, Bồ
Nông vừa sợ vừa lo. Có đêm đi tới canh một, canh hai, vẫn chẳng xúc được tí gì. Đã định
quay về, nhưng cứ nghĩ đến mẹ đang ốm đau, chú lại gắng gượng mò thêm.
(Theo PHONG THU)
II. DỰA VÀO NỘI DUNG BÀI ĐỌC, HÃY KHOANH TRÒN VÀO CHỮ CÁI
TRƯỚC Ý TRẢ LỜI ĐÚNG NHẤT HOẶC THỰC HIỆN THEO YÊU CẦU.
Câu 1. (0.5 điểm)Bác Bồ Nông hàng xóm dặn chú Bồ Nông nhỏ điều gì?
A. Bác phải đuổi theo đàn con thơ dại.
B. Cách chăm sóc mẹ ốm.
C. Cách bay đuổi theo đàn trở về quê hương.
Câu 2 . (0.5 điểm)Hằng ngày, chú Bồ Nông làm gì để chăm sóc mẹ ốm ?
A. Ra đồng xúc tép, xúc cá về nuôi mẹ.
B. Lặn lội khắp đồng cạn, đồng sâu kiếm mồi nuôi mẹ.
C. Dắt mẹ đi tránh nắng và một mình đi kiếm mồi về nuôi mẹ.
Câu 3. (0.5 điểm)Chú Bồ Nông nhỏ làm gì khi bắt được mồi?
A. Chú mừng rỡ và ăn ngay.
B. Chú ngậm vào miệng để mang về cho mẹ.
C. Chú ăn và phần còn lại thì ngậm vào miệng để phần mẹ.
Câu 4. (0.5 điểm)Điều gì khiến chú Bồ Nông vượt qua nỗi sợ hãi, mệt nhọc khi tìm
mồi ?
A. Thương mẹ đang bị ốm đau.
B. Lo mẹ và mình không đuổi kịp đàn.
C. Lo mẹ không có cái ăn.
Câu 5. (0.5 điểm)Trong đoạn 2 của câu chuyện trên (“Từ buổi ấy … lặn lội”) có những
từ nào là từ láy?
A. Mát mẻ, mò mẫm, hiu hiu, khẳng khiu.
B. Mát mẻ, mò mẫm, hiu hiu, khẳng khiu, lặn lội.
C. Đêm đêm, mát mẻ, mò mẫm, hiu hiu, khẳng khiu, lặn lội.
Câu 6. (0.5 điểm)Tiếng “hiếu” trong dòng nào dưới đây có nghĩa là “biết ơn cha mẹ”?
A. Thị hiếu, hiếu học, hiếu thắng.
B. Hiếu phục, hiếu chủ, việc hiếu.
C. Hiếu hạnh, hiếu nghĩa, trung hiếu.
Câu 7. (0.5 điểm)Câu “Khi gió gợn hiu hiu, chú Bồ Nông nhỏ bé một thân một mình ra
đồng xúc tép, xúc cá.” có mấy tính từ? Đó là những từ nào?
A. Một từ, đó là: nhỏ bé
B. Hai từ, đó là: hiu hiu, nhỏ bé
C. Ba từ, đó là: hiu hiu, nhỏ, bé
Câu 8. (0.5 điểm)Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh?
A. Bồ Nông mẹ vẫn chưa nhấc cánh lên được, mà trời cứ hầm hập như nung.
B. Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết.
C. Đôi chân khẳng khiu của chú vốn đã dài, giờ càng như dài thêm ra vì lặn lội.
Câu 9. (0.5 điểm)Câu: “Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết.” thuộc kiểu câu:
A. Ai là gì?
B. Ai thế nào?
C. Ai làm gì?
Câu 10. (0.5 điểm)Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai trong câu: “Đôi chân khẳng khiu của
chú vốn đã dài, giờ càng như dài thêm ra vì lặn lội.” là:
A. Đôi chân
B. Chú
C. Đôi chân khẳng khiu của chú
Câu 11: (1 điểm)Ghi lại các từ là động từ trong đoạn văn sau:
Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết; sông chỉ còn xăm xắp nước, xơ xác
rong bèo. Bắt được con mồi nào, Bồ Nông cũng ngậm vào miệng để phần.
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Câu 12: (1 điểm)Đặt một câu hỏi để khen Bồ Nông con.

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHĨA ĐÔ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I ( Số 2)
Họ và tên:…………………............. Năm học 2021 – 2022
Lớp: 4… Môn: Tiếng Việt (đọc hiểu)
( Thời gian: 40 phút)
I. ĐỌC THẦM VĂN BẢN SAU:
Sự tích các loài hoa
Ngày xưa, cây cối đều chưa có hoa, Trời sai thần Sắc Đẹp vẽ hoa cho mọi loài cây.
Vẽ xong, thần muốn tặng hương cho chúng nhưng không đủ hương cho tất cả, thần quyết
định sẽ tặng cho những loài hoa có tấm lòng thơm thảo.
Thần hỏi Hoa Hồng:
- Nếu có hương thơm, ngươi sẽ làm gì?
- Cháu sẽ nhờ chị Gió mang tặng cho tất cả.
Thần liền tặng Hoa Hồng làn hương quý báu. Gặp hàng Râm Bụt đỏ chót, thần lại
hỏi:
- Nếu có hương thơm, ngươi sẽ làm gì?
Râm Bụt loe cái miệng trả lời:
- Tôi sẽ khiến ai cũng phải nể sợ mình.
Nghe vậy, thần buồn rầu bỏ đi. Đi mãi, tặng gần hết bình hương, gặp hoa Ngọc Lan,
thần lại hỏi:
- Nếu có hương thơm, ngươi sẽ làm gì?
Ngọc Lan ngập ngừng thưa:
- Xin cảm ơn thần. Cháu rất thích… Nhưng cháu không muốn nhận ạ.
Thần ngạc nhiên hỏi:
- Hoa nào cũng muốn được ban tặng. Còn ngươi sao lại từ chối?
- Vì cháu muốn thần ban cho Hoa Cỏ. Bạn ấy khổ lắm…
Nói đến đấy, Ngọc Lan òa khóc. Thấy thế, thần vô cùng cảm động. Thần bèn ban
tặng Ngọc Lan phần hương nhiều hơn các loài hoa khác.
Chính nhờ tấm lòng thơm thảo, Ngọc Lan có hương thơm hơn mọi loài hoa.
(Theo www.vietmafiaworld.com)
III. DỰA VÀO NỘI DUNG BÀI ĐỌC, HÃY KHOANH TRÒN VÀO CHỮ CÁI
TRƯỚC Ý TRẢ LỜI ĐÚNG NHẤT HOẶC THỰC HIỆN THEO YÊU CẦU.
Câu 1. Tại sao thần Sắc Đẹp quyết định chỉ ban tặng hương thơm cho loài hoa có tấm
lòng thơm thảo nhất?
A.Chỉ có tấm lòng thơm thảo mới xứng đáng được tặng làn hương quý.
B. Thần chỉ có nhiệm vụ vẽ hoa cho các loài cây.
C. Lượng hương thơm quý, ít, không đủ chia cho tất cả

Câu 2. Thần Sắc Đẹp dựa vào đâu để biết Hoa Hồng có tấm lòng thơm thảo?
A.Vẻ xinh đẹp rực rỡ của Hoa Hồng.
B. Câu trả lời “sẽ nhờ chị Gió mang làn hương tặng cho tất cả”.
C. Câu trả lời của Hoa Hồng “chia cho chị Gió một phần”.

Câu 3. Hoa Râm Bụt có được thần ban tặng hương thơm không? Vì sao?
A.Không, vì làn hương quý giá đã hết.
B. Có, vì hoa Râm Bụt có màu đỏ chói rất đẹp.
C. Không, vì hoa Râm Bụt ích kỉ muốn giữ làn hương cho riêng mình.
Câu 4. Nhờ đâu hoa Ngọc Lan có làn hương hơn hẳn những loài hoa khác?
A.Vì hoa Ngọc Lan có tấm lòng thơm thảo nhất.
B. Vì hoa Ngọc Lan nhỏ bé và rất dễ thương.
C. Vì thần đã đến giờ phải về Trời.

Câu 5. Những tiếng nào trong các câu “Xin cảm ơn Thần. Cháu rất thích… Nhưng cháu
không muốn nhận ạ.” chỉ có vần và thanh?
A.Ơn, ạ.
B. Ơn, cháu, ạ.
C. Xin, cảm, ơn.

Câu 6. Từ nào trong câu cuối của câu chuyện là từ ghép có nghĩa tổng hợp?
A.Tấm lòng.
B. Thơm thảo.
C. Hương thơm.

Câu 7. Bộ phận in đậm trong câu “Chính nhờ tấm lòng thơm thảo, Ngọc Lan có hương
thơm hơn mọi loài hoa.” trả lời cho câu hỏi nào?
A.Nhờ đâu?
B. Như thế nào?
C. Vì sao?

Câu 8. Vị ngữ trong câu “Hoa nào cũng muốn được ban tặng” là những từ ngữ nào?
A.Muốn được ban tặng.
B. Cũng muốn được ban tặng.
C. Nào cũng muốn được ban tặng.

Câu 9. (0.5 điểm)Trong bài có tất cả bao nhiêu danh từ riêng?


A. 6 từ B. 7 từ C. 8 từ

Câu 10. (0.5 điểm) Ngày xưa, cây cối đều chưa có hoa, Trời sai thần Sắc Đẹp vẽ hoa cho
mọi loài cây. Từ nghi vấn phù hợp để hỏi cho phần gạch chân là:
A. Thế nào? B. Ở đâu? C. Khi nào?

Câu 11: (1 điểm)Ghi lại các từ là tính từ trong đoạn văn sau:
Thần liền tặng Hoa Hồng làn hương quý báu. Gặp hàng Râm Bụt đỏ chót, thần lại hỏi:
- Nếu có hương thơm, ngươi sẽ làm gì?

Các từ là tính từ: ......................................................................................

Câu 12: (1 điểm)Đặt một câu hỏi để khen hoa Ngọc Lan trong bài:

.................................................................................................................................................
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHĨA ĐÔ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I ( Số 3)
Họ và tên:…………………............. Năm học 2021 – 2022
Lớp: 4… Môn: Tiếng Việt (đọc hiểu)
( Thời gian: 40 phút)

Phần I . Đọc văn bản sau:


BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ
Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những
con giống bằng đất sét trông y như thật.
Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết
mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm
được. Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc.
Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng
Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mỹ mãn.
Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng vẻ của
Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mỹ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống
động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng,
đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể nào tưởng tượng
nổi.
Theo Lâm Ngũ Đường
Phần II. Khoanhvào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu.
Câu 1. Từ nhỏ, Trương Bạch đã có niềm yêu thích, say mê gì?
A. Thiên nhiên B. Đất sét C. Đồ ngọc D. Con giống

Câu 2.Vì sao Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc ?
A. Tinh tế B. Chăm chỉ C. Kiên nhẫn D. Gắng công

Câu 3. Điều vô cùng lí thú ở pho tượng là gì?


A. Pho tượng cực kì mỹ lệ
B. Đôi mắt pho tượng như biết nhìn theo
C. Pho tượng như toát lên sự ung dung
D. Pho tượng sống động đến lạ lùng

Câu 4. Điều kiện nào là quan trọng nhất khiến Trương Bạch trở thành một nghệ nhân tài
giỏi?
A. Say mê, kiên nhẫn và làm việc hết mình
B. Có tài nặn con giống y như thật ngay từ nhỏ
C. Gặp được thầy giỏi truyền nghề
D. Gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần

Câu 5. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?


A. Ung dung, sống động, mỹ lệ. B. Ung dung, lạ lùng, tưởng tượng
C. Sống động, lạ lùng, mỹ mãn D. Tưởng tượng, lạ lùng, mỹ lệ.
Câu 6. Câu: "Anh có thể tạc giúp tôi một pho tượng Quan Âm không?" được dùng làm gì?
A. Để hỏi B. Nói lên sự khẳng định, phủ định
C. Tỏ thái độ khen, chê D. Để yêu cầu, đề nghị, mong muốn

Câu 7. Câu “Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.”
thuộc mẫu câu nào đã học?
A. Câu kể Ai làm gì?
B. Câu kể Ai thế nào?
C. Câu kể Ai là gì?

Câu 8. Trong các câu sau , câu nào không phải là câu hỏi và không được dùng dấu
chấm hỏi:
A. Anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không?
B.Cháu có muốn đi nhờ xe về nhà không?
C.Vì sao cháu khóc?
Câu 9. Từ nào dưới đây là động từ:
A. đỏ hoe B. thầy giáo C. vỗ tay

Câu 10. Tìm từ không thuộc nhóm cấu tạo trong dãy từ sau: mong ước, mong mỏi, ước
ao, ước tính.
A.mong ước B. mong mỏi C. ước ao D. ước tính

Câu 11. Các danh từ có trong câu văn:” Bắt được con mồi nào, Bồ Nông cũng ngậm vào
miệng để phần mẹ.” là..........................................................................................................

Câu 12. Tìm 2 từ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi.
.................................................................................................................................................
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHĨA ĐÔ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I ( Số 4)
Họ và tên:…………………............. Năm học 2021 – 2022
Lớp: 4… Môn: Tiếng Việt (đọc hiểu)
( Thời gian: 40 phút)
Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:
HÌNH DÁNG CỦA NƯỚC
Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí
tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác
Tủ Gỗ:
- Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng, Cốc Nhỏ
nhanh nhảu:
- Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước
được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à? Bát Sứ không đồng tình, ngúng
nguẩy:
- Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước canh
trong những chiếc bát mà.
Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua:
- Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống.
Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng:
- Các cháu đừng cãi nhau nữa. Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước
tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng. Ở thể khí nước tồn tại
ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng.
Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù:
- Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ.
Lê Ngọc Huyền
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc điền câu trả lời đúng:
Câu 1:(0,5đ) Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì?
A. Tác dụng của nước. B. Hình dáng của nước.
C. Mùi vị của nước. D. Màu sắc của nước
Câu 2:(0,5đ) Ý kiến của Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ về hình dáng của nước có gì
giống nhau?
A. Nước có hình chiếc cốc B. Nước có hình cái bát
C. Nước có hình của vật chứa nó. D. Nước có hình cái chai
Câu 3:(0,5đ) Lời giải thích của bác Tủ Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ và Chai
Nhựa hiểu được điều gì về hình dáng của nước?
A. Nước không có hình dáng nhất định, có hình của vật chứa nó.
B. Nước có hình dáng nhất định.
C. Nước tồn tại ở thể rắn, thể lỏng và thể khí
D. Nước tồn tại ở thể thể lỏng và thể khí.
Câu 4:(0,5đ) Vì sao ba bạn Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ đã tranh cãi gay gắt?
A. Các bạn không giữ được bình tĩnh khi có ý kiến khác mình.
B. Các bạn không nhìn sự việc từ góc nhìn của người khác.
C. Các bạn không có hiểu biết đầy đủ về điều đang được bàn luận.
D. Cả ba ý trên.
Câu 5:(1đ) Nối các câu ở cột A với các kiểu câu ở cột B cho phù hợp.
A B
Màn đêm đã buông xuống. Câu kể Ai làm gì?
Chúng tôi là chiến sĩ. Câu kể Ai thế nào?
Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ. Câu hỏi
Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? Câu kể Ai là gì?

Câu 6:(0,5đ) Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì?
Bát Sứ không đồng tình, ngúng nguẩy:
- Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước
canh trong những chiếc bát mà.
A. Đánh dấu phần chú thích trong câu.
B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
D. Cả ba ý trên.
Câu 7:(0,5đ) Từ nào không điền được vào chỗ trống trong câu sau: Đũa Kều chưa
bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc..................à?
A. nhỏ xinh B. xinh xinh C. xinh tươi D. xinh xắn
Câu 8:(0,5đ) Viết tiếp vào chỗ chấm để tạo thành câu kể Ai làm gì?
Bác Tủ Gỗ……………………………………
Câu 9:(1đ) Chuyển câu kể sau thành 1 câu hỏi: “Nam học bài.”
- Câu hỏi:……………………………………………………………………………….
Câu 10:(1đ) Khi tranh luận một vấn đề nào đó với người khác em cần lưu ý điều gì?
Hãy viết một câu để bày tỏ ý kiến của mình.
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………..
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHĨA ĐÔ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I ( Số 5)
Họ và tên:…………………............. Năm học 2021 – 2022
Lớp: 4… Môn: Tiếng Việt (đọc hiểu)
( Thời gian: 40 phút)
Phần I. Đọc văn bản sau :
CÂU CHUYỆN VỀ TÚI KHOAI TÂY
Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai
tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận
hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay
ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng
nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một
túi nhỏ kèm theo.
Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi
đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về
nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải mang
theo.
Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì
lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn
khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin
thầy cho quẳng hết chỗ khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong
lòng.
Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói : “Các em thấy không, lòng oán giận
hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở ! Càng oán ghét và
không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng.
Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý
giá để ta trao tặng mọi người, mà nó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành
tặng bản thân mình.”
Lại Thế Luyện
Phần II. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu.
Câu 1. Thầy giáo mang túi khoai tây đến lớp để làm gì ?
A. Để cho cả lớp liên hoan.
B. Để giáo dục cho cả lớp một bài học về lòng vị tha.
C. Để cho cả lớp học môn sinh học.
D. Để cho cả lớp làm thí nghiệm.
Câu 2. Túi khoai tây đã gây ra điều gì phiền toái ?
A. Đi đâu cũng mang theo túi khoai tây kè kè phiền toái.
B. Các củ khoai tây thối rữa.
C. Các củ khoai tây rỉ nước.
D. Cả ba ý trên.
Câu 3. Theo thầy giáo, vì sao nên có lòng vị tha, cảm thông với lỗi lầm của người
khác ?
A.Vì oán giận, thù ghét người khác sẽ khiến người khác cũng oán giận và thù ghét mình.
B. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác là món quà quý giá để ta
trao tặng mọi người và dành tặng bản thân mình.
C. Lòng vị tha, sự cảm thông sẽ giúp ta nhận được nhiều món quà quý giá.
D. Oán giận hay thù ghét người khác là một tính cách xấu.
Câu 4. Cách giáo dục của thầy giáo có điều gì thú vị ?
A. Thầy tự mang khoai tây đến lớp mà không bắt bạn nào phải mua.
B. Bằng hình ảnh những củ khoai tây thối rữa, thầy đã giúp cả lớp hiểu ra giá trị của
sự tha thứ, lòng vị tha và sự cảm thông với lỗi lầm của người khác.
C. Thầy không cho làm bài vào vở mà viết lên khoai tây.
D. Bằng hình ảnh những củ khoai tây thối rữa, thầy đã giúp cả lớp hiểu ra giá trị của
việc cần trung thực, tự trọng trong cuộc sống.
Câu 5. Trong các câu sau, câu nào sử dụng dấu hai chấm để báo hiệu phần sau nó là
giải thích cho bộ phận đứng trước ?
A. Họ hỏi : “Tại sao các anh lại phải làm như vậy ?”
B. Đến giờ ra chơi, học trò ngạc nhiên nhìn trông : hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ
vậy !
C. Mận ở vùng Sa pa cũng đủ loại : mận vàng, mận đỏ, mận tím…
D. Vùng Hòn với đủ những vòm lá của đủ các loại cây trái : mít, dừa, mãng cầu, măng
cụt xum xuê.
Câu 6. Trong câu sau: “Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng,
đầy khoai tây.”có mấy tính từ?
A. 1 tính từ: căng B. 2 tính từ: căng, nặng C. 3 tính từ: căng, nặng, đầy

Câu 7. Các từ gạch chân trong câu sau là: “Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào
lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to.”
A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ
Câu 8. Kết bài trong câu chuyện trên là kết bài kiểu nào:
a. Kết bài mở rộng. b. Không có kết bài.
c. Kết bài không mở rộng. d. Cả 3 ý đều sai.
Câu 9 . Những câu tục ngữ, thành ngữ nào nói về ý chí, nghị lực ?
A. Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ. B. Thất bại là mẹ thành công.
C. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. D. Thua keo này bày keo khác.
Câu 10. Bộ phận câu được in đậm dưới đây trả lời cho câu hỏi:
Bao giờ cũng thế, chị ngồi ở một góc ổ rơm.
A. Khi nào? B. Vì sao? C. Ở đâu.
Câu 11. Chuyển câu sau thành câu hỏi:
- Trăng đã lên. =>
…………………………………………………………………………
Câu 12: Tìm các từ láy có trong đoạn cuối của bài:

………………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHĨA ĐÔ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I ( Số 6)
Họ và tên:…………………............. Năm học 2021 – 2022
Lớp: 4… Môn: Tiếng Việt (đọc hiểu)
( Thời gian: 40 phút)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU
Đọc thầm bài sau và trả lời câu hỏi:
TIẾNG HÁT BUỔI SỚM MAI
Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật. Bên bìa rừng có
một bông hoa lạ, năm cánh, mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó
thấp thoáng những cánh bướm dập dờn. Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất
tiếng hát. Nó hát mãi, hát mãi. Cuối cùng, nó hỏi gió xem có thích bài hát đó không. Gió
ngạc nhiên:
- Ơ chính tôi hát đấy chứ? Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành
những tiếng lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát.
Hoa lại hỏi sương. Những hạt sương long lanh trả lời:
- Bạn nhầm rồi! Đó chính là tiếng ngân nga thánh thót của chúng tôi. Tranh cãi mãi,
chẳng ai chịu ai. Hoa, gió và sương quyết định hỏi bác gác rừng. Bác gác rừng ôn tồn giải
thích:
- Mỗi buổi sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan
hát ca. Nhưng mỗi loài đều có tiếng hát của riêng mình. Có biết lắng nghe nhau mới hiểu
được tiếng hát của nhau, các cháu ạ.
Theo TRUYỆN NƯỚC NGOÀI
Khoanh tròn vào chữ a, b, c hoặc d trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây
hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. (0.5 điểm) Hoa hỏi gió và sương điều gì?
A. Bạn có thích bài hát của tôi không? C. Bạn có thích hát cùng tôi không?
B. Bạn hát hay tôi hát đấy nhỉ? D. Cả a, b, c đều sai.
Câu 2. (0.5 điểm) Gió và sương trả lời hoa thế nào?
A. Ơ, đó là bạn hát à? C. Bài hát đó không hay bằng bài hát của tôi.
B. Tôi không biết. D. Đó là tôi hát đấy chứ.
Câu 3. (0.5 điểm) Qua lời bác gác rừng, em hiểu vì sao hoa, gió và sương không nghe
được tiếng hát của nhau?
A. Vì mỗi vật đều hát to quá, át tiếng hát của nhau.
B. Vì gió và sương đung đưa và ngân nga thánh thót.
C. Vì chúng không biết cách lắng nghe để hiểu nhau.
D. Cả a, b, c đúng.
Câu 4. (0.5 điểm) Theo em, câu chuyện này khuyên chúng ta điều gì?
A. Hãy biết cách khen bạn cho bạn vui. C. Hãy biết cách lắng nghe để hiểu nhau
B. Loài nào cũng biết ca hát D. Cả a, b, c đúng.
Câu 5. (0.5 điểm) Câu "Mặt trời mỉm cười với hoa." có mấy từ phức?
A. Một từ C. Hai từ B. Ba từ D. Bốn từ
Câu 6. (0.5 điểm) Dấu hai chấm trong đoạn văn sau có tác dụng gì?
Bác gác rừng ôn tồn giải thích:
- Mỗi buổi sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan
hát ca. Nhưng mỗi loài đều có tiếng hát của riêng mình. Có biết lắng nghe nhau mới hiểu
được tiếng hát của nhau, các cháu ạ.
A. Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật
B. Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước nó
C. Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đứng sau nó là dấu gạch đầu dòng
D. Dẫn lời nói của một nhân vật
Câu 7. (0.5 điểm) Trong các câu tục ngữ sau, câu nào nói về tình đoàn kết, yêu
thương ?
A.Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
B.Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
C.Đói cho sạch rách cho thơm.
D.Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Câu 8. (0.5 điểm). Câu“Đêm đó, một tên trộm đột nhập vào nhà ông chủ và mang đi rất
nhiều của cải.”có mấy động từ ?
A. Một động từ, đó là : …………………………………………………………..
B. Hai động từ, đó là : ……………………………………………………………
C. Ba động từ, đó là : …………………………………………….....……………
D. Bốn động từ, đó là : …………………………………………………..………
Câu 9. (0.5 điểm) Câu hỏi “Thấy trộm không sủa thì mày có phải là chó trông nhà
không?” được dùng với mục đích gì?
A. Thể hiện yêu cầu, mong muốn C. Bày tỏ thái độ khen
B. Để khẳng định D. Bày tỏ thái độ chê
Câu 10. (0.5 điểm) Dãy từ nào gồm toàn các từ láy ?
A. sáng sớm, sung sướng, sóng sánh, suy sụp, sơ sài.
B. sòng sọc, sung sướng, sùm sụp, suy sụp, sụt sùi.
C. sững sờ, sáng sớm, sực nức, sừng sững, sóng sánh.
D. sụt sịt, sửa sang, san sẻ, sướt mướt, sụt sùi.

Câu 11. (1 điểm) Em hãy tìm và viết hai từ láy có trong bài "Tiếng hát buổi sớm mai"

...............................................................................................................................
Câu 12. (1 điểm) Chuyển câu kể “Sáng nay, chúng em thi Tiếng Việt.” thành câu hỏi
theo 2 cách khác nhau:

.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHĨA ĐÔ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I ( Số 7)
Họ và tên:…………………............. Năm học 2021 – 2022
Lớp: 4… Môn: Tiếng Việt (đọc hiểu)
( Thời gian: 40 phút)
ĐỌC THẦM VĂN BẢN SAU:
Câu chuyện về chị Võ Thị Sáu
Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng.
Mỗi lần được các anh giao nhiệm vụ gì Sáu đều hoàn thành tốt. Một hôm, Sáu mang
lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng, một tên bán nước ngay tại xã nhà. Lần đó, Sáu
bị giặc bắt. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, giặc Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo.
Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng
của đất nước. Bọn giặc Pháp đã lén lút đem chị đi thủ tiêu, vì sợ các chiến sĩ cách
mạng trong tù sẽ nổi giận phản đối. Trên đường ra pháp trường, chị đã ngắt một
bông hoa còn ướt đẫm sương đêm cài lên tóc. Bọn chúng kinh ngạc vì thấy một
người trước lúc hi sinh lại bình tĩnh đến thế. Tới bãi đất, chị gỡ bông hoa từ mái tóc
của mình tặng cho người lính Âu Phi. Chị đi tới cột trói: mỉm cười, chị nhìn trời
xanh bao la và chị cất cao giọng hát.
Lúc một tên lính bảo chị quỳ xuống, chị đã quát vào mặt lũ đao phủ: “Tao
chỉ biết đứng, không biết quỳ”. Một tiếng hô: “ Bắn”.
Một tràng súng nổ, chị Sáu ngã xuống. Máu chị thấm ướt bãi cát.
(Trích trong quyển Cẩm nang đội viên)
Câu 1.( 0,5 điểm)Chị Sáu tham gia hoạt động cách mạng năm bao nhiêu tuổi?
A - Mười hai tuổi. B - Mười lăm tuổi.
C - Mười sáu tuổi. D - Mười tám tuổi.
Câu 2.( 0,5 điểm) Chị Sáu bị giặc bắt và giam cầm ở đâu?
A - Vũng Tàu. B - Côn Đảo.
C - Đảo Trường Sa. D - Đảo Phú Quý.
Câu 3.( 0,5 điểm) Thái độ đáng khâm phục của chị Sáu đối diện với cái chết như thế
nào?
A- Bình tĩnh. B- Buồn rầu, sợ hãi.
C - Bất khuất, kiên cường. D - vui vẻ cất cao giọng hát.
Câu 4.( 0,5 điểm) Chị Sáu bị giặc Pháp bắt giữ, tra tấn, giam cầm ở Côn Đảo trong
hoàn cảnh nào?
A - Trong lúc chị đi theo anh trai.
B - Trong lúc chị đi ra bãi biển
C -Trong lúc chị đang đi theo dõi bọn giặc.
D - Trong lúc chị mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng.
Câu 5.( 0,5 điểm) Qua bài đọc, em thấy chị Võ Thị sáu là người như thế nào?
A - Yêu đất nước, gan dạ.
B - Hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.
C - Yêu đất nước, bất khuất trước kẻ thù.
D - Yêu đất nước, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.
Câu 6.( 0,5 điểm)Trong câu chuyện trên có mấy danh từ riêng?
A. ba. B. bốn. C. năm. D. Sáu
Câu 7.( 0,5 điểm) Tiếng “đường” có cấu tạo gồm mấy phần.
A.âm đầu, vần, thanh C. âm đầu
A.âm đầu và thanh D. vần và thanh
Câu 8.( 0,5 điểm)Dấu ngoặc kép trong câu sau có tác dụng gì: Lúc một tên lính bảo
chị quỳ xuống, chị đã quát vào mặt lũ đao phủ: “Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ”.
A. Đánh dấu lời nói đặc biệt. C. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
B. Cả hai đáp án đều đúng. D. Cả hai đáp án đều sai
Câu 9.( 0,5 điểm) Dòng nào dưới đây chỉ gồm các danh từ?
A. nhà cửa, chân tay, đôi mắt, chiếc áo. C. mái hiên, gầy gò, chân tay, đôi mắt.
B. xôn xao, gầy gò, đôi mắt, mái hiên. D. nhà cửa, cao ráo, cửa sổ, mái hiên.

Câu 10.( 0,5 điểm)Những từ nào sau đây có tiếng “trung” có nghĩa là “một lòng một
dạ”?
A.Trung hậu, trung thu, trung thành. C. Trung tâm, trung kiên, trung thành.
B.Trung hậu, trung bình, trung tâm. D.Trung hậu, trung kiên, trung thành.

Câu 11.( 1 điểm)Ghi lại các động từ có trong câu sau:


Cành đào nở hoa cho sắc xuân thêm rực rỡ, ngày xuân thêm tưng bừng.
Các động từ:..........................................................................................

Câu 12.( 1 điểm) Alêchxây Tônxtôi là tên nước ngoài bị viết sai, em hãy sửa lại cho đúng :
Sửa lại : .................................................................................
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHĨA ĐÔ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I ( Số 8)
Họ và tên:…………………............. Năm học 2021 – 2022
Lớp: 4… Môn: Tiếng Việt (đọc hiểu)
( Thời gian: 40 phút)
A. ĐỌC HIỂU
I. Đọc thầm và trả lời câu hỏi
Cô Chấm
Chấm không phải là một cô con gái đẹp, nhưng là người mà ai đã gặp thì không thể lẫn lộn
với bất cứ người nào khác.
Đôi mắt Chấm đã định nhìn ai thì dám nhìn thẳng, dù người ấy nhìn lại mình, dù người ấy
là con trai. Nghĩ thế nào, Chấm dám nói thế. Bình điểm trong tổ, ai làm hơn, làm kém, người
khác đắn đo, quanh quanh mãi chưa dám nói ra, Chấm nói ngay cho mà xem, nói thẳng băng
và còn nói đáng mấy điểm nữa. Đối với mình cũng vậy, Chấm có hôm dám nhận hơn người
khác bốn năm điểm. Được cái thẳng như thế nhưng không ai giận, vì người ta biết trong bụng
Chấm không có gì độc địa bao giờ.
Chấm cứ như một cây xương rồng. Cây xương rồng chặt ngang chặt dọc, chỉ cần cắm nó
xuống đất, đất cằn cũng được, nó sẽ sống và sẽ lớn lên. Chấm thì cần cơm và lao động để
sống. Chấm ăn rất khỏe, không có thức ăn cũng được. Những bữa Chấm về muộn, bà Am
thương con làm nhiều để phần dư thức ăn, Chấm cũng chỉ ăn như bình thường, còn bao nhiêu
để cuối bữa ăn vã. Chấm hay làm thực sự, đó là một nhu cầu của sự sống. Không làm chân
tay nó bứt rứt làm sao ấy. Tết Nguyên Đán, Chấm ra đồng sớm từ mồng hai, dẫu có bắt ở nhà
cũng không được.
Chấm không đua đòi may mặc. Mùa hè một áo cánh nâu. Mùa đông rét mấy cũng chỉ hai
áo cánh nâu. Chấm mộc mạc như hòn đất. Hòn đất ấy kết bạn với nắng với mưa để cho cây
lúa mọc lên hết vụ này qua vụ khác, hết năm này qua năm khác.
Theo Đào Vũ
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
Câu 1. (0.5 điểm) Đoạn 2 của bài cho em biết cô Chấm là người thế nào?
A. Nhân hậu, thẳng thắn.
B. Trung thực, thật thà.
C. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
Câu 2. (0.5 điểm) Qua cách ăn mặc của Chấm, em thấy cô là người thế nào?
A. Sống rất tiết kiệm.
B. Chịu rét hay chịu nóng rất giỏi.
C. Sống rất giản dị.
Câu 3. (0.5 điểm) Từ nào dưới đây nêu đúng thái độ của Chấm khi bình điểm?
A. Tự tin. B. Tự hào. C. Tự kiêu.
Câu 4. (0.5 điểm) Từ “mộc mạc” là loại từ gì?
A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ

Câu 5 (0.5 điểm)Dòng nào gồm các từ nói lên ý chí, nghị lực của con người ?
A. quyết tâm, bền gan, bền lòng, vững tâm
B. vững tâm, trung thực, bền lòng, kiên nhẫn
C. kiên nhẫn, bền gan, thật thà, vững tâm
Câu 6. (0.5 điểm) Cho câu : “Chấm hay làm thực sự, đó là một nhu cầu của sự sống.”
Từ nào trong câu là động từ?

A. làm B. Chấm C. nhu cầu


Câu 7. (0.5 điểm) Tiếng “vi” gồm những bộ phận nào cấu tạo thành?
A. Âm đầu và thanh.
B. Âm đầu và vần.
C. Âm đầu, vần và thanh.
Câu 8. (0.5 điểm) Có mấy cách viết mở bài?
A. 4 cách B. 3 lời dẫn C. 2 lời dẫn
Câu 9. (0.5 điểm) Dòng nào dưới đây gồm các động từ?
A. gặp gỡ, ôm, hôn má, hỏi thăm
B. quần áo, gương xe, thơm thơ, lo
C. ngọc, hải âu, chạy, nghe
Câu 10. (0.5 điểm) Câu hỏi còn được dùng để làm gì?
A. Thể hiện thái độ khen, chê.
B. Sự khẳng định, phủ định; yêu cầu, mong muốn…
C. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 11. (1 điểm) Câu “Hòn đất ấy kết bạn với nắng với mưa để cho cây lúa mọc lên hết vụ
này qua vụ khác, hết năm này qua năm khác.” thuộc kiểu câu …… ..................................
Câu 2:(1 điểm) Cho các từ: hỏi, cổ kính, tươi tắn, chạy nhảy
Các từ là tính từ gồm: …….
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHĨA ĐÔ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I ( Số 9)
Họ và tên:…………………............. Năm học 2021 – 2022
Lớp: 4… Môn: Tiếng Việt (đọc hiểu)
( Thời gian: 40 phút)
A. KIỂM TRA ĐỌC (7 điểm).
1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Một chuyến đi xa
Một người cha dẫn một cậu con trai đi cắm trại ở một vùng quê để cậu bé hiểu được cuộc
sống bình dị của những người ở đó. Hai cha con họ sống chung với gia đình nông dân. Trên
đường về, người cha hỏi: “Con thấy chuyến đi thế nào?”
- Tuyệt lắm cha ạ! Cậu bé đáp.
- Vậy con đã học được gì từ chuyến đi này ? - Người cha hỏi tiếp.
- Ở nhà, chúng ta chỉ có một con chó, còn mọi người ở đây thì có tới bốn. Chúng ta chỉ có
một hồ bơi trong vườn, còn họ có cả một dòng sông.Chúng ta thắp sáng bằng những bóng
đèn điện, còn họ đêm đến lại có rất nhiều ngôi sao toả sáng. Nhà mình có những cửa sổ
nhưng họ có cả một bầu trời bao la. Cảm ơn cha đã cho con thấy cuộc sống bên ngoài rộng
mở và đẹp làm sao!
QUANG KIỆT
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1 (0,5 điểm) Người cha trong câu chuyện đã đưa con trai đi đâu?
A. Đi đến vùng biển.
B. Đi đến vùng rừng núi.
C. Đi đến một vùng quê.
D. Đi đến một thành phố.
Câu 2: (0,5 điểm) Họ đã sống ở đâu trong thời gian đó?
A. Trong nhà nghỉ.
B. Trong nhà một người nông dân.
C. Trong khách sạn.
D. Trong một khu rừng.
Câu 3: (0,5 điểm) Người con trai đã thấy và học được gì qua chuyến đi?
A. Cuộc sống bên ngoài rộng mở và tươi đẹp.
B. Cuộc sống bên ngoài buồn tẻ.
C. Cuộc sống bên ngoài ồn ào và náo nhiệt.
D. Cuộc sống bên ngoài bình thường.
Câu 4: (0,5 điểm) Nhóm từ nào dưới đây là tính từ?
A. Người cha, con trai, nông dân, bóng đèn, dòng sông, ngôi sao
B. Dẫn, đi, cắm trại, hỏi, sống, thấy
C. Bình dị, tuyệt vời, sáng, bao la, rộng mở, đẹp
D. Ở, có, một, cả, bằng, thì, đã
Câu 5. (0,5 điểm) Dấu hai chấm trong bài đọc có tác dụng gì?
A. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là phần giải thích cho bộ phận câu đứng trước.
B. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói của nhân vật.
C. Cả hai đáp án trên
Câu 6. (0,5 điểm) Từ nào là từ nghi vấn trong câu sau: “Vậy con đã học được gì từ chuyến
đi này ?”
A. Vậy B. gì C. Vậy ….. gì

Câu 7. (0,5 điểm) Trong các câu tục ngữ dưới đây, câu nào không nói về ý chí, nghị lực
của con người?
A. Có đi mới đến, có học mới hay.
B. Thắng không kiêu, bại không nản.
C. Thua keo này, bày keo khác.
Câu 8. (0,5 điểm) Thứ tự nào chỉ mức độ giảm dần của màu đỏ?
A. Đỏ hơn son, đỏ như son, đỏ nhất, đỏ, đo đỏ.
B. Đỏ hơn, đỏ nhất, đỏ, đỏ như son, đỏ hơn son.
C. Đỏ, đỏ nhất, đỏ như son, đỏ hơn, đỏ hơn son.
D. Đo đỏ, đỏ, đỏ nhất, đỏ như son, đỏ hơn son.
Câu 9. (0,5 điểm) Cách viết nào dưới đây đúng quy tắc viết tên người nước ngoài?
A. mát–Téc–Lích. B. Mát–Téc–Lích. C. Mát–téc–lích.
Câu 10. (0,5 điểm) Từ nào là từ trái nghĩa với từ “ quyết chí”?
A. quyết tâm B. nản chí C. kiên cường
Câu 11. ( 1 điểm) Tính từ trong câu: “Bằng cách ấy, cậu sẽ làm cho người bạn xấu tính kia
hết kiêu căng, hợm hĩnh” là: ...................................................................
Câu 12. (1 điểm) Các động từ có trong câu “Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và
rửa bát đĩa. Đôi khi em giặt khăn mùi soa” là: ….............................
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHĨA ĐÔ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I ( Số 10)
Họ và tên:…………………............. Năm học 2021 – 2022
Lớp: 4… Môn: Tiếng Việt (đọc hiểu)
( Thời gian: 40 phút)

I.ĐỌC THẦM VĂN BẢN SAU:


Chiếc áo mới ngày xuân
Tôi nhớ mãi lần mẹ mua cho tôi chiếc áo mới vào ngày Tết, chiếc áo vải dày nhưng sờ vào
rất mát. Những bông hoa vàng nhụy đỏ làm niềm vui của tôi trong năm mới râm ran.
Cả đêm đó, dù không phải thức canh nồi bánh chưng nhưng tôi vẫn cố canh cho mình đừng
ngủ. Tôi chỉ sợ nếu nhắm mắt vào thì chiếc áo mới sẽ bị ai đó lấy mất, hoặc rất có thể nó sẽ
không cánh mà bay.
Tết năm ấy với tôi cái gì cũng đẹp hơn, vui hơn gấp trăm lần. Từ 27 Tết, tôi cứ chạy khắp
căn nhà nhỏ bé của mình hát véo von đủ các bài, làm đủ mọi việc linh tinh mà không phụng
phịu, dỗi hờn như mọi năm. Thi thoảng lại liếc mắt nhìn chiếc áo mới được mẹ móc gọn gàng
phơi trên dây. Vui như thể cái áo cũng đang mỉm cười với mình, đang hát với mình…
Đêm Giao thừa mẹ bảo mặc áo mới trước giờ bố thắp hương. Tôi cầm cái áo trên tay hít hà
mùi vải mới, vừa muốn mặc lên người mà vừa không nỡ. Cứ tần ngần, bố phải nhắc đến lần
thứ ba. Dù chiều đó đã đun nước hương bưởi để tắm gội tất niên nhưng từ khi mặc áo mới tôi
chỉ ngửi thấy trên cơ thể mình một mùi thơm rất lạ. Có lẽ đó là mùi của niềm vui trong trẻo
thuở lên mười.
Sau này khi cuộc sống đã bớt khó khăn, Tết nào mẹ cũng sắm cho ba anh em tôi quần áo
mới. Tuy nhiên, dù giá những bộ quần áo đó có cao hơn, chất vải có tốt hơn tôi vẫn yêu chiếc
áo mới thời khó khăn năm nào.
Những ký ức tuổi thơ năm nào tiếp tục vun đắp cho tâm hồn tôi những nềm vui con trẻ nên
giờ dù đã lớn, tôi vẫn háo hức chờ đến Tết. Những tờ lịch trên tường mỏng dần, ngoài đường
người ta bắt đầu bật bài hát “Happy new year”, bày bán cành đào, bao lì xì đo đỏ. Vui thật
vui!
Vũ Thị Huyền Trang
HÃY CHỌN CHỮ CÁI TRƯỚC Ý TRẢ LỜI ĐÚNG NHẤT
Câu 1. Chiếc áo mới của nhân vật “tôi” có đặc điểm gì ?
A. Vải mỏng, mặc vào rất mát, nổi bật trên nền vải là những bông hoa vàng nhụy đỏ.
B. Vải dày nhưng sờ vào rất mát, có những bông hoa vàng nhụy đỏ trên nền vải.
C. Vải dày nhưng sờ vào rất mát, có những bông hoa đỏ nhụy vàng.
Câu 2. Đêm hôm có chiếc áo mới ấy, nhân vật “tôi” đã thế nào?
A. Phải thức để canh nồi bánh chưng.
B. Chạy khắp căn nhà nhỏ bé của mình, hát véo von đủ các bài.
C. Canh cho mình đừng ngủ.
Câu 3. Cụm từ “mùi thơm rất lạ” trong bài chỉ gì?
A. Mùi vải mới từ cái áo.
B. Mùi vải mới quyện với hương bưởi từ nước tắm gội.
C. Mùi của niềm vui trong trẻo thuở lên mười.
Câu 4. . Vì sao sau này, khi đó có những bộ quần áo đẹp hơn, giá trị hơn mà nhân vật
“tôi” vẫn yêu chiếc áo thời khó khăn năm xưa?
A. Vì đó là chiếc áo cha mẹ chắt chịu từng đồng để mua cho.
B. Vì đó là vật thể hiện tấm lòng yêu thương của cha mẹ dành cho đứa con bé bỏng.
C. Vì cả hai lý do trên.
Câu 5. Xác định từ loại của các từ gạch chân trong đoạn văn sau?
Tôi nhớ mãi lần mẹ mua cho tôi chiếc áo mới vào ngày Tết, chiếc áo vải dày nhưng
sờ vào rất mát. Những bông hoa vàng nhụy đỏ làm niềm vui của tôi trong năm mới râm
ran.
A.Danh từ B.Động từ C. Tính từ
Câu 6. Câu “ Tôi chỉ sợ nếu nhắm mắt vào thì chiếc áo mới sẽ bị ai đó lấy mất, hoặc rất
có thể nó sẽ không cánh mà bay.” thuộc kiểu câu nào?
A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào?
Câu 7. Cho đoạn văn:
Tết năm ấy với tôi cái gì cũng đẹp hơn, vui hơn gấp trăm lần. Từ 27 Tết, tôi cứ chạy
khắp căn nhà nhỏ bé của mình hát véo von đủ các bài, làm đủ mọi việc linh tinh mà
không phụng phịu, dỗi hờn như mọi năm.
Đoạn văn trên có mấy tính từ ?
A.1 tính từ B. 2 tính từ C. 3 tính từ
Câu 8. Câu hỏi nào sau đây dùng để bày tỏ sự khen ngợi?
A. Chà, chữ viết của cậu đẹp nhỉ?
B. Sao cậu ẩu đoảng thế?
C. Anh giúp em giải bài toán này được không?
Câu 9. Nhiều năm trôi qua, một hôm, vị thầy giáo đó dẫn ba mươi học trò của mình đến một
trang trại rộng hai trăm mẫu để cắm trại.
Các từ gạch chân trong đoạn văn trên là từ loại nào : ..........
Câu 10. Mẹ đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ.
Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong câu văn trên.
......................................................................................................................................................

----------------------------------------------- Hết -------------------------------------

You might also like