You are on page 1of 80

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

KHOA KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ


--------

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
PHẦN ĐIỆN NHÀ MÁY ĐIỆN & TBA
Đề tài: Thiết kế Phần điện nhà máy Nhiệt điện.

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Huỳnh Đức Hoàn

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Văn Ninh

Mã số sinh viên : 4151170006

Lớp : Kỹ thuật điện K41A

Quy Nhơn, 10/2021


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Khoa Kỹ thuật & Công nghệ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ THIẾT KẾ MÔN HỌC NHÀ MÁY ĐIỆN VÀ TBA

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Văn Ninh


Lớp: KTĐ K41A Khóa: K41
Đề số: 15
I. ĐỀ TÀI: Thiết kế phần điện nhà máy Nhiệt điện
II. CÁC SỐ LIỆU:
1. Nhà máy điện gồm 5 tổ máy x 55 MW
Bảng biến thiên công suất phát hàng ngày theo thời gian

t(h) 0–6 6–8 8 – 12 12 – 14 14 – 16 16- 18 18 - 20 20 – 24

P% 80 85 95 80 85 100 80 80

Hệ số tự dùng cực đại: α = 6,6 %


2. Phụ tải địa phương: Uđm = 10 kV; Pmax = 14 MW; cos = 0,84
Gồm: 2 đường dây cáp kép x 4 MW
3 đường dây cáp đơn x 2,5 MW
Bảng biến thiên phụ tải hàng ngày theo thời gian

t(h) 0–6 6–8 8 – 12 12 – 14 14 – 16 16- 18 18 - 20 20 – 24

P% 65 65 100 80 85 85 70 60

Thời gian cắt của role: tC = 0,5 sec


3. Phụ tải trung áp: Uđm = 110 kV; Pmax = 95 MW; cos = 0,85
Gồm: 2 đường dây cáp kép x 30 MW
2 đường dây cáp đơn x 20 MW
Bảng biến thiên phụ tải hàng ngày theo thời gian

t(h) 0–6 6–8 8 – 12 12 – 14 14 – 16 16- 18 18 - 20 20 – 24

P% 60 65 90 85 85 100 70 65

4. Hệ thống:Uđm = 220 kV; Sđm = 2450 MVA (Không kể NM thiết kế)

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 1


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

- Điện kháng ngắn mạch: X = 0,56


- Dự trữ quay của hệ thống: 160 MVA
- Nhà máy nối với hệ thống bằng đường dây kép dài 109 km
III. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ
1) Tính toán phụ tải và cân bằng công suất
2) Xác định sơ đồ cấu trúc của nhà máy. Nhận xét từng sơ đồ.
3) Nêu các phương án và chọn máy biến áp
4) Tính toán chọn phương án tối ưu
5) Tính toán ngắn mạch
7) Vẽ sơ đồ nối điện chính và tự dùng
Ngày giao đồ án:
Ngày hoàn thành đồ án:

Quy Nhơn, ngày tháng năm

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

PGS.TS. Huỳnh Đức Hoàn

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 2


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến Trường Đại Học Quy Nhơn, các thầy cô
trong Khoa Kỹ thuật và Công nghệ đã tạo điều kiện và cung cấp cho em những kiến
thức cơ bản làm nền tảng cho em thực hiện tốt quá trình làm đồ án môn học.

Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên hướng dẫn là thầy Huỳnh
Đức Hoàn đã chỉ bảo và hướng dẫn tận tình cũng như hỗ trợ để em có thể hoàn thành
tốt đồ án môn học với tên đề tài “Thiết kế phần điện nhà máy nhiệt điện”.

Cuối cùng, em cũng gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn ủng hộ, giúp
đỡ tạo động lực mạnh mẽ để em có thể tích cực nghiên cứu và hoàn thành tốt những
nội dung thiết kế trong đồ án môn học.

Xin chân thành cảm ơn!

Bình Định, ngày 28 tháng 12 năm 2021

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Văn Ninh

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 3


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... 3


MỤC LỤC ............................................................................................................ 4
DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................... 6
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................. 8
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1 ........................................................................................................ 10
TÍNH TOÁN PHỤ TẢI VÀ CÂN BẰNG CÔNG SUẤT............................... 10
1.1. Chọn máy phát điện. ................................................................................ 10
1.2. Đồ thị phụ tải của toàn nhà máy. ............................................................. 11
1.3. Phụ tải tự dùng của toàn nhà máy. ........................................................... 13
1.4. Đồ thị phụ tải địa phương. ....................................................................... 14
1.5. Đồ thị phụ tải trung áp (110 kV). ............................................................. 15
1.6. Đồ thị công suất phát lên hệ thống (220kV). ........................................... 17
1.7. Nhận xét chung......................................................................................... 19
CHƯƠNG 2 ........................................................................................................ 21
CHỌN SƠ ĐỒ NỐI ĐIỆN CHÍNH CỦA NHÀ MÁY ................................... 21
2.1. Chọn phương án nối dây. ......................................................................... 21
2.1.1. Phương án 1. (Sơ đồ 1) ..................................................................... 22
2.1.2. Phương án 2. (Sơ đồ 2) ..................................................................... 23
2.1.3. Phương án 3. (Sơ đồ 3) ..................................................................... 24
2.1.4. Phương án 4. (Sơ đồ 4) ..................................................................... 25
2.1.5. Phương án 5. (Sơ đồ 5) ..................................................................... 26
2.1.6. Phương án 6. (Sơ đồ 6) ..................................................................... 27
2.1.7. Phương án 7. (Sơ đồ 7) ..................................................................... 28
2.2. Kết luận và chọn sơ bộ phương án tối ưu. ............................................... 29
2.3. Chọn MBA cho các phương án và phân phối công suất cho các MBA. . 29
2.3.1. Chọn công suất máy biến áp. ............................................................ 29
2.3.2. Phân phối công suất cho các máy biến áp và các cuộn dây MBA.... 33
2.3.3. Kiểm tra khả năng mang tải của các máy biến áp............................. 35

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 4


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

2.4. Tính tổn thất điện năng trong các máy biến áp. ....................................... 40
2.4.1. Phương án 4....................................................................................... 40
2.4.2. Phương án 6....................................................................................... 43
CHƯƠNG 3 ........................................................................................................ 46
TÍNH TOÁN KINH TẾ - KỸ THUẬT ........................................................... 46
CHỌN PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU ........................................................................ 46
3.1. Xác định dòng điện làm việc cưỡng bức.................................................. 46
3.1.1. Tính dòng cưỡng bức cho phương án 4. ........................................... 46
3.1.2. Tính dòng điện cưỡng bức cho phương án 6. ................................... 47
3.2. Chọn máy cắt cho các phương án. ........................................................... 48
3.3. Chọn sơ đồ thiết bị phân phối. ................................................................. 49
3.3.1. Phương án 4....................................................................................... 49
3.3.2. Phương án 6....................................................................................... 50
3.4. Tính toán kinh tế - kỹ thuật, chọn phương án tối ưu. .............................. 51
3.4.1. Vốn đầu tư của các phương án. ......................................................... 51
3.4.2. Phí tổn vận hành hằng năm. .............................................................. 51
3.4.3. Tính chi tiết từng phương án. ............................................................ 52
3.5. So sánh chọn phương án tối ưu. ............................................................... 55
CHƯƠNG 4 ........................................................................................................ 56
TÍNH TOÁN DÒNG ĐIỆN NGẮN MẠCH ................................................... 56
4.1. Chọn các đại lượng cơ bản. ...................................................................... 56
4.2. Chọn điểm ngắn mạch tính toán. ............................................................. 56
4.3. Tính điện kháng các phần tử trong hệ đơn vị tương đối. ......................... 58
4.4. Lập sơ đồ thay thế và tính toán ngắn mạch.............................................. 59
4.5. Sơ đồ nối điện tự dùng của nhà máy: ....................................................... 69
4.6. Sơ đồ nối điện chính của nhà máy ........................................................... 70
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 72

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 5


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

DANH MỤC HÌNH ẢNH


CHƯƠNG 1:
Hình 1.1. Đồ thị phụ tải nhà máy. ....................................................................... 13
Hình 1.2. Đồ thị phụ tải tự dùng của nhà máy. ................................................... 14
Hình1.3. Đồ thị phụ tải địa phương. ................................................................... 15
Hình 1.4. Đồ thị phụ tải trung áp. ....................................................................... 16
Hình 1.5. Đồ thị công suất phát lên hệ thống...................................................... 18
Hình 1.6. Đồ thị phụ tải toàn nhà máy. ............................................................... 19
CHƯƠNG 2:
Hình 2.1. Sơ đồ nối điện phương án 1. ............................................................... 23
Hình 2.2. Sơ đồ nối điện phương án 2. ............................................................... 24
Hình 2.3. Sơ đồ nối điện phương án 3. ............................................................... 25
Hình 2.4. Sơ đồ nối điện phương án 4. ............................................................... 26
Hình 2.5. Sơ đồ nối điện phương án 5. ............................................................... 27
Hình 2.6. Sơ đồ nối điện phương án 6. ............................................................... 28
Hình 2.7. Sơ đồ nối điện phương án 7. ............................................................... 29
Hình 2.8. Phương án 4 khi bị sự cố máy biến áp B5 . ......................................... 36
Hình 2.9. Phương án 4 khi sự cố máy biến áp tự ngẫu B2. ................................. 37
Hình 2.10. Phương án 6 khi bị sự cố máy biến áp B5. ........................................ 39
Hình 2.11. Phương án 6 khi sự cố máy biến áp tự ngẫu B3. ............................... 40
CHƯƠNG 3:
Hình 3.1. Sơ đồ nối điện phương án 4. ............................................................... 50
Hình 3.2. Sơ đồ nối điện phương án 6 ................................................................ 50
CHƯƠNG 4:
Hình 4.1. Sơ đồ nối điện và tính toán ngắn mạch. .............................................. 57
Hình 4.2. Sơ đồ thay thế tính toán ngắn mạch. ................................................... 58
Hình 4.3. Sơ đồ thay thế tính ngắn mạch tại N1. ................................................. 60
Hình 4.4. Sơ đồ thay thế rút gọn tính ngắn mạch tại N1. .................................... 60
Hình 4.5. Sơ đồ thay thế tính ngắn mạch điểm N1. ............................................. 61

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 6


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

Hình 4.6. Sơ đồ thay thế tính ngắn mạch tại N2. ................................................. 62
Hình 4.7. Sơ đồ thay thế tính ngắn mạch điểm N2. ............................................. 63
Hình 4.8. Sơ đồ thay thế rút gọn tính ngắn mạch tại N2. .................................... 63
Hình 4.9. Sơ đồ thay thế tính ngắn mạch tại N3. ................................................. 65
Hình 4.10. Sơ đồ thay thế tính ngắn mạch điểm N3............................................ 65
Hình 4.11. Sơ đồ thay thế tính ngắn mạch điểm N3............................................ 65
Hình 4.12. Sơ đồ thay thế tính ngắn mạch tại N3................................................ 66
Hình 4.13. Sơ đồ thay thế rút gọn tính ngắn mạch tại N3. .................................. 66
Hình 4.14. Sơ đồ thay thế tính ngắn mạch tại N3’. ............................................. 67
Hình 4.15. Sơ đồ nối điện tự dùng của nhà máy nhiệt điện. ............................... 69
Hình 4.16. Sơ đồ nối điện chính của nhà máy nhiệt điện. .................................. 70

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 7


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

DANH MỤC BẢNG BIỂU


CHƯƠNG 1:
Bảng 1.1. Thông số máy phát điện...................................................................... 11
Bảng 1.2. Bảng tính toán phụ tải toàn nhà máy. ................................................. 12
Bảng 1.3. Bảng tính toán phụ tải toàn nhà máy. ................................................. 13
Bảng1.4. Bảng tính toán phụ tải địa phương. ..................................................... 15
Bảng 1.5. Bảng tính toán phụ tải trung áp. ......................................................... 16
Bảng 1.6. Bảng tính toán phụ tải về nhà máy. .................................................... 17
CHƯƠNG 2:
Bảng 2.1. Các sơ đồ cấu trúc có thể sử dụng trong nhà máy nhiệt điện. ............ 22
Bảng 2.2. Thông số máy biến áp 2 cuộn dây phía 220kV. ................................. 30
Bảng 2.3. Thông số máy biến áp 2 cuộn dây phía 110kV. ................................. 30
Bảng 2.4. Thông số máy biến áp tự ngẫu............................................................ 31
Bảng 2.5. Thông số máy biến áp hai cuộn dây phía 220kV. .............................. 32
Bảng 2.6. Thông số máy biến áp hai cuộn dây phía 110kV. .............................. 32
Bảng 2.7. Thông số máy biến áp tự ngẫu............................................................ 33
Bảng 2.8. Phân phối công suất MBA tự ngẫu phương án 4. .............................. 34
Bảng 2.9. Phân phối công suất MBA tự ngẫu phương án 6. .............................. 35
Bảng 2.10. Bảng PP công suất qua MBA tự ngẫu. ............................................. 41
Bảng 2.11. Bảng PP công suất qua MBA tự ngẫu. ............................................ 44
CHƯƠNG 3:
Bảng 3.1. Thông số máy cắt các phương án. ...................................................... 49
Bảng 3.2. So sánh 2 phương án. .......................................................................... 55
CHƯƠNG 4:
Bảng 4.1. Kết quả tính toán ngắn mạch. ............................................................. 68

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 8


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay với tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật nhằm mục đích đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh những ngành công nghiệp khác thì
ngành công nghiệp năng lượng của những năm gần đây cũng đạt được những thành
tựu đáng kể, đáp ứng được nhu cầu của đất nước. Cùng với sự phát triển của hệ thống
năng lượng quốc gia, ở nước ta nhu cầu điện năng trong các lĩnh vực công nghiệp dịch
vụ và sinh hoạt tăng trưởng không ngừng. Hiện nay nền kinh tế nước ta đang phát triển
mạnh mẽ, dẫn đến phụ tải điện ngày càng phát triển. Do vậy việc xây dựng thêm các
nhà máy điện là điều cần thiết để đáp ứng nhu cầu của phụ tải. Việc quan tâm quyết
định đúng đắn vấn đề kinh tế - kỹ thuật trong việc thiết kế, xây dựng và vận hành nhà
máy điện sẽ mang lại lợi ích không nhỏ đối với hệ thống kinh tế quốc dân. Do đó việc
tìm hiểu nắm vững công việc thiết kế nhà máy điện, để đảm bảo được độ tin cậy cung
cấp điện, chất lượng điện, an toàn và kinh tế là yêu cầu quan trọng đối với người kỹ sư
điện.
Nhiệm vụ đồ án thiết kế của em là thiết kế nhà máy nhiệt điện. Với những kiến
thức thu nhận được qua các năm học tập và sự hướng dẫn tận tình của thầy PGS.TS.
Huỳnh Đức Hoàn, đến nay em đã hoàn thành nhiệm vụ thiết kế đồ án môn học của
mình.
Vì thời gian và kiến thức có hạn, nên đồ án của em không tránh khỏi những sai
sót. Em kính mong quý thầy cô giáo góp ý, chỉ bảo để em nắm vững kiến thức trước
khi ra trường.

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Văn Ninh

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 9


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

CHƯƠNG 1
TÍNH TOÁN PHỤ TẢI VÀ CÂN BẰNG CÔNG SUẤT

Để thực hiện tốt nhiệm vụ thiết kế, chúng ta cần phải nắm vững số liệu đã cho cũng
như xác định các yêu cầu kĩ thuật đòi hỏi trong quá trình thiết kế. Việc tính toán, xác định
phụ tải ở các cấp điện áp và lượng công suất nhà máy thiết kế trao đổi với hệ thống điện
cực kì quan trọng, là cơ sở giúp chúng ta xây dựng được bảng phân phối và cân bằng
công suất toàn nhà máy. Từ đó rút ra các điều kiện để chọn các phương án nối điện toàn
nhà máy tối ưu với thực tế yêu cầu thiết kế.
1.1. Chọn máy phát điện.
Cùng với sự phát triển của hệ thống năng lượng quốc gia, ở nước ta ngày càng xây
dựng thêm nhiều nhà máy điện và trạm biến áp có công suất lớn, đây là phần không thể
thiếu được trong hệ thống năng lượng. Thiết bị quan trọng nhất trong các nhà máy điện là
máy phát điện, các máy phát điện biến đổi cơ năng thành điện năng tạo thành các nguồn
cung cấp cho hệ thống.
Ngoài ra, máy phát điện có khả năng điều chỉnh công suất của mình ;do đó giữ vai trò
quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng điện năng (điều chỉnh điện áp và tần số của hệ
thống điện).
Trong quá trình thiết kế, khi chọn số lượng và công suất máy phát điện (MPĐ) cần
chú ý điểm sau:
- MPĐ có công suất càng lớn thì hiệu suất làm việc càng lớn nên lượng tiêu hao
nhiên liệu để sản xuất ra 1 đơn vị điện năng và chi phí vận hành hàng năm
càng nhỏ. Nhưng về mặt cung cấp điện thì đòi hỏi : S đmF  S dt .
• S đmF là công suất định mức của máy phát điện.
• S dt là công suất dự trữ của hệ thống.
- Để thuận tiện cho việc xây dựng cũng như vận hành ta chọn MPĐ cùng loại.
- Chọn điện áp định mức phát (U đmF ) : càng lớn thì dòng điện làm việc và dòng
điện ngắn mạch càng nhỏ nên càng dễ chọn thiết bị.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 10


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

- Chọn điện áp định mức phát (U đmF ) : càng lớn thì dòng điện làm việc và dòng
điện ngắn mạch càng nhỏ nên càng dễ chọn thiết bị.
Theo nhiệm vụ thiết kế nhà máy điện nhiệt điện có tổng công suất đặt là 275 MW
gồm có 5 tổ máy kiểu nhiệt điện cung cấp cho 3 phụ tải ở 3 cấp điện áp máy phát 110kV
và nối với hệ thống ở cấp điện áp 220kV.
Ta chọn máy phát điện loại TB∅-55-2 có các thông số như sau:
Bảng 1.1. Thông số máy phát điện.

n SFđm PFđm CosφFđm UFđm IFđm


Loại MPĐ x’’ d x’ d xd
(vg/ph) (MVA) (MW) (KA) (KA)

TB∅-55-2 3000 68,75 55 0,8 11,5 3,462 0,123 0,182 1,452

Trong nhiệm vụ thiết kế đã cho đồ thị phụ tải của nhà máy và đồ thị phụ tải của các
cấp điện áp dưới dạng bảng theo phần trăm công suất tác dụng (Pmax) và hệ số (Cosφtb)
của từng phụ tải tương ứng từ đó ta tính được phụ tải của các cấp điện áp theo công suất
biểu kiến nhờ công thức sau:
P (t )
P%(t) = .100%.
Pmax
P %(t )
 P(t) = .P max
100
P(t )
 S(t) =
Cos
Trong đó:
- S(t): Công suất biểu kiến của phụ tải tại thời điểm t tính bằng (MVA)
- P%: Công suất tác dụng tại thời điểm t tính bằng phần trăm công suất cực
đại.
- Pmax: Công suất của phụ tải cực đại tính bằng ( MW)
- Cosφtb: Hệ số công suất trung bình của từng phụ tải
1.2. Đồ thị phụ tải của toàn nhà máy.
Nhà máy điện gồm 5 máy phát, công suất mỗi tổ máy là 55 MW, hệ số công suất
SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 11
ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

Cos φ = 0,8. Công suất biểu hiến định mức của mỗi máy là:
PđmF 55
SđmF = = = 68, 75( MVA)
Cos 0,8
Tổng công suất đặt của toàn nhà máy là:
PNMđm = 5.PđmF = 5.55 = 275 MW
SNMđm = 5.SđmF = 5.68,75 = 343,75 MVA

Từ đồ thị phụ tải của nhà máy điện tính được công suất phát ra của nhà máy từng thời
điểm là :
PNM (t ) PNM %
SNM(t) = với PNM(t) = .PNMdm
cos đm 100
Thời điểm 0-6(h) :
PNM % 80.275
PNM(t) = PNMdm = = 220( MW)
100 100
PNM (t ) 220
SNM(t) = = = 275( MVA)
cosđm 0,8
Tính toán tương tự ta có kết quả:
Bảng 1.2. Bảng tính toán phụ tải toàn nhà máy.

t(h) 0-6 6-8 8-12 12-14 14-16 16-18 18-20 20-24

PNM(%) 80 85 95 80 85 100 80 80

PNM(t) 220 233,75 261,25 220 233,75 275 220 220

SNM(t)
275 292,19 326,56 275 292,19 343,75 275 275
(MVA)

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 12


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

Hình 1.1. Đồ thị phụ tải nhà máy.

1.3. Phụ tải tự dùng của toàn nhà máy.


Phần tự dùng lớn nhất của toàn nhà máy α = 6,6% công suất định mức của nhà máy
với cosφtdđm = 0,8 và được xác định bằng công thức:
S NM (t )
Std(t) =  .S NMdm .(0, 4 + 0, 6. )
S NMdm
Với  .S NMdm = 0,066.343,75 = 22,688 (MVA)
Tính toán tương tự ta có kết quả:
Bảng 1.3. Bảng tính toán phụ tải toàn nhà máy.

t(h) 0-6 6-8 8-12 12-14 14-16 16-18 18-20 20-24

PNM(%) 80 85 95 80 85 100 80 80

PNM(t) 220 233,75 261,25 220 233,75 275 220 220

SNM(t)
275 292,19 326,56 275 292,19 343,75 275 275
(MVA)

STD(t) 19,97 20,65 22 19,97 20,65 22,688 19,97 19,97

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 13


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

Hình 1.2. Đồ thị phụ tải tự dùng của nhà máy.

1.4. Đồ thị phụ tải địa phương.


Phụ tải địa phương của nhà máy có điện áp 10 kV , công suất cực đại Pmax = 14 MW ;
cosφ = 0,84 ; bao gồm 2 đường dây cáp kép x 4 MW và 3 đường dây cáp đơn x 2,5 MW.
Để xác định đồ thị phụ tải địa phương căn cứ vào sự biến thiên phụ tải hàng ngày đã cho
và nhờ công thức :
PĐP (t ) P %(t )
SĐP(t) = với PĐP (t) = .P max
Cos 100

Thời điểm 0-6(h):


P %(t).Pmax 65.14
PĐP (t) = = = 9,1(MW )
100 100

PĐP (t ) 9,1
SĐP(t) = = = 10,83( MVA)
Cos 0,84

Tính toán tương tự ta có kết quả trong bảng 1.4

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 14


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

Bảng1.4. Bảng tính toán phụ tải địa phương.

t(h) 0-6 6-8 8-12 12-14 14-16 16-18 18-20 20-24

PĐP(%) 65 65 100 80 85 85 70 60

PĐP(t) 9,1 9,1 14 11,2 11,9 11,9 9,8 8,4

SĐP(t)
10,83 10,83 16,67 13,33 14,17 14,17 11,67 10
(MVA)

Hình1.3. Đồ thị phụ tải địa phương.

1.5. Đồ thị phụ tải trung áp (110 kV).


Phụ tải địa phương của nhà máy có điện áp 110 kV,công suất cực đại PTmax = 95 MW;
cosφ = 0,85 ; bao gồm 2 đường dây cáp kép x 30 MW và 2 đường dây cáp đơn x 20MW.
Để xác định đồ thị phụ tải trung áp căng cứ vào sự biến thiên phụ tải hàng ngày đã cho và
nhờ công thức :

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 15


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

P %(t )
ST(t) = PT (t ) với PT (t) = .P max
Cos 100

Thời điểm 0-6(h):


P %(t).Pmax 60.95
PT(t) = = = 57(MW )
100 100

PT (t ) 57
ST(t) = = = 67, 06( MVA)
Cos 0,85

Tính toán tương tự ta có kết quả:


Bảng 1.5. Bảng tính toán phụ tải trung áp.

t(h) 0-6 6-8 8-12 12-14 14-16 16-18 18-20 20-24

PT(%) 60 65 90 85 85 100 70 65

PT(t) 57 61,75 85,5 80,75 80,75 95 66,5 61,75

ST(t)
67,06 72,65 100,59 95 95 111,76 78,24 72,65
(MVA)

Hình 1.4. Đồ thị phụ tải trung áp.


SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 16
ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

1.6. Đồ thị công suất phát lên hệ thống (220kV).


Toàn bộ công suất thừa của nhà máy được phát lên hệ thống qua đường dây kép dài
109 Km. Tổng công suất hệ thống SHT = 2450 MVA với điện kháng ngắn mạch XHT =
0,56. Dự trữ quay của hệ thống SdtHT = 160 MVA . Như vậy phương trình cân bằng công
suất toàn nhà máy theo công suất biểu kiến là:
SNM(t) = SHT(t) + ST(t) + SĐP(t) + STD(t) + ΔSB(t) (1.4)

Trong đó:
- SNM(t) : công suất biểu kiến của nhà máy phát ra (MVA).
- SHT(t) : công suất biểu kiến của nhà máy phát về hệ thống (MVA).
- ST(t) : công suất biểu kiến của nhà máy cấp cho phụ tải trung áp (MVA).
- SĐP(t) : công suất biểu kiến của nhà máy cấp cho phụ tải địa phương
(MVA).
- STD(t) : công suất biểu kiến của nhà máy cung cấp cho tự dùng (MVA).
- ΔSB(t) : tổn thất công suất biểu kiến trong máy biến áp (MVA).
Vì là tính toán sơ bộ và các MBA ngày nay được chế tạo có hiệu suất cao nên có thể
bỏ qua ΔSB(t).
Như vậy công suất của toàn nhà máy được xác định:
SNM(t) = SĐP(t) + ST(t) + SHT(t) + STD(t)

Từ phương trình trên ta có phụ tải về hệ thống theo thời gian là :


SHT(t) = SNM(t) – (SĐP(t) + ST(t) + STD(t))

Thời điểm 0-6(h):


SHT(t) = SNM(t) – (SĐP(t) + ST(t) + STD(t))

= 275 - (10,83+67,06+19,97)=177,14(MVA)

Tính toán tương tự ta có kết quả trong bảng 1.6.


Bảng 1.6. Bảng tính toán phụ tải về nhà máy.

t(h) 0-6 6-8 8-12 12-14 14-16 16-18 18-20 20-24


SNM(t) 275 292,19 326,56 275 292,19 343,75 275 275

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 17


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

t(h) 0-6 6-8 8-12 12-14 14-16 16-18 18-20 20-24

STD(t) 19,97 20,65 22 19,97 20,65 22,688 19,97 19,97

SĐP(t) 10,83 10,83 16,67 13,33 14,17 14,17 11,67 10

ST(t) 67,06 72,65 100,59 95 95 111,76 78,24 72,65

SHT(t) 177,14 188,06 187,3 146,7 162,37 195,13 165,12 172,38


(MVA)

Hình 1.5. Đồ thị công suất phát lên hệ thống.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 18


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

Hình 1.6. Đồ thị phụ tải toàn nhà máy.

1.7. Nhận xét chung.


Nhà máy không có phụ tải cao áp chỉ có phụ tải trung áp, phụ tải địa phương, công
suất thừa phát về hệ thống.
- Phụ tải địa phương cấp 10kV : SĐPmax = 16,67 MVA ( từ 8h-12h)
SĐPmin = 10 MVA ( từ 20h-24h)
• Có 5 phụ tải quan trọng : 2 đường dây kép x 4 MW
3 đường dây cáp đơn x 2,5 MW
- Phụ tải phía trung áp 110kV : STmax = 111,67 MVA ( từ 16h-18h)
STmin = 67,06 MVA ( từ 0h-6h)
• Có 4 phụ tải quan trọng: 2 đường dây kép x 30 MW
2 đương dây cáp đơn x 20 MW

- Công suất phát lên hệ thống 220kV: SHTmax = 195,13 MVA


SHTmin = 146,7 MVA
SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 19
ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

Từ đồ thị phụ tải tổng hợp ta nhận thấy rằng nhà máy luôn cung cấp đủ công suất cho
các phụ tải và phát công suất thừa lên lưới.
Vì cấp điện áp 220kV, 110kV có trung tính trực tiếp nối đất nên ta dùng máy biến áp
tự ngẫu làm nhiệm vụ liên lạc giữa cấp điện áp máy phát, cấp điện áp trung và cấp điện áp
cao.Như thế vừa đảm bảo về mặt kỹ thuật, lại vừa kinh tế hơn.
Xét tỷ số:
S ĐP max 16,67
100 = 100 = 12,124% < 15 %
2.S Đm 2.68,75

Vì phụ tải cấp điện áp máy phát nhỏ hơn 15% lượng công suất phát nên không cần
dùng thanh góp đầu cực máy phát.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 20


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

CHƯƠNG 2
CHỌN SƠ ĐỒ NỐI ĐIỆN CHÍNH CỦA NHÀ MÁY
2.1. Chọn phương án nối dây.
Chọn sơ đồ nối điện chính của nhà máy là một khâu quan trọng trong quá trình thiết
kế phần điện nhà máy nhiệt điện.
Căn cứ vào yêu cầu cung cấp điện của các hộ phụ tải và yêu cầu về kinh tế, kỹ thuật
của nhà máy mà đề ra các phương án sao cho đảm bảo các yêu cầu sau:
- Với cấp điện áp trung là 110kV và công suất truyền tải lên hệ thống luôn lớn
hơn dự trữ quay của hệ thống, ta dùng hai máy biến áp liên lạc lại tự ngẫu.
- Có thể ghép bộ máy phát - máy biến áp vào thanh góp 110 kV vì phụ tải cực
tiểu cấp này lớn hơn công suất định mức của một máy phát.
- Khi phụ tải điện áp máy phát nhỏ, để cung cấp cho nó có thể lấy rẽ nhánh từ
các bộ máy phát - máy biến áp, nhưng công suất lấy rẽ nhánh không được vượt
quá 15% công suất của bộ.
- Không nối bộ hai máy phát với một máy biến áp vì công suất của một bộ như
vậy sẽ lớn hơn dự trữ quay của hệ thống
- Sơ đồ nối điện chính của nhà máy gồm có 3 cấp điện áp là 10kV, 110kV,
220kV nên để liên lạc giữa các cấp điện áp ta sử dụng máy biến áp tự ngẫu vì
trung tính của lưới trung áp và cao áp cùng nối đất trực tiếp.
- Vì công suất phát lên hệ thống của nhà máy rất lớn so với công suất dự trữ
quay của hệ thống nên ta sử dụng hai máy biến áp liên lạc.
Theo đề tài: UC = UHT = 220kV
UT = 110kV ; STmax / STmin = 111,67 / 67,06 MVA
UH = UĐP = 10kV; SĐPmax / SĐPmin = 16,67 / 10 MVA
Ta có: SCmax = 5SMF − (STmin +SĐPmin ) = 568,75 − (67,06 + 10) = 266,69 MVA
SCmin = 5SMF − (STmax +SĐPmax ) = 568,75 − (111,67+16,67) = 215,41 MVA
SC min 215, 41
• a = = 3,13 a: số máy phát lên MBA trực tiếp về
S MF 68,75
cao áp.
S DP max 16,67
• b +1 = + 1 = 1, 24 b: số máy phát lên TBPP hạ áp của
S MF 68,75

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 21


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

MBA liên lạc.


ST min 67,06
• c = 1 c: số máy phát lên MBA trực tiếp về trung
S MF 68,75
áp.
Vì UT = 110 kV nên ta sử dụng máy biến áp tự ngẫu thay cho máy biến áp 3 cuộn
dây.
Từ kết quả đã tính được ta nêu ra một số sơ đồ cấu trúc như sau:
Bảng 2.1. Các sơ đồ cấu trúc có thể sử dụng trong nhà máy nhiệt điện.

Sơ đồ a b c n

1 0 5 0 5

2 0 4 1 5

3 1 4 0 5

4 1 3 1 5

5 2 3 0 5

6 2 2 1 5

7 3 2 0 5

2.1.1. Phương án 1. (Sơ đồ 1)


- Dùng 5 MBA tự ngẫu liên lạc giữa các cấp điện áp.
➢ Ưu điểm:
• Đảm bảo cung cấp điện cho các phụ tải trong mọi trường hợp, độ tin cậy
cũng như sự liên lạc giữa các cấp điện áp với nhau và giữa nhà máy với hệ
thống.
• Cùng 1 loại máy biến áp nên dễ dàng trong quá trình vận hành.
• Số lượng MBA bằng số lượng nguồn nên nhà máy dễ dàng vận hành linh
hoạt, kinh tế.
➢ Nhược điểm:
SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 22
ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

• Khi 1 MBA tự ngẫu bị sự cố, không những mất công suất máy phát nối vào
nó mà việc truyền tải công suất thừa hoặc thiếu phía trung áp sẽ bị hạn chế.
• Số lượng máy biến áp tự ngẫu nhiều => làm cho dòng ngắn mạch lớn.
• Nhiều hơn 2 MBA tự ngẫu nên sơ đồ thiết bị phân phối sẽ rất phức tạp.

Hình 2.1. Sơ đồ nối điện phương án 1.

2.1.2. Phương án 2. (Sơ đồ 2)


- Một bộ máy phát – máy biến áp F5 - B5 nối bộ bên phía trung áp.
- Dùng 4 máy biến áp tự ngẫu liên lạc giữa các cấp điện áp.
➢ Ưu điểm:
• Đảm bảo cung cấp điện cho phụ tải trong mọi trường hợp, độ tin cậy cũng
như sự liên lạc giữa các cấp điện áp với nhau và giữa nhà máy với hệ
thống.
• Ít loại máy biến áp nên dễ dàng trong quá trình vận hành.
• Số lượng MBA bằng số lượng nguồn nên nhà máy dễ dàng vận hành linh
hoạt, kinh tế.
➢ Nhược điểm:
• Khi 1 MBA tự ngẫu bị sự cố, không những mất công suất máy phát nối vào
nó mà việc truyền tải công suất thừa hoặc thiếu phía trung áp sẽ bị hạn chế.
• Số lượng máy biến áp tự ngẫu nhiều => Làm cho dòng ngắn mạch lớn.
SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 23
ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

Hình 2.2. Sơ đồ nối điện phương án 2.

2.1.3. Phương án 3. (Sơ đồ 3)


- Dùng 1 bộ máy phát – máy biến áp F1 - B1 nối bộ phía cao áp.
- Dùng 4 máy biến áp tự ngẫu liên lạc giữa các cấp điện áp.
➢ Ưu điểm:
• Đảm bảo cung cấp điện cho phụ tải trong mọi trường hợp, độ tin cậy cũng
như sự liên lạc giữa các cấp điện áp với nhau và giữa nhà máy với hệ
thống.
• Ít loại máy biến áp nên dễ dàng vận hành.
• Số lượng MBA bằng số lượng nguồn nên nhà máy dễ dàng vận hành linh
hoạt, kinh tế.
➢ Nhược điểm:
• Khi 1 MBA tự ngẫu bị sự cố, không những mất công suất máy phát nối vào
nó mà việc truyền tải công suất thừa hoặc thiếu phía trung áp sẽ bị hạn chế.
• Số lượng MBA tự ngẫu nhiều làm cho dòng ngắn mạch lớn.
• Nhiều hơn 2 MBA tự ngẫu nên sơ đồ thiết bị phân phối sẽ phức tạp.
• Có 1 MBA bên cao áp nên chi phí sẽ đắt hơn phương án 4.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 24


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

Hình 2.3. Sơ đồ nối điện phương án 3.

2.1.4. Phương án 4. (Sơ đồ 4)


- Dùng 2 bộ máy phát – máy biến áp F1 - B1, F5 - B5 nối bộ phía 220kV và phía
110kV.
- Dùng 3 MBA tự ngẫu liên lạc giữa các cấp điện áp.
➢ Ưu điểm:
• Đảm bảo cung cấp điện cho phụ tải trong mọi trường hợp, độ tin cậy cũng
như sự liên lạc giữa các cấp điện áp với nhau và giữa nhà máy với hệ
thống.
• Dung lượng máy biến áp nhỏ nên chọn khí cụ điện hạng nhẹ.
• Số lượng MBA bằng số lượng nguồn nên nhà máy dễ dàng vận hành linh
hoạt, kinh tế.
➢ Nhược điểm:

• Số lượng MBA tự ngẫu nhiều nên làm cho dòng ngắn mạch lớn.
• Số lượng MBA tự ngẫu nhiều làm cho dòng ngắn mạch lớn.
• Nhiều hơn 2 MBA tự ngẫu nên sơ đồ thiết bị phân phối sẽ phức tạp.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 25


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

Hình 2.4. Sơ đồ nối điện phương án 4.

2.1.5. Phương án 5. (Sơ đồ 5)


- Dùng 2 bộ máy phát – máy biến áp F1 - B1, F2 - B2 nối bộ vào thanh góp phía
220kV.
- Dùng 3 MBA tự ngẫu liên lạc giữa các cấp điện áp.
➢ Ưu điểm:
• Đảm bảo cung cấp điện cho phụ tải trong mọi trường hợp, độ tin cậy cũng
như sự liên lạc giữa các cấp điện áp với nhau và giữa nhà máy với hệ
thống.
• Ít loại máy biến áp nên dễ dàng vận hành.
➢ Nhược điểm:
• Khi 1 MBA tự ngẫu bị sự cố, không những mất công suất máy phát nối vào
nó mà việc truyền tải công suất thừa hoặc thiếu phía trung áp sẽ bị hạn chế.
• Số lượng MBA tự ngẫu nhiều làm cho dòng ngắn mạch lớn.
• Nhiều hơn 2 MBA tự ngẫu nên sơ đồ thiết bị phân phối sẽ phức tạp.
• Có 2 bộ máy phát - MBA bên cao áp nên chi phí sẽ tốn kém.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 26


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

Hình 2.5. Sơ đồ nối điện phương án 5.

2.1.6. Phương án 6. (Sơ đồ 6)


- Dùng 3 bộ máy phát – máy biến áp F1 - B1, F2 - B2 nối bộ vào thanh góp
220kV và F5 - B5 nối bộ vào thanh góp 110kV.
- Dùng 2 MBA tự ngẫu liên lạc giữa các cấp điện áp.
➢ Ưu điểm:
• Đảm bảo cung cấp điện cho phụ tải trong mọi trường hợp, độ tin cậy cũng
như sự liên lạc giữa các cấp điện áp với nhau và giữa nhà máy với hệ
thống.
• Thiết bị phân phối cấp điện áp máy phát đơn giản, đảm bảo yêu cầu kỹ
thuật và nguyên tắc chọn sơ đồ.
• Số lượng MBA bằng số lượng nguồn phát nên vận hành nhà máy linh hoạt,
kinh tế.
• Lượng công suất truyền tải qua cuộn trung của MBA tự ngẫu nhỏ nên công
suất tổn hao máy biến áp nhỏ.
➢ Nhược điểm:
• Có 2 bộ máy phát – máy biến áp phía cao áp nên đắt tiền hơn.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 27


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

• Khi 1 MBA tự ngẫu bị sự cố, không những mất công suất máy phát nối vào
nó mà việc truyền tải công suất thừa hoặc thiếu phía trung áp sẽ bị hạn chế.

Hình 2.6. Sơ đồ nối điện phương án 6.

2.1.7. Phương án 7. (Sơ đồ 7)


- Dùng 3 bộ máy phát – máy biến áp F1-B1, F2-B2, F3-B3 nối bộ phía cao áp.
- Dùng 2 máy biến áp tự ngẫu liên lạc giữa các cấp điện áp.
➢ Ưu điểm:
• Đảm bảo cung cấp điện cho phụ tải trong mọi trường hợp, độ tin cậy cũng
như sự liên lạc giữa các cấp điện áp với nhau và giữa nhà máy với hệ
thống.
• Số lượng MBA bằng số lượng nguồn nên nhà máy dễ dàng vận hành linh
hoạt, kinh tế.
➢ Nhược điểm:
• Khi 1 MBA tự ngẫu bị sự cố, không những mất công suất máy phát nối vào
nó mà việc truyền tải công suất thừa hoặc thiếu phía trung áp sẽ bị hạn chế.
• Có 3 máy biến áp bên cao áp nên kinh tế lớn nhất trong tất cả các phương
án => Tốn kém.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 28


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

Hình 2.7. Sơ đồ nối điện phương án 7.

2.2. Kết luận và chọn sơ bộ phương án tối ưu.


Các phương án đã nêu ra đều đảm bảo về mặt kỹ thuật tuy nhiên mỗi phương án đều
có những ưu nhược điểm riêng. Do đó cần phải phân tích kĩ sơ bộ để loại trừ phương án ít
được sử dụng và giữ lại các phương án thông dụng nhất, sau đó tính toán cụ thể tìm ra
phương án tối ưu.
Qua phân tích ưu và nhược điểm của 7 phương pháp, ta nhận thấy phương án 4 và
phương án 6 đảm bảo về mặt kỹ thuật, tính kinh tế hơn so với các phương pháp còn lại.
Vì vậy ta chọn phương án 4 và phương án 6 để tính toán cho các phần tiếp theo.
2.3. Chọn máy biến áp cho các phương án và phân phối công suất cho các máy
biến áp.
2.3.1. Chọn công suất máy biến áp.
Máy biến áp là 1 thiết bị chính trong nhà máy điện,vốn đầu tư máy biến áp chiếm một
phần rất quan trọng trong tổng số vốn đầu tư của nhà máy điện, vì vậy chọn số lượng máy
biến áp và công suất định mức của chúng là việc làm rất quan trọng. Trong thiết kế nhà
máy điện, ta luôn luôn mong muốn công suất máy biến áp nhỏ, số lượng máy biến áp ít để
SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 29
ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

giảm tổn thất điện năng nhưng vẫn đảm bảo an toàn cung cấp điện cho hộ tiêu thụ. Trong
thiết kế này, giả thiết các máy biến áp được chọn phù hợp với nhiệt độ môi trường tại nơi
lắp đặt nên không cần hiệu chỉnh công suất của chúng. Nguyên tắc chung để chọn máy
biến áp là chọn công suất định mức của máy biến áp lớn hơn hoặc bằng công suất cực đại,
sau đó kiểm tra lại điều kiện sự cố có kể đến hệ số quá tải.
2.3.1.1. Phương án 4.
- Chọn bộ máy phát - máy biến áp F1 - B1 2 cuộn dây ( phía thanh góp 220kV):
SđmB1 ≥ SđmF = 68,75 MVA
Vậy ta chọn máy biến áp TД Sđm= 70 MVA (Tra sách “Thiết kế phần điện trong nhà
máy điện và trạm biến áp” của PGS.TS. Huỳnh Đức Hoàn trang 240) có các thông số sau:
Bảng 2.2. Thông số máy biến áp 2 cuộn dây phía 220kV.

Cấp Điện áp khu vực Tổn thất


Sđm (KV) (KW)
điện áp
Loại MVA UN% I%
khu vực C H P0 PN

220 TД 70 230 10,5 75 260 10,6 0,6

- Chọn bộ máy phát – máy biến áp F5 – B5 2 cuộn dây (phía thanh góp 110kV):
SđmB5 ≥ SđmF = 68,75 MVA
Vậy ta chọn máy biến áp ONAF Sđm= 80 MVA (Tra sách “ Thiết kế phần điện trong
nhà máy điện và trạm biến áp” của PGS.TS. Huỳnh Đức Hoàn trang 238) có các thông số
như trong bảng 2.3.
Bảng 2.3. Thông số máy biến áp 2 cuộn dây phía 110kV.

Điện áp khu vực Tổn thất


Cấp Sđm (KV) (KW)
điện áp
khu vực Loại MVA UN% I%
C H P0 PN

110 ONAF 80 121 10,5 70 315 10,5 0,6

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 30


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

- Chọn bộ máy phát – máy biến áp tự ngẫu:


SdmF 1 68,75
SđmB2=SđmB3=SđmB4= = = 137,5( MVA)
 0,5
𝑈𝑐 −𝑈𝑇 220−110
Với 𝛼 = = = 0,5
𝑈𝑐 220

Trong đó:
• SđmF1: là công suất định mức của máy phát F1.
• α : hệ số có lợi của máy biến áp tự ngẫu.
Như vậy, công suất của máy biến áp liên lạc B2 , B3 và B4 là:
SđmB2 = SđmB3 = SđmB4  137 (MVA)
Vậy ta chọn MBA ATДHTH Sđm=160 (MVA) (Tra sách “Thiết kế phần điện trong
nhà máy điện và trạm biến áp” của PGS.TS. Huỳnh Đức Hoàn trang 245) có các thông số
sau:
Bảng 2.4. Thông số máy biến áp tự ngẫu.

Tổn thất ( KW ) UN%


Điện áp cuộn dây
Sđm (KV)
∆P0 ∆PN I%
Loại MVA
C-T C-H T-H
C T H A C-T C-H T-H

ATДHTH 160 230 121 11 100 380 - - 11 32 20 0,5

2.3.1.2. Phương án 6.
- Chọn máy biến áp bộ B1, B2 (phía 220kV): máy biến áp B1, B2 được chọn theo
điều kiện sau:
SđmB1 = SđmB2 ≥ SđmF = 68,75 MVA
Vậy ta chọn máy biến áp TД Sđm= 70 MVA (Tra sách “ Thiết kế phần điện trong nhà
máy điện và trạm biến áp” của PGS.TS. Huỳnh Đức Hoàn trang 240) có các thông số sau:

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 31


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

Bảng 2.5. Thông số máy biến áp hai cuộn dây phía 220kV.

Điện áp cuộn dây


Tổn thất (KW)
Cấp Sđm (KV)
điện áp Loại MVA UN% I%
C H P0 PN

220 TД 70 230 10,5 75 260 10,6 0,6

- Chọn máy biến áp bộ B5 (phía 110kV) : máy biến áp B5 được chọn theo điều
kiện nối bộ sau:
SđmB5 ≥ SđmF = 68,75 MVA
Vậy ta chọn máy biến áp ONAF Sđm= 80 MVA có thông số sau (Tra sách “ Thiết kế
phần điện trong nhà máy điện và trạm biến áp” của PGS.TS. Huỳnh Đức Hoàn trang 238)
có các thông số sau:
Bảng 2.6. Thông số máy biến áp hai cuộn dây phía 110kV.

Điện áp cuộn dây


Tổn thất (KW)
Sđm (KV)
Cấp
điện áp Loại MVA UN% I%
C H ΔP0 ΔPN

110 ONAF 80 121 10,5 70 315 10,5 0,6

- Chọn máy biến áp tự ngẫu: Tương tự phương án 2 máy biến áp tự ngẫu B3, B4
được chọn theo điều kiện sau:
SdmF1
SđmB3 = SđmB4 ≥

Trong đó:
220 − 110
= = 0,5
220

68, 75
SđmB3 = SđmB4 ≥ = 137,5 MVA
0,5

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 32


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

Vậy ta chọn máy biến áp ATДHTH Sđm= 160 MVA (Tra sách “ Thiết kế phần điện
trong nhà máy điện và trạm biến áp” của PGS.TS. Huỳnh Đức Hoàn trang 245) có các
thông số sau:
Bảng 2.7. Thông số máy biến áp tự ngẫu.

Điện áp cuộn Tổn thất ( KW ) UN%


Sđm dây (KV) ∆P0 ∆PN I%
Loại MVA C-T C-H T-H
C T H A C-T C-H T-H

ATДH
160 230 121 11 100 380 - - 11 32 20 0,5
TH

2.3.2. Phân phối công suất cho các máy biến áp và các cuộn dây máy biến áp.
- SC(t), ST(t), SH(t): công suất biểu kiến qua cuộn cao, trung, hạ của một máy biến
áp tự ngẫu ở thời điểm t.
- SHT(t), ST(t): công suất biểu kiến về hệ thống, phụ tải bên trung ở thời điểm t.
- SbC, SbT: công suât biểu kiến phía cao áp, phía trung áp của máy biến áp hai
cuộn dây. Chiều đi từ máy phát lên thanh góp đối với máy biến áp hai cuộn
dây và đi từ cuộn hạ lên phía cao và trung đối với máy biến áp liên lạc.
2.3.2.1. Phương án 4.
- Máy biến áp hai cuộn dây:
Phương án này có hai bộ máy biến áp nối vào thanh góp 110kV . Khi phụ tải trung áp
nhỏ nhất nhưng vẫn bé hơn công suất tổng của hai bộ máy biến áp nên sẽ có một lượng
công suất truyền qua 2 lần máy biến áp. Còn 1 bộ nối trực tiếp vào thanh góp 220kV.
Để thuận tiện vận hành, các bộ máy phát điện - máy biến áp (F1 – B1, F5 – B5 ) làm
việc với đồ thị phụ tải bằng phẳng. Do đó công suất mỗi máy B1, B5 là:
Stdmax 22,688
SbC = SbT = SđmF - = 68,75 - = 64,212 MVA
5 5
Nhận thấy SbC = SbT = 64,212 < SdmB1 = 70 (MVA). Vậy ở điều kiện làm việc bình
thường máy biến áp B1 và B5 không quá tải.

- Máy biến áp tự ngẫu:

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 33


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

1
• Cuộn trung: ST(t) = (ST(t) – SbT)
3
1
• Cuộn cao: SC(t) = (SHT(t) – SbC)
3
• Cuộn hạ: SH(t) = SC(t) + ST(t)
Thời điểm 0-6(h):
1 1
• Cuộn trung: ST(t) = (ST(t) – SbT)= (67,06 – 64,212)= 0,95 MVA
3 3
1 1
• Cuộn cao: SC(t) = (SHT(t) – SbC) = (177,14 – 64,212)= 37,64 MVA
3 3
• Cuộn hạ: SH(t) = SC(t) + ST(t) = 0,95+37,64 = 38,59 MVA
Tính toán tương tự ta có kết quả trong bảng 2.8.
Bảng 2.8. Phân phối công suất MBA tự ngẫu phương án 4.

t(h)
0-6 6-8 8-12 12-14 14-16 16-18 18-20 20-24
CS

SC(t)
37,64 41,28 41,03 27,5 32,72 43,64 33,64 36,06
(MVA)

ST(t)
0,95 2,813 12,126 10,263 10,263 15,849 4,676 2,813
(MVA)

SH(t)
38,59 44,09 53,16 37,76 42,98 59,49 38,32 38,87
(MVA)

2.3.2.2. Phương án 6.
- Máy biến áp hai cuộn dây:
Ở phương án này có hai bộ máy biến áp hai cuộn dây trong đó có 2 bộ trực tiếp nối
vào thanh góp 110kV, còn 1 bộ nối trực tiếp vào thanh góp 220kV.
Để kinh tế và vận hành thuận tiện cho 3 bộ máy phát - máy biến áp hai cuộn dây (F1 -
B1, F2 - B2, F5 – B5) làm việc với đồ thị phụ tải bằng phẳng. Do đó công suất mỗi máy B1,
B2, B5 là:
Stdmax 22,688
SbT = SbC = SFđm - = 68,75 - = 64,212 (MVA)
5 5

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 34


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

- Máy biến áp tự ngẫu:


1
• Cuộn trung: ST(t) = ( ST(t) - SbT )
2
1
• Cuộn cao: SC(t) = ( SHT(t) – 2.SbC )
2
• Cuộn hạ: SH(t) = SC(t) + ST(t)
Thời điểm 0-6(h):
1 1
• Cuộn trung: ST(t) = (ST(t) - SbT)= (67,06 - 64,212) =1,424 MVA
2 2
1 1
• Cuộn cao: SC(t) = (SHT(t) – 2.SbC) = (177,14 – 2.64,212) = 24,36 MVA
2 2
• Cuộn hạ: SH(t) = SC(t) + ST(t) = 24,36+1,424 = 25,78 MVA
Tính toán tương tự ta có kết quả:
Ta có bảng phân bố công suất cho ở bảng:
Bảng 2.9. Phân phối công suất MBA tự ngẫu phương án 6.

t(h)
0-6 6-8 8-12 12-14 14-16 16-18 18-20 20-24
CS

SC(t)
24,36 29,82 29,44 9,14 16,97 33,35 18,35 21,98
(MVA)

ST(t)
1,424 4,219 18,189 15,394 15,394 23,774 7,014 4,219
(MVA)

SH(t)
25,78 34,04 47,63 24,53 32,37 57,13 25,36 26,2
(MVA)

2.3.3. Kiểm tra khả năng mang tải của các máy biến áp.
2.3.3.1. Phương án 4.
* Khi làm việc bình thường:
- Máy biến áp bộ:
Stdmax
SđmB1 = 70 MVA; SđmB5 = 80 MVA > ( SđmF - )
5

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 35


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

Stdmax 22, 688


SđmF - = 68,75 - = 64,212 MVA
5 5

- Máy biến áp tự ngẫu:


Từ 16 - 18h các máy biến áp tự ngẫu B2, B3, B4 làm việc với hạ áp cực đại. Khi đó,
cuộn nối tiếp có tải lớn nhất và ta có:
SHmax = 59,49 MVA < SHđm = 0,5.160 = 80 MVA
Nên B2, B3, B4 không bị quá tải lúc làm việc bình thường.
* Khi làm việc lúc sự cố:
a. Giả thiết sự cố máy biến áp ba pha hai cuộn dây B5:

Hình 2.8. Phương án 4 khi bị sự cố máy biến áp B5 .


Khi hỏng máy biến áp B5 thì lượng công suất bị thiếu bên phụ tải trung áp là:
Sthiếu = STmax = 111,76 (MVA)
Như vậy công suất truyền qua cấp trung của 1 máy biến áp liên lạc là:
1 1
SCT = Sthiếu = .111,76 = 55,88 MVA
2 2
Công suất truyền qua cuộn hạ của một máy biến áp liên lạc là:
1 1
SHB1= SHB2 = ( SFđm - Sdpmax - Stdmax )
3 5
SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 36
ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

1 1
= ( 68,75 - .16,67 - .22,688 ) = 58,66 MVA
3 5
Công suất truyền qua cấp cao của một máy biến áp liên lạc để lên hệ thống:
Scc = SH – SCT = 58,66 – 55,88 = 2,78 MVA
Lượng công suất thiếu trên hệ thống khi bị sự cố là:
Sthiếu = SHT - 3Scc - SbC= 195,13 – 3.2,78 – 64,212 = 122,58 MVA
Ta thấy: Sthiếu = 122,58 MVA < Sdtht = 160 MVA
Vậy khi sự cố máy biến áp 2 cuộn dây nối bộ bên trung áp 110kV thì không có cuộn
dây nào quá tải. Máy biến áp đã chọn đạt yêu cầu.
b. Sự cố máy biến áp tự ngẫu B2:

Hình 2.9. Phương án 4 khi sự cố máy biến áp tự ngẫu B2 .


Khi sự cố máy biến áp liên lạc B2, máy biến áp còn lại sẽ truyền tải được lượng công
suất với hệ số quá tải k = 1,4 là:
SCH = 1,4.α.SđmB1 = 1,4.0,5.160 = 112 MVA
Công suất truyền qua cấp trung của 1 máy biến áp liên lạc sang bên trung áp:
SCT = STmax – SbT = 111,76 – 64,212 = 47,55 MVA
Công suất truyền qua cấp cao của máy biến áp liên lạc để lên hệ thống:
SCC = SCH – SCT = 112 – 47,55 = 64,45 MVA

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 37


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

Công suất phát thiếu về hệ thống:


Sthiếu = SHT – 2.SCC – SbC = 195,13 – 2.64,45 – 64,212 = 2,02 MVA
Ta thấy: Sthiếu = 2,02 MVA < Sdtht = 160 MVA
Khi sự cố máy biến áp liên lạc B2 thì máy biến áp B1 không bị quá tải. Do đó máy
biến áp đã chọn đạt yêu cầu.
2.3.3.2. Phương án 6.
* Khi làm việc bình thường:
- Máy biến áp bộ:
Stdmax
SđmB1 = SđmB2 = 70 MVA > ( SđmF - ) = 64,212 MVA
5

- Máy biến áp tự ngẫu:


Từ 16 - 18h các máy biến áp tự ngẫu B3, B4 làm việc với hạ áp cực đại. Khi đó, cuộn
nối tiếp có tải lớn nhất và ta có:
SHmax = 57,13 MVA < SHđm = 0,5.160 = 80 MVA
Nên B3, B4 không bị quá tải lúc làm việc bình thường.
* Khi làm việc lúc sự cố:
a. Khi sự cố máy biến áp B5
Khi hỏng máy biến áp B5 thì lượng công suất bị thiếu bên phụ tải trung áp là:
Sthiếu = STmax = 111,76 MVA

Như vậy công suất truyền qua cấp trung của mỗi máy biến áp liên lạc là
1 1
SCT = .Sthiếu = .111,76 = 55,88 MVA
2 2

Công suất truyền qua cuộn hạ của một máy biến áp liên lạc là:
1 1
SHB2= SHB3 = SFđm – Sdpmax - Stdmax
2 5
1 1
= 68,75 - .16,67 - .22,688 = 55,88 MVA
2 5

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 38


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

Hình 2.10. Phương án 6 khi bị sự cố máy biến áp B5.


Công suất truyền qua cấp cao của một máy biến áp liên lạc để lên hệ thống:
SCC =SCH – SCT = 55,88 – 55,88 = 0 MVA
Lượng công suất thiếu trên hệ thống khi sự cố là:
Sthiếu = SHT – 2.SCC – 2.SbC = 195,13 – 2.0 – 2.64,212 =66,71 MVA
Ta thấy: Sthiếu = 66,71 MVA < Sdtht = 160 MVA
Vậy máy biến áp đã chọn đạt yêu cầu.
b. Sự cố máy biến áp tự ngẫu B3 ứng với STmax:
Khi sự cố máy biến áp B3 máy biến áp B4 truyền tải tối đa một lượng công suất là:
SCH = 1,4.α.SđmB4 = 1,4.0,5.160 = 112 MVA
Lượng công suất truyền qua cấp trung của máy biến áp B4 là:
SCT = STmax - SbT = 111,76 – 64,212 = 47,55 MVA
Lượng công suất truyền tải qua cấp cao máy biến áp B2 về hệ thống là:
SCC = SCH – SCT = 112 – 47,55 = 64,45 MVA
Công suất thiếu phát về hệ thống khi sự cố là:
Sthiếu = SHT – SCC – 2.SbC = 195,13 – 64,45 – 2.64,212 = 2,26 MVA
Ta thấy: Sthiếu = 2,26 MVA < Sdtht = 160 MVA
Vậy máy biến áp đã chọn là đạt yêu cầu.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 39


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

Hình 2.11. Phương án 6 khi sự cố máy biến áp tự ngẫu B3.

2.4. Tính tổn thất điện năng trong các máy biến áp.
Tổn thất điện năng là một mất đáng kể về mặt kinh tế trong quá trình vận hành hệ
thống điện. Trong nhà máy điện tổn thất điện năng gây ra chủ yếu ở các máy biến áp tăng
áp.
Trong máy biến áp tổn thất điện năng sinh ra chủ yếu do các tổn hao trong lõi thép và
tổn hao trong các cuộn dây máy biến áp.
Tổn thất trong lõi thép không phụ thuộc vào phụ tải và bằng tổn thất không tải của
máy biến áp.
Tổn thất VNĐ phụ thuộc vào phụ tải, khi phụ tải bằng công suất định mức của máy
biến áp thì tổn thất VNĐ bằng tổn thất ngắn mạch.
Để giảm bớt tổn thất điện năng ta phải đưa ra phương thức vận hành tối ưu, bố trí
công suất qua máy biến áp một cách hợp lý.
2.4.1. Phương án 4.
a. Tổn thất điện năng hàng năm trong máy biến áp hai cuộn dây B1, B5:

S max 2
 A1 =  Po.t +  PN. ( ) .t
S dmB

Trong đó:

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 40


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

- t : thời gian vận hành trong năm t= 8760h.


- Smax : phụ tải cực đại của máy biến áp.
-  Po,  PN : tổn thất không tải và tổn thất ngắn mạch của máy biến áp ( nhà chế
tạo cho ).
Vậy tổn thất điện năng trong máy biến áp B1 và B5 là:
2
 64, 212 
 A1 = 75.8760 + 260.  3
 .8760 = 2573,522.10 kWh
 70 
2
 64, 212 
 A2 = 70.8760 + 315.  3
 .8760 = 2124,337.10 kWh
 80 

b. Tổn thất điện năng hàng năm trong máy biến áp tự ngẫu B2, B3 và B4
Ta có công thức:
365
.  ΔPNC . (SCi ) +ΔPNT . (STi ) +ΔPNH . (SHi )  .t
2 2 2
 A3 =  Po.t + 2
S dmB

Trong đó:
- t: thời gian vận hành trong năm , t = 8760h
-  Po: tổn thất không tải của máy biến áp.
- SCi, STi , SHi : là công suất tải qua các cuộn cao, trung , hạ áp của máy biến áp
tự ngẫu lấy theo phụ tải ngày trong khoảng thời gian ti.
Căn cứ vào bảng PP công suất ta có lượng công suất qua MBA TN như sau:
Bảng 2.10. Bảng PP công suất qua MBA tự ngẫu.

t(h)
0-6 6-8 8-12 12-14 14-16 16-18 18-20 20-24
CS

SC(t)
37,64 41,28 41,03 27,5 32,72 43,64 33,64 36,06
(MVA)

ST(t)
0,95 2,813 12,126 10,263 10,263 15,849 4,676 2,813
(MVA)

SH(t)
38,59 44,09 53,16 37,76 42,98 59,49 38,32 38,87
(MVA)

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 41


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

- ΔPNC , ΔPNT , ΔPNH : tổn thất ngắn mạch trong các cuộn dây cao , trung , hạ áp của
máy biến áp tự ngẫu và được tính như sau:
1 ΔP ΔP 
ΔPNC =  ΔPNC-T + NC-H - NT-H
2 α 2
α 
2

1 ΔP ΔP 
ΔPNT =  ΔPNC-T + NT-H - NC-H
2 α 2
α 
2

1  ΔP ΔP 
ΔPNH =  NT-H + NC-H − ΔPNC-T 
2 α 2
α 2

Với α là hệ số lợi dụng của máy biến áp tự ngẫu α = 0,5


1 1
Có ΔPNC-T = 380 kW, do đó ta lấy ΔPNC-H = ΔPNT-H = .ΔPNC-T = .380 = 190 kW
2 2
Thay số vào công thức ta có:
1 190 190 
ΔPNC =  380+ 2 - 2  = 190 kW
2 0,5 0,5 

1 190 190 
ΔPNT =  380+ 2 - 2  = 190 kW
2 0,5 0,5 

1  190 190 
ΔPNH =  2
+ 2
− 380  = 570 kW
2  0,5 0,5 

Vậy tổn thất trong máy biến áp tự ngẫu là:


365
 A3 = 100.8760 + 2
{[ 190.(37,64)2 + 190.(0,95)2 + 570.(38,59)2].6
160

+ [ 190.(41,28)2 + 190.(2,813)2 + 570.(44,09)2].2


+ [ 190.(41,03)2 + 190.(12,126)2 + 570.(53,16)2].4
+ [ 190.(27,5)2 + 190.(10,263)2 + 570.(37,76)2].2
+ [ 190.(32,72)2 + 190.(10,263)2 + 570.(42,98)2].2
+ [ 190.(43,64)2 + 190.(15,849)2 + 570.(59,49)2].2
+ [ 190.(33,64)2 + 190.(4,676)2 + 570.(38,32)2].2
+ [ 190.(36,06)2 + 190.(2,813)2 + 570.(38,87)2].4}

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 42


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

= 1287,250.103 kWh
* Tổng tổn thất điện năng trong phương án 4 là:
 A =  A1 +  A2 + 3.  A3 = (2573,522 + 2124,337 + 3.1287,250).103

= 8559,609.103 kWh = 8559,609 MWh


2.4.2. Phương án 6.
a. Tổn thất điện năng hằng năm trong máy biến áp 2 cuộn dây:
Tương tự phương án 4 ta có công thức:
Smax 2
 A1 =  Po.t +  PN.( ) .t
SdmB

Trong đó :
- t : thời gian vận hành trong năm t = 8760h
- Smax : phụ tải cực đại của máy biến áp
-  Po,  PN : tổn thất không tải và tổn thất ngắn mạch của máy biến áp ( nhà máy
chế tạo đã cho).
Tổn thất điện năng trong máy biến áp B1 và B2 (phía 220kV):
2
 64, 212 
 A1 = 75.8760 + 260.  3
 .8760 = 2573,522.10 kWh
 70 
Tổn thất điện năng trong máy biến áp B5 (phía 110kV):
2
 64, 212 
 A2 = 70.8760 + 315.  3
 .8760 = 2390,935.10 kWh
 80 
b. Tổn thất điện năng của máy biến áp tự ngẫu B2, B3:
Ta có công thức:

.  ΔPNC . (SCi ) +ΔPNT . (STi ) +ΔPNH . (SHi )  .t


365 2 2 2
 A3 =  Po.t + 2
S dmB

Trong đó:
- t: thời gian vận hành trong năm , t = 8760h.
-  Po: tổn thất không tải của máy biến áp.
- SCi, STi , SHi: là công suất tải qua các cuộn cao, trung , hạ áp của máy biến áp tự
ngẫu lấy theo phụ tải ngày trong khoảng thời gian ti.
Căn cứ vào bảng phân phối công suất ta có lượng công suất qua máy biến áp tự ngẫu
như sau:
SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 43
ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

Bảng 2.11. Bảng PP công suất qua MBA tự ngẫu.

t(h)
0-6 6-8 8-12 12-14 14-16 16-18 18-20 20-24
CS

SC(t)
24,36 29,82 29,44 9,14 16,97 33,35 18,35 21,98
(MVA)

ST(t)
1,424 4,219 18,189 15,394 15,394 23,774 7,014 4,219
(MVA)

SH(t)
25,78 34,04 47,63 24,53 32,37 57,13 25,36 26,2
(MVA)

- ΔPNC , ΔPNT , ΔPNH : tổn thất ngắn mạch trong các cuộn dây cao, trung, hạ áp
của máy biến áp tự ngẫu và được tính như sau:
1 ΔP ΔP 
ΔPNC =  ΔPNC-T + NC-H - NT-H
2 α 2
α 
2

1 ΔP ΔP 
ΔPNT =  ΔPNC-T + NT-H - NC-H
2 α 2
α 
2

1  ΔP ΔP 
ΔPNH =  NT-H + NC-H − ΔPNC-T 
2 α 2
α 2

Với α là hệ số lợi dụngcủa máy biến áp tự ngẫu α = 0,5
1 1
Có ΔPNC-T = 380 kW, do đó ta lấy ΔPNC-H = ΔPNT-H = .ΔPNC-T = .380 = 190 kW
2 2
Thay số vào công thức ta có:
1 190 190 
ΔPNC =  380+ 2 - 2  = 190 kW
2 0,5 0,5 
1 190 190 
ΔPNT =  380+ 2 - 2  = 190 kW
2 0,5 0,5 
1  190 190 
ΔPNH =  2
+ 2
− 380  = 570 kW
2  0,5 0,5 
Vậy tổn thất trong máy biến áp tự ngẫu là:
365
 A3 = 100.8760 + {[ 190.(24,36)2 + 190.(1,424)2 + 570.(25,78)2].6
160 2

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 44


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

+ [ 190.(29,82)2 + 190.(4,219)2 + 570.(34,04)2].2


+ [ 190.(29,44)2 + 190.(18,189)2 + 570.(47,63)2].4
+ [ 190.(9,14)2 + 190.(15,394)2 + 570.(24,53)2].2
+ [ 190.(16,97)2 + 190.(15,394)2 + 570.(32,37)2].2
+ [ 190.(33,35)2 + 190.(23,774)2 + 570.(57,13)2].2
+ [ 190.(18,35)2 + 190.(7,014)2 + 570.(25,36)2].2
+ [ 190.(21,98)2 + 190.(4,219)2 + 570.(26,2)2].4}
= 1162,375.103 kWh
* Vậy tổng tổn thất điện năng trong phương án 6 là:
 A = 2.  A1 +  A2 + 2.  A3
= ( 2.2573,522 + 2390,935 +2.1162,375).103
= 9862,729.103 kWh =9862,729 MWh.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 45


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

CHƯƠNG 3
TÍNH TOÁN KINH TẾ - KỸ THUẬT
CHỌN PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU
Mục đích của chương này là so sánh đánh giá các phương án về mặt kinh tế và kỹ
thuật. Từ đó lựa chọn được phương án tối ưu đảm bảo các điều kiện kỹ thuật và chỉ tiêu
kinh tế.
Trên thực tế vốn đầu tư vào thiết bị chủ yếu phụ thuộc vào vốn đầu tư máy biến áp và
các mạch của thiết bị phân phối. Nhưng vốn đầu tư của thiết bị phân phối chủ yếu phụ
thuộc vào máy cắt. Vì vậy để chọn các mạch thiết bị phân phối cho từng phương án ta
phải chọn máy cắt.
3.1. Xác định dòng điện làm việc cưỡng bức
Trong vận hành nhà máy điện nói riêng và vận hành hệ thống điện nói chung. Các khí
cụ điện và dây dẫn không những chỉ làm việc ở chế độ thường mà có khi còn phải vận
hành ở chế độ cưỡng bức. Mục đích của việc xác định dòng làm việc cưỡng bức là để
phục vụ cho việc lựa chọn thiết bị điện và dây dẫn sao cho đảm bảo cung cấp điện an toàn
lúc làm việc bình thường và khi có sự cố một phần tử nào đó liên quan trong mạch điện.
Dòng cưỡng bức của mạch điện được xác định như sau:
- Mạch máy phát:
Icb = 1,05.IFđm
- Mạch máy biến áp và đường dây vận hành song song. Dòng điện cưỡng bức
được xác định khi một phần tử bị sự cố phần tử còn lại phải tải hết công suất
cực đại.
3.1.1. Tính dòng cưỡng bức cho phương án 4.
a. Cấp cao áp 220kV:
Dòng làm việc cưỡng bức lớn nhất cấp điện áp 220kV:
SHTmax 195,13
Ilvcb = = = 0,512( kA)
U 3 220 3

Như vậy dòng điện làm việc cưỡng bức lớn nhất là: Ilvcb = 0,512 kA

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 46


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

b. Cấp điện áp trung 110kV:


- Mạch đường dây: Dòng điện làm việc cưỡng bức của mạch đường dây được
tính với điều kiện khi đường dây kép bị đứt một lộ ,ta có:
• Đường dây đơn:
STmax 111,76
Ilvcb = = = 0,293(kA)
2. 3Udm 2.110 3

• Đường dây kép:


STmax 111,76
Ilvbt = = = 0,147(kA)
4 3Udm 4.110 3

Ilvcb = 2.Ilvbt = 2.0,147 = 0, 294(kA)

- Mạch bộ máy phát – máy biến áp:


SFdm 68,75
Ilvcb =1,05 =1,05. = 0,38 kA
3Udm 110 3

- Mạch máy biến áp liên lạc:


1
Icb = STmax - SB 5 .
3Udm

1
= 111,76 − 64, 212. = 0, 25kA
3.110

Như vậy dòng điện làm việc cưỡng bức lớn nhất là: Icb = 0,38 kA
c. Cấp hạ áp 10,5 kV:
Ta có:
SFdm 68,75
Ilvcb =1,05 =1,05. = 3,97(kA)
3Udm 10,5. 3
3.1.2. Tính dòng điện cưỡng bức cho phương án 6.
a. Cấp cao áp 220kV:
SHTmax 195,13
Ilvcb = = = 0,512kA
U 3 220 3
Như vậy dòng điện làm việc cưỡng bức lớn nhất là: Icb = 0,512 kA
b. Cấp điện áp trung 110kV:
- Mạch đường dây: Dòng điện làm việc cưỡng bức của mạch đường dây được
tính với điều kiện khi đường dây kép bị đứt một lộ, ta có:
SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 47
ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

• Đường dây đơn:


STmax 111,76
Ilvbt = = = 0, 293(kA)
2. 3Udm 2. 3.110
• Đường dây kép:
STmax 111,76
Ilvbt = = = 0,147(kA)
4 3Udm 4.110 3
Ilvcb = 2.Ilvbt = 2.0,147 = 0, 294(kA)
- Mạch bộ máy phát – máy biến áp:
SFdm 68,75
Ilvcb =1,05 =1,05. = 0,38(kA)
3Udm 3.110

- Mạch máy biến áp liên lạc:


Smax = STmax – SB5 = 111,76 – 64,212 = 47,55 MVA

Smax 47,55
Ilvcb = = = 0,25(kA)
Udm 3 110 3

Như vậy dòng điện làm việc cưỡng bức lớn nhất là: Icb = 0,38 kA
c. Cấp hạ áp 10,5 kV:
Ta có:
SFdm 68,75
Ilvcb =1,05 =1,05. = 3,97(kA)
3Udm 10,5. 3
3.2. Chọn máy cắt cho các phương án.
Chọn máy cắt điện theo các điều kiện sau:
- Điện áp định mức : Uđmmc ≥ Umạng
- Dòng điện định mức : Iđmmc ≥ Icb
- Ổn định lực động điện : ildd ≥ ixk
- Điều kiện cắt : Icđm ≥ I’’
- Ổn định nhiệt : I 2nhdm .tnh ≥ BN

Các máy cắt nói chung khả năng ổn định nhiệt khá lớn đặc biệt với những loại máy
cắt có dòng định mức lớn hơn 1000(A), khi đó không cần xét đến ổn đinh nhiệt của máy
cắt.
SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 48
ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

Dựa vào cấp điện áp và dòng điện làm việc cưỡng bức của các mạch, kết hợp với giá
trị dòng điện ngắn mạch đã tính ở các phần trước ta chọn được máy cắt của các mạch cho
các phương án như bảng dưới.

Cấp Đại lượng tính toán Đại lượng định mức


PA Điện áp Ilvcb Loại máy cắt Uđm Iđm Icđm ildd
(kV) (kA) (kV) (kA) (kA) (kA)

220 0,512 3AQ1 245 4 40 100

IV 110 0,38 3AQ1-FG 123 3,15 31,5 80

10,5 3,97 8FG10 12 12,5 80 225

220 0,512 3AQ1 245 4 40 100

VI 110 0,38 3AQ1-FG 123 3,15 31,5 80

10,5 3,97 8FG10 12 12,5 80 225

Bảng 3.1. Thông số máy cắt các phương án.

3.3. Chọn sơ đồ thiết bị phân phối.


Trong các thiết bị điện của nhà máy điện và trạm biến áp, các khí cụ điện được nối
với nhau thành sơ đồ nối điện. Yêu cầu chính đối với sơ đồ nối điện là làm việc đảm bảo
tin cậy, cấu tạo đơn giản linh hoạt, kinh tế và an toàn cho người. Trong sơ đồ nối điện
thanh góp là nơi nhận điện năng từ các nguồn cung cấp điện đến và phân phối điện năng
đến các hộ tiêu thụ. Thanh góp là phần tử cơ bản của thiết bị phân phối người ta thường
dùng một hoặc hai thanh góp. Trong các phương án của sơ đồ ta có thể xây dựng sơ đồ hệ
thống thanh góp như sau .
3.3.1. Phương án 4
- Mạch 220kV: Dùng sơ đồ hệ thống hai thanh góp có thanh góp vòng vì số
mạch ra vào nhiều.
- Mạch 110kV: Dùng sơ đồ hệ thống hai thanh góp có máy cắt liên lạc và phụ tải
trung áp là quan trọng.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 49


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

- Mạch 10,5: Không có thanh góp điện áp máy phát.


Sơ đồ nối điện phương án 4:

Hình 3.1. Sơ đồ nối điện phương án 4.

3.3.2. Phương án 6
- Mạch 220Kv: Dùng sơ đồ hệ thống hai thanh góp có thanh góp vòng vì số
mạch vào ra nhiều.
- Mạch 110kV: Dùng sơ đồ hệ thống hai thanh góp có máy cắt liên lạc và phụ tải
trung áp là quan trọng.
- Mạch 10,5: Không có thanh góp điện áp máy phát.
Sơ đồ nối điện phương án 6:

Hình 3.2. Sơ đồ nối điện phương án 6

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 50


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

3.4. Tính toán kinh tế - kỹ thuật, chọn phương án tối ưu.


Để tính toán kinh tế - kỹ thuật cho một phương án, ta dựa vào 2 thành phần chủ
yếu đó là :
- Vốn đầu tư của phương án
- Chi phí vận hành (hay phí tổn hàng năm)
- Khi tính toán vốn đầu tư (V) của mọt phương án chúng ta chỉ cần tính đến vốn
đầu tư cho máy biến áp và thiết bị phân phối (bao gồm tiền mua và tiền vận
chuyển, xây lắp) ở các cấp điện áp tương ứng mà chủ yếu do loại máy cắt
quyết định.
3.4.1. Vốn đầu tư của các phương án.
V = VB + VTBPP

Với VB: là vốn đầu tư máy biến áp


VB =  KBi .VBi

Trong đó:
• KBi: hệ số tính đến tiền chuyên chở và xây lắp MBA thứ i, hệ sô này phụ
thuộc vào điện áp định mức cuộn cao áp và công suất định mức của máy
biến áp.
• VBi: tiền mua máy biến áp.
Với VTBPP: là vốn đầu tư về thiết bị phân phối.
VTBPP = ( n i .VTBPPi )

Trong đó:
• ni: Số mạch của thiết bị phân phối ứng với cấp điện áp Ui
• VTBPP: Giá thành mỗi mạch của thiết bị phân phối ứng với cấp điện áp
3.4.2. Phí tổn vận hành hằng năm.
P = PK + Pt
- PK: Là tiền khấu hao hàng năm về vốn đầu tư vàd sửa chữa lớn bao gồm định
mức khấu hao chung và định mức khấu hao về chi phí vận hành
a.V
PK = (VNĐ)
100

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 51


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

Trong đó :
• a : Định mức khấu hao (%)
• V : Vốn đầu tư của phương án
- Pt : Là chi phí do tổn thất điện năng trong các thiết bị điện.
Pt = β.∆A (VNĐ)
Trong đó:
• β = 700 (VNĐ/ 1 kWh): giá thành trung bình điện năng trong hệ thống
điện.
• ∆A: Tổn thất điện năng hằng năm của thiết bị.
Sau khi đã tính toán được chi phí vần hành hằng năm P và vốn đầu tư thiết bị V của
từng phương án theo theo phương pháp trên, ta sẽ so sánh được hiệu quả kinh tế của hai
phương án và rút ra được phương án tối ưu.
3.4.3. Tính chi tiết từng phương án.
3.4.3.1. Phương án 4.
a. Tính vốn đầu tư của phương án:
- Vốn đầu tư máy biến áp:
• 03 máy biến áp tự ngẫu: ATдHTH - 160/230
Máy biến áp tự ngẫu công suất 160 MVA cấp điện áp 159kV có giá trị:
VB = 159.103 Rúp =>VB = 159.103.40000 = 6,36.109 (VNĐ)
Hệ số có tính đến tiền chuyên chở và xây lắp là KB= 1,4
• 01 máy biến áp 3 pha 2 dây quấn cấp điện áp 220kV: TД – 70/230
Công suất của máy biến áp 70 MVA cấp điện áp 220kV có giá trị:
V220B = 90.103 Rúp =>VB = 90.103.40000 = 3,6.109 (VNĐ)
Hệ số có tính đến tiền chuyên chở và xây lắp là KB= 1,4
• 01 máy biến áp 3 pha 2 dây quấn cấp điện áp 110kV: ONAF – 80/121
Công suất của máy biến áp 80 MVA cấp điện áp 110kV có giá trị:
V110B = 113,7.103 Rúp =>VB = 113,7.103.40000 = 4,6.109 (VNĐ)
Hệ số có tính đến tiền chuyên chở và xây lắp là KB= 1,5
Vậy vốn đầu tư cho máy biến áp của phương án 4 là:

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 52


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

VB4 = ( 1.1,4.3,6 + 1.1,5.4,6 +3.1,4.6,36 ).109 = 38,65.109 (VNĐ)

- Vốn đầu tư thiết bị phân phối:


• Bên phía 220 kV gồm 10 máy cắt, giá mỗi máy cắt là 75.103 USD
• Bên phía 110 kV gồm 8 máy cắt, giá mỗi máy cắt là 45.103 USD
• Bên phía 10,5 kV gồm 3 máy cắt, giá mỗi máy cắt là 20.103 USD
Vậy vốn mua thiết bị phân phối của phương án 4 là:
VTBPP4 = (10.75 + 8.45 + 3.20 ).103.23000 = 26,91.109 (VNĐ)
Tổng đầu tư của phương án 4 là:
V4 = VB4 + VTBPP4 = 38,65.109 + 26,91.109 = 65,56.109 (VNĐ)
b. Tính phí tổn vận hành hằng năm:
P = PK + Pt
Khấu hao về vốn sửa chữa lớn với định mức khấu hao a=8,4%
. 4 8, 4.65,56.109
aV
Pkh 4 = = = 5,51.109 (VNĐ)
100 100
Chi phí tổn thất điện năng hàng năm gây ra:
Ptt 4 =  .A = 700.8559,609.103 = 5,99.109 (VNĐ)

Phí tổn vận hành hàng năm của phương án 4:


P4 = Pkh4 + Ptt4=5,51.109+5,99.109=11,5.109 (VNĐ)
Chi phí tính toán của phương án 4 là:
C4 = P4 + adm.V4 = (11,94 + 0,15.70,88).109
= 21,13.109 (VNĐ/năm)
3.4.3.2. Phương án 6.
a. Tính vốn đầu tư của phương án:
Vốn đầu tư máy biến áp:
- 2 máy biến áp tự ngẫu: ATдцTH - 160/230
Máy biến áp tự ngẫu công suất 160 MVA cấp điện áp cao 220kV có giá trị
VB = 159.103 Rúp =>VB = 159.103.40000 = 6,36.109 (VNĐ)
Hệ số có tính đến tiền chuyên chở và xây lắp là KB= 1,4

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 53


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

- 2 máy biến áp 3 pha 2 dây quấn: TД – 70/230


Công suất của một máy là 70 MVA cấp điện áp 220kV có giá trị:
V220B = 90.103 Rúp =>VB = 90.103.40000 = 3,6.109 (VNĐ)
Hệ số có tính đến tiền chuyên chở và xây lắp là KB= 1,4
- 1 máy biến áp 3 pha 2 dây quấn : ONAF – 80/121
Công suất của một máy là 80 MVA cấp điện áp 110kV có giá trị
V110B = 113,7.103 Rúp =>VB = 113,7.103.40000 = 4,6.109 (VNĐ)
Hệ số có tính đến tiền chuyên chở và xây lắp là KB= 1,5
Vậy vốn đầu tư cho máy biến áp của phương án 6 là:

VB6 = ( 2.1,4.6,36 + 2.1,4.3,6 + 1.1,5.4,6 ).109 = 34,79.109 (VNĐ)


- Vốn đầu tư thiết bị phân phối:

• Bên phía 220 kV gồm 9 máy cắt, giá mỗi máy cắt là 75.103 USD
• Bên phía 110 kV gồm 6 máy cắt, giá mỗi máy cắt là 45.103 USD
• Bên phía 10,5 kV gồm 2 máy cắt, giá mỗi máy cắt là 20.103 USD
Vậy vốn mua thiết bị phân phối của phương án 6 là:
VTBPP6 = (9.75 + 6.45 + 2.20).103.23000 = 22,66.109 (VNĐ)
Tổng đầu tư của phương án 6 là:
V6 = VB6 + VTBPP6 = 34,79.109 + 22,66.109 = 57,45.109 (VNĐ)
b. Tính phí tổn vần hành hằng năm:
P = PK + Pt
Khấu hao về vốn sửa chữa lớn với định mức khấu hao a=8,4%
a.V6 8, 4.57, 45.109
Pkh 6 = = = 4,83.109 (VNĐ)
100 100
Chi phí tổn thất điện năng hàng năm gây ra:
Ptt 6 =  .A = 700.9862,729.103 = 6,9.109 (VNĐ)

Phí tổn vận hành hàng năm của phương án 6:


P6 = Pkh6 + Ptt6= 4,83.109+6,9.109 = 11,73.109 (VNĐ)
Chi phí tính toán của phương án 6 là:

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 54


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

C6 = P6 + adm.V6 = (11,73 + 0,15.57,45).109 = 20,35.109 (VNĐ/năm)


3.5. So sánh chọn phương án tối ưu.
Bảng tổng kết so sánh hai phương án:
Bảng 3.2. So sánh 2 phương án.

Vốn đầu tư Phí tổn vận hành Chi phí tính toán
Phương án
(x109) VNĐ (x109) VNĐ (x109 ) VNĐ

4 65,56 11,5 21,13

6 57,45 11,73 20,35

Nhận xét chung:

- Về mặt kinh tế:


Phương án 6 có vốn đầu tư, chi phí tính toán ít hơn so với Phương án 4. Mặt khác
Phương án 4 có tới 3 MBA tự ngẫu sẽ khó khăn trong vấn đề bảo dưỡng cũng như lắp đặt
cho nên chi phí lớn hơn Phương án 6 là điều hiển nhiên.
- Về mặt kỹ thuật:
Cả hai phương án đều đảm bảo cung cấp điện đầy đủ cho các phụ tải làm việc trong
chế độ bình thường cũng như sự cố. Mặt khác Phương án 4 có tới 3 MBA tự ngẫu khiến
cho sơ đồ thiết bị phân phối phức tạp hơn,vận hành, bảo dưỡng khó khăn hơn.
Qua những nhận xét trên ta chọn phương án 6 là phương án tối ưu làm phương án
thiết kế phần điện nhà máy nhiệt điện.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 55


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

CHƯƠNG 4
TÍNH TOÁN DÒNG ĐIỆN NGẮN MẠCH
Mục đích của việc tính toán ngắn mạch là để xác định dòng điện lớn nhất qua chổ đặt
thiết bị khi có sự cố nguy hiểm nhất xảy ra, trên cơ sở đó lựa chọn thiết bị sao cho đảm
bảo an toàn. Để đáp ứng được yêu cầu đó cần phải chọn điểm ngắn mạch tính toán sao
cho phù hợp. Sau đây ta tính ngắn mạch cho từng phương án:
4.1. Chọn các đại lượng cơ bản.
- Công suất cơ bản: Scb = 1000 MVA
- Điện áp cơ bản: Lấy theo từng cấp và chọn bằng điện áp trung bình định mức
của cấp ấy.
• Cấp điện áp 220 kV → Ucb = 230 kV
• Cấp điện áp 110 kV → Ucb = 115 kV
• Cấp điện áp 10,5 kV → Ucb = 10,5 kV
- Dòng điện cơ bản:
Scb
Icb =
3Udm
• Dòng điện cơ bản cấp 10,5 kV:
1000
I cb = = 54,986 kA
3.10, 5
• Dòng điện cơ bản cấp 110 kV:
1000
Icb = = 5,02 kA
3.115
• Dòng điện cơ bản cấp 220 kV:
1000
Icb = = 2,51 kA
3.230
4.2. Chọn điểm ngắn mạch tính toán.
- Cấp điện áp 220kV: ta chọn điểm ngắn mạch N1 trên thanh góp 220kV, nguồn
cung cấp là hệ thống và nhà máy.
• Tác dụng: Dùng để chọn và kiểm tra khí cụ điện và dây dẫn các mạch phía
cao áp.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 56


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

- Cấp điện áp 110kV: ta chọn điểm ngắn mạch N2 trên thanh góp 110kV, nguồn
cung cấp là hệ thống và nhà máy.
• Tác dụng: Dùng để chọn và kiểm tra khí cụ điện và dây dẫn các mạch phía
trung áp.
- Cấp điện áp 10,5kV: Nhằm chọn khí cụ điện mạch máy phát cần tính 2 điểm
ngắn mạch N3 và N3’. Sau đó so sánh 2 giá trị dòng điện ngắn mạch trên,lấy trị
số lớn hơn để chọn khí cụ điện. Chọn điểm ngắn mạch N4 dùng để chọn và
kiểm tra các khí cụ điện mạch tự dùng và mạch đường dây phụ tải cấp điện áp
máy phát. Nguồn cung cấp gồm tất cả máy phát của nhà máy và hệ thống.
• Tác dụng: Dùng để chọn và kiểm tra khí cụ điện mạch hạ áp máy biến áp
liên lạc.
- Nguồn cung cấp cho điểm N3 gồm các máy phát điện và hệ thống trừ máy phát
F3. Nguồn cung cấp cho điểm ngắn mạch N3’ chỉ riêng máy phát F1.
Sơ đồ dùng để tính toán ngắn mạch tương ứng với lúc tất cả các máy phát và hệ thống
đang vận hành, riêng điểm N3 chỉ có máy phát F3 làm việc, điểm N3’ máy phát F3 nghỉ
các máy phát còn lại làm việc bình thường
- Sơ đồ nối điện và sơ đồ thay thế:
• Sơ đồ nối điện và các điểm ngắn mạch tính toán:

Hình 4.1. Sơ đồ nối điện và tính toán ngắn mạch.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 57


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

Hình 4.2. Sơ đồ thay thế tính toán ngắn mạch.

4.3. Tính điện kháng các phần tử trong hệ đơn vị tương đối.
- Điện kháng hệ thống là:
Scb 1000
XHT = XN. = 0,56. = 0,23
SHT 2450
- Điện kháng đường dây nối với hệ thống:
Chọn điện kháng có x0 = 0,4 (  / km )
l Scb 109 1000
X D = xo . . 2
= 0,4. . = 0,412
2 U cb 2 230 2
- Điện kháng máy phát:
Scb 1000
XF = xd’’. = 0,123. = 1,79
SFdm 68,75
- Điện kháng của máy biến áp hai cuộn dây B5:
U N % Scb 10,5 1000
XB5 = X110
B = . = . = 1,31
100 SdmB 100 80
- Điện kháng của máy biến áp hai cuộn dây B1, B2:
U N % Scb 10,6 1000
XB1 = XB2 = X 220
B = . = . = 1,51
100 SdmB 100 70

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 58


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

- Điện kháng của máy biến áp tự ngẫu B3, B4:


• Điện kháng cuộn cao:
1 U % U % S
XC = (UNC-T% + NC −H - NT −H ). cb
200   SdmB

1 32 20 1000
= ( 11 + - ). = 1,093
200 0,5 0,5 160

• Điện kháng cuộn trung:


1 U % U % S
XT = (UNC-T% + NT −H - NC −H ). cb
200   SdmB
1 20 32 1000
= ( 11 + - ). 0
200 0,5 0,5 160
• Điện kháng cuộn hạ:
1 U % U % S
XH = ( NC −H + NT −H - UNC-T%) . cb
200   SdmB
1 32 20 1000
= ( + - 11 ) . = 2,91
200 0,5 0,5 160
4.4. Lập sơ đồ thay thế và tính toán ngắn mạch
* Điểm N1:
Nguồn cung cấp bao gồm tất cả các máy phát điện của nhà máy thiết kế và hệ thống.
Đặt: X1 = XHT + XD = 0,23 + 0,412 = 0,642
X2 = X3 = XF + X 220
B = 1,79 + 1,51 = 3,3
X4 = X5 = XC = 1,093
X6 = X7 = XF + X H = 1,79 + 2,91 = 4,7

X8 = XF + X110
B = 1,79 + 1,31 = 3,1

Ngắn mạch tại điểm N1 có tính chất đối xứng nên ta có:
X2 3,3
X9 = = = 1,65
2 2
X4 1,093
X10 = = = 0,55
2 2
X6 4,7
X11 = = = 2,35
2 2

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 59


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

Hình 4.3. Sơ đồ thay thế tính ngắn mạch tại N1.

Hình 4.4. Sơ đồ thay thế rút gọn tính ngắn mạch tại N1.
Ghép các nguồn phía nhà máy ta có:
X12 = [( X8 // X11 ) + X10] // X9
 X11.X8   2,35.3,1 
 X +X +X10  .X9  +0,55 .1,65
=  11 8  = 
2,35+3,1
= 0,88
X11.X8 2,35.3,1
+X10 +X9 +0,55+1,65
X11 +X8 2,35+3,1

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 60


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

Hình 4.5. Sơ đồ thay thế tính ngắn mạch điểm N1.


- Điện kháng tính toán nhánh hệ thống:
SHT 2450
XttHT = X1. = 0,642. = 1,57
Scb 1000
Tra đường cong tính toán (Tr.48 Sách thiết kế PĐ NMĐ&TBA – PGS.TS Phạm Văn
Hòa) ta có:
I*" = 0,64 ; I* = 0,69
Dòng điện ngắn mạch phía hệ thống cung cấp:
SHT 2450
I''HT =I"*. =0,64. =3,94 kA
3Udm 3.230
SHT 2450
IHT =I*. =0,69. =4,24 kA
3Udm 3.230
- Điện kháng tính toán phía nhà máy:
SNM 5.68,75
XttNM = X12. = 0,88. = 0,3
Scb 1000
Tra đường cong tính toán (Tr.48 Sách thiết kế PĐ NMĐ&TBA – PGS.TS. Phạm Văn
Hòa) có:
I*" = 3,3 ; I* = 2,25
Dòng điện ngắn mạch phía nhà máy cung cấp:
SNM 5.68,75
I''NM =I"*. =3,3. =2,85 kA
3Udm 3.230
SNM 5.68,75
INM =I*. =2,25. =1,94 kA
3Udm 3.230
Dòng điện ngắn mạch tổng tại N1:
I''N1 =I''HT +I''NM = 3,94 + 2,85 = 6,79 kA

IN1 =IHT +INM = 4,24 + 1,94 = 6,18 kA

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 61


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

Dòng điện xung kích tại N1:


i xkN1 = 2.1,8.I''N1 = 2 .1,8.6,79 = 17,28 kA
* Điểm N2 :
Nguồn cung cấp bao gồm tất cả các máy phát của nhà máy thiết kế và hệ thống.

Hình 4.6. Sơ đồ thay thế tính ngắn mạch tại N2.


Dựa vào kết quả tính toán và biến đổi sơ đồ của diểm N1 ta rút gọn cho điểm ngắn
mạch N2.
Ghép các nguồn E34 và E5:
X 11. X 8 2,35.3,1
X12 = X11 //X8 = = = 1,34
X 11 + X 8 2,35 + 3,1
Biến đổi Y( X1, X9 , X10 ) thành sơ đồ tam giác hở (X13, X14)
X1.X10 0,642.0,55
X13 = X1 + X10 + = 0,642 + 0,55 + =1,41
X9 1,65
X 9 .X10 1,65.0,55
X14 = X9 + X10 + = 1,65 + 0,55 + =3,61
X1 0,642

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 62


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

Hình 4.7. Sơ đồ thay thế tính ngắn mạch điểm N2.


Ghép các nguồn E12 và E345 :
X14 .X12 3,61.1,34
X15 = X14 // X12 = = = 0,98
X14 +X12 3,61+1,34

Hình 4.8. Sơ đồ thay thế rút gọn tính ngắn mạch tại N2.
- Điện kháng tính toán nhánh hệ thống:
SHT 2450
XttHT = X13. = 1,41. = 3,45
Scb 1000
Vì XttHT > 3 nên ta áp dụng công thức:
1
I'' = I = = 0, 29
3, 45
Đổi ra đơn vị có tên ta được:
SHT 2450
I''HT =IHT =I*'' . = 0,29. = 3,57 kA
3.Ucb 3.115
- Điện kháng tính toán phía nhà máy:
SNM 343,75
XttNM = X15. = 0,98. = 0,34kA
Scb 1000
Tra đường cong tính toán ta có:
I*" = 2,88 ; I* = 2,15

- Dòng điện ngắn mạch phía nhà máy cung cấp:

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 63


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

SNM 343,75
I''NM =I"*. =2,88. =4,97 kA
3Udm 3.115
SNM 343,75
INM =I*. =2,15. =3,71kA
3Udm 3.115
- Dòng điện ngắn mạch tổng tại N2:
I''N2 =I''HT +I''NM =3,57 + 4,97 = 8,54kA

IN2 =IHT +INM = 3,57 + 3,71 = 7,28kA

- Dòng điện xung kích tại N2:


i xkN2 = 2.1,8.I''N2 = 2 .1,8.8,54 = 21,74 kA
* Điểm N3 :
Nguồn cung cấp gồm hệ thống và các máy phát của nhà máy thiết kế trừ máy phát F3.
Sơ đồ thay thế:
X1 = XHT + XD = 0,23 + 0,412 = 0,642
X2 = X3 = XF + X 220
B = 1,79 + 1,51 = 3,3
X4 = X5 = XC = 1,093
X6 = XH = 2,91
X7 = XF + XH = 1,79 +2,91 = 4,7
X8 = XF + X110
B = 1,79 + 1,31 = 3,1

X 2 3,3
X9 = = = 1,65
2 2
X 4 1,093
X10 = = = 0,55
2 2

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 64


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

Hình 4.9. Sơ đồ thay thế tính ngắn mạch tại N3.

Hình 4.10. Sơ đồ thay thế tính ngắn mạch điểm N3.

Hình 4.11. Sơ đồ thay thế tính ngắn mạch điểm N3.


Biến đổi Y(X1, X9, X10) thành sơ đồ tam giác hở (X11, X12) bỏ qua nhánh cân bằng:
X 9 .X10 1,65.0,55
X11 = X9 + X10 + = 1,65 + 0,55 + = 3,613
X1 0,642
X1.X10 0,642.0,55
X12 = X1 + X10 + = 0,642 + 0,55 + =1,41
X9 1,65

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 65


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

Ghép các nguồn E1, E3, E4 :


X13 = X11 // X7 // X8
X11.X 7 3,613.4,7
.X8 .3,1
X11 +X 7 3,613 + 4,7
= = = 1,23
X11.X 7 3,613.4,7
+X8 + 3,1
X11 +X 7 3,613 + 4,7

Hình 4.12. Sơ đồ thay thế tính ngắn mạch tại N3.


Biến đổi Y(X13, X12, X6) thành sơ đồ tam giác hở (X14, X15) bỏ qua nhánh cân bằng:
X12 .X 6 1, 41.2,91
X14 = X12 + X6 + = 1,41 + 2,91 + = 7,66
X13 1, 23
X13 .X 6 1, 23.2,91
X15 = X13 + X6 + = 1,23 + 2,91 + = 6,68
X12 1, 41

Hình 4.13. Sơ đồ thay thế rút gọn tính ngắn mạch tại N3.
- Điện kháng tính toán nhánh hệ thống:
SHT 2450
XttHT = X14. = 7,66. = 18,767
Scb 1000
Vì XttHT >3 nên áp dụng công thức:
1
I*'' =I* = = 0,053
18,767
Đổi ra đơn vị có tên ta được:
SHTdm 2450
I''HT =IHT =I*'' . =0,053. = 7,14kA
3UCB 3.10,5

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 66


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

- Điện kháng tính toán phía nhà máy:


SNM 4.68,75
XttNM = X15. = 6,68. = 1,837
Scb 1000
Tra đường cong tính toán ta có:
I*" = 0,545 ; I* = 0,58
- Dòng điện ngắn mạch phía nhà máy cung cấp:
SNM 4.68,75
I''NM =I"*. =0,545. = 8,24 kA
3Udm 3.10,5
SNM 4.68,75
INM =I*. =0,58. =8,77 kA
3Udm 3.10,5
- Dòng điện ngắn mạch tổng tại N3:
I''N3 =I''HT +I''NM = 7,41 + 8,24 = 15,65kA
IN3 =IHT +INM = 7,41 + 8,77 = 16,18kA

- Dòng điện xung kích tại N3:


i xkN3 = 2.1,8.I''N3 = 2 .1,8.15,65 = 39,84kA
* Ngắn mạch tại điểm N3’:
Nguồn cung cấp chỉ có máy phát F3.

Hình 4.14. Sơ đồ thay thế tính ngắn mạch tại N3’.


Điện kháng tính toán:
SFdm 68,75
Xtt = XF. = 1,79. = 0,123
Scb 1000
Tra đường cong tính toán ta có:
I*" = 7,5 ; I* = 2,7
Dòng điện ngắn mạch tại điểm N3’ là:
SFdm 68,75
I''N' =I"*. =7,5. = 28,35 kA
3
3Udm 3.10,5

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 67


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

SFdm 68,75
IN' =I*. =2,7. =10,21kA
3
3Udm 3.10,5
Dòng điện xung kích tại N3’:
i xkN' = 2.1,8.I''N' = 2 .1,8.28,35 = 72,17kA
3 3

* Điểm N4 :
Nhằm chọn khí cụ điện mạch tự dùng và mạch phụ tải điện áp máy phát. Nguồn cung
cấp gồm hệ thống và tất cả các máy phát của nhà máy điện thiết kế nên ta có:
I''N4 =I''N3 +I''N' = 15,65 + 28,35 = 44 kA
3

IN4 =IN3 +IN' = 16,18 + 10,21 = 26,39 kA


3

Dòng điện xung kích:


i xkN4 = 2.1,8.I''N4 = 2 .1,8.44 = 112 kA
Bảng 4.1. Kết quả tính toán ngắn mạch.

Dòng điện
I’’(kA) I∞(kA) Ixk(kA)
Điểm ngắn mạch

N1 6,79 6,18 17,28

N2 8,54 7,28 21,74

N3 15,65 16,18 39,84

N3’ 28,35 10,21 72,17

N4 44 26,39 112

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 68


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

4.5. Sơ đồ nối điện tự dùng của nhà máy:

Hình 4.15. Sơ đồ nối điện tự dùng của nhà máy nhiệt điện.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 69


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

4.6. Sơ đồ nối điện chính của nhà máy

Hình 4.16. Sơ đồ nối điện chính của nhà máy nhiệt điện.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 70


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

KẾT LUẬN

Sau một khoảng thời gian làm đồ án môn học với đề tài “Thiết kế phần điện nhà
máy nhiệt điện” với sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của các thầy trong khoa và đặc biệt
là thầy PGS. TS. Huỳnh Đức Hoàn đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án môn học.
Đồ án của em gồm 4 chương với mỗi chương là các đề mục phù hợp với nội dung
từng chương.
Bản thân em đã nỗ lực, cố gắng trong suốt quá trình làm đồ án môn học của mình để
hoàn thành, xong trong quá trình làm đồ án không tránh khỏi những sai sót, em rất mong
nhận được sự chỉ bảo của thầy cô.
Một lần nữa em xin cảm ơn thầy!

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 71


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] PGS.TS. Huỳnh Đức Hoàn, Giáo trình Nhà máy điện và trạm biến áp (Phần điện),
Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, 2016.
[2] Nguyễn Hữu Khái, Thiết kế nhà máy điện và trạm biến áp (Phần điện), Nhà xuất
bản khoa học và kỹ thuật, 2006.
[3] Nguyễn Văn Đạm, Mạng Lưới Điện. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, 2005.
[4] Ngô Hồng Quang, Sổ tay lựa chọn và tra cứu thiết bị điện từ 0,4 đến 500kV, Nhà
xuất bản khoa học và kỹ thuật, 2010.
[5] PGS.TS. Lã Văn Út, Ngắn mạch trong hệ thống điện. Nhà xuất bản khoa học kỹ
thuật, 2002.
[6] TS. Ngô Minh Khoa, Giáo trình Ngắn mạch trong hệ thống điện.
[7] PGS.TS. Phạm Văn Hòa, Sách thiết kế Phần điện nhà máy điện & trạm biến áp.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 72


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

❖ PHẦN ĐỒ ÁN BỔ SUNG:

Sơ đồ 1 thanh
STT Ưu điểm Nhược điểm Ứng dụng
góp

- Độ tin cậy cung


cấp điện thấp.
Để sửa chữa thanh
góp hoặc dao cách
ly thanh góp của bất
cứ mạch nào cũng
đều phải cắt tất cả
các nguồn nối vào
thanh góp dẫn đến
- Sơ đồ đơn giản, giá
mất điện toàn bộ.
thành không cao;
Dùng cho các thiết
- Khi sửa chữa máy
- Dao cách ly chỉ bị điện có công suất
cắt của bất kỳ mạch
làm nhiệm vụ tạo nhỏ, không quan
nào thì mạch ấy phải
khoảng cách an toàn trọng, có một nguồn
ngừng cung cấp điện
khi sửa chữa, đóng cung cấp và nó còn
trong suốt thời gian
cắt lúc không có dùng trong các sơ đồ
1 Không phân đoạn sửa chữa.
dòng điện. điện từ dùng của các
- Khi ngắn mạch nhà máy điện hoặc
- Sơ đồ này cho
trên thanh góp hay trạm biến áp, nhưng
phép các thiết bị
dao cách ly thanh trong trường hợp
phân phối trọn bộ,
góp tất cả các nguồn này phải dùng
lắp ráp đơn giản,
đều bị cắt ra như vậy nguồn dự trữ.
nhanh chóng, vận
các phụ tải đều bị
hành chắc chắn.
mất điện.
- Khi ngắn mạch
trên đường dây mà
máy cắt trên mạch
đó không cắt thì
toàn bộ các máy cắt
của nguồn sẽ cắt và
dẫn đến mất điện
toàn bộ mạng điện.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 73


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

- Khi vận hành với


dao cách ly phân
đoạn đóng: Nguồn
và phụ tải phân bố - Khi vận hành với
đều, cả 2 phân đoạn dao cách ly đóng:
làm việc song song Khi ngắn mạch trên
đảm bảo vận hành 1 phân đoạn bất kỳ
kinh tế thì tất cả các máy - Chế độ vận hành
- Khi vận hành với cắt nguồn đều cắt ra, với dao cách ly phân
dao cách ly phân toàn bộ sơ đồ bị mất đóng: thường dùng
đoạn mở: Khi có điện. Khi ngắn mạch ở các nhà máy điện.
Phân đoạn bằng 1 trên các đường dây
2 ngắn mạch trên 1 - Chế độ vận hành
DCL thì dòng ngắn mạch
phân đoạn nào thì với dao cách ly
chỉ có phân đoạn đó sẽ rất lớn.
phân đoạn mở:
bị mất điện, các - Khi vận hành với thường dùng ở các
phân đoạn còn lại dao cách ly phân trạm biến áp.
làm việc bình đoạn mở: Các nguồn
thường. và phụ tải làm việc
- Khi ngắn mạch riêng lẻ nên vận
trên đường dây dòng hành không kinh tế.
ngắn mạch bé nên ta
chọn khí cụ điện
hạng nhẹ.

- Khi muốn kiểm - Các dao cách ly


tra,sửa chữa từng phải thao tác có điện
dao cách ly phân mà ở thanh góp
đoạn mà chỉ có 1 không phân đoạn
phân đoạn mất điện. chúng chỉ làm Sử dụng cho các nhà
- Khi vận hành với nhiệm vụ cách ly. máy điện và trạm
Phân đoạn bằng 2 các dao cách ly phân - Khi vận hành với biến áp có điện áp
3
DCL đoạn đóng: Nguồn các dao cách ly không cao 22kV,
và phụ tải phân bố đóng: khi xảy ra 35kVvà số mạch
đều, cả 2 phân đoạn ngắn mạch trên bất phụ tải không nhiều.
làm việc song song kỳ phân đoạn nào sẽ
đảm bảo vận hành làm mất điện toàn
kinh tế. bộ sơ đồ.
- Khi vận hành với - Khi vận hành với

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 74


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

các dao cách ly phân các dao cách ly phân


đoạn mở: Khi có đoạn mở: Các nguồn
ngắn mạch trên 1 và phụ tải làm việc
phân đoạn nào thì riêng lẻ nên vận
chỉ có phân đoạn đó hành không kinh tế.
bị mất điện.

- Khi sự cố hay sửa


chữa 1 phân đoạn
nào đó thì các hộ
tiêu thụ quan trọng
sẽ bị mất nguồn dự
- Khi ngắn mạch trữ, còn các hộ cung
trên bất kỳ phân cấp điện bằng 1
đoạn nào thì máy đường dây sẽ bị mất
cắt phân đoạn của điện hoàn toàn trong
nguồn có liên quan suốt thời gian sửa - Dùng rộng rãi cho
trực tiếp với phân chữa. Các nguồn các nhà máy điện và
đoạn bị sự cố sẽ bị cung cấp và đường trạm biến áp có số
cắt ra, phân đoạn bị dây nối với phân mạch ít và điện áp
sự cố sẽ mất điện, đoạn đó phải ngừng bất kỳ. Hay là sử
Phân đoạn bằng các phân đoạn còn làm việc. Khi sửa dụng rộng rãi ở cấp
4 lại làm việc bình chữa máy cắt của
1MC và 2DCL 6kV-10kV của các
thường. một mạch nào đó, trạm biến áp cỡ lớn
mạch ấy tạm thời đường dây nhiều và
- Khi sửa chữa 1
mất điện. thiết bị phân phối ở
phân đoạn sẽ mất
bớt nguồn cung cấp. - Khi sửa chữa 1 nhà máy thủy điện
- Có thể khắc phục phân đoạn sẽ mất nhỏ.
bằng cách nối 1 bớt nguồn cung cấp,
nguồn cung cấp vào có thể khắc phục
cả 2 phân đoạn bằng bằng cách nối 1
máy cắt phân đoạn. nguồn cung cấp vào
cả 2 phân đoạn bằng
máy cắt phân đoạn.
Từ đó dẫn đến thiết
bị phân phối cồng
kềnh, đắt tiền.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 75


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

- Khi sửa chữa một


máy cắt nào đó vẫn
đảm bảo mạch đó Có nhiều máy cắt
luôn được cung cấp hơn nên chi phí đắt
Có thanh góp điện. Thường dùng thiết
hơn sơ đồ 1 thanh
5 vòng sử dụng 2 bị phân phối lưới
MCV - Vận hành đơn giản góp có thanh góp điện cấp 110kV
hơn sơ đồ 1 thanh vòng sử dụng 1
góp có thanh góp MCV.
vòng sử dụng 1
MCV.

- Khi sửa chữa một


máy cắt nào đó vẫn
đảm bảo mạch đó
luôn được cung cấp Vận hành phức tạp
Có thanh góp điện. hơn sơ đồ 1 thanh Thường dùng thiết
6 vòng sử dụng 1 góp có thanh góp bị phân phối lưới
- Chi phí thấp hơn
MCV vòng sử dụng 2 điện cấp 110kV
sơ đồ 1 thanh góp sử
MCV.
dụng 2 MCV. Đảm
bảo kinh tế.

Sơ đồ 2 thanh
STT Ưu điểm Nhược điểm Ứng dụng
góp

- Sửa chữa từng - Dùng dao cách ly


thanh góp mà không thao tác các mạch
hộ tiêu thụ nào bị điện song song. Dao
mất điện. cách ly thao tác khi
có điện.
- Sửa chữa dao cách Áp dụng cho các
Vận hành song
1 ly thanh góp của - Khi một thanh góp thiết bị có điện áp từ
song 2 thanh góp mạch nào thì chỉ bị sự cố thì phải 35kV trở lên.
mạch đó mất điện, chuyển các mạch
nhanh chóng phục đường dây của thanh
hồi sự làm việc của góp sự cố qua thanh
thiết bị khi ngắn góp còn lại, các phụ
mạch trên hệ thống tải sẽ mất điện trong

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 76


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

thanh góp làm việc.suốt thời gian


chuyển tải cho đến
Sửa chữa máy cắt
khi chuyển tải xong.
mạch bất kỳ mạch
đó không phải
ngừng làm việc lâu
dài.

- Nếu không phân


đoạn trên thanh góp
làm việc thì khi
Khi sửa chữa máy ngắn mạch sẽ gây
Vận hành 1 thanh cắt của đường dây nên mất điện toàn bộ
góp làm việc, 1 thì ta có thể chuyển hộ tiêu thụ. Sử dụng cho cấp
2
thanh góp dự sang làm việc với - Đường dây cũng bị điện áp 6kV-10kV.
phòng thanh góp dự phòng mất điện trong suốt
và máy cắt nối. quá trình cách ly
máy cắt cần sửa
chữa và nối tắt máy
cắt.

- Khi sửa chữa dao


- Sửa chữa máy cắt cách ly phía đường
của một mạch nào dây nào đó thì
đó vẫn không gây đường dây đó mất Dùng cho các thiết
Có thanh góp mất điện dù chỉ là điện. bị quan trọng có cấp
3
vòng tạm thời. điện áp 110kV trở
- Sử dụng nhiều dao lên.
- Đảm bảo cung cấp cách ly, cấu tạo thiết
điện bị phân phối phức
tạp

- Khi ngắn mạch


trên mạch nào đó thì
Áp dụng cho các
chỉ mạch đó mất Vốn đầu tư lớn vì số
Có 2 MC trên 1 thiết bị rất quan
4 điện. lượng máy cắt bằng
mạch trọng điện áp từ
2 lần số lượng mạch
- Khi ngắn mạch 220kV trở lên
trên thanh góp thì tất
cả các máy cắt nối

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 77


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

và thanh góp đó bị
cắt ra nhưng không
mạch nào bị mất
điện.
- Đảm bảo cung cấp
điện.

- Khi ngắn mạch


trên mạch nào đó thì
chỉ riêng mạch đó
mất điện.
- Khi ngắn mạch
trên thanh góp hay
sửa chữa thanh góp, Tính linh hoạt Áp dụng cho các
Có 3 MC trên 2 máy cắt bất kỳ không cao bằng sơ thiết bị rất quan
5
mạch không mạch nào bị đồ có 2 MC trên 1 trọng điện áp từ
mất điện. mạch. 220kV trở lên.

- Đảm bảo cung cấp


điện cao.
- Số lượng máy cắt
ít hơn sơ đồ có 2
MC trên 1 mạch.

- Khi sửa chữa máy


- Khi sửa chữa máy cắt hay giao cách ly
cắt nào đó thì mạch thanh góp đa giác bị
đó không bị mất hở. Khi đó nếu xảy
điện. ra ngắn mạch ở
mạch khác không kề Thường sử dụng ở
- Đảm bảo cung cấp với nó thì đa giác có mạch cao áp nhà
6 Sơ đồ đa giác
điện cao. thể bị tách ra 2 phần, máy thủy điện.
- Tính kinh tế cao vì vậy dẫn đến một
hơn sơ đồ 2 MC trên số đường dây 2 máy
1 mạch vì mỗi mạch biến áp bị mất điện.
chỉ có 1 MC. - Dòng điện cực đại
lớn khi đa giác hở.
Cần chọn khí cụ

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 78


ĐỒ ÁN MÔN HỌC [PGS.TS. HUỲNH ĐỨC HOÀN]

điện có dòng định


mức lớn. Cấu tạo
của thiết bị phân
phối của sơ đồ đa
giác phức tạp và bảo
vệ rơ le cho các
đường dây, máy
biến áp khó khăn
hơn.

- Số lượng máy cắt


ít hơn số mạch
nhưng vẫn đảm bảo - Sơ đồ cầu ngoài: - Sơ đồ cầu ngoài:
cung cấp điện. Khi sửa chữa hay sự chỉ thích hợp cho
cố đường dây cắt các trạm biến áp
- Sơ đồ cầu ngoài: máy cắt liên quan cần phải thường
Khi sửa chữa hay đến đường dây đó, xuyên đóng cắt máy
khi có sự cố máy MBA tương ứng với biến áp và đường
biến áp nào đó thì đường dây đó sẽ bị dây ngắn.
7 Sơ đồ cầu đường dây vẫn làm mất điện.
việc bình thường. - Sơ đồ cầu ngoài:
- Sơ đồ cầu trong: thường được sử
- Sơ đồ cầu trong: Khi sự cố hay sửa dụng ở các trạm
Khi sự cố hay sửa chữa một MBA bất biến áp ít phải đóng
chữa đường dây thì kỳ thì đường dây cắt MBA và đường
chỉ đường dây đó tương ứng liên quan dây nối và trạm dài,
mất điện, các máy sẽ tạm thời mất điện xác suất sự cố lớn.
biến áp vẫn hoạt
động bình thường.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41A Page 79

You might also like