You are on page 1of 16

https://xe.thanhnien.

vn/kham-pha/10-phat-minh-cong-nghe-noi-bat-nhat-ung-dung-tren-o-to-nam-
2018-16776.html

10 phát minh công nghệ nổi bật nhất ứng dụng


trên ô tô năm 2018
Cuộc chạy đua công nghệ giữa các nhà sản xuất ô tô trên thế giới đang tạo tiền đề cho sự ra đời
của hàng loạt sáng kiến mới, ứng dụng trên các mẫu xe hơi. Dựa trên sự hiệu quả, an toàn, tiện ích
mà các sáng kiến công nghệ mới ứng dụng trên xe hơi mang lại cho người dùng, mới đây chuyên
trang ô tô của Mỹ - Autoguide, đã bình chọn ra 10 công nghệ nổi bật nhất trên ô tô năm 2018.

1. Cửa khoang chở hàng đa năng trên xe bán tải GMC Sierra

Không như thiết kế của các mẫu bán tải phổ thông trên thị trường, mẫu GMC Sierra thế hệ mới
được hãng xe Mỹ trang bị cửa thùng sau ''MultiPro Tailgate'' với 6 chức năng khác nhau . Ngoài tính
năng tự động mở sau thông qua thao tác trên chìa khoá thông minh, cửa thùng bán tải GMC Sierra
còn tích hợp cửa phụ giúp thiết kế linh hoạt giúp người dùng cố định hàng hoá, tạo ra bậc thang lên
xuống, tạo không gian khoanh vác hay chứa hàng hóa.

Cửa khoang chở hàng đa năng trên xe bán tải GMC Sierra
GMC cho biết, sau khi phát minh chế tạo, hãng đã thử nghiệm loại cửa này trong nhiều năm trước
khi lắp đặt cho mẫu Sierra thế hệ mới. Đây thực sự là cải tiến cần thiết khi chi tiết này gần như
không được đụng đến kể từ khi xe bán tải ra đời.

2. Hệ thống cảnh báo có hành khách phía sau trên Hyundai SantaFe

Những năm gần đây, một số nhà sản xuất ô tô đã trang bị hệ thống nhắc nhở người lái thông qua
âm thanh về việc có người ngồi ở hàng ghế sau khi họ rời khỏi xe. Điều này, giúp hạn chế nguy cơ
trẻ em hay các loại thú nuôi bị sốc nhiệt dẫn đến tử vong khi bị bỏ quên ở hàng ghế sau. Tuy nhiên,
với SantaFe thế hệ mới, Hyundai đã phát triển hệ thống này lên một tầm cao mới.
Hệ thống cảnh báo có hành khách phía sau trên Hyundai SantaFe
Cụ thể, ngoài việc phát ra âm thanh, cảm ứng tích hợp trong hệ thống cảnh báo có hành khách phía
sau trên Hyundai SantaFe mới sẽ gửi thông báo tới chủ xe thông qua ứng dụng BlueLink trên
smartphone nếu phát hiện còn vật thể di chuyển trong xe. Đây là công nghệ mà chưa hãng xe nào
khác làm được.

3. Tính năng hỗ trợ rời khỏi xe an toàn trên Hyundai SantaFe

Tính năng này được kích hoạt thông qua nút điều khiển bố trí trên khu vực trung tâm, gần cần số.
Trong tình huống dừng xe và hành khách muốn ra khỏi xe, thông qua các cảm biến tính năng hỗ trợ
rời khỏi xe an toàn - Safe Exit Assist (SEA) sẽ phát hiện, cảnh báo nguy hiểm xung quanh. Nếu phát
hiện có các xe khác đang di chuyển xung quanh có thể gây nguy hiểm cho hành khách khi rời khỏi
xe, hệ thống SEA sẽ tự động khóa cửa, ngăn cản người dùng mở cửa từ bên trong, đồng thời hiển
thị hình ảnh, âm thanh cảnh báo trên táp lô cho đến khi đảm bảo an toàn.
Tính năng hỗ trợ rời khỏi xe an toàn trên Hyundai SantaFe
Audi cũng từng có một hệ thống tương tự, nhưng thật ấn tượng khi tính năng này được trang bị trên
một mẫu SUV phổ thông có giá cả phải chăng như Hyundai Santa Fe mới.

4. Hệ truyền động mild hybrid eTorque trên xe Jeep, Ram

Sau nhiều năm nghiên cứu phát triển, tập đoàn ô tô FCA đã ứng dụng công nghệ truyền động mild
hybrid mang tên eTorque trên các dòng xe Jeep và Ram 1500 thế hệ mới. Hệ thống eTorque này
bao gồm máy phát điện khởi động 48 V và cụm pin lithium-ion 0,43 kWh. Hệ thống sẽ bổ sung mô
men xoắn cho động cơ khi tăng tốc.

Hệ truyền động mild hybrid eTorque trên xe Jeep, Ram


Ngoài ra, hệ thống còn có thể tái khởi động máy chỉ trong thời gian 1/3 giây khi xe dùng tính năng
Stop-Start. Ở các xe trang bị động cơ V8, hệ thống eTorque có thêm tác dụng ngắt xi lanh để tiết
kiệm nhiên liệu.

5. Hệ thống treo chủ động trên Audi A8 mới

Hệ thống treo chủ động hoàn toàn của Audi A8 mới sử dụng công nghệ camera gắn với các động
cơ điện độc lập ở mỗi bánh, từ đó giúp xe thích nghi với những thay đổi trên mặt đường và mang tới
sự cân bằng khi di chuyển. Theo Audi, với sự trợ giúp của camera trước, hệ thống treo đặc biệt này
cho phản ứng chính xác vào đúng thời điểm, loại bỏ hoàn toàn các rung động và xóc nảy. Quá trình
này cũng được xác nhận chỉ diễn ra trong vài mili giây khi camera hiển thị thông tin mặt đường 18
lần/giây.

Hệ thống treo chủ động trên Audi A8 mới


Đặc biệt, trong trường hợp phát hiện tác động hông sắp xảy ra ở tốc độ lớn hơn 24 km/giờ, hệ
thống treo chủ động trên A8 mới sẽ nâng thân xe (ở phía sau) lên 80 mm. Điều này, sẽ khiến lực va
chạm hướng tới những khu vực mạnh nhất của xe chẳng hạn như thanh ngang và cấu trúc sàn, làm
giảm khoảng 50% tác động cho các hành khách trên xe.

6. Hệ thống sạc không dây cho xe điện BMW

BMW 530e iPerformance sẽ là mẫu xe đầu tiên được trang bị hệ thống sạc điện cảm ứng, không
dây của BMW trong thời gian tới. Hệ thống này cho phép truyền năng lượng từ nguồn cấp điện vào
hệ thống pin điện áp cao của xe mà không cần tới bất kỳ sợi dây cáp hay nút bấm nào. Việc sạc sẽ
được thực hiện khi xe đỗ phía trên một bệ đỡ. Ưu điểm lớn nhất của hệ thống mới này chính là sự
tiện lợi trong sử dụng vì loại bỏ dây cáp.
Hệ thống sạc không dây cho xe điện BMW
Các thành phần chính của hệ thống bao gồm một trạm sạc cảm ứng với tên gọi GroundPad, có thể
được lắp đặt trong garage hoặc để ngoài trời và một bộ phận có tên gọi CarPad, được gắn dưới
gầm xe. GroundPad tạo ra từ trường trong khi CarPad tiếp nhận dòng điện và sạc cho, pin, ắc quy
của xe.

7. Công nghệ động cơ VC-Turbo trên xe Nissan, Infiniti

Động cơ VC-Turbo hoàn toàn mới, ứng dụng công nghệ biến đổi tỉ số nén Variable Compression
ratio (VC) được xem là một bước đột phá trong thiết kế động cơ của tập đoàn Nissan.

Công nghệ động cơ VC-Turbo trên xe Nissan, Infiniti


Hiện tại, công nghệ động cơ VC-Turbo đang được trang bị trê dòng xe Infiniti QX50 và Nissan
Altima mới. Công nghệ này có thể thay đổi tỉ số nén khi xe đang hoạt động, nhằm tối ưu hoá để đảm
bảo cả 2 yếu tố là hiệu năng cao và tính tiết kiệm nhiên liệu cho xe, tùy thuộc vào từng điều kiện vận
hành.

8. Hệ thống kiểm soát độ tập trung người lái trên Subaru Forester

Bên ạnh công nghệ “mắt thần” Eyesight, Subaru còn ứng dụng hệ thống kiểm soát độ tập trung của
người lái - DriverFocus trên dòng xe Forester. Hệ thống này, giúp người lái luôn tập trung vào cung
đường trước mặt.

Hệ thống kiểm soát độ tập trung người lái trên Subaru Forester
DriverFocus sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt bằng tia hồng ngoại. Theo đó, khuôn mặt của
người lái sẽ được kiểm soát mọi lúc. Ngay khi phát hiện người lái mất tập trung hay ngủ gật, cảnh
báo cả bằng âm thanh lẫn hình ảnh sẽ được hệ thống phát ra, thậm chí hệ thống phanh khẩn cấp tự
động cũng sẽ sẵn sàng kích hoạt bất cứ lúc nào. Bên dạnh đó, thông qua khả năng nhận diện
khuôn mặt, hệ thống có thể tải các tùy biến ưu tiên mà người dùng đã chỉnh trước đó như đài radio
ưa thích, nhiệt độ điều hòa...

9. Hệ thống điều khiển hành trình Super Cruise trên xe Cadillac

Super Cruise là hệ thống cho phép lái xe rảnh tay trên đường cao tốc với tầm hoạt động lên tới
2.000 km. Với sự hỗ trợ của radar laze, GPS, camera, radar và hệ thống máy tính điện tử… người
lái có thể bỏ tay khỏi vô lăng trong suốt quãng đường dài tương tự hệ thống Autopilot của Tesla.
Hệ thống điều khiển hành trình Super Cruise trên xe Cadillac
Hiện tại, hệ thống điều khiển hành trình Super Cruise đang được ứng dụng trên mẫu xe Cadillac
CT6. Từ nằm 2020 hệ thống sẽ được lắp đặt trên nhiều mẫu xe khác của Cadillac.

10. Hệ thống thông tin giải trí MBUX của Mercedes-Benz

Hệ thống thông tin giải trí MBUX của Mercedes-Benz


Mercedes-Benz đã có những nâng cấp đáng chú ý liên quan đến hệ thống giải trí trên các dòng xe
sản xuất từ năm 2018. Cụ thể, hệ thống MBUX mới với 2 màn hình cỡ lớn giúp người dùng dễ dàng
điều chỉnh hơn rất nhiều. Hệ thống này cũng hoạt động tương tự các trợ lý ảo cá nhân điều khiển
bằng giọng nói như Apple Siri hay Amazon Alexa với cụm từ khóa "Hey Mercedes" bên cạnh khả
năng tự động học hỏi các thiết lập hay tùy chọn ưa thích của người dùng.
Hoàng Cường

https://vietnambiz.vn/6-cong-nghe-dot-pha-tren-o-
to-se-pho-bien-trong-nam-2018-41406.htm

6 công nghệ đột phá trên ô tô sẽ phổ biến trong năm


2018
04:33 | 28/12/2017

Chia sẻ

Lái bán tự động, tự động tránh tai nạn hay thực tế ảo là những công nghệ được dự
báo sẽ sớm phổ biến trong năm 2018.

Lái bán tự động là một trong những công nghệ đột phá trên ô tô, được dự báo là sẽ sớm phổ biến.
Xe hơi hiện nay đã không chỉ còn là cuộc chiến ở động cơ, thiết kế hay khung gầm. Mà các công nghệ hiện
đại, cũng chính là lĩnh vực mà các hãng xe đang cạnh tranh gay gắt. Và nhờ vào điều này, những công nghệ
tưởng chừng như viễn tưởng cách đây vài năm, hiện giờ đã trở thành hiện thực.

Tất nhiên, "dòng chảy công nghệ", sẽ vẫn thường đi từ các hãng sang rồi mới tới loạt thương hiệu bình dân.
Sau đây là 10 công nghệ đột phá trên ô tô, được cho là sẽ trở nên phổ biến vào năm 2018. Phần lớn những ứng
dụng mà chúng tôi nêu ra, vẫn chỉ xuất hiện ở khu vực xe hơi hạng sang.

1. Chức năng lái bán tự động

Dù nhắc tới lái tự động, người ta thường nghĩ tới Tesla đầu tiên, nhưng thực tế nhiều hãng xe sang đã đưa công
nghệ này vào những mẫu xe cao cấp của họ.

Ví dụ như chiếc Cadillac CT6 trong clip, được trang bị một tính năng gọi là Super Cruise, kết hợp hệ thống ga
tự động thích ứng, phát hiện điểm mù, hỗ trợ giữ làn và phanh tự động khẩn cấp cùng hàng loạt các cảm biến
để giúp người lái hoàn toàn có thể rời tay và chân khỏi hệ thống điều khiển xe trong khi xe vẫn có thể giữ tốc
độ người lái đặt trước, di chuyển đúng làn đường và giữ khoảng cách với phương tiện phía trước.

Một camera gắn trên vô lăng cũng giúp hệ thống đảm bảo rằng người lái không ngủ quên hay quá bất cẩn ở
chế độ lái bán tự động này.

2. Tự động tránh tai nạn

Lexus LS và Volvo XC60 là 2 mẫu xe xứng đáng được vinh danh ở hạng mục này. Về cơ bản, cả 2 hệ thống
đều sử dụng các cảm biến để tính toán khả năng xảy ra va chạm, tự động áp lực phanh và đánh lái để tránh vật
cản.

Trong khi Lexus chỉ mới dừng lại ở việc hỗ trợ đánh lái và phanh để tránh tai nạn, Volvo đã đi xa hơn với hệ
thống hỗ trợ phanh một phần, hỗ trợ đánh lái, đồng thời giúp người lái dễ dàng quay trở về làn cũ sau khi
tránh.

3. Chăm sóc sức khỏe ngay trên xe

Mercedes-Benz trang bị cho mẫu S-Class phiên bản nâng cấp một tính năng mang tên "Energizing Comfort",
một dạng "spa trên xe hơi" với 6 chương trình được thiết lập sẵn, tác động tới hệ thống điều hòa nhiệt độ, sấy
và thông gió ghế, chức năng massage, đèn nền trong xe, hệ thống âm thanh và hệ thống nước hoa tự động giúp
người ngồi trên xe lấy lại cân bằng và thư giãn hơn sau những giờ làm việc mệt mỏi.

Hệ thống này có thể tùy chỉnh với 5 mức độ can thiệp khác nhau cho 4 vùng khí hậu trong ca bin xe.
4. Thực tế ảo

Thay vì cung cấp một cuốn sách hướng dẫn dày và khó hiểu, hãng xe sang của Hyundai - Genesis, cung cấp
cho người dùng một ứng dụng mang tên Genesis Virtual Guide.

Người dùng chỉ cần mở ứng dụng trên điện thoại, trỏ camera của điện thoại vào xe, mọi hướng dẫn sẽ hiện lên
trực quan và sinh động hơn rất nhiều so với việc đọc sách trước đây.

5. Kết nối NFC

Trong khi bluetooth vẫn là công nghệ kết nối chủ đạo trên xe hơi trong nhiều năm qua, ít nhà sản xuất tìm cách
đơn giản hóa thao tác kết nối, cho tới khi công nghệ NFC ra đời. Honda là một tron những hãng xe đầu tiên
mang NFC lên xe hơn.

6. Camera quan sát ca bin xe

Với những chiếc xe hơi sở hữu không gian rộng như Honda Odyssey, việc quan sát không gian phía sau là cần
thiết cho tài xế trong việc đảm bảo an toàn cho xe. Thay vì một gương cầu lồi như nhiều mẫu xe khác, chiếc
Odyssey 2018 (tại Mỹ) được trang bị một camera góc rộng, giúp người lái xe có thể dễ dàng quan sát 2 hàng
ghế sau.

Kia Morning phiên bản mới mở bán tại Malaysia vào đầu tháng 1, giá từ 345
triệu đồng

Chiếc Kia Picanto (Kia Morning) phiên bản mới sẽ dự kiến đến tay người tiêu dùng
Malaysia vào ngày 8/1/2018 tới đây.
Điểm danh tất cả các mẫu ô tô mới ra mắt đáng chú ý tại Việt Nam trong năm
2017 (P2)

Dù là một năm suy giảm, thị trường ô tô năm 2017 vẫn sôi động với rất nhiều mẫu xe mới
được ra mắt hoặc ...

Tư Quảng
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
https://news.zing.vn/10-cong-nghe-lam-thay-doi-the-gioi-oto-post851491.html

10 công nghệ làm thay đổi thế giới


ôtô
 Gia Nguyễn
 16:45 17/06/2018


Từ dây an toàn tới hệ thống lái tự động, những công nghệ này đã giúp ngành công
nghiệp xe hơi phát triển mạnh mẽ như hiện nay.

Dây an toàn là phát minh giúp cứu sống nhiều mạng người nhất trong lĩnh vực xe hơi.
Mặc dù có nguồn gốc từ máy bay, dây an toàn ba điểm đang sử dụng hiện nay chỉ xuất
hiện trên xe hơi từ năm 1958, thời điểm Volvo trang bị dây an toàn cho chiếc P220
Amazon.

Chiếc xe đầu tiên sử dụng túi khí cho người lái là Oldsmobile Toronado năm 1973. Tuy
nhiên, đây chỉ là hệ thống túi khí cơ bản hoạt động không ổn định nên Oldsmobile chỉ
sản xuất 1.000 chiếc dù là phụ kiện lắp thêm giá 250 USD. Túi khí “hiện đại” đầu tiên
xuất hiện năm 1981 trên chiếc Mercedes-Benz S-Class mới. Kể từ đó, bộ phận này liên
tục được cải tiến.
Cũng giống đai an toàn, hệ thống cân bằng điện tử (ESP) là phát minh quan trọng cho
xe hơi. ESP được tạo ra một cách tình cờ vào năm 1989. Khi đó, kỹ sư Frank Werner
Mohn của Mercedes-Benz sau khi mất kiểm soát với chiếc E-Class (W124) nảy ra ý
tưởng sử dụng cảm biến phanh ABS theo dõi tốc độ từng bánh xe để có thể phanh chủ
động. Năm 1992, Mercedes-Benz hợp tác với Bosch bắt đầu phát triển hệ thống
cân bằng điện tử trên các mẫu xe của hãng. Mercedes CL 600 là mẫu xe đầu tiên được
trang bị công nghệ này. Kể từ tháng 11/2011, tất cả xe bán ra tại châu Âu đều phải có
ESP.

Hệ thống trợ giúp phanh khẩn cấp tự động đầu tiên xuất hiện trên xe Volvo cách đây
gần thập kỷ. Khi đó, công nghệ này sử dụng camera laser hồng ngoại chỉ thị cho xe tự
phanh ở tốc dộ dưới 30 km/h nhằm tránh (hoặc hạn chế) va chạm. Hệ thống liên tục
được cải tiến, các mẫu xe Mercedes-Benz E-Class và S-Class hiện nay có thể tự
phanh ở tốc độ 200 km/h, kết hợp dữ liệu camera tốc độ tầm xa với camera 3 chiều
phát hiện người đi bộ.
Chức năng chính của điều khiển hành trình thích ứng là ngoài duy trì tốc độ ổn định, có
thể tăng tốc và phanh dựa theo tình hình giao thông phía trước. Hệ thống sử dụng
radar tầm xa và camera gắn ở cản trước và trên gương chiếu hậu bên trong. Công
nghệ này là nền tảng cho hệ thống lái xe tự động.

Hệ thống lái xe tự động đang được phát triển mạnh mẽ. Một số mẫu xe cao cấp như
Audi, BMW, Mercedes-Benz, Tesla và Volvo đã được trang bị công nghệ này. Audi A8
được xem là mẫu xe có khả năng lái tự động nâng cao ở mức 3 không cần tương tác
của người lái khi di chuyển ở tốc độ 60 km/h.
Mặc dù được kỹ sư người Đức Rudolf Diesel phát minh năm 1883, động cơ diesel
được sử dụng lần đầu năm 1936 trên chiếc Mercedes-Benz 260 D. Kể từ đó, động cơ
diesel liên tục được cải tiến và có thêm tính năng tăng áp vào những năm 80, giúp tăng
đáng kể công suất và hiệu quả hoạt động. Ngày nay, tuy bị xem lạc hậu nhưng một số
nhà sản xuất xe hơi vẫn đầu tư hàng triệu USD cải tiến công nghệ này.

Mercedes-Benz giới thiệu hệ thống “lái cả bốn bánh” (4WS) đầu tiên trên mẫu xe quân
sự VL 170 vào năm 30 thế kỷ trước. Mẫu xe dân dụng đầu tiên sử dụng hệ thống này
kết hợp với điều khiển điện tử là chiếc Honda Prelude đời 1988. Hệ thống “lái cả 4
bánh” loại trừ hiện tượng quăng đuôi xe ra phía ngoài bằng biện pháp bẻ lái hai bánh
sau vào phía trong (cùng chiều với hướng lái của hai bánh trước), giúp xe chạy ổn định
mà không phải hy sinh tốc độ.
Chiếc ôtô đầu tiên được lắp hệ thống điều hòa là Packard 120 năm 1939. Tuy nhiên,
thời điểm đó hệ thống này vẫn tồn tại nhiều nhược điểm như cồng kềnh và chỉ có công
tắc tắt và mở. Theo thời gian, hệ thống điều hòa được cải tiến liên tục, ngày nay có thể
kiểm soát được nhiệt độ và luồng khí thổi tới từng vị trí xe trên.

Hệ dẫn động AWD xuất hiện lần đầu trên chiếc Jensen FF năm 1966 do Ferguson
Formula sản xuất, phân bổ 37% mô-men xoắn cho cầu trước và 63% cho cầu sau.
AWD rất cần thiết khi di chuyển trên các cung đường lầy lội.

Ảnh: Motor1

You might also like