You are on page 1of 6

Chương 1: Tổng quan về các doanh nghiệp ô tô

1. Ngành công nghiệp ô tô bao gồ m: các công ty và tổ chứ c tham gia vào việc
thiết kế, phát triển, sả n xuấ t, tiếp thị và bán ô tô. Không bao gồ m các ngành công nghiệp
khác và dịch vụ để phụ c vụ sau bán hàng cho ngườ i sử dụ ng.
 Công nghiệp phụ trợ (Supporting Industries): Các công ty và tổ chức sản xuất sản
phẩm có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các sản phẩm chính. Có thể:
+ Chỉ sản xuất các linh kiện ô tô;
+ Sản xuất linh kiện phục vụ nhiều lĩnh vực, trong đó có linh kiện ô tô
 Dịch vụ & Phục vụ sau bán hàng (Automotive services; Aftermarket services; and
Other)
+ Dịch vụ bả o hành:
+ Chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa
+ Kiểm định kỹ thuật, thử nghiệm sản phẩm
+ Vận chuyển và Bảo quản
 Các ngành công nghiệp và dịch vụ khác: Cung cấp nguyên, nhiên vật liệu
2. Áp dụng các lý thuyết kỹ thuật ô tô cụ thể trong các doanh nghiệp về kỹ
thuật ô tô
ngành kĩ thuật ô tô đào tạo kỹ sư có kiến thức cơ bản về Toán học, Khoa học tự nhiên và
kyc thuật cơ sở đap ứng việc tiếp thu các kiến thức chuyên ngành, cũng như có khả năng
tự học nâng cao trình độ chuyên môn. Có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực ô tô, cụ
thể: có khả năng nâng nghiên cứu kiến thức về công nghệ ô tô, khai thác, bảo dưỡng,
kiểm định, sửa chữa và tổ chức vận tải ô tô, cũng như các kiếm thức về kinh tế , quản trị
doanh nghiệp để có đủ khả năng tham gia công tác đáp ứng yêu cầu thực tế. kỹ thuật ô tô
là ngành kĩ thuật tổng hợp của nhiều lĩnh vực như điện- điện tử, tự động hóa, chế tại máy,
quản lý dịch vụ ô tô như điều hành, sản xuất phụ tùng, lắp ráp, cải tiến và năng cao hiệu
quả sử dụng.
Chương 2: Tổng quan về ô tô
1. Sự ra đời của ô tô
Không giống như sự ra đời của các loại phương tiện vận tải khác, lịch sử ra đời
của ô tô có nhiều biến cố và thăng trầm. Đóng góp vào quá trình phát triển và hoàn thiện
chiếc xe ô tô có sự tham gia của rất nhiều người và trải qua không biết bao nhiêu mốc thời
gian. Năm 1650 chiếc xe có bốn bánh vận chuyển bằng các lò xo tích năng được thiết kế
bởi nghệ sỹ, nhà phát minh người ý Leonardo da Vinci. Sau đó là sự phát triển của nguồn
động lực cho ôtô : động cơ gió, động cơ không khí nén. Năm 1769 đánh dấu sự ra đời của
động cơ máy hơi nước ( khói đen, ồn , khó vận hành…). Và xuất hiện phương tiện đi trên
mặt đất, tác giả của nó là ông Nicolas-Joseph Cugnot, người pháp. Đó là chiếc xe có 3
bánh cồng kềnh chạy bằng động cơ hơi nước với tốc độ lớn nhất là 5km/h nhỏ hơn tốc độ
của người đi bộ và sau một lần. Năm 1860 động cơ bốn kỳ chạy ga ra đời đánh dấu cho sự
ra đời của xe con (loại xe này dùng cho giới thượng lưu người Pháp). Năm 1864 động cơ
bốn kỳ chạy xăng ra đời và sau 10 năm loại xe với động cơ này đạt được công suất 20 kw
và có thể đạt vận tốc 40 km/h. Năm 1885, Karl Benz chế tạo một chiếc xe có một máy
xăng nhỏ đó là chiếc xe hơi đầu tiên. Sau khi lốp khí nén ra đời, 1892 Rudolf Diesel đã
cho ra đời động cơ Điesel và đã cho chế tạo hàng loạt. Vào thời gian này, đã hình thành
tổng thể ôtô con, ôtô tải, ôtô chở người với lốp khí nén. Cuộc cách mạng xe hơi chỉ bắt
đầu vào 1896 Henry Ford thành lập nhà máy lắp ráp ô tô và bắt đầu lắp ráp hàng loạt vào
năm 1903 (Ford Motor Company), đánh dấu một giai đoạn phát triển công nghiệp ô tô
trên thế giới. Chính công ty này đã tạo ra và giới thiệu mẫu ô tô Model T vào năm 1908.
Mẫu xe T dễ lái, và chi phí sửa chữa thấp. Chiếc xe được bán với giá chỉ $895! Người Mỹ
nhanh chóng bắt đầu mua và sử dụng Model T trong cuộc sống hàng ngày của họ. Sau đó
Ford đã công bố một thiết kế mới, Ford Model A, vào năm 1927. Đầu năm 1930, những
chiếc xe trở nên huyền ảo hơn để giúp thu hút người mua. Cuối cùng nhiều lựa chọn đã
được thêm vào như : lựa chọn màu sắc và các loại vật liệu khác nhau. Một chiếc xe ô tô
phổ biến được tạo ra vào năm 1938 bởi Tiến sĩ người Áo-Đức Ferdinand Porsche, người
sáng lập Công ty Porsche. Sáng tạo của ông, Volkswagen Beetle được thiết kế nhanh
chóng, và trở thành một trong những chiếc xe ô tô phổ biến nhất của thế kỷ 20. Những
năm 1950 là khi những chiếc xe ô tô không chỉ mục đích để vận chuyển nữa. Ô tô có “mui
trần” có thể tháo rời, và vào năm 1957, hệ thống tay lái trợ lực, phanh điện, và điều hòa
không khí là những tính năng mới giúp xe thân thiện hơn. Những chiếc xe thập niên 1960
đã cải tiến tốt hơn, và đẹp hơn. Cho đến ngày nay, số lượng ô tô sử dụng ở một quốc gia
đã trở thành một tiêu chí đánh giá mức độ phát triển của quốc gia đó. Sự phát triển của kỹ
thuật từ đây gắn liền với khả năng ứng dụng và thị trường của các hãng sản xuất ô tô. Các
mốc thời gian xuất hiện kỹ thuật mới trên ô tô có thể liệt kê. Năm 1934, hoàn thành chế
tạo hộp số tự động chuyển số (AT)cho ô tô trên cơ sở biến mô men thủy lực, hộp số hành
tinh, chuyển số nhờ thủy lực và các van con trượt. Cho đến ngày nay, số lượng ô tô sử
dụng ở một quốc gia đã trở thành một tiêu chí đánh giá mức độ phát triển của quốc gia đó.
Sự phát triển của kỹ thuật từ đây gắn liền với khả năng ứng dụng và thị trường của các
hãng sản xuất ô tô. Các mốc thời gian xuất hiện kỹ thuật mới trên ô tô có thể liệt kê. Năm
1934, hoàn thành chế tạo hộp số tự động chuyển số (AT)cho ô tô trên cơ sở biến mô men
thủy lực, hộp số hành tinh, chuyển số nhờ thủy lực và các van con trượt. Năm 1980, túi
khí bảo vệ (Air-Bag) với khả năng tác động nhanh dưới 60ms được phép lắp trên ô tô.
Năm 1986, hệ thống lái điều khiển tất cả các bánh xe (4WS) của hãng Honda giải quyết
nhanh chóng bài toán đỗ xe, đáp ứng khả năng ổn định khi ô tô chuyển động trên đường
vòng tốc độ cao (trên 150km/h). Năm 1990, bắt đầu ứng dụng cơ cấu tự động điều khiển
thời điểm nạp của động cơ (VTEC- của Nhật Bản, VANOS – của Đức) cho cơ cấu phối
khí. Năm 2001, nghiên cứu thành công phun xăng trực tiếp (sau xu páp) và áp dụng hệ
thống cung cấp nhiên liệu điện tử trên động cơ điesel. Nắm 2002, tiến hành thử nghiệm ô
tô có tốc độ vượt tốc độ âm thanh với vận tốc tối đa 1227km/h, ngày nay ô tô con (thương
mại) đã đạt được tốc dộ tối đa trên 400km/h. Ngày nay cộng nghệ điều khiển tự động,
công nghệ truyền dẫn năng lượng nhờ dây dẫn điện và các ứng dụng kỹ thuật điều khiển
“thông minh” đang mở rộng và bố trí trên các hệ thống điều khiển của ô tô. Ngành công
nghiệp ô tô Việt Nam chỉ thực sự hình thành từ những năm 90, khi Chính phủ cho phép
các doanh nghiệp có vốn đầu từ nước ngoài được sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam.
Trước năm 1990, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu ôtô từ các nước xã hội chủ nghĩa. Thời
gian này không có doanh nghiệp nào đầu tư lắp ráp, sản xuất ôtô. Các doanh nghiệp cơ khí
lớn của Việt Nam chủ yếu làm công việc sửa chữa và đại tu xe.

2. Phân loại ô tô
Hiện nay, khái niệm về phân loại ô tô được phân loại theo nhiều tiêu chuẩn, quy
định khác nhau. Có thể theo tên gọi chung, theo khối lượng toàn xe, theo kết cấu, theo loại
động cơ, theo công suất động cơ, theo công thức bánh xe,...

Sự phân loại còn chia nhỏ hơn nữa theo cấu trúc của từng loại xe. Sự phát triển của
công nghiệp ô tô đều đi theo hướng hoàn thiện theo hướng đáp ứng tối đa mục đích sử
dụng của con người. Quá trình phát triển đó làm đa dạng về kết cấu. Các kết cấu có xu
hướng chuyên biệt hóa và phân chia thành các nhóm theo mục đích sử dụng ô tô: ô tô con,
ô tô chở người, ô tô tải,...

Phân loạ i theo tên gọ i trên cơ sở ISO 6549 ô tô con


Ô tô chở người

Ô tô tải

* Bán rơ móoc và rơ móoc


* Đoàn ô tô

You might also like