You are on page 1of 3

LỜI NÓI ĐẦU

Sản xuất ô tô trên thế giới ngày nay tăng vượt bậc, ô tô trở thành phương
tiện quan trọng về hành khách và hàng hóa cho các ngành kinh tế quốc
dân, đồng thời trở thành phương tiện tư nhân ở các nước có nền kinh tế
phát triển, ngay ở nước ta số ô tô tư nhân cũng phát triển với sự tăng
trưởng kinh tế, mật độ xe trên đường ngày càng tăng.
Do mật độ ô tô trên đường ngày càng tăng và tốc độ chuyển động ngày
càng cao cho nên vấn đề tai nạn giao thông trên đường là vấn đề cấp
thiết hàng đầu luôn phải quan tâm, nó không những gây thiệt hại lớn về
người mà còn gây thiệt hại lớn về tài sản của nhà nước và của công dân.
Một trong những nguyên nhân đó do con người gây ra ( như lái xe say
rượu, mệt mỏi, buồn ngủ,…) Do hư hỏng máy móc trục trặc về kỹ thuật
và đường xá quá xấu.
Trong nguyên nhân hư hỏng máy móc trục trặc về kỹ thuật thì phần lớn
do hệ thống phanh trên ô tô, vì vậy mà hệ thống phanh trên ô tô ngày
càng được cải tiến, tiêu chuẩn về thiết kế, chế tạo và sử dụng nghiêm
ngặt, chặt chẽ nhằm tăng hiệu quả phanh tính ổn định hướng, tăng độ tin
cậy làm việc với mục đích đảm bảo an toàn chuyển động của ô tô.
Trong những cải tiến đó thì có hệ thống phanh trang bị ABS, còn được
gọi là hệ thống phanh chống bó cứng bánh là một trong những hệ thống
phanh có ưu điểm vượt trội nhất. Nó đảm bảo cho người và phương tiện
trên các loại đường làm cho người lái chủ động được tốc độ.
Và theo chỉ định và yêu cầu của thầy Nguyễn Văn Toàn, em sẽ đi tìm
hiểu về “ Hệ thống phanh ABS trên xe TOYOTA VIOS”, lần đầu tiên
em được tự tìm hiểu tất cả nội dung liên quan đến đề tài cùng với sự chỉ
dạy của thầy, đây là cơ hội em được học hỏi, tiếp cận với nhiều kiến
thức, thông tin liên quan đến môn học của mình, chắc chắn bản thân em
sẽ có những thiếu sót hay có lỗ hổng kiến thức, em mong sẽ có được
những ý kiến đóng góp và lời nhận nhận xét từ thầy, em xin cảm ơn !
CHƯƠNG 1 : TÌM HIỂU, TỔNG QUAN CHUNG VỀ HỆ
THỐNG PHANH ABS TRÊN XE TOYOTA VIOS
1. Lịch sử phát triển
Vào thời kỳ đầu, ABS chỉ có trên các máy bay thương mại. Thời điểm
chính xác mà hệ thống này được sử dụng là vào năm 1949 và kết cấu của
ABS lúc này còn khá cồng kềnh cũng như chưa đạt được sự nhanh nhạy.
Cho đến tận năm 1969 khi kỹ thuật điện tử phát triển, người ta sáng tạo ra
các vi mạch microchip) cũng là lúc hệ thống phanh ABS được ứng dụng
trên ô tô.
Từ thập niên 70 của thế kỷ 20, nhiều hãng xe đã nghiên cứu và ứng dụng
ABS vào sản phẩm của mình. Hãng sản xuất ô tô của Nhật Toyota bắt đầu
sử dụng ABS trên các dòng xe của mình từ năm 1971 nhưng cho đến
những năm 1980s thì hệ thống này mới được hoàn thiện.
Tại Đức, sau khi Mercedes Benz và Bosch công bố kết quả nghiên cứu
chung lần đầu vào tháng 8/1978, ABS chính thức được trang bị cho mẫu
sedan Mercedes-Benz S-Class thế hệ W116 vài tháng sau đó. Vào năm
1981, hệ thống chống bó cứng phanh ABS đã có mặt trên tất cả các dòng
xe thương mại của hãng xe này.
Tới thập niên 90, ABS đã trở thành trang bị tiêu chuẩn không thể thiếu khi
đề cập đến các tính năng an toàn trên mỗi chiếc xe Mercedes.
Ngày nay, hệ thống chống bó cứng phanh ABS là tiêu chuẩn bắt buộc đối
với các dòng xe du lịch và xe hoạt động tại những vùng có băng tuyết dễ
trơn trượt. Thực tế là hầu hết các dòng xe ô tô hiện nay đã đều được trang
bị tính năng an toàn này.
2. Khái niệm, phân loại, cấu tạo của hệ thống phanh ABS
ABS ( Anti-lock Braking System ) là hệ thống giúp hỗ trợ chống bó cứng
phanh ô tô. Đây được xem là công nghệ hỗ trợ phanh phổ biến nhất được
trang bị trên các dòng xe ô tô hiện đại.
Hệ thống chống bó cứng phanh giúp bánh xe hạn chế tình trạng bị bó cứng,
đặc biệt trong điều kiện đường trơn trượt do thời tiết xấu hoặc phanh gấp.
Hệ thống ABS hoạt động bằng cách điều khiển áp suất dầu. Khi người lái
thực hiện nhấn phanh, lượng dầu trong bầu xy- lanh chính sẽ được kiểm
soát để thực hiện thao tác nhấp/ nhả phanh liên tục hơn 10 lần/ giây. Nhờ
vào nguyên lý

You might also like