You are on page 1of 1

Phân tích 2 câu thơ bài Tây Tiến

“Áo bào thay chiếu anh về đất


Sông mã gầm lên khúc đọc hành”

Những người lính Tây Tiến không tiếc đời ra đi chiến đấu
cho quê hương, không tiếc đời sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc. Họ
ra đi mà vẫn nhớ, vẫn mang theo những tình riêng mơ mộng, khi
họ hi sinh thì "áo bào thay chiếu anh về đất”. Bằng hai chữ "áo
bào", nhà thơ đã nâng cao giá trị, đã tái tạo được vẻ đẹp cao quý.
một vẻ đẹp như những người tráng sĩ xưa nơi những người Tây
Tiến, vẻ đẹp ấy làm mờ đi thực trạng thiếu thốn ở chiến trường.
Rồi "anh về đất', cái chết nhẹ như không, như về lại những gì
thương ỵêu, thân thuộc ngày xưa. "Anh về đất là để sống mãi
trong lòng quê hương, đất nước. Và sông Mã thay lời núi sông
cất lên lời ai điếu bi hùng: "Sông Mã gầm lên khúc độc hành".

Nỗi đau thật dữ dội, chỉ một tiếng "gầm than trầm uất", nỗi
đau như dồn nén, quặn thắt từ bên trong. Không có nước mắt
của đồng đội, chỉ có con sông Mã với nỗi đau cuộn chảy trong
lòng, độc hành... chảy ngược vào tim.

Cả đoạn thơ nói đến cái chất thật bi mà cũng thật hùng.
Những người lính Tây Tiến đã được nhà thơ khắc họa với nỗi
nhớ thương tha thiết, với vẻ đẹp hoang sơ, dữ dội như vẻ đẹp
của núi rừng.

You might also like