You are on page 1of 32

Hóa dược 1 Tài liệu ôn thi

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ HỆ THỐNG ĐỀ TRẮC NGHIỆM


KHOA DƯỢC **************
GROUP KHO TÀI LIỆU DƯỢC Môn : HÓA DƯỢC 1

 THUỐC KHÁNG VIÊM NON-STEROID


Câu 1: Cơ chế kháng viêm của các thuốc NSAIDs là do ức chế:
A. phospholipase. B. prostacyclin synthetase.
C. cyclooxygenase. D. lipooxygenase.

Câu 2: Acid acetylsalicylic được tổng hợp thành công lần đầu bởi Charles F.Gehardt vào năm
A. 1835. B. 1899. C. 1853. D. 1860.

Câu 3: Aspirin được dùng lần đầu tiên trong điều trị bởi một bác sĩ lâm sàng Felix Hoffmann vào năm
A. 1899. B. 1897. C. 1860. D. 1867.

Câu 4: CHỌN CÂU SAI. Acid salicylic :


A. tinh thể hình kim hoặc bột kết tinh trắng. B. tổng hợp trong công nghiệp từ phenol.
C. tạo phức màu tím với muối FeCl3. D. ester hóa nhóm -COOH tạo aspirin.

Câu 5: Điều chế aspirin trong công nghiệp từ acid salicylic có thể dùng các tác nhân sau, ngoại trừ
A. CH3COOH. B. CH3COCl. C. CH2=C=O. D. (CH2CO)2O.

Câu 6: Phản ứng ngưng tụ Claisen dùng để định tính cấu trúc nào của aspirin ?
A. nhóm –COOH. B. vòng thơm.
C. nhóm –CH3CO. D. nhóm –OH.

Câu 7: Về mặt hóa tính, hầu hết các thuốc thuộc nhóm NSAIDs có tính :
A. acid. B. base. C. oxy hóa. D. khử.

Câu 8: CHỌN CÂU SAI. Các thuốc NSAID được chỉ định trong các trường hợp :
A. Viêm khớp cấp và mạn. B. Viêm có kèm sốt và đau
C. Đau bụng kinh. D. Đau ruột thừa.

Câu 9: Tác dụng phụ nguy hiểm có thể gặp trong quá trình sử dụng thuốc NSAIDs:
A. loét dạ dày tá tràng. B. nguy cơ trên bào thai.
C. suy yếu hệ thống phòng vệ. D. tất cả các ý trên.

Câu 10: CHỌN CÂU SAI. Để làm giảm nguy cơ loét dạ dày khi dùng các thuốc nhóm NSAIDs nên
dùng thuốc như thế nào?
A. Uống khi ngồi hoặc đứng. B. Tránh rượu, thuốc lá, đồ ăn chua.
C. Dùng thuốc trước khi ăn. D. Uống nhiều nước.

Câu 11: Hiện nay, aspirin chủ yếu được ứng dụng lâm sàng với tác dụng :
A. chống kết tập tiểu cầu. B. giảm đau ngoại biên.
C. kháng viêm. D. giảm sốt.

Câu 12: Ưu điểm của các thuốc NSAIDs ức chế chọn lọc trên COX-2 là:
A. ít tác dụng phụ trên dạ dày và thận. B. tăng cường khả năng giảm đau.
C. ít tác dụng phụ trên tiêm mạch. D. tác dụng kháng viêm mạnh nhất.

Chỉ mang tính chất tham khảo Trang 1


Hóa dược 1 Tài liệu ôn thi

Câu 13: Các thuốc NSAIDs ức chế chọn lọc trên COX-2 thường gây tác dụng phụ trên :
A. dạ dày. B. xương khớp. C. thận. D. tim mạch.

Câu 14: Thuốc có tác dụng ức chế COX-2 mạnh nhất là


A. Ibuprofen. B. Celecoxib. C. Rofecoxib. D. Nimesulid.

Câu 15: Các NSAIDs dưới đây đều ức chế không chọn lọc trên COX-1 và COX-2, ngoại trừ:
A. Diclofenac. B. Piroxicam. C. Meloxicam. D. Naproxen.

Câu 16: Nhóm thuốc NSAIDs nào dưới đây đặc trưng với thời gian tác dụng kéo dài?
A. dẫn xuất acid fenamic. B. dẫn xuất salicylat.
C. nhóm coxib. D. nhóm oxicam.

Câu 17: Thuốc dùng để phòng ngừa chống kết tập tiểu cầu ngăn ngừa tai biến đột quỵ ?
A. aspirin B. indomethacin. C. diclofenac. D. paracaetamol.

Câu 18: Các dẫn chất của acid salicylic nếu chuyển OH đến vị trí meta so với nhóm COOH thì
A. tăng khả năng kháng viêm. COOH
B. giữ nguyên khả năng kháng viêm.
OH
C. giảm ½ khả năng kháng viêm.
D. không còn khả năng kháng viêm.

Câu 19: Quan hệ cấu trúc – hoạt tính acid salicylic và dẫn chất, chọn câu sai:
A. Thay thế -OH hoặc –COOH làm giảm hoặc mất tác dụng kháng viêm.
B. Nhóm –OH ở vị trí meta và para so với nhóm –COOH làm mất hoạt tính kháng viêm.
C. Thay halogen trên nhân thơm làm giảm tác động kháng viêm.
D. Tác dụng giảm đau vẫn còn khi mất nhóm –COOH hoặc methyl hóa nhóm –COOH.

Câu 20: CHỌN CÂU SAI. Salicyamid :


A. có tính acid yếu. B. định tính được bằng FeCl3.
C. ít tan trong nước, tan trong kiềm. D. có hoạt tính kháng viêm tương đương aspirin.

Câu 21: Thuốc ức chế chọn lọc COX-2 thuộc nhóm heteroaryl acetic:
A. diclofenac. B. sulindac. C. Floctafenin D. aceclofeniac.

Câu 22: Trong công thức của paracetamol thì nhóm thế -R là: NHR
A. –COOH. B. –COCH3.
C. –CH2OH. D. –OCH3.

Câu 23: CHỌN CÂU SAI về thuốc paracetamol :


A. Có tên khác acetaminophen.
B. Tác dụng kháng viêm. OH
C. Tác dụng hạ nhiệt. paracetamol
D. Liều vượt quá 150mg/kg/lần ở người lớn gây hoại tử gan.

Câu 24: Độc tính chủ yếu của paracetamol là


A. độc trên máu. B. suy tim. C. độc trên gan. D. suy hô hấp.

Chỉ mang tính chất tham khảo Trang 2


Hóa dược 1 Tài liệu ôn thi

Câu 25: Các thuốc giảm đau, hạ nhiệt nhưng không có tác dụng kháng viêm gồm:
A. Floctafenin, gladefein, meloxicam.
B. Celecoxib, valdecoxib, rofecoxib.
C. Paracetamol, phenacetin, proparacetamol.
D. Piroxicam, tenoxicam, meloxicam.

Câu 26: Định lượng paracetamol bằng quang phổ ở bước sóng
A. 224nm. B. 234nm. C. 244nm. D. 254nm.

Câu 27: Khi nói về paracetamol, mệnh đề không đúng là:


A. giảm đau hạ sốt dụng được cho trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú.
B. định lượng bằng phương pháp quang phổ với đỉnh hấp thu 244nm.
C. có thể định tính bằng FeCl3 cho phức màu đỏ tím.
D. giải độc bằng N-acetyl cysterin khi quá liều.

Câu 28: Phối hợp paracetamol với các hoạt chất khác như codein, dextropropoxyphen hay ibuprofen để
tăng tác dụng :
A. giảm đau. B. hạ sốt. C. kháng viêm. D. gây ngủ.

Câu 29: Thuốc giảm đau thuần túy không có tác dụng kháng viêm, hạ nhiệt, gây ngủ :
A. Paracetamol B. Floctafenin
C. Dextropropoxyphen D. Fentanyl

Câu 30: Thuốc aspirin có các tác dụng sau, ngoại trừ :
A. kháng viêm ở liều cao. B. hạ sốt.
C. chống kết tập tiểu cầu. D. ức chế hô hấp ở liều cao.

Câu 31: Tác dụng của thuốc floctafenin là:


A. giảm đau. B. giảm đau, hạ sốt.
C. giảm đau, hạ sốt, kháng viêm. D. giảm đau, kháng viêm.

Câu 32: Thuốc Ibuprofen về mặt cấu trúc được xếp vào nhóm :
A. Aryl carboxylic. B. Aryl propionic.
C. Aryl acetic. D. Heteroaryl propionic.

Câu 33: Cho biết tên của hoạt chất có công thức cấu tạo như sau :
OH

O Cl
N
H
Cl
A. Ibuprofen B. Celecoxib C. Piroxicam D. Diclofenac.

Câu 34: CHỌN CÂU SAI. Cơ chế kháng viêm của diclofenac là do
A. ức chế phospholipase. B. ức chế phóng thích acid arachidonic.
C. ức chế cyclooxygenase. D. tăng cường hấp thu acid arachidonic.

Chỉ mang tính chất tham khảo Trang 3


Hóa dược 1 Tài liệu ôn thi

Câu 35: Cấu trúc sau có tên gọi là :

A. Acid anthranilic. B. Acid fenamic.


C. Salicylamid. D. Acid mefenamic.

Câu 36: Thuốc nào sau đây của nhóm NSAIDs ít sử dụng do có thể gây loạn thể tạng máu?
A. Meloxicam. B. Phenylbutazon. C. Nimesulid. D. Etodolac.

Câu 37: CHỌN CÂU SAI. Cơ chế tác dụng của nimesulid:
A. ức chế chọn lọc COX-2.
B. hạ sốt do điều hòa chức năng điều nhiệt vùng hạ đồi.
C. ngăn ngừa tổn thương sụn khớp do kích thích tổng hợp metalloprotease.
D. Ức chế chất trung gian nonprostaglandin gây viêm.

Câu 38: Các trường hợp sau đều chống chỉ định với nimesulid, ngoại trừ:
A. hen suyễn. B. suy gan. C. loét dạ dày. D. phụ nữ có thai.

 THUỐC ĐIỀU TRỊ GOUT


Câu 39: Các thuốc dùng trong quá trình trị cơn gout cấp gồm có :
A. thuốc kháng viêm không steroid. B. colchicin.
C. thuốc kháng viêm nhóm steroid. D. tất cả các thuốc trên.

Câu 40: Các thuốc dùng trong giai đoạn dự phòng gout tái phát:
A. Colchicin liều thấp.
B. Thuốc ức chế sinh tổng hợp acid uric do ức chế xanthin oxidase.
C. Thuốc tăng đào thải acid uric qua thận.
D. B và C đều đúng.

Câu 41: Tính bền vững của colchicin trong dung dịch:
A. bền với mọi tác nhân có thể thủy phân như acid, kiềm.
B. bị thủy phân trong môi trường kiềm mạnh.
C. bị thủy phân trong môi trường acid loãng.
D. bền trong môi trường trung tính hoặc kiềm yếu.

Câu 42: CHỌN CÂU SAI. Colchicin :


A. 95% trị thành công gout cấp tính. B. tác động kháng viêm mạnh.
C. giảm khả năng thực bào của bạch cầu. D. thường dùng dạng viên.

Câu 43: Tác dụng phụ thường gặp nhất của colchicin là :
A. tiêu chảy. B. vô tinh trùng. C. giảm bạch cầu. D. nổi mề đay.

Câu 44: Cơ chế tác động của Allopurinol là:


A. tăng tốc độ thải acid uric máu tại thận. B. ức chế sinh tổng hợp acid uric.
C. ức chế sự lắng động của tinh thể urat. D. kích thích men xanthioxidase.

Chỉ mang tính chất tham khảo Trang 4


Hóa dược 1 Tài liệu ôn thi

 THUỐC KHÁNG HISTAMIN H1


Câu 45: Histamin chỉ có tác dụng khi:
A. Ở dạng kết hợp với protein. B. Gắn với thụ thể.
C. Có mặt kháng nguyên. D. Có mặt pyridoxin phosphat (B6).

Câu 46: Để có tác dụng kháng histamin, các thuốc phải có nitơ ở cuối mạch bậc:
A. I. B. II. C. III. D. IV.

Câu 47: Để tăng tác dụng kháng histamin nên:


A. Ar phải là nhân thơm hay dị vòng. B. thế halogen vào vị trí para của nhân thơm.
C. mạch cacbon phải dưới 2 cacbon. D. có cấu trúc muối amoni bậc 4.

Câu 48: Phân loại theo cấu trúc hóa học, các thuốc kháng Histamin H1 có mấy nhóm?
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.

Câu 49: Thuốc kháng histamin tại H1 cổ điển đầu tiên, được công bố lần đầu năm 1937 là:
A. Piperoxan. B. Phenbenzamin. C. Antazolin. D. Pyrilamin.

Câu 50: Thuốc Clophenipramin thuộc nhóm :


A. Ethylendiamin. B. Propylamin.
C. Cyclizin. D. Benzimidazol.

Câu 51: Công thức cấu tạo trên thuộc nhóm :


A. cyclizin. X
B. propylamin.
CH – N N–R
C. phenithiazin.
D. aminoethanol. Y

Câu 52: Công thức cấu tạo của cetirizin (ứng với hình câu trên) là :
A. X = Y = H, R = -CH2CH=CHC6H5. B. X = Cl, Y = H, R = -CH2CH2OCH2COOH.
C. X = Y = Cl, R = CH3. D. X = Y = Cl, R = -CH2CH2OCH2COOH.

Câu 53: Thuốc kháng H1 thuộc nhóm cyclizin có tác dụng giảm chóng mặt, giãn ốc tiền đình :
A. Meclozin. B. Cinnarizin. C. Cetirizin. D. Clocinizin.

Câu 54: Cetirizin được FDA (cục quản lý Dược Hoa Kỳ) xét duyệt cho điều trị vào năm :
A. 1995. B. 1996. C. 1997. D. 1998.

Câu 55: CHỌN CÂU SAI. Clopheniramin :


A. thuộc nhóm propylamin. B. đồng phân levo mạnh hơn.
C. kháng histamin mạnh. D. có tác dụng phụ gây buồn ngủ.

Câu 56: Bên cạnh tác dụng chống dị ứng, thuốc kháng H1 dưới đây còn có tác dụng trị ho:
A. Alimemazin. B. Loratadin. C. Promethazin. D. Fexofenadin.

Câu 57: Terfenadin và Fexofenadin là hai thuốc có cấu trúc thuộc nhóm :
A. Aminoethanol. B. Propylamin.
C. Benzimidazol. D. Phenothiazin.

Chỉ mang tính chất tham khảo Trang 5


Hóa dược 1 Tài liệu ôn thi

Câu 58: Thuốc kháng histamin nào sau đây thuộc thế hệ II?
A. Diphehydramin. B. Alimemazin.
C. Fexofenadin. D. Clophenidramin.

Câu 59: Ưu điểm của thuốc kháng histamin thế hệ II là:


A. qua được hàng rào máu não. B. không gây khô miệng, khô mắt.
C. an thần, gây ngủ. D. tăng cương tác dụng chống say tàu xe.

Câu 60: Tại sao fexofenadin có tác dụng nhanh và ít tác dụng phụ hơn so với terfenadin?
A. Do cấu trúc thân dầu hơn. B. Do chất đã chuyển hóa mới có tác dụng.
C. Liên kết với protein huyết tương mạnh. D. Là đồng phân alpha-(+)-terfenadin.

Câu 61: Fexofenadin ít gây buồn ngủ hơn terfenadin do:


A. có cấu trúc thân dầu hơn. B. có cấu trúc thân nước hơn.
C. do đào thải nhanh hơn. D. do không qua được hàng rào máu não.

Câu 62: Các thuốc kháng H1 thế hệ II thường có tác dụng phụ so với thế hệ I :
A. gây nôn. B. buồn ngủ. C. khô miệng. D. xoắn đỉnh.

Câu 63: Các thuốc kháng histamin sau đều có tác dụng phụ gây buồn ngủ, ngoại trừ:
A. promethazin. B. diphenhydramin. C. fexoternadin. D. cetirizin.

Câu 64: Phát biểu nào sau đây không đúng với fexofenadin?
A. dùng chung với nhóm macrolid được. B. chuyển hóa hoàn toàn ở gan.
C. dùng chung với ketoconazol. D. không gây buồn ngủ.

Câu 65: CHỌN CÂU SAI. Chỉ định điều trị của promethazin :
A. Chống nôn. B. Tiền mê. C. Chống say tàu xe. D. Viêm khớp tinh thể.

Câu 66: CHỌN CÂU ĐÚNG. Loratadin :


A. Chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại biên. B. Thời gian tác dụng ngắn.
C. Dùng được cho trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai. D. Không gây buồn ngủ.

Câu 67: Phát biểu nào sau đây không đúng với Loratadin?
A. có thời gian bán thải ngắn. B. thuộc nhóm tricyclic.
C. có thể kết hợp với pseudoephedrin. D. có tính kháng histamin mạnh.

Câu 68: Loratadin là thuốc kháng H1 có cấu trúc :


A. Aminoethanol. B. Cyclizin. C. Tricyclic. D. Benzimidazol.

Câu 69: Chọn thuốc kháng histamin an toàn nhất cho phụ nữ có thai
A. clorpheniramin. B. fexofenadin. C. cetirizin. D. Loratadin.

Câu 70: Phương pháp chủ yếu dùng để định lượng các thuốc kháng histamin là:
A. môi trường khan. B. đo quang.
C. HPLC. D. acid – base.

Chỉ mang tính chất tham khảo Trang 6


Hóa dược 1 Tài liệu ôn thi

 THUỐC TRỊ LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG


Câu 71: Thuốc nào sau đây được hấp thu vào máu hơn 20%?
A. NaHCO3. B. CaCO3. C. Al(OH)3. D. Mg(OH)2.

Câu 72: Các thuốc nào sau đây khi dùng có nguy cơ gây nhiễm kiềm ?
A. Al(OH)3 và CaCO3. B. Al(OH)3 và NaHCO3.
C. Al(OH)3 và Mg(OH)2. D. CaCO3 và NaHCO3.

Câu 73: Thuốc trị loét dạ dày gây mất phosphat:


A. Cimetidin B. Nhôm hydroxyd C. Misoprostol D. Magne hydroxyd

Câu 74: Tác dụng phụ của nhôm hydroxid là :


A. táo bón. B. mất phosphat cơ thể.
C. mất Ca++ của cơ thể. D. A và B đều đúng.

Câu 75: Các thuốc kháng acid dịch vị theo cơ chế trung hòa, CHỌN CÂU SAI
A. nên dùng sau bữa ăn 1 giờ. B. bản chất là các chất kiềm.
C. thời gian tác dụng ngắn 30 – 60 phút. D. dùng lâu gây giảm tiết acid dịch vị.

Câu 76: Thuốc trị đau dạ dày nhóm ức chế bơm proton :
A. Cimetidin B. Ranitidin C. NaHCO3 D. Lanzoprazol

Câu 77: Omeprazol thuộc nhóm thuốc nào sau đây?


A. trung hòa acid. B. kháng histamin H2. C. tăng tiết chất nhầy. D. ức chế bơm proton.

Câu 78: Thuốc trị đau dạ dày nhóm ức chế bơm proton :
A. Cimetidin B. Ranitidin C. NaHCO3 D. Lanzoprazol

Câu 79: Cơ chế tác động của omeprazol là :


A. ức chế luồng Na+. B. ức chế dòng Ca++.
C. ức chế men H+/K+ ATPase. D. ngăn sự tiết gastrin.

Câu 80: Omeprazol bất hoạt men H+/K+/ATPase do gắn vào cấu trúc nào trên men này?
A. nhóm –CH3O. B. nhóm –OH. C. nhóm –COOH. D. nhóm –SH.

Câu 81: Omeprazol có tác dụng :


A. ngay khi tiếp xúc với niêm mạc dạ dày lúc uống.
B. sau khi được tiết vào vùng ống của tế bào viền.
C. sau khi được chuyển hóa ở gan thành dạng có hoạt tính.
D. khi liên kết với protein huyết tương.

Câu 82: Omeprazol chống chỉ định cho phụ nữ mang thai do:
A. Dọa sẩy thai. B. Chưa có nghiên cứu đầy đủ.
C. Gây quái thai. D. Gây hạ huyết bào thai.

Câu 83: Cơ chế tác động của cimetidin là :


A. đối kháng tương tranh với histamin tại thụ thể H1.
B. đối kháng tương tranh với histamin tại thụ thể H2.
C. Ức chết hoạt động của men ATPase H+/K+
D. trung hòa các acid được tiết từ tế bào viên vào dạ dày.

Chỉ mang tính chất tham khảo Trang 7


Hóa dược 1 Tài liệu ôn thi

Cho cấu trúc phân tử của cimetidin như sau:

H
N CH3
N–CN
N CH2-S-CH2CH2NH-C
NH-CH3
Câu 84: Nhân nào sau đây là thành phần của phân tử cimetidin ?
A pyridin. B. pyrimidin. C. imidazol. D. furan.

Câu 85: Nhóm methyl gắn với vòng imidazon cho ảnh hưởng nào sau đây?
A. tăng hoạt tính. B. giảm độc tính trên thận và máu.
C. tăng tính thấm qua màng. D. giúp hấp thu được bằng đường uống.

Câu 86: Nguyên tử lưu huỳnh trong phân tử có ảnh hưởng nào sau đây?
A. tăng hoạt tính. B. giảm độc tính trên thận và máu.
C. tăng tính thấm qua màng. D. giúp hấp thu được bằng đường uống.

Câu 87: Nhóm cyanoguanidin trong phân tử có ảnh hưởng nào sau đây?
A. tăng hoạt tính. B. giảm độc tính trên thận và máu.
C. tăng tính thấm qua màng. D. giúp hấp thu được bằng đường uống.

Câu 88: Sắp xếp theo chiều giảm dần về mặt tương tác thuốc hợp lý là:
A. Cimetidin > Ranitidin > Famotidin. B. Cimetidin > Famotidin > Ranitidin.
C. Ranitidin > Cimetidin > Famotidin. D. Famotidin > Ranitidin > Cimetidin.

Câu 89: Chọn câu SAI: tác dụng của thuốc kháng histamin H2:
A. Cimetidin có tương tác với nhiều thuốc.
B. Ranitidin ít gây tương tác với các thuốc khác hơn Cimetidin.
C. Famotidin có ái lực trên Cytocrom P450 mạnh hơn Cimetidin 4 lần.
D. Ranitidin không làm thay đổi nồng độ của Indomethacin khi dùng chung.

Câu 90: Misoprostol có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày do:
A. là một prostaglandin thiên nhiên nên không gây dị ứng.
B. kích thích tạo chất nhầy.
C. gây giảm co thắt nên mau liền sẹo.
D. trung hòa acid dư trong dạ dyaf.

Câu 91: Misoprostol có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày do, ngoại trừ
A. gia tăng sự tưới máu. B. ức chế tiết acid
C. tăng phóng thích prostaglandin. D. kích thích sự tiết chất nhầy.

Câu 92: Sucralfat có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày do:
A. Ức chế sự tiết acid dịch vị. B. Trung hòa acid dư do có nhiều Al.
C. Có khả năng tạo chất keo để che chở. D. Gia tăng sự tưới máu.

Chỉ mang tính chất tham khảo Trang 8


Hóa dược 1 Tài liệu ôn thi

 THUỐC CHỐNG HỒI LƯU DẠ DÀY – THỰC QUẢN


Câu 93: Thuốc kích thích chức năng vận động của dạ dày – thực quản :
A. Metoclopramid. B. Misoprostol.
C. Ranitidin. D. Lanzoprazol.

Lựa chon câu trả lời tương ứng:


Thuốc Cơ chế Đáp án
Câu 94: Cisaprid A. Gel nhầy nên bảo vệ niêm mạc 94 – C
Câu 95: Domperidon B. Làm dễ dàng sự tháo sạch của dạ dày. 95 – B
Câu 96: Alginat C. Kích thích chức năng vận động thực quản – dạ dày 96 – A

Câu 97: Thuốc có công thức sau được chỉ định với mục đích:

A. bảo vệ niêm mạc thực quản B. viêm thực quản do hồi lưu dạ dày – thực quản.
C. giảm nhu động ruột. D. gây co thắt cơ vòng thực quản dưới.

Câu 98: Do cisaprid làm tăng nhu động ruột nên chống chỉ định trong, ngoại trừ:
A. xuất huyết tiêu hóa. B. thủng, loét dạ dày.
C. tiêu chảy. D. táo bón.

Câu 99: Chất nào sau đây có cấu trúc tương tự như các thuốc an thần, nhưng do qua hàng rào máu não ít
nên ái lực trên thụ thể dopaminergic ở ngoại biên cao, có tác động chống hồi lưu tốt hơn:
A. cisaprid. B. domperidon. C. metoclorpramid. D. A và B đều đúng.

Câu 100: Chất nào sau đây kích thích sự phóng thích acetyl cholin nhưng không tác động trực tiếp trên
thụ thể muscarinic hay nicotinic nên không làm tăng tiết dịch vị mà chỉ kích thích nhu động ống tiêu hóa?
A. cisaprid. B. domperidon. C. metoclorpramid. D. A và B đều đúng.

 THUỐC GÂY NÔN – CHỐNG NÔN


Lựa chon câu trả lời tương ứng:
Thuốc Cơ chế Đáp án
Câu 101: Metoclorpramid A. Đối kháng với serotonin. 101 – A
Câu 102: Diphenhydramin B. Đối kháng với dopamin. 102 – C
Câu 103: Scopolamin dạng dán C. Đối kháng với histamin 103 – D
Câu 104: Ondansetron D. Đối kháng với acetylcholin. 104 – B
Câu 105: Natri citrat. E. Gây tê ở ngọn thần kinh cảm giác tại dạ dày. 105 – E

Câu 106: Metoclorpramid có tác dụng chính là :


A. gây nôn. B. chống nôn. C. giảm nhu động ruột. D. ức chế bơm proton.
Câu 107: Chất được dùng để giải ngộ độc apomorphin là :
A. Naloxon. B. Barbituric. C. Allopurinol. D. Strychnin.

Câu 108: Chất trung gian hóa học nào sau đây có liên quan đến tác dụng gây nôn của thuốc chống ung thư
A. Acetylcholin. B. Dopamin. C. Adrenalin. D. Serotonin.

Chỉ mang tính chất tham khảo Trang 9


Hóa dược 1 Tài liệu ôn thi

 THUỐC TRỊ TIÊU CHẢY


Lựa chon câu trả lời tương ứng:
Thuốc Cơ chế Đáp án
Câu 109: Loperamid A. Bù nước. 109 – B
Câu 110: Oresol. B. Làm giảm nhu động ruột. 110 – A
Câu 111: Diphenoxylat C. Kháng tiết dịch ruột. 111 – B
Câu 112: Acetorphan. D. Che chở niêm mạc ruột. 112 – C
Câu 113: Diosmectit. 113 – D

Câu 114: Cho biết tác dụng của công thức sau:

A. trị táo bón. B. trị tiêu chảy.


C. trị sỏi mật. D. trị hồi lưu dạ dày thực quản.

Câu 115: Thuốc nào sau đây ưu tiên chỉ định khi bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn ?
A. bù nước. B. cung cấp vi sinh vật.
C. hấp phụ độc tố. D. che chở niêm mạc ruột.

Câu 116: CHỌN CÂU SAI. Oresol :


A. không có liều tối đa. B. có glucose để tạo sự hấp thu nước và ion dễ dàng.
C. làm giảm số lần đi đại tiện. D. là dung dịch bù nước dùng trong tiêu chảy cấp.

Câu 117: Pectin, cellulose thủy phân là thuốc chữa tiêu chảy theo cơ chế :
A. bù nước và khoáng chất. B. làm giảm nhu động ruột.
C. hấp phụ độc chát và vi khuẩn độc hại. D. cung cấp vi sinh vật ruột.

Câu 118: Thành phần công thức của DIASED gồm :


A. Diphenoxylat và atropin. B. Loperamid và atropin.
C. Diphenoxylat và acetylcholin. D. Loperamid và acetylcholin.

Câu 119: Lactobacillus acidophislus được dùng khi bị tiêu chảy nhầm mục đích, ngoại trừ :
A. ức chế sự phát triển của nấm Candida albicans.
B. ức chế sự phát triển của các mầm phức tạp do dùng kháng sinh.
C. cung cấp bổ sung vi khuẩn không gây bệnh cho ruột bị mất khi tiểu chảy.
D. cung cấp lại hệ khuẩn đường ruột mất đi khi dùng kháng sinh phổ rộng.

Chỉ mang tính chất tham khảo Trang 10


Hóa dược 1 Tài liệu ôn thi

 THUỐC TRỊ TÁO BÓN


Câu 120: Thuốc nào sau đây là thuốc nhuận trường theo cơ chế kích thích ruột?
A. Sorbitol. B. Bisacodyl.
C. Lactulose. D. Lactitol.

Câu 121: Chất nào sau đây kích thích tiết hormon cholecystokinin làm tăng nhu động ruột?
A. MgSO4. B. Dầu thầu dầu. C. Dầu olive. D. Acid oleic.

Câu 122: Magie sulfat (MgSO4) có tác dụng nhuận tràng chủ yếu do :
A. kích thích ruột. B. làm trơn thành ruột.
C. thẩm thấu. D. làm sinh hơi ở ruột.

Câu 123: Bisacodyl có tác dụng nhuận tràng do :


A. kích thích ruột. B. làm trơn thành ruột.
C. thẩm thấu. D. làm sinh hơi ở ruột.

Câu 124: Hợp chất polyol được dùng làm thuốc nhuận trường do có khả năng :
A. Cung cấp chất xơ. B. Thẩm thấu.
C. Làm trơn. D. Kích thích ruột non.

Câu 125: Thuốc nhuận tràng sau đây còn được dùng trong bệnh não gan mãn:
A. Sorbitol. B. Bisacodyl.
C. Lactulose. D. Natri bicosulfat.

Câu 126: Dầu vaselin ít được dùng làm thuốc nhuận tràng là do:
A. mùi vị khó chịu. B. dễ bị hít vào khí quản.
C. ngăn cản hấp thu vitamin tan trong dầu. D. A, B, C đều đúng.

Câu 127: Phenolphtalein hiện nay không còn được dùng làm thuốc nhuận tẩy bởi vì :
A. gây nhược kali huyết. B. gây rối loạn nhịp tim.
C. làm tăng aldosterol thứ phát. D. A, B, C đều đúng.

Câu 128: Lô Hội được dùng làm thuốc nhuận tràng theo cơ chế :
A. thẩm thấu dạng muối. B. thẩm thấu dạng đường.
C. kích thích ruột non. D. kích thích ruột già.

Câu 129: Thuốc nhuận tràng dùng qua đường trực tràng được dùng khi:
A. chế độ ăn bị thiếu chất xơ. B. muốn kích thích nhu động ruột già.
C. muốn có sự hút nước vào ruột. D. muốn tạo hơi, làm nhờn để phân tán khối.

Chỉ mang tính chất tham khảo Trang 11


Hóa dược 1 Tài liệu ôn thi

 THUỐC ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU


Câu 130: CHỌN CÂU ĐÚNG. Fe:
A. được hấp thu tốt nhất ở dạng Fe3+. B. vitamin C cản trở hấp thu Fe.
C. Fe cần thiết trong trường hợp bị phỏng. D. Fe dự trữ ở gan gọi là transferyl.

Câu 131: Fe được dùng trong các dược phẩm dạng uống để hấp thu là :
A. Fe++ - gluconat. B. Fe+++ - gluconat. C. Fe+++ - ascobat. D. Fe+++ - sulfat.

Câu 132: Kết hợp nào sau đây cải thiện được tình trạng thiếu máu?
A. Fe – Mn. B. Fe – Zn. C. Fe – Mg. D. Fe – Cu.

Câu 133: Nguyên nhân của chứng thiếu máu tiêu huyết có thể là do thiếu:
A. vitamin A. B. vitamin K. C. Vitamin E. D. Vitamin C.

Câu 134: Dạng có hoạt tính của acid folic là :


A. monoglutamate. B. polyglutamate. C. dihydrofolat. D. tetrahydrofolat.

Câu 135: Chống chỉ định vitamin B12 trong trường hợp :
A. thiếu máu do thiếu acid folic. B. nhồi máu cơ tim.
C. khối u ác tính. D. ngộ độc cyanid.

Câu 136: Erythropoietin được chỉ định trong trường hợp, ngoại trừ
A. thiếu máu thiếu sắt. B. hóa trị liệu trong ung thư.
C. thiếu máu vừa phải. D. dùng các thuốc alkylant nhóm platin.

 THUỐC ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN ĐÔNG MÁU


Câu 137: Công thức sau là của chất :
O

CH
OH
CH2 – C – CH3
O
A. Gemfibrozyl. B. Warfarin. C. Ticlopidin. D. Phenindion.

Câu 138: Công thức sau đây là của chát nào?

A. Dipyridamol. B. Flurbiprofen. C. Ticlodipin. D. Warfarin.

Câu 139: Định tính Wafarin bằng phản ứng màu với:
A. PdCl2 B. Diphenylamin
C. Thuốc thử Nestlé D. K2Cr2O7.

Chỉ mang tính chất tham khảo Trang 12


Hóa dược 1 Tài liệu ôn thi

Câu 140: Chọn câu SAI: phương định lượng các chất sau:
A. Wafarin – UV, max = 308
B. Heparin natri – đo hoạt lực
C. Flurbiprofen - HPLC – UV 254nm
D. Phenindion – môi trường khan.

Câu 141: Heparin chỉ dùng dạng chích bởi vì :


A. tạo phức với men ở ruột. B. bị hủy bởi dịch vị.
C. không hấp thu qua màng tế bào. D. bị hủy bởi men ptyalin.

Câu 142: Thuốc nào sau đây thuộc Heparin phân tử lượng thấp?
A. Reviparin Na. B. Reviparin K.
C. Dalteparin K. D. Dalteparin Ca.

Câu 143: Tác động ức chế kết tập tiểu cầu của aspirin là do cơ chế:
A. ức chế cyclooxygenase. B. ức chế acid arachidonic.
C. ức chế prostaglandin. D. ức chế thromboxan A2.

Câu 144: Tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu của ticlopidin là do cơ chế:
A. ức chế prostaglandin. B. ức chế thromboxan A2.
C. ức chế cyclooxygenase. D. tác động lên glycoprotein của tiểu cầu.

Câu 145: Dextran thường dùng có trọng lượng phân tử trong khoảng :
A. 40.000 – 60.000. B. 40.000 – 70.000.
C. 40.000 – 80.000. D. 30.000 – 70.000.

Câu 146: Chế phẩm Dextran được dùng để thay thế huyết tương là :
A. Dextran 60. B. Dextran 70.
C. Dextran 80. D. Dextran 90.

Câu 147: Các thuốc có tác dụng gây đông máu:


A. Wafarin ; Tranexamic acid B. Aprotimin ; Tranexamic acid.
C. Phenindion ; Aprotimin D. Dextran ; Tranexamic acid.

Câu 148: Cấu trúc thuốc gây đông máu, aprotimin là chuỗi polypeptid có:
A. 55 acid amin. B. 56 acid amin.
C. 57 acid amin. D. 58 acid amin.

Chỉ mang tính chất tham khảo Trang 13


Hóa dược 1 Tài liệu ôn thi

 THUỐC HẠ LIPID MÁU


Câu 149: Sắp xếp thứ tự các cholesterol sau theo trọng lượng nhỏ dần :
A. Chylomicron, VLDL, LDL, HDL. B. Chylomicron, HDL, VLDL, LDL
C. HDL, LDL, HDL, Chylomicron. D. VLDL, LDL, VLDL, Chylomicron.

Câu 150: Các statin hoạt động theo cơ chế :


A. tạo phức mới muối mật. B. tạo phức với cholesterol.
C. ức chế cytocrom P450 ở gan. d. ức chế men HMG-CoA reductase ở gan.

Câu 151: Tác dụng phụ nguy hiểm nhất của nhóm statin là :
A. gây suy nhược. B. gây suy gan. C. gây suy thận. D. gây nôn mữa.

Câu 152: Thuốc hạ lipid máu ít gây hội chứng cơ niệu nhất:
A. Simvastatin B. Fluvastatin C. Atorvastatin D. Pravastatin.

Câu 153: Để đạt được tác dụng tối ưu, nên uống statin vào lúc
A. Sáng sớm bụng đói. B. Tối trước khi đi ngủ.
C. Sau khi ăn no. D. Giữa các bữa ăn.

Câu 154: Thuốc được ưu tiên chỉ định trị triglycerid cao:
A. Fenofibrat. B. Simvastatin.
C. Atorvastatin. D. Flurbiprofen.

Câu 155: Công thức sau đây là của chất nào ?

A. clofibrat. B. ciprofibrat. C. simvastatin. D. pravastatin.

Câu 156: Công thức sau đây của chất :

A. Atorvastatin. B. Gemfibrozin. C. Ciprofibrat. D. Fluvastatin.

Câu 157: Thuốc làm giảm lipid máu nhóm resin:


A. Gemfibrozil. B. Flurbiprofen.
C. Pravastatin. D. Colestyramin.

Chỉ mang tính chất tham khảo Trang 14


Hóa dược 1 Tài liệu ôn thi

 THUỐC CHỦ VẬN CHOLINERGIC TRỰC TIẾP


Câu 158: CHỌN CÂU SAI. Acetylcholin – liên quan cấu trúc và tác dụng :
A. Điện tích dương trên nguyên tử N cần thiết cho sự chủ vận trên thụ thể M
B. Nhóm thế trên nitơ là 3 nhóm methyl cho hoạt tính chủ vận mạnh nhất.
C. Chuỗi cacbon nối càng dài thì cường độ muscarinic càng mạnh.
D. Khi gốc hidrocacbon trên nhóm acyloxy từ 2 cacbon trở lên mất tính chủ vận.

Câu 159: Phát biểu nào không đúng về metacholin?


A. chủ vận chọn lọc hơn trên muscarinic. B. dùng đường hít để chẩn đoán hen suyển.
C. gắn thêm nhóm hydroxy ở cacbon alpha. D. khả năng gắn kết tương đương acetylcholin.

Câu 160: CHỌN CÂU SAI. Bethanechol :


A. Là chất chủ vận muscarinic mạnh. B. Hiệu quả dùng đường uống.
C. Không có hoạt tính muscarinic. D. Thời gian tác dụng ngắn do bị esterase hủy nhanh.

Câu 161: Hiện nay acetylcholin ít được sử dụng như một dược phẩm do :
A. không bền. B. không chọn lọc. C. độc tính cao. D. A và B đúng.

Câu 162: Định tính bethanechol chlorid bằng phản ứng màu với thuốc thử cobalt clorid và kaliferrocyanid
cho màu :
A. xanh lục tươi. B. xanh lam. C. xanh olive tối. D. nâu đỏ.

Câu 163: Bethanechol clorid thường không được dùng trong tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch vì :
A. dễ bị esterase trong máu phân hủy. B. sinh khả dụng cao, hoạt tính rất mạnh.
C. dễ bị phân bố vào mô cơ, mô mỡ. D. không tan được trong nước.

Câu 164: Chỉ định của bethanechol, ngoại trừ:


A. điều trị bí tiểu. B. trướng ruột sau giải phẫu.
C. điều trị nhược cơ. D. bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Câu 165: Pilocarpin là :


A. chất chủ vận muscarinic. B. chất đối kháng cholinesterase.
C. chất chủ vận nicotinic. D. chất tương đồng của acetylcholin.

Câu 166: Pilocarpin bị đồng phân hóa cho:


A. acid pilocarpic có tác dụng muscarinic. B. acid pilocarpic không tác dụng.
C. isopilocarpin có tác dụng muscarinic. D. isopilocarpin không tác dụng.

Câu 167: Các chất kích thích cholinergic ứng dụng để :


A. bệnh Alzheimer. B. Glaucome. C. Nhược cơ. D. Tất cả đều đúng.

Chỉ mang tính chất tham khảo Trang 15


Hóa dược 1 Tài liệu ôn thi

 THUỐC ĐỐI KHÁNG CHOLINERGIC TRỰC TIẾP


Câu 168: Cơ chế tác động của các chất đối vận muscarinic được dùng trong điều trị:
A. đối kháng tương tranh thuận nghịch với acetylcholin tại receptor muscarinic.
B. đối kháng tương tranh không thuận nghịch với acetylcholin tại receptor muscarinic.
C. đối kháng tương tranh thuận nghịch trong gắn kết với enzym cholinesterase.
D. đối kháng tương tranh không thuận nghịch trong gắn kết với enzym cholinesterase.

Câu 169: Atropin là :


A. () Hyoscin. B. () Hyoscyamin. C. (-) Hyoscyamin. D. (+) Hyoscin.

Câu 170: Sự đáp ứng của đối kháng muscarinic bao gồm, ngoại trừ:
A. co thắt cơ trơn dạ dày ruột. B. giảm tiết nước bọt.
C. giảm tiết dịch dạ dày. D. co đồng tử.

Câu 171: Tác dụng của atropin, ngoại trừ:


A. giảm co thắt cơ trơn. B. dãn đồng tử.
C. giảm nhịp tim. D. gây khô miệng.

Câu 172: CHỌN CÂU SAI. Chỉ định của atropin :


A. làm dãn đồng tử trong soi đáy mắt. B. điều trị suy tim.
C. chất tiền mê trong phẫu thuật. D. điều trị táo bón.

Câu 173: Giải ngộ độc atropin bằng, ngoại trừ:


A. pilocarpin. B. neostigmin. C. turbocucarin. D. physiostigmin.

 THUỐC KHÁNG CHOLINESTERASE


Câu 174: Các chất kháng cholinesterase thuận nghịch :
A. Ambenoium và Paraoxon. B. Neostigmin và Malathion.
C. Physiostigmin và Neostigmin. D. Demecarium và Echothiophat.

Câu 175: Chất nào sau đây là thuốc kháng cholinesterase không phục hồi do phong tỏa chặt men
acetylesterase?
A. Phyostigmin salicylat. B. Edrophinium chlorid.
C. Echothiophosphat iodid. D. Pyridostigmin bromid.

Câu 176: Thuốc nào sau đây gắn vào men cholinesterase ở vị trí ester và vị trí anion?
A. Edrophonium. B. Neostigmin. C Physostigmin. D. Pyridostigmin.

Câu 177: Edrophonium kháng cholinesterase kém hơn Neostigmin do không mang nhóm
A. carbamoyl. B. carbazol. C. carbonyl. D. carbamin.

Câu 178: Đối với các thuốc kháng cholinergic gián tiếp dùng trong trị liệu, sau khi kết hợp với AchE quá
trình decarbamoyl hóa xảy ra sau khoảng :
A. vài ms. B. vài phút. C. vài ngày. D. vài tháng.

Câu 179: Physostigmin là thuốc kháng cholinesterase do :


A. kết hợp với cholinesterase ở vị trí anion. B. kết hợp với cholinesterase ở vị trí ester.
C. kết hợp với cholinesterase ở vị trí anion, ester. D. tạo phức hợp không bền với cholinesterase.

Chỉ mang tính chất tham khảo Trang 16


Hóa dược 1 Tài liệu ôn thi

Câu 180: Chất dùng trị cơn tim đập nhanh cực điểm trên tâm thất ?
A. Edrophonium. B. Pyridostigmin. C. Neostigmin. D. Demecarium.

Câu 181: Chất dùng trong nông nghiệp để trừ sâu có nhân thơm với nhóm nitro :
A. sarin. B. parathion. C. echothiophosphat. D. tabun.

 THUỐC TÁC ĐỘNG CHỦ VẬN TRÊN HỆ ADRENERGIC


Câu 182: Liên quan giữa cấu trúc và tác dụng của chất cường giao cảm catecholamin, ngoại trừ
A. Nhóm OH quan trọng cho hoạt tính chủ vận adrenergic.
B. Chuỗi cacbon cần thiết cho hoạt tính chủ vận adrenergic.
C. Nhóm thế trên N càng nhỏ, tác động càng ưu tiên trên alpha-adrenergic.
D. Bậc amin càng cao thì hoạt tính chủ vận adrenergic càng mạnh.

Câu 183: Các chất tương đồng catecholamin, nhóm 3’-4’ dihyroxy
A. đề kháng tốt men COMT. B. có tác động chọn lọc trên β2.
C. sinh khả dụng đường uống kém. D. cho tác động chủ vận gián tiếp.

Câu 184: Adrenalin là chất cường giao cảm … tác động trên …
A. trực tiếp ; thụ thể  B. trực tiếp; thụ thể β
C. trực tiếp ; cả thụ thể , β. D. gián tiếp ; noradrenalin.

Câu 185: Đặc tính thuộc về adrenalin dược dụng :


A. Tác dụng chủ yếu trên receptor β-adrenergic. B. Đồng phân hữu truyền, tổng hợp tử nor-adrenalin.
C. Dùng cấp cứu khi ngưng tim đột ngột. D. Dùng làm thuốc điều trị hen suyển.

Câu 186: Trong các catecholamin, nhóm thế trên nitơ kích thước càng nhỏ:
A. ái lực càng mạnh trên thụ thể . B. ái lực càng mạnh trên thụ thể β.
C. càng làm giảm hoạt tính giao cảm. D. càng ức chế không chọn lọc trên , β.

Câu 187: Noradrenalin


A. là chất cường giao cảm trực tiếp. B. tác động trên thụ thể beta ưu tiên hơn alpha.
C. tác động thay đổi theo liều. D. trong cơ thể được tiết từ tủy thượng thận.

Câu 188: Phát hiện sự vắng mặt adrenalin trong nor-adrenalin bằng
A. phản ứng vulpian. B. phản ứng với dung dịch iod ở pH = 3,5.
C. phản ứng với thuốc thử Fehling. D. phản ứng với acid silicotungstic.

Câu 189: Tertbutalin là chất dùng để trị hen suyển do tác động :
A. Kích thích chọn lọc thụ thể β2. B. Kích thích chọn lọc thụ thể β1.
C. Kích thích chọn lọc thụ thể 1. D. Kích thích chọn lọc thụ thể 2.

Câu 190: Thuốc nào sau đây không có phản ứng màu với dung dịch FeCl3?
A. Dopamin. B. Nor-adrenalin. C. Tertbunalin. D. Ephedrin.

Câu 191: Pseudoephedrin :


A. Là đồng phân trans-ephedrin.
B. Được sử dụng ở dạng dl-pseudoephedrin.
C. Có tác động kích thích thần kinh trung ương mạnh hơn ephedrin.
D. Có tác động dãn phế quản mạnh hơn ephedrin.

Chỉ mang tính chất tham khảo Trang 17


Hóa dược 1 Tài liệu ôn thi

Câu 192: Phản ứng dùng để phân biệt giữa epinephrin và phenylephrin là
A. Phản ứng với FeCl3. B. Phản ứng với thuốc thử Fehling.
C. Phản ứng với nước brom. D. Phản ứng với β naphtoquinon-4-natri sulfonat.

Câu 193: Đặc điểm không phải của phenylpropranolamin :


A. Không khuếch tán vào thần kinh trung ương B. Có tác động gây dãn phế quản mạnh hơn ephedrin.
C. Khi sử dụng có thể gây chán ăn. D. Không có tác động trên thụ thể beta-2.

 THUỐC TÊ
Câu 194: Nhóm chức chịu trách nhiệm chính cho tác dụng gây tê có thể là:
A. nhân tropan. B. nhóm ester. C. nhóm benzoyl. D. nhóm amin.

Câu 195: Phần thân nước trong phân tử thuốc tê có thể là


A. amin bậc 1. B. amin bậc 2. C. amin bậc 3. D. cả 3 đều đúng.

Câu 196: Cấu trúc thuốc tê, phần thân dầu có thể là :
A. amin bậc 1. B. chuỗi ester. C. amin bậc 3. D. dị vòng.

Câu 197: Thuốc gây tê tự nhiên được tìm thấy :


A. procain. B. cocain. C. lidocain. D. bupivacain.

Câu 198: Các thuốc tê có cấu trúc amid là:


A. Bupivacain, Mepivacain. B. Lidocain, Quinisocain.
C. Tetracain, procain. D. Procain, Pramocain.

Câu 199: Thuốc gây tê cho tác động do:


A. Gắn vào receptor của kênh Na+. B. Gắn vào lớp lipid quanh kênh Na+.
C. Gắn vào phần thân nước quanh kênh Na+. D. Câu A và câu B đúng.

Câu 200: Thuốc gây tê có thể dùng chung với thuốc khác, như epinephrin (adrenalin) nhằm mục đích:
A. giảm sự chảy máu. B. kéo dài tác động gây tê.
C. làm thuốc gây tê có tác dụng sớm hơn. D. phòng tai biến khi sử dụng.

Câu 201: Thuốc gây tê có thể dùng chung với thuốc khác, như sodium bicarbonat để :
A. giảm tính acid của thuốc nhằm làm cho thuốc thể hiện tác động sớm hơn.
B. kéo dài tác động gây tê.
C. tăng tác dụng gây tê.
D. phòng tai biến khi sử dụng.

Câu 202: Thuốc tê được tổng hợp đầu tiên là :


A. procain. B. tetracain. C. lidocain. D. mepivacain.

Câu 203: Dạng gây tê nào sau đây là gây tê khu vực?
A. dạng bôi. B. dạng tiêm.
C. gây tê tủy sống. D. gây tê trong nha khoa.

Câu 204: Ưu điểm của gây tê tại chỗ và gây tê khu vực so với gây mê là:
A. giúp bệnh nhân tránh các tác dụng phụ. B. kéo dài tác dụng giảm đau.
C. duy trì sự tỉnh táo. D. tất cả đều đúng.

Chỉ mang tính chất tham khảo Trang 18


Hóa dược 1 Tài liệu ôn thi

Câu 205: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về cơ chế tác dụng của thuốc gây tê?
A. Các thuốc gây tê không điện tích qua được màng tế bào và gây tác động do liên kết ở màng lipid
xung quanh kênh Na.
B. Các thuốc tê không tích điện gắn vào receptor kênh Na gây chẹn kệnh Na.
C. Các thuốc tê dạng cation lưỡng cực qua được màng tế bào, gây tác động do liên kết ở màng lipid
xung quanh kênh.
D. Các thuốc tê dạng cation lưỡng cực gắn vào receptor của kênh Na gây chẹn kênh Na.

Câu 206: Thuốc tê nào bị men esterase phân hủy thành anilin có thể gây độc cho cơ thể?
A. Lidocain. B. Bupivacain. C. Pramocain. D. Procain.

Câu 207: Thuốc gây tê nào sau đây gây mất màu KMnO4?
A. Lidocain. B. Procain. C. Tetracain. D. Bupivacain.

Câu 208: Thuốc tê được định lượng bằng phương pháp đo nitrit:
A. Lidocain. B. Bupivacain. C. Procain. D. Tetracain.

Câu 209: Thuốc gây tê tạo kết tủa xanh lam khi tác dụng với cobalt nitrat là:
A. tetracain. B. bupivacain. C. procain. D. lidocain.

Câu 210: Phát biểu nào sau đây sai về đặc tính của lidocain?
A. Bị phân hủy tại gan do dealkyl oxy hóa ở nitơ.
B. Làm mất tác dụng của các sulfamic kháng khuẩn.
C. Có thể dùng làm thuốc điều trị loạn nhịp tim.
D. Dạng dung dịch tiêm có thể tiệt trung bằng nhiệt.

Câu 211: Đặc tính nào sau đây là của bupivacain?


A. Thời gian khởi phát nhanh. B. Cường độ gây tê mạnh hơn procain 16 lần.
C. Ít độc hơn trên tim mạch. D. Chỉ dung trong gây tê bề mặt.

Câu 212: Thuốc gây co mạch thường dùng kết hợp với thuốc tê:
A. adrenalin. B. noradrenalin. C. dopamin D. isodrenalin.

 THUỐC CHỐNG TĂNG HUYẾT ÁP


Câu 213: Các thuốc trị cao huyết áp gây hội chứng nảy bật khi ngưng đột ngột:
A. Losatan, Enalapril, Clonidin. B. Propranolol, clonidin, guanaben.
C. Propranolol, Amolodipin, Methyldopa. D. Methyldopa, Renitec, Quinapril.

Câu 214: Những thuốc sau đây đều thuộc nhóm ức chế men chuyển :
A. Losartan, Enalapril, Captopril. B. Valsartan, Enalapril, Captopril.
C. Captopril, Enalapril, Quinapril. D. Propranolol, Nifedipin, Methyldopa.

Câu 215: Nhóm chức vừa gây tác dụng chính, vừa gây tác dụng phụ trên captopril:
A. –OCH3. B. –CH3. C. –SH. D. –OH.

Câu 216: Tác dụng phụ của captopril là


A. đứt gân, đau đầu, buồn nôn. B. gây ho, suy tim, suy thận.
C. gây ho khan, gây thiếu kẽm, gây phù. D. suy gan, rối loạn thần kinh, phù.

Chỉ mang tính chất tham khảo Trang 19


Hóa dược 1 Tài liệu ôn thi

Câu 217: Tác dụng phụ nguy hiểm nhất của captopril do sự gia tăng thời gian tồn tại bradykinin là:
A. gây ho khan. B. phù thanh quản. C. giảm bạch cầu. D. thiếu Zn mạn.

Câu 218: Có thể định lượng captopril bằng phương pháp :


A. môi trường khan. B. iodid-iodat. C. đo bạc. D. so màu.

Câu 219: Enalaprilat là sản phẩm :


A. oxy hóa của enalapril. B. thủy phân của enalapril.
C. acetyl hóa của enalapril. D. decarboxyl hóa của enalapril.

Câu 220: Losartan là thuốc :


A. ức chế cạnh tranh với angiotensin II. B. cạnh tranh với bradykinin.
C. ức chế cạnh tranh với angiotensin I. D. ức chế men chuyển.

Câu 221: Các thuốc chẹn beta tác dụng theo cơ chế:
A. ức chế enzyme chuyển hóa catecholamin. B. kích thích enzym chuyển hóa catecholamin.
C. tranh chấp với receptor. D. Đối kháng về tác dụng.

Câu 222: Timolol là thuốc hạ huyết áp thuộc nhóm:


A. ức chế men chuyển. B. ức chến angiotensin II receptor.
C. chẹn receptor beta-adrenergic. D. chẹn kênh calci.

Câu 223: Propranolol có tác dụng do:


A. cấu trúc phù hợp với receptor angiotensin II.
B. cấu trúc phù hợp với receptor kinase II.
C. cấu trúc phù hợp với receptor beta-adrenergic.
D. cấu trúc giống như các catecholamin.

Câu 224: Các thuốc chẹn beta thường có nguy cơ gây hạ huyết áp do bên cạnh tranh chấp với các chất
chủ vận giao cảm, còn gián tiếp gây :
A. ức chế dòng calci. B. giãn mạch do tăng tiết hóa chất trung gian.
C. tranh chấp tại thụ thể AT1. D. ức chế men chuyển.

Câu 225: Thận trọng khi sử dụng ức chế beta-adrenergic trên những bệnh nhân cao huyết áp có kèm:
A. suy tim ứ đọng. B. hen phế quản. C. đái tháo đường. D. cả ba đều đúng.

Câu 226: Thuốc hạ huyết áp có thêm tác dụng trị nhiễm độc tuyến giáp là:
A. captopril. B. Nifedipin. C. Propranolol. D. Hydralazin.

Câu 227: Thuốc thử dùng để định tính propranolol là :


A. FeCl3. B. Macquis.
C. HgCl2. D. Nước brom và amoniac.

Câu 228: Những thuốc sau đây chẹn kênh calci :


A. Losatan, Enalapril, Almodipin. B. Nifedipin, Amlodipin, Diltiazem.
C. Valsasrtan, Enalapril, Captopril. D. Captopril, Renitec, Quinapril.

Câu 229: Thuốc chẹn calci nào sau đây chọn lựa trên bệnh nhân cao huyết áp có kèm nhịp tim nhanh?
A. Diltiazem. B. Verapamil. C. Nefedipin. D. Amlodipin.

Chỉ mang tính chất tham khảo Trang 20


Hóa dược 1 Tài liệu ôn thi

Câu 230: Thuốc chẹn calci nào sau đây chọn lựa trên bệnh nhân cao huyết áp có kèm nhồi máu cơ tim?
A. Diltiazem. B. Verapamil. C. Nefedipin. D. Amlodipin.

Câu 231: Thuốc trị tăng huyết áp được định tính bằng phản ứng diazo hóa:
A. Nifedipin. B. Verapamil. C. Hydralazin. D. Minoxidil.

Câu 232: Định lượng nifedipin bằng phương pháp :


A. diazo hóa. B. oxy hóa khử. C. đo bạc. D. acid-base.

Câu 233: Thuốc thuộc nhóm ức chế thần kinh giao cảm là:
A. guanethidin. B. quinapril. C. Labetolol. D. Natri nitroprusid.

Câu 234: Những thuốc sau đây thuộc nhóm gây giãn mạch trực tiếp:
A. Propranolol, Nifedipin, Methyldopa. B. Diazoxid, Hydralazin, Minoxidil.
C. Valsartan, Enalapril, Clonidin. D. Losartan, Hydralazin, Amlodipin.

Câu 235: Chất nào sau đây vừa gây giãn mạch động mạch vừa gây giãn tĩnh mạch?
A. Diazoxid. B. Hydralazil. C. Minoxidil. D. Natri nitroprussid.

Câu 236: Minoxidil gây giãn mạch trực tiếp do:


A. hoạt hóa ATPase làm tăng phân cực màng tế bào.
B. tăng lượng NO làm giãn cơ trơn.
C. ức chế dòng calci vào tế bào gây giảm co thắt.
D. ức chế phosphodiesterase gây giãn mạch.

Câu 237: Thuốc hạ huyết áp có tác giữ Na+, nước và gây chứng rậm lông :
A. Hydralazin. B. Clonidin. C. Propranolol. D. Minoxidil.

Câu 238: Các chất gây giãn mạch trực tiếp dùng trong
A. cao huyết áp vừa và nặng. B. dự phòng cao huyết áp.
C. cao huyết áp kèm nhồi máu cơ tim. D. cao huyết áp thể nhẹ.

 THUỐC CHỐNG LOẠN NHỊP


Câu 239: Cơ chế tác động của các thuốc hạ huyết áp :
A. Propranolol gây ức chế giao cảm. B. Nifedipin chẹn kênh canxi.
C. Hydralazin gây lợi tiểu. D. Reserpin gây giãn mạch trực tiếp.

Câu 240: Tác dụng phụ của thuốc hạ huyết áp:


A. Captopril – ngộ độc cyanid. B. Natri nitroprossis – mất kali.
C. Propranolol – suy giảm tình dục. D. Nifedipin – phù thanh quản.

Câu 241: Các thuốc có tác dụng chống loạn nhịp :


A. ức chế dòng kali đi ra ngoài tế bào. B. ức chế dòng natri đi ra ngoài tế bào.
C. ức chế dòng calci đi ra ngoài tế bào. D. ức chế dòng clor đi ra ngoài tế bào.

Câu 242: Chỉ định chính của Quinidin sulfat:


A. Nhịp thất nhanh B. Suy tim xung huyết
C. Sốt rét D. Nhịp nhĩ nhanh

Chỉ mang tính chất tham khảo Trang 21


Hóa dược 1 Tài liệu ôn thi

Câu 243: Quinindin có ác dụng :


A. kháng beta-adrenergic. B. kháng cholinergic.
C. kháng alpha-adrenergic. D. kích thích cholinergic.

Câu 244: Quinidin khác với quinin ở nhóm :


A. CH3O B. –CH2- C. OH D. N bậc 3.

Câu 245: Tác dụng phụ thường gặp của quinidin là :


A. dị ứng. B. tiêu chảy. C. buồn nôn. D. nhức đầu.

Câu 246: Phối hợp quinidin với digoxin có tác dụng:


A. giảm hấp thu quinidin vào máu. B. tăng nồng độ digoxin trong máu.
C. tăng thải trừ quinidin. D. giảm đào thải quinidin.

Câu 247: Các thuốc sau đều làm giảm nồng độ của quinidin trong huyết tương, ngoại trừ
A. Ketoconazol. B. Rifampycin. C. Nifedipin. D. Phenytoin.

Câu 248: Nguyên liệu tổng hợp procainamid là :


A. anilin. B. phenol. C. acid p-aminobenzoic. D. acid p-nitrobenzoic.

Câu 249: Thuốc dùng điều trị loạn nhịp do nhiễm độc Digitalis là:
A. Procainamid B. Quinidin. C. Disopyramid. D. Amiodaron.

Câu 250: Thuốc gây tê nào sau đây còn được dùng để chống loạn nhịp?
A. Procain. B. Lidocain. C. Tetracain. D. Bupivacain.

Câu 251: Các thuốc đối kháng tác dụng với Adenosin là :
A. Nifedipin. B. Hyothiazid. C. Minoxidil. D. Theophyllin.

Câu 252: Đặc điểm cần chú ý nhất trong cấu trúc của amiodaron là :
A. trong phân tử có nhiều iod. B. trong phân tử có cacbon bất đối.
C. trong phân tử có nhiều flor. D. trong phân tử có nhiều nhóm nitro

Câu 253: CHỌN CÂU ĐÚNG. Định lượng thuốc trị loạn nhịp tim:
A. Quinidin – sắc ký trao đổi ion. B. Disopyramid – đo nitrit.
C. Lidocain – sắc ký trao đổi ion. D. Procainamid – môi trường khan.

Câu 254: CHỌN CÂU ĐÚNG. Định lượng thuốc trị loạn nhịp tim:
A. Lidocain – sắc ký trao đổi ion. B. Amiodaron – acid-base.
C. Quinidin – đo huỳnh quang. D. Disopyramid – đo nitrit.

 THUỐC TRỊ ĐAU THẮT NGỰC


Câu 255: Các thuốc giãn mạch vành có tác dụng:
A. hoạt hóa guanylcyclase gây giãn mạch. B. ức chế guanylcyclase gây giãn mạch.
C. cản trở sự chuyển GTP thành GMP vòng. D. cản trợ dephossphoryl miosin-LC-PO4.

Câu 256: Tác dụng phụ của các thuốc chống đau thắt ngực nitrat hữu cơ thường gặp là :
A. gây suy tim. B. gây hạ huyết áp. C. gây nhức đầu. D. rối loạn thần kinh.

Chỉ mang tính chất tham khảo Trang 22


Hóa dược 1 Tài liệu ôn thi

Câu 257: Thuốc thử dùng trong định tính nitroglycerin là :


A. diphenylamin/NaOH. B. diphenylamin/H2SO4.
C. natri nitroprusid. D. AgNO3.

Câu 258: Định lượng nitroglycerin thường dùng phương pháp:


A. sắc ký khí. B. acid-base. C. HPLC. D. đo bạc.

Câu 259: Thời gian xuất hiện tác dụng của các chế phẩm nitroglycerin từ nhanh tới chậm là :
A. tiêm > viên > qua da > lưỡi. B. tiêm > qua da > dưới lưỡi > viên.
C. tiêm > dưới lưỡi > viên > qua da. D. thuốc mỡ > qua da > dưới lưỡi > viên.

Câu 260: Nguyên liệu điều chế isosorbit dinitrat là:


A. glucose, acid p-toluensulfonic. B. sorbitol, acid sulfuric.
C. sorbitol, acid p-toluensulfonic. D. glycerin, acid p-toluensulfonic.

Câu 261: Dạng dùng của các thuốc chống đau thắt ngực :
A. Isosorbit – viên ngậm. B. Nitroglycerin – hít.
C. Amylnitrit – viên nén. D. Natri nitrit – viên ngậm.

Câu 262: Định lượng isosorbit dinitrat bằng


A. thủy phân với sự có mặt của chất oxy hóa là H2O2.
B. phương pháp đo bạc.
C. phản ứng màu với phenylamin, đo màu ở bước sóng 450nm.
D. phản ứng màu với acid phenoldisulfonic, đo màu ở bước sóng 450nm.

Câu 263: Trimetazidin có tác dụng :


A. giãn mạch vành. B. giảm hấp thu oxy cơ tim.
C. tăng sức co bóp cơ tim. D. điều chỉnh quá trình chuyển năng lượng cơ tim.

 THUỐC GIẢM ĐAU GÂY NGỦ


Câu 264: CHỌN CÂU SAI. Nhóm thuốc giảm đau gây nghiện có tác dụng :
A. giảm đau mạnh. B. an thần gây ngủ.
C. tăng nhu động ruột. D. ức chế trung tâm hô hấp.

Câu 265: Thuốc giảm đau gây nghiện được chỉ định trong các trường hợp :
A. Nhức đầu. B. Đau bụng kinh.
C. Đau cơ, đau xương khớp. D. Đau sau phẫu thuật nội tạng.

Câu 266: Morphin được phân lập lần đầu tiên vào năm 1803 do Friedrich Wilhelm Adam Serturner là
người nước nào?
A. Anh. B. Pháp. C. Đức. D. Mỹ.

Câu 267: Morphin được tổng hợp lần đầu vào năm :
A. 1803. B. 1925. C. 1952. D. 1968.

Câu 268: Các nhóm chức quan trọng của morphin, ngoại trừ:
A. OH-alcol. B. OH-phenol C. vòng thơm. D. ion amin.

Chỉ mang tính chất tham khảo Trang 23


Hóa dược 1 Tài liệu ôn thi

Câu 269: Xương sống giảm đau của morphin có cấu tạo :
A. Phải có cầu nối ether.
B. Nhóm phenyl nối trực tiếp với cacbon trung tâm.
C. Cacbon bất đối trung tâm nối với một hidro.
D. Mạch 3 cacbon nối C trung tâm với N cho tác dụng mạnh nhất.

Câu 270: Cấu trúc xương sống giảm đau của các chất tương tự morphin cần phải có
A. nitơ bậc II với các nhóm thế trên nó phải nhỏ.
B. nitơ bậc II với các nhóm thế trên nó phải lớn.
C. nitơ bậc III với các nhóm thế trên nó phải nhỏ.
D. nitơ bậc III với các nhóm thế trên nó phải lớn.

Câu 271: Trong công thức cấu tạo của Morphin thì R1 và R2 là
R1

R2

A. R1 là –OH; R2 là –OH. B. R1 là –OH; R2 là –CH3.


C. R1 là –OCH3; R2 –OH. D. R1 là –OCH3; R2 là –CH3.

Câu 272: Cấu trúc xương sống giảm đau của các chất tương tự morphin cần phải có
A. nguyên tử trung tâm cacbon bất đối phải là cacbon bậc I.
B. nguyên tử trung tâm cacbon bất đối phải là cacbon bậc II.
C. nguyên tử trung tâm cacbon bất đối phải là cacbon bậc III.
D. nguyên tử trung tâm cacbon bất đối phải không nối với hidro.

Câu 273: Tác dụng giảm đau của xương sống giảm đau sẽ mạnh nhất khi:
A. có nhóm benzyl nối với cacbon bất đối và chuỗi 2 cacbon nối cacbon bất đối với nitơ.
B. có nhóm phenyl nối với cacbon bất đối và chuỗi 2 cacbon nối cacbon bất đối với nitơ.
C. có nhóm HO-phenyl nối với cacbon bất đối và chuỗi 2 cacbon nối cacbon bất đối với nitơ.
D. có nhóm phenyl nối với cacbon bất đối và chuỗi 3 cacbon nối cacbon bất đối với nitơ.

Câu 274: Dạng nào của morphin không dùng để tiêm tĩnh mạch?
A. N-methyl quantemary salt of morphin. B. Normorphin.
C. Diamorphin. D. cả ba đều đúng.

Câu 275: Đơn giản hóa cấu trúc của morphin bằng cách bỏ vòng D thu được nhóm
A. Morphinan. B. Benzomorphan. C. Phenylpiperidine. D. Diphenylheptanone.

Câu 276: Fentanyl có cấu trúc khung morphin được đơn giản hóa bằng cách loại bỏ
A. vòng C, D. B. vòng B, C, D. C. vòng A, B, C. D. vòng D.

Câu 277: Chất nào sau đây chủ vận mạnh trên thụ thể opioid?
A. codein. B. methadon. C. tramadon. D. buprenorphin

Chỉ mang tính chất tham khảo Trang 24


Hóa dược 1 Tài liệu ôn thi

Câu 278: Thụ thể opioid nào sau đây cho đáp ứng giảm đau mạnh nhất?
A. thụ thể muy. B. thụ thể kappa. C. thụ thể delta. D. thụ thể nociceptin.

Câu 279: Methyl hóa morphin sẽ tạo ra dẫn chất :


A. codein. B. dionin. C. heroin. D. nalorphin.

Câu 280: Thay –CH3 bằng nhóm nào cho tác dụng đối kháng với morphin mạnh nhất?
A. Ethyl. B. Allyl. C. Isopropyl. D. Cyclopropylmethyl.

Câu 281: Codein là một tiền thuốc do vào cơ thể chuyển hóa thành morphin bởi men nào sau đây?
A. CYP3A4. B CYP2C9. C. CYP2D6. D. CYP1A2.

Câu 282: Cho cấu trúc sau :

Chất này có tác dụng giảm ho tốt hơn và ít tác dụng phụ hơn codein. Chất này là:
A. Noscarpin. B. Benzonatat.
C. Levallorphan. D. Dextromethorphan.

Câu 283: Opioid nào sau đây được dùng với tác dụng chính là điều trị tiêu chảy?
A. Codein. B. Loperamid. C. Tramadol. D. Levorphanol.

Câu 284: CHỌN CÂU SAI về tác dụng của hoạt chất propoxyphen :
A. Không làm giảm nhu động ruột B. Đồng phân -(-) propoxyphen tác dụng giảm ho
C. Không gây nghiện. D. Đồng phân -(+) propoxyphen tác dụng giảm đau

Câu 285: Phát biểu nào sau đây sai về fentanyl?


A. Là dẫn chất của morphin. B. Chỉ dùng đường chích.
C. Có tác dụng giảm đau > 50 lần morphin. D. Có cấu trúc xương sống giảm đau.

Câu 286: Công thức sau có tên gọi là :

A. Methadon. B. Fentanyl. C. Propoxyphen. D. Tramadol.

Câu 287: Phát biểu nào sau đây sai về Naltrexon?


A. Giảm đau mạnh hơn morphin. B. Điều trị ngộ độc morphin.
C. Điều trị nghiện rượu. D. Duy trì hiệu quả cai nghiện ma túy.

Chỉ mang tính chất tham khảo Trang 25


Hóa dược 1 Tài liệu ôn thi

 THUỐC AN THẦN VÀ GÂY NGỦ


Câu 288: Sử dụng thuốc ngủ trên người cao tuổi, nên:
A. Sử dụng thường xuyên vì người cao tuổi thường bị chứng mất ngủ.
B. Tuyệt đối không dùng nếu không có bác sỹ khám và kê đơn.
C. Giáo dục bệnh nhân là chủ yếu, hạn chế dùng thuốc ngủ cho họ.
D. Dùng ở liều thấp thường xuyên với tác dụng an thần là chính.

Câu 289: Thuốc trị lo âu nhưng ít gây buồn ngủ :


A. Buspiron. B. Oxazepam. C. Meprobanat. D. Zolpidem.

Câu 290: Thuốc nào sau đây không gây hội chứng cai thuốc khi ngưng sử dụng?
A. Diazepam. B. Buspiron. C. Zolpidem. D. Clonazepam.

Câu 291: Thuốc có cả 4 tác dụng : an thần, chống co giật, giãn cơ, gây ngủ :
A. phenobarbital. B. Clonazepam. C. Flunitrazepam. D. Diazepam.

Câu 292: Thuốc chống co giật nhóm thuộc nhóm BZD là:
A. Carbamazepin. B. Clonazepam. C. Clorpromazin. D. Phenytoin.

Câu 293: Diazepam được chỉ định trong trường hợp, ngoại trừ:
A. giảm co thắt trong một số bệnh thần kinh. B. điều trị các cơn co giật do chấn thương sọ não.
C. làm giảm các rối loạn lo âu sợ hãi. D. giảm đau do tổn thương ở ngoại biên.

Câu 294: Cần giảm liều diazepam khi dùng phối hợp với :
A. Famotidin. B. Ranitidin. C. Aspirin. D. Warfarin.

Câu 295: Chất đối kháng đặc hiệu dùng trong giải độc các benzodiazepin :
A. flumazepam. B. flumazenil. C. N-acetylcystein. D. Clobazam.

Câu 296: Nhóm cần thiết cho sự gia tăng tính thân dầu trong cấu trúc của benzodiazepin là:
A. nhóm hút điện tử ở vị trí 7 vòng A. B. nhóm hút điện tử ở vị trí 6, 8, 9 ở vòng A.
C. nhóm 5-phenyl. D. nhóm nhận điện tử ở vị trí 2 vòng B.

Câu 297: Nhóm cần thiết cho sự kết hợp với thụ thể trong cấu trúc của BZD là:
A. nhóm nhận điện tử ở vị trí 2 vòng B. B. nhóm hút điện tử ở vị trí 7 vòng A.
C. nhóm hút điện tử ở vị trí 6, 8, 9 ở vòng A. D. nhóm 5-phenyl.

Câu 298: Để hoàn chỉnh công thức Clonazepam: thuốc có tác dụng chống co giật, cần thay đổi nhóm thế
X và vị trí R3 cho thích hợp :

A. X = NO2; R3 = phenyl. B. X = NO2; R3 = 2-clorophenyl.


C. X = F; R3 = 2-clorophenyl. D. X = Cl; R3 = 2-clorophenyl.

Chỉ mang tính chất tham khảo Trang 26


Hóa dược 1 Tài liệu ôn thi
Câu 299: Chất có cấu trúc hóa học như dưới đây, được sử dụng phổ biến hơn trong điều trị đau lưng do
tác dụng giãn cơ tốt, có tên gọi là:

A. Clonazepam. B. Tetrazolam. C. Triazolam. D. Diazepam.

Câu 300: Để các benzodiazepin có tác dụng an thần và/hoặc gây ngủ mạnh, trong cấu trúc các chất này
phải có:
A. nhóm thế hút điện tử (cloro, fluoro, nitro) ở vị trí 7 trên vòng benzodiazepin.
B. nhóm thế đẩy điện tử (hydroxy, methoxy) ở vị trí 5 trên vòng benzodiazepin.
C. nhóm thế hút điện tử ở bất cứ vị trí nào trên vòng benzodiazepin.
D. gốc phenyl gắn trên vòng B ở vị trí của 2 nitơ.

Câu 301: Liên quan cấu trúc và tác dụng an thần gây ngủ của các DIAZEPIN:
A. Vòng A: nhóm hút điện tử ở vị trí 7 làm tăng hoạt tính.
B. Vòng C: nhóm halogen hoặc nitro ở vị trí 3 làm tăng hoạt tính .
C. Vòng B: nhóm thế 5-phenyl làm giảm hoạt tính.
D. Câu A và câu B đúng.

Câu 302: Sự thay đổi nào sau đây trên vòng B và C đều dẫn đến giảm hoạt tính các diazepam?
A. thay 1,4-benzodiazepin bằng 1,5-benzodiazepin hoặc vòng A bằng vòng khác (thiano, pyrazolo)
B. gắn nhóm hút điện tử vào vị trí khác vị trí 2’
C. gắn nhóm thế dị vòng (triazolam, imidaze) ở vị trí 1,2
D. cả A, B, C đều đúng.

Câu 303: Benzodiazepin có tính kiềm mạnh nhất là :


A. Clodiazepoxid. B. Tetrazepam.
C. Nitrazepam. D. Lorazepam.

Câu 304: Thuốc có tác dụng phụ gây vô kinh, nam hóa:
A. Sulpirid. B. Levodopa. C. Clonazepam. D. Tetrazepam.

Câu 305: Để có tác dụng gây ngủ mạnh, các yêu cầu về cấu trúc thích hợp cho các dẫn chất barbiturat
như sau:
O
HN
R1
O=C
R2
R3 -HN
O
A. Nhóm R3 là phenyl. B. Mạch cacbon R1, R2 chứa 1-5 cacbon, chưa no.
C. Mạch cacbon R1, R2 đều là gốc phenyl D. R1, R2 có cấu trúc mạch no phân nhánh.

Chỉ mang tính chất tham khảo Trang 27


Hóa dược 1 Tài liệu ôn thi

Câu 306: Sự biến đổi nào sau đây trên cấu trúc barbiturat làm tăng tác dụng chống co giật?
A. kéo dài gốc R1, R2. B. R1, R2 đều là gốc methyl.
C. R1 hoặc R2 là gốc phenyl. D. R1 và R2 đều là gốc phenyl.

Câu 307: Cấu trúc của barbiturat, R1 và R2 là chuỗi hydrocacbon có 5 cacbon thì :
A. tăng hoạt tính gây ngủ. B. tác động gây ngủ giảm, có thể gây co giật.
C. mất tác dụng gây ngủ. D. tăng tác dụng chống co giật.

Câu 308: Barbiturat có tác dụng nhanh và cực ngắn, dùng trong gây mê là:
A. metbarbital. B. thiobarbital. C. mephobarbital. D. phenobarbital.

Câu 309: Công thức dưới đây là của :

A. Pentobarbital. B. Secobarbital. C. Mephobarbital. D. Phenobarbital.

Câu 310: Ngoài barbiturat và benzodiazepin, các nhóm sau đây đều có ít nhất một thuốc được dùng làm
thuốc ngủ :
A. dẫn chất piperidindion. B. dẫn xuất phothiazin.
C. dẫn chất kháng histamin. D. A và B đều đúng.

Câu 311: Cho công thức


N
CH3
N
H3C
O
N CH
3
H3C
Zolpidem
Chất này thuộc dẫn chất:
A. Imidazopyridin. B. Piperidindion. C. Quinazolon. D. Cyclopyrolon.

 THUỐC GÂY MÊ
Câu 312: Các thuốc mê dùng đường tĩnh mạch :
A. Thiopental, Halothan. B. Enfluran, Emitodat.
C. Desfluran, Meprobmat. D. Fentanyl, Ketamin.

Câu 313: Thuốc mê nào sau đây dùng đường hô hấp?


A. Propofol. B. Desfluran. C. Hydroxyzin. D. Thiopental.

Câu 314: Bản chất của các halogen gắn với thuốc mê là:
A. Iod chỉ có tác dụng gây mê nhẹ. B. Cl có tác dụng gây mê yếu nhất.
C. Br còn có tác dụng sát khuẩn. D. F gây mê mạnh nhất.

Chỉ mang tính chất tham khảo Trang 28


Hóa dược 1 Tài liệu ôn thi

Câu 315: Ether ethylic ngày nay ít được dùng vì :


A. quá độc. B. gây tăng tiết đờm dãi.
C. gây kích thích thần kinh. D. dễ gây cháy nổ.

Câu 316: Thuốc nào sau đây là thuốc tiền mê ?


A. Enfluran. B. Fentanyl. C. Midazolam. D. Thiopental.

Câu 317: EMITODAT thuộc nhóm thuốc:


A. Gây mê đường hô hấp. B. Tiền mê Benzodiazepin.
C. Gây mê đường tĩnh mạch. D. Gây mê nhóm Morphin.

Câu 318: Để thu được các THUỐC MÊ NHÓM BARBITURAT cần thay đổi các nhóm thế cho phù hợp
O
HN R1
X
R2
N
R3 O

A. R1 = S B. R2 = S C. R3 = S D. X = S.

Câu 319: Công dụng của thuốc tiền mê, ngoại trừ :
A. dịu và giảm lo lắng của bệnh nhân. B. giảm liều thuốc mê.
C. tăng tác dụng của thuốc mê. D. làm tăng tối đa tác dụng ức chế thần kinh.

 THUỐC CHỐNG ĐỘNG KINH


Câu 320: Nhóm các thuốc đều có tác dụng chống động kinh :
A. Phenobarbital, pentobarbital, Zolpiclon. B. Phenobarbital, Diazepam, Zolpidem.
C. Phenobarbital, Nitrazepam, Zolpidem. D. Phenobarbital, Mephobarbital, Zolpidem.

Câu 321: Thuốc ưu tiên trong điều trị động kinh :


A. ethosuximid – chống động kinh cục bộ. B. Phenyltoin – chống động kinh toàn bộ.
C. Carbamazepin – chống động kinh cơn nhỏ. D. Acid valproic – chống động kinh cục bộ.

Câu 322: Thuốc ưu tiên trong điều trị động kinh cơn vắng ý thức là :
A. phenytoin. B. ethosuximid. C. carbamazepin. D. phenobarbital.

Câu 323: Thuốc có tác dụng chống động kinh ở liều gây ngủ :
A. phenobarbital. B. Amobarbital. C. Mephobarbital. D. Metharbital.

Câu 324: Thuốc chống động kinh ở liều không gây ngủ:
A. Metharbital B. Mephobarbital. C. Phenobarbital D. Secbarbital

Câu 325: Tác dụng chống co giật của các barbiturat nhờ vào sự có mặt của nhóm:
A. benzyl. B. methyl. C. phenyl. D. isopropyl.

Câu 326: Nơi tác dụng của thuốc chống động kinh :
A. barbituric – kênh Ca++. B. Ethosuximid – kênh Na+.
C. phenytoin – kênh Ca++. D. Acid valproic – kênh Ca++.

Chỉ mang tính chất tham khảo Trang 29


Hóa dược 1 Tài liệu ôn thi

Câu 327: Phenobarbital có tác dụng chống động kinh theo cơ chế :
A. chẹn kênh Na+. B. chẹn kênh K+.
C. chẹn kênh Ca++. D. chẹn kênh glutamate.

Câu 328: Các thuốc thử định tính được phenobarbital :


A. Fehling A và B. B. Co(NO3)2 và amoniac.
C. Thuốc thử Nesle. D. NaNO2 và AgNO3.

 THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM


Câu 329: Tác dụng của thuốc chống trầm cảm ba vòng là
A. kéo dài tác dụng của các chất dẫn truyền thần kinh.
B. cạnh tranh với các chất dẫn truyền thần kinh.
C. giảm tác dụng chất dẫn truyền thần kinh.
D. tăng sự nhạy cảm của các receptor với các chất dẫn truyền thần kinh.

Câu 330: Sản phẩm chuyển hóa nào của thuốc chống trầm cảm 3 vòng vẫn còn tác dụng?
A. Acetyl hóa. B. Oxy hóa. C. Demethyl hóa. D. Khử hóa.

Câu 331: Tác dụng chống trầm cảm thường tác dụng tối đa sau:
A. 1 – 2 giờ. B. 1 – 2 ngày. C. 1 – 2 tuần. D. 1 – 2 tháng.

Câu 332: Các thuốc kháng trầm cảm ba vòng có tác dụng :
A. kích thích cholinergic. B. kháng cholinergic.
C. kích thích thần kinh trung ương. D. kích thích adrenergic.

Câu 333: Thuốc chống trầm cảm 3 vòng mạnh nhất là :


A. imipramin. B. desipramin. C. clomipramin. D. amitryptilin.

Câu 334: CHỌN CÂU SAI. Desipramin :


A. Chọn lọc trên NE transporter. B. Là một prodrug
C. có tính thân dầu. D. Đường dầu PO

Câu 335: Desipramin là sản phẩm :


A. oxy hóa của imipramin. B. khử hóa của imipramin.
C. demethyl hóa của imipramin. D. thủy phân của imipramin.

Câu 336: CHỌN CÂU SAI. Amitryptilin:


A. ức chế chọn lọc trên NET. B. tính thân dầu cao.
C. có tác dụng phụ an thần. D. dễ bị phân hủy bởi ánh sáng.

Câu 337: IMAO có tác dụng :


A. ảnh hưởng tới thu hồi dopamin. B. chọn lọc thu hồi serotonin.
C. chọn lọc thu hồi epinephrin. D. giảm sự phân hủy epinephrin và serotonin.

Câu 338: Phản ứng có thể xảy ra khi dùng phối hợp IMAO không chọn lọc với tyramin :
A. gây cao huyết áp kịch phát. B. gây co giật.
C. gây ngộ độc trên gan. D. gây ức chế trung tâm hô hấp.

Chỉ mang tính chất tham khảo Trang 30


Hóa dược 1 Tài liệu ôn thi

Câu 339: Định lượng tranylcypromin bằng phương pháp :


A. iod. B. môi trường khan. C. đo quang. D. oxy hóa.

Câu 340: Các thuốc chọn lọc serotonin có ưu thế hơn các thuốc chống trầm cảm nhóm khác ở chỗ:
A. giá thành rẻ. B. hấp thu nhanh. C. tác dụng kéo dài. D. ít tác dụng phụ.

Câu 341: Thuốc ức chế chọn lọc Serotonin mạnh nhất là:
A. Sertralin. B. Fluvoxamin. C. Fluoxetin. D. Paroxetin.

 CHẤT SÁT KHUẨN


Câu 342: Phát biểu nào sau đây sai về nguyên tắc sử dụng chất sát khuẩn?
A. Không dùng một sản phẩm cho nhiều bệnh nhân.
B. Ưu tiên dùng dạng đơn liều
C. Nên làm sạch vết thương ngoài da trước tiên.
D. Nên phối hợp nhiều chất sát khuẩn để tăng hiệu quả.

Câu 343: Độ Clor Pháp được tính bằng :


A. thể tích khí clor được phóng thích từ 100 gam sản phẩm.
B. thể tích khí clor được phóng thích từ 1000 gam sản phẩm.
C. thể tích khí clor được phóng thích từ 100 ml sản phẩm.
D. khối lượng khí clor được phóng thích từ 1000 gam sản phẩm.

Câu 344: Một sản phẩm có 5 độ clor Anh sẽ tương đương với :
A. 1,58 độ clor Pháp. B. 15,8 độ clor Pháp.
C. 158 độ clor Pháp. D. 1580 độ clor Pháp.

Câu 345: Clor hoạt tính tương đương với :


A. độ clor Pháp. B. độ clor Anh. C. độ kiềm tổng cộng. D. độ clor gam/lít

Câu 346: Tác dụng của nước oxy già bao gồm những ý nào sau đây? (1) cầm máu; (2) kiềm khuẩn; (3)
khử mùi hôi thuốc lá; (4) tẩy màu
A. 1, 2, 3 B. 1, 3, 4. C. 2, 3, 4. D. 1, 2, 3, 4.

Câu 347: Ethanol có hoạt tính tốt nhất ở nồng độ:


A. 50%. B. 60%. C. 70%. D. 90%.

Câu 348: Ethanol có tác dụng kháng khuẩn do :


A. làm hư hỏng thành tế bào vi khuẩn.
B. bất hoạt các enzyme của vi khuẩn.
C. tương tác với acid nucleic của vi khuẩn.
D. ngưng kết không thuận nghịch với protein của vi khuẩn.

Câu 349: Công dụng nào sau đây không phải của ethanol?
A. Sát khuẩn nhiệt kế, ống tiêm. B. Sát khuẩn da.
C. Diệt được bào tử. D. hoạt tính cao nhất ở nồng độ 70%.

Chỉ mang tính chất tham khảo Trang 31


Hóa dược 1 Tài liệu ôn thi

Câu 350: PVP Iod có tên đầy đủ là :


A. Poly vininyl pyrolidon iod. B. Poly vinyl pyrolidon iod.
C. Poly vinyl polypirolidon iod. D. Poly vinyl polylidon iod.

Câu 351: Không được dùng chất nào sau đây để đắp lên màng não, tai trong?
A. Iod. B. Thuốc đỏ. C. Triclorcarban. D. Clohexidin.

Câu 352: Muối thủy ngân có tính kháng khuẩn do :


A. Làm thay đổi tính thấm qua màng tế bào. B. Gây rò rỉ chất điện giải.
C. Cố định nhóm SH của enzyme. D. Ức chế hô hấp của tế bào vi khuẩn

Câu 353: Chất có khả năng sát khuẩn do kết hợp với nhóm SH của enzyme tế bào vi khuẩn gây rối loạn
chuyển hóa là :
A. hợp chất thủy ngân. B. clor.
C. kali permanganat. D. iod.

Câu 354: Thủy ngân tạo phức chất làm mòn da khi phối hợp với :
A. iod. B. cồn. C. nước oxy già. D. KMnO4.

Chỉ mang tính chất tham khảo Trang 32

You might also like