You are on page 1of 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NHẬN XÉT LUẬN ÁN TIẾN SĨ


Của nghiên cứu sinh: Trương Thị Phượng Nguyệt Xuân Trinh
Tên đề tài:

Ngành: Kỹ thuật Hóa học Mã số: 9520301


Họ tên người nhận xét: Lý Tấn Nhiệm
Chức danh: Giảng viên Năm bổ nhiệm: 2021 Học vị: Tiến sĩ Năm bảo vệ: 2019
Chuyên ngành: Kỹ thuật Hóa học
Cơ quan công tác: Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM

Ý KIẾN NHẬN XÉT


1. Sự cần thiết và tính thời sự, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Đề tài mang ý nghĩa thiết thực, chế tạo vật liệu có khả năng xúc tác quang phân hủy chất
màu hữu cơ gây ô nhiễm, cũng như có khả năng hấp phụ các chất thải công nghiệp khác.

Về mặt học thuật, đề tài đưa ra được các phương pháp tổng hợp graphene hydrogel và
graphene aerogel mới. Đặc biệt, đề tài đề xuất được cơ chế quang phân hủy MB thông qua
mô phỏng.

2. Sự không trùng lặp của đề tài:


Đề tài không trùng lặp, các kết quả được đăng tải trên các tạp chí quốc tế uy tín là minh
chứng cho tính mới của đề tài.
3. Sự phù hợp giữa tên đề tài với nội dung, giữa nội dung với chuyên ngành và mã số
chuyên ngành:
Đề tài hoàn toàn phù hợp với chuyên ngành đào tạo – Kỹ thuật hóa học
4. Sự hợp lý và độ tin cậy của phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp nghiên cứu hợp lý và có độ tin cậy cao

5. Những đóng góp mới của luận án:

- Sử dụng tác nhân khử mới cho tổng hợp graphene aerogels

- Kết hợp thành công TiO2 và graphene aerogel

- Kết hợp thành công TiO2/graphene aerogel/silver

- Đề xuất cơ chế quang xúc tác cho MB

6. Ưu nhược điểm về nội dung, kết cấu và hình thức của luận án:
Ưu điểm: Luận án trình bày rõ ràng, có phân tích chuyên sâu các kết quả thu được. Sử dụng
nhiều ảnh màu rõ nét, đồ thị được vẽ bằng phần mềm chuyên nghiệp. Văn phong khoa học
phù hợp cho một luận án tiến sĩ.

Nhược điểm: Các kết quả không thực sự quan trọng vẫn được trình bày trong luận án, làm
cho độ dài tổng thể tăng lên đáng kể. Người đọc sẽ khó tập trung vào nội dung cốt lõi của
luận án.

Phần thực nghiệm chế tạo aerogels nên được mô tả chi tiết hơn để người đọc có thể học tập
và làm lại thí nghiệm có kết quả tương tự.

7. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:


Changxia Li et al., Ultralight covalent organic framework/graphene aerogels with
hierarchical porosity, Nature Communications, 11, 4712 (2020).

Lei Jiang et al., A Double cross-linked strategy to construct graphene aerogels with highly
efficient methylene blue adsorption performance, Chemosphere, 265, 129169 (2021)

Toshiki Shimizu et al., Facile synthesis of carbon nanotubes and cellulose nanofiber
incorporated graphene aerogels for selective organic dye adsorption, Applied Surface
Science, 600, 154098 (2022).

8. Tóm tắt luận án có phán ánh trung thực nội dung cơ bản của luận án:
Tóm tắt xúc tích, thể hiện đầy đủ nội dung chính của luận án

9. Kết luận về việc luận án có đáp ứng yêu cầu của một LATS và có thể đưa ra bảo vệ
trước hội đồng chấm luận án cấp Trường hay không?
Luận án này hoàn toàn đáp ứng yêu cầu của một LATS và có thể đưa ra bảo vệ trước hội
đồng chấm luận án cấp Trường.

Xác nhận của cơ quan Ngày 06 tháng 04 năm 2022


hoặc cơ sở đào tạo Người nhận xét

TS. Lý Tấn Nhiệm

You might also like