You are on page 1of 8

Chương III: Kết quả nghiên cứu

Nhằm để tìm hiểu chi tiết hơn các khó khăn, ảnh hưởng về năng lực lãnh đạo của
các bạn sinh viên năm nhất Trường Đại học Giáo dục nên tôi đã tiến hành làm mẫu
phiếu gửi tới các bạn và đã thu được 70 phiếu. Dưới đây là biểu đồ cũng như phân
tích biểu đồ sau thời gian tôi gửi bảng hỏi tới các bạn.
1. Biểu đồ thể hiện các bạn sinh viên học trường Đại học nào
- Có 76.1% là sinh viên trường ĐH Giáo dục và 23.9% là sv ngoài trường
khác.

2. Biểu đồ thể hiện giới tính tham gia khảo sát


- Có 88.6% là sinh viên nữ và 11,4% là sinh viên nam.
3. Biểu đồ thể hiện sinh viên các năm tham gia khảo sát:

- Cho thấy sự quan tâm của các bạn sinh viên năm nhất tới vấn đề này là
rất lớn.
4. Đầu tiên ta sẽ khảo sát, phân loại ra 2 đối tượng là đã làm/chưa từng làm
lãnh đạo.

- Có 55.7% ~ 39 bạn sv đã từng làm leader và 44.3% ~31 bạn sv chưa từng
làm leader.

A. Đối với đối tượng đã và đang làm leader:


1. Biểu đồ thể hiện phạm vi lãnh đạo của sv:
- Có thể thấy, chiếm tỉ lệ lớn nhất là lãnh đạo về nhóm( 35.9% ), tiếp theo
là lớp(23.1%), trong trường ( 17.9%), ngoài trường( 12.8%) và 1 số ít về
câu lạc bộ/tất cả.
- Điều đó chứng tỏ phạm vi lãnh đạo của sv còn khá nhỏ hẹp về không
gian. Vì vậy, sv cần thử sức bản thân nhiêu hơn trong môi trường mới,
rộng mở hơn để trải nghiệm.
2. Để khảo sát về việc lãnh đạo của sinh viên, đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu
về tâm lý của các bạn khi trở thành lãnh đạo qua biểu đồ sau:

- Kết quả cho thấy, phần lớn sinh viên cảm thấy có trách nhiệm và trưởng
thành hơn( 74.4%), tiếp đến là sự hào hứng với 1 vai trò mới(43.6%),
cảm xúc vui và hạnh phúc(30.8%).
- Tuy nhiên, việc cảm thấy áp lực, mệt mỏi với 28.2% và việc cảm thấy
bình thường hoặc quá quen với vai trò này vẫn chiếm 1 phần nhỏ trong
đó.
- Điều này thể hiện tâm lý của sinh viên khi đảm đương trọng trách này
phần lớn đều rất tích cực, sẵn sàng đón nhận nhiệm vụ, trách nhiệm của
bản thân với 1 vai trò mới, nhưng bên cạnh đó, vẫn có 1 bộ phận sv gặp
áp lực, stress.
3. Với tâm lý chuẩn bị như vậy thì thực trạng về năng lực lãnh đạo sẽ như
thế nào? Qua khảo sát, tôi thu được 1 số ý kiến sau đây:
- Hầu hết các sinh viên đều có tinh thần trách nhiệm với trọng trách mình
đảm đang.
- Sinh viên sẵn sàng làm khi có cơ hội.
- Sinh viên ý thức được sự cần thiết của 1 lãnh đạo để chỉ huy nhóm.
- Cho rằng kỹ năng lãnh đạo là kỹ năng mềm để trang bị cho sinh viên,
nhất là khi ra trường.
4. Thuận lợi trong quá trình làm leader:

+ Hầu hết sv đều có môi trường làm việc thoải mái, hiệu quả (chiếm
33/39)
+ Các bạn là người có sức ảnh hưởng tích cực tới các thành viên khác
( chiếm 31/39 )
+ Các bạn là người tự tin và luôn sẵn sàng đương đầu với khó khăn để
dẫn dắt đội, nhóm, clb,… ( chiếm 31/39 )
+ Mọi người tôn trọng và làm theo quyết định mà người leader đưa ra.
( chiếm 30/39).
5. Quá trình nào cũng sẽ có những khó khăn, thách thức bản thân người
lãnh đạo. Biểu đồ dưới thể hiện ý kiến của sv về những khó khăn này:
+ Sinh viên gặp khó khăn trong giai đoạn đầu làm lãnh đạo: có tới 30/39
ý kiến cho rằng đây là quãng thời gian gặp khó khăn khi phải làm quen
với công việc, thành viên nhóm để cùng làm việc với nhau.
+ Khó khăn từ môi trường xung quanh là phần lớn: điều này không được
thể hiện rõ rệt khi có 18/39 ý kiến cho rằng điều này là đúng, nhưng có
13/38 sinh viên phân vân về ý kiến này. Phải chăng khó khăn lớn nhất
các bạn gặp phải còn hơn thế nữa như: vấn đề về tâm lý, kĩ năng lãnh
đạo,…
+ Gặp xung đột và mâu thuẫn nội bộ là rất nhiều lần: đây có lẽ là ý kiến
gây nhiều tranh cãi nhất khi có tới 16/38 ý kiến đồng ý, 16/38 ý kiến ko
đồng ý và 7 ý kiến phân vân về điều này. Khi làm việc cùng nhau thì việc
xảy ra mâu thuẫn là ko thể tránh khỏi, mn cần cùng tìm hướng giải quyết
với nhau.
+ Việc thấu hiểu các thành viên để ko cảm thấy áp lực khi lãnh đạo thành
viên của mình giúp tiến độ làm việc nhanh và hiệu quả cũng là những
thách thức đối với nhà lãnh đạo.
+ Suy nghĩ từ bỏ vị trí lao động cũng đã nhen nhóm trong đầu mỗi sinh
viên khi cảm thấy quá tải.
6. Vậy giải pháp để khắc phục những khó khăn trên là gì? Dưới đây là các ý
kiến tôi thu thập được qua khảo sát:
+ Củng cố tinh thần trách nhiệm của bản thân và các thành viên khác.
+ Tổ chức họp để lắng nghe ý kiến của các thành viên, suy nghĩ về vấn
đề, trở ngại để tìm hướng giải quyết.
+ Tìm kiếm sự giúp đỡ, lời khuyên từ thầy cô, bạn bè, những người có
kinh nghiệm.
7.
- Khi được hỏi về nhu cầu về việc các bạn có muốn tiếp tục làm leader
không? Kết quả thu được 79.5% các bạn sinh viên có nhu cầu muốn tiếp
tục với vai trò này. Đây là kết quả tích cực để đánh giá hiệu quả, sự hứng
thú khi trở thành lãnh đạo của sinh viên.
B. Đối với sinh viên chưa từng làm leader:
1. Chúng ta đều sẽ thắc mắc lí do tại sao các bạn sinh viên này chưa từng làm
lãnh đạo? Và kết quả điều tra đã chỉ ra rằng:

+ Các bạn chưa từng làm hầu hết là vì chưa có cơ hội để thử sức ( chiếm
48.4% ), tiếp đến là vì nghĩ mình không phù hợp, không có khả năng trở
thành lãnh đạo ( chiếm 41.9% ), bạn là 1 người hướng nội và ngại giao tiếp
( chiếm 38.7% ),…..
+ Kết quả trên cho thấy 1 số sinh viên vẫn không tự tin vào khả năng của
bản thân. Điều này càng nói lên tính cấp thiết của việc nâng cao nhận thức
về lãnh đạo của sinh viên để suy nghĩ, tâm lý thoải mái hơn, tự tin vào năng
lực mà bản thân có thể đạt được.
2. Kết quả cho thấy sự thiếu tự tin vào khả năng của bản thân đối với 1 số sinh
viên là rất lớn để trở thành lãnh đạo, bên cạnh đó vẫn có những cá nhân đã
sẵn sàng để đảm nhiệm vai trò này.

Ảnh hưởng
Ở cả 2 đối tượng trên, tôi có thể nhận thấy được những tác động ảnh hưởng
tới quyết định làm lãnh đạo của sinh viên hiện nay như sau:
- Sinh viên cho rằng môi trường là yếu tố tác động chủ yếu đến quyết định
làm lãnh đạo của sinh viên.
- Kĩ năng cũng là yếu tố rất quan trọng tác động đến suy nghĩ, nhận thức,
năng lực của sinh viên khi đảm đương vai trò này.
- Tâm lí của bản thân cũng góp phần thúc đẩy sự thử sức để trở thành lãnh
đạo( tự ti về bản thân, mang tâm lí áp lực, nặng nề sẽ ko thể hoàn thành
nhiệm vụ tốt được; ngược lại nếu tinh thần thoải mái, khoan khoái, tìm
kiếm được động lực sẽ tiến hành cv 1 cách hiệu quả nhất).
Giải pháp
Vậy những giải pháp để khắc phục hạn chế đó là gì? Dưới đây là những ý
kiến tôi thu thập được từ phiếu trả lời của các bạn cũng như ý kiến cá nhân
của tôi:
- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, phát biểu trước đám đông, nhận thức về
hành vi của con người.
- Rèn luyện khả năng thích ứng với môi trường, nhạy bén, linh hoạt và
sáng tạo.
- Dành thời gian để thấu hiểu các thành viên, biết lắng nghe, chọn lọc
thông tin để đạt được sự tín nhiệm của các thành viên.
- Nỗ lực làm việc, bổ sung các kiến thức về phương pháp, tiến trình, kỹ
thuật,….kỹ năng quản lý, lập kế hoạch,….
- Thường xuyên học hỏi kinh nghiệm từ những anh/chị đi trước, thầy cô,
cấp trên của mình.

You might also like