You are on page 1of 2

Đoạn 3

Tay Tiến xuất hiện gián tiếp trong khung cảnh núi rừng miền Tây với những bước chân hành quân ra trận thì đến khổ
thơ thứ ba, hình ảnh các anh được khắc họa trực tiếp với vẻ đẹp lãng mạn nhưng đậm chất bi tráng. Ở hai câu thơ
đầu tiên, nhà thơ đã vẽ ra chân dung người lính Tây Tiến với bề ngoài kì dị khác thường:

"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá giữ oai hùm

Không chỉ khó khăn trên chiến trường chiến đấu, những câu chuyện về bệnh tật và nơi khí hậu khắc nghiệt cũng
được đưa vào trong thơ của Quang Dũng. Không một chút giấu diếm, sự thiếu thốn hay những căn bệnh như sốt rét.
Chính Hữu trong bài thơ “Đồng chí” đã trực tiếp miêu tả căn bệnh ấy:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi

Cuộc sống là mảnh đất màu mỡ để cho thơ bắt rễ và sinh sôi." Thơ Quang Dũng chân thực như chính những trải
nghiệm của nhà thơ nơi chiến trường. Ngòi bút của Quang Dũng không né tránh những sự thật bi thương, những
mất mát hi sinh nơi chiến trường. Vậy nên căn bệnh đáng sợ khiến cả binh đoàn bị rụng hết tóc được tác giả khai
thác hết sức chân thực , dù khó khăn khắc nghiệt nhưng tinh thần chiến đấu chưa bao giờ kết thúc. Đảo ngữ “Tây
Tiến đoàn binh” để nhấn mạnh khí chất của đoàn quân trong hồi ức của nhà thơ, lại nhớ về những ngày đầu những
anh lính nuôi dưỡng, quý mái tóc của mình . Thế nhưng hiện tại lại trái ngược hoàn toàn các anh còn xông pha chiến
trận còn đánh giáp lá cà với bọn địch, các anh còn chịu rét, các anh còn vì tình cảm đồng chí không muốn đồng đội
chịu nỗi đau đớn 1 mình mà đã bỏ đi mái tóc của mình để mang 1 dáng hình kì lạ. Hiện thực khắc nghiệt buộc những
người lính đứng dậy với một diện mạo mới chẳng còn dáng vẻ thư sinh của chàng trai Hà thành nữa. “Quân xanh
màu lá” cũng là một hình ảnh thực chỉ màu xanh lá ngụy trang trong lối đánh du kích của quân đội ta và cũng là màu
da xanh xao của người lính chịu cơn sốt rét nhưng vẫn kiên cường. Câu thơ vừa đối lập lại vừa ẩn dụ vẻ xanh xao
trong mắt nhà thơ càng trở thành tựu văn cường bất khuất. Hình ảnh quân xanh màu lá là những hình ảnh gầy gò ốm
nhưng không hề yếu mà vẫn dữ oai hùm. Bằng bút pháp tả thực Quang Dũng đã vẽ ra một bức tranh trần trụi khốc
liệt về chiến tranh nhưng sự trần trụi ấy lại đậm tính lãng mạn. Có lẽ vì vậy mà ta vừa cảm thương vừa khâm phục
những người lính vô cùng. Vẫn là theo mô tuýp bài thơ, sau khi dùng như ý thơ để tả hiện thực bi tráng thì đến tiếp
theo là những câu thơ của một tâm hồn lãng mạn, tài hoa.

“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

Hình ảnh “mắt trừng” vừa là cách nói cường điệu của bút pháp lãng mạn vừa là hoán dụ. Người đọc có thể hình dung
về người lính trong những đêm nhớ nhà, nhớ quê, họ trằn trọc với tấm chân tình đã phủ khăn từ rất lâu rồi, họ trằn
trọc suy tư về con đường hành quân ngày mai. Mặt khác “mắt trừng” là cách thể hiện sự căm thù tức giận của người
lính, họ có thể ngã xuống nhưng niềm hi vọng đánh tan giặc thì không bao giờ dập tắt được. Đều là những chàng trai
Hà thành hào hoa lãng tử, họ đã quên đi mối tình chóng vánh mới nở ở quê nhà yêu dấu để bước chân lên đường
chiến đấu. Ở nơi này “dáng kiều thơm” chỉ dám xuất hiện trong đêm mơ. Sau một ngày đối mặt với bom đạn chết
chóc, đêm về các anh lại mơ về những dáng "kiều thơm", bóng dáng thướt tha, yểu điệu của những thiếu nữ nơi
đường phố Hà Thành. Một giấc mộng thật trẻ trung, sôi nổi của thời tuổi trẻ, gợi lên vẻ hồn nhiên, đa tình và cũng
rất đáng yêu của người lính. Tình yêu lứa đôi trở thành bệ phóng nâng đỡ vun đắp cho tình yêu quê hương đất
nước .Câu thơ có vậy mà đã gây ra bút chiến, lại nhớ nhà thơ Lưu Trọng Lư đã từng viết: “Người Đức họ không cấm
thanh niên họ đọc Werther mà họ vẫn cường, người Anh họ không cấm thanh niên họ đọc Romeo et Juliette mà họ
vẫn mạnh. Tôi dám chắc chỉ có những nhà nhân đạo mới tự cấm lấy mình thôi. Nếu cầm hết đi như vậy thì còn biết
chi là cái hay cái đẹp ở đời” Hai câu thơ diễn tả tâm trạng rất thật của người lính trên đất Lào, họ gửi nỗi nhớ qua
biên giới cũng chẳng chờ hồi âm chỉ mong chiến thắng. Nếu cái bi của vẻ đẹp người lính là sự hi sinh của những
người chiến sĩ , mà phần lớn là những trí thức Hà Thành ngày đêm nghĩ đến quê nhà với những bóng hồng mà không
bao giờ mờ nhạt trong lòng họ. Thì cái tráng sẽ là khi các anh được hi sinh vì chính lí tưởng cao đẹp của mình :
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Có người nói cảm hứng của Quang Dũng đôi lúc sắp chìm vào trạng thái bi thương thì ngay lập tức được nâng đỡ bởi
đôi cánh lý tưởng lãng mạn. Từ láy “rải rác” ở đầu câu thơ kết hợp với những từ Hán Việt như “biên cương” “viễn xứ”
đã làm bức tranh nhuốm màu tang thương, một sự thật nghiệt ngã và đau lòng. Đối mặt với bom đạn tinh thần con
người có cao đến mấy cũng chỉ tan xương nát thịt. Cuộc đời của những chàng trai trẻ mãi mãi bỏ lại nơi xa xôi. Đau
thương, mất mát, hi sinh là vậy nhưng qua cách diễn đạt của Quang Dũng, sự ra đi của người lính Tây Tiến vẫn thật
hào hùng, dũng mãnh. Quang Dũng nói đến cái chết chỉ đủ gây thương cảm cho người đọc từ đó làm nổi bật chí khí
và tầm vóc của các anh. Cái đau thương bị át đi ngay ở câu thơ nói về bi thương bởi cách sử dụng từ ngữ Hán Việt.
Những từ ngữ Hán Việt này không chỉ làm giảm đi sự mất mát hi sinh mà còn gợi lên sự tôn nghiêm vĩnh hằng, sự
thành kính thiêng liêng trong sự ra đi của người lính. Đảo cấu trúc “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” khiến cho
giọt nước mắt bi thương kia được hong khô hẳn. Giờ đây chỉ còn tâm thế cầm chắc súng, hiên ngang sẵn sàng đấu
tranh bảo vệ dân tộc. Hình ảnh hoán dụ “đời xanh” đã gây ra sự quên mình vì tổ quốc của người lính ở độ tuổi đẹp
nhất họ cống hiến sức người thanh xuân của mình cho sự nghiệp của Tổ quốc. Đúng, đó chính là tinh thần trong câu
“quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Từ phủ định “chẳng tiếc” để khẳng định tầm vóc lớn lao lý tưởng cao đẹp của binh
đoàn Tây Tiến. Sương giăng hay khói lửa cũng chẳng làm mờ đi hình tượng người lính. Chẳng tiếc" là cách nói ngang
tàng đầy khí phách, là thái độ tự nguyệnkhông ép buộc và một tâm trạng hết sức thanh thản. Họ sẵn sàng hiến dâng
đời với biết bao hi vọng, mộng mơ, sẵn sàng hi sinh vì đất nước, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Lý tưởng ấy thật cao
cả, đẹp đẽ, sáng người ý chí quyết tâm. Đây cũng là tâm nguyện của những thanh niên Việt Nam thời chống Mỹ trong
thơ thơ của Thanh Thảo:

Chúng tôi đi không tiếc đời mình

Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc

Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi tổ quốc."

Với cái nhìn lãng mạn, Quang Dũng đã khiến cho sự ra đi của người lính Tây Tiến thật hào hùng, sang trọng và cao
đẹp bởi hình ảnh "áo bào thay chiếu", đưa các anh về với đất mẹ. Chiếc áo của người lính được thi vị hóa trở thành
áo bào, vừa cổ kính trang trọng lại vừa gần gũi thân thương. Các anh ra đi không có da ngựa bọc thây như
những chiến tướng thuở xưa nhưng đã có áo bào lẫm liệt đưa các anh về với núi sông. Cách dùng từ ngữ của Quang
Dũng cũng thật độc đáo. Nhà thơ không dùng từ "chết" mà là "về đất". Cách nói giảm đã làm vơi bớt đi nỗi đau
thương để cái chết ấy trở thành bất tử. Với người lính chết chưa phải là hết, nó không phải là sự ra đi mà là cuộc
hành trình trở về với đất mẹ thân yêu. Người mẹ hiền đất nước đang dang rộng vòng tay để đón các anh về. Linh hồn
các anh đã hóa thân vào sông núi để còn mãi với núi sông, để làm nên vóc dáng, hình hài của đất nước. Sự ra đi ấy
thật thanh thản nhẹ nhàng. Hình ảnh nhân hóa “sông Mã gầm lên” kết hợp từ Hán Việt “khúc độc hành” đã tạo ra
một giọng thơ đang hào hùng bi ai bỗng ngay lập tức trở nên bi tráng. “Sông Mã cọp gầm”, ngay cả chúa rừng xanh
cũng thương tiếc cho người lính, rừng thiêng sông núi như dâng một khúc ca hoành tráng để tiễn đưa vong linh
người đã khuất càng làm cho khí thế đoàn quân thêm phần mạnh mẽ. Đồng đội của họ đã ngã xuống, họ phải tiếp
tục chiến đấu vì lý tưởng vì quê hương, vì trả thù. Tiếng gầm thét của sông Mã là biểu hiện cao độ cho sự mất mát,
cho nỗi tiếc thương và cả niềm uất hận. Nó như một con chiến mã trung thành đang gầm rú, gào thét vì sự ra đi của
chủ tướng. Dường như cả đất trời núi sông, cả quê hương đều đang nghiêng mình tiễn biệt người lính trong âm
hưởng hào hùng và dữ dội của sông Mã.

You might also like