You are on page 1of 2

Bản chất của ý thức xã hội

Ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định.
Nguồn gốc, nội dung, tính chất của ý thức xã hội do tồn tại xã hội quyết định;
và khi tồn tại xã hội thay đổi, nhất là khi phương thức sản xuất thay đổi sẽ
dẫn đến sự thay đổi các yếu tố của ý thức xã hội với mức độ, nhịp điệu khác
nhau. Khi trong tồn tại xã hội có sự phân chia giai cấp, ý thức xã hội cũng
mang tính giai cấp. Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội một cách đa dạng,
phức tạp, bị ảnh hưởng bởi các yếu tố trung gian (lợi ích, tình cảm…). Khi
những điều kiện tồn tại xã hội thay đổi thì một số yếu tố cụ thể trong ý thức
xã hội sẽ thay đổi theo. Tuy nhiên cũng có những yếu tố không thay đổi trong
hàng ngàn năm dù cho các điều kiện tồn tại xã hội liên tục thay đổi. Ý thức
xã hội có tính độc lập tương đối trong mối quan hệ với tồn tại xã hội. Do sức
ỳ của ý thức xã hội, những tác động qua lại về lợi ích trong xã hội và do bản
chất là sự phản ánh của tồn tại xã hội nên một số yếu tố của ý thức xã hội cụ
vẫn tồn tại và phát huy ảnh hưởng trong tồn tại xã hội mới. Tuy nhiên, trong
những điều kiện nhất định, một số yếu tố của ý thức xã hội có thể vượt trước
tồn tại xã hội. Trong quá trình phát triển của ý thức xã hội, các tư tưởng, quan
điểm… thường có sự kế thừa lẫn nhau, nó là sự thống nhất giữa giữ gìn và
loại bỏ, do đó cần phải chống khuynh hướng "bảo thủ" và "phủ định sạch
trơn". Giữa các hình thái ý thức xã hội luôn có sự xâm nhập, ảnh hưởng, tác
động qua lại lẫn nhau. Ở mỗi thời kỳ lịch sử nhất định thường có một hình
thái ý thức xã hội nổi lên đóng vai trò chủ đạo, chi phối các hình thái ý thức
xã hội khác. Do đó, việc tìm hiểu sự tác động lẫn nhau giữa các hình thái ý
thức xã hội có ý nghĩa thực tiễn lớn. Ý thức xã hội có thể tác động mạnh mẽ
trở lại tồn tại xã hội; nó có thể thúc đẩy sự phát triển của tồn tại xã hội khi
phản ánh đúng quy luật vận động của tồn tại xã hội; thậm chí kìm hãm sự
phát triển của tồn tại xã hội khi phản ánh không đúng quy luật vận động của
tồn tại xã hội.
Tồn tại xã hội:

– Tồn tại xã hội là thuật ngữ dùng để mô tả đời sống vật chất và các điều
kiện hoạt động vật chất của xã hội, là các mối quan hệ vật chất – xã hội giữa
con người với thiên nhiên và giữa con người với nhau.
– Trong đó, quan hệ giữa con người với thiên nhiên và quan hệ vật chất, tinh
thần giữa con người với thiên nhiên là hai quan hệ cơ bản. Những mối quan
hệ trên xuất hiện trong quá trình hình thành xã hội con người và nó không lệ
thuộc vào ý thức xã hội.

https://luatminhkhue.vn/ban-chat-cua-y-thuc-xa-hoi-moi-quan-he-giua-ton-
tai-xa-hoi-va-y-thuc-xa-hoi.aspx?
fbclid=IwAR2Siu5rMrs_OueHh4m4jPkI8zAIqUebMX8eWO8ot35zGdPRA
vqhzwE1U5E

You might also like