You are on page 1of 34

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC YERSIN ĐÀ LẠT

KHOA CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT

NGÀNH: CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT OTO

ĐỒ ÁN KẾT CẤU VÀ
TÍNH TOÁN TRONG
OTO
-----------------
Hệ Thống Phanh ABS Trên Xe HonDa CiTy 2017

GVHD:

SV thực hiện: Võ Lưu Nhật Trường

MSSV: 12150017

Lớp: Công Nghệ Oto K18

Đà Lạt, tháng 6 năm 2023


NHẬN XÉT CỦA
GIẢNG VIÊN
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……
Điểm:
MỤC LỤC

Lời Mở Đầu..............................................................................6
Lời Cảm Ơn.............................................................................7
Chương 1: Giới Thiệu Tổng Quát Xe HonDa CiTy 2017
1.1 . Tổng Quát..........................................................................8
1.1.1. Kích Thước
1.1.2. Động Cơ
1.1.3. Vận Hành
1.1.4. Ngoại Thất
1.1.5. An Toàn
Chương 2: Khái Quát Chung Hệ Thống ABS trên các dòng xe hiện
nay
2.1. Cấu Tạo Hệ Thống Phanh ABS.......................................11
2.1.1. Cảm Biến Tốc Độ............................................................11
2.1.2. Bộ Chấp Hành Hệ Thống Phanh ABS............................14
2.1.3. Hộp Điều Khiển Hệ Thống Phanh ABS Control
Module......................................................................................15
2.2. Hoạt Động Của Hệ Thống Phanh ABS..........................16
2.2.1 . Chế Độ Giảm Áp
2.2.2. Chế Độ Giữ
2.2.3. Chế Độ Tăng Áp
2.3. Nguyên Lý Hoạt Động Của Phanh ABS.........................19
2.4. Cách Sử Dụng Phanh ABS trên OTO............................20
2.5. Lưu Ý Khi Sử Dụng..........................................................20
Chương 3: Nghiên cứu và Thiết Kế Hệ Thống Phanh Trên Xe HonDa
CiTy 2017
3.1. Sơ đồ cấu tạo hệ thống phanh thiết kế.........................21
3.2. Tính toán, thiết kế cơ cấu phanh..................................22
3.2.1. Xác định mô men cần thiết ở các cơ cấu phanh............22
3.3. Tính toán nhiệt phát ra trong quá trình phanh...........22
3.4. Tính bền chốt dẫn hướng...............................................23
3.5. Tính toán dẫn động phanh.............................................23
3.5.1. Xác định đường kính làm việc của xy lanh bánh
xe..............................................................................................23
3.5.2. Chọn đường kính xilanh chính D, kích thước đòn bàn đạp l, l’
3.5.3. Tính bền đường ống dẫn động phanh .............................25
Chương 4 : SỬA CHỮA -BẢO DƯỠNG CÁC CẢM BIẾN CỦA
HỆ THỐNG ABS
4.1. Hiện tượng – nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra –
sửa chữa..................................................................................27
4.1.1. Hiện tượng – nguyên nhân hư hỏng..........................27
4.2. Sửa chữa – bảo dưỡng các cảm biến.............................27
Chương 5: SỬA CHỮA - BẢO DƯỠNG BỘ CHẤP HÀNH ABS
5.1. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và các biện pháp kiểm tra, sửa
chữa...................................................................................29
5.2. Sửa chữa, bảo dưỡng bộ chấp hành phanh..................29
5.2.1. Quy trình tháo lắp, sửa chữa bộ chấp hành..............30
5.2.2. Tháo lắp, sửa chữa bộ chấp hành..............................30
Chương 6: BẢO DƯỠNG ECU CỦA HỆ THỐNG ABS
6.1. Bảo dưỡng ECU của hệ thống phanh ABS.................30
6.1.1. Nhận dạng các bộ phận, hệ thống của ABS kết hợp với các hệ
thống khác..............................................................................30
6.1.2. Bảo dưỡng bên ngoài hộp điều khiển ABS.................31
Kết Luận ..................................................................................33
LỜI MỞ ĐẦU
Giao thông vận tải chiếm vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân, đặc biệt là đối với các nước có nền kinh tế phát triển.
Có thể nói rằng mạng lưới giao thông vận tải là mạch máu của
một quốc gia, một quốc gia muốn phát triển nhất thiết phải phát
triển mạng lưới giao thông vận tải.
Trong hệ thống giao thông vận tải của chúng ta nghành giao
thông vận tải đường bộ đóng vai trò chủ đạo và phần lớn lượng
hàng và người được vận chuyển trong nội địa bằng oto.
Cùng với sự phát triển của khoa kỹ thuật, nghành oto ngày càng
phát triển hơn. Khởi đầu từ những chiếc oto thô sơ hiện nay
ngành công nghiệp oto đã có sự phát triển vượt bậc nhằm đáp
ứng những yêu cầu của con người. Những chiếc oto ngày càng
trở nên đẹp hơn, hiện đại hơn, nhanh hơn, an toàn tiện nghi
hơn... để theo kịp xu hươngs thế giới hiện tại.
Song song với việc phát triển ngành oto thì vấn đề đảm bảo an
toàn cho con người và xe càng trở nên cần thiết. Do đó trên oto
hiện nay xuất hiện nhiều cơ cấu đảm bảo an toàn như: cải tiến
cơ cấu phanh, dây đai an toàn, túi khí,.. trong đó cơ cấu phanh
đóng vai trò quan trọng nhất cho việc chạy xe an toàn trên mọi
tốc độ và con đường để nâng cao hiệu quả chạy xe của mọi
người. Ngày nay các kỹ thuật viên và nhà nghiên cứu đã chế tạo
ra hệ thống phanh ABS đảm bảo hơn cho hệ thống phanh, an
toàn trên mọi con đường.

Em xin chân thành cảm ơn!


Sinh viên thực hiện
Võ Lưu Nhật Trường
Lớp: Công Nghệ Oto
K18
LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn tới thầy giản viên bộ môn Phạm Hoàng

Tú đã lắng nghe và tạo điều kiện học tập tốt để hoàn thành bộ

môn Đồ Án Kết Cấu Và Tính Toán Oto.

Với đề tài Nghiên Cứu Hệ Thống Phanh ABS trên xe HonDa

CiTy 2017 với những công nghệ mới đã giúp cho em và các bạn

được thêm kiến thức mới cho việc học và làm sau này. Từ

những kiến thức thầy đã dạy trên lớp để hoàn thành tốt được bài

báo cáo em còn tham khảo trên mạng để hoàn thành tốt hơn.

Chân thành cảm ơn thầy vì đã tạo điều kiện tốt để giúp đỡ và

hướng dẫn để hoàn thành một cách trọn vẹn và tốt nhất

Cuối cùng em xin cảm ơn thầy vì đã đọc và lắng nghe bài đồ án

của em và cảm ơn các bạn vì đa đóng góp ý kiến

Em xin chân thành cảm ơn !


CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU TỎNG QUÁT XE HONDA

CITY 2017

1.1. Tổng Quát

Giá từ: 604,000,000

Đời xe: 2017

Kiểu Dáng: Sedan

1.1.1. Kích Thước:


1.1.2: Động cơ:

1.1.3. Vận Hành:

Hộp số:Vô cấp CVT

Kiểu dẫn động: Cầu trước (FWD)

Hệ thống phanh trước: Phanh đĩa

Hệ thống phanh sau: Phanh tang trống

Hệ thống treo trước: Độc Lập Mac Pherson

Hệ thống treo sau: Giằng xoắn

1.1.4. Ngoại Thất:


1.1.5. An Toàn

CHƯƠNG 2: Khái Quát Chung Hệ Thống ABS trên


các dòng xe hiện nay
2.1. Cấu Tạo Hệ Thống Phanh ABS

Thông thường để hạn chế tình trạng bó cứng phanh, lời khuyên
của các chuyên gia là chúng ta nên đạp phanh từ tốn trong các
tình huống thông thường. Trong trường hợp khẩn cấp, người lái
nên nhấp nhả phanh liên tục, tuy nhiên hầu hết người lái xe
không đủ bình tĩnh để thực hiện. Do đó, các nhà sản xuất đã chế
tạo ra những mẫu xe hơi được trang bị hệ thống phanh ABS –
Anti-lock Braking System. Với chế độ này, người lái chỉ cần
đạp phanh và điều khiển vô lăng. ABS duy trì trạng thái ổn định,
giúp bánh xe không bị trượt, quay vòng trong những tình huống
phanh gấp không an toàn.
Dựa trên cơ cấu phanh, cách bố trí, dẫn động phanh, kết cấu bộ
cường hóa, hệ thống phanh được phân thành nhiều loại. Trong
đó, hệ thống sử dụng nhiều nhất trong các loại ô tô hiện nay là
phanh thủy lực. Một số ưu điểm của loại phanh này bao gồm:
kết cấu, không gian bố trí nhỏ gọn; dễ theo dõi và quan sát, sửa
chữa đơn giản; giá thành bảo dưỡng và sửa chữa thấp, truyền tải
lực phanh lớn và ổn định, độ nhạy cao, khả năng chấp hành
nhanh.

2.1.1. Cảm Biến Tốc Độ

Cảm biến tốc độ ở hai bánh xe bao gồm một nam châm vĩnh
cữu, cuộn dây và lõi từ. Vị trí lắp cảm biến tốc độ hay rô-to cảm
biến tương ứng số lượng răng của rô-to cảm biến thay đổi theo
kiểu xe. Vành ngoài của các rô-to có các răng, khi xe chuyển
động các bánh xe dẫn động rô-to quay sản sinh một điện áp
xoay chiều có tần số tỷ lệ với tốc độ quay của rô-to. ABS ECU
biết tốc độ bánh xe nhờ vào điện áp AC.
2.1.2. Cảm biến giảm tốc

Hệ

thống này giúp ABS đo trực tiếp sự giảm tốc của bánh xe khi
phanh, nhờ vậy sẽ biết được trạng thái mặt đường và điều chỉnh
áp suất dầu phanh hợp lý. Hiện nay có 2 loại cảm biến giảm tốc
bao gồm: cảm biến giảm tốc dặt dọc và cảm biến giảm tốc đặt
ngang được trang bị hai cặp đèn LED, Transistor quang, kết hợp
một đĩa xẻ rảnh và một mạch biến đổi tín hiệu.
Khi xe phanh gấp, tốc độ bánh xe giảm đột ngột khiến thân xe bị
chúi về phía trước. Hai đĩa cảm biến bị lắc theo 2 chiều của thân
xe. Nếu dao động mạnh thì đĩa sẽ che ánh sáng từ LED đến
transistor quang, làm transistor quang đóng/mở, theo đó cảm
biến giảm tốc sẽ chia làm 4 mức và gửi tín hiệu về ECU. Cảm

biến kiểu bán dẫn cũng được sử dụng để đo sự giảm tốc.

2.1.2. Bộ Chấp Hành Hệ Thống Phanh ABS


- Bộ

chấp

hành

thủy lực
có chức năng cung cấp một áp suất dầu tối ưu đến khi các xi-

lanh phanh bánh xe theo sự điều khiển của ABS ECU, tránh

hiện tượng bị bó cứng bánh xe khi phanh. Hệ thống này được

cấu tạo bởi các van điện từ, motor điện dẫn động bơm dầu, bơm

dầu và bình tích áp.

2.1.3. Hộp Điều Khiển Hệ Thống Phanh ABS Control


Module
ABS có chứng năng nhận biết thông tin về tốc độ góc các bánh
xe, từ đó tính toán ra tốc độ bánh xe và sự tăng giảm tốc của nó,
xác định tốc độ xe, tốc độ chuẩn của bánh xe và ngưỡng trượt để
nhận biết nguy cơ bị hãm cứng của bánh xe. Bên cạnh đó, ABS
cũng cung cấp tín hiệu điều khiển đến bộ chấp hành thủy lực,
kiểm tra, chẩn đoán, lưu giữ mã code hư hỏng và chế độ an toàn.

ECU là một tổ hợp các vi xử lý với 4 cụm chính đảm nhận các
vai trò: Phần xử lý tín hiệu; Phần logic; Bộ phận an toàn; Bộ
chẩn đoán và lưu giữ mã lỗi.

2.2. Hoạt Động Của Hệ Thống Phanh ABS

Khi phanh bình thường (ABS không hoạt động):

- Trong trạng thái bình thường, ABS ở chế độ “tĩnh”, ECU


không truyền điện tới cuộn dây của van. Vì vậy, vị trí ấn xuống
bởi lò xo hồi vị và cửa “A” vẫn mở còn cửa “B” vẫn đóng.
- Khi nhấn phanh, áp suất dầu trong xi-lanh phanh chính tăng,
dầu phanh chảy từ cửa “A” qua “C” trong van điện 3 vị trí rồi
tới xi-lanh. Dầu phanh bị cản lại vào bởi van một chiều gắn
trong mạch bơm.

- Khi nhả phanh, dầu phan hồi về từ xi-lanh bán xe về xi-lanh


chính qua cửa “C” đến cửa “A”, van một chiều số 3 trong van
điện 3 vị trí.

Khi phanh gấp (ABS hoạt động):

- ABS điều khiển áp suất dầu phanh tác dụng lên xi-lanh bánh
xe đó theo tín hiệu từ ECU nếu nhận thấy bánh xe nào đang
bị bó cứng lại khi phanh gấp.
2.2.1 . Chế Độ Giảm Áp
Khi một bánh xe gần bị bó cứng, ECU truyền dòng điện 5A cho
cuộn dây của van diện, tạo ra một lực từ mạnh. Van 3 vị trí
chuyển động lên phía trên, cửa A đóng, cửa B mở.

Dầu phanh trong xi-lanh bánh xe qua cửa C tới cửa B trong van
điện 3 vị trí này và chảy về bình dầu.

Đồng thời, tín hiệu ECU phát ra cho mô tô bơm hoạt động, dầu
phanh được trả hồi về xi-lanh phanh chính từ bình chứa. Trong
khi đó, dầu phanh trong xi-lanh chính bị ngăn không cho vào
van điện 3 vị trí và van một chiều số 1 và 3 bởi tại cửa “A”. Vì
vậy, áp suất dầu bên trong xi-lanh bánh xe giảm làm cho bánh
xe không bị bó cứng. Áp suất dầu được điều chỉnh cân bằng
bằng cách lạp lại chế độ “giữ áp” và “giữ”.

2.2.2. Chế Độ Giữ


Khi có sự thay đổi áp suất bên trong xi-lanh bánh xe, cảm biến
tốc độ phát tín hiệu báo tốc độ bánh xe đạt giá trị mong mong,
ECU cấp dòng điện 2A đến cuộn dây của van điện để duy trì áp
suất trong xi-lanh bánh xe.

Khi dòng điện trong cuộn giây từ 5A (theo chế độ giảm áp)
giảm xuống còn 2A (theo chế độ giữ), lượng từ trong cuộn dây
cũng giảm theo. Van điện 3 vị trí giữ nhờ lực của lò xò hồi vị
làm đóng cửa “B”.

2.2.3. Chế Độ Tăng Áp

Để tạo lực phanh lớn, áp suất trong xi-lanh cần tăng, ECU sẽ
ngưng cấp điện cho cuộn dây van diện. Khi đó, cửa “A” của van
điện 3 vị trí mở, còn cửa “B” đóng. Nó cho phép dầu xi-lanh
phanh chính chảy qua cửa “C” trong van điện 3 vị trí đến xi-lanh
bánh xe. Mức độ áp suất dầu thay đổi được điều khiển nhờ chế
độ lặp lại các chế độ “Tăng áp” và “Giữ”.

2.3. Nguyên Lý Hoạt Động Của Phanh ABS


- Nhìn chung, phanh ABS hoạt động dựa trên nguyên lý chống
bó cứng phanh. Nghĩa là khi xe bắt đầu di chuyển, hệ thống
chống bó cứng phanh ABS sẽ theo đó được khởi động. Cảm
biến tốc độ gắn ở mỗi bánh xe sẽ bắt đầu thực hiện nhiệm vụ
theo dõi vận tốc bánh xe rồi gửi dữ liệu về ECU.

- Khi ECU phát hiện một hoặc nhiều bánh xe đang gặp tình
trạng di chuyển với vận tốc thấp hơn so với các bánh xe còn lại
thì sẽ gửi tín hiệu đến bộ điều khiển ABS. Từ đây, bộ điều khiển
ABS sẽ xử lý dữ liệu và xác định lại vận tốc của bánh xe nhằm
truyền tin cho bộ chấp hành ABS phân phối mức dầu phanh
thích hợp thông qua van thuỷ lực và bơm. Ngoài ra, bộ điều
khiển cũng thiết lập sự cân bằng an toàn giữa đĩa và má phanh.
Sự kết hợp này giúp giảm áp lực tác dụng của đĩa khi phanh, để
bánh xe không xảy ra tình trạng “bó cứng” gây nguy hiểm.

- Tiếp đến, hệ thống ABS kích hoạt chế độ phanh tự động thông
qua việc kết hợp ép - nhả má phanh và dầu phanh với tần suất
15 lần/s thay vì tác dụng một lực mạnh không ngừng vào hai bộ
phận này dễ làm bánh xe bị hỏng. Cuối cùng, hệ thống điều
khiển sẽ dựa trên dữ liệu cảm biến tốc độ và chuyển động của
người lái xe để kiểm soát lực phanh phù hợp nhất, đảm bảo cân
bằng thân xe và ổn định quỹ đạo xe khi xe di chuyển nhanh hay
có hiện tượng kẹt cứng đột ngột.

2.4. Cách Sử Dụng Phanh ABS trên OTO


Mặc dù không cần phải điều khiển quá nhiều để hệ thống
phanh ABS hoạt động. Tuy nhiên, chúng ta cần sử dụng đúng
cách để các chức năng của trang bị này có thể phát huy hết công
dụng vượt trội của chúng. Cách sử dụng phanh ABS cụ thể như
sau:

 Hệ thống phanh ABS được thiết kế có thể cảm biến tốc độ


ở bánh xe. Do đó, hệ thống này sẽ tự động kích hoạt khi
người lái bắt đầu khởi động xe và đạp phanh.
 Để đảm bảo an toàn, bạn có thể kiểm tra tình trạng hoạt
động của hệ thống phanh ABS thông qua đèn báo phanh
được trang bị trên bảng đồng hồ taplo của xe. Thông
thường, đèn báo sẽ được bật khi xe khởi động và tắt sau
khi xe nổ máy. Nếu đèn báo này tiếp tục sáng hoặc nhấp
nháy liên tục tức là xe của bạn đang gặp tình trạng lỗi
phanh ABS. Bạn hãy đưa xe đến trung tâm kiểm tra khi xe
gặp tình trạng này nhé.
2.5. Lưu Ý Khi Sử Dụng.
Kiểm soát tốc độ và giữ khoảng cách an toàn.
Mặc dù phanh ABS có cảm biến rất nhạy và chính xác.
Tuy nhiên khi đến các khúc ngoặt, lực quán tính sẽ ít nhiều
làm xe có xu hướng bị văng ra ngoài. Vì vậy, cần giữ tốc
độ hợp lý khi di chuyển vào các cung đường có những
khúc ngoặt và không tăng tốc khi vào cua.
CHƯƠNG III: THIÊT KẾ HỆ THỐNG PHANH CÓ
ABS
TRÊN XE HONDA CITY
3.1. Sơ đồ cấu tạo hệ thống phanh thiết kế.
Sơ đồ dẫn động phanh hai dòng:
3.2. Tính toán, thiết kế cơ cấu phanh.
- Bán kính thiết kế của lốp xe: ro = 418,2 mm
- Bán kính lắp vành: r 203,2 mm
3.2.1. Xác định mô men cần thiết ở các cơ cấu phanh
Ta có:
a - Khoảng cách từ trọng tâm xe tới tâm cầu trớc: a = 1,224(m)
b - Khoảng cách từ trọng tâm xe tới tâm cầu sau: b = 1,496 (m)
hg - Chiều cao trọng tâm xe: hg = 0,62(m)
g - Gia tốc trọng trường: g = 9,81(m/s2 )
rbx - Bán kính lăn của bánh xe ta có: rbx = 0,388 m
Thay các gía trị trên vào (1) và (2) ta có:
Mômen phanh cần sinh ra ở mỗi cơ cấu phanh trước là : Mp1 =
1909,79 Nm
Mômen phanh cần sinh ra ở mỗi cơ cấu phanh sau là: Mp2 =
781,03 Nm

3.2.1.1. Thiết kế, tính toán cơ cấu phanh trước:


a) Xác định kích thước của đĩa phanh.Đĩa phanh phải có kích
thước đảm bảo cho việc tháo lắp dễ dàng khi có sửa
chữa và đĩa phải có không gian thoáng giúp cho việc tản nhiệt
của đĩa phanh được nhanh chóng và đĩa phải có khối lượng nhỏ
nhưng vẫn phải đảm bảo việc quan
trọng nhất là đạt được hiệu quả phanh như mong muốn.
Với lốp có bán kính lắp vành là r = 203,2 mm ta chọn bán kính
ngoài của đĩa
phanh là Rng = 150 mm; bán kính trong của đĩa phanh Rtr = 85
mm.
b) Xác định kích thước má phanh.
+ Má phanh có dạng như hình vẽ :
Ta chọn kích thước ngoài của má phanh R2 = 145 mm.
Trong quá trình xe chạy đĩa phanh quay còn má phanh đứng
yên, khi thực hiện qúa trình phanh thì má phanh ép vào đĩa
phanh để giảm vận tốc của đĩa phanh, khi đó có sự trượt giữa má
phanh và đĩa phanh.

3.2.1.2. Thiết kế, tính toán cơ cấu phanh sau


a) Xác định kích thước của đĩa phanh.
Với lốp có bán kính lắp vành là r = 203,2 mm ta chọn bán kính
ngoài của đĩa phanh là Rng = 150 mm; bán kính trong của đĩa
phanh Rtr = 87 mm.

b, Xác định kích thước má phanh.


+ Má phanh có dạng như hình vẽ:
Ta chọn kích thước ngoài của má phanh R2 = 145 mm.
Trong quá trình xe chạy đĩa phanh quay còn má phanh đứng
yên, khi thực hiện qúa trình phanh thì má phanh ép vào đĩa
phanh để giảm vận tốc của đĩa phanh, khi đó có sự trượt giữa má
phanh và đĩa phanh.

3.2.1.2. Thiết kế, tính toán cơ cấu phanh sau


a) Xác định kích thước của đĩa phanh.
Với lốp có bán kính lắp vành là r = 203,2 mm ta chọn bán kính
ngoài của đĩa phanh là Rng = 150 mm; bán kính trong của đĩa
phanh Rtr = 87 mm.
b, Xác định kích thước má phanh.
+ Má phanh có dạng như hình vẽ:
Ta chọn kích thước ngoài của má phanh R2 = 145 mm. Trong
quá trình xe chạy đĩa phanh quay còn má phanh đứng yên, khi
thực hiện qúa trình phanh thì má phanh ép vào đĩa phanh để
giảm vận tốc của đĩa phanh, khi đó có sự trượt giữa má phanh và
đĩa phanh.

3.2.1.3. Tính công ma sát và áp suất trên bề mặt tấm ma sát


Công thức tính công ma sát là F_friction = μN, trong đó
F_friction là lực ma sát, μ là hệ số ma sát giữa hai bề mặt tiếp
xúc và N là lực phản xạ đối với bề mặt. Công thức tính áp suất
là P = F/A, trong đó P là áp suất, F là lực tác động lên
bề mặt và A là diện tích bề mặt.
3.3. Tính toán nhiệt phát ra trong quá trình phanh
Trong quá trình phanh ôtô, toàn bộ động năng của khối lượng
chuyển động của ôtô được chuyển hoá thành nhiệt tại các cơ cấu
phanh. một phần của lượng nhiệt này sẽ nung nóng các chi tiết
trong cơ cấu phanh mà chủ yếu la trống phanh, phần còn lại toả
ra ngoài không khí.
Thay các giá trị vào (**) ta có: mt > 9,2 kg
Trên thực tế khối lượng các chi tiết bị nung nóng lớn hơn
9,2(kg) do đó thoả mãn
.
3.4. Tính bền chốt dẫn hướng
Lực ép giữa má và đĩa phanh cực đại là : 26146,61 N.m
Và chốt được làm chủ yếu từ thép 30. Trong mỗi cơ cấu phanh
đĩa thường bố trí 4 chốt, do được bố trí đối xứng nên trong mỗi
quá trình phanh thì lực phanh tác động lên mỗi chốt là không
khác nhau nhiều do vậy để dễ dàng trong tính toán ta coi 4 chốt
chịu tải như nhau.
Vậy thoả mãn điều kiện bền cắt và chèn dập.

3.5. Tính toán dẫn động phanh.


Vậy thoả mãn điều kiện bền cắt và chèn dập.
- Sơ đồ dẫn động phanh.
3.5.1. Xác định đường kính làm việc của xy lanh bánh xe.
Đã được xác định ở trên
3.5.2. Chọn đường kính xilanh chính D, kích thước đòn bàn
đạp l, l’.
Suy ra: Sbd = 52,77 mm
Đồi với ôtô con, hành trình bàn đạp cho phép là : 150 mm
Vậy: Sbd < [Sbd ] = 150mm, thoả mãn yêu cầu.
* Xác định hành trình của piston xilanh lực:
Hành trình của piston trong xilanh chính phải bằng hoặc lớn hơn
yêu cầu đảm bảo thể tích dầu đi vào các xilanh làm việc ở các
cơ cấu phanh.
Gọi S1, S2 là hành trình dịch chuyển của piston thứ cấp và sơ
cấp thì :
S2’ = S1 + S2
=> S1 = 5,96 mm
=> S2 = 2,43 mmNhư vậy :
Piston thứ cấp dịch chuyển một đoạn S2 = 5,96 mm
Piston sơ cấp dịch chuyển một đoan S1 = 2,43 mm

3.5.3. Tính bền đường ống dẫn động phanh


Đường ống dẫn động phanh chịu áp suất khá lớn tới 100
(KG/cm2 ).
Khi tính có thể coi đường ống dẫn dầu là loại vỏ mỏng bịt kín
hai đầu và có chiều dài khá lớn.
Vậy ta có: ez = 524 KG/cm2
Đường ống làm bằng hợp kim đồng có [e] = 2600 (kG/cm2 ).
So sánh thấy ez < [e] => đường ống dẫn động đủ bền.
3.6. Tính toán bộ trợ lực phanh
3.6.1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của trợ lực chân không
- Trợ lực chân không (hay còn gọi là hỗ trợ phanh chân không)
là một thành phần quan trọng trong hệ thống phanh trên ô tô.
Trợ lực chân không được thiết kế để giúp giảm lực đạp trên
pedal phanh cần để kích hoạt hệ thống phanh. Điều này giúp cho
việc điều khiển xe trở nên dễ dàng hơn và tạo ra trải nghiệm lái
xe an
toàn hơn.
- Cấu tạo của trợ lực chân không bao gồm một bình chứa chất
lỏng phanh, một
van chân không, một bộ phận giảm áp và một bộ phận tạo áp
suất.
- Nguyên lý hoạt động của trợ lực chân không là dựa trên sự
khác biệt áp suất giữa không khí bên ngoài và không khí bên
trong hệ thống phanh. Khi pedal phanh được đạp, nó đẩy chất
lỏng phanh xuống các bộ phận phanh. Đồng thời, van chân
không sẽ mở để cho phép không khí từ bên ngoài chảy vào
trong hệ thống phanh. Lượng không khí này sẽ được nén lại bởi
bộ phận giảm áp và tạo ra một áp suất khí trong hệ thống phanh.
Áp suất khí này sẽ tạo ra một lực giúp thúc đẩy bình chứa chất
lỏng phanh xuống, giảm lực đạp cần thiết để kích hoạt hệ thống
phanh.
- Trợ lực chân không hoạt động một cách tự động và không cần
đến sự can thiệp của người lái. Tuy nhiên, trong trường hợp xảy
ra sự cố với trợ lực chân không, người lái sẽ cần phải áp lực
nhiều hơn để kích hoạt hệ thống phanh và đảm bảo
an toàn khi lái xe.

Chương 4 : SỬA CHỮA -BẢO DƯỠNG CÁC CẢM BIẾN CỦA


HỆ THỐNG ABS
4.1. Hiện tượng – nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra –
sửa chữa
4.1.1. Hiện tượng – nguyên nhân hư hỏng
- Hiện tượng: Phanh bị lệch.
- Nguyên nhân: Lắp đặt sai cảm biến tốc độ và rô to.
- Hiện tượng: Phanh không hiệu quả.
- Nguyên nhân: Cảm biến tốc độ và rô to bị bẩn.
- Hiện tượng: ABS hoạt động khi phanh bình thường.
- Nguyên nhân: Gẫy răng rô to.
- Hiện tượng: Đèn báo ABS sáng không có lý do.
- Nguyên nhân: Cảm biến tốc độ và rô to, cảm biến giảm tốc bị hỏng.
4.1.2. Phương pháp kiểm tra – sửa chữa
+ Kiểm tra:
- Tháo giắc cảm biến tốc độ, đo điện trở giữa các cực: Bánh trước:
0,8 – 1,3 KΩ Bánh sau: 1,1 – 1,7 KΩ
- Quan sát phần răng cưa của cảm biến: không bị bẩn, gẫy răng.
+ Sửa chữa:
- Làm sạch các bộ phận của cảm biến.
- Thay thế cảm biến nếu điện trỏ bị đứt, rô to bị gãy răng.
4.2. Sửa chữa – bảo dưỡng các cảm biến
Quy trình tháo lắp, bảo dưỡng - sửa chữa cảm biến
Bước 1: Kiểm tra điện áp ắc qui Điện áp ắc qui khoảng 12V
Bước 2: Kiểm tra đèn báo ABS
a. Bật khóa điện ON
b. Kiểm tra đèn ABS sáng trong vòng 3s. Nếu không sáng thì kiểm tra và
sửa chữa thay thế cầu chì bóng đèn hay dây điện. 20
c. . Kiểm tra rằng đèn ABS tắt
d. Tắt khóa điện
e. Dùng dụng cụ chuyên dùng, nối chân E1 với chân Tc và Ts của giắc
kiểm tra
f. Kéo phanh tay và nổ máy.
Lưu ý : không được đạp phanh
g. Kiểm tra đèn ABS nháy khoảng 4 lần/1s(xem hình vẽ)
Bước 3: Kiểm tra mức tín hiệu cảm biến Lái xe chạy thẳng với tốc độ
4-6 km/h và kiểm tra xem đèn ABS có bật sáng sau khi ngừng 1s không.
Nếu đèn sáng nhưng không nháy khi tốc độ xe không nằm trong khoảng
tiêu chuẩn dùng xe à đọc mã chuẩn đoán , Sau đó sửa chữa các chi tiết
hư hỏng.
Lưu ý: Nếu đèn bật sáng khi tốc độ xe từ 4-6 km/h việc kiểm tra đã
hòan thành. Khi tốc độ xe vượt quá 6km/h ,đèn ABS sẽ nháy lại. Ở trạng
thái này cảm biến tốc độ tốt.
Chú ý: Trong khi ABS tắt, không được gây ra rung động mạnh nào lên
xe như tăng tốc, giảm tốc, phanh, sang số, đánh lái hay va đập từ những
ổ gà ở trên mặt đường.
Bước 4: Kiểm tra sự thay đổi tín hiệu cảm biến ở tốc độ thấp
Lái xe chạy thẳng với tốc độ 45-55 km/h và kiểm tra xem đèn ABS có
sáng sau khi tạm ngừng 1 giây không . Nếu đèn bật sáng mà không nháy
khi tốc độ xe nằm trong khoảng tiêu chuẩn, dừng xe và đọc mã chẩn
đóan . Sau đó sửa các chi tiết hỏng.
Lưu ý: Nếu đèn bật sáng khi tốc độ xe nằm trong khoảng tiêu chuẩn .
Kiểm tra tín hiệu cảm biến . Kiểm tra đèn ABS 21 tra đã hoàn thành.
Khi tốc độ xe không nằm trong dãy tiêu chuẩn , đèn ABS sẽ nháy lại. Ở
trạng thái này rôto cảm biến tốt.
Bước 5: Kiểm tra sự thay đổi tín hiệu cảm biến ở tốc độ cao:
Kiểm tra tương tự như trên ở tốc độ khoảng 80 đến 90 km/h
Bước 6: Đọc mã chuẩn đốn.
Dừng xe đèn báo sẽ bát đầu nháy đếm số nháyvà xem mã chẩn đoán ở
dưới.
Bước 7: Sửa chữa các chi tiết hỏng.
Sửa hay thay thế các chi tiết bị hỏng
Bước 8: Đưa hệ thống về trạng thái bình thường
a. Tắt khóa điện OFF
b. Tháo dụng cụ chuyên dùng ra khỏi cực E1,Tc,và Ts của giắc kiểm tra

Chương 5: SỬA CHỮA - BẢO DƯỠNG BỘ CHẤP HÀNH ABS


5.1. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và các biện pháp kiểm tra,
sửa chữa
- Hiện tượng: Đèn báo ABS sáng không lý do.
- Nguyên nhân:
+ Rơ le van điện bị hở hay ngắn mạch.
+ Rơ le bơm bị hở hay ngắn mạch.
+ Van điện từ bị hỏng.
+ Bơm bộ chấp hành bị hỏng.
Các biện pháp kiểm tra, sửa chữa
+ Kiểm tra:
- Kiểm tra các cuộn dây của rơ le, bơm bằng đồng hồ vạn năng.
- Kiểm tra bằng thiết bị, đèn báo cảnh báo ABS.
+ Sửa chữa:
- Làm sạch các bộ phận của bộ chấp hành
- Thay thế.
5.2. Sửa chữa, bảo dưỡng bộ chấp hành phanh
5.2.1. Quy trình tháo lắp, sửa chữa bộ chấp hành
Bước 1: Kiểm tra điện áp ắc quy điện áp ắc quy khoảng 12V
Bước 2: Tháo vỏ bộ chấp hành: Tháo các giắc nối, tháo giắc nối ra khỏi
bộ chấp hành và rơle điều khiển
Bước 3: Nối thiết bị kiềm tra bộ chấp hành và bộ chấp hành: Dùng dụng
cụ chuyên dùng kiểm tra bộ chấp hành nối vào rơle điều khiển bộ chấp
hành và dây điệnphía thân xe qua bộ dây điện phụ của dụng cụ chuyên
dùng
+Nối dây đỏ của thiết bị kiểm tra vối cực dương ắc qui và dây đen cực
âm ắc qui.
+ Nối dây đen của bộ dây điện phụ vào cực âm ắc qui hay mát thân xe
Bước 4: Kiểm tra hoạt động của bộ chấp hành:
- Nổ máy và cho chạy tốc độ không tải. Bật công tắc lựa chọn của thiết bị
kiểm tra đến vị trí “FRONTRH” Nhấn và giữ công tắc môtơ trong một
vài giây
- Đạp nhanh và giữ nó đến khi hoàn thành
- Nhấn công tắc POWER và kiểm tra rằng bàn đạp phanh không đi
xuống (không giữ công tắc POWER hơn 10 giây ) nhả công tắc POWER
và kiểm tra rằng chân phanh đi xuống.
- Nhấn và giữ công tắc MOTOR trong vài giây sau đó kiểm tra rằng chân
5.2.2. Tháo lắp, sửa chữa bộ chấp hành Bước 1: Tháo tấm lót tài xế
trong phía trước bên phải Bước 2: Tháo bu lông giá kẹp ,ống dẫn điều hồ
không khí Bước 3: Tháo các đường dẫn động phanh Bước 4: Tháo giắc
nối
Bước 5: Tháo bộ chấp hành ABS

Chương 6: BẢO DƯỠNG ECU CỦA HỆ THỐNG ABS


6.1. Bảo dưỡng ECU của hệ thống phanh ABS
6.1.1. Nhận dạng các bộ phận, hệ thống của ABS kết hợp với các hệ
thống khác
6.1.2. Bảo dưỡng bên ngoài hộp điều khiển ABS
Bảng 6.1

Bảng 6.2
KẾT LUẬN
Sau một thời gian nghiên cứu thu thập tài liệu, vận dụng những
kiến thức đã học và tính toán nội dung của đồ án, được sự
hướng dẫn kiểm tra tận tình, chu đáo, tỉ mỉ của Thầy giáo : TS
Phạm Hoàng Tú và sự giúp đỡ của các thầy trong Bộ môn Ô tô
cùng sự nỗ lực của bản thân, đến nay đồ án của tôi đã hoàn
thành được các nội dung sau:
1. Nghiên cứu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống
phanh xe Honda City.
2. Lập nội dung bảo dưỡng và quy trình sửa chữa một số cụm
của hệ thống phanh trên xe Honda City. Hạn chế của đồ án là
mặc dù dòng xe Honda City hoạt động ở Việt Nam rất đa dạng
và phong phú về kiểu dáng, chủng loại xe nhưng đồ án chỉ có
thể giới thiệu và khai thác một vài xe tiêu biểu. Hơn nữa còn
nhiều vấn đề quan trọng khác trong khai thác hệ thống phanh xe
mà đồ án chưa đề cập đến. Để nâng cao hiệu quả khai thác dòng
xe này hơn nữa, kính mong bạn đọc nghiên cứu và tìm hiểu các
vấn đề:
- Về bảo dưỡng sửa chữa: Các phiên bản, các xe sản xuất ở các
vùng khác nhau của dòng xe Honda City đều có kết cấu khác
nhau nên quy trình bảo dưỡng sửa chữa có vài điểm khác nhau.
Quy trình thực hiện còn phụ thuộc vào trình độ con người, trang
thiết bị công nghệ, điều kiện kinh tế… nên cũng cần phải có quy
trình khác nhau cho từng nơi.. Mặc dù nhận được sự giúp đỡ rất
nhiệt tình của các thầy. Nhưng do trình độ bản thân còn nhiều
hạn chế, kinh nghiệm thực tế còn ít. Cho nên trong quá trình thự
hiện đồ án không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính
mong được sự đóng góp của các thầy giáo và các bạn.

Tài Liệu Tham Khảo


1. Phạm Xuân Bình (2010),Sửa chữa – Bảo dưỡng hệ thống
phanh ABS,Trường CĐN Cơ điện – Luyện kim Thái Nguyên.
2. PGS.TS. Nguyễn Trọng Hoan (2009),Tập bài giảng thiết kế
tính toán ô tô ,
Lưu hành nội bộ.
3. Cấu tạo gầm xe con - Bộ môn cơ khí ôtô,Trường Đại học
Công Nghệ
GTVT
4. Dương Đình Khuyến (1995),Hướng dẫn thiết kế hệ thống
phanh ô tô máy
kéo.
5. GS.TSKH.Nguyễn Hữu Cẩn (2004) ,Phanh Ô tô cơ sở khoa
học và thành
tựu mới , Nhà xuất bản khoa học và kĩ thuật.
6. Cao trọng hiền - bảo dưỡng kỹ thuật và chẩn đoán ô tô - nxb
đại học giao
thông vận tải, 1992
7. Cẩm nang hướng dẫn sử dụng – bảo dưỡng và sửa chữa xe
honda- Công
ty Honda Việt Nam, 2006

You might also like