You are on page 1of 3

Phân tích bài Tây Tiến học sinh giỏi - Bài mẫu 3

Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài, ông không chỉ đàn giỏi mà ông còn là một nhà thơ
trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Tên tuổi của Quang Dũng gắn liền với bài thơ Tây
Tiến. Trước Tây Tiến Quang Dũng đã làm thơ và cũn có những bài thơ khá hay nhưng chỉ
đến Tây Tiến nhà thơ mới ghi được dấu ấn trong mắt người đọc với phong cách thơ hồn hậu,
trẻ trung. Bài thơ Tây Tiến thể hiện nỗi nhớ của Quang Dũng về đơn vị cũ của mình. Bài
được in trong tập Mây đầu ô.
Trước hết là bốn câu thở đầu tác giả mở ra một không gian của Tây Tiến xưa kia. Những
hình ảnh mang đầy những nỗi nhớ thương được nhà thơ nén vào từng câu thơ ấy:
“Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
Không gian của con sông Mã hiện lên mang đầy những nỗi nhớ. Nỗi nhớ ấy chính là nỗi
nhớ về một thời đã xa bên đơn vị Tây Tiến của nhà thơ. Những tiếng gọi tha thiết thân
thương được cất lên vô cùng da diết. Không chỉ là không gian sông mã mà còn là không
gian của những cánh rừng. Có thể nói hình ảnh đoàn quân Tây Tiến được in dấu trên những
góc suối nẻo rừng. Tất cả những không gian ấy đều in dấu bước chân của họ và khi nhớ về
nó nhà thơ nhớ hết cả. Từ “ơi” ở câu thứ nhất hiệp vần với từ “chơi vơi” ở câu thứ hai mang
đến sự vang dội. Ta cảm tưởng rằng nỗi nhớ kia như dội vào không gian vọng về thời gian
của những năm tháng chiến đấu kiên cường kia. Vần “ơi” mở rộng như càng thể hiện được sự da diết
trong nỗi nhớ ấy. Hai địa điểm đầu tiên được nhà thơ nhắc đến là Sài Khao và
Mường Lát. Người chiến sĩ Tây Tiến ra đi từ lúc sương vẫn còn giăng mắc trên những cảnh
vật và khi về thì đêm đã lên hơi rồi. Cái từ “hơi” ấy cảm giác như nhẹ nhàng lắm. Phải
chăng khi cái mệt mỏi kia khi về nghỉ lại cảm thấy nhẹ nhàng sau một ngày hành quân vậy.
tác giả không nói hoa nở mà nói hoa về, không viết đêm sương mà lai viết đêm hơi. Như thế
là nhà thơ đã chuyển từ thế giới thực sang thế giới ảo. Hình ảnh hoa kia không chỉ là hoa mà
hình như còn là hình bóng của con người, hay có thể còn là ngọn đuốc của các anh chiến sĩ
Tây Tiến.
Đến những câu thơ tiếp theo nhà thơ tiếp tục thể hiện nỗi nhớ của mình qua hình ảnh những
cuộc hành quân của đoàn quân Tây tiến. Đó là tất cả sự gian nan khó khăn trên con đường
hành quân ấy:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Những vần trắc chiếm hơn nữa số từ trong những câu thơ cho thấy sự gian nan khúc khuỷu
của đường hành quân. Vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ hiện lên làm nổi bật ý chí bất khuất của
con người. Núi kia có cao nhưng không cao hơn ngọn súng của các đồng chí. Hàng ngày họ
phải leo lên rồi lại leo xuống không biết bao nhiêu là núi. Hình ảnh cây súng chắc trong tay
chĩa lên cao súng dường như đang chạm đến tận trời. Hình ảnh súng ngửi trời thật đẹp nó
thể hiện ý chí kiên cường vượt qua khó khăn của người chiến sĩ. Ngàn thước lên cao rồi lại
ngàn thước xuống hiểm trở vô cùng. Những từ “thăm thẳm”, “ khúc khuỷu” thể hiện sự
hùng vĩ hiểm trở của núi rừng tây Bắc. Không những thế nhà thơ ngắt nhịp câu thơ 4/3 thể
hiện được tâm trạng của nhà thơ như bẻ gãy làm đôi, sự đối lập trong cùng một câu thơ đã
lột tả hết con đường mà những chiến sĩ tây Tiến phải đi qua. Không những thế câu thơ thứ tư
nhà thơ lại kết cấu toàn những vần bằng. Có thể nói ở trên trúc trắc đến đâu thì ở dưới lại
nhẹ nhàng đến đấy. Câu thơ như thể hiện tâm trạng thoải mái nhẹ nhõm của những người
chiến sĩ Tây Tiến sau những giờ khắc gian nan trên những dốc những đèo tây Bắc. Những
hạt mưa xa kia cảm tưởng như sương muối bồng bềnh. Có thể nói đây chính là những câu
thơ tuyệt bút trong bài thơ Tây Tiến.
Sáu câu thơ tiếp theo Quang Dũng thể hiện chặng đường gian nan của đoàn quân Tây Tiến
có những chiến sĩ đã ngã xuống, Thiên nhiên Tây Bắc hiện lên trong những sự dữ dội của
thú rừng:
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu màu em thơm nếp xôi”
Hình ảnh những người chiến sĩ ngã xuống được nhà thơ nói giảm nói tránh là dãi dầu không
bước nữa. Súng mũ ở đó anh gục lên mà bỏ quên đời. Đó là sự hi sinh thế nhưng với sự hồn
hậu lãng mạn của mình nhà thơ nói giảm nó đi để không thấy nhiều sự hi sinh mất mát.
Thiên nhiên Tây bắc lại hiện lên với những hình ảnh của buổi chiều những con thú dữ gầm
thét, đêm đến thì cọp lại trêu người. Nhà thơ nói cọp trêu người cũng làm cho chúng ta sự
trêu đùa của nhà thơ. Câu thơ như dí dỏm hơn thể hiện sự dữ dội của thiên nhiên nhưng
không quá khắc nghiệt. Trước nhưng nỗi nhớ ấy nhà thơ lại cất lên nỗi nhớ Tây Tiến với
Mai Châu thắm đẫm tình quân dân với thơm nếp xôi và cơm lên khói. Nhà thơ không dùng
chữ ơi để thể hiện nữa mà lại là nhớ ôi. Điều đó cho thấy nhà thơ đang nuối tiếc một thời đã
qua.
Đến những câu thơ tiếp theo tình quân dân keo sơn gắn bó được Quang Dũng nhắc đến nỗi
nhớ của mình:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”
Sau những cuộc hành quân gian nan vất vả những người Tây Tiến lại được sống trong tình
quân dân thăm thiết chân tình. Những hội đuốc hoa được tổ chức cho những người chiến sĩ.
Lúc ấy những cô gái Lào mang trên mình những bộ quần áo màu sắc rực rỡ khèn lên điệu
nhạc thì nàng cũng e ấp múa. Niềm vui ấy giống như những món quà dành cho những người
chiến sĩ. Những ngọn đuốc hoa lên đèn sáng bưng cả một khoảng không gian những người
chiến sĩ ngồi quây quần bên đồng lửa vỗ tay theo điệu khèn và ngắm những cô gái Lào nhảy
múa.
Cuộc vui thì bao giờ cũng phải chia tay, quy luật của cuộc sống ở thê mà ở đây chiến sĩ Tây
Tiến nghỉ ngơi rồi thì cũng phải đi hành quân tiếp. Và khi rời đi cảnh tượng chia tay diễn ra
ở đây thật sự rất quyến luyến:
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có thấy dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
Một cảnh tượng quyến luyến chia tay. Sau những niềm vui ấy chiều hôm đó những người
chiến sĩ Tây Tiến lại lên đường. Người dân thể hiện sự quyến luyến với những người chiến
sĩ ấy khi chia tay bịn rịn khó tả. Đến cảnh vật nơi đây cũng nhuốm màu tâm trạng chia ly.
Lau như có hồn để nẻo về bến bờ. Dáng người dân trên con thuyền độc mộc mà đưa cành
tay vẫy chào những người chiến sĩ ấy. Dòng nước hoa đong đưa như thể hiện được cái hồn
của cảnh vật, sự trôi chảy của thiên nhiên kia chính là sự trôi chảy của thời gian. Cuộc vui
hết thì người chiến sĩ cũng phải đi làm nhiệm vụ.
Không chỉ vậy Quang Dũng nhơ đến những hình ảnh của những người chiến sĩ Tây Tiến với
chân dung khuôn mặt, ánh mắt:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
Có thể nói chân dung người chiến binh Tây tiến hiện lên thật sự rất ốm thế nhưng lại không
yếu. Họ không mọc được tóc là do cuộc sống nơi rừng thiêng nước độc rửa chân rung lông
gội đầu rụng tóc hay cũng có thể đó chính là kết quả của những trận sốt rét rừng khiến cho
chiến binh Tây Tiến rụng hết tóc. Quân xanh màu lá cũng có thể hiểu là màu xanh của trang
phục lá cây, hay là sự xanh xao của sự thiểu thốn nơi chiến trường. Thế nhưng họ không yếu
mà vẫn giữ oai hùm. Hình ảnh mắt trừng nhơ đến những dáng kiều thơm kia một thời được
coi là mông rớt buồn rơi. Mắt trừng là do sự căm thù giặc mong muốn quét sạch bóng quân
thù. Đó phải chăng cũng là hình ảnh thể hiện sự thức đêm của chiến binh vì nghĩ đến biên
giới. Họ gian nan với cuộc chiến tranh những họ không quên nhớ đến những người thương
của mình để được an ủi
Những câu thơ cuối cùng cất lên thể hiện những lý tưởng và bức tượng đài bi tráng của
người chiến binh Tây Tiến:
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”
Bức tượng đài bi tráng của người chiến sĩ được thể hiện qua hình ảnh những nấm mộ rải rác
trên biên cương. Không có tên tuổi, không có quê quán chỉ là những nấm lồi lên trên mặt đất
mà thôi. Họ thể hiện lý tưởng vì nước của mình. Họ không tiếc đời xanh mà chỉ muốn hết
lòng vì đất nước. Khi chết đi may lắm thì cũng chỉ có manh chiếu quấn về với đất chứ
không có áo bào nào cả. Cái đẹp của sự bi tráng ấy được thể hiện trang trọng qua hàng loạt
các từ Hán Việt trong những câu thơ trên. Con sông Mã như khóc thương cho những người
chiến sĩ qua đời, hay là chính giờ đây nó đang chơi vơi một mình nên nó gầm lên vì nhớ Tây
Tiến. Những người lên Châu mộc thì đã chấp nhận đương đầu với cái chết cho nền cả khi
chết đi hồn cũng về những nơi gắn bó gian nan của tình đồng đội, tình quân dân chứ không
về xuôi nữa.
Như vậy nhà thơ nhớ đến đơn vị cũ của mình mà thể hiện nó thành những câu thơ giàu cảm
xúc. Không những thế trong những câu thơ ấy còn giàu chất họa chất nhạc khiến cho Tây
Bắc hiện lên với nhưng vẻ đẹp và những gian nan hiểm nguy. Đồng thời thể hiện sự hào
hùng của một thời bom đạn với đoàn binh tây Tiên ấy. Họ tuy không còn nữa nhưng bức
tượng đài mà họ xây lên chắc chắn còn mãi trong những trái tim Việt Nam.

You might also like