You are on page 1of 3

LÝ LUẬN CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN VỀ

HÀNG HÓA. LIÊN HỆ THỰC TIỄN

PHẦN MỞ ĐẦU
Chào mọi người nhóm mình là nhóm Milton Friedman, hôm nay nhóm
mình sẽ giới thiệu về đề tài “Lý luận của kinh tế chính trị Mác - Lênin về
hàng hóa”.

1. Lý do chọn đề tài

Vào những buổi đầu của môn học chúng ta đã được tiếp cận với những
thông tin cơ bản về lịch sử phát triển của hàng hóa từ thời kỳ Công xã
nguyên thủy cho đến ngày nay. Hiện nay, nền kinh tế thị trường là nền kinh tế
hàng hóa phát triển ở trình độ cao. Ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều
được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị
trường. Có thể thấy sản xuất hàng hóa và hàng hóa đóng một vai trò hết sức
quan trọng trong nền kinh tế thị trường, từ những lý luận cơ bản của chủ nghĩa
Mác – Lênin chúng em muốn làm rõ hơn về sản xuất hàng hóa và hàng hóa; sự
vận dụng trong nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam. Đây cũng là lý do nhóm
chúng em quyết định chọn đề tài “Lý luận của kinh tế chính trị Mác – Lênin về
sản xuất hàng hóa và hàng hóa; sự vận dụng trong nền sản xuất hàng hóa ở Việt
Nam” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Bài tiểu luận này được thực hiện với mục tiêu phân tích và làm rõ các lý luận cơ
bản của kinh tế chính trị Mác - Lênin về sản xuất hàng hóa và hàng hóa chẳng
hạn như hàng hóa là gì, hàng hóa có những thuộc tính nào và chúng có mối liên
hệ như thế nào với nhau, v.v. Từ đó, vận dụng những phương pháp luận cũng
như những nghiên cứu của Mác - Lênin vào việc phân tích nền sản xuất hàng
hóa ở Việt Nam và đề ra các giải pháp phát triển nền kinh tế nước ta.

PHẦN NỘI DUNG

Về phần nội dung chúng em sẽ tập trung vào 2 chương lớn. Chương thứ
nhất chúng em sẽ tìm hiểu lý luận của KTCT M-L về hàng hóa và chương
thứ 2 chúng em sẽ đi sâu vào đề tài bằng cách liên hệ thực tiễn về sự tác
động trong tính 2 mặt của sản xuất hàng hóa ở Việt Nam đồng thời đưa ra
phần kết luận cho tất cả những gì chúng em đã tìm hiểu và nghiên cứu cho
đề tài này.

Đối với chương 1, khái niệm về hóa là vấn đề đầu tiên để dẫn đến những khái
niệm cũng như là đặc điểm được nêu trong đề tài.

Sau đó, chúng em sẽ đi đến nội dung về hai thuộc tính của hàng hóa. Tại đây,
nhóm chúng em tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu về thuộc tính giá trị của hàng
hóa và thuộc tính giá trị sử dụng của hàng hóa, đồng thời tìm hiểu về mối liên
hệ giữa hai thuộc tính này.

Ngoài ra, điều chúng em quan tâm không chỉ dừng lại ở khái niệm hay thuộc
tính của hàng hóa mà chúng em còn quan tâm đến tính hai mặt của nền sản xuất
hàng hóa và những hệ quả có thể xảy ra liên quan đến tính hai mặt của nền sản
xuất hàng hóa bởi vì nó phản ánh tính chất tư nhân và tính chất xã hội của lao
động, của người sản xuất hàng hóa.

Và bởi vì hàng hóa và giá trị của hàng hóa luôn đi đôi với nhau, nên phần tiếp
theo chúng em muốn tìm hiểu về lượng giá trị của hàng hóa, nó được định nghĩa
như thế nào và nếu nó tăng hoặc giảm thì đơn vị giá trị hàng hóa sẽ ra sao. Bên
cạnh đó, chúng em cũng muốn phân tích những nhân tố nào sẽ ảnh hưởng đến
giá trị của hàng hóa mà cụ thể ở đây chúng em sẽ tìm hiểu 3 nhân tố như sau:
[Năng suất lao động; Mức độ phức tạp của lao động; Cường độ lao động] và
xem chúng có những ảnh hưởng gì đến nền sản xuất hàng hóa theo lý luận của
Mác-Lênin.

Về chương 2, như đã nói chúng em sẽ đi sâu vào thực tiễn về tình trạng nền sản
xuất hàng hóa ở Việt Nam bao gồm ưu và nhược điểm, về đặc điểm của nền sản
xuất hàng hóa ở Việt Nam có 3 đặc điểm [đang chuyển biến sang kinh tế thị
trường XHCN; nền kinh tế nhiều thành phần; cơ cấu kinh tế “mở”], và cuối
cùng là về phương hướng phát triển sản xuất hàng hóa ở Việt Nam [Đảng đã đề
ra 6 phương hướng]

You might also like