You are on page 1of 313

s://www.facebook.

com/ythuquanthuvienyk

s://www.facebook.com/ythuquanthuvienyk
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HÒ CHÍ MINH


Bộ MÔN HÓA

Giáo trình giảng dạy đại học

HÓA HỌC ■

ĐẠI CƯƠNG & HỮU Cơ


Chủ biên: PGS.TS.DS. Đặng Văn Hoài

iT/ NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

LỜI NÓI ĐẦU

Thực hiện đối mới chirơng trình đào tạo bác sĩ tại Đại học Y Dược Thành phố Hô
Chí Mình theo xu hướng hội nhập với các nước có trình độ y học phát trỉên trên thể giới,
nội dung chương trình được thực hiện theo module từ phân tử đến tế bào, từ tế bào đến
cơ quan, từ cơ quan đến hệ thong. Tập trung tích hợp những giả trị tri thức khoa học cơ
bàn, cơ sở cốt lõi, kiến thức kỹ năng chưyên ngành với nhau, đồng thời đôi mới, câu trúc
lại nội dung giảo trình, sách giáo khoa nhàm mục đích cung cáp cho sinh viên y khoa
những kiến thức, kỹ năng, thải độ hữu ích trong thời đại mới (4.0), đào tạo ra thê hệ thây
thuốc có chuẩn năng lực, kiến thức, kỹ năng, thái độ tốt đáp ứng yêu cầu cùa xã hội.
Giáo trình Hóa học đại cương và hữu cơ được biên soạn giới thiệu những nội
dung hóa học đại cương và hữu cơ tích hợp gắn liền với ngành nghề, giải thích những
quá trình liên quan đến hệ thống sống đặc biệt từ phân tử đến tế bào. Trì thức khoa học
cơ bản có tính bền vững qua thời gian và rất cần thiết cho sinh viên trong việc học tiếp
thu kiến thức cơ sở và chuyên ngành. Sinh viên cần hiểu một cách sâu hơn về nguyên từ,
biến đổi cùa nguyên tử, các loại tia năng lượng, cấu tạo phân tử, liền kết hóa học, năng
lượng và chuyển hóa, chiều hướng diễn biến, cản bằng hóa học và các cơ chê, chuyên
dịch cân bằng, động hóa học, vận tốc phản ứng, thời gian bán hủy, dung dịch điện ly và
pH dung dịch, điện hóa, phàn ứng và moi liên hệ giữa các chất hữu cơ, các quá trình
sinh lý, sinh hóa. Nội dung giáo trình cung cấp cho người đọc những nội dung và ví dụ
minh họa. Nhằm mục đích cô đọng sự hiểu biết về những khái niệm cơ bàn, minh họa
cách thay đổi cấu trúc chuyên biệt ảnh hưởng đến cơ chế và hoạt tính. Giáo trình giúp
sinh viên dễ dàng trong tự học.
Trong thời lượng ba tín chỉ lỷ thuyết với 45 tiết giảng dạy hỏa học cho sinh viên Y1
thì nội dung hóa đại cương và hữu cơ trong cuốn sách này được chọn lọc.
Giảo trình này chắc chắn cần được độc giả góp ý bo sung chỉnh sửa để lần tái bản
được hoàn chỉnh hơn. Chúng tôi rất trân trọng ghi nhận những nhận xét và đề nghị để
cài tiến nội dung tết hơn cũng như những chỉnh sửa các lôi sai sót.

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH

Chủ biên

PGS.TS.DS. Đặng Văn Hoài

iii
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

MỤC LUC

HOÁ ĐẠI CƯƠNG............................................................................................................ 1


Chưong 1. Cấu tạo nguyên tử - định luật tuần hoàn..................................................... 1
Nguyễn Thị Tuyết Trinh, Đặng Văn Hoài
1. Giới thiệu........................................................................................................................ 1
2. Nguyên từ - nguyên tố hóa học - đồng vị....................................................................... 2
2.1. Sơ lược lịch sử hóa học đến thế kỷ XIX.................................................................. 2
2.2. Quan điểm hiện đại về nguyên tử............................................................................. 3
2.3. Nguyên tố hóa học, đồng vị và nguyên tử lượng.....................................................7
3. Cấu tạo vỏ nguyên tử theo thuyết cơ học lượng tử......................................................... 8
3.1. Những khám phá vật lý đầu thế kỷ XX - mô hình nguyên tử của Bohr.................. 8
3.2. Mô tả chuyển động của electron trong nguyên tử theo cơ học lượng tử............... 16
3.3. Bảng phân loại tuần hoàn và sự sắp xếp các electron trong nguyên tử
nhiều điện tử - cấu hình electron của các nguyên tố..................................................... 21
4. Biến thiên một số tính chất của các nguyên tố trong bảng phân loại tuần hoàn........ 25
4.1. Bán kính nguyên từ và bán kính ion....................................................................... 25
4.2. Năng lượng ion hóa.................................................................................................26
4.3. Ái lực điện tử.......................................................................................................... 27
4.4. Độ âm điện............................................................................................................. 27

Chưong 2. cấu tạo phân tử - liên kết hóa học.............................................................. 29


Nguyễn Thị Tuyết Trinh
1. Khái niệm liên kết hóa học............................................................................................29
2. Sự hình thành các kiểu liên kết hóa học cơ bàn............................................................ 29
2.1. Liên kết ion............................................................................................................. 29
2.2. Liên kết cộng hóa trị................................................................................................30
2.3. Liên kết trong kim loại............................................................................................31
3. Liên kết ion - tính chất của hợp chất ion...................................................................... 31
3.1. Một số đặc tính chung của các hợp chất ion..........................................................31
3.2. Mạng tinh thể ion................................................................................................... 31
3.3. Năng lượng mạng tinh thể ion................................................................................ 32
4. Mô hình liên kết cộng hóa trị với electron định chỗ (LE): liên kết cộng hóa trị theo
Lewis và theo VB............................................................................................................... 33
4.1. Thuyết liên kết cộng hóa trị theo Lewis............................................................... 33

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

4.2. Cấu trúc không gian của phân tử cộng hóa trị. Thuyết đẩy các đôi điện tử tầng
hóa trị (mô hình VSEPR - Valence Shell Electron Pair Repulsion model)................ 36
4.3. Moment lưỡng cực của các phân từ cộng hóa trị.................................................... 39
4.4. Liên kết cộng hóa trị định chỗ theo thuyết cơ học lượng tử (thuyết liên kết hóa trị,
thuyết VB - Valence Bond)............................................................................................. 40
4.5. Mô hình liên kết cộng hóa trị với electron giải tỏa - thuyết MO........................... 45
5. Lực liên kết liên phân tử................................................................................................51
5.1. Lực liên kết VanderWaals........................................................................................ 51
5.2. Lực liên kết hydro.....................................................................................................53

Chương 3 Nhiệt động lực học và cân bằng hóa học..................................................... 57


Đặng Văn Hoàỉ
Bài 1 Định luật bảo toàn chuyển hóa năng lượng........................................................ 60
1. Phát biểu nguyên lý 1 nhiệt động lực hóa học............................................................... 60
2. Enthalpy H...................................................................................................................... 62
3. Xác định hiệu ứng nhiệt phản ứng.................................................................................. 62
3.1. Túi chườm nóng (Hot pack)....................................................................................63
3.2. Túi chườm lạnh (Cold pack).................................................................................... 64
4. Tính hiệu ứng nhiệt phản ứng theo định luật Hess và hệ quả....................................... 64
4.1. Nhiệt sinh (nhiệt tạo thành)...................................................................................... 65
4.2. Nhiệt phân hủy.........................................................................................................65
4.3. Nhiệt cháy (combustion)......................................................................................... 66
4.4. Định luật Hess và hệ quả.......................................................................................... 66

Bài 2 Chiều hướng diễn biến các quá trình hóa học....................................................71
1. Quá trình tự diễn biến......................................................................................................72
2. Entropy (S)...................................................................................................................... 73
3. Nguyên lý 2 nhiệt động lực học hóa học....................................................................... 75
4. Năng lượng tự do ........................................................................................................... 78
5. Entropy thay đổi ứong phản ứng hóa học...................................................................... 79
6. Năng lượng tự do và phản ứng hóa học........................................................................ 80
7. Sự phụ thuộc năng lượng tự do vào áp suất................................................................... 80
8. Năng lượng tự do và hằng số cân bằng......................................................................... 83
9. Năng lượng tự do và công.............................................................................................. 84

vi
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Bài 3. Cân bằng hóa học.................................................................................................. 86


1. Phản ứng thuận nghịch - cân bằng hóa học.................................................................. 87
2. Điều kiện cân bằng......................................................................................................... 89
2.1. Hằng số cân bằng Kc............................................................................................... 89
2.2. Xác định giá trị hằng số cân bằng K<..................................................................... 90
2.3. Hằng số cân bằng được biểu thị qua áp suất riêng phần Kp..................................90
2.4. Mối liên hệ giữa phương trình cân bằng và hằng số cân bằng.............................. 91
2.5. Cân bằng trong phản ứng dị thể............................................................................. 91
3. Nguyên lý Le Chatelier và sự chuyển dịch cân bằng phản ứng hóa học.....................92
3.1. Ảnh hưởng của sự thay đổi nồng độ....................................................................... 92
3.2. Ảnh hưởng của sự thay đổi áp suất với sự thay đổi thể tích................................ 92
3.3. Ảnh hưởng của sự thay đồi áp suất với sự thay đổi thể tích................................ 93

Chương 4 Động hóa học................................................................................................. 95


Đặng Văn Hoài, Nguyễn Lê Vũ
Bài 1. Vận tốc phản ứng.................................................................................................. 96
1. Các loại vận tốc phản ứng............................................................................................. 96
2. Biểu thức vận tốc phản ứng được ký hiệu như sau.......................................................97

Bài 2 Các yếu tố ảnh hưởng đến vận tốc phản úng................................................... 98
1. Luật vận tốc phản ứng (định luật tác dụng khối lượng - Gulberg & Waage)............. 98
2. Xác định luật vận tốc phản ứng.................................................................................... 98
2.1. Phương pháp vận tốc ban đầu................................................................................ 98
2.2. Phương pháp đồ thị xác định vận tốc bậc không, bậc nhất, bậc hai.................... 100
2.3. Xác định luật vận tốc phản ứng tích hợp của nhiều phản ứng kết hợp............. 100
3. Cơ chế phản ứng.......................................................................................................... 101
4. Luật vận tốc phản ứng với các giai đoạn phản ứng cơ bản........................................ 101
4.1. Xuất phát luật vận tốc phản ứng từ giai đoạn quyết định vận tốc phản ứng..... 102
4.2. Luật vận tốc phản ứng được xác định từ cơ chế
với giai đoạn chậm cơ bản đầu tiên..............................................................................103
4.3. Luật vận tốc phản ứng được xác định từ cơ chế
với giai đoạn chậm cơ bản thứ hai..............................................................................103
5. Một mô hình về động hóa học.................................................................................... 104
6. Chất xúc tác.................................................................................................................. 106
6.1. Chất xúc tác đồng thề............................................................................................ 106
6.2. Chất xúc tác dị thể................................................................................................. 106

vii

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

6.3. Xúc tác sinh học.................................................................................................... 107

Chương 5. Dung dịch - điện hóa................................................................................... 110


Ca Thị Thúy
Bài 1. Dung dịch................................................................................................................110
1. Sự hình thành dung dịch. Quá trình hòa tan.................................................................110
1.1. Định nghĩa - phân loại dung dịch........................................................................... 110
1.2. Quá trình hòa tan..................................................................................................... 112
1.3. Các phương pháp biểu diễn thành phần dung dịch............................................... 112
1.4. Độ hòa tan................................................................................................................115
1.5. Dung dịch quá bão hòa............................................................................................120
2. Tính chất của dung dịch không điện ly......................................................................... 121
2.1. Độ hạ áp suất hơi của dung dịch. Định luật Raoult I............................................121
2.2. Độ tăng nhiệt độ sôi và độ hạ nhiệt độ đông đặc của dung dịch.
Định luật Raoult II.......................................................................................................... 123
2.3. Sự thẩm thấu............................................................................................................ 124
3. Tính chất của dung dịch các chất điện ly..................................................................... 129
4. Trạng thái của chất điện ly ưong dung dịch................................................................. 131
4.1. Định nghĩa - Phân loại chất điện ly........................................................................131
4.2. Độ điện ly (a).......................................................................................................... 132
5. Sự điện ly của nước. Thang pH..................................................................................... 136
5.1. Sự điện ly của nước................................................................................................. 136
5.2. Thang pH................................................................................................................. 137
5.3. Chất chỉ thị pH........................................................................................................ 137
6. Cân bằng acid - base...................................................................................................... 140
6.1. Sự điện ly của acid yếu........................................................................................... 140
6.2. Sự điện ly của các base yếu.................................................................................... 141
6.3. Quan hệ giữa Ka và Kb cùa một acid - base liên hợp........................................... 142
6.4. Sự điện ly của acid, base đa chức. Chất lưỡng tính.............................................. 142
6.5. Tính pH của một số dung dịch............................................................................... 144
7. Dung dịch đệm - pH dung dịch đệm............................................................................. 147
8. Cân bằng trong dung dịch của chất điện ly ít tan. Tích số tan.................................... 149
9. Kết luận.......................................................................................................................... 150

Bài 2. Điện hóa..................................................................................................................154


1. Phản ứng oxy hóa khử. Khái quát về pin điện hóa.................................................... 154

viii
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

1.1. Phản ứng oxy hóa khử...........................................................................................154


1.2. Khái quát về pin điện hóa......................................................................................155
1.3. Điện cực................................................................................................................ 155
2. Pin Galvanic................................................................................................................. 158
2.1. Cấu tạo, hoạt động và sơ đồ pin Galvanic............................................................ 158
2.2. Điện thế................................................................................................................. 159
3. Năng lượng tự do Gibbs và công điện........................................................................ 162
3.1. Điện thế pin chuẩn và hằng số cân bằng.............................................................. 162
3.2. Phương trình Nemst..............................................................................................162
3.3. Pin nồng độ và đo nồng độ................................................................................... 163
4. Pin Galvanic và vận dụng thực tế............................................................................... 164
4.1. Pin sơ cấp.............................................................................................................. 164
4.2. Ắc quy chuyển hóa............................................................................................... 165
5. Kết luận........................................................................................................................ 165

HÓA HỮU Cơ...............................................................................................................169


Chương 6. Mở đầu.........................................................................................................169
Nguyễn Thị Hoài Thu
1. Liên kết trong hóa hữu cơ........................................................................................... 169
1.1. Cấu trúc nguyên từ carbon................................................ 169
1.2. Liên kết hydro......................................................................................................171
2. Hiệu ứng điện tử.......................................................................................................... 174
2.1. Hiệu ứng cảm (Inductive effect).......................................................................... 174
2.2. Hiệu ứng cộng hưởng (Resonance effect)............................................................ 175
2.3. Hiệu ứng siêu liên hợp (Hyperconjugation effect).............................................. 177
2.4. Ảnh hưởng của hiệu ứng điện tử đến tính chất phân tử..................................... 178

Chương 7. Hóa học lập thể hợp chất hữu cơ............................................................. 181
Nguyễn Thị Hoài Thu
1. Quy ước biểu diễn carbon tứ diện............................................................................... 183
1.1. Công thức phối cảnh............................................................................ 183
1.2. Công thức chiếu Fischer........................................................................................183
1.3. Công thức chiếu Newman.....................................................................................185
2. Đồng phân quang học................................................................................................ 185
2.1. Tính quang hoạt................................................................................................... 185
2.2. Ánh sáng phân cực phẳng.....................................................................................186

ix

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

2.3. Triền quang kế......................................................................................................... 186


2.4. Thủ tính.................................................................................................................... 187
2.5. Danh pháp của đồng phân quang học................................................................... 191
2.6. Tính đặc thù lập thể của các quá trình hóa sinh.................................................... 196
3. Đồng phân hình học..................................................................................................... 199
3.1. Hợp chất có nối đôi................................................................................................. 199
3.2. Hợp chất ciclan.......................................................................................................201
4. Đồng phân cấu trạng...................................................................................................... 201
4.1. Đồng phân cấu trạng của họp chất mạch hở đơn giản........................................ 201
4.2. Đồng phân cấu trạng của họp chất vòng no......................................................... 204
4.3. Đồng phân cấu trạng và quá trình hóa sinh..........................................................207

Chương 8. Các loại phản ứng hữu cơ........................................................................... 210


Nguyễn Thị Hoài Thu, Đặng Văn Hoài
1. Phản ứng cộng................................................................................................................ 210
1.1. Cộng thân điện tử (Electrophilic addition reaction - Ae)....................................210
1.2. Cộng thân hạch (Nucleophilic addition reaction - An)....................................... 214
1.3. Phản ứng cộng và các quá trình hóa sinh............................................................. 218
2. Phản ứng thế................................................................................................................... 224
2.1. Thế thân điện tử (Electrophilic substitution reaction - Se)................................... 224
2.2. Thế thân hạch (Nucleophilic substitution reaction - Sn)...................................... 228
2.3. Phản ứng thế gốc tự do (Radical substitution reaction - Sr)................................ 231
2.4. Phản ứng thế và các quá trình hóa sinh................................................................. 232
3. Phản ứng tách loại (Elimination reaction)................................................................... 234
3.1. Phản ứng tách E1..................................................................................................... 234
3.2. Phản ứng tách Ẽ2..................................................................................................... 235
3.3. Phản ứng tách Hoffmann đối với muối amoni bậc 4............................................ 237
3.4. Phản ứng tách loại và các quá trình hóa sinh...................................................... 237
3.5. Mối quan hệ giữa phản ứng thế và tách................................................................ 238
4. Phản ứng khử.... ?.............................................. 239
4.1. Phàn ứng khử do cộng hydrogen........................................................................... 239
4.2. Phản ứng khử do thế oxygen bằng hydrogen........................................................ 240
4.3. Phản ứng khử do loại oxygen.................................................................................241
5. Phản ứng oxy hóa chất béo........................................................................................... 241
6. Phản ứng polymer hóa...................................................................................................242

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Chương 9. Hợp chất dị vòng........................................................................................ 245


Đặng Văn Hoài, Nguyên Thành Trung
1. Khái niệm hợp chất dị vòng........................................................................................ 245
2. Danh pháp hợp chất dị vòng....................................................................................... 246

Chương 10. Các họp chất tự nhiên.............................................................................. 256


Đặng Văn Hoài
1. Carbohydrate............................................................................................................... 256
1.1. Phân loại carbohydrate......................................................................................... 256
1.2. Mô tả hóa lập thể carbohydrate: công thức chiếu Fischer................................... 257
1.3. Đường D, L.......................................................................................................... 260
1.4. Những cấu trúc vòng của monosaccharide: anomer........................................... 263
1.5. Phản ứng của monosaccharide............................................................................. 268
1.6. Disaccharide......................................................................................................... 274
1.7. Polysaccharide và sự tổng hợp của chúng............................................................276
2. Lipid............................................................................................................................. 281
3. Steroid.......................................................................................................................... 285
3.1. Định nghĩa............................................................................................................ 285
3.2. Hóa học lập thể cùa steroid.................................................................................. 287
4. Acid mật.......................................................................................................................290
5. Hormon sinh dục......................................................................................................... 292
6. Terpene................ .'....................................................................................................... 294
7. Alkaloid........................................................................................................................297

xi

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

xii

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

HOÁ ĐẠI CƯƠNG

Chương 1
CẤU TẠO NGUYÊN TỬ - ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÃN

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1. Mô tả được cẩu trúc của nguyên tử và các hạt electron, proton, neutron.
2. Trình bày được nguyên tử kim loại, không kim loại, nguyên tố có so hiệu nguyên
tử, so khối và đồng vị phóng xạ có ứng dụng trong y học.
3. Mô tả được những đặc trưng của các vân đạo nguyên tử.
4. Vận dụng được những quy luật phân bố điện tử trong nguyên tử để biểu diễn cấu
hình điện từ.
5. Mô tả được cấu trúc của bảng hệ thống tuần hoàn và liệt kê được các nguyên tố
quan trọng trong cơ thể sống.

1. GIỚI THIỆU

Thế giới chung quanh chúng ta luôn luôn vận động và biến đổi. Hóa học là khoa
học nghiên cúu những quy luật liên quan tới các biến đổi của vật chất gắn liền với các
thay đồi tính chất, thành phần và cấu tạo của nó. Do đó, một trong các vấn đề thu hút sự
quan tâm của các nhà hóa học là mối quan hệ giữa tính chất, thành phần, cấu tạo của vật
chất. Ví dụ điều gì làm cho kim cương thì cứng còn than chì thì mềm, tại sao nước hòa
tan được đường mà không hòa tan được dầu, tại sao khi bệnh nhân không ăn được thì
cần được truyền dung dịch glucose 5%, sự dao động truyền tín hiệu cộng hưởng từ của
đồng vị proton trong phân tử nước cho ảnh MRI, bước sóng của màu sắc trong giao
thông, năng lượng cùa các tia dùng trong y học.
Không chỉ vậy, công việc quan trọng của các nhà hóa học còn là nghiên cứu để tìm
ra các phương pháp và điều kiện đề tạo ra các chất mới hoặc cải tiến phương pháp điều
chế những chất đã biết. Trong lĩnh vực này, hóa học liên quan rất mật thiết tới cuộc
sống cùa chúng ta.

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Nhờ các nhà hóa học mà chúng ta có vải sợi, thuốc men, thực phẩm chế biến, phân
bón, thuốc trừ sâu, vật chất tạo ra có cấu trúc nano tác động sinh học, với vô số chủng
loại thay đổi theo yêu cầu cuộc sống. Trong quá trình nghiên cứu tìm tòi những chất
mới, có khồng ít những hóa chất được tạo ra nhưng không có giá trị thiết thực nào đối
với cuộc sống, tuy nhiên điều đó không phải là hoàn toàn vô ích. Chính việc nghiên cứu
những chất “không thiết thực” đó góp phần giúp các nhà hóa học hiểu rõ hơn nhũng yếu
tố liên quan tới sự biến đổi của vật chất. Những kiến thức đó cho phép các nhà hóa học
cải tiến, điều khiến các biến đổi để hy vọng tạo được những chất mới đáp ứng ngày
càng tốt hơn cho nhu cầu cuộc sống của chúng ta. Ngày nay, các chất có cấu trúc giống
tự nhiên có hoạt tính sinh học được nghiên cứu tổng họp, ví dụ các hợp chất
pyridocarbazolone, tetrahydropyridocarbazolone.

2. NGUYÊN TỬ - NGUYÊN TỔ HÓA HỌC - ĐÒNG VỊ

2.1. Sơ lược lịch sử hóa học đến thế kỷ XIX

Khoảng 400 năm trước công nguyên, người Hy lạp là những người đầu tiên cố gắng
giải thích sự thay đồi trong các quá trình biến đồi vật chất bằng cách cho rằng tất cả vật
chất được tạo thành từ bốn nguyên tố chính: lửa, đất, nước và không khí. Democritus,
nhà triết học thời bấy giờ cho rằng vật chất liên tục và được tạo thành từ những hạt rất
nhỏ không thể nhìn thất hay phân chia được nữa. ông gọi các hạt đó là nguyên tử. Có
thể coi rằng đây là thuyết đầu tiên giải thích bản chất và sự thay đổi của vật chất. Tuy
nhiên, thuyết này xuất phát từ trực giác chứ không phải thực nghiệm.
Giai đoạn thế kỷ XVIII, XIX là giai đoạn tìm ra một loạt các định luật khoa học tự
nhiên làm tiền đề cho sự phát triển hóa học.
Joseph Proust (1754-1826) đã tìm ra định luật thành phần không đổi khi nhận thấy
rằng các chất dù được điều chế bằng cách nào đều chứa các nguyên tố như nhau với tỷ
lệ khối lượng bằng nhau.
John Dalton (1766-1844) nghiên cứu thành phần của các nguyên tố trong họp chất
và tìm ra định luật tỳ lệ bội: khi hai nguyên tố tạo thành một chuỗi các hợp chất, tỷ lệ
khối lượng của nguyên tố thứ hai kết họp với 1 gam nguyên tố thứ nhất luôn luôn chia
chẵn cho một số nhỏ nhất.
Vỉ dụ: khối lượng oxy kết họp với 1 gam carbon trong các hợp chất khí của nó là:
Hợp chất I: 1,33 g; Họp chất II: 2,66 g

2
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Dalton cho rằng nếu hợp chất I có công thức co thì họp chất II phải có công thức
CƠ2. Dựa trên những kết quả thực nghiệm trong giai đoạn này, năm 1808 Dalton đưa ra
thuyết nguyên từ, nội dung gồm các điểm sau:
- Mỗi nguyên tố đều tạo thành từ những hạt rất nhỏ gọi là nguyên tử.
- Các nguyên tử của cùng một nguyên tố thì giống nhau. Các nguyên tố khác nhau
có nguyên tử khác nhau.
- Các nguyên tử kết hợp với nhau tạo thành họp chất. Mỗi họp chất luôn có một tỷ
lệ xác định số nguyên tử các loại tạo thành nó.
Khi phản ứng hóa học xảy ra có sự thay đồi, sắp xếp lại của các nguyên tử trong
họp chất, nói cách khác, các nguyên tử kết hợp với nhau theo cách khác để tạo thành
các họp chất mới, nhưng bàn thân nguyên từ không thay đồi trong phản ứng hóa học.
Từ đó, các khái niệm về nguyên tử, nguyên tố hóa học, phân từ trong hóa học dần
dần trở nên quen thuộc và rõ ràng hon.

2.2. Quan điểm hiện đại về nguyên tử

Từ các công trình nghiên cứu của Dalton, những khái niệm cơ sở trong hóa học
như: nguyên từ, nguyên tố hóa học, phân tử dần dần trở nên có ý nghĩa trong các nghiên
cứu và được thừa nhận rộng rãi. Tuy nhiên, đến cuối thế kỳ XIX đầu thế kỷ XX, bản
chất và thành phần cấu tạo của nguyên tử mới dần dần được khám phá từ thực nghiệm.

2.2.1. Những thí nghiệm đầu tiên xác nhận thành phần các hạt cơ bản trong nguyên
tử và mô hình cấu trúc nguyên tử:

2.2. ỉ. 1. Thỉ nghiệm Thomson và mẫu nguyên tử Thomson

Năm 1898, J. J. Thomson thấy rằng khi áp điện thế cao vào hai điện cực kim loại
đặt trong một ống chân không thì từ cực âm cùa ống xuất hiện một chùm tia, sau này
được gọi là tia âm cực. Bình thường, chùm tia này đi thẳng, nhưng khi đặt chùm âm cực
dưới tác dụng của từ trường ngoài, chùm âm cực luôn lệch về phía dương cùa từ trường.
Để giải thích hiện tượng đó, Thomson cho ràng chùm tia đó là chùm các hạt mang điện
tích âm, được gọi là các electron hay điện tử.
Thomson thay đồi kim loại làm điện cực trong các thí nghiệm và luôn thu được một
kết quà. Từ đó, ông cho rằng tất cả các nguyên từ đều chứa electron.

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

—10.000 V -10.000 V

Hình 1.1. Thí nghiệm tia âm cực của Thomson

Vì bản thân kim loại không tích điện, tức là nguyên từ trung hòa điện, nên
Thomson cho rằng trong nguyên từ cũng phải có các hạt mang điện dương. Từ lập luận
này, ông nêu mô hình cấu tạo nguyên từ đầu tiên, mô hình nguyên tử của Thomson:
nguyên từ như một khối cầu đặc điện tích dương, các electron mang điện âm nằm rải rác
trong khối cầu đó

Q
Hình 1.2. Mô hình nguyên tử của Thomson

2.2.1.2. Hiện tượng phóng xạ tự nhiên

Vào thế kỷ XIX, các nhà khoa học khám phá thấy một số nguyên tố hóa học tự phát
ra các tia có khả năng làm đen giấy ảnh. Đến đầu thế kỷ XX, thành phần các tia phóng
xạ được xác định là:
- Tia a gồm các hạt mang điện tích + (ngược dấu và có độ lớn gấp đôi điện tích
của electron) sau này được biết là hạt nhân nguyên từ.
- Tia p là các electron có tốc độ cao.
- Tia y là sóng điện từ có năng lượng cao.
Như vậy, sự tồn tại của các electron mang điện tích âm cũng như các hạt mang điện
tích dương cũng được xác nhận trong hiện tượng phóng xạ tự nhiên.

2.2.1.3. Thí nghiệm Rutherford và mẫu nguyên tử Rutherford

Năm 1911, Ernest Rutherford dùng hạt a bắn phá các lá kim loại mỏng, kết quả
thấy rằng hầu hết các hạt a đều xuyên thẳng qua lá kim loại, chỉ có khoảng 1/10.000 hạt
a bị phàn xạ theo những hướng khác nhau.

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Một số ít hạt a bị Một sô hạt a Lượng lớn hạt


bât ngươc trờ lai bị lệch a xuYen 9ua

Chùm hạt a

Màn chắn phát huỳnh Lá vàng


Nguồn Radium tạo các hạt a
quang phát hiện hạt a mỏng

Hình 1.3. Sơ đồ thí nghiệm của Rutherford

Rutherford cho rằng các hạt a bị phản xạ theo những hướng khác nhau do va chạm
với các “hạt” mang điện tích dưong trong lá kim loại. Kết quà này cho thấy mô hình
nguyên tử theo kiểu khối cầu đặc tích điện dưomg của Thomson là không hợp lý mà
nguyên từ phải “rỗng”. Như vậy, trong nguyên tử có hạt mang điện dương, nhưng các
hạt mang điện dương đó không thể nằm đặc trong cả khối cầu như Thomson đề nghị mà
chỉ có thể chiếm một phần không gian rất nhỏ trong nguyên tử.
Từ đó, Rutherford đưa ra mô hình nguyên tử mới là: nguyên tử gồm hạt nhân mang
điện tích, có kích thước rất nhỏ nằm giữa nguyên tử, các electron mang điện âm chuyển
động quanh nhân và ở khoảng cách khá xa so với nhân.
Mau nguyên tử của Rutherford đã thỏa mãn các dữ kiện về cấu trúc chung của
nguyên tử, nhưng không trả lời được thỏa đáng cho câu hỏi: tại sao electron mang điện
âm không rơi vào nhân mang điện dương.
Mô hình nguyên từ của Rutherford phù hợp với dữ liệu thực nghiệm của ông.

Hình 1.4. Các tia a bị lệch hướng hoặc quay đầu trở lại khi tiếp cận gần hạt nhân nguyên tử.

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

2.2.1.4. Khảm phá các hạt trong nhân nguyên tử


Năm 1918, khi Rutherford cho bắn chùm tia a xuyên qua khí ni tơ, thấy có tạo
thành một đồng vị của oxy và các hạt tương tự hạt nhân của nguyên tử H, sự tồn tại của
hạt proton với điện dương +1 được xác nhận.
Từ năm 1920, người ta cũng nghi ngờ sự tồn tại của các hạt neutron trong nhân,
nhưng việc chứng minh bằng thực nghiệm gặp khó khăn do tính trung hòa điện của nó.
Năm 1932, khi dùng hạt a bắn phá nhân Be, các nhà khoa học thấy phát ra tia bức xạ lạ.
Bằng định luật bảo toàn khối lượng, ông dự đoán bức xạ lạ đó là các hạt neutron không
mang điện, có khối lượng hơi lớn hơn proton. Rồi sau đó, ông thiết kế các thí nghiệm để
chứng minh đó là neutron. Như vậy, đến lúc này người ta đã biết trong nhân nguyên tử
có hai loại hạt chính: proton và neutron.

2.2.2. Cấu tạo và những đặc ưưng cơ bản của nguyên tử

Những kết quả thực nghiệm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX đã chứng tỏ nguyên
tử được tạo thành ba loại hạt cơ bản chính: proton, neutron và electron.
Bằng các công cụ hiện đại, các thông số đặc trưng nhất của ba loại hạt cơ bàn tạo
nên nguyên tử đã được xác định chính xác.

Khối lượng Điện tích qui Điện tích tuyệt Vị .trí trong
Hạt cơ bản Ký hiệu
(kg) ước đối (C) nguyên tử
Electron E O.IOZ.IO’31 -1 -1,602.10'iy Vỏ
Proton p 1,672.10'27 +1 +1,602.10‘19 Nhân
Neutron N 1,675. 10‘27 0 0 Nhân

về mô tả cấu tạo nguyên từ, các nhà khoa học đồng ý nguyên tử gồm hai phần: hạt
nhân nguyên tử có kích thước khoảng 1/10.000 kích thước nguyên từ, gồm các hạt
proton mang điện dương và các neutron trung hòa điện, vỏ nguyên từ gồm các electron
mang điện tích âm.
Các thí nghiệm sau này chứng tỏ số hạt proton trong nhân nguyển từ đúng bằng số
hạt electron ở vỏ nên nguyên từ trung hòa điện.
Mỗi nguyên tử đều có khối lượng. Khối lượng nguyên từ có thể được xem là tổng
khối lượng của các hạt tạo thành nguyên tử. Vì khối lượng electron nhỏ hơn khối lượng
proton và neutron khoảng 1.800 lần nên có thể bỏ qua khối lượng electron trong khối
lượng nguyên tử. Nói cách khác, có thề coi rằng khối lượng nguyên tử là tổng khối

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

lượng các proton và neutron. Do đó, người ta dùng số khối A để đặt trưng cho khối
lượng nguyên tử.
Số khối của nguyên tử (A) = tổng số proton (Z) + tồng số neutron (N)
Vậy môi nguyên tử được đặc trưng bằng điện tích hạt nhân (Z) và số khối (A) của
nó. Nguyên tử được ký hiệu là 2 X (trong đó X là tên nguyên tử).

2.3. Nguyên tố hóa học, đồng vị và nguyên tử lượng

Thực nghiệm cũng cho thấy rằng: tất cả các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân
tức là cùng so proton trong nhân và số electron ở lớp vỏ đều có tính chất hóa học giống
nhau. Những nguyên tố đó được xếp vào cùng một nguyên tố hóa học. Mỗi nguyên tố
được đặc trưng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó, cũng chính là điện tích dương
hạt nhân của các nguyên tử tạo nên nguyên tố hóa học. Điện tích hạt nhân nguyên từ
được ký hiệu là z.
Khi xác định khối lượng nguyên tử của các nguyên tố, người ta thấy rằng mỗi
nguyên tố hóa học đều chứa những nguyên tử có khối lượng khác nhau. Những nguyên
tử của cùng một nguyên tố nhưng khối lượng khác nhau được gọi là các đồng vị của
một nguyên tố. Từ đồng vị có nghĩa là những nguyên từ đó được xếp vào cùng một vị
trí hay một ô trong bảng hệ thống tuần hoàn. Ví dụ, trong tự nhiên, đồng kim loại có hai
đồng vị 63Cu và 65Cu.
Vì mỗi nguyên tố trong tự nhiên là tập hợp của các đồng vị nên khối lượng nguyên
tử chúng ta dùng trong thực tế là khối lượng trung bình có tính đến thành phần của các
đồng vị. Khối lượng trung bình của nguyên tố còn gọi là nguyên từ lượng trung bình
hay nguyên tử lượng và được ghi trong bảng hệ thống tuần hoàn.
Vỉ dụ: trong tự nhiên, carbon có 3 đồng vị có số khối lần lượt là 12, 13 và 14. Đồng
vị 12c chiếm 98,89% nguyên tử, đồng vị 13c chiếm 1,11 % nguyên tử, còn các đồng vị
14c chiếm tỷ lệ rất nhỏ có thể bỏ qua. Khối lượng trung bình của carbon là:
Mc = 0,9889 X 12 đvC +0,0111 X 13 đvC= 12,01 đvC
Các đồng vị của một nguyên tố có thể bền hoặc phóng xạ. Hạt nhân nguyên tử của
các đồng vị phóng xạ tự nhiên tự phân hủy dần thành hạt nhân của nguyên tố khác, đồng
thời phát ra các tia phóng xạ. Sau này, người ta thấy rằng các hạt nhân nguyên tử có z >
84 đều phóng xạ.
Quan hệ giữa so neutron và proton trong các đồng vị được thống kê rằng các đồng
vị bền luôn luôn có tỷ so N/Z > 1. Các đồng vị bền có N/Z = 1 chỉ gặp ở các nguyên tố

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

tương đối nhẹ, khi điện tích hạt nhân nguyên tử các đồng vị bền tăng lên thì tỉ số N/Z
cũng có khuynh hướng tăng.

Nam chầm

Tỉ lệ % cùa số khối các đồng vị

Hình 1.5. Máy khối phổ

3. CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ THEO THUYÉT cơ HỌC LƯỢNG TỬ

Đầu thế kỷ XX, sự tồn tại của nguyên tử và các hạt cơ bản của chúng cùng với cấu
tạo chung của nguyên tử đã được chứng minh. Người ta cũng biết rằng trong phản ứng
hóa học, hạt nhân nguyên từ không thay đổi, vậy chính lớp vỏ nguyên tử ảnh hưởng đến
tính chất hóa học của các nguyên tố. Đặc biệt là các quan sát cho thấy tính chất cùa các
nguyên tố biến thiên một cách tuần hoàn vẫn còn chưa có lời giải thích. Do đó, từ đầu
thế kỷ XX, các nhà khoa học không ngừng nỗ lực để tìm ra câu trả lời về cấu trúc vỏ
nguyên tử và mối liên quan giữa vỏ nguyên tử và tính chất hóa học của nguyên tố.
Trước khi đi vào sâu các vấn đề trên, chúng ta sẽ tìm hiểu những tư tưởng cách
mạng trong vật lý vào đầu thế kỷ XX.

3.1. Những khám phá vật lý đầu thế kỷ XX - mô hình nguyên tử của Bohr

Trước năm 1900, các hiện tượng vật lý đều được giải thích bằng các lý thuyết được
xây dựng trên nền tảng thuyết cơ học của Isaac Newton, còn gọi là vật lý cồ điển.
Nhưng rất nhiều kết quả thí nghiệm từ sau năm 1900 không thể giải thích dựa trên
các kiến thức vật lý cổ điển đó. Những kết quà thí nghiệm về ánh sáng, về nguyên tử đòi
hỏi các nhà vật lý phải đưa ra những lý thuyết mới để giải thích các hiện tượng cho thế

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

giới các hạt vi mô này và lý thuyết về chuyển động của các hạt vi mô được đặt tên
thuyết cơ học lượng tử. Trước tiên, chúng ta đề cập một chút về sóng điện từ, là một
dạng truyền năng lượng theo vật lý cổ điển, sau đó chúng ta sẽ xét tới những tư tưởng
xây dựng nên thuyết cơ học lượng tử.

3.1.1. Sóng điện từ

Một trong những cách năng lượng truyền đi trong không gian là sóng điện từ. Ánh
sáng mặt trời là dòng năng lượng được tạo ra từ phản ứng nhiệt hạch, năng lượng ánh
sáng mặt trời giúp chuyển hóa tiền vitamin D trên da trẻ em thành vitamin D, giúp quá
trình hấp thu calcium dễ dàng, năng lượng để đun nấu trong lò vi ba, tia X được dùng
trong chẩn đoán hình ảnh, chụp X quang, các bức xạ nhiệt từ các bếp đun hằng ngày
đều là sóng điện từ.
Mặc dù các dạng năng lượng trên có vẻ khác nhau, nhưng chúng đều có đặc điểm
chung là truyền đi trong không gian dưới dạng sóng với vận tốc bằng vận tốc ánh sáng.
Chuyền động sóng được đặc trưng bởi bước sóng, tần số và vận tốc. Bước sóng À,
hay còn gọi là độ dài sóng là khoảng cách giữa hai đỉnh của một chu kỳ trong chuyển
động sóng. Tan so V được định nghĩa là số chu kỳ trong một đơn vị thời gian mà sóng đi
qua một điểm nào đó trong không gian. Vì tất cả các sóng điện từ đều truyền đi trong
không gian với cùng tốc độ ánh sáng c, nên ta có quan hệ sau: c = X. V. Trong hệ SI,
bước sóng được đo bàng mét, tần số được tính bằng s’1 hay còn gọi là Hz; và vận tốc
ánh sáng c = 2,9979.108 m/s.
Sóng điện từ là phương thức quan trọng để truyền năng lượng. Năng lượng từ Mặt
Trời đến Trái Đất được truyền chủ yếu dưới dạng ánh sáng khả kiến và các tia từ ngoại.
Khi cho ánh sáng khả kiến chiếu qua lăng kính, ta thu được chuỗi liên tục các màu sắc
khác nhau giống như cầu vồng. Hiện tượng này được gọi là sự tán sắc ánh sáng. Qua
hiện tượng này, các nhà khoa học cho rằng năng lượng là liên tục.

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Tần sổ (v) tăng

400 500 600 700

Bước sóng X (nm)

Hình 1.6. Quang phổ sóng điện từ với giá trị tần số và bước sóng - vùng phổ nhìn thấy

Giá trị bước sóng (X) càng nhỏ tương ứng với tần số (v) càng lớn cho kết quả giá trị
năng lượng của tia càng lớn. Ngược lại thì giá trị năng lượng của tia càng nhỏ.
Cần đặc biệt chú ý các tia có bước sóng ở vùng nhỏ hơn 400 nm.

3.1.2. Max Planck và khải niệm lượng tử ánh sảng

Vào lúc này, các nhà khoa học tin ràng vật chất và năng lượng hoàn toàn khác biệt.
Vật chất có bản chất hạt với khối lượng và vị trí trong không gian có thể xác định được.
Năng lượng mang bản chất sóng và không có khối lượng, không có vị trí xác định.
Năng lượng được cho là liên tục và truyền đi ở dạng bức xạ điện từ với vận tốc bằng
vận tốc ánh sáng c và không thể có sự pha trộn giữa năng lượng và vật chất.
Năm 1901, Max Planck đo cường độ và bước sóng các bức xạ điện từ phát ra khi
đốt nóng sáng các vật rắn. Ông thấy rằng bước sóng của năng lượng phát ra không phụ
thuộc vào bản chất của chất rắn được đốt nóng và bước sóng có cường độ cực đại di
chuyển về phía sóng ngắn khi nhiệt độ tăng lên.
Kết quả này khác hẳn với dự đoán của các nhà khoa học. Trước đó, khoa học cho
rằng năng lượng liên tục, vật chất có thể hấp thu hoặc phát ra những lượng năng lượng
tùy ý nên khi đốt nóng sáng các vật rắn, giản đồ bức xạ không thể có cực đại.

10
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Để giải thích kết quả thực nghiệm trên, Plank đưa ra một khái niệm hoàn toàn mới:
năng lượng có tính gián đoạn. Theo Plank, năng lượng chỉ có thề phát ra hay thu vào
theo từng lượng nhỏ, gọi là lượng tử, bội số nguyên của hv, tức là AE = nhv.
Trong đó, n là số nguyên tự nhiên, V là tần số ánh sáng, h là hang so Plank được xác
định bằng thực nghiệm và có giá trị là 6,62Ố.1O’34 Js.

3.1.3. Albert Einstein và thuyết bản chất lưỡng cực nguyên của ánh sáng

Năm 1905, Einstein cho rằng ánh sáng hay bức xạ điện từ không chỉ có tính sóng
mà còn có tính hạt: bức xạ điện từ là dòng những hạt photon, mỗi photon có năng lượng
AE = hv.
Theo Einstein, vì photon có tính hạt nên cũng có khối lượng. Quan hệ giữa khối
lượng và năng lượng của photon được biễu diễn bằng phương trình: E = mc2, với c là
vận tốc ánh sáng, là vận tốc truyền bức xạ điện từ, m là khối lượng photon. Vậy khối
lượng của photon phụ thuộc vào tần số hoặc bước sóng của nó: m = h/Xc.

3.1.4. Giả thiết sóng kết hợp của Louis de Broglie

Như vậy: ánh sáng - năng lượng trước đây được cho rằng chỉ có tính sóng, thì nay
đã được chấp nhận có cả tính hạt là thuộc tính của vật chất. Vậy liệu điều ngược lại, vật
chất cũng có tính sóng có đúng không?
Năm 1923, Louis de Broglie giả định rằng vật chất khi di chuyển cũng phát ra sóng
điện từ, gọi là sóng kết hợp có độ dài thỏa hệ thức X = h/mv với V là tốc độ di chuyển
của vật, m là khối lượng vật thể, h là hằng số Planck. Ví dụ, một quả banh nặng 0,1 kg
di chuyển với vận tốc 35 m/s sẽ phát ra sóng kết hợp có bước sóng Àb = 1,9.10'34 m;
trong khi đó một electron có khối lượng 9,11.10'3Ikg di chuyển với tốc độ 107 m/s sẽ có
sóng kết hợp là Xe = 7,3.10'11 m.
Hiện tượng nhiễu xạ là hiện tượng đặc trưng chứng minh cho tính sóng. Tính sóng
của ánh sáng gây nên hiện tượng nhiễu xạ khi phản xạ từ các điểm có khoảng cách xấp
xi bước sóng của nó. Sóng kết hợp phát ra từ quả banh chuyển động có bước sóng quá
bé so với khoảng cách nguyên tử nên tới nay người ta vẫn chưa chứng minh được sự tồn
tại của nó bằng thực nghiệm. Tuy nhiên, sóng kết hợp phát ra từ electron gia tốc như đã
tính ở trên có bước sóng khoảng A°, tức là xấp xỉ khoảng cách nguyên tử. Vậy liệu có
thể chứng minh sự tồn tại của sóng kết hợp này không?
Nãm 1927, tại phòng thí nghiệm Bell, Davison và Gemer đã thiết kế thí nghiệm
nhiễu xạ electton: họ chiếu chùm electron vào tấm nikel kim loại và thấy có hiện tượng

11
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

nhiễu xạ tương tự như nhiễu xạ tia X. Điều đó chứng tỏ vật chất - hay ít ra là electron
có tính sóng và xác nhận cho giả thuyết của de Broglie.
Vậy tới lúc này khoa học đã đi một vòng khép kín: Năng lượng vừa có tính sóng,
vừa có tính hạt; vật chất có tính hạt, cũng có tính sóng. Vậy rõ ràng là vật chất và năng
lượng không tách biệt hoàn toàn. Năng lượng thực sự là một dạng vật chất và mọi vật
chất tồn tại cả tính hạt và tính sóng. Những vật thể lớn như trái banh có độ dài sóng kết
hợp quá bé nên chưa quan sát được và tính trội của nó là tính hạt. Những vật thể quá bé
như photon thì tính trội là sóng. Còn electron the hiện cả tính sóng lẫn tính hạt.

3.1.5. Quang phổ vạch của nguyên tử Hydro

Thấu kính chuẩn trực

Hình 1.7. Quang phổ vạch của nguyên tử hydro

Chúng ta đã nói trong thí nghiệm tán sắc ánh sáng bằng lăng kính, người ta đã biết
quang phổ của ánh sáng khả kiến là quang phổ liên tục: ánh sáng khả kiến sau khi đi
qua lăng kính tạo nên một dãy màu giống cầu vồng. Tương tự như vậy, các vật rắn khi
đốt nóng cũng phát ra quang phổ hên tục. Tuy nhiên, khi đốt nóng các chất khí hoặc
hơi, người ta thu được các bức xạ phát ra có bước sóng rời rạc và tùy thuộc vào bản chất
cùa chất được đốt nóng ứng với quang phổ thu được là quang phổ vạch. Ví dụ khi
phóng vào khí hydro những tia lửa điện có năng lượng cao, các phân tử hydro sẽ bị bẻ
gãy đồng thời chuyển thành trạng thái kích thích do có năng lượng thừa. Các nguyên tử
hydro ở trạng thái kích thích đó sẽ giải phóng năng lượng thừa dưới dạng bức xạ điện
từ, tạo nên phồ phát xạ của nguyên tử hydro.

12
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

3.1.6. Mau nguyên tử Bohr

Từ các dữ kiện quang phổ vạch của nguyên từ và những quan điểm của và Einstein,
năm 1913 Niels Bohr đã đưa ra mô hình lượng tử giải thích cho cấu tạo nguyên tử hydro
với những điểm chính như sau:
Trong nguyên tử, điện tử chỉ được phép chuyển động trên một số quỹ đạo ổn định
nhất định. Các quỹ đạo đó có hình tròn và có bán kính xác định. Điện tử khi di chuyển
trên các quỹ đạo này có năng lượng xác định. Các quỹ đạo đó gọi là quỹ đạo dừng.
Khi điện tử chuyển động trên một quỹ đạo dừng nhất định, nguyên tử không hấp
thu hoặc phát xạ năng lượng.
Nguyên tử chỉ hấp thu hay phát xạ năng lượng khi electron di chuyển từ quỹ đạo
dừng này sang quỹ đạo dừng khác. Năng lượng hấp thu hay phát xạ khi đó là:
AE Ecuối" Eđầu
Điều đáng nói là các nhà vật lý cổ điển tin rằng một vật khi chuyển động có gia tốc
sẽ phát ra năng lượng. Vậy theo vật lý cổ điển, electron chuyển động quanh nhân
nguyên tử theo quỹ đạo tròn, tức là electron luôn luôn có gia tốc nên phải phát ra năng
lượng, vậy lẽ ra electron phải mất dần năng lượng khi chuyển động quanh nhân và sẽ
rơi vào nhân. Bohr là người đầu tiên áp dụng các khái niệm lượng từ vào nguyên tử ở
dạng quỹ đạo dừng, mà electron chuyển động trên quỹ đạo dừng đó không bị mất năng
lượng. Các khái niệm này cùa Bohr hoàn toàn khác lạ do với vật lý cổ điền, nhưng cũng
từ quan điểm mới đó mà Bohr giải thích được các dữ kiện thực nghiệm về quang phổ.
Bohr lập luận rằng trong nguyên tử hydro, khi điện từ có khối lượng m, điện tích -e
chuyển động trên quỹ đạo dừng với vận tốc V, cách nhân nguyên tử hydro, cũng có điện
tích +e một khoảng r để điện từ không rơi vào nhân, nó phải chịu lực hút cùa nhân bằng
với lực ly tâm.
mv2 _ Ze2
r 4x8or2
Trong biểu thức trên, So là hàng số điện môi của chân không, V là vận tốc của
electron, r là bán kính của quỹ đạo dừng.
Khi đó, năng lượng của electron là tổng cộng động năng và thế năng của nó:
r mv2 Ze2 1 Ze2 Ze2 1 Ze2
2 47ĩ80r 2 4n£or 4jĩ£or 2 47ĩ8or

13

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Bohr cũng cho rằng, khi electron chuyển động trên quỹ đạo tròn, momen góc của
........ n.h
nó bị lượng tử hóa nên có: m.v.r - ——
5 2 71
Trong đó, n là số lượng tử đặc trưng cho quỹ đạo dừng của điện tử, n có giá trị 1,2,3
Từ các công thức trên, Bohr tính được năng lượng của điện tử trong nguyên tử
hydro khi chuyển động trên quỹ đạo dừng thứ n là:

E = _2ĩt 7 e ■ Với e = 4,8.1O'10


n h
z2
E =----- —. đvnlnt
2n2
72
E = ———.4,35981.10" 8J
2n2
Đối với nguyên tử hydro
c -2,178.1018 -13,6 19
E = — — -------J = 7 eV; Với leV = 1,602. 10 J
n n
Khi n = 1 ta có năng lượng của electron ở quỹ đạo dừng có năng lượng thấp nhất
trong nguyên tử hydro là E1 = -2,178. 10’18 J = - 13,6 eV
Lưu ý ràng năng lượng của electron trong nguyên tử được quy ước là âm. Điện tử
có năng lượng bằng không nghĩa là điện từ không tưcmg tác với nhân, hay nói cách khác
là điện tử đã tách ra khỏi nguyên tử. Giá trị tuyệt đối của năng lượng càng lớn, nghĩa là
năng lượng càng thấp thì electron càng tương tác mạnh với nhân, càng gần nhân, càng
khó bị bức ra khỏi nhân.
Khi điện tử trong nguyên tử hydro được kích thích đến quỹ đạo dừng thứ m, nó có
thể rơi trở về các quỹ đạo thứ n (n < m). Khi đó, bức xạ phát ra có năng lượng và tần số
được tính theo công thức: IAE| = h.v = h.c/A,
Z2 1 1
Ec-Ed =h.v = -^-(-y--y) đvnlnt -
2 nd

AE = Eo-Em=h.v = -2,178.10",8(-t---k)J
n m
Lưu ỷ: năng lượng trong trường hợp này là năng lượng tỏa ra nên AE sẽ có dấu âm.
Sừ dụng công thức này, Bohr tính được năng lượng và bước sóng của bức xạ phát
ra khi các electron ở trạng thái kích thích m > 2 chuyển về mức 2 như sau:
n = 2, m = 3 thì:

14
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

AE = -2,178.10~'8(-t---4)J = -3,025.1049 J
22 32

_ h.c _ (6,626.10"34J.s).(3.108m.s’1)
"■"M" = 656.10 ’ m = 656 nm
3,025.10-19J
Tương tự như trên:
n = 2, m = 4 AE =-4,084.10'19J x = 486nm
n = 2, m = 5 AE = -4,574.10'19J z = 434 nm
n = 2, m = 6 AE = -4,840.10‘19J x = 410 nm
Các giá trị tính toán được hoàn toàn phù hợp với bước sóng của các vạch quang phổ
của nguyên tử hydro. Đây là các vạch quang phổ trong vùng khả kiến, dãy phổ này do
Balmer tìm thấy nên cũng gọi là dãy Balmer. Bohr cũng dự đoán rằng sẽ còn những dãy
phổ trong vùng hồng ngoại ứng với n = 3 và tử ngoại ứng với n = 1. Sau này, Lyman và
Paschen đã tìm thấy các dãy phổ này đúng với dự đoán của Bohr.

Đơn vị
Số
năng
lượng
lượng
tử
nguyên
Borh
tử

Hình 1.8. Sơ đồ biểu diễn sự dịch chuyển electron khi nguyên tử hydro phát xạ ứng với các dãy
Lyman, Balmer và Paschen

Vậy ờ thời điểm đó, hai quan điểm quan trọng mà mô hình nguyên tử hydro của
Bohr đã được nêu là:
- Mô hình electron chuyển động trên những quỹ đạo dừng có năng lượng nhất
định phù hợp với những dự kiện thực nghiệm về phổ phát xạ nguyên tử hydro.

15

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

- Khi electron càng bị nhân giữ chặt, năng lượng của nó sẽ càng âm. Điều này
tương ứng với khi electron di chuyển về quỹ đạo dừng gần nhân hơn, năng lượng sẽ
được giải phóng. Màu sắc tạo ra từ các ion kim loại bị đốt nóng có cường độ phụ
thuộc nồng độ ion trong mẫu, xét nghiệm hàm lượng các ion bằng phương pháp quang
phổ hấp thụ nguyên tử. Ngoài ra, ion kim loại còn dùng trong pháo hoa tạo màu sắc
phong phú.
Mô hình nguyên tử của Bohr có vẻ rất hứa hẹn khi các dữ kiện phố nguyên tử hydro
được giải thích thoả đáng. Tuy nhiên, khi áp dụng mô hình này cho các nguyên tử khác
thì các nhà bác học không thu được kết quả khích lệ nào, ngay cả khi họ đã hiệu chỉnh
mô bình bằng cách dùng các quỹ đạo elip thay cho các quỹ đạo tròn. Tuy nhiên, mô
hình nguyên tử của Bohr có giá trị lịch sử nhất định và mở đường cho lý thuyết cấu tạo
nguyên tử sau này.

3.2. Mô tả chuyển động của electron trong nguyên tử theo cơ học lượng tử

Ba tư tưởng chính ảnh hưởng tới sự phát triển của mô hình nguyên tử theo thuyết
cơ học lượng tử là:
1. Giả thiết của Louis de Broglie: vật chất vừa mang tính hạt vừa mang tính sóng.
Các vật thể khi di chuyển đều phát ra sóng điện từ, gọi là sóng kết hợp thỏa hệ thức:

mv
2. Phương trình sóng Schrodinger: Schrodinger dựa trên giả thiết của de Broglie,
cho rằng điện tử khi di chuyển trong nguyên tử cũng có tính sóng. Schrodinger và de
Broglie cho rằng trạng thái sóng của electron trong nguyên tử tương tự như trạng thái
sóng dừng.
Schrodinger dùng phương trình toán học để mô tả tính chất sóng của điện từ trong
nguyên tử. Dạng tổng quát của phương trình Schrodinger là: H(v) = E. V
Trong đó, V là hàm sóng mô tả chuyển động của electron trong nguyên tử, là một -
hàm số theo các tọa độ không gian (x, y, z) thể hiện đặc tính của chuyển động của
electron trong nguyên tử là tính sóng. E là năng lượng tổng cộng của nguyên tử, bao gồm
các năng lượng do tương tác hút - đẩy giữa các hạt mang điện trong nguyên từ và động
năng do chuyển động của các electron. H là toán tử Hamilton, là một hàm toán học khi tác
dụng lên hàm Y tạo ra một hàm khác. Trong trường hợp này, toán tử Hamilton tác động
lên hàm \Ị/ tạo ra chính hàm V đó nhân với giá trị năng lượng của electron.

16
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Phương trình sóng Schrodinger được xem như một định luật về sự chuyển động của
các hạt vi mô trong cơ học lượng từ. Phương trình sóng Schrodinger đóng vai trò tương
tự các định luật Newton cho chuyển động của các hạt vĩ mô trong cơ học cổ điển. Khi
mô tả tính sóng của điện tử trong nguyên tử, kết hợp với phương trình của Louis de
Broglie, phương trình Schrodinger có dạng.
h2 ô2ỵ/ d2ụ/
E\ị/ = Uỉị/~ (-H- + 4-V +
87ĩ2m ôx2 dy2 dz2
Trong đó, Ư là thế năng tương tác của electron trong nguyên tử, m là khối lượng
electron.
Lời giải của phương trình sóng trên là các hàm sóng \Ị/ và năng lượng E tương ứng.
Hàm sóng y và năng lượng E cho từng điện từ mô tả đặc trưng trạng thái của điện từ
trong nguyên tử. Lưu ý rằng các lời giải của phương trình Schrodinger chỉ có ý nghĩa
khi nó phù hợp với các dự kiện thực nghiệm về năng lượng của nguyên tử.
Khi giải phương trình sóng Schrodinger cho nguyên từ hydro, các nhà bác học thu
được các hàm sóng Y khác nhau. Nhắc lại rằng quỹ đạo chuyển động của electron trong
nguyên tử hydro không phải là quỹ đạo tròn, nhưng hàm \|/ cũng không cho phép mô tả
cụ thể chuyển động của electron trong nguyên tử hydro. Sự thực là từ các hàm \Ị/ người
ta không biết electron đã chuyển động thế nào. Để lý giải cho điều này, năm 1927
Werner Heisenberg đưa ra một nguyên lý giới hạn và cũng là nền tảng thứ ba cho cơ
học lượng tử.
3. Nguyên lý bất định Heisenberg: đối với các hạt vi mô, không thể xác định chính
xác đồng thời tốc độ và vị trí của nó, tích số của sai số vị trí và sai số vận tốc tuân theo
t h
biêu thức: Ax.Av >—------
2.71 jn
Theo nguyên lý Heisenberg, kết quả của việc giải hàm sóng không cho ta biết rõ vị
trí của điện tử trong nguyên từ là điều chấp nhận được. Tuy hàm sóng \|/ không có ý
nghĩa vật lý cụ thể, nhưng bình phương của hàm y có ý nghĩa vật lý xác định. T2 đặc
trưng cho xác suất bắt gặp điện từ tại vị trí nào đó trong nguyên tử. Từ kết quả này,
người ta không thể mô tả chính xác chuyền động của electron trong nguyên tử được,
nhưng có thể mô tả vùng không gian có khả năng tìm thấy điện tử nhiều nhất. Vùng
không gian đó được gọi là orbital nguyên tử (AO) hay đám mây điện tử, vân đạo
nguyên từ. Vậy theo thuyết cơ học lượng từ, electron không chuyển động trên quỹ đạo
xác định mà chuyển động trên các orbital nguyên tử.

17

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Nói tóm lại, việc giải phương trình Schrodinger chỉ cho biết năng lượng của
electron trong nguyên tử, xác suất tìm thấy electron tại vị trí nào đó trong nguyên tử
nhưng không biết chính xác chuyển động và vị trí của electron trong nguyên từ.

3.2.1. Kết quả của việc giải phương trình Schrodinger cho nguyên tử Hydro

Việc giải phương trình Schrodinger cho các nguyên tử, ngay cả cho nguyên tử đơn
giản nhất là hydro cũng rất phức tạp. Do đó, ta chi xem các kết quả có được từ việc giải
phương trình Schrodinger cho nguyên tử hydro.
Phương trình Schroedinger chỉ giải được chính xác với nguyên tử hydro và các ion
có lớp vỏ chỉ chứa 1 electron, tức là với hệ thống đơn giản nhất với 1 nhân mang điện
dương và 1 electron mang điện âm ở vỏ nguyên tử.
về mặt toán học, để thuận lợi cho việc giải phương trình Schroedinger, vị trí
electron được mô tả trong hệ tọa độ cầu với gốc là hạt nhân nguyên tử. Khi đó, hàm V
có dạng:
' T(r,9,ọ) = R(r). 9(9). ộ((p)
Trong tọa độ cầu thì thế năng của electron trong hệ 1 nhân và 1 electron chỉ phụ
thuộc khoảng cách giữa nhân và electron.
ơ(r)=_Oẹ)
r
Trong đó, Ze là điện tích hạt nhân, đối với nguyên tử hydro thì z = 1
Việc giải hàm sóng Schrodinger trong không gian ba chiều cho kết quả là một dãy
các hàm sóng Y và các giá trị E. Giá trị các hàm sóng V và năng E thu được phụ thuộc
ba tham số: n, 1 và mi. Ba tham số đó được gọi là ba số lượng tử đặc trưng cho các hàm
sóng \|/. Mỗi hàm sóng biểu diễn cho một orbital nguyên tử. Vậy mỗi orbital cũng được
đặc trưng bởi bộ ba số lượng tử (n, 1, mi).
- n: số lượng tử chính, có thể mang các giá trị là các số nguyên tự nhiên 1,2,3 ...
- 1: số lượng tử phụ, có các giá trị từ 0 đến (n - 1). Ví dụ nếu số lượng chinh là 1
thì chỉ có 1 số lượng phụ tương ứng là 0; nếu số lượng chính là 2 thì chi có số lượng
phụ tương ứng là 0 và 1. số lượng phụ thường được ký hiệu bằng các chữ cái s,p,d,f...

Giá trị của 10 1 2 3


Ký hiệu s p d í

18
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Các orbital được gọi tên theo tên của số lượng tử chính và số lượng tử phụ. Ví dụ
orbital có số lượng tử chính n = 1, số lượng từ phụ 1 = 0 và được gọi là orbital Is, các
orbital có số lượng tử chính n = 2, số lượng tử phụ 1 = 0 hay 1 và được gọi là orbital 2s
hay 2p.
- mi: số lượng tử từ, có giá trị từ -1 đến +1, tức là (21+1) giá trị mi ứng với mỗi giá trị
của 1. Ví dụ: orbital 2s có số lượng tử từ là 0, orbital 2p có số lượng từ từ là -1, 0 hay +1.
Vì mỗi orbital cũng được đặc trưng bởi bộ 3 số lượng tử (n, 1, mi) nên có 1 orbital
2s, có 3 orbital 2p...
3 orbital 2p với các số lượng tử từ khác nhau được phân biệt bằng các ký hiệu 2px,
2py, 2pz.
Các orbital của nguyên tử
n (lớp) I Ký hiệu orbital m( Số orbital
1 0 1s 0 1
0 2s 0 1
Z
1 2p -1,0,+1 3
0 3s 0 1
3 1 3p -1,0,+1 3
2 3d -2,-1,0,+1,+2 5

Hình 1.9. Hình dạng của một số orbital - s (I = 0), p (I = 1), d (I = 2), f (I = 3)

19

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Ý nghĩa của các so lượng tử


1. Không thể xác định chi tiết chuyển động của electron trong nguyên tử hydro mà chỉ
xác định được vùng không gian trong đó xác suất gặp electron cao nhất mà thôi và các vùng
không gian đó gọi là các orbital nguyên tử hay vân đạo nguyên tử, đám mây điện tử.
2. Mỗi obitan nguyên tử có năng lượng khác nhau, có kích thước và hình dạng khác
nhau phụ thuộc vào các số lượng tử của orbital:
- Số lượng từ chính đặc trưng cho kích thước và năng lượng của orbital: số lượng
tử chính càng lớn thì kích thước orbital càng lớn, hay khoảng cách trung bình của điện
tử tới nhân càng xa và điện tử trên orbital đó năng lượng càng cao, tương tác giữa điện
tử với nhân càng yếu.
- Số lượng tử phụ đặc trưng cho momen động lượng của electron và hình dạng orbital.
• - Số lượng tử từ đặc trưng cho sự định hướng các orbital trong không gian, các
orbital có cùng số lượng chính và phụ nhưng khác nhau số lượng tử từ sẽ định hướng
khác nhau trong không gian. Ví dụ, các orbital 2p có lượng từ chính n = 2, số lượng tử
phụ 1=1, nên sẽ có ba số lượng tử từ ứng là -1, 0, +1. ứng với mỗi bộ ba số lượng tử
(n, 1, mi) là một orbital. Vậy có ba orbital 2p có cùng dạng hình số 8 nổi, cùng kích
thước, nhưng định hướng khác nhau trong không gian và được ký hiệu 2px, 2py, 2pz.
3. Ở trạng thái cơ bản, electron duy nhất của nguyên tử hydro chiếm orbital có năng
lượng thấp nhất, là orbital Is.
Các orbital có cùng số lượng tử chính cũng được xếp vào cùng một lớp. Trước đây,
các lớp được gọi tên lần lượt là lớp K (n = 1), L(n = 2), M (n = 3).... nhưng hiện nay chỉ
còn được dùng trong phổ electron. Ngày nay, người ta gọi tên các lớp theo số lượng tử
chính, ví dụ: lớp 1, lớp 2.... lóp orbital thứ n được chia thành n phân lớp. Các orbital có
cùng số lượng tử chính và phụ được gọi là cùng phân lớp.
- Lớp 1 có 1 phân lớp: Is
- Lớp 2 có 2 phân lớp: 2s, 2p
- Lớp 3 có 3 phân lóp: 3s, 3p, 3d
3.2.2. Nguyên tử nhiều điện tử - so lượng tử spin và nguyên lý ngoại trừ Pauli

Đối với nguyên từ nhiều điện tử, do không chỉ có tương tác hút giữa các electron
với nhân mà còn có lực tương tác đẩy giữa các electron với nhau nên thế năng tương tác
của electron trong nguyên tử trở nến phức tạp. Giả sử electron đang xét chuyển động
trong một trường lực duy nhất là tổng họp của lực hút của nhân và lực đẩy của các
electron khác, trường lực này cũng được đặt tại nhân nguyên từ. Khi đó, có thể coi như
hiệu ứng đẩy giữa các electron làm giảm lực hút của nhân đối với electron đang xét. Nói

20

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

cách khác, nguyên tử nhiều điện tử là nhân hút electron bằng điện tích hiệu dụng zeff
hay z , có giá trị nhỏ hon điện tích hạt nhân z thực sự của nó:
Zeff = z - các tương tác đẩy giữa các electron.

về mặt năng lượng, đối với nguyên tử nhiều điện tử, các orbital có cùng số lượng
tử chính nhưng số lượng tử phụ khác nhau sẽ có năng lượng khác nhau, orbital ứng với
số lượng tử phụ nhỏ sẽ có năng lượng thấp hơn. Ví dụ: năng lượng của điện tử trên các
orbital 3s, 3p, 3d là không giống nhau và xếp theo trật tự sau: E3s< E3p < E3d.
Năm 1925, Samuel Goudsmit và George Uhlenbeck thấy rằng khi đặt nguyên tử
nhiều điện tử dưới tác dụng của từ trường ngoài thì phổ phát xạ của chúng xuất hiện các
vạch kép. Đe giải thích hiện tượng này, Do đó, phải có một số lượng tử thứ tư để biểu
diễn cho đặc tính từ của electron, số lượng tử này chỉ đặc trưng cho riêng điện từ, đó là số
điện từ spin, kí hiệu ms. Vì các electron có thể định hướng theo hai kiểu khác nhau dưới
tác dụng từ trường ngoài nên số lượng tử spin cho hai giá trị phân biệt là +1/2 và -1/2.
Vậy trong nguyên tử có nhiều điện tử, mỗi điện tử chuyển động trên một orbital xác
định nên nó mang 3 số lượng tử của orbital tương ứng. Ngoài ra, mỗi điện tử còn có số
lượng tử riêng, số lượng từ spin. Do đó, mỗi điện tử trong nguyên tử được xác định bởi
4 số lượng tử: n, 1, mi, ms.
Để ứng dụng số lượng tử spin cho nguyên tử nhiều điện tử, Wolfgang Pauli cho
rằng trong một nguyên tử không thể có 2 electron có cùng 4 số lượng tử. Nguyên tắc đó
được gọi là nguyên lý ngoại trừ Pauli.
Vì electron trong cùng một orbital đương nhiên có 3 số lượng tử n, 1, mi, giống
nhau, nên chúng phải có spin khác nhau, vì chỉ có 2 giá trị spin khác nhau nên hệ quả
của nguyên lý ngoại trừ Pauli là: mỗi orbital nguyên tử chỉ có thể chứa tối đa 2 electron
với spin ngược nhau.

3.3. Bảng phân loại tuần hoàn và sự sắp xếp các electron trong nguyên tử nhiều
điện tử - cấu hình electron của các nguyên tố.

3.3.1. Bảng hệ thong tuần hoàn các nguyên tố hóa học Mendeleev

Thế kỷ 19 là thời kỳ bắt đầu khám phá ra các nguyên tố hóa học. Đầu thế kỳ 19,
người ta biết được khoảng 30 nguyên tố. Đến năm 1840, số nguyên tố hóa học được biết
tăng lên đến 55 và lên tới 63 nguyên tố vào năm 1870.
Cũng trong giai đoạn này, các nhà hóa học đã tích lũy được khá nhiều kiến thức về
các phản ứng hóa học, tính chất của các nguyên tố. Họ nhận thấy có nhiều nguyên tố có
tính chất khá giống nhau và đã xếp chúng thành từng nhóm.

21

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Các nhà hóa học luôn muốn hệ thống hóa các nguyên tố hóa học, tìm ra mối quan
hệ giữa các nguyên tố với nhau.
Nhiều nhà hóa học khác nhau đã sắp xếp các nguyên tố hóa học theo nhiều kiểu
khác nhau, trong đó Meyer và Mendeleev là những người đầu tiên đã sắp xếp các
nguyên tố hóa học thành các hàng và cột theo thứ tự tăng dần khối lượng nguyên tử.
Mendeleev sắp xếp các nguyên tố dựa trên sự tăng khối lượng nguyên tử và sự thay đồi
tính chất hóa học của các nguyên tố. Các nguyên tố hóa học có tính chất tương tự nhau
được xếp vào một cột, bảng phân loại tuần hoàn của ông có 8 cột.
Mendeleev đã để trống một số ô và dự đoán đúng tính chất hóa học của các nguyên
tố ở những ô để trống đó.

3.3.2. Sự sắp xếp các electron trong nguyên tử nhiều electron và bảng hệ thong tuần hoàn

Quy tắc bền vững: ở trạng thái cơ bản và cô lập, các điện tử trong nguyên từ xếp
vào các orbital sao cho nguyên tử đạt trạng thái bền vững nhất về năng lượng.
Trạng thái bền vững nhất của nguyên tử là trạng thái có năng lượng thấp nhất. Nói
cách khác, các electron sẽ lần lượt chiếm các orbital có mức năng lượng từ thấp tới cao
trong nguyên từ, mỗi orbital chứa tối đa 2 electron theo nguyên lý ngoại trừ Pauli.
Quy tắc Hund: Khi các electron có thể chiếm các orbital với mức năng lượng bằng
nhau, chúng có khuynh hướng phân bố đều vào các orbital sao cho tổng spin của các
electron trong nguyên tử là cực đại để cho tương tác đẩy giữa các electron là thấp nhất.
Trong nguyên tử nhiều điện từ, các electron lần lượt xếp vào các orbital theo trật tự
sau: Is 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s 5f 6d.
Đe dễ nhớ trật tự các mức năng lượng trên, Klechkopski đã phát biểu quy tắc như sau:
trong nguyên từ nhiều điện tử, các electron sẽ vào các orbital theo thứ tự (n+1) tăng dần, với
các orbital có cùng giá trị (n+1), electron sẽ vào orbital nào có giá trị n nhỏ trước.
Một số thuật ngữ hay dùng cho electron và orbital:
- Neu electron nằm riêng lẻ trong orbital thì gọi là electron độc thân, nếu hai
electron ngược spin cùng chiếm một orbital thì gọi là electron ghép cặp. cấu hình độc
thân hay ghép cặp của electron có ảnh hường đến từ tính của vật chất: các chất có
electron độc thân thì thuận từ nghĩa là bị từ trường hút; các chất không có electron độc
thân thì nghịch từ nghĩa là bị từ trường đẩy.
- Các electron thuộc về các orbital có số lượng tử chính n cao nhất trong nguyên
tử được gọi là các điện tử lớp ngoài cùng. Các điện tử thuộc về các orbital phân lớp cuối
cùng trong cấu hình electron gọi là các điện tử cùa phân lóp đang xây dựng.

22

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

- Các phân lớp orbital chứa đầy đủ electron bằng số electron tối đa có thể có gọi là
các phân lớp bão hòa. Các phân lóp chứa so electron bằng số vân đạo của nó gọi là các
phân lớp bán bão hòa. cấu hình bão hòa và bán bão hòa bền hon các cấu hình khác.
- Dựa vào cấu hình electron của nguyên tử và vị trí của nó trong bảng phân loại
tuần hoàn có thề phân các nguyên tố thành bốn loại:
+ Nguyên tố s: điện tử đang xây dựng ở phân lóp s (2 cột bên trái bảng)
+ Nguyên tố p: điện tử đang xây dựng ở phân lóp p (6 cột bên phải bảng)
+ Nguyên tố d: điện tử đang xây dựng ở phân lóp d (10 cột giữa nguyên tố s và p)
+ Nguyên tố f: điện tử đang xây dựng ở phân lóp f (2 dòng dưới cùng)
Một so nguyên to có cẩu hình bất thường cần lưu ỷ:
24Cr: [Ar] 4s13d5
42Mo: [Kr] 5s1 4d5
29Cu : [Ar] 4s13d10
47Ag : [Kr] 5s14d‘°
79Au : [Xe] 6s14fM5d10

3.3.3. Cấu trúc bảng phân loại tuần hoàn và moi quan hệ giữa cấu hình electron của
các nguyên tổ với hóa tỉnh và vị trí của nó trong bảng phãn loại tuần hoàn

Các nguyên tố hóa học được xếp theo thứ tự tăng dần điện tích hạt nhân. Mỗi
nguyên tố hóa học chiếm một ô và xếp thành hàng ngang gọi là chu kỳ và các cột dọc
gọi là phân nhóm.
1. Số thứ tự: Mỗi nguyên tố hóa học chiếm một ô và được đặc trưng bởi số thứ tự.
Số thứ tự của mỗi nguyên tố bằng số hiệu nguyên tử, tức là điện tích hạt nhân của
nguyên tố đó. Đen nay, có khoảng 110 nguyên tố đã được biết và xếp vào bảng phân
loại tuần hoàn.
2. Chu kỳ: Mỗi hàng ngang trong bảng phân loại tuần hoàn là một chu kỳ. Các
nguyên tố hóa học trong cùng chu kỳ có số lóp vỏ giống nhau, tức là electron lớp ngoài
cùng có cùng số lượng tử chính. Chu kỳ được gọi tên theo số lượng tử chính của các
electron lóp ngoài cùng. Bảng phân loại tuần hoàn hiện nay có 7 chu kỳ trong đó chu kỳ
7 còn đang xây dựng dở dang.
3. Nhóm và phân nhóm:
Bảng phân loại tuần hoàn có 18 cột chia làm 8 nhóm nên đi kèm số thứ tự nhóm có
thêm các chữ cái A hoặc B, gọi là các phân nhóm.

23

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Các nguyên tố s và p được gọi là các phân nhóm chính, hay phân nhóm A. số thứ
tự của các nhóm A bằng tồng số electron lớp vỏ ngoài cùng. Có 8 phân nhóm A từ IA
đến XIIIA.
Các nguyên tố d được gọi là phân nhóm phụ, hay phân nhóm B. số thứ tự của các
nhóm B được xác định: tổng số các electron lóp vỏ ngoài cùng và phân lóp d đang xây
dựng, gọi là T, nếu:
- T có giá trị từ 3 - 7: số thứ tự nhóm = T
- T có giá trị 8,9,10: các nguyên tố thuộc nhóm XIIIB. Vậy nhóm XIIIB có 3 cột
trong bảng phân loại tuần hoàn.
- T = 11: phân nhóm IB
- T = 12: phân nhóm IIB
Vậy vị trí của nguyên tố trong bảng phân loại tuần hoàn được xác định bởi chu kỳ
và nhóm của nó. Dựa vào vị trí của một nguyên tố trong bảng phân loại tuần hoàn ta có
thể xác định cấu hình electron của nguyên tố đó và ngược lại.
Trong các phản ứng hóa học, nhân nguyên tử không thay đổi, chỉ có lớp vỏ electron
ảnh hưởng tới hóa tính của nguyên tố. Các electron nằm ở các lớp bên trong bị nhân giữ
chặt nên không thể tương tác với các nguyên tử khác khi tham gia phản ứng hóa học. Vì
vậy, cũng không ảnh hường tới hóa tính của các nguyên tố. Chỉ có các electron ờ lớp
ngoài cùng và phân lớp đang xây dựng của nguyên tử là các electron quyết định tính
chất hóa học của nguyên tố. Các electron đó có năng lượng cao hom các electron bên
trong nên dễ tham gia tạo liên kết hóa học và được gọi là electron hóa trị. Tưong tự, các
orbital ứng với electron hóa trị gọi là orbital hóa trị.
Từ cấu hình electron của nguyên tử và hóa tính các nguyên tố, người ta rút ra một số
mối quan hệ như sau:
- Đổi với nguyên tố s và p:
Các nguyên tố có 8 electron lớp ngoài cùng đều khá trơ hóa học do có lớp vỏ ngoài
cùng đã bão hòa điện tử. Chúng ít có khuynh hướng tương tác với nguyên tố khác. Đây
là nguyên tố thuộc nhóm VIIIA, thường gọi là nhóm khí hiếm.
Các nguyên tố có 1,2 hoặc 3 electron ở lóp ngoài cùng, khi tham gia phản ứng hóa
học chúng dễ nhường các điện tử này để tạo thành ion dương có lớp vỏ electron bão
hòa. Đây là các nguyên tố kim loại, tính chất đặc trưng của chúng là tính khử.
Các nguyên tố có 6,7 electron ở lóp ngoài cùng thường dễ nhận thêm điện từ trong
các phản ứng hóa học để tạo thành các ion âm có lóp vỏ bão hòa. Đây là các phi kim,
khi nhận thêm electron, các nguyên tố này thể hiện tính oxy hóa.

24

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

- Đôi với các nguyên tố d:


Lớp vỏ ngoài cùng luôn chỉ có 1 hoặc 2 electron, do đó tất cả các nguyên tố d đều
thể hiện tính kim loại. Tính chất đặc trưng của chúng là tính khử. Tuy nhiên, vì các
electron ở phân lớp d đang xây dựng cũng có khả năng tạo liên kết nên hóa tính của các
kim loại nguyên tố d phức tạp hon các kim loại nguyên tố s và p.
- Cấu hĩnh electron cùa ion :
Khi nguyên tử nhường bớt hay nhận thêm electron, chúng trở thành các ion. cấu
hình electron của các ion ở trạng thái cô lập tuân theo các nguyên tắc sau:
+ Anion: electron nhận thêm sẽ xếp vào lớp ngoài cùng hoặc phân lớp đang
xây dựng.
+ Cation: nguyên tử sẽ mất electron ở lóp ngoài cùng, lớp có năng lượng cao trước.
Vậy cấu hình điện tử các nguyên tố có quan hệ mật thiết với tính chất hóa học của
nguyên tố và vị trí của chúng trong bảng phân loại tuần hoàn, cấu hình electron của các
nguyên tố biến thiên một cách tuần hòa phù hợp với sự biến thiên tính chất của các
nguyên tố. Trong bảng phân loại tuần hoàn, chỉ một số ít nguyên tố p ở phía phải là phi
kim, tất cả các nguyên tố còn lại đều là kim loại.

4. BEẾN THIÊN MỘT SÓ TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TÓ TRONG BẢNG
PHÂN LOẠI TƯÀN HOÀN

4.1. Bán kính nguyên tử và bán kính ion

4.1.1. Khái niệm bán kính nguyên tử

Theo cơ học lượng từ, nguyên từ không có giới hạn không gian một cách chính xác
nên bán kính nguyên tử là một khái niệm có tính qui ước. Trong lý thuyết, người ta sử
dụng khái niệm bán kính orbital, hay bán kính AO hóa trị, là bán kính của orbital
nguyên tử chứa electron ngoài cùng, để đặc trưng cho bán kính nguyên tử.
Trong thực tế, người ta đo được khoảng cách giữa các nhân nguyên tử trong các
chất bằng phương pháp nhiễu xạ Rơnghen (Roentgen), do đó người ta quy ước như sau:
- Bán kính kim loại là Vi khoảng cách ngắn nhất giữa các nguyên tử trong mạng
tinh thể kim loại. Khái niệm này thường chỉ được dùng cho các kim loại.
- Bán kính cộng hóa trị đơn là 1/2 khoảng cách giữa 2 nguyên tử giống nhau, liên
kết với nhau bằng liên kết đơn trong phân tử cộng hóa trị. Khái niệm này thường được
dùng cho các phi kim.

25

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

- Bán kính VanderWaals là 1/2 khoảng cách giữa 2 nguyên tử thuộc 2 phân tử
khác nhau trong mạng tinh thề. Bán kính VanderWaals luôn có giá trị lớn hơn bán kính
cộng hóa trị do khi tạo thành liên kết cộng hóa trị luôn có sự xen phủ các vân đạo
nguyên tử với nhau.

4.1.2. Biến thiên bán kính nguyên tử của các nguyên tố trong bảng phân loại tuân hoàn

- Trong phân nhóm, bán kính nguyên tử tăng do số lóp vỏ electron tăng (n tăng).
- Trong chu kỳ, bán kính nguyên từ giảm dần do điện tích hạt nhân tăng (Z tăng)
nhưng số lớp vỏ electron không tăng nên electron ngày càng bị hút gần về nhân.

4.1.3. Bán kính ion


- Khi nguyên tử mất bớt electron để trở thành ion dương, lóp vỏ của nó trở nên có
ít electron hơn nên kích thước ion dương sẽ nhỏ hơn kích thước nguyên tử và càng mất
nhiều electron, kích thước càng giảm; Ngược lại, khi nguyên từ nhận thêm electron để
trở thành ion âm, bán kính của nó sẽ tăng lên.
- Các ion tương tự nhau trong cùng phân nhóm: bán kính ion biến thiên tương tự
bán kính nguyên tử, nghĩa là bán kính các ion cùng điện tích tăng dần trong phân nhóm.
Vídụ:U+ Na+ K+ Rb+
- Các ion đẳng điện tử: bán kính giảm dần khi điện tích hạt nhân z tăng.
Vidụ:S2~ cr K+ Ca2+

4.2. Năng lượng ion hóa

Định nghĩa: Năng lượng ion hóa là năng lượng cần cung cấp để tách điện tử ra khỏi
nguyên tử hay ion ở trạng thái khí. Nâng lượng ion hóa ký hiệu là I và đo bằng KJ/mol,
Kcal/mol, hay eV.
Năng lượng ion hóa thứ nhất 11 là năng lượng tách electron có năng lượng cao nhất
ra khỏi nguyên tử. Khi bị tách ra khỏi nguyên tử, điện tử được xem như ở khoảng cách
xa vô cực đối với nhân và không còn bị nhân hút nữa. _
Việc tách các elecfron thứ 2, thứ 3 ra khỏi nguyên từ càng ưở nên khó khăn hơn. Ta có
I1<I2<I3.
Năng lượng ion hóa của nguyên tử đặc trưng cho khả năng nhường elecfron để trờ
thành cation của nguyên tử. Do đó, nguyên tố hóa học có năng lượng ion hóa càng nhỏ
thì tính kim loại, tính khử của nguyên tố càng cao.

26

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

- Trong chu kỳ: năng lượng ion hóa của các nguyên tố tăng dần tuy không đều đặn
do sô lớp electron không tăng, điện tích hạt nhân tăng mà bán kính nguyên tử giảm nên
electron càng bị nhân giữ chặt hon.
- Trong phân nhóm: năng lượng ion hóa giảm do bán kính nguyên từ tăng nhanh
hơn điện tích hạt nhân nên electron được nhân giữ kém chặt hơn.

4.3. Ái lực điện tử

Định nghĩa: Ái lực điện tử là năng lượng tương ứng với quá trình nguyên tử ở thể
khí kết hợp thêm 1 electron để tạo thành ion âm. Ký hiệu ái lực điện tử là A.
X(k) + e -> X' (k)
Việc thu thêm electron thứ 2, thứ 3 vào nguyên tử luôn không thuận lợi về năng
lượng do có sự đẩy nhau giữa ion âm và electron nên các giá trị A2, A3 luôn dương.
Ái lực điện tử đặc trưng cho khả năng nhận thêm electron của nguyên tử, nguyên tử
càng dễ nhận thêm electron, ái lực điện từ của nó càng âm và tính không kim loại của
nguyên tố càng lớn.
- Trong phân nhóm: ái lực điện tử giảm dần do bán kính nguyên tử tăng nên lực
hút của nhân với electron bên ngoài giảm dần.
- Trong chu kỳ: ái lực điện từ tăng dần phù hợp với tính không kim loại tăng dần
trong chu kỳ.
Như vậy, các giá trị năng lượng ion hóa và ái lực điện từ phản ánh một cách thống
nhất sự biến thiên của tính kim loại, phi kim của các nguyên tố trong bảng phân loại
tuần hoàn.

4.4. Độ âm điện

Độ âm điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron về phía của nguyên tử
nào đó khi nó liên kết với nguyên tử khác. Khi 2 nguyên từ của 2 nguyên tố khác nhau
liên kết với nhau, nguyên tử của nguyên tố có độ âm điện cao hơn sẽ hút electron liên
kết về phía nó nhiều hơn và khi đó sẽ hình thành trung tâm tích điện âm ở nguyên tử và
ngược lại.
Trong chu kỳ: Độ âm điện tăng dần, các phi kim có độ âm điện cao hơn các kim loại.
Trong phân nhóm: Độ âm điện giảm dần phù họp với tính kim loại của các nguyên
tố tăng dần.
Biết độ âm điện của nguyên tố ta sẽ đánh giá được một cách tương đối:

27

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

- Tính kim loại hay phi kim của nguyên tố: độ âm điện của nguyên tố càng cao,
nguyên tố càng có tính phi kim cao.
- Tính ion hay cộng hóa trị của liên kết hóa học: liên kết hóa học tạo thành giữa
các nguyên tố chênh lệch độ âm điện cao sẽ mang tính ion hơn

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1. Lò vi sóng đun nóng bằng cách kích thích các phân tử nước trong thức ăn dao động
với tần số 2,45 GHz. Hãy tính bước sóng của vi sóng.
2. Tia tử ngoại phát ra đèn thủy ngân có bước sóng 254 nm mang tính sát trùng mạnh.
Hãy tính năng lượng của photon.
3. Sóng điện từ với bước sóng 550 nm có màu xanh. Tính năng lượng của sóng.
4. Tính điện tích hiệu dụng z của điện tử khảo sát nằm ở tầng 4s và tầng 3 của các
nguyên tố: Cu, Ca, K, Mn, Fe.
5. Cho biết các số lượng tử của điện tử cuối và kế cuối cùa các nguyên tố: Ni, Fe, Cr,
Cu, Cl.
6. Cho n = 3, 1= 2, mi = -2, ms = -1/2 là các số lượng tử của điện tử cuối. Xác định
nguyên tố.
7. Năng lượng mà nguyên tử heli hấp thụ khi chuyển dời electron từ trạng thái n= 1
lên n =2 là bao nhiêu?
8. Năng lượng tối thiểu để bức một electron ra khỏi cesium là 3,05.10‘19J. Hỏi có thể
dùng ánh sáng màu xanh có độ dài sóng 505 nm để bức electron ra khỏi cesium
được không?
9. Sắp xếp các ion sau theo thứ tự bán kính tăng dần: cr, K+, s2', Ca2+, Sc3+, p3’, Si4-.
10. Sắp xếp các orbital 2p, 3s, 3d, 4s theo thứ tự năng lượng tăng dần.
11. Tính độ dài sóng của 1 nơtron di chuyển với tốc độ 3,98.103 m/s.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Thành Phước (2009), Hóa đại cương, NXB Y học


2. Nguyễn Đức Chung (2009), Hóa đại cương, NXB Đại học Quốc gia TPHCM
3. N.L.Glinka (1988), Hóa đại cương, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp Hà Nội

28

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Chương 2
CẤU TẠO PHÂN TỬ - LIÊN KẾT HÓA HỌC

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1. Trình bày được các đại lương đặc trưng của liên kết.
2. Phân tích được bản chat và cho ví dụ minh hoạ các thuyết co điển về ỉỉên kết để
giải thích sự hình thành liên kết ion, liên kết hydrogen và liên kết hóa trị.
3. Phân tích được những luận điểm cơ bàn của thuyết liên kết hóa trị VB.
4. Trình bày các đặc điểm cùa các kiểu lai hoá và áp dụng biểu diên cấu trúc
không gian phân tử phân cực và phân tử không phân cực.
5. Phân tích được những luận điểm cơ bản của thuyết liên kết vẩn đạo phân tử MO.

1. KHÁI NIỆM LIÊN KẾT HÓA HỌC

Khó có thể định nghĩa một cách chính xác về liên kết hóa học. Một cách đơn giản,
người ta cho rằng liên kết hóa học là lực hóa học giữ một nhóm các nguyên tử lại với
nhau để chúng biểu hiện các tính chất vật lý và hóa học đặc trưng như một thể thống
nhất. Liên kết hóa học mang năng lượng, liên kết hydrogen trong cấu trúc DNA, liên kết
giải thích sự điện ly, tính chất từ tính, độ phân cực, áp suất thẩm thấu.

2. Sự HÌNH THÀNH CÁC KIÉƯ LIÊN KẾT HÓA HỌC cơ BẢN

2.1. Liên kết ion

NaCl là một chất rắn khi đun nóng chảy, nó trở nên dẫn điện. Dữ kiện này khiến
người ta cho rằng NaCl có chứa các ion Na+ và cr. Do đó, người ta cho rằng Na phản
ứng với Clo, có sự dịch chuyển electron trên lớp vỏ của các nguyên tử Na sang lớp vỏ
của các nguyên tử Clo, tạo thành các ion Na+ và cr kết hợp với nhau tạo thành tinh thể
NaCl. Quá trình tạo thành tinh thể NaCl từ tương tác giữa Na và Clo kèm theo sự giải
phóng năng lượng. Phần lớn năng lượng tỏa ra là do lực hút giữa các ion trái dấu. Tinh
thể NaCl có nhiệt độ nóng chảy rất cao, điều đó chứng tỏ có lực tương tác rất lớn giữa
các ion trái dấu trong tinh thể NaCl.
Lực liên kết này mang tính chất của tương tác tĩnh điện và được gọi là liên kết ion.
Họp chất tạo thành giữa các ion trái dấu như trên gọi là hợp chất ion.

29

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Trong NaCl thì Na và Clo là 2 nguyên tố có khả năng nhường — nhận electron. Na
là nguyên tố đứng đầu chu kỳ có năng lưọng ion hóa thấp nên có khả năng nhường
electron dễ dàng để tạo ion dưong, Clo là nguyên tố cuối chu kỳ có ái lực electron mạnh
nên dễ dàng nhận thêm electron từ Na. Trong hợp chất NaCl, Na có độ âm điện thấp,
clo có độ âm điện cao nên có thể coi như Clo lấy hẳn một electron từ Na, tức là trong
hợp chất tồn tại các ion Na" và cr tích điện trái dấu nhau.
Vậy khi 2 nguyên tố có tính nhường - nhận electron trái ngược nhau, có độ âm điện
cách biệt nhau sẽ tạo thành các ion ngược dấu nhau. Lực liên kết tĩnh điện giữ các ion
trái dấu đó lại với nhau tạo thành hợp chất ion.

2.2. Liên kết cộng hóa trị

Khi 2 nguyên tử hydro ở rất xa nhau, có thể coi như chúng hoàn toàn không tương
tác với nhau, tức là năng lượng tương tác giữa 2 nguyên tử bằng 0. Khi 2 nguyên tử H
tiến lại gần nhau đến một khoảng cách nào đó sẽ xuất hiện lực tương tác hút giữa nhân
nguyên tử này và electron của nguyên tử kia làm năng lượng hệ giảm xuống. Khi 2
nguyên tử càng tiến tới gần nhau hơn, lực hút nói trên càng mạnh hơn, đồng thời lại
xuất hiện thêm tương tác đẩy cũng tăng dần giữa 2 nhân mang điện tích với nhau, giữa 2
electron mang điện tích âm với nhau.
Phân tử H2 tạo thành khi tổng tương tác hút - đẩy nói trên là có lợi nhất, tức là các
nguyên tử hút nhau mạnh nhất, ứng với năng lượng của hệ thấp nhất. Khi tạo thành
phân tử H2 như thế, 2 electron cùa 2 nguyên tử đều chịu tương tác hút của 2 nhân hydro.
Như vậy, 2 electron phải ưu tiên cư trú trong vùng giữa 2 nhân và năng lượng của hệ lúc
này giảm xuống vì sự tăng tương tác hút của các hạt nhân với các electron trong vùng
này. Ta nói có sự hình thành liên kết cộng hóa trị giữa 2 nguyên tử hydro, phân từ H2
tạo thành bền hơn 2 nguyên từ hydro riêng lẻ. Như vậy, cũng tương tự như khi tạo thành
liên kết ion, hên kết cộng hóa trị tạo thành làm cho năng lượng của hệ thấp hơn năng
lượng ban đầu.
Do 2 electron tậo liên kết ưu tiên cư trú trông vùng nối giữa 2 nhân nguyên tử, có
thể nói 2 nguyên tử đã góp chung điện tử để tạo liên kết cộng hóa trị.
* Liên kết cộng hóa trị phân cực;
Xét tính chất và cấu tạo của phân từ HF: Đầu H về cực âm, đầu F về cực dương của
điện trường. Điều này chứng tỏ trong phân tử HF, H là trung tâm tích điện dương, F là
trung tâm tích điện âm. Tuy nhiên, trong phân tử HF, nguyên tử H chỉ có 1 electron ở

30

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

vỏ nên nó không thề nhường hẳn electron này cho nguyên tử F để tạo H+ và F’ mặc dù F
âm điện hơn H khá nhiều. Vì vậy, không thể có hợp chất ion HF được.
Để giải thích phân tử HF có các trung tâm tích điện dương và âm, người ta cho rằng
các nguyên tử H và F cũng dùng chung electron, nhưng cặp electron dùng chung không
nẳm cân bằng giữa 2 nguyên tử H và F, nó sẽ lệch về nguyên tử F vì nguyên tử F có độ
âm điện lớn hơn. Vì vậy, đầu F của phân tử HF tích điện âm và hướng về cực dương
của điện trường, còn đầu H tích điện dương và hướng về phía cực âm của từ trường.
Liên kết cộng hóa trị trong trường hợp này được gọi là liên kết cộng hóa trị phân cực.

2.3. Liên kết trong kim loại

Vì kim loại dẫn điện nên người ta cho rằng trong mạng tinh thể kim loại phải có các
hạt mang điện có khả năng chuyển động tự do. Lý thuyết cổ điển cho ràng các nguyên
tử kim loại có bán kính tương đối lớn, năng lượng ion hóa thường không cao, nghĩa là
các electron ngoài cùng bị nhân hút không chặt lắm nên dễ bứt ra khỏi nguyên từ và trở
thành electron tự do. Trong tinh thể kim loại, các hạt mang điện tự do chính là các
electron tự do. Các electron tự do hình thành nên “khí quyển ion” có điện tích âm, còn
các nhân nguyên tử và các electron còn lại tạo thành mạng lưới tích điện dương. Tương
tác điện giữa các electron tự do và mạng dương điện giữ các nguyên tử kim loại lại với
nhau, đồng thời tạo nên tính dẫn điện của kim loại. Lực liên kết giữa các nguyên tử kim
loại trong tinh thể kim loại như vậy, được gọi là liên kết kim loại.

3. LIÊN KẾT ION - TÍNH CHÁT CỦA HỢP CHẤT ION

3.1. Một số đặc tính chung của các hợp chất ion

Là các chất rắn tinh thể có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.
Dần điện ở trạng thái nóng chảy.
Thường dễ tan trong nước, và dung dịch nước của chúng dẫn điện.

3.2. Mạng tinh thể ion

Các hợp chất ion là những chất rắn trong đó chứa một số lớn các cation và anion
được cho là xếp chặt vào nhau theo trật tự nhất định tạo thành mạng, tương tác đẩy giữa
anion - anion, cation - cation là cực tiểu và tương tác hút cation - anion là cực đại. Với
mô hình này, lực liên kết giữa các tiểu phân trong mạng mang tính điện, đó là lực không
tính định hướng và không bão hòa. Vì lực liên kết ion tác dụng đều theo mọi hướng
trong tinh thể ion nên hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.

31

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Hình 2.1. Mạng tinh thể ion NaCI

Vì lý do trên, khi nói tới hợp chất ion, không có khái niệm “phân tử ion” mà chỉ có
các tinh thể ion. Lực ion có tính không định hướng và không bão hòa nên sự sắp xếp các
ion trong mạng tinh thể phụ thuộc tỷ lệ điện tích và bán kính giữa cation và anion trong
mạng. Tùy theo tỷ lệ điện tích và bán kính mà có các kiểu sắp xếp của cation và anion
khác nhau. Mỗi kiểu sắp xếp sẽ tạo ra một kiểu mạng tinh thể khác nhau. Ví dụ: trong
mạng tinh thể NaCl, mỗi ion Na’ được bao quanh bởi 6 ion cr ở cùng khoảng cách gần
nhất và ngược lại mỗi ion cr cũng được bao quanh bởi 6 ion Na+ ở gần nhất. Người ta
gọi số phối trí của Na+ và cr trong mạng tinh thể NaCl là 6, gọi là mạng lập phương
tâm diện. Trong mạng CsCl, số phối trí của ion Cs+ va cr đều là 8, kiểu mạng này gọi
là mạng lập phương tâm khối.

3.3. Năng lượng mạng tinh thể ion

Độ mạnh của lực Hên kết ion, hay năng lượng liên kết ion được đánh giá qua năng
lượng mạng tinh thể ion. Năng lượng mạng tinh thể ion được qui ước là năng lượng tỏa
ra khi hình thành 1 mol tinh thể ion từ các ion tương ứng ở trạng thái khí ứng với quá
trình sau:
— M+ (k) +-X’ (k) —> MX (mạng tinh thể) ------ Ưmtt
Quá trình tạo nên mạng tĩnh thể ion là quá trình tỏa nhiệt nên năng lượng mạng tinh
thể ion mang dấu âm. Giá trị tuyệt đối của năng lượng mạng tinh thể ion càng lớn, lực
liên kết ion trong tinh thể càng mạnh, càng khó phá vỡ, hợp chất ion càng có nhiệt độ
nóng chảy cao
Trong thực tế, dựa vào nguyên lý nhiệt động học: biến thiên năng lượng của một
quá trình chỉ phụ thuộc vào trạng thái đầu và cuối của quá trình mà không phụ thuộc

32

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

đường biến đồi, ta có thể xác định năng lượng mạng tinh thể một số họp chất ion qua
chu trình Bom - Harber.
Ví dụ: chu trình Bom - Harber áp dụng để tính năng lượng mạng tinh thể NaCl như
sau:

Na(r) + 1/2CỈ2 2----- > NaCl



S>0 1/2D
▼ ▼

Na(k) Cl(k) u

Năng lượng ion hoá I A


V ▼
Na+ (k) cr (k)

Q = s + 1/2D + năng lượng ion hóa I + A + u

Trong chu trình trên:


- Q =-411KJ: nhiệt của phản ứng
- s = 108 KJ: nhiệt thăng hoa của Na kim loại
- 11 = 502 KJ: năng lượng ion hóa của Na
- D = 241 KJ: năng lượng phân ly của C1
- A = -354 KJ: ái lực điện từ của C1
Vì chu trình kín nên: Q = s +11 + 1/2D + A + Umtt
Do đó, năng lượng mạng tinh thể của NaCl là:
Ưmtt = Q-S-Ii - 1/2D-A = - 788KJ

4. MÔ HÌNH LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ VỚI ELECTRON ĐỊNH CHÒ (LE):
LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ THEO LEWIS VÀ THEO VB

(LE: Localized Electron bonding model - VB: Valence Bond)

4.1. Thuyết liên kết cộng hóa trị theo Lewis

4.1.1. Quan điểm của Lewis về sự tạo thành phân tử:

Dựa vào quan sát thực nghiệm, Lewis thấy rằng: các khí hiếm, khí trơ có cấu hình
electron lớp vỏ ngoài cùng ns2 np6, các khí này tồn tại ở dạng đơn nguyên tử bền, trong
các họp chất bền khác, hầu hết các nguyên tử có khuynh hướng kết họp với nhau để đạt

33

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

tới cấu trúc lớp vỏ của các khí hiếm: lớp vỏ 8 electron (trừ H ở chu kỳ 1 đạt lớp vỏ 2
electron). Do đó, Lewis cho rằng, các nguyên tử có khuynh hướng kết họp nhau đạt cấu
trúc lớp vỏ khí hiếm bền, lớp vò này thường có 8 electron nên thuyết Lewis còn gọi là
thuyết bát tử.
Theo Lewis, cơ cấu bát từ có thề đạt được khi các nguyên tử góp chung các
electron hóa trị thành các cặp electron dùng chung. Các cặp electron dùng chung sẽ nằm
giữa 2 nguyên tử và được tính cho cả 2 nguyên tử, còn các electron không góp chung
nằm ở từng nguyên tử và chỉ tính cho nguyên tử đó. Do sự phân bo electron như vậy,
mô hình này được gọi là mô hình electron định vị.

4.1.2. Biểu diễn công thức cấu tạo một số phân tử theo Lewis

Trong công thức Lewis, mỗi cặp electron dùng chung gọi là 1 cặp electron liến kết
và được biểu diễn bởi 1 gạch nối giữa 2 nguyên tử, mỗi cặp electron không liên kết trên
nguyên từ cũng được biểu diễn bằng 1 gạch nằm trên nguyên tử đó.
- Chu kỳ 1: Các nguyên tử góp chung electron để đạt lớp vỏ 2 electron giống He
Vídụ:W.-V{
- Chu kỳ 2: các nguyên tử góp chung electron để đạt lớp vỏ 8 electron giống khí
hiếm
Vỉ dụ:
- Mỗi nguyên tử F đã có 7 electron hóa trị, hai nguyên tử F chỉ cần góp chung mỗi
nguyên tử 1 electron đế đạt lớp vỏ 8, vậy có 2 electron dùng chung, tức 1 liên kết cộng
hóa trị: F-F

IF---- Fl

- Nguyên tử o đã có 6 electron hóa trị, chúng cần góp 2 để đạt 8, vậy 2 nguyên tử
o góp chung 4 electron tạo thành 2 liên kết cộng hóa trị: o = o

'0=0)

Tương tự như vậy, ta có thể biểu diễn công thức một số phân từ khác như sau:

IN=NI H---- Fl (o=c=o)

'o'
V H W 11 w VH H \ H
H H

34

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Nêu giữa 2 nguyên tử tạo 1 cặp liên kêt cộng hóa trị thì gọi là liên kết đon, nếu giữa
2 nguyên tử tạo 2 cặp liên kết cộng hóa trị thì gọi liên kết đồi, tưong tự nếu có 3 cặp gọi
liên kết ba.

4.1.3. Khái niệm về electron hóa trị, vân đạo hóa trị, hóa trị và số phối trí trong họp
chất cộng hóa trị

Các electron có khả năng tham gia liên kết hóa học gọi là các electron hóa trị. Đó
chính là các electron có năng lượng cao trong nguyên tử, các electron phân bố trên lớp
ngoài cùng và ở phân lớp đang xây dựng nếu là nguyên tố d.
Ví dụ: F, C1 đều có 7 electron lớp ngoài cùng, chúng có 7 electron hóa trị, o và s có
6 electron hóa trị, N và p có 5 electron hóa trị.
Fe có cấu hình Is2 ls2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d6 có 8 electron hóa trị
Vân đạo hóa trị là những vân đạo chứa electron hóa trị, kể cà những vân đạo chứa
các electron hóa trị ở trạng thái kích thích. Đối với các nguyên tố chu kỳ 1 chỉ có 1 vân
đạo hóa trị là vân đạo ls. Các nguyên tố chu kỳ 2 có 4 vân đạo hóa trị: vân đạo 2s và 3
vân đạo 2p. Các nguyên tố chu kỳ 3 có thể sử dụng thêm các vân đạo 3d làm vân đạo
hóa trị. Khác với số electron hóa trị, số vân đạo hóa trị của nguyên tử phụ thuộc vào chu
kỳ của chúng trong bảng phân loại tuần hoàn.

4.1.4. Năng lượng liên kết cộng hóa trị và độ dài liên kết cộng hóa trị

Các nguyên tử kết hợp với nhau để tạo thành phân tử cộng hóa trị bền hơn các
nguyên tử ban đầu. Do đó, muốn bẻ gãy phân tử thành các nguyên tử, ta phải cung cấp
một năng lượng nào đó.
Vỉ dụ:
CEU (k) —> CH3(k) + H(k) cần cung cấp 435 KJ/mol
CH3(k) -► CH2(k) + H(k) 453 KJ/mol
CH2 (k) —> CH (k) + H(k) 425 KJ/mol
CH (k) -► c (k) + H (k) 339 KJ/mol
Từ ví dụ trên ta thấy năng lượng đề bẻ gãy liên kết cộng hóa trị C-H còn phụ thuộc
vào các liên kết khác chung quanh nó. Để thuận lợi cho việc áp dụng, người ta thường
dùng năng lượng liên kết cộng hóa trị là năng lượng trung bình bẻ gãy liên kết cộng hóa
trị thành các nguyên tử ở trạng thái khí. Năng lượng bẻ gãy liên kết cộng hóa trị càng
lớn liên kết càng bền.

35

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Người ta cũng đo được khoảng cách giữa các nguyên tử trong phân tử cộng hóa trị.
Khoảng cách đó gọi là độ dài của liên kết. Các thực nghiệm cho thấy giữa năng lượng
liên kết, độ dài liên kết và bậc liên kết có mối quan hệ sau:
Năng lượng liên kết: đơn < đôi < ba
Ví dụ: c - C: 347 KJ/mol c = C: 614 KJ/mol c = C: 839 KJ/mol
Độ dài liên kết: đơn > đôi > ba
Ví dụ: c - C: 1,54 A° c = C: 1,35 A° c = C: 1,20 A°
Độ dài liên kết càng ngắn thì liên kết càng bền.

4.2. Cấu trúc không gian của phân tử cộng hóa trị. Thuyết đẩy các đôi điện tử tầng
hóa trị (mô hình VSEPR - Valence Shell Electron Pair Repulsion model)
Liên kết cộng hóa trị hình thành với mật độ electron tăng lên trên vùng nối nhân
nên liên kết cộng hóa trị luôn luôn định hướng nhất định. Vì vậy, các phân tử cộng hóa
trị luôn có hình dạng nhất định. Bằng các phổ nhiễu xạ tia X, người ta xác định được
cấu trúc hình học của phân từ cộng hóa trị thông qua các giá trị chiều dài nối, góc nối.
Ví dụ: các kết quả thực nghiệm cho thấy phân tử CH4 có 4 nguyên tử H nằm cách
đều nguyên tử c và tạo thành tứ diện đều, trong đó các liên kết c - H - c đều có góc là
109,5°; Các phân tử CO2 có cấu trúc thẳng hàng. Trong khi đó, các phân tử H2O có dạng
góc với góc H - o - H là 105°.
Tại sao mỗi phân tử có hình dạng và góc nối khác nhau? Thuyết đẩy đôi điện tử
tầng hóa trị cho rằng các cặp electron liên kết và không liên kết trong phân tử đều chiếm
các vùng không gian nhất định và chúng phân bố trong phân tử sao cho lực đẩy giữa
chúng ít nhất. Nguyên tắc đó còn được gọi là nguyên lý giảm thiểu lực đẩy giữa các
electron tầng hóa trị, cụ thể như sau:
1. Hướng phân bố của các nguyên tử liên kết và các cặp electron không liên kết
chung quanh một nguyên tử nào đó phụ thuộc tổng số số nguyên tử liên kết trực tiếp với
nó và các cặp electron không Hên kết chung quanh nguyên tử:
- Nếu tổng này bằng 2 các nguyên từ và các cạp electron không liên kết phân
bố thẳng hàng —> góc nối là 180°.
Vỉ dụ: nguyên từ c trong CO2 có 2 nguyên từ o liên kết với c, trên c không còn
cặp electron chưa liên kết nên tổng số trên là 2, hai nguyên từ o phân bố thẳng hàng 2
bên nguyên từ c ứng với công thứ cấu tạo: o=c=o.
Trong phân tử C2H2 với công thức cấu tạo là H-C*=C-H, nguyên tử c nối với 1
nguyên tử H và 1 nguyên từ c khác, trên c không có cặp electron không liên kết nào,

36

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

do đó nguyên tử H và c còn lại phân bố thẳng hàng quanh c*, góc liến kết H-C*-C là
180°. Tuông tự như vậy với nguyên tử c còn lại. Vậy phân tử C2H2 thẳng hàng.
- Neu tông này bằng 3 —> các nguyên tử và các cặp electron không lien kết phân
bố theo 3 đỉnh của tam giác đều —> góc liên kết là 120°.
Ví dụ: nguyên tử B trong BF3 có 3 nguyên F trực tiếp nối với nó và không có cặp
electron không liên kết nào nên 3 nguyên từ F phân bố ở 3 đỉnh của tam giác đều quanh
B, toàn bộ phân tử BF3 nằm trên một mặt phẳng.
Các phân tử và ion C2H4, SO3, CƠ32', NƠ3’ ... cũng là các phân tử phẳng có góc nối
120°.
- Nếu tổng này bằng 4 —> các nguyên tử và các cặp electron không liên kết phân
bố trên 4 đỉnh của tứ diện đều —> góc liên kết là 109,5°.
Ví dụ: N trong NH3 nối với 3 nguyên tử H và có cặp electron không liên kết. Vậy
tồng số số nguyên tử liên kết và số cặp electron không liên kết là 4, nên 3 nguyên tử H
hướng ra 3 đỉnh tứ diện có tâm N, cặp electron chưa liên kết hướng ra đỉnh thứ 4 của tứ
diện, vì phân từ này không đối xứng hoàn toàn nên tứ diện là không đều, góc liên kết
H-N-H trong phân tử là 107°.
Tương tự, o trong phân tử H2O liên kết với 2 nguyên từ H và có 2 cặp electron
chưa liên kết nên 2 nguyên từ H phân bố trên 2 đỉnh của tứ diện không đều, góc H - o -
H là 105°’. Ion SO42', PO43 cũng có cấu trúc tương tự.
- Nếu tổng này bằng 5 —► các nguyên tử và các cặp electron không liên kết phân
bố theo 5 đỉnh của lưỡng tháp tam giác —> góc liên kết là 120° và 90°. Các phân tử có
phân bố theo kiểu này là: PCI5, SF4... trong hình lưỡng tháp tam giác, 3 vị trí trên mặt
phang giữa lưỡng tháp được gọi là xích đạo, góc liên kết giữa chúng là 120°, 2 vị trí còn
lại nằm trên trục vuông góc với mặt phẳng xích đạo gọi là vị trí trục.
- Nếu tổng này bằng 6 —► các nguyên tử và các cặp electron không liên kết phân
bố theo 6 đỉnh của bát diện đều —> góc liên kết là 90°. Các phân tử có phân bố theo kiểu
này là: BrFs, XeF4.SE,....
Vậy có 5 dạng hình học cơ bản hay gặp của các phân từ cộng hóa trị:

37

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Thẳng hàng Tam giác

Lưỡng tháp tam giác Lưỡng tháp tứ giác

2. Các đôi điện tử không liên kết chiếm vùng không gian lớn hơn đôi điện tử liên
kết. Liên kết đôi chiếm vùng không gian lớn hơn liên kết đơn. Quy luật này dung để giải
thích cho các trường hợp góc nối không đúng theo dạng hình học cơ bản.
Ví dụ: N trong NH3 có 3 liên kết cộng hóa trị và 1 cặp electron không liên kết nến
các cặp này định hướng theo tứ diện (góc 109,5°, nếu là tứ diện đều), nhưng vì cặp
electron không liên kết chiếm vùng không gian lớn hơn các cặp electron liên kết nên
góc giữa các cặp liên kết giảm xuống còn 107°. Tương tự như vậy, o trong H2O có 2
cặp electron không liên kết và 2 liên kết nên góc giữa 2 cặp liên kết giảm nhiều hơn, chỉ
còn 105°.
3. Các nguyên tử biên có độ âm điện cao có thể làm giảm góc nối để giảm thiểu lực
đẩy giữa các cặp electron tầng hóa trị.
Vỉ dụ: Các phân tử NH3 và NF3 có cẩu trúc tương tự, nhưng góc liên kết trong NH3
là 107°, còn trong NF3 nhỏ hơn khá nhiều, chỉ có 102°. Điều này được giải thích rằng
nguyên tử F có độ âm điện rất cao, nên liên kết N - F phân cực mạnh về phía F, kết quả
là góc nối trong phân từ NF3 giảm đi để cho tương tác đẩy giữa các cặp electron liên kết
và không liên kết là cực tiểu.
4. Trường hợp trong phân từ có các cặp electron chưa liên kết, các cặp electron
liên kết và không liên kết sẽ phân bố trong không gian sao cho lực đẩy giữa chúng là
kém nhất.

38

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Thứ tự lực đẩy các cặp là: LK - LK < LK - KLK < KLK - KLK
Neu các cặp electron nằm ở vị trí cách nhau 120° trở lên thì coi như đầy nhau
không đáng kể.
Các nguyên tử trung tâm trong PC15, SF4, CIF3, XeF2 đều có phân bố lưỡng tháp
tam giác, nhưng số cặp electron không liên kết trên nguyên tử trung tâm trong mỗi phân
tử khác nhau, để lực đẩy giữa các cặp electron hóa trị là nhỏ nhất, dạng hình học của các
phân tử cũng khác nhau, PCI5 không có cặp electron không liên kết nên phân tử là lưỡng
tháp tam giác.
s trong phân tử SF4 có 1 cặp electron chưa liên kết, cặp electron này có thể chiếm
vị trí xích đạo hoặc trục trong phân tử.
J..... p 0......F
(T>s^ p F—ẹr* r
ỉ F PF
F F
Nếu cặp electron không liên kết chiếm vị trí xích đạo, phân tử sẽ có 2 tương tác đẩy
LK - KLK và 4 tương tác đẩy LK - LK, là ít hơn trong trường hợp cặp electron không
liên kết nằm ở vị trí trục với 3 tương tác đẩy LK - KLK và 3 tương tác đẩy LK - LK, để
tương tác đẩy trong phân từ là ít nhất, cặp electron chưa liên kết phải chiếm vị trí mặt
phẳng xích đạo nên phân từ SF4 có hình tháp lệch.
Tóm lại, thuyết lực đẩy các đôi điện tử tầng hóa trị không chỉ giải thích cấu trúc
hình học của phân tử mà còn cho phép ta dự đoán cấu trúc hình học của các phân tử
cộng hóa trị. Cho đến lúc này, ta chỉ dựa vào sự góp chung các electron và các dữ liệu
thực nghiệm đề giải thích cấu tạo phân từ, ta vẫn chưa đề cập tới vấn đề các electron
nằm trong orbital nguyên tử, vậy các orbital này có vai trò thế nào trong sự tạo thành
liên kết hóa học? vấn đề này sẽ được đề cập trong thuyết liên kết hóa trị VB.
Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là thuyết đẩy đôi điện tử tầng hóa trị là 1 thuyết mạnh
để giải thích hình học các phân tử cộng hóa trị nên nó vẫn thường được dùng kết hợp
với thuyết VB để giải thích sự tạo thành các hợp chất cộng hóa trị.

4.3. Moment lưỡng cực của các phân tử cộng hóa trị
Khi liên kết cộng hóa trị tạo thành giữa 2 nguyên tử đồng nhân, cặp electron liên
kết thường phân bố đều giữa 2 nguyên từ. Tuy nhiên, khi liên kết cộng hóa trị tạo thành
giữa 2 nguyên tử dị nhân, cặp electron liên kết sẽ lệch về trị phân cực.

39

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Vecto lưỡng cực của phân tà cộng hóa trị là tổng vecto lưỡng cực của các liên kết
tạo thành phân tử và các vecto tạo bởi các cặp electron chưa liên kết. Độ lớn của vecto
lưỡng cực chính là momen lưỡng cực phân tử.
Nếu momen lưỡng cực của phân tử bằng 0 thì phân từ không phân cực. Neu
moment lưỡng cực của phân tử khác 0 thì phân tử phân cực.
Ví dụ: phân tử H2O có moment lưỡng cực đo được là 1,84 D. Moment lưỡng cực
phân tử H2O có thể giải thích như sau: 2 liên kết H-0 trong phân tử đều phân cực về
phía o, sẽ tạo nên vecto tổng hợp cùng chiều với vecto tổng của 2 cặp electron không
liên kết, do đó phân tử H2O có lưỡng cực chung hướng từ giữa 2 nguyên từ H đến o.
Trong khi đó, các liên kết c=o trong phân tử CO2 là các liên kết cộng hóa trị phân
cực nhưng vì phân tử CO2 đối xứng nên các vecto lưỡng cực của liên kết trong phân tử
CO2 bù trừ lẫn nhau; vì vậy, moment lưỡng cực của phân tử CO2 bằng không. Phân tử
CO2 không phân cực.

o=c=o
11 £1
pH2O=l,84D pCO2 = 0
Tương tự như vậy, ta thấy nhiều phân tử có các liên kết cộng hóa trị phân cực
nhưng vì phân tử đối xứng nên có moment lưỡng cực bàng 0, đó là trường hợp phân từ
CCI4, XeF4...
Moment lưỡng cực phân cực ảnh hưởng đến một số tính chất vật lý của hợp chất, ví
dụ nước là dung môi phân cực nên dễ dàng hòa tan những chất khí phân cực như: so2,
NH3, HC1... Ngược lại, chất khí không phân cực như: CO2, CH4... tan rất ít trong nước.

4.4. Liên kết cộng hóa trị định chỗ theo thuyết cơ học lượng tử (thuyết liên kết hóa
trị, thuyết VB - Valence Bond)

Mô hình liên kết cộng hóa trị đơn giản giải thích được nhiều vấn đề cho các phân từ
cộng hóa trị, nhưng không giải thích bản chất sự tạo thành liên kết cộng hóa trị. Thuyết
VB dùng mô hình cơ học lượng từ giải thích sự tạo thành liên kết cộng hóa trị. Nghĩa là
thuyết VB mô tả chuyển động của electron trong phân tử bằng cách gần đúng phương
trình sóng Schodinger cho các electron trong phân tử.

4.4.1. Cơ sở tạo thành liên kết cộng hóa trị theo VB

Sự tạo thành liên kết cộng hóa trị theo VB được mô tả như sau: khi 2 nguyên tử tiến
lại gần nhau thì các orbital hóa trị của 2 nguyên tử có thể xen phủ nhau, tạo thành
orbital liên kết trong vùng nối 2 nhân, mỗi orbital liên kết chứa 2 electron liên kết với

40
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

spin ngược chiêu. Do đó, trong mô hình này, các cặp electron liên kết chuyển động giữa
2 nhân, tức là mật độ electron giữa 2 nhân nguyên tử liên kết nhau tăng lên; vì vậy, mô
hình này gọi là mô hình electron khu trú hay electron định chỗ.
Phương pháp VB sử dụng gần đúng phương pháp Heitler - London để mô tả chuyển
động của electron giữa 2 nhân nguyên tử. Một cách đơn giản có thể nói Heitler -
London cho rằng nếu có electron 1 của nguyên tử A và electron 2 của nguyên tử B nằm
trong vùng nối nhân A - B thì cả 2 electron đều tương tác với 2 nhân.

4.4.2. Điều kiện của sự tạo thành liên kết cộng hóa trị VB

Để có sự tạo liên kết cộng hóa trị giữa 2 nguyên tử thì:


- Phải có sự xen phủ giữa 2 vân đạo nguyên tử của 2 nguyên tử, các vân đạo xen
phủ phải có: năng lượng xấp xỉ nhau; đối xứng tương đương: trong vùng xen phủ các
vân đạo nguyên tử phải cùng dấu để xen phủ hiệu quả; hướng xen phủ thích hợp đế xen
phủ cực đại: phải thẳng hàng hoặc song song.
- Trong vùng xen phủ phải hiện diện 2 electron với spin ngược nhau.

4.4.3. Các kiểu xen phủ cơ bản và các loại liên kết tạo thành:

- Xen phủ dọc theo trục liên nhân liên kết tạo thành là liên kết ơ
Các trường hợp xen phủ: s - s (H2), s - p (H - Cl), p - p (Cl - Cl)
Trong các phân tử H2, HC1; CỈ2 chỉ có 1 liên kết ơ tạo thành giữa 2 nguyên tử, liên
kết trong trường hợp này là liên kết đơn.
- Xen phù hông giữa các vân đạo p —> liên kết tạo thành là liên kết 71.
Xét sự tạo thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử Ơ2. Mỗi nguyên tử o có cấu
hình electron ls22s22p4 với sự phân bố các electron lớp ngoài cùng như sau: 2s2 2px2
2py1 2pz\
* Giả sử chọn trục z là trục nối nhân 2 nguyên tử. Khi 2 nguyên tử o tiến lại gần
nhau, các vân đạo 2pz của chúng sẽ xen phủ nhau tạo thành liên kết ơ có 2 electron. Hai
vân đạo Py của chúng định hướng song song nhau và đều chứa 1 electron nên chúng có
thể xen phủ nhau tạo thành liên kết 7L Còn 2 vân đạo 2px cùa chúng mặc dù cũng định
hướng song song nhau nhung mỗi vân đạo đều có 2 electron rồi nên chúng không xen
phủ nhau. Vậy trong phân tử O2 có sự tạo thành 1 liên kết ơ và 1 liên kết 71. Liên kết
cộng hóa trị giữa 2 nguyên tử o được gọi liên kết đôi (bậc liên kết là 2).

41

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Tương tự như vậy, các nguyên tử N có cấu hình 2s22p3 với 3 electron p đều độc
thân. Do đó, giữa 2 nguyên tử N trong phân tử N2 tạo thành 1 liên kết ơ và 2 liên kết 71.
Liên kết cộng hóa trị giữa 2 nguyên tử N được gọi liên kết ba (bậc liên kết là 3).
Tính định hướng của liên kết cộng hóa trị: muốn tạo thành liên kết cộng hóa trị bền
vững thì sự xen phủ các vân đạo nguyên tử phải cực đại. Sự xen phũ cực đại chỉ xảy ra
theo hướng nhất định nên liên kết cộng hóa trị mang tính định hướng, lực liên kết cộng
hóa trị cũng chỉ mạnh theo hướng tạo liên kết mà thôi. Do tính định hướng, các phân từ
cộng hóa trị có dạng hình học nhất định. Đe giải thích hình học phân tử, thuyết VB đề
nghị mô hình tạp chủng vân đạo hóa trị (thuyết lai hóa các vân đạo hóa trị).

4.4.4. Thuyết tạp chủng vân đạo hóa trị

* Nội dung thuyết tạp chủng vân đạo hóa trị (thuyết lai hóa).
- Trong nguyên tử, các vân đạo nguyên tử có năng lượng xấp xỉ nhau có thể “trộn
lẫn” nhau trong nội bộ nguyên tử để tạo các vân đạo tạp chủng. Có bao nhiêu vân đạo
nguyên từ tham gia tạp chủng thi có bấy nhiêu vân đạo tạp chủng tạo thành.
- Những vân đạo tạp chủng có hình dạng và năng lượng giống nhau và phân bố
đối xứng trong không gian.
- về mặt toán học, các vân đạo tạp chủng được coi là tổ hợp tuyến tính của các
vân đạo nguyên tử.
Ví dụ: 4 vân đạo 2s, 2px, 2py và 2pz tạp chủng nhau tạo thành 4 vân đạo tạp chủng sp3.
* Các dạng tạp chủng thông dụng được đề nghị: sp, sp2, sp3, sp3d, sp3d2.
* Sự tạo thành liên kết cộng hóa trị từ các vân đạo tạp chủng:
Đe tạo thành liên kết cộng hóa trị, các vân đạo nguyên tử tạp chủng có thể xen phủ
với các vân đạo nguyên từ thuần chủng hoặc tạp chủng của các nguyên tử khác. Để sự
xen phủ hiệu quả, các vân đạo cũng phải xen phủ thẳng hàng hoặc song song. Do đó,
các phân tử tạo thành cũng có hình dạng, góc liên kết nhất định. Thông thường, người ta
ít quan tâm tới dạng tạp chủng của các nguyên tử biên vì các nguyên tử này không ảnh
hưởng tới góc nối, dạng hình học của phân tử.
Nói chung, thuyết tạp chủng vân đạo và thuyết đẩy đôi điện tử tầng hóa trị đều có
mục tiêu chung là giải thích cấu tạo hình học của phân từ. Dạng tạp chủng đề nghị cho
mỗi trường hợp là dạng tạp chủng giải thích tốt nhất góc nối của phân tử.
Sau đây, chúng ta xét sự xen phủ để tạo liên kết hóa học trong một số phân tử. Xét
phân tử CH4: nguyên tử c trong CH4 có 4 electron hóa trị nằm trong 4 vân đạo tạp
chủng sp3. Mỗi vân đạo tạp chủng sp3 đó xen phủ với 1 vân đạo ls của H tạo thành 1

42
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

liên kết ơ và như vậy phân từ CH4 có 4 liên kết ơ hướng ra 4 đỉnh tứ diện đều nên góc
nối H-C-Hlà 109,5°.
Phân tử C2H4 có 2 nguyên tử c đều lai hóa sp2. Giả sử các vân đạo 2s, 2px và 2py
tham gia vào tạp chủng sp2, các vân đạo tạp chùng tạo thành sẽ nằm trên mặt phẳng xy,
vân đạo 2pz còn lại sẽ định hướng trên trục z vuông góc với mặt phẳng xy. Mỗi vân đạo
của c đêu có 1 electron. Chọn trục nối 2 nhân c là trục X, vậy trên mỗi nguyên từ c,
một vân đạo tạp chủng sp2 sẽ tạo liên kết ơ với 1 vân đạo tạp chủng sp2 của nguyên tử c
kia; 2 vân đạo tạp chủng sp2 còn lại trên mỗi nguyên tử c xen phủ ơ với 2 nguyên tử H,
do đó toàn bộ phân tử C2H4 nằm trong mặt phẳng xy và góc nối H - c - H là 120°. Trên
mỗi nguyên tử c còn 1 vân đạo pz chưa lai hóa nằm vuông góc với mặt phẳng phân tử
và chứa 1 electron, do đó 2 vân đạo này có thể xen phủ 7T với nhau. Vậy 2 nguyên tử c
liên kết với nhau bằng 1 liên kết ơ và 1 liên kết 71. Nối này gọi là nối đôi.

Hình 2.2. Cấu trúc phân tử C2H4


Tương tự như vậy, 2 nguyên từ c trong C2H2 lai hóa sp, tạo phân tử C2H2 gồm các
nguyên tử thẳng hàng, liên kết giữa c và c là liên kết 3 bao gồm 1 liên kết ơ và 2 liên
kết 71.

Hình 2.3. Cấu trúc phân tử C2H2

Nguyên tử c ở chu kỳ 2 nên chỉ có khả năng tham gia tạp chủng sp (C có tạo liên
kết ba), sp2 (C có tạo liên kết đôi), sp3 (C có tạo liên kết đơn). Nói tổng quát, liên kết
đơn luôn là liên kết ơ, liên kết đôi gồm 1 liên kết ơ và 1 liên kết 7C, liên kết ba gồm 1
liên kết ơ và 2 liên kết 71. Vì vậy, phù hợp với kết quả thực nghiệm, độ bền liên kết ba
lớn hơn liên kết đôi và lớn hơn liên kết đơn.

43

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Nguyên tử 0 trong H2O có 4 vân đạo hóa trị với 6 electron hóa trị. Các vân đạo hóa
trị của o lai hóa sp3 nên góc nối H - 0 - H là 105° gần với góc nối trong phân tử CH4.
Đe tạo các liên kết hóa học, 6 electron hóa trị trong o phân bố vào 4 vân đạo hóa trị tạp
chủng như sau: 2 vân đạo tạp chủng chứa electron độc thân, 2 vân đạo tạp chùng còn lại
chứa cặp electron. Hai vân đạo tạp chủng chứa electron độc thân sẽ xen phu với 2 vân
đạo Is cũng chứa 1 electron của 2 nguyên tử H. Hai vân đạo tạp chủng chứa cặp
electron không tạo liên kết. Vậy mô hình VB giải thích sự tạo thành phân tử H2O phù
họp với công thức cấu tạo Lewis của phân tử H2O.
Đẻ ý rằng, để giải thích góc nối trong phân tử nước nhỏ hơn góc nối trong tứ diện
đều ta vẫn phải dùng thuyết đẩy đôi điện tử tầng hóa trị.
Các ví dụ trên cho ta thấy các vân đạo tạo liên kết 7t không tham gia vào sự tạp
chủng, nhưng các cặp electron không liên kết trong phân tử thì thuộc về các vân đạo tạp
chủng, vì vậy, có thể nói rằng để dự đoán trạng thái tạp chủng của nguyên tử nào đó
trong phân tử, ta viết công thức cấu tạo của nó, số vân đạo tham gia tạp chủng bằng tổng
số liên kết ơ và số cặp electron không liên kết, từ đó suy ra dạng tạp chủng.
Tương tự như vậy, ta dễ dàng giải thích nguyên tử trung tâm N trong NH3 tạp
chủng sp3 với 1 cặp electron không liên kết trên N nên góc nối trong NH3 là 107°.
Nguyên từ p trong PCI5 lai hóa sp3d, góc nối Cl - p - C1 là 120° và 90°. Nguyên tử trung
tâm s trong SFô lai hóa sp3d2 các góc nối F - s - F trong phân từ SFô đều là 90°.
Xét phân từ BF3, nguyên tử B có 3 electron hóa trị với cấu hình electron lớp vỏ
ngoài cùng là 2s22p\ B sử dụng các vân đạo 2s, 2px và 2py để tạo 3 vân đạo lai hóa sp2,
mỗi vân đạo lai hóa này chứa 1 electron. Các nguyên tử F có 7 electron hóa trị, phân bố
trên các vân đạo 2s và 2p, trong đó chỉ có 1 electron độc thân. Mỗi nguyên tử F dùng
vân đạo chứa electron độc thân của minh để xen phủ với vân đạo lai hóa chứa electron
độc thân của B, tạo thành các liên kết ơ. Vậy phân từ BF3 có 3 liên kết ơ B - F nằm trên
mặt phẳng định hướng cách nhau góc 120°. Sau khi tạo các liên kết ơ, trên B còn vân
đạo 2pz vuông góc với mặt phẳng phân từ là vân đạo trống. Vân đạo trống của B sẽ xen
phủ với vân đạo 2pz có 2 electron của nguyên tử F tạo thêm một liên kết 7L Vì 3 nguyên
tử F trong BF3 đều có khả năng tạo liên kết 71 như vậy, do đó liên kết 71 tạo thành di
chuyển vị trí liên tục, liên kết 71 chia đều cho 3 nối B - F, Hệ liên kết 71 tạo thành như
vậy, gọi là hệ liên kết 71 giải tỏa. Bây giờ các liên kết B - F trong phân tử không còn là
liên kết đơn thuần túy mà cũng không là liên kết đôi. Trong trường hợp này, người ta
dùng bậc liên kết trung bình là tong so electron tham gia vào hệ liên kết chia cho 2 lần
số liên kết 7r: 8/2x3 = 1,33.

44
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Tóm lại, thuyết lai hóa của VB và thuyết VSEPR đều cho phép dự đoán dạng hình
học các phân tử cộng hóa trị như nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp - ví dụ phân
tử có cặp electron không liên kết, trong phân tử có các nguyên tử có độ điện cao -
thuyết VSEPR cho phép giải thích góc liên kết chi tiết hơn.

4.5. Mô hình liên kết cộng hóa trị vói electron giải tỏa - thuyết MO

Mô hình liên kết cộng hóa trị với electron định vị có giá trị to lớntrong việc giải
thích sự hình thành liên két trong phân tử và cấu trúc hình học các phân tửcộnghóa trị.
Tuy nhiên, thuyết VB vẫn có một số hạn chế. Ví dụ theo VB, khi các nguyên tử liên kết
nhau để tạo hợp chất, các electron đều ghép cặp, do đó nó không giải thích tính thuận từ
của phân tử oxy, nó cũng không giải thích được sự tồn tại của các phân tử có điện tử lẻ.
Do đó, trong phần này ta sẽ xét mô hình phân tử theo thuyết MO.

4.5.1. Quan điểm chung của thuyết MO

Theo thuyết MO, phân tử được coi như một “nguyên tử phức tạp” gồm hệ các hạt
nhân và các electron thuộc về hệ này. Các electron chuyển động trên các MO (molecular
orbital, vân đạo phân tử). Các MO cũng có tính chất giống AO (orbital nguyên tử) trong 2
phương diện cơ bản nhất: mỗi MO cũng có chứa tối đa 2 electron với spin ngược nhau.
Bình phương hàm sóng MO chỉ ra xác suất bắt gặp electron trong phân tử.
Vậy theo mô hình này, trong phân từ không còn các nguyên tử riêng biệt nữa, và do
vậy các MO, các electron cũng thuộc về phân tử chứ không thuộc về nguyên tử. Vì vậy, mô
hình này được gọi là mô hình electron giải tỏa. Vì bây giờ phân tử là hệ nhiều nhân và
nhiều electron, việc giải phương trình Schrodinger cho hệ như vậy rất phức tạp nên người ta
cũng chỉ giải gần đứng phương trình Schrodinger cho phân từ. Phương pháp gần đúng để
giải phương trình Schrodinger cho mô hình phân từ MO là phương pháp Mulliken - Hund.
Trong phương pháp này, chuyển động của electron trong phân từ được mô tà bởi
hàm sóng MO là tổ hợp tuyến tính của các hàm sóng AO.

4.5.2. Nguyên tắc tạo MO

- MO được tạo thành từ sự xen phú của các AO. Có bao nhiêu AO tham gia xen
phủ thì tạo thành bấy nhiêu MO. Điều kiện để các AO có thể xen phù nhau là:
+ Các AO phải có năng lượng xấp xỉ bằng nhau
+ Các AO phải đối xứng giống nhau đối với trục liên nhân
+ Các AO phải xen phủ nhau đáng kể, tức là hướng xen phủ và khoảng cách
giữa các hạt nhân nguyên tử phải thích hợp.

45

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

- Khi 2 AO xen phú nhau, có 2 trường họp xảy ra và tạo thành hai MO: đó là xen
phũ dương gọi là MO liên kết, các MO tạo thành theo kiểu này gọi là các kiểu liên kết ơ
và 7i; Xen phủ theo cách 2 gọi là xen phủ âm, gọi là MO phản liên kết và được ký hiệu
là ơ* và 71*. Các MO liên kết có năng lượng thấp hơn các vân đạo nguyên tử nguyên
thủy; các MO phản liên kết có năng lượng cao hơn các vân đạo nguyên tử nguyên thủy.

4.5.3. Nguyên tắc sắp xếp các electron trong phân tử, bậc liên kết

Tương tự như trong nguyên từ, các electron trong phân tử chuyền động trên các
MO, mỗi MO chứa tối đa 2 electron với spin ngược nhau. Các electron sắp xếp vào các
MO theo quy luật năng lượng: electron xếp vào các MO có năng lượng từ thấp tới cao
sao cho năng lượng của phân từ là thấp nhất.
Đối với các phân tử 2 nguyên từ, độ bền của liên kết cộng hóa trị có thể đánh giá
qua giá trị bậc liên kết (BLK).
BLK = (tổng số electron trên các vân đạo liên kết - tồng số electron trên các vân đạo
phản liên kết). BLK của liên kết càng cao, phân tử càng bền.

4.5.4. Ảp dụng phương pháp MO cho một so phân tử 2 nguyên tử

4.5.4.1. Các phân tử 2 nguyên tử thuộc chu kỳ 1: Phân tử H2 và Hẽ2

Các nguyên tử chu kỳ 1 chì có 1 vân đạo hóa trị là vân đạo Is và chúng chi dùng
các vân đạo ls để xen phủ nhau. Khi 2 vân đạo 1 s thuộc 2 nguyên tử khác nhau xen phủ
nhau, có sự tạo thành 2 MO: Ơ1S và Ơ*1S
I

Orbital phân tử H2

Hình 2.4. Giản đồ năng lượng của các vân đạo phân tử H2

Mỗi nguyên tử H có 1 electron nên cấu hình electron của phân tử H2 là (ơis)2, BLK
trong phân tử H2 là 1, phù hợp với thuyết VB cho rằng liên kết trong phân từ H2 là liên
kết đơn.

46

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Mỗi nguyên tử He có 2 electron nên cấu hình electron của phân tử He2 là (ơis)2
(ơ Is)2, BLK trong phân tử He2 là 0, do đó không có sự tạo thành phân tử He2.
H2

Hình 2.5. Giàn đồ năng lượng cùa các vân đạo phân tử H2 và He2

4.5.4.2. Các phân tử nhị nguyên tử đẳng nhãn thuộc chu kỳ 2

Xét sự tạo thành phân từ L12 từ 2 nguyên tử ly có cấu hình electron Is2 2s1. Khi 2
nguyên tử ly tiến lại gần nhau, các vân đạo Is có kích thước khá nhỏ hơn các vân đạo
2s, nên không xảy sự xen phủ giữa các vân đạo Is mà chỉ xảy ra sự xen phủ giữa các
vân đạo 2s của 2 nguyên tử ly với nhau. Vậy chỉ có các vân đạo hóa trị mới có thể xen
phủ nhau.
Mỗi nguyên từ ly có 1 electron hóa trị nên cấu hình electron của phân tử Li2 là:
(ơ2s)2. BLK của phân tử LỈ2 là 1. Do đó, có thể dự đoán phân tử LỈ2 bền hom các nguyên
tử ly độc lập vì năng lượng của LỈ2 thấp hơn năng lượng của nguyên tử Li. Điều này chỉ
đúng khi ly ở trạng thái hơi: trạng thái hơi của liti là các phân từ nhị nguyên tử Li2 và đó
không phải là trạng thái bền nhất của Li. Thực tế, ở điều kiện thường, ly là chất rắn kim
loại, trong tinh thể có một số lượng lớn các nguyên tử ly liên kết với nhau bằng lực kim
loại và đây là trạng thái bền nhất của Li.
Tương tự như ly, sự xen phủ các vân đạo nguyên tử của các nguyên tố chu kỳ 2
khác cũng xảy ra chủ yếu trên các vân đạo hóa trị 2s, 2px, 2py, 2pz. Xét sự tạo thành
phân tử F2. Nếu chọn trục z là trục liên nhân, khi 2 nguyên tử F tiến gần nhau theo trục

47

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

z, các vân đạo 2s của 2 nguyên tử F xen phủ nhau tạo các vân đạo ơs và ơs , các vân đạo
2pz của 2 nguyên tử F xen phủ nhau tạo các vân đạo phân tử ơp và ơp , các vân đạo 2px
và 2py của 2 nguyên tử xen phủ nhau tạo các vân đạo 71 và 71 . Vì có 2 vân đạo 2px và 2
vân đạo 2py cùa 2 nguyên tử F nên tạo 2 MO 71 và 2 MO 71 .

2Px 2Px

Hình 2.6. Sự phân tách của các vân đạo phân tử 2p


Giản đồ năng lượng của các vân đạo phân từ của F2 được biểu diễn như sau:

Hình 2.7. Giản đồ năng lượng của các phân tử F2

48
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Hai nguyên tử F có tổng cộng 14 electron hóa trị nên cấu hình electron của phân tử
F2 là: (ơs)2 (ơs )2 (ơp)2 (ti)4 (71*)4. BLK trong phân tử F2 là 1. Phù hợp với thuyết VB cho
rằng liên kết giữa 2 nguyên tử F là liên kết đon. Phân tử F2 bền.
Tưong tự như trên, ta có giản đồ năng lượng và cấu hình electron cùa các phân tử
nhị nguyên tử đồng nhân khác thuộc chu kỳ 2. Điều đáng lưu ý là thực tế cho thấy phân
từ B2 là thuận từ. Để giải thích điều này, người ta cho rằng các nguyên tố đầu chu kỳ có
so electron 2p chưa quá bán, năng lượng vân đạo nguyên tử 2s và 2p gần nhau nên khi
xen phủ nhau để tạo liên kết có sự tương tác giữa các vân đạo 2s và 2p, dẫn tới sự đảo
ngược giá trị năng lượng các vân đạo ơp và 7L

Độ dài nối: 2,67 A° 1,59 1,24 1,10


Năng lượng nối: 110 KJ/mol 272 602 941

Hình 2.8. Trường hợp phân tử có tương tác s - p

Từ hình 2.8 và 2.9, ta thấy các phân từ O2 và B2 có electron độc thân; do đó, chúng
là các chất thuận từ đúng với thực nghiệm. Đây là tính chất đặc biệt của phân tử mà
thuyết VB không giải thích được.
Theo thuyết MO, phân tử Be2 có BLK là 0, từ kết quả này có thể dự đoán phân tử
Be2 kém bền hơn các nguyên tử Be riêng lẻ, do vậy phân tử Be2 không tạo thành. Tuy
nhiên, các dữ liệu thực nghiệm chứng tỏ rằng phân tử Be2 có tồn tại mặc dù liên kết
giữa 2 nguyên từ rất yếu. ở điều kiện thường, Be là kim loại với nguyên tử Be liên kết
với nhau tạo thành mạng tinh thể kim loại bền.

49

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

02 F2
ơ2pz -------- --------

n*2px *2py -4- -Ị- 4k 44


Jt2px ^py -|| lị- 44
“41-------

ơ2pz 4F "hr
ơ‘2s -# -fr
Tính từ: Thuận từ Nghịch từ
BLK: 2 1
Độ dài nối: 1,21 1,42
Năng lượng nổi: 493 138

Hình 2.9. Trường hợp phân tử không có tương tác s - p

N2 là phân từ có bậc liên kết cao nhất trong chu kỳ 2, BLK của các phân tử này phù
hợp với độ bội liên kết khi xét phân tử theo thuyết VB. Vì vậy, phân tử N2 có BLK cao
nhất nên phân tử của nó có độ bền liên kết cao nhất, độ dài liên kết ngắn nhất so với các
nguyên tử khác trong chu kỳ 2.
Bằng phương pháp MO, ta còn viết được cấu hình electron một số ion và dự đoán
độ bền tương đối của chúng. Ví dụ: ion 02' và O22’ được tạo thành khi phân tử 02 nhận
thêm 1 hoặc 2 electron trên vân đạo phản liên kết. Điều này làm BLK của 02' và O22"
giảm so với 02. Vì vậy, các ion trên kém bền hơn phân tử 02.

4.5.4.3. Các phân tử nhị nguyên tử dị nhân tạo thành từ các nguyên tố thuộc chu kỳ 2

Tương tự như trên, ta dễ dàng xét sự tạo thành các phân tử nhị nguyên từ dị nhân tạo
thành từ các nguyên tố thuộc chu kỳ 2: co, NO, NO+... Trong các phân tử dị nhân, ví dụ
phân từ CO, vân đạo 2s của c có năng lượng không bằng vân đạo 2s của o, năng lượng
vân đạo 2p của c không bằng vân đạo 2p của O; do đó, tương tác s - p dễ xảy ra hơn, thứ
tự năng lượng của các MO trong trường hợp này tương tự như các phân tử đàu chu kỳ 2.
Ví dụ: phân tử co có tất cả 4 + 6 = 10 electron hóa trị, cấu hình electron của co là:
(ơs)2 (ơ*s)2 (n)4 (ơp)2. BLK = 3 phù họp với thuyết VB; phân tử NO có 11 electron hóa

50

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

trị nên cấu hình electron phân tử là: (ơs)2 (ơ*s)2 (7ĩ)4 (ơp)2 (tu*)1. BLK = 2,5. Như vậy,
thuyết MO cũng giải thích đon giản cho sự tạo thành các phân tử cộng hóa trị với số
electron lẻ. Ta cũng thấy rằng khi phân tử NO mất đi 1 electron để tạo thành NO+ thì
BLK của nó tăng lên, nên có thể dự đoán ion Nơ’ tưong đối bền hon phân tử NO.
Thuyết MO không chỉ giải thích tính thuận từ, nghịch từ của các phân tử cộng hóa
trị mà còn cho phép ta giải thích các giá trị năng lượng ion hóa của phân tử và màu sắc
phân tử một cách hiệu quà. Trong phân tử, các electron chuyển động trên các vân đạo có
năng lượng xác định riêng của nó. Dưới tác động của năng lượng ánh sáng, một số
electron hấp thụ năng lượng thích họp để chuyển lên các vân đạo phân tử có năng lượng
cao hon. Neu năng lượng hấp thu trong vùng khả kiến, phân tử hóa chất sẽ mang màu.
Tưong tự như vậy, nếu năng lượng cung cấp đủ để cho electron bức khỏi phân từ, ta sẽ
có ion, năng lượng đó gọi là năng lượng ion hóa phân tử.

5. Lực LIÊN KẾT LIÊN PHÂN TỬ

Ngoài 3 loại lực liên kết cơ bản trong các hóa chất: liên kết kim loại, liên kết ion và
liên kết cộng hóa trị, được gọi là các liên kết mạnh để giữ các nguyên tử lại với nhau,
giữa các phân từ cộng hóa trị giói hạn cũng có lực tương tác với nhau. Lực này giữ các
phân từ ờ gần nhau khi chúng ở trạng thái rắn hoặc lỏng. Đó là các lực liên kết yếu: liên
kết VanderWaals và liên kết hydro.

5.1. Lực liên kết VanderWaals

Trong phần trên ta đã đề cập, liên kết cộng hóa trị giữa các nguyên tử khác nhau sẽ
phân cực về phía nguyên từ có độ âm điện lớn hơn. Sự phân cực của các liên kết cộng
hóa trị và sự phân bố electron trên các cặp electron không liên kết trong phân từ sẽ ảnh
hưởng tới độ phân cực của phân tử cộng hóa trị. Giá tri moment lưỡng cực của phân tử
bằng độ lớn của vecto tồng của các vecto phân cực của các liên kết cộng hóa trị và các
cặp electron không nối: nếu giá trị này bằng 0, phân tử không phân cực, nếu giá trị khác
0, phân tử là phân cực.
Các phân tử H2O, NH3, NF3, SO2, HC1 ... là những phân tử phân cực. Các phân từ
phân cực luôn luôn tồn tại lưỡng cực với các tâm mang điện tích trái dấu, các lưỡng cực
này gọi là các lưỡng cực vĩnh viễn.
Các phân tử O2, CI2, CO2, CH4 ... là các phân tử không phân cực. Tuy nhiên, phân
tử là một hệ thống “động” chứ không tĩnh do các electron không ngừng chuyển động
trong phân tử. Do đó, ngay cả các liên kết giữa 2 nguyên tử đối xứng như Cl - C1 cũng

51

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

có thề xuất hiện lưỡng cực nhỏ nào đó tại một thời điểm rồi sau đó mất đi. Những chất
như vậy gọi là lưỡng cực tạm thời.
Ngoài ra, dưới tác động của các trường lực ngoài, các phân tử không phân cực có thể
bị biến dạng hay phân bố điện tích lại xuất hiện các lưỡng cực tạm thời. Các lưỡng cực
tạm thời này xuất hiện dưới tác động của trường lực ngoài nên gọi là lưỡng cực cảm ứng.
Giữa các các phân tử cộng hóa trị luôn luôn xuất hiện các tương tác giữa các lưỡng
cực vĩnh viễn hoặc các lưỡng cực tạm thời và cảm ứng, các tương tác đó gọi là tương
tác VanderWaals. Khi đo giá trị tương tác VanderWaals người ta thấy lực này rất yếu,
yếu hơn hơn các lực liên kết cộng hóa trị hoặc ion rất nhiều.
Vậy lực VanderWaals là lực liên kết yếu luôn luôn tồn tại giữa các phân tử cộng
hóa trị. Nhờ có lực VanderWaals mà các chất khí dễ hóa lổng và các chất lỏng dễ hóa
rắn hơn, hay nói ngược lại, lực VanderWaals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ
sôi của các chất cộng hóa trị phân tử. Tương tác VanderWaals giữa các phân tử cộng
hóa trị càng mạnh thì hợp chất càng có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao. Lực
VanderWaals được đánh giá qua các yểu tố sau:
- Phân tử càng có kích thước và khối lượng lớn, lực VanderWaals càng mạnh.
- Phân tử càng phân cực thì lực VanderWaals càng lớn.
- Khi các phân tử càng ở gần nhau, tương tác VanderWaals càng mạnh. Lực
VanderWaals giữa các phân tử mạnh nhất khi chúng ở trạng thái rắn. Ở trạng thái khí,
các phân tử cách xa nhau nên tương tác VanderWaals giữa các phân tử xem như không
đáng kể.
Liên kết VanderWaals hay hiệu ứng lưỡng cực tức thời và tương tác lưỡng cực, là
một liên kết nội phân tử hoặc là lực nội nguyên từ gây ra một lực hút tạm thời giữa các
lưỡng cực trong các phân tử không phân cực và các nguyên tử tự do. Liên kết
VanderWaals là liên kết yếu nhất trong các loại liên kết.
Liên kết VanderWaals là lực liên kết giữa các phân tử chất khí lại với nhau và các phân
tử khí liên kết cùng chủ yếu dựa trên loại lực này; .vì vậy, các chất khí mới linh động.
Lực VanderWaals là lực liên phân từ, được hình thành giữa các phân từ trung hòa,
lực VanderWaals được dùng để giải thích sự hóa lỏng của chất khí hay sự đông đặc của
chất lỏng.
Phân loại lực VanderWaals:
- Lực định hướng: được tạo thành bởi các phân tử luôn phân cực
- Lực cảm ứng: được tạo thành bời 1 phân tử phân cực và 1 phân từ không
phân cực

52
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

- Lực khuếch tán: được tạo thành bởi các chất không phân cực
- Lực định hướng lớn hơn lực cảm ứng lớn hơn lực khuếch tán.

5.2. Lực liên kết hydro

5.2.1. Định nghĩa

Liên kết hydro là tương tác tĩnh điện yếu giữa nguyên tử H linh động mang điện
tích dương với phần tử độ âm điện mạnh mang điện tích âm (thường là cặp electron tự
do của nguyên tố có độ âm điện lớn như F, o, N, Cl, s...).
Liên ket hydro được hình thành giữa các phân tử cùng loại. Ví dụ: giữa các phân tử
H2O, rượu, acid...
Liên kết hydro được hình thành giữa các phân tử khác loại. Ví dụ: giữa phân từ
H2O và rượu.

5.2.2. Phẫn loại liên ket hydro

Liên kết hydro nội phân từ: trong hợp chất phải chứa 2 nhóm chức trở lên.
Liên kết hydro liên phân tử: là liên kết hydro giữa phân tử này với phân từ kia.

5.2.3. Đánh giá độ mạnh của liên kết hydro

Vì liên kết hydro là tương tác tĩnh điện giữa nguyên tử H mang điện dương và phần
từ mang điện tích âm. Do đó, muốn xét độ mạnh yếu của liên kết hydro ta phải xét lực
tương tác tĩnh điện giữa 2 phần tử mang điện trái dấu đó. Nếu lực hút đó càng mạnh thì
liên kết hydro càng bền vững và ngược lại. Liên kết hydro càng bền khi hydro càng linh
động và phần tử mang điện tích âm càng có cặp electron linh động.
Neu R là nhóm đẩy electron thì làm giảm liên kết hydro trong -OH, do mật độ
electron của oxy tăng tạo sự phân cực O-H yếu đi. Ngược lại, R là nhóm hút electron sẽ
làm tăng Hên kết hydro do -OH phân cực nhiều hơn, H dương điện hơn và linh động hơn.
C2H5 -OH có nhóm C2H5- đẩy điện tử nên -OH kém phân cực, H ít linh động hơn
nên C2H5 -OH có liên kết hydro yếu hơn CôHsOH vì trong CgHsOH có nhóm -CóLL hút
điện tử.

5.2.4. Ảnh hưởng của liên kết hydro đến nhiệt độ sôi

Hợp chất có liên kết hydro thì nhiệt độ sôi cao hơn hợp chất không có liên kết
hydro vì cần tiêu tốn một năng lượng để thắng được liên kết hydro.

53

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

5.2.5. Anh hưởng của liên kết hydro đến quá trình hòa tan trong nước

Hợp chất có liên kết hydro thì dễ tan trong nước. Ví dụ: C2H5OH tan vô hạn trong
nước vì tạo thành liên kết hydro với nước. Ngoài ra, tính tan trong nước, ngoài liên kết
hydro còn phụ thuộc vào gốc hydrocacbon. Nấu gốc hydrocabon càng cồng kềnh, càng
lớn càng khó tan.

5.2.6. Tầm quan trọng của liên ket hydro

Từ rất sớm, những nhà hóa học đã tập trung vào việc nghiên cứu nguyên tử và
những liên kết nguyên từ - nguyên từ. Mô hình này rất thành công trong việc tạo ra
những phân tử mới với cấu trúc, thuộc tính vật lý và hóa học mới. Tuy nhiên, cách đây
vài chục năm, tương tác giữa những phân tử (còn gọi là tương tác không cộng hóa trị)
lại trở thành vấn đề chính, đặc biệt tương tác mang lại những tập hợp phân tử phức tạp
có những thuộc tính vĩ mô độc đáo và lý thú. Từ đó, đã sinh ra khoa học hóa học liên
ngành như: hóa học siêu phân tử và thiết kế tinh thể. Các loại tương tác không cộng hóa
trị gồm: tương tác ion - ion, tương tác ion - lưỡng cực, tương tác lưỡng cực - lưỡng
cực, tương tác VanderWaals, liên kết hydro...
Tầm quan trọng của tương tác không cộng hóa trị thể hiện trong việc hiểu cấu trúc
hữu cơ, vô cơ, phân tử sinh học, tập họp siêu phân từ, quá trình kết tinh, độ chọn lọc phản
ứng và tương tác trong các phân tử thuốc. Dựa vào những lực tương tác này, không chỉ
thiết kế về mặt hóa học mà còn thực hiện được về mặt thí nghiệm những vật liệu kích cỡ
nano có hoạt tính mới, hiểu tường tận hơn sự hình thành “đám” trong phân tử.
Trong số các tương tác không cộng hóa trị thì liên kết hydro là tương tác tiêu biểu
nhất cả trong hóa học và sinh học. Cụ thể khoảng cách liên kết hydro ngắn nhất và
thuộc loại bền nhất trong các loại tương tác hút giữa 2 phân tử tham gia tương tác. Liên
kết hydro có ảnh hưởng lớn nhất trong số những lực hút giữ những phân tử với nhau bời
vì sự định hướng trước và năng lượng liên kết tương đối thấp của nó. Liên kết hydro
được tìm thấy trong phạ rắn, pha lỏng, phạ khí và thường điều khiển trạng thái tập họp
của họp chất hóa học. Vì thế, liên kết hydro cực kỳ quan trọng trong tổng hợp siêu phân
tử không cộng hóa trị và thiết kế tinh thể. Vai trò của liên kết hydro còn được thừa nhận
trong việc điều chỉnh độ hoạt động của những nhóm nguyên tử, làm bền hóa cấu tạo của
những phân tử vĩ mô sinh học phức tạp, gia tăng độ bền của chất nền với những phân tử
sinh học khác và đóng vai trò quan trọng trong những phản ứng chuyển proton (tương
tác định hướng).

54

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Tương tác hydro khá quan trọng đối với cấu trúc và chức năng của phân tử sinh
học. Ngành sinh học cấu trúc được mở ra nhờ vào việc phát hiện liên kết hydro trong
những cấu trúc xoắn ốc alpha, bảng beta của protein và những cặp ADN, ARN. Liên kết
hydro là nguyên nhân chính cho quá trình gắn kết giữa ADN và phối tử là nhân tố quan
trọng trong việc làm bền chuỗi xoắn ADN và nghiên cứu quá trình này sẽ giúp ích cho
việc thiết kế những phân tử thuốc mới.
Tóm lại, liên kết hydro xác định cấu trúc phân tử nhỏ, những đại phân tử sinh học,
thuộc tính của chất lỏng, định hướng hình thành tinh thể phân tử, có vai trò quan trọng
trong ADN, ARN, protein. Những tinh thề liên kết hydro yếu và linh động về năng
lượng nên dễ hình thành và bị cắt đứt, đây là thuận lợi chính của tinh thể liên kết hydro.
Do vậy, liên kết hydro được xem như chức năng “kép” trong sinh học.
Liên kết hydro rất yếu chi bền hơn liên kết vanderwaals, dễ bị phân hủy bởi nhiệt.

5.2.7. Cơ chế tác dụng của thuốc


Tác dụng của phần lớn các thuốc là kết quả của sự tương tác giữa thuốc với
receptor (thụ thể).
Thụ thể là một thành phần đại phân tử tồn tại với một lượng giới hạn trong một số
tế bào đích, có thể nhận biết một cách đặc hiệu chỉ một phân từ “thông tin” tự nhiên
(hormone, chất dẫn truyền thần kinh) hoặc một tác nhân ngoại lai (chất hóa học, thuốc)
để gây ra một tác dụng sinh học đặc hiệu là kết quả của tác dụng tương hỗ đó. Thành
phần đại phân tử thụ thề thường là protein vì chỉ có protein mới có cấu trúc phức tạp để
nhận biết đặc hiệu của một phân tử có cấu trúc ba chiều.
Thụ thể có chức năng nhận biết các phân từ thông tin (hay còn gọi là ligand) bằng
sự gắn kết đặc hiệu các phân tử này vào thụ thể theo các liên kết hóa học:
- Liên kết ion: các chất hóa học mang điện tích (như nhóm amoni bậc 4 của
acetylcholine có điện tích dương) sẽ gắn kết vào vùng mang điện tích trái dấu của thụ
thể theo liên kết này. Với lực liên kết khoảng 5-10 kcal/mol.
- Liên kết hydro: do sự phân bố không đồng đều electron trong phân tử nên có mối
liên kết giữa nguyên tử hydro với các nguyên tử có điện tích âm cao như: o, N, F.. .lực
liên kết này khoảng 2-5 kcal/mol.
- Liên ket VanderWaals: là lực liên kết của mối tương hỗ giữa các electron với các
nhân của các phân tử sát bên. Lực liên kết này phụ thuộc vào khoảng cách giữa các
phân từ. Lực này tương đối yếu, khoảng 0,5 kcal/mol. Các thuốc có vòng benzene, có
mật độ electron phân bố không đồng đều thường có mối liên kết này.

55

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Các liên kết trên đều là thuận nghịch.


- Liên kết cộng hóa trị: là lực liên kết giữa các nguyên tử bằng những cặp electron
chung vì là lực liên kết lớn 50 - 150 kcal/mol nên là liên kết không thuận nghịch ở nhiệt
độ cơ thể. Không có chất xúc tác, loại liên kết này ít gặp. Ví dụ: liên kết giữa chat alkyl
hóa với tế bào ung thư, các thuốc ức chế enzyme-mono amin oxydase (MAOI), thuôc
trừ sâu, lân hữu cơ với cholinesterase.
Một phân tử thuốc có thể gắn kết vào thụ thể theo nhiều kiểu liên kết:
Vỉ dụ: acetylcholine gắn vào thụ thể M-cholinergic:
- 2 oxy của nhóm este tạo liên kết hydro với thụ thể
- nhóm CH2-CH2 gắn với thụ thể bằng liên kết VanderWaals
- 2 gốc CH3 của amin bậc 4 gắn vào các khoang của vị trí anion cũng bằng lực
VanderWaals.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1. Hãy thiết lập chu trình Bom - Haber để tính năng lượng mạng tĩnh thể cho phân từ,
KC1, MgCl2.
2. Hãy liệt kê các loại liên kết tồn tại trong phân tử HC1, HF, H2.
3. Sắp xếp các phân tử sau theo thứ tự tăng dần độ dài hên kết: F2, O2, co, NO.
4. Sắp xếp các phân tử sau theo thứ tự tăng dần góc liên kết: CH4, SO2, CO2, CO32’,
H2O, NH3.
5. Xác định lai hóa (tạp chủng) của các nguyên tử trung tâm trong các phân tử sau:
CO2, so2, BeF2, COCỈ2, CH3CI.
6. Xác định các góc liên kết trong phân từ CH3COOH.
7. Vẽ trạng thái lai hóa và các kiểu xen phủ trong phân tử: C2H2, C2H4, HCN.
8. Vẽ sơ đồ năng lượng MO và xác định tính từ, bậc liên kết trong phân tử O2, O2’, O2+.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Thành Phước (2009), Hóa đại cương, NXB Y học


2. Nguyễn Đức Chung (2009), Hóa đại cương, NXB Đại học Quốc gia TPHCM
3. N.L.Glinka (1988), Hóa đại cương, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp Hà Nội

56

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Chương 3
NHIỆT ĐỘNG Lực HỌC VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC

CÁC KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA

Nhiệt động lực học-, nghiên cứu mối liên hệ giữa nhiệt và các dạng năng lượng khác
trong các quá trình vật lý hoặc quá trình hóa học; Quá trình trong hệ thống sống.
Nội năng (U): tổng các dạng năng lượng động năng và thế năng của các thành phần
tạo nên hệ. Ví dụ nội năng của pin có thể tạo năng lượng làm chuyển động động cơ,
sinh công làm quay bánh xe và tạo năng lượng sinh nhiệt làm sáng bóng đèn.
Hàm trạng thái: một đại lượng được gọi là hàm trạng thái của hệ nếu biến thiên của
đại lượng đó chì phụ thuộc vào trạng thái đàu và trạng thái cuối của hệ, không phụ
thuộc vào cách tiến hành. Tham số của một hệ, như là nhiệt độ, áp suất chỉ phụ thuộc
vào điều kiện hiện tại của hệ và đó là một yếu tố xác định điều kiện đó. Ví dụ năng
lượng là hàm trạng thái.
Quả trình: quá trình nhiệt động là mọi biến đổi xảy ra trong hệ có liên quan đến sự
biến đổi ít nhất một tham số trạng thái. Một biến thiên vô cùng nhỏ của tham số trạng
thái X được ghi là dx hay ổx, ví dụ biến thiên vô cùng nhỏ của hàm trạng thái nội năng
u được ghi là dư, biến thiên vô cùng nhỏ của công A không phải là hàm trạng thái được
ghi là ỔA. Biến thiên vô cùng nhỏ của nhiệt Q được ghi là ỔQ.
du = ỔA + ỔQ (vi phân toàn phần nội năng Ư bằng biến thiên vô cùng nhỏ A, Q).
Công (W): sự biến đổi năng lượng mà kết quả tạo ra khi một lực F làm vật chuyển
dời một khoảng cách d.
Hệ thống: một phần của vũ trụ mà ta quan tâm tới.
Môi trường: phần còn lại của vũ trụ.
Hệ mở', hệ trao đồi cả vật chất và năng lượng với môi trường.
Hệ kín: hệ chỉ trao đồi năng lượng với môi trường.
Hệ cô lập: hệ không có sự trao đổi năng lượng và vật chất với môi trường bên ngoài.
Hệ đồng thể: hệ có các tính chất hóa học và vật lý giống nhau trong toàn bộ thể tích
của hệ.
Hệ dị thể: hệ có bề mặt phân chia các phần của hệ thành những phần có tính chất
hóa học và vật lý khác nhau.

57

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Pha: phần đồng thể của hệ dị thể có thành phần, cấu tạo, tính chất nhất định và
được phân chia với các phần khác bằng bề mặt phân chia nào đó.
Hiệu ứng nhiệt phản ứng: nhiệt lượng tỏa ra hay hấp thụ của một phản ứng hóa học.
Nhiệt dung: (C) của một chất là lượng nhiệt cần dùng đế nâng nhiệt độ của một
lượng xác định chất đó lên một độ.
Nhiệt dung riêng: lượng nhiệt cần dung để nâng một gam chất đó lên một độ.
Nhiệt dung phân từ: lượng nhiệt cần dùng để nâng một mol chất đó lên một độ.
Nhỉệt dung đẳng áp: nhiệt dung của quá trình nâng nhiệt trong điều kiện đẳng áp,
ký hiệu CP.
Nhiệt dung đẳng tích: nhiệt dung của quá trình nâng nhiệt trong điều kiện đẳng tích,
Ký hiệu cv. Đối với khí lý tưởng, xét cho 1 mol khí thì: Cp=5R/2; Cv =3R/2; với
R=8,3145 J/mol. độ. Ví dụ: Nhiệt dung riêng đẳng áp của nước trong khoảng 14,5 °C -
15,5 °C bằng 1 cal/g.độ, nhiệt dung phân tử đẳng áp của nước trong khoảng nhiệt độ
này là 18,015 cal/mol. độ.
Năng lượng: thước đo độ vận động của vật chất, ứng với những hình thái vận động
khác nhau của vật chất chúng ta có những hình thái năng lượng khác nhau như thế năng,
động năng, nội năng.
Hai dạng thể hiện của năng lượng đó là NHIỆT và CÔNG.
Nhiệt (Q): thước đo sự chuyển động hỗn loạn (chuyển động nhiệt) của các tiểu phân
tạo nên chất hay hệ.
Công (W): thước đo sự chuyển động có trật tự
và có hướng của các tiểu phân theo hướng của
trường lực.
CÔNG (W) = tích của lực (F) tác dụng lên vật
làm vật di chuyển một quãng đường d: w = F X d
Đơn vị đo năng lượng: Theo hệ SI là Joule (J):
Đôi khỉ dùng đơn vị calorie: 1 cal = 4.184 J
Đơn vị Calori dinh dưỡng (nutritional Calorie,
Cal): 1 Cal = 1.000 cal = 1 kcal '
Quá trình tự diễn biến-, sự biến đổi vật lý Hình 3.1. James Prescott Joule 1818-1889
hoặc hóa học của quá trình tự xảy ra.
Quả trình không tự diễn biến: mô tả sự biến
đổi vật lý hoặc hóa học của quá trình chỉ xảy ra khi có thêm tác động của ngoại lực hoặc
tác nhân bên ngoài.

58

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Entropy (S): giá trị nhiệt động được đo bằng sự phân tán năng lượng của hệ trong
số những cách khác nhau có thể mà hệ có thể mang năng lượng.
Nhiệt động thong kê: phưoưg pháp nghiêm ngặt xác định entropy của một hệ với
các điều kiện tồng thể trên các mức nàng lượng có thể đối với hệ.
Quả trình thuận nghịch: mô tả quá trình xảy ra theo hai hướng ngược nhau.
Các trạng thái chuẩn: điều điện cho biết các thông số vật chất: áp suất 1 atm đối
chất tinh khiết, nồng độ 1 M đối với ion trong dung dịch.

59

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

• • Bài 1
ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN CHUYÊN HÓA NĂNG LƯỢNG

MỤC TIÊU HỌC TẬP


°
1. Định nghĩa được nội năng, hàm trạng thái, công, và nguyên ỉý 1 nhiệt động lực học.
2. Trình bày nguyên lý thứ nhất nhiệt động lực học và viết biểu thức toán học, áp
dụng biểu thức tính được nội năng, nhiệt, công, nhiệt cơ thể sống và sự thay đôi
nhiệt độ.
3. Giải thích được tại sao công được thực hiện bởi hệ là kết quà của sự giãn nở
hay nén lại trong suốt quá trình phản ứng hóa học là - PA V.
4. Trình bày được mối liên hệ trong sự biến đổi nội năng AƯ và nhiệt của phản
ứngQ-
5. Định nghĩa enthalpy H.
6. Trình bày được nhiệt của phản ứng ở áp suất không đổi Qp bằng biến đổi
enthalpy AH. Xác định nhiệt phản ứng bang bomb nhiệt lượng kế.
7. Trình bày khái niệm nhiệt tạo thành, nhiệt đốt cháy, nhiệt phân hủy.
8. Trình bày định luật Hess, các hệ quả định luật Hess, áp dụng biểu thức tính
được hiệu ứng nhiệt, nhiệt sinh, nhiệt cháy, năng lượng liên kết.
9. Trình bày được một so ví dụ về mẩỉ liên hệ giữa quá trình nhiệt động lực hóa
học, chuyển hóa năng lượng trong hệ thống sống.

1. PHÁT BIỂU NGUYÊN LÝ 1 NHIỆT ĐỘNG Lực HÓA HỌC

Nguyên lý 1 nhiệt động học là một phát biểu về định luật bảo toàn năng lượng,
năng lượng không được tạo ra cũng không bị phá hủy. Năng lượng của vũ trụ là không
đổi. Tuy nhiên, các dạng năng lượng khác nhau có thể bị biến đồi trong các quá trình
vật lý và hóa học. Ví dụ khi khí metan cháy trong không khí theo phản ứng sau:
CH4(k) + 2O2(k) - co2(k) + 2H2O(k) + năng lượng
Năng lượng thoát ra khỏi hệ phản ứng, bởi vì năng lượng tạo liên kết của sản phẩm
là co2(k) và H2O(k) thấp hon các chất tham gia phản ứng là CH^k) và 02(k).
Trong suốt phản ứng, lượng năng lượng dư được chuyển thành nhiệt năng phóng
thích ra môi trường xung quanh.
Năng lượng vũ trụ = năng lượng của hệ + năng lượng môi trường xung quanh

60
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Năng lượng vũ trụ được duy trì không thay đổi.


Mặc dù nguyên lý 1 nhiệt động học giúp tính toán năng lượng biến đổi trong hệ,
nhưng nó không giải thích tại sao quá trình nào đó hoặc phản ứng xảy ra theo chiều
hướng đã cho.
Nguyên lý 1 nhiệt động học (cũng được biết là định luật bảo toàn năng lượng), cách
phát biều khác là năng lượng của vũ trụ là hằng số, (năng lượng không được tạo ra cũng
không bị phá hủy); năng lượng chỉ biến đồi từ dạng này sang dạng khác.
Định luật bảo toàn năng lượng'. Năng lượng không thể tự sinh ra hoặc tự mất đi.
Năng lượng có thể được chuyển từ dạng này sang dạng khác. Hoặc, chuyển từ hệ đến
môi trường hay ngược lại.
Neu ở trạng thái đầu, nội năng của hệ có giá trị là U1 và ở trạng thái cuối là Ư2 thì
đại lượng AU = Ư2 - U1 là độ biến thiên nội năng của hệ.
AU = Q + W
Khi một hệ bị biến đồi (vật lý hay hóa học), nội năng của hệ thay đổi tùy thuộc vào
lượng nhiệt và công hệ trao đồi với môi trường :
AU = Q + W
Q > 0 : khi hệ thu nhiệt
Q < 0 : khi hệ tỏa nhiệt
w > 0 : khi hệ nhận công
w < 0 : khi hệ sinh công
Khi hệ giãn nớ, nó thực hiện công. Năng lượng của hệ giảm.
Công âm. (W = - p V) < 0 ; AV>0
Khi môi trường tác động lên hệ. Năng lượng của hệ tăng.
Công dương. (W = - P.V) > 0 ; A V < 0

Hình 3.2. Sự thay đồi thề tích thực hiện công

61

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Quá trình đẳng tích (AV = 0)


Trong trường hợp các quá trình diễn ra ở điều kiện thể tích không đổi (V = const)
tlù w = 0, suy ra: Qv = AU = Ư2 - U1 (hiệu ứng nhiệt đo ở điều kiện đẳng tích bằng biến
thiên nội năng).
Toàn bộ nhiệt năng mà hệ thu vào trong quá trình đẳng tích dùng để làm tăng nội
năng của hệ.

2. ENTHALPY H

Quá trình đẳng áp (P = const)


w= -PAV, do đó: AU = Q + w
được viết thành Qp = AU + PAV = ( u2 - Ư1) + p (V2 - V1) =
(U2 + PV2) - (U1 + PV1) = H2 - Hl = AH
Đặt: H = u + PV, H được gọi là Enthalpy.
Vậy enthalpy là một hàm phức tạp gồm nội năng (U) của hệ cộng với tích của thể
tích (V) của hệ và áp suất (P) đặt trên hệ.
Qp = AH (hiệu ứng nhiệt đo ở điều kiện đẳng áp bằng biến thiên enthalpy của hệ)

3. XÁC ĐỊNH HIỆU ỨNG NHIỆT PHẢN ỨNG

Nhiệt lượng tỏa ra hay hấp thụ của một phân ứng hóa học được gọi là hiệu ứng
nhiệt phản ứng. Ví dụ: túi chườm nóng (hot pack), túi chườm lạnh (cold pack).
Để xác định hiệu ứng nhiệt phản ứng trong thực nghiệm, người ta dùng dụng cụ gọi
là bom nhiệt lượng kế. cấu tạo của bom nhiệt lượng kế bao gồm một lớp vỏ cách nhiệt
ngoài cùng, bên trong là bình chứa nước, được khuấy trộn bằng một que khuấy có gắn
cánh quạt ở đầu (stirrer), một nhiệt kế (thermometer) theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của
nước. Trong bình chứa nước, còn có quả bom bằng kim loại (steel bomb) dùng để thực
hiện phản ứng với các chat (reactants) có dây nối với bộ phận kích hoạt tạo tia lừa điện
(wire for ignition).

62

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Electrodes

o2 inlet

Bomb
Sample cup

Water

(a) (b)

Hình 3.3. Bom nhiệt lượng kế - Calorimeter

Dùng Bom nhiệt lượng kế xác định hiệu ứng nhiệt phản ứng thì công thức sau được
áp dụng: Q = m X c X AT
m: là khối lượng nước, g
c: là nhiệt dung riêng, J/g.K
AT: sự thay đổi nhiệt độ Kelvin của nước trước và sau phản ứng, K
Ví dụ: tính năng lượng đốt cháy (AH) của 1 gram octan, trong calorimeter chứa
1200 grams nước, nhiệt độ tăng từ 25 °C đến 33,2 °C. Nhiệt dung riêng nước 4,184
J/g.K> nhiệt dung bomb là 8,37 J/K.
AH = - 48,1 kj/lg octan

3.1. Túi chườm nóng (hot pack)

Nguyên lý hoạt động của túi chườm nóng, túi chườm lạnh dựa trên phản ứng tỏa
nhiệt hoặc phản ứng thu nhiệt.
Theo hình 3.4 nếu ép mạnh vào đáy túi, thì màng ngăn (diaphragm) bị vỡ, calcium
chlorid (CaCy hòa tan vào nước, phản ứng tỏa nhiệt và làm ấm nước, nước giải khát
(beverage) sẽ được làm nóng.

63

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Beverage ]

Calcium
Chloride

Diaphragm

Water

Hình 3.4. Túi chườm nóng

3.2. Túi chườm lạnh (cold pack)


Dùng trong chấn thương thể thao, bóp mạnh túi (wrapper), màng ngăn
(compartment) bị vỡ, ammonium nitrat (NH4NO3) hòa tan trong nước và hấp thụ nhiệt
mạnh phản ứng thu nhiệt, túi trở nên mát lạnh.

Hình 3.5. Túi chườm lạnh

4. TÍNH HIỆU ỨNG NHIỆT PHẢN ỨNG THEO ĐỊNH LUẬT HESS VÀ HỆ QUẢ

Có thể xác định hiệu ứng nhiệt phàn ứng bằng lý thuyết dựa vào định luật Hess và
hệ quả của định luật Hess.
Để tính toán hiệu ứng nhiệt phản ứng dựa vào định luật Hess và hệ quả, trước tiên
cần nhớ định nghĩa một số khái niệm.

64
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

4.1. Nhiệt sinh (nhiệt tạo thành)

Nhiệt sinh của một hợp chất là hiệu ứng nhiệt của phản ứng tạo thành 1 mol chất
đó, từ các đơn chất ứng với trạng thái tự do bền vững nhất, trong những điều kiện đã
cho về áp suất và nhiệt độ.
Nhiệt sinh được đo ở điều kiện tiêu chuẩn đẳng áp và 25 °C, 1 atm. Khi đó, nhiệt
sinh được gọi là nhiệt sinh chuẩn hay enthalpy chuấn. Ký hiệu AH°298.s hay AH° 298,f
Nhiệt sinh (nhiệt tạo thành): cùa CO2
c (r) than chì + O2 (k) —> CO2 (k)
AH° s (CO2,k) = - 393,51 kJ/mol, (AH°f)

4.2. Nhiệt phân hủy

Nhiệt phân hủy của một hợp chất là hiệu ứng nhiệt của phản ứng phân hủy 1 mol
chất đó thành các đơn chất bền.
Nhiệt phân hủy: của nước
H2O (1) -> H2 (k) + ỵ2 02 (k) AH° ph (H2O,1) = + 285,84 kJ/mol

Bảng 3.1. Nhiệt sinh tiêu chuẩn (Standard Enthalpies of Formation) một số chất
Nhiệt sinh tiêu chuẫn một số chất, AH°f tại 298°K
AH°, AH°,
Chất Công thức Chất Công thức
(kj/mol) (kJ/mol)
Acetylen C2H2(k) -26,70 Hydrogen clorid HCI(k) -92,30
Ammoniac NH3(k) -46,19 Hydrogen fluorid HF(k) -268,60
Benzen C6H6(I) 49,04 Hydrogen iodid Hl(k) 25,90
Calci carbonat CaCO3(r) -1207,10 Methan CH4(k) -74,85
Calci oxid CaO(r) -635,50 Methanol CH3OH(I) -238,60
Carbon dioxid co2(k) -393,50 Propan C3H8(k) -103,85
Carbon monoxid CO(k) -110,50 Bạc clorid AkCI(r) -127,00
Kim cương C(k) 1,88 Natri bicarbonat NaHCO3(r) -947,70
Ethan C2H6(k) -84,68 Natri carbonat Na2CO3(r) -1130,90
Ethanol C2H5OH(I) -277,70 Natri clorid NaCI(r) -411,00
Ethylen C2H4(k) 52,30 Sucrose Ci2H220ii(r) -2221,00
Glucose CeHi2O6(r) -1260 Nước H2O(I) -285,80
Hydrogen bromid HBr(k) 236,23 Hơi nước H2O(k) -241,80

65

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

4.3. Nhiệt cháy (combustion)


Nhiệt đốt cháy là hiệu ứng nhiệt của phản ứng đốt cháy 1 mol chất bằng oxy để tạo
thành sản phẩm cháy bền ở áp suất không đồi.
Nhiệt cháy (combustion): của carbon
c (r) than chì + 02 (k) -> co2 (k) AH° c (C,r) = - 393,51 kJ/mol, (AH°c)
CH4 (k) + 2O2 (k) = co2 (k) + H2O (1) AH° c (CH4,k) = - 212,7 kcal/mol

Bảng 3.2. Nhiệt cháy tiêu chuẩn (Standard Enthalpies of Combustion) một số chất
Nhiệt cháy tiêu chuẩn một số chất tại tại 298°K
Chất Công thức AH°C kJmol'1

Benzen C6H6(I) -3268


Carbon C(r,thanchì) -394
Ethanol C2H5OH(I) -1368
Ethyn (acetylen) C2H2(k) -1300
Glucose C8H12O6(r) -2808
Hydrogen H2(k) -286
Methan CH4(k) -890
Octan C8H18(I) -5471
Propan C3H8(k) -2220
Urea CO(NH2)2(r) -632

4.4. Định luật Hess và hệ quả


Định luật Hess: Hiệu ứng nhiệt của quá trình hóa học chì phụ thuộc vào bản chất
và trạng thái của các chất đầu và sản phẩm cuối chứ không phụ thuộc vào đường đi của
quá trình.

Hình 3.6. Quá trình hóa học

66
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Ảp dụng định luật Hess trong xác định nhiệt phản ứng.
Vỉ dụ: cho 3 phương trình nhiệt phản ứng sau:
c (than chì) + 02 (khí) = co2 (khí) AH = -393,5 kJ
CO (khí) + /2 02 (khí) = co2 (khí) AH2 - - 283,0 kJ
c (than chì) + /2 02 (khí) = co (khí) AH! = ? kJ
Đe xác định giá trị AH1, áp dụng định luật Hess thiết lập chu trình: cho kết quả
AH = AH1 +AH2
Thực phẩm cung cấp năng lượng cho con người chủ yếu ở dạng cacbonhydrat (gạo,
bột mì...) và mỡ. Trong cơ thể, cacbonhydrat bị chuyển hóa thành đường glucose.
Đường cung cấp năng lượng cho cơ thể qua phản ứng:
C6H12O6 (aq) + 6O2(g) - 6CO2 (g)+ 6H2O(1)
AH = -2816 kJ AH°c (C6hĨ2O6, aq) =?
Năng lượng dự trữ trong cơ thể dưới dạng mỡ. Mỡ cung cấp năng lượng cho cơ thể
qua phản ứng:
2 C57Hho06 + 163 02 -> 114 co2 + 110 H20 AH = -75,520 kJ AH°C = ?

Bảng 3.3. Giá trị năng lượng một số thực phẩm


Thành phần và giá trị năng lượng của một số thực phầm
Thành phần Giá trị năng lượng
Carbohydrat Chất béo Protein kJ/g kcal/g
Carbohydrat 100 - - 17 4
Chất béo - 100 - 38 9
Protein - - 100 17 4
Táo 13 0,5 0,4 2,5 0,59
Bia 1,2 - 0,3 1,8 0,42
Bánh mì 52 3 9 12 2,8
Phô mai 4 37 28 20 4,7
Trứng 0,7 10 13 6,0 1,4
Bánh kem bơ 81 11 2 18 4,4
Đậu xanh 7,0 - 1,9 1,5 0,38
Hamburger - 30 22 15 3,6
Sữa 5,0 4,0 3,3 3,0 0,74
Đậu phộng 22 39 26 23 5,5

67

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

THÀNH PHẦN CÁC LOẠI NHIÊN LIỆU


THONG DỤNG
Thủy điện
Hạt nhân
và nhiên liệu
khác 8.2% Than chì

Xăng (lầu
39.7%

Hình 3.7. Thành phần các loại nhiên liệu thông dụng

Hệ quả định luật Hess


Hệ quả 1: Nhiệt phân hủy của một họp chất có giá trị tuyệt đối đúng bằng nhiệt sinh
của họp chất đó nhưng ngược dấu.
Vỉ dụ:
H2 (khí) + 02 (khí) = H2O (lỏng) AH = -268 KJ
Vậy nhiệt sinh của H2O là AH°f = - 268KJ/mol
Nhiệt phân hủy của H2O (lỏng) thành H2 (khí) và 02 (khí) là +268 KJ/mol

Hệ quả 2: Hiệu ứng nhiệt của phản ứng hóa học bằng tồng nhiệt sinh của các sản phẩm
trừ đi tổng nhiệt sinh của các tác chất.
AH°pư = £nAH°f sản phẩm - £mAH°f tác chất
Ví dụ: Cho phản ứng
PClã (r) + Cl2 (k) —► PCI5 (r) AH°298 = - 131,2 kJ

Tính nhiệt sinh mol tiêu chuẩn của PCI5 (r),


Biết nhiệt sinh mol tiêu chuẩn của PCl3(r) là -607,2 kJ/mol.

Hệ quả 3: Hiệu ứng nhiệt của một phản ứng bàng tồng nhiệt cháy của các tác chất trừ
tổng nhiệt cháy của các sản phẩm.
AH° 298 = ZnAH°C (tác chất) - ZmAH°C (sản phẩm)
Ví dụ:

68
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Cho biết:
C(r) + 02 (k) —> co2(k) AH°pư = AH°C c = AH°f co2= -394 kJ
CH4 + 2O2 -> co2 + 2H2O AH°pư = AH°C CH4 = -890 kJ/mol
H2 + 1/2O2->H2O AH°pư = AH°C H2 = AH°f H2O =-286 kJ/mol
C2H5OH + 3O2 2 CO2 + 3H2O AH°pư = AH°C Et. = -1386 kJ/mol
Tính AH° của phản ứng sau:
c +2H2—>CH4 AH°pư = AH°C c + 2.AH°C H2 - AH°C CH4
= (-394) + 2x(-286) - (-890) = - 76 (kJ)
Bảng 3.4. Giá trị năng lượng một số liên kết
H-H AHH-H = 435 kJ/mol
c=c AH c=c = 598 kJ/mol
c-c AH c-c = 356 kJ/mol
C-H AH C-H = 416 kJ/mol

Hệ quả 4: Hiệu ứng nhiệt của phản ứng bằng tồng năng lượng các liên kết bị đứt trừ
tổng năng lượng Hên kết được ráp:
AH°298 =.ZnE(đứt-tác chất) - EnE(ráp-sản phẩm)

Ví dụ: Tính AH°pư của phản ứng C2H4 (k) + H2 (k) -> C2H6(k)
AH°pư = 1 mol Eh-h + 1 mol Ec=c + 4 mol Ec-H - (6 mol Ec-H +1 moi Ec-c)
= 1 mol X 435 + 1 mol X 598 - 2 mol X 416 - 1 mol X 356 = -155 kJ

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

Câu 1: Cho ba phản ứng sau xảy ra trong điều kiện tiêu chuẩn nhiệt động lực học và các
định nghĩa, hãy chọn ý đúng ?
A. c (r) + 02 (k) -> co2 (k)
B. c (r) + /2 02 (k) -> CO (k)
c. CO (r) + y2 02 (k) -> co2 (k)
Biến thiên Enthalpy của phản ứng được cho là:
1. Enthalpy tạo thành tiêu chuẩn của khí carbonic.
2. Enthalpy đốt cháy cùa khí carbon oxid.
3. Enthalpy tạo thành tiêu chuẩn của khí carbon oxid.

69

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

4. Enthalpy đốt cháy của carbon.


A- lc., 2a., 3b., 4a. B- la., 2b., 3a., 4b.
C- la., 2c., 3b., 4a. D- lc., 2a., 3a., 4b.
Câu 2: Từ các dữ kiện sau:
c (gr) + 02 (k) -► CO2 (k) AH° = - 393,5 kJ
H2 (k) + ỵ2 02 (k) -> H2O(1) AH° = - 285,8 kJ
CH3OH (1) + 3/2 02 (k) -> co2 (k) + 2 H2O (1) AH° = - 726,4 kJ
Enthalpy tạo thành tiêu chuẩn của methanol bằng?
A- +726,4 kJ B--238,7 kJ C- + 47,lkJ D-- 147,1 kJ
Câu 3: cho dữ kiện của phosphotrichloride (PCI3) ở trạng thái lỏng và trạng thái khí như
sau:
PCI3 (lỏng) PCI3 (khí)
AH°tt (kJ/mol) -319,7 - 287,0
s°298 (J/mol.K) + 217,1 + 311,7
AG°298, tt (kJ/mol) - 272,4 - 267,8
Biến thiên Enthalpy của quá trình chuyển pha PCI3 (1) <-> PCI3 (k) bằng?
A-94,6 kJ B-64,7 kJ. C-43,7kJ D-32,7 kJ.

70
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Bài 2
CHIỀU HƯỚNG DIỄN BIẾN CÁC QUÁ TRÌNH HÓA HỌC
(Entropy - Nguyên lý 2 nhiệt động lực học - Năng lượng tự do)

MỤC TIÊU HỌC TẬP


Quá trình tự diễn biến - Entropy
1. Định nghĩa quá trình tự diễn biến.
2. Định nghĩa entropy.
3. Trình bày mối liên hệ entropy đối với sự hon độn trong hệ phân tử (năng lượng
phân tán).
4. Trình bày nguyên ỉỷ 2 nhiệt động lực học trong những điều kiện cùa hệ cộng môi
trường xung quanh.
5. Trình bày nguyên lý 2 nhiệt động ỉực học chỉ trong điểu kiện của hệ.
6. Tỉnh entropy trong chuyển pha.
7. Trình bày cách dùng hàm AH - TAS như một tiêu chuẩn xác định phản ứng tự
diên biến trong quả trình sinh học.
Năng lượng tự do và tự diễn biến
8. Định nghĩa năng lượng tự do G.
9. Định nghĩa biến đoi năng lượng tự do tiêu chuẩn.
10. Tính A ơ từ AFT và AS.
11. Định nghĩa năng lượng tự do tạo thành tiêu chuẩn AG°.
12. Tỉnh AG° năng lượng tự do tạo thành tiêu chuẩn.
13. Biện luận dấu của A G° để xác định quá trình tự diễn biến.
14. Sử dụng các phản ứng ghép cặp để điều chỉnh chiều hướng các phản ứng
không tự diễn biến trong hệ thống sống.
Moi liên hệ A G° đoi với hằng số cân bằng
15. Định nghĩa hằng số cân bằng nhiệt động K.
16. Trình bày hằng số cân bằng nhiệt động K.
17. Xác định cách biến đoi năng lượng tự do phản ứng và tỳ số phản ứng liên quan.
18. Trình bày biến đổi năng lượng tự do phản ứng và hang so cân bằng nhiệt động.
19. Tính K từ biển đổi năng lượng tự do tiêu chuẩn (phương trình phân tử).
20. Tỉnh K từ biến đoi năng lượng tự do tiêu chuẩn (phương trình ion thu gọn).

71

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

1. QUÁ TRÌNH Tự DIỄN BIẾN

Các quá trình tự diễn biến xảy ra theo chiều nào đó thì những quá trình không tự
diễn biến xảy ra theo chiều ngược lại.
Quá trình tự diễn biến ở nhiệt độ này, có thể không tự diễn biến ờ nhiệt độ khác.
Trên 0 °C quá trình nước đá tan chảy là quá trình tự diễn biến.
Dưới 0 °C quá trình ngược lại là quá trình tự diễn biến.

Hình 3.8. Quá trình tự diễn biến của nước

Một quá trình tự diễn biến khi khởi đầu diễn biến nó tiếp diễn mà không cần sự tác
động từ bên ngoài. Quá trình tự diễn biến có thề nhanh hay chậm. Nhiệt động học giúp
dự đoán quá trình sẽ xảy ra, nhưng không cho biết quá trình sẽ xảy ra nhanh hay chậm
như thế nào.
Xem xét các quá trình tự diễn biến sau theo một hướng:
- Trái bóng lăn xuống đồi nhưng không tự lăn ngược lại lên đỉnh đồi.
- Gỗ cháy tỏa nhiệt và tạo ra khí carbonic và nước, nhưng khí carbonic và nước
được đun nóng không tạo ra gỗ.
- NhiệtTuôn truyền từ-vật nóng sang vật-lạnh hơn mà không có chiều ngược lại.
Không phải mọi quá trình tự diễn biến đều tỏa nhiệt, mà tỏa nhiệt chỉ cho biết phản
ứng tự diễn biến. Tuy nhiên, một số quá trình thu nhiệt cũng tự diễn biến trong điều
kiện nào đó. Ví dụ đá sẽ tự tan chảy thành nước ở nhiệt độ lớn hơn o°c và quá trình này
thu nhiệt. Ví dụ NH4NO3 ammonium nitrate tự hòa tan trong nước, mặc dù quá trình
hòa tan này thu nhiệt.

72
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

2. ENTROPY (S)

Các quá trình tự diễn biến luôn liên quan đến hàm nhiệt động entropy. Entropy đo
lường trạng thái ngẫu nhiên, mất trật tự, hay hỗn độn. Các phần tử được sắp xếp trật tự
thì có entropy thấp, ngược lại các phần tử sắp xếp hỗn độn thì có entropy cao.
Entropy cũng là hàm nhiệt động được liên hệ đen khả năng hoặc số phần tử có thề
sắp xếp trong một hệ có the tạo ra. Càng nhiều cách trạng thái đạt được thì càng nhiều
khả năng tìm thấy trạng thái của nó tồn tại. Tự diễn biến tự nhiên tiến triển theo chiều
hướng các trạng thái có khả năng tồn tại cao nhất. Ví dụ khí tự diễn biến dãn nở vào
trong chân không hoặc bất kỳ không gian trống nào, bởi vì quá trình như thế sẽ làm tăng
số vị trí (microstates) có thể đối với các phân tử. Nó cũng làm tăng độ tự do trong
chuyền động phân tử. Vì thế, sự dãn nở khí tạo ra kết quả entropy cao.
Trạng thái mất trật tự của phân tử chất tăng từ rắn sang lỏng sang khí, entropy của
chất cũng tăng theo tương ứng rắn < lỏng < khí (hơi).
Vì thế, nóng chảy, bay hơi và thăng hoa là các quá trình hệ biến đổi có entropy
dương.
Các quá trình làm tăng entropy của hệ:
- Entropy tăng khi nhiệt độ tăng, tăng nhiệt độ gây cho phân tử chuyển động hoặc
dao động nhanh hơn và phân từ trở nên ngẫu nhiên hơn.
- Đối với các chất khí, entropy tăng khi thể tích tăng hoặc áp suất giảm.
- Entropy tăng khi hai hay nhiều khí trộn lẫn với nhau, ngay cả khi áp suất và
nhiệt độ không thay đồi. Entropy của hỗn họp khí thì cao hơn entropy của các khí thành
phần nếu tách riêng rẽ. Vì thế, các khí tự diễn biến hòa lẫn vào nhau. Khi hai hay nhiều
dung dịch trộn với nhau, hay khi chất tan được hòa tan thì các quá trình này biến đồi
entropy cũng dương.
- Đối với các nguyên tố hoặc các phân từ trong cùng nhóm bảng hệ thống tuần
hoàn và cùng trạng thái vật lý, thì entropy tăng từ trên xuống dưới trong nhóm, như là:
He < Ne < Ar < Kr < Xe; HF < HC1 < HBr < HI
- Đối với một nhóm của các chất có cấu trúc tương tự nhau, chất nào có nhiều
nguyên tử liên kết hơn thì chất đó có entropy lớn hơn.
co2 > CO ; NO2 > NO ; C3H8 > C2H6; CH3CH2OH > CH3OH
Nhiều nguyên từ trong phân tử thì có nhiều hơn dao động quay, dao động vẫy làm
cho entropy tăng.
Entropy tiêu chuẩn, s°

73

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Entropy của chất ở trạng thái chuẩn của nó được gọi là entropy tiêu chuẩn, s°, là
entropy của chất ở trạng thái bền vững nhất tại 1 atm và 25°c. Ví dụ, graphite là dạng
thù hình bền vững nhất của carbon. Đối với các ion trong dung dịch, thì là entropy của
dung dịch IM, nhung các giá trị của ion trong dung dịch thì liên quan đến ion H+(aq),
được xác định là 0,0 J/(mol.K). Đơn vị entropy tiêu chuẩn là J/(mol.K).
Entropy là hàm trạng thái, đó là entropy của chất ở trạng thái hiện tại độc lập với
cách mà chất đạt đến trạng thái đó. Biến đổi entropy (AS) chỉ phụ thuộc vào trạng thái
đầu và trạng thái cuối của chất.
Entropy thì đo lường năng lượng mà trở nên tiêu hao và không tự do (sự ma sát,
chuyển động phân tử = nhiệt).
Entropy (S) là chữ cái được đặt bời Rudolph Clausius vào thập niên 1850’s. Clausius
chọn "S" để tôn vinh Sadi Camot. ông là người đề ra sự tính toán năng lượng nhiệt trên lý
thuyết thành công đầu tiên, bây giờ được biết là chu trình Camot (Camot cycle), là nền
tảng cơ bản cho nguyên lý 2 nhiệt động lực học (second law ofthermodynamics).
Clausius biểu diễn tỷ lệ giữa nhiệt lượng trao đồi và nhiệt độ tại đó nhiệt lượng trao

đổi: s = ậ
T
Entropy được nghĩ như một sự đo sự hỗn độn ngẫu nhiên (mất trật tự) của một hệ.
Nó được liên hệ với nhiều kiểu chuyển động khác nhau trong các phân tử.
Giống như nội năng, u, và enthalpy, H, entropy s cũng là một hàm trạng thái.
Vl the, AS Sfinal ~ Sinitial
Theo nguyên lý 2 nhiệt động học, một quá trình tự diễn biến là quá trình có sự tăng
entropy của vũ trụ.
- Vũ trụ = hệ + môi trường xung quanh
- Hệ = vật hoặc quá trình có sự biến đổi nhiệt động đang được nghiên cứu
- Môi trường xung quanh là phần còn lại cùa vũ trụ có tương tác với hệ
Một quá trình tự diễn biến cũng có thể làm giảm entropy của hệ. Ví dụ, entropy của
hơi nước giảm khi nó đông đá và entropy của nước lỏng giảm khi nó thành đá. Tuy
nhiên, sự thay đổi trạng thái của nước luôn tạo ra sự thay đổi nào đó với môi trường
xung quanh. Sự giảm entropy của nước (hệ) phải đi cùng với sự tăng entropy của môi
trường xung quanh là cho quá trình chung tự diễn biến.
AShệ + ASmt = ASvũ trụ > 0 quá trình tự diễn biến
Sự biến đồi entropy vũ trụ xác định quá trình tự diễn biến hoặc không tự diễn biến.
- ASvũ trụ > 0 quá trình tự diễn biến theo hướng xác định

74

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

- ASvũ ttụ < 0 quá trình không tự diễn biến theo hướng xác định
Chú ỷ: nếu quá trình hoặc phản ứng tự diễn biến theo một hướng, thì sẽ không tự
diễn biến theo hướng ngược lại.

3. NGUYÊN LÝ 2 NHIỆT ĐỘNG Lực HỌC HÓA HỌC

Entropy của vũ trụ tăng đối với quá trình tự diễn biến (không thuận nghịch).
ASuniv "t" AS surroundings > 0
ASsystem
Entropy của vũ trụ không thay đổi đối với quá trình thuận nghịch.
AS system AS surroundings 0
ASuuiv
Entropy từ sự tính toán phân tử các phân tử cho thấy nhiều loại chuyển động (động
năng):
Translational: di chuyển từ nơi này đến nơi khác.
Vibrational: di chuyển thứ tự của các nguyên từ trong phân tử.
Rotational: sự quay của phân tử theo trục hoặc quay quanh liên kết.
Boltzmann đã hình dung (envisioned) các loại chuyển động của một mẫu các loại
phân từ tại một thời điểm xác định.
Điều này được xem như chụp nhanh bức ảnh của các phân tử.
Boltzmann cho rằng mẫu này như là một vi trạng thái microstate (W) của hệ nhiệt
động lực học
Biểu thức mối liên hệ giữa entropy và vi trạng thái:
S = klnW
với k là hằng số Boltzmann, = 1.38 X 10’23 J/K.
Số lượng vi trạng thái microstates (W) và, do đó, entropy (S) xu hướng tăng với sự
tăng về.
- Nhiệt độ (T).
- Thể tích (V).
- Số các phân từ chuyền động độc lập (q).
Biến đổi entropy
Phàn ứng nào có entropy tăng và tại sao?
Khí được tạo thành từ chất lỏng và chất rắn.
Entropy tăng với sự tự do của chuyển động các phân tử
H2O (1) H2O (g) s (g) > s (1) > s (s)
Chất lỏng hoặc dung dịch được tạo thành từ chất rắn.

75

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

CaCl2 (s) -> Ca 2+(aq) + 2Cl'(aq)


SỐ phân tử khí (hoặc mol) tăng.
2 H2O (1) -> 2 H2 (g) + 02(g)
Biến đổi enừopy trong hệ
Biến đổi entropy của phản ứng (= system) có thể được tính như cách tính AH:
AS 298 EnAS (sân phẩm) — SmAS (tác chất)
n và m là những hệ số phương trình phản ứng.
Bảng 3.5. Entropy phân tử tiêu chuẩn của một số chất ở 298 K
Entropy phân tử tiêu chuẩn của một số chất ở 298 K
Chất khí s°, J/mol.K Chất lỏng s°, J/mol.K Chất rắn s°, J/mol.K
H2(k) 130,6 H2O (I) 69,9 Li(r) 29,1
N2(k) 191,5 CH3OH(I) 126,8 Na(r) 51,4
02(k) 205,0 c6h6(I) 172,8 K(r) 64,7
H2O(k) 188,8 Fe(r) 27,23
NH3(k) 192,5 FeCI3(r) 142,3
CH3OH(k) 237,6 NaCI(r) 72,3
C6H6(k) 269,2

Tính biến đổi entropy tiêu chuẩn trong phản ứng sau ở 25°c.
N2 (g) + 3 H2 (g) —■> 2 NH3 (g)
AS° = InAS°(prod) - £mAS°(react) 2(192.5) - [(191.5)+3(130.6)] = - 198.3 J/mol.K
Biến đồi nhiệt động trong hệ (các phản ứng)
AH 298 — SnAH f(sản phẩm) — SmAH f(tác chất)

AS° = EnAS (sản phẩm) - XmAS° (tác chất)


AG 298 XnAG f(sản phẩm) SmAG f(tác chất)

Chủ ỷ: AS° đom vị là J không là kJ.


Sự bốc hơi nước hoặc của chất lỏng bất kỳ là ví dụ cho quá trình thu nhiệt (hấp thụ
nhiệt từ môi trường xung quanh), nhưng entropy của hệ thì tăng. Trong khi quá trình
ngưng tụ hơi là qũá trình tỏa nhiệt và lầm giảm entropy của hệ. Từ những quá trình này
mà nhiệt độ là một yếu tố quan trọng ảnh hường đến sự tự diễn biến của quá trình.
Chú ý rằng sự thay đổi (tăng hay giảm) entropy cùa môi trường xung quanh là kết
quả của năng lượng tỏa ra hay hấp thụ vào từ môi trường xung quanh như là hàm nhiệt
độ, biểu diễn là:
AH^ -AH.
AS_. mt= =^-
qp =—r-p-pi

76
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Biên đôi entropy trong quá trình nước bốc hơi được tính như sau:
AS° = SOH2O (hơi) - S°H20 (lỏng) = 189 J/K - 70 J/K = 119 J/K
Nếu quá trình bốc hơi xảy ra ở 100°C, AHbh = 4,06 X 104 J/mol (đối với hệ) và
AHmt = - 4,06 X 104 J/mol. Khi đó:
AS^-(4;OỈ1°4J)^1O9J/K
373K
ASvũtrụ = AShệ + ASmt = 119 4- (-109) = 4- 10 J/K quá trình tự diễn biến
Nếu quá trình bốc hơi xảy ra ở 25°c, AHbh = 4,40 X 104 J/mol. Khi đó:
AS„=-(4y^-148J/K
nit 298K
ASvũtrụ = AShệ + ASmt = 119 + (-148) = - 29 J/K quá trình không tự diễn biến
Biến đổi entropy trong môi trường (Surrounding)
Cái gì trong phản ứng gây ra biến đổi entropy trong môi trường?
Nhiệt (q) tỏa ra hay thu vào của những thay đổi của hệ entropy của môi trường:
ASsurr oc - (qSys)
Đối với quá trình isothermal:
ASSurr= - (qsys) /T
Ở áp suất không đổi, qsys là AH° đối với hệ.
- AH
ASSUIT
Q11Tr = ■ rp ■-

Môi trường xungquanh.


Biến đổi entropy trong vũ trụ (Univ.)
Ví dụ: Tính ASuniv của phản ứng tồng hợp ammonia ở 25°c.
N2 (g) 4- 3 H2 (g) —2 NH3 (g) AH°rxn = - 92.6 kJ/mol
- AHsys
ASuniv Ssyst or rxn ASsurr K,ltT =■ rp ?
ASSUIT

2(192.5)-[(191.5)4-3(130.6)]
AS syst 199 J/K-mol ASsurr = 311 J/K'mol
ASuniv =-198.3 J/K-mol + 311 J/K-mol
ASuniv = 113 J/K-mol

Biến đồi entropy trong vũ trụ


ASuniv — Ssyst or rxn 4- ASsurr

77

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

-ÁHsys
surr
T
sys
ASuniv Ssyst
T
Nhân hai vế cho -T,
- TASuniv = -TSsyst + AHsyst

- TASuniv được xác định là năng lượng tự do Gibbs, AG.


Tự diễn biến: Enthalpy & Entropy
AG° = AH° - TAS°

4. NĂNG LƯỢNG Tự DO

Năng lượng tự do là đại lượng nhiệt động, là hàm trạng thái. Năng lượng tự do có
thể được dừng để dự đoán quá trình hoặc phản ứng là tự diễn biến hay không tự diễn
biến. Năng lượng tự do liên hệ với entropy và enthalpy bằng công thức:
G = H - T.s (T là nhiệt độ Kelvin)
Quá trình ở nhiệt độ không đồi, biến đổi năng lượng tự do được biểu diễn bằng
công thức:
AG = AH - T.AS (các đại lượng của hệ)
Đối với quá trình ở nhiệt độ và áp suất không đổi thì
ASmt = -AH/T hay AH = - T.ASmt
Thay giá trị AH = - T.ASmt vào biểu thức AG:
AG = - T.ASmt - T.AS = - T(ASmt + AS) = - T.ASvũ trụ
Hay ASvũ trụ = - AG/T (ở nhiệt độ và áp suất không đổi)
Nhiệt độ T giá trị dương, nếu AG có giá trị âm, thì - AG > 0,
Khi đó, giá trị ASvũ trụ sẽ dương, quá trình tự diễn biến.
Quá trình tự diễn biến khi giá trị năng lượng tự do âm (AG < 0)
Cách phát biểu khác, ở nhiệt độ và áp suất không đổi, quá trình tự diễn biến theo
chiều hướng năng lượng tự do giảm.
Dấu và độ lớn giá trị AG của phản ứng phụ thuộc vào dấu và độ lớn giá trị của AH
và AS, và một số phản ứng còn phụ thuộc vào nhiệt độ. Sự phụ thuộc của AG vào AH,
AS và T được tóm tắt như sau:
AG = AH-T.AS

78
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

- Đôi với phản ứng tỏa nhiệt và biến đổi entropy dương, tự diễn biến AG < 0 bất
kề nhiệt độ.
- Đối với phản ứng tỏa nhiệt và biến đổi entropy âm, tự diễn biến (AG < 0) ở
nhiệt độ thấp, không tự diễn biến (AG > 0) ở nhiệt độ cao khi |TAS| > I AH|
- Đối với phản ứng thu nhiệt và biến đổi entropy dương, không tự diễn biến (AG
> 0) ở nhiệt độ thấp, nhưng tự diễn biến (AG < 0) ở nhiệt độ đủ cao nếu |TAS| > IAH| và
AG = (AH - TAS) < 0
- Đối với phản ứng thu nhiệt và biến đổi entropy âm, không tự diễn biến (AG > 0)
ở điều kiện nhiệt độ bất kỳ.
AG = AH - TAS
AH AS T AG Kết quả Ví dụ
- + Cao, thấp - Tự diễn biến, T 2H2O2(I) ->2H2O(I)+O2(k)
+ + Cao - Tự diễn biến, T CaCO3(r) ->CaO(r)+CO2(k)
- - Thấp - Tự diễn biến, T N2(k)+3H2(k) ->2NH3(k)
+ - Cao, thấp + Không tự diễn biến 3O2(k) ->2O3(k)

5. ENTROPY THAY ĐÔI TRONG PHẢN ỨNG HÓA HỌC

Phản ứng hóa học ở nhiệt độ và áp suất không đồi, biến đổi entropy của hệ được
tính theo công thức sau:
AS°PƯ = AnspS°sp — AnBoS°BĐ
nsp và UBĐ là các hệ số cân bằng của sản phẩm và chất phản ứng ban đầu có trong
phương trình phản ứng.
Nhìn chung, phản ứng có biến đổi entropy dương khi nsp > UBĐ, có số phân tử (đặc
biệt là phân tử khí) cùa các chất sản phẩm lớn hơn số phân tử các chất phản ứng ban
đầu. Ví dụ các phản ứng có AS dương:
CaCO3(r) CaO(r) + co2(k)
PCl5(k) -»PCl3(k) + Cl2(k)
C3H8(k) + 5O2(k) ->3CO2(k) + 4H2O(k)
Các phản ứng có AS âm khi có các chất tham gia phản ứng ở trạng thái khí:
CO(k) + Cl2(k) -> COCl2(r)
2CO(k) + O2(k)-> 2CO2(k)
CO(k) + 2H2(k) CH3OH(k)

79

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

6. NĂNG LƯỢNG Tự DO VÀ PHẢN ỨNG HÓA HỌC

Tính toán AG° từAH0 và AS°


Phản ứng ở điều kiện tiêu chuẩn xảy ra ở nhiệt độ và áp suất không đổi, biến đồi
năng luợng tự do tiêu chuẩn (AG°) có thề được tính bằng công thức:
AG° = AH° - TAS°
Ví dụ: xét phản ứng N2(k) + 3H2(k) -> 2NH3(k)
Có AH° = - 92 kJ và AS° = - 199 J/K = - 0,199 kJ/K
• ở 25°C, TAS° = 298 K X (-0,199 kJ/K) = - 59,3 kJ
AG° = AH° - TAS° = - 92 kJ - (-59,3 kJ) = - 33 kJ;
AG° < 0, vậy phản ứng tự diễn biến ở 25 °C
• ớ 200°C, TAS° = 473 K X (-0,199 kJ/K) = - 94,1 kJ
AG° = AH° - TAS° = - 92 kJ - (-94,1 kJ) = + 2 kJ;
AG° < 0, vậy phản ứng không tự diễn biến ở 200°C
Tỉnh toán AG° từAG°f
Năng lượng tự do sinh chuẩn (AG°f) của chất là biến đổi năng lượng tự do khi 1
mol chất được tạo thành từ những nguyên tố của nó ở trạng thái bền vững, ở áp suất khí
quyền 1 atm và nhiệt độ 25°C.
AG°pư = AnspG°f-sp — AnBĐG°f-BĐ
Ví dụ: xét phản ứng 4NH3(k)+ 5O2(k)->4NO(k)+ 6H2O(k); tính AG°Pu0 25°c
AG°f[NH3] = - 17 kJ/mol; AG°f[NO] = 4-87 kJ/mol;
AG°f{H2O(k)] = - 229 kJ/mol; AGOf{O2] = - 0,0 kJ/mol;
Giải:
AG°PU = [4x87 kJ/mol 4- 6x (-299 kJ/mol)] - [4x (-17 kJ/mol) + 5x 0,0 kJ/mol]
= - 1378 kJ/mol

7. Sự PHỤ THUỘC NĂNG LƯỢNG Tự DO VÀO ÁP SUẤT

Phản ứng có xu hướng tự diễn biến để đạt đến trạng thái cân bằng, trạng thái mà hệ
có năng lượng tự do thấp nhất. Năng lượng tự do của phản ứng thay đổi khi phản ứng
diễn biến đến trạng thái cân bằng, bởi vì năng lượng tự do phụ thuộc vào áp suất riêng
của các phần tử khí và phụ thuộc vào nồng độ. Mặc dù enthalpy không phụ thuộc vào
áp suất, entropy thì với một lượng khí đã cho, entropy tăng khi thể tích tăng, nhưng
entropy giảm khi áp suất tăng. Với phản ứng ở trạng thái khí như là xA -* yB thì phản
ứng có tỉ số Q = (PB)y/(PA)x,

80

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Pa và Pb là áp suất riêng phần cũa chất tham gia phản ứng A và sản phẩm B,
Tương ứng cho loại phản ứng này, công thức chung của biến đổi năng lượng tự
do là:
AG = AG° + RT InQ
Dưới điều kiện chuẩn, Pa = Pb = latm, Q = 1, InQ = 0, khi đó AG = AG°
Ví dụ: xét phản ứng N2(k) + 3ĩỈ2(k) -> 2NỈỈ3(k)

(PnzXW
Dưới điều kiện chuẩn, Pn2 = Ph2 = Pnh3 = latm, Q = 1, InQ = 0,
khi đó AG = AG° = -33 kJ
• Nếu Pn2 = 0,90 atm, Ph2 = 2,70 atm, Pnh3 = 0,20 atm
thì Q = (0,20)2/(0,90)x(2,70)3 = 0,0023
Ở 25°c, AG = -33 kJ + (0,008314 kJ/K.mol)(298 K)ln(0,0023)
= -33 kj + 2,48 kJ (-6,1) = -48 kJ
• Nếu Pn2 = 0,20 atm, Ph2 = 0,60 atm, Pnh3 = 1,60 atm
thì Q = (l,60)2/(0,20)x(0,60)3 = 59
Ở 25°c, AG = -33 kJ + (0,008314 kJ/K.mol)(298 K)ln(59)
= -33 kJ + 10 kJ = -23 kJ
Cho thấy, lúc khởi đầu phản ứng có nhiều chất phản ứng hơn sản phẩm và giá trị Q
nhỏ, AG có giá trị âm lớn và xu hướng phản ứng tự diễn biến là rất lớn. Khi sàn phẩm
càng được tạo ra nhiều thì các chất phàn ứng sẽ giảm nhiều, giá trị Q sẽ lớn, AG có giá
trị ít âm hơn.
Anh hưởng của nhiệt độ trên năng lượng tự do.
Nhiều phàn ứng xảy ra ở nhiệt độ cao hơn 25°c. Chỉ có thể ước lượng biến đổi
năng lượng tự do ở nhiệt độ cao bằng giá trị AH° và AS° được đo ở 25°c.
Vỉ dụ: xét phản ứng N2(k) + 3H2(k) -» 2NĩỈ3(k)
Tính AG° của phản ứng ở nhiệt độ cao 250°C
Biến đổi enthalpy phản ứng: AH° = 2 X (-46 kJ/mol NH3) = -92 kJ
Biến đổi entropy:
AS0 = 2 X (193 J/mol.K NH3) - 1 X (192 J/mol.K N2) - 3 X 131 J/mol.K H2)
= -199 J/K =-0,199 kJ/K
AG° = AH0 - TAS0 = -92 kJ - 523 K(-0,199 kJ/K) = +12 kJ
Vậy phản ứng không tự diễn biến ở 250°C dưới các điều kiện chuẩn.

81

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Một câu hỏi đặt ra là ở nhiệt nào một phản ứng tự diễn biến ở 25°c sẽ trở nên
không tự diễn biến?
Một phản ứng tỏa nhiệt với AS âm thì dễ tự diễn biến ở nhiệt độ thấp, nhưng trở
nên khó tự diễn biến hoặc không tự diễn biến ở nhiệt độ cao. Đe đi từ một phản ứng tự
diễn biến sang phản ứng không tự diễn biến, AG phải thay đổi từ âm sang dương.
Sự chuyển từ tự diễn biến sang không tự diễn biến xảy ra khi AG° = 0; đó là ở nhiệt
độ khi |AH°| = |TAS°|
AG° = AH° - TAS° = 0; khi đó T = AH°/AS°
Phản ứng tổng hợp ammonia: N2(k) + 3H2(k) -» 2NH3(k),
Có AH° = -92 kJ và AS° = -0,199 kJ/K.
Thay vào biểu thức cho giá trị T = -92/-0,199 = 462 K hay 189°c
Ớ nhiệt độ T < 189°c và áp suất riêng phần là 1 atm, phản ứng tự diễn biến, nhưng
ở nhiệt độ T > 189°c và áp suất riêng phần là 1 atm, phản ứng trở nên không tự diễn
biến.
Sự thay đồi áp suất riêng phần ảnh hưởng đến AG và chiều tự diễn biến của phản
ứng là như thế nào?
Trong công nghiệp tổng hợp ammonia, phàn ứng thường được tiến hành ở nhiệt độ
khoảng 250°C - 300°C và áp suất là 150 - 200 atm, với áp suất riêng của N2 và H2 cao
hơn NH3.
Già sử phản ứng thực hiện ở Pn2 = 50 atm, Ph2 = 100 atm, Pnh3 = 10 atm
Dưới điều kiện áp suất này, không phải là điều kiện chuẩn, năng lượng tự do được
tính theo công thức:
AG = AG° + RT InQ
(P T V
Với phản ứng N2(k) + 3H2(k) -» 2NH3(k) Có Q = ™
(?N2)(PH2)

Khi PN2 = 50 atm, PH2 = 100 atm, Pnh3 = 10 atm


- - - Q-^-(4-0)-/(50-)x( 100)—2,0 X 10'6------- -
Mặt khác AG° của phản ứng ở nhiệt độ cao 250°C
Biến đổi enthalpy phàn ứng: AH° = 2 X (-46 kJ/mol NH3) = -92 kJ
Biến đổi entropy:
AS0 = 2 X (193 J/mol.K NH3) - 1 X (192 J/mol.K N2) - 3 X 131 J/mol.K H2)
=-199 J/K =-0,199 kJ/K
AG° = AH° - TAS° = -92 kJ - 523 K(-0,199 kJ/K) = +12 kJ

82

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Dùng dữ liệu AG° = 12 kJ ờ 250 °C và Q = 2,0 X 1O'S


AG = AG° + RT InQ
= 12 kJ + (0,008314 kJ/mol.K)(523 K) ln(2,0 X 10'6) = -45 kJ
Vậy ở điều kiện áp suất riêng của N2 và H2 cao hon NH3, phản ứng là tự diễn biến ở
250°C.
Ỷ nghĩa của A G trong phản ứng hóa học
Trong phản ứng A + B c + D dưới các điều kiện, nếu AG âm xu hướng phản
ứng tự diễn biến và tiếp tục đạt đến trạng thái cân bằng, AG của phản ứng càng dần trở
nên ít âm hon đến khi đạt cân bằng, AG = 0, phản ứng không hoàn toàn. Khi nào thì
phản ứng hoàn tất tử khi đạt đến trạng thái cân bàng, điều này tùy thuộc vào giá trị AG°.
Các phản ứng có giá trị AG° rất âm thì coi như phản ứng hoàn toàn.

8. NĂNG LƯỢNG Tự DO VÀ HẰNG SÓ CÂN BẢNG

Khi các chất tham gia phản ứng được trộn lẫn với nhau, chứng sẽ phản ứng và tốc
độ nhanh hay chậm của phản ứng là tùy vào động học của phản ứng, tiến tới trạng thái
cân bằng. Do đó, khi mới bắt đầu phản ứng, phản ứng có năng lượng tự do âm (AG < 0)
Khi hệ đạt đến trạng thái cân bằng AG = 0, Q = K (hằng số cân bằng của phản ứng)
AG = AG° + RT lnK = 0
InK = -AG°/RT ; K = exp(-AG°/RT)
ở đây AG° được tính ở nhiệt độ T
- Khi AG° = 0, K = 1 ; khi AG° < 0, K > 1 phản ứng thuận tự diễn biến.
- Khi AG° > 0, K < 1 phản ứng nghịch tự diễn biến.
Ví dụ: cho phản ứng N2(k) + 3H2(k) 2NHs(k) có AG° = -33 kJ ở 25°c
Giá trị hằng số cân bằng K của phản ứng bằng bao nhiêu ở 25°c?
Đạt trạng thái cân bằng, AG = AG° + RT InK - 0
= - 33kJ + (0,008314 kJ/mol.K)(298 K) InK = 0
lnK=13; K = e13 = 4,4X 105
Giá trị hằng số cân bằng K đối với phản ứng này ở 250°C bằng bao nhiêu?
Giá trị đã tính cho AG° = +12 kJ ở 250°C. Hằng số cân bằng ở 250°C
K = exp[-12 kJ/{(0,008314 kJ/mol.K)(523 K)} = 0,063
Chú ỷ: đối với các phản ứng tỏa nhiệt, giá trị K giảm khi nhiệt độ tăng, đối với các
phản ứng thu nhiệt, hàng số cân bằng tăng khi nhiệt độ tăng.

83

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Giá trị và dấu của AG° của phản ứng xác định vị trí cân bằng. Đối với loại phản
ứng: A -» B với AG° = 0, K = 1, ứng với trạng thái cân bằng, thì 50% chất tham gia
phản ứng được chuyển thành sản phẩm.
Tương tự với phản ứng có AG° = -20 kJ, phản ứng hoàn toàn đến 99% khi đạt cân
bằng, nhưng khi phản ứng có AG° = +20 kJ, thì chỉ khoảng 1% phản ứng diễn ra khi đạt
cân bằng.

9. NĂNG LƯỢNG Tự DO VÀ CÔNG

Biến đồi nãng lượng tự do có thề liên quan đến công. Một giá trị AG âm tương ứng
với quá trình tự diễn biến là lượng năng lượng hữu ích tối đa sinh công. Thực ra, công
được tạo ra thường nhỏ lơn năng lượng chuyển đổi sinh công bởi vì lượng năng lượng
luôn mất đi trong dạng nhiệt ra môi trường xung quanh, hoặc năng lượng đó cần để tăng
entropy môi trường xung quanh.
Phần năng lượng tự do chuyển thành công tùy thuộc vào cách mà quá trình diễn ra.
Ví dụ: Neu một gallon của xăng được đốt cháy trong bình chứa mở, thì toàn bộ năng
lượng mất đi dưới dạng nhiệt và không sinh công gì cả. Tuy nhiên, khi phản ứng đốt
cháy xăng trong buồng đốt động cơ, năng lượng từ phản ứng đốt xăng có thể kết hợp
với các bộ phận cơ khí của động cơ tạo ra công, tạo cho các bộ phận cơ khí kết nối
chuyển động.
Lượng công sinh ra phụ thuộc vào quá trình biến đổi năng lượng thu được. Nếu quá
trình tự diễn biến xảy ra quá nhanh, ít công được tạo ra qua biến đồi năng lượng, phần
lớn năng lượng bị mất dưới dạng nhiệt ra môi trường, về mặt lý thuyết, năng lượng tự
do tối đa có thể được giữ và chuyển thành công nếu phản ứng xảy quá ra chậm. Tuy
nhiên, quá trình mà xảy ra quá chậm thì không có sử dụng thực té, đặc biệt khi lượng
lớn năng lượng cần sinh công trong thời gian quá ngắn.
AG của phản ứng tự diễn biến có thể được dùng để điều chỉnh phản ứng khác
không tự diễn biến có thể cùng tự diễn biến bằng sự ghép đôi phản ứng với nhau. AG
của phản ứng tự diễn biến phải có giá trị lớn hơn AG của phản ứng không tự diễn biến.
Đối với quá trình không tự diễn biến, AG là lượng năng lượng tối thiểu cần để làm phản
ứng xảy ra.
Ví dụ: phản ứng chuyển Fe2O3 thành Fe là không tự diễn biến
Fe2O3(r) ->2Fe(r) + 3/2 02(k) có AG° = 740 kJ (1)

84

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Phản ứng không tự diễn biến, nhưng sẽ xảy ra được khi kết hợp với phản ứng tự
diễn biến với AG° đủ lớn, như là phản ứng đốt cháy CO:
CO(k) + 1/2 02(k) co2(k) có AG° = -283 kJ
3CO(k) + 3/2 02(k) 3CO2(k) có AG° = -849 kJ (2)
Công phản ứng (1) và (2) thu được:
Fe2O3(r) + 3 CO(k) -*2Fe(r) + 3 02(k) có AG° = 740 kJ - 847 kJ = -109 kJ
Phản ứng tự diễn biến
Phản ứng ghép đôi rất quan trọng trong các quá trình sinh hóa. Nhiều phản ứng sinh
hóa không tự diễn biến. Các phản ứng này sẽ chuyển sang tự diễn biến khi được ghép
cặp với phản ứng tự diễn biến như là phản ứng thủy phân chất giàu năng lượng ATP
(adenosine triphosphate). Ví dụ: bước đầu tiên thủy giải glucose để chuyển thành
glucose-6-phosphate, đó là quá trình không tự diễn biến. Quá trình thực hiện như sau:
CíHnOí + HPO42’ -» CýHi 1O5-OPO32) + H2O AG° = +14 kJ
ATP^aq) + H2O -+ADP3' + HPO? + H+ AG° = -30 kJ
C6H12O6 + ATP^aq) -» CeHi 1O5-OPO32’) + ADP3’ + AG° = -16 kJ

CÂU Hỏr LƯỢNG GIẢ

Câu 1: những phản ứng trong hệ sinh hóa học nào sau đây là tự diễn biến?:
1. Phosphate + Glucose <-> G-6-P + H2O có AG° =13,8 kJ/mol
2. ATP + H2O <-> ADP + Phosphate có AG° = - 30,5 kJ/mol
3. ATP + Glucose <-► G-6-P + ADP
4. Phosphate 4- ADP <-> ATP + H2O có AG° = 30 kJ/mol
5. Creatine-Phosphate + H2O <-* Creatine + Phosphate có AG° = - 43 kJ/mol
6. Creatine-Phosphate + ADP ATP + Creatine
A. 1,4. B. 1,4, 3, 6. c. 2,5. D. 2, 3, 5, 6.

85

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Bài 3. CÂN BẰNG HỎA HỌC

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1. Trình bày được ý nghĩa cùa trạng thải cân băng.


2. Viết được biểu thức của Kc cho các hệ đồng thể và hệ dị thể.
3. Tính được giá trị Kc từ dữ liệu cân bằng.
4. Trình bày được mối qnan hệ giữa Kc và Kp.
5. Trĩnh bày được các yếu to ảnh hường đến trạng thái cân bằng và nguyên ỉỷ của
Le Chateỉier liên quan đến trạng thái cân bằng; cân bằng cùa các hệ đệm trong
cơ thể.
6. Trình bày được một so ứng dụng cân bằng trong hệ thắng sống.

GIỚI THIỆU VÈ CÂN BẰNG HÓA HỌC

Khi thảo luận về cân bằng phản ứng hóa học, thường giả định rằng tất cả các phản
ứng sẽ hoàn toàn và lượng sản phẩm thu được phụ thuộc vào số lượng và mối quan hệ
cân bằng hóa học của lượng chất phản ứng tạo ra các sản phẩm. Những phản ứng chỉ
diễn ra theo một hướng, đến khi kết thúc phản ứng thì chất tham gia phản ứng mất đi để
tạo ra sản phẩm, phản ứng được gọi là hoàn toàn. Các phản ứng sau đây là các ví dụ về
các loại phản ứng này:
1. Phản ứng acid-base.
2. Phản ứng kết tủa.
3. Phản ứng oxy hóa khử (phản ứng chuyển electron).
4. Phản ứng trong đó chất ít điện ly được hình thành.
Tuy nhiên, nhiều phản ứng, đặc biệt là những phản ứng liên quan đến khí, thường
không hoàn toàn. Trong thực tế, có xảy ra phản ứng nghịch là sản phẩm tạo ra chất tham
gia phản ứng ban đầu, phản ứng nghịch xảy ra trước khi một lượng các chất phản ứng
tham gia phản ứng thuận được sử dụng hết. Tất cả các phản ứng khí trong một hệ thống
khép kín trải qua các quá trình phản ứng thuận nghịch.
Trong quá trình xảy ra phản ứng thuận nghịch, có thời điểm tại đó vận tốc phản ứng
thuận bằng vận tốc phàn ứng nghịch, đó là lúc phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng
động. Tại trạng thái cân bằng nếu thay đổi một trong những yếu tố mà tại đó cân bằng

86
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

được thiêt lập thì cân bằng bị phá vỡ và chuyển dịch cân bằng phản ímg tuân theo
nguyên lý chuyển dịch cân bằng Le Chatelier.
Sau đây là một số ví dụ về phản ứng thuận nghịch ở trạng thái khí:
1. N2(g) + 3H2(g) 2 NH3(g);
2. 2 so2(g) + O2(g) 2 so3(g);
3. CO(g) + H2O(g) co2(g) + H2(g);
Trong nước, một so acid yếu, base yếu, muối dễ thủy phân sẽ phản ứng với nước
theo các phản ứng thuận nghịch:
1. HC2H3O2(aq) + H2O(1) H3O+(aq) + C2H3O2’(aq);
2. NH3(aq) + H2O(1) NHZ(aq) + OH' (aq);
3. Mg(OH)2(s) Ịi Mg2+(aq) + 2 Off (aq);
4. Na2CO3(s) + H2O(1) 2Na+(aq) + HCO3(aq) + Off(aq)

1. PHẢN ỨNG THUẬN NGHỊCH - CÂN BÀNG HÓA HỌC

Trong tự nhiên, có nhiều quá trình diễn ra phản ứng thuận nghịch và đạt trạng thái
cân bằng. Ví dụ sự hình thành thạch nhũ trong các hang động Phong Nha Kẻ Bàng, vịnh
Hạ Long, Son Đoong và nhiều hang động trong phong cảnh núi đá vôi ở Việt Nam nổi
tiếng thế giới. Khi nước mưa (H2O) bão hòa khí co2 chảy qua các khe núi đá vôi
(CaCO3) thì xảy ra phản ứng hóa học hòa tan đá vôi tạo ra HCOf, quá trình ngược lại là
nước bão hòa co2 và HCO3‘ sẽ tạo ra lại CaCO3. Phản ứng xảy ra thuận nghịch và đạt
trạng thái cân bằng, tại trần của hang động xuất hiện những miếng thạch nhũ nhọn dài
rũ xuống (stalactites) với nhiều hình thù khác lạ, phần các chất nhiễu xuống tạo thạch
nhũ ở sàn hang động chĩa lên trên (stalagmites). Phản ứng thuận nghịch tạo thạch nhũ
như sau:
CaCO3(s) + H2O(Z) + co2(aq) ỊỈ Ca2+(aq) + 2 HCO3'(aq)
Phản ứng cân bằng tạo hệ đệm trong máu, giữ cho pH máu ổn định (pH = 7,35 -
7,45)

87

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Hình 3.9. Cân bằng acid - base của hệ đệm bicarbonate trong máu

Khi CO2 được sinh ra trong quá trình hô hấp tế bào, được đưa vào máu và dưới tác
dụng của enzym carbonic anhydrase chuyền CO2 thành acid carbonic theo phản ứng:
co2 + H2O <± H2CO3 HCO3* + hệ đệm: H2CO3/HCO3'
Khi nồng độ acid trong máu tăng thì cân bằng chuyển dịch theo phản ứng nghịch để
trung hòa lượng acid. Lượng dư CO2 được thải qua phổi.
Quá trình đào thải HT qua nước tiểu tại thận và hấp thu HCO3' vào huyết tưomg, quá
trình này tùy thuộc vào giá trị ồn định pH của máu.
Trong cơ thể sống, trong máu có phản ứng thuận nghịch giữa hemoglobin và
oxygen:
Hb + 02 HbO2
Tại phổi, nồng độ oxygen cao thì cân bằng phản ứng dịch chuyển theo chiều thuận
để tạo ra nhiều hemoglobin mang oxygen HbO2.
Tại cơ, nồng độ oxygen thấp thì cân bằng phản ứng dịch chuyển theo chiều nghịch
để phân hủy hemoglobin mang oxygen HbƠ2 tạo ra nhiều khí oxygen cho cơ.
Đặc biệt, hemoglobin có ái lực rất mạnh với khí độc co, khi thiếu khí oxygen:
HbO2 + CO HbCO + 02
Bệnh nhân ngộ độc khí co, càn xử lý đưa ngay bệnh nhân ra nơi thông thoáng và
dùng liệu pháp thở oxygen, cung cấp oxygen cho bệnh nhân để cân bằng phản ứng được
đẩy theo chiều nghịch giải phóng hemoglobin mang oxygen, giải ngộ độc.
Phản ứng xảy ra trong bình kín
2NO2(g) ĩ± N2O4(g)

88
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Cho khí NO2 vào bình kín và để ở nhiệt độ phòng, ban đàu khí có màu nâu đỏ của
NO2, sau một thời gian màu nâu đỏ nhạt dần, do phản ứng tạo thành kill N2O4 không
màu, đến một lúc thì màu nhạt không nhạt thêm nữa, có quá trình khí N2O4 phản ứng
cho lại chất đầu là NO2 và phản ứng đạt trạng thái cân bằng.
Thực tế, có nhiều phản ứng thuận nghịch nhưng cần thời gian rất lâu theo tháng
năm, vận tốc phản ứng chậm để thực hiện phản ứng nhanh cần tăng nhiệt độ, áp suất và
dùng chất xúc tác.

2. ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG

Các phản ứng xảy ra tạo sản phẩm thì các chất tham gia phản ứng phải va chạm với
nhau, sự va chạm phải đúng hướng và tạo năng lượng đủ hình thành ra các phức trung
gian chuyển tiếp. Xét phản ứng:
H2(g) + 12(g) 2 HI(g)
Phản ứng theo chiều thuận tạo ra sản phẩm HI(g), phản ứng theo chiều nghịch cho
ra lại chất tham gia phản ứng ban đầu.
Vận tốc phản ứng thuận phụ thuộc vào tần số va chạm của chất ban đàu, do đó phụ
thuộc vào nồng độ của H2 và Ỉ2.
Các sản phẩm HI cũng va chạm với nhau và một số phân tử phân hủy cho lại H2
và I2.
Khi nồng độ sản phẩm tăng thì vận tốc phàn ứng nghịch tăng, trong khi đó nồng độ
chất tham gia phản ứng giảm thì vận tốc phản ứng thuận giảm.
Vận tốc hai quá trình thuận nghịch bằng nhau, phản ứng đạt trạng thái cân bằng.
Nồng độ các chất tại trạng thái cân bằng không thay đổi, quá trình phản ứng vẫn
diễn ra, cân bằng động.

2.1. Hằng số cân bằng Kc

Xét phản ứng tổng quát sau:


aA + bB^cC + dD
A, B, c, D là các chất trong phương trình phản ứng, a, b, c, d là hệ số cân bằng
phương trình phản ứng:
K =[C]c[D]d
__ __ 1
[A]‘[B]b
Nồng độ các chất [A], [B], [C], [D] được đo ở trạng thái cân bằng.

89

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Ví dụ:
N2(g) + 3 H2(g) 2 NH3(g)
[NH3]2
c [N2][H2]3

2.2. Xác định giá trị hằng số cân bằng Kc

Ví dụ: cho 1 mol mỗi chất ỈĨ2(g) và 12(g) vào trong bình kín có thể tích 1 lít, hỗn
hợp khí này được đun nóng đến 435°c. đến khi đạt trạng thái cân bằng thì nồng độ I2 (g)
được tìm thấy là 0,0210 M. Tính nồng độ H2(g), HI(g) tại trạng thái cân bằng và hằng số
cân bằng Kc của phản ứng ở 425°c?.
H2(g) + 12(g) - 2HI(g)
Nồng độ đầu, M 0,1000 0,1000 0
Nồng độ PƯ, M - 0,0790 - 0,0790 2 X 0,0790
Cân bằng 0,0210 0,0210 0,1580
Giá trị hằng số cân bằng Kc
[HI]2 (0,1580)2
= __ }______ - = 30,0
[H2]P2] (0,0210)2

2.3. Hằng số cân bằng được biểu thị qua áp suất riêng phần Kp

Các phản ứng liên quan đến chất khí, hằng số cân bằng được ký hiệu Kp
2SO2(g) + O2(g)^ 2SO3(g)
K ^s°3)
p (PSo,)2(Po,)

Mối liên hệ giữa Kc và Kp


[SO3]2
c [SO2]2[O2]

K _ (Pso,)
p (Pso,)2(Po>)

Giả sử khí lý tường, khi đó PV = nRT


Ps03 - (ns03)RT/V; Ps02 = (nso2)RT/V; P02 = (no2)RT/V
(nso3)/v = (Pso3)/RT = [SO3]; (PS02)/RT = [S02]; (P02)/RT = [02]

90

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

[SO,]2 (PSO1/RT)2 (Pso,)2


Ke = I
[SO2]2[O2]
™X (RT) = Kp(RT)
(PSOi/RT)2(POỉ/RT) (PSŨí)2(POj)
Với phản ứng trên thì Ke = Kp(RT) hay viết khác là Kp = Kp(RT)'1

a A + b B ÍỊ c c + d D với A, B, c, D là các chất khí thì Kp = Ke(RT)A"


An = (c + d) - (a + b)
Ví dụ:
1. PCl5(g) PCl3(g) + Cl2(g); Kp = Kc(RT)
2. 2NO2(g) Ịi N2Ũ4(g); Kp = Ke(RT)'1
3. H2(g) + I2(g) ĩì 2 HI(g); Kp = Ket
4. N2(g) + 3H2(g) ĩi 2 NH3(g); Kp = Ke(RT)'2

2.4. Mối liên hệ giữa phưưng trình cân bằng và hằng sổ cân bằng

Hằng số cân bằng được biều thị phụ thuộc vào phương trình cân bằng.

Ví dụ: H2(g) + I2(g) tí 2 HI(g) Kp =


1.
H2 jL^2 J

2 HI(g) tí H2(g) + I2(g) Kp’ = = 1/Kc

HI(g) tí ‘A H2(g) + '/212(g) Ke” = Jg*™) = 7^7 = 1

Nhiều phương trình phản ứng kết hợp tạo ra phương trình chung, thì hằng số cân
bằng phương trình chung bằng tích các hằng số cân bằng các phương trình thành phần:
([C][D])
eQ(1): A+B c + D K1 =
([A][D])
([B][F])
eQ(2): C + E ĩ± b + fk2 =
([C][E])

A+E ([D][F])
Eq<3): D + F K3 =
([A][E])
Trong đó, Eq(3) = Eq(1) + Eq(2); và K3 = K]XK2
2.5. Cân bằng trong phản ửng dị thể

1. CaCO3(s) CaO(s) + co2(g); Kc=[CO2]

91

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

2. C(s) + H2O(g) ĩì CO(g) + H2(g); Kc =


[H2OJ
3. (NH4)2CO3(s) ĩi 2NH3(g) + H2O(g) + co2(g); K. = [NH3]2[H2O][CO2]
Cân bằng xảy ra trong dung dịch:
1. HNO2(aq) + H2O(Z) H3O+(aq) + NO2’ (aq); Ka = ■H 7^—-
[HNO2]

2. NH3(aq) + H2O(/) <2 NH4+(aq) + OH(aq); Kb = -[NiLli9H ]


[NH3]
3. PbCl2(s) # Pb2+(aq)) + 2C1'(aq); Ksp = [Pb2+][Cf]2;
(Ka, Kb, và KSp được gọi là hằng số ion hóa acid, ion hóa base và hằng số sản phẩm tan)

3. NGUYÊN LÝ LE CHATELIER VÀ sự CHUYỂN DỊCH CÂN BẢNG PHẢN


ỨNG HÓA HỌC

Nguyên lý Le Chatelier: khi thay đổi các yếu tố ảnh hưởng mà tại đó cân bằng đang
được thiết lập, thì cân bằng sẽ dịch chuyển sang trạng thái cân bằng mới với xu hướng
làm giảm các yếu tố thay đổi.
Kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng phản ứng rất quan trọng trong tồng
họp.
Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cân bằng là: nồng độ, nhiệt độ, áp suất.

3.1. Ảnh hưởng của sự thay đổi nồng độ

N2(g) + 3 H2(g) 2NH3(g)


F _ [NH,]2
c [N2][H2]
Khi tăng nồng độ N2(g) hoặc H2(g) thì cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều thuận,
tạo ra nhiều sản phẩm NH3(g) hơn hoặc ngưng tụ hóa lỏng NH3(g) cũng thu được
nhiều NH3.

3.2. Ảnh hưởng của sự thay đổi áp suất với sự thay đổi thể tích

Phản ứng thuận tạo ra 2 mol khí nhỏ hơn so với 4 mol khí ban đầu; do đó, chiều
phản ứng thuận là chiều có áp suất giảm. Phản ứng nghịch thì ngược lại có áp suất tăng.
Khi tăng áp suất thi cân bằng chuyền dịch về phía chiều thuận tạo ra nhiều NH3(g).

92

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

3.3. Ảnh hưởng của sự thay đổi áp suất vói sự thay đồi thể tích

N2(g) + 3 H2(g) s 2 NH3(g) + 92 kJ


Phản ứng theo chiều thuận thì tỏa nhiệt. Để thu được nhiều NH3, cần kiểm soát
nhiệt độ (250 °C), không để nhiệt độ tăng cao.
Áp suất 200 - 300 atm.
Ngoài ra, để gia tăng vận tốc phản ứng cần dùng thêm chất xúc tác (Fe).

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1. Cho 0,160 mol NO2 và 0,040 mol N2Ơ4 vào bính kín 10,0 lít. Khi cân bằng đạt
được ờ nhiệt độ 353 K, nồng độ [NO2] = 0,0210 M. Tính nồng độ mol của N2Ơ4 lúc
cân bằng và Kc và Kp ở nhiệt độ 353 K.
2NO2(g) N2O4(g)
2. Rượu methanol được điều chế công nghiệp theo phương trình phản ứng:
CO(g) + 2H2(g) ĩì CH3OH(g)
Cho 1,000 mol mỗi khí CO(g) và H2(g) vào bính kín 10,0 lít. Khi cân bằng đạt được
ờ nhiệt độ 500 K, nồng độ [CH3OH] = 0,00892 M. Tính nồng độ mol của CO(g) và
H2(g) lúc cân bằng và Kc và Kp ở nhiệt độ 500 K.
(R = 0,082 lL-“7Mol.K).
3. Hằng số cân bằng của phản ứng: N2(g) + 3H2(g) 2NH3(g),
là Ke = 3.6 X 108 ở 298 K.
Tính giá trị hằng so cân bằng cùa phản ứng sau:
NH3(g) s ‘/2N2(g) + 3/2H2(g)
4. Cho phản ứng: 2 so2(g) + 02(g) «2 2 so3(g), Kc = 280 ở 1000 K.
Tính giá trị hằng số cân bằng của phản ứng phân hủy so3 ở 1000 K?
so3(g) so2(g) + y2 02(g).
5. Cho: (1) N2(g) + >/2 02(g) i N2O(g) K«1) = 2.4 X 10'18
(2) N2(g) + 02(g) 2 2 NO(g) K^í = 4.1 X W31

Tính giá trị hằng số cân bằng của phản ứng: N2O(g) + !4 02(g) 2 NO(g)?
6. Xác định những phản ứng sau nên thực hiện ở áp suất cao hay thấp?
(a) 2SO2(g) + 02(g) Ị± 2 so3(g);
(b) PCl5(g) PCl3(g) + Cl2(g);

93

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

(c) CO(g) + 2H2(g) TÌ CH3OH(g);


(d) N2O4(g) Ị±2NO2(g);
(e) H2(g) + F2(g) # 2 HF(g);
7. Xác định những phản ứng sau nên thực hiện ở nhiệt độ cao hay thấp?
(a) 2SO2(g) + 02(g) 2 so3(g); AH° = -180 kJ
(b) CO(g) + H2O(g) Ị± co2(g) + H2(g); AH° = -46kJ
(c) CO(g) + Cl2(g) ĩì COCl2(g); AH° = -108.3 kJ
(d) N2O4(g) 2 NO2(g); AHô = +57.3kJ
(e) CO(g) + 2H2(g) ĩìCH3OH(g); AH° = -270kJ

94

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Chương 4
ĐỘNG HÓA HỌC

Động hóa học nghiên cứu các vận tốc phản ứng, các phản ứng xảy ra nhanh hoặc
chậm. Động hóa học đo lường sự biến đồi nồng độ các chất tham gia phản ứng
(reactants, starting materials) cũng như của sản phẩm tạo thành (products) trong đơn vị
thời gian xảy ra phản ứng.
Các vận tốc phản ứng cung cấp thông tin liên quan đến một phản ứng xảy ra nhanh
như thế nào cũng như cơ chế phản ứng ở mức độ phân tử.

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1. Định nghĩa được vận tắc phản ứng, phân loại các loại vận toe phàn ứng.
2. Trình bày được sự biến đổi trong mối liên hệ vận tốc của sự giảm cùa chất phàn
ứng và sự tăng của sản phẩm tạo thành.
3. Xác định được bậc phản ứng, phương trình động học vận tốc phàn ứng bằng dữ
liệu thực nghiệm. Trình bấy ảnh hưởng của nồng độ, định luật tác dụng khối
lượng của Guỉberg và Waage.
4. Trình bày ảnh hưởng cùa nhiệt độ, quy tắc của Van’t Hoff.
5. Trình bày biểu thức sự phụ thuộc hằng số vận tốc k và nhiệt độ T của Arrhenius.
6. Trình bày phương pháp đồ thị xác định phản ứng bậc nhất, bậc hai.
7. Giải thích được ý nghĩa và tính toán được thời gian bản hủy (haỉf-ỉỉfe) của một
phàn ứng bậc nhắt.
8. Xác định được năng lượng hoạt hóa (activation energy), kỷ hiệu Ea, từ đồ thị
hoặc từ hằng số vận tốc ở nhiệt độ khác nhau.
9. Trình bày được phương trĩnh vận tốc phản ứng từ cơ che phản ứng.
10. Trình bày được vai trò của xúc tác sinh học.

95

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

BÀI 1. VẬN TỐC PHẢN ÚNG

1. CÁC LOẠI VẬN TÓC PHẢN ÚNG

Định nghĩa vận tốc phản ứng: vận tốc phản ứng đặc trưng cho diễn biến phản ứng
nhanh hay chậm, được đo bằng sự biến đổi nồng độ chất tham gia phản ứng hoặc sản
phẩm trong một đon vị thời gian.
Vận tốc được đo tại thời điểm bắt đầu phản ứng được gọi là vận tốc ban đầu.
Vận tốc được đo tại thời điềm bất kỳ trong quá trình phản ứng được gọi là vận tốc
tức thời.
Vận tốc được đo tại toàn bộ khoảng thời gian phản ứng được gọi là vận tốc trung
bình.
Thời gian frong vận tốc phản ứng được tính bằng phút (minutes, min) hoặc giây
(second, s).
Ví dụ: xét phản ứng phân hủy nitrogen dioxide ở nhiệt độ 300 °C
2 NO2(k) -* 2 NO(k) + 02(k)
Nếu trong 150 giây đầu, nồng độ khí NO2 giảm từ 0,0100 mol/L xuống còn 0,0055
mol /L, thì vận tốc trung bình của sự phân hủy khí nitrogen dioxide trong 150 giây đầu
ở điều kiện đã cho là:

ín nnr-r- mol ri ™ A r-mol _


—A[7VƠ2] — {^0,0055—0,0100—0,0045—10 5mol
&t 150 s 150 s 3,0 X

Nếu trong 150 giây tiếp theo, nồng độ khí NO2 giảm từ 0,0055 mol/L xuống còn
0,0038 mol /L, thì vận tốc trung bình của sự phân hủy khí nitrogen dioxide trong 150
giây tiếp theo ở điều kiện đã cho là:

-A[NỠ2] - (0,0038-Ỵ2- 0,00550,0017lQ~5mol


At = 150 s = 150 s = 1,1 x L~s

Để đo vận tốc phản ứng, chất tham gia phản ứng được đo nồng độ giảm đi trong
một đom vị thời gian, hoặc đo sự tăng nồng độ sản phẩm tạo thành trong một đon vị thời
gian. Ví dụ như trong phản ứng phân hủy NO2(k).

96
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

2 NOj(k) - 2 NO(k) + 02(k)

2. BIÊU THỨC VẬN TỐC PHẢN ÚNG Được KÝ HIỆU NHƯ SAU

v _ -A[JVO2] . _ Apvo ] . _ â[O2J


1 At ’ 2 At ’ 3 At
Phương trình biểu diễn mối liên hệ giữa các vận tốc của các chất phản ứng và sản
phẩm ứng với hệ số cân bằng trong phương trình phản ứng:

-A[ATỠ2] = ầ[NOÌ = A[ỡ2]


2 At 2 At At

Phương trình biểu diễn cho thấy vận tốc của sự giảm nồng độ NƠ2 bằng vận tốc của
sự tăng nồng độ chất tạo thành NO, nhưng gấp đôi vận tốc tạo thành O2.

97

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

BÀI 2
CÁC YỂU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VẬN TỐC PHẢN ỨNG

1. LUẬT VẬN TÓC PHẢN ỨNG (ĐỊNH LUẬT TÁC DỤNG KHÓI LƯỢNG -
GULBERG & WAAGE)
Vận tốc phản ứng phụ thuộc vào nồng độ chất phản ứng, nhiệt độ, áp suất và các
điều kiện khác. Vận tốc phản ứng chịu ảnh huởng nhiều bời nồng độ chất phản ứng.
Định luật tác dụng khối lượng: Tại nhiệt độ xác định, vận tốc phản ứng ở mỗi thời điểm
tỷ lệ thuận với tích số nồng độ các chất phản ứng, với số mũ thích hợp.
Xét phản ứng chung: A + B c
Luật vận tốc phản ứng (định luật tác dụng khối lượng) được biểu diễn bằng biểu
thức: V = k[A]x[B]y
k: hằng số vận tốc
X, y: bậc vận tốc phân ứng của chất phản ứng
Giá trị X, y không liên quan đến hệ số cân bằng trong phương trình phản ứng. Giá
trị của X, y được xác định từ kết quả dữ liệu động học trong phản ứng thực nghiệm.
Ví dụ: 2 N2Ơ5(k) -► 4 NƠ2(k) + 02(k) có biểu thức V = k[N2O5]
Biểu thức cho biết vận tốc phân hủy khí N2O5 là bậc nhất. Neu tăng gấp đôi nồng
độ khí N2O5 thì vận tốc phản ứng tăng gấp đôi. Tăng nồng độ gấp ba thì vận tốc gấp ba.
KíẠ.-2NO2(k) ->2NO(k) + 02(k) có biểu thức V = k[NO2]2
Biểu thức cho biết vận tốc phân hủy khí NO2 là bậc hai. Neu tăng gấp đôi nồng
độ khí NO2 thì vận tốc phản ứng tăng gấp bốn. Tăng nồng độ gấp ba thì vận tốc gấp
chín lần.
Kí dụ: 2 HI(k) -H2(k) + I2(k) khi có Au là chất xúc tác thì vận tốc phản ứng này
không phụ thuộc vào nồng độ HI. Phản ứng bậc không.

2. XÁC ĐỊNH LUẬT VẶN TÓC PHẢN ỨNG

2.1. Phương pháp vận tốc ban đầu

Đối với nhiều phản ứng hóa học, sự biểu diễn luật vận tốc phản ứng chỉ thể hiện
nồng độ các chất tham gia phản ứng, trong khi nồng độ sản phẩm không có.
Tuy nhiên, đối với các phản ứng thuận nghịch nồng độ sản phẩm là một phần của
luật vận tốc phản ứng. Đe đơn giản luật vận tốc phản ứng và tránh sự phức tạp do ảnh

98

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

hưởng của nồng độ sản phẩm trong phản ứng thuận nghịch, việc đo vận tốc để xác định
luật vận tốc phản ứng đơn giản được thực hiện tại thời điểm bắt đầu các chất tham gia
phản ứng được trộn lẫn với nhau. Tại thời điểm bắt đầu, có thể coi sự ảnh hưởng của
nồng độ sản phẩm rất nhỏ có thể bỏ qua. Vì thế, vận tốc được đo là vận tốc ban đầu.
Ví dụ: xét dữ liệu động học đối với phản ứng sau
S2Oị (dd) + 3F(dd) ^2SO42'(dd) + I3‘(dd)

[S2O81 in Vận tốc ban đầu


Thí nghiệm
(mol/L) (mol/L) (mol/L.s)
1 0,038 0,060 1,5x10"
2 0,076 0,060 2,8 X 10'5
3 0,038 0,120 2,9 x10’5

a. Tính bậc phản ứng và viết biểu thức luật vận tốc phản ứng?
b. Tính hằng số vận tốc k và vận tốc phản ứng khi nồng độ cả hai chất phản ứng là
0,050 mol/L?
Giải:
Biểu thức luật vận tốc phản ứng được biểu diễn:
V = k[S20g2']2m[T]n ; với m và n là bậc phản ứng (rate order)
a. Tính bậc phản ứng m, n:
^2OỈ~]ĩ[I~]n _ k(0,076 M)m(0,060 M)n _ 2,8 xlO-5mo//(L. s)
fc[S20f- ^(0,038 M)m(0,060 M)n - 1,5 xlO"5mo//(L.s)
2m ~ 2 -> m = 1 (bậc phản ứng của [S2O82'])
k[S2O%-]m[r]% _ k(0,038 M)m(0,120 M)n _ 2,9 xl(T5mol/(L. s)
" k(0,038 M)m(0,060 M)n “ 1,5 xl0~5moZ/(L.s)
2n ~ 2 -* n = 1 (bậc phản ứng của [T])
Biểu thức định luật vận tốc phản ứng được biểu diễn: V = k[S20g2’][T]
b. Tính hằng số vận tố k, và giá trị vận tốc:
k _ 1,5x10 5mol/L
6,6 X 10 3L.mol~1.s 1
~ (0,038^X0,060^)

Khi [S2O82’] = [F] = 0,050 mol/L


Thì V = (6,6 X 10‘3).(0,050).(0,050) = 1,6 X 10‘5 mol/L.s

99

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

2.2. Phương pháp đồ thị xác định vận tốc bậc không, bậc nhất, bậc hai

Xét phản ứng: A -► SP


Nếu phản ứng bậc không đối với chất A, thì V = —= k

A[A] = -kAt; và [A]t = [A]o - kt;


Tọa độ giữa [A] và t cho thấy là đường thẳng có hệ số góc bằng -k
Nếu phản ứng bậc nhất đối với chất A, thì V = AM _ hay Èkìl — —

Lấy tích phân hai vế phương trình với t = 0 và t = t thì được phương trình:
ln[A]t = ln[A]o - kt
[A]t nồng độ chất A tại thời điểm t
[A]o nồng độ chất A tại thời điềm t = 0
Tọa độ giữa ln[A]t và t cho thấy là đường thẳng có hệ số góc bằng -k
Nếu phản ứng bậc hai đối với chất A, thì V = = k[A]2 hay = —k&t

Lấy tích phân hai vế phương trình với t = 0 và t = t thì được phương trình:
1 1
777”
[^]t
“ kí + 777
M]o

Tọa độ giữa l/[A]t và t cho thấy là đường thẳng có hệ số góc bằng k (hằng số
vận tốc).

2.3. Xác định luật vận tốc phản ứng tích hựp của nhiều phản ửng kết hợp

Với các phản ứng liên qua đến chuỗi nhiều phản ứng, luật vận tốc phản ứng tích
hợp được xác định cho một phản ứng tại một thời điểm. Việc xác định này được thực
hiện khi có nồng độ của chất phản ứng giới hạn (bậc phản ứng được xác định) thấp hơn
nồng độ của chất phản ứng khác. Dưới điều kiện này, thời gian phụ thuộc sự thay đổi
nồng độ chỉ với chất phản ứng giới hạn, trong khi chất phàn ứng khác được cho là xấp
xỉ hằng số.
Ví dụ: xét phản ứng: 2 NO(k) + Ơ2(k) -► 2 NO2(k)“có vận tốc V = k[NO]2[C>2]
Phản ứng được tiến hành với [NO]o = 1,0 X 10-4 mol/L và [O2] = 0,10 mol/L. Khi
phản ứng diễn ra thì [NO] giảm rõ, còn sự giảm [O2] không đáng kể. Dưới điều kiện
này, phương trình luật vận tốc phản ứng tích hợp có thể được xuất phát từ phần [NO].
Khi điều kiện có thể bị thay đổi và phương trình luật vận tốc phản ứng tích hợp có thể
được xuất phát từ phần [O2].

100
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Đối với phản ứng trên, một đường thẳng với hệ số góc dương có được từ tọa độ
1/[NO] phụ thuộc thời gian t và với ln[Oz] phụ thuộc thời gian, cho luật vận tốc:
V = k[NO]2[O2]

3. Cơ CHÉ PHẢN ỦNG

Cơ chế phản ứng là bức tranh chi tiết về cách mà phản ứng diễn ra ở mức độ phân
tử. Cơ chế phản ứng bao gồm các giai đoạn cơ bản xảy ra liên quan đến các loại phân
tử, các chất tham gia phản ứng cũng như các chất trung gian phản ứng. Cơ chế phản ứng
giải thích cách thức mà phản ứng xảy ra ở mức độ phân tử từ đó đưa đến luật vận tốc
phản ứng với thực nghiệm xác định. Nếu cơ chế phản ứng gồm nhiều bước cơ bản, tồng
các bước này phải bằng phương trình cân bằng tổng quát của phản ứng.
Ví dụ: phản ứng 2A + B -+ C+D, bao gồm các giai đoạn cơ bản sau:
Giai đoạn 1: A + B -* X;
Giai đoạn 2: X + A Y;
Giai đoạn 3: Y -* c + D;
Phản ứng tổng quát: 2A + B -* C+D
Các giai đoạn cơ bản và phân tử
Các giai đoạn cơ bản hoặc các phản ứng cơ bản là các giai đoạn đơn giản cùng tạo
nên cơ chế phản ứng của một phản ứng. Mỗi phản ứng cơ bản mô tả tính chất mỗi phân
từ riêng, như hai phần tử kết hợp hoặc một phân tử đơn giản hoặc phức chất phân hủy.
Một phản ứng cơ bản được đặc trưng bởi phân tử của chúng, ở đó số phần tử hoặc phân
từ tạo ra phức chất ở trạng thái chuyển tiếp. Vì thế, một phản ứng cơ bản được đặc trưng
bởi phản ứng đơn phân tử (unimolecular), lưỡng phân từ (bimolecular), hay ba phân tử
(termolecular). Phản ứng đơn phân tử và lưỡng phân tử được xem là những tiến trình cơ
bản phổ biến nhất.

4. LUẬT VẬN TỐC PHẢN ỨNG VỚI CÁC GIAI ĐOẠN PHẢN ỨNG cơ BẢN

Các phản ứng cơ bản Phân tử Luật vận tốc phản ứng
A -+ Product Unimolecular V = k[A]
2 A -» Product Bimolecular V = k[A]2
A + B -* Product Bimolecular V = k[A][B]
2 A + B -* Product Termolecular V = k[A]2[B]

Ví dụ trong phản ứng: 2 N2Ơ5(k) -* 4 NƠ2(k) 4- Ơ2(k) cơ chế phản ứng được cho là:

101

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Giai đoạn 1: N2O5 -♦ NO2 + NO3 (Unimolecular)


Giai đoạn 2: NƠ2 + NO3 -* 2 NƠ2 + o (Bimolecular)
Giai đoạn 3: N2O5 + O-+2NO2 + O2 (Bimolecular)
Giai đoạn ba phân tử (Termolecular) được xem là hiếm xảy ra, những cơ hội mà ba
phần tử va chạm cùng thời điểm, với định hướng đúng và năng lượng đủ, được xem là
cực nhỏ. Một giai đoạn phản ứng ba phân tử (Termolecular) có thể thấy là quá trình
hình thành phân tử ozone từ oxygen trong lớp vỏ bầu khí quyển:
2 O2 + N2 “*03 + 0 + NT2

4.1. Xuất phát luật vận tốc phản ứng từ giai đoạn quyết định vận tốc phản ứng

Khi một cơ chế phản ứng được xác định gồm nhiều giai đoạn cơ bản, một giai đoạn
có vận tốc chậm nhất trong các giai đoạn phàn ứng sẽ quyết định vận tốc chung của
phản ứng. Giai đoạn đó được gọi là giai đoạn xác định vận tốc phản ứng, giai đoạn đại
diện cho luật vận tốc phản ứng đối với phản ứng chung.
Xét phản ứng: NƠ2(k) + CO(k) -► NO(k) + CO2(k)
Nếu phản ứng chỉ có 1 giai đoạn cơ bản, thì vận tốc sẽ là V = k[NO2][CO]
Tuy nhiên, thực nghiệm cho kết quả xác định luật vận tốc V = kfNCh]2
Vậy phàn ứng trên có cơ chế phản ứng trên phải gồm ít nhất hai giai đoạn cơ bản:

Giai đoạn 1: NO2 + NO2 -> NO3 + NO; (chậm, xác định vận tôc)
Giai đoạn 2: NO3 + co -► CO2 + NO; (nhanh)
Luật vận tốc đối với giai đoạn xác định vận tốc: V = ki[NO2]2 thu được từ thực
nghiệm.
Trong đó, ki = k. Giai đoạn hai xảy ra nhanh không ảnh hưởng đến vận tốc tổng thề.
Thực ra, nếu số mũ trong luật vận tốc phản ứng khác với hệ số cân bằng trong
phương trình phản ứng, cơ chế phản ứng thường xảy ra theo nhiều giai đoạn, hầu hết
phản ứng diễn ra theo nhiều giai đoạn cơ bản.
Lưu ý, không giống như luậtvận tốc phản ứng tồng thể được xác định bằng thực
nghiệm, luật vận tốc phản ứng đối với một phản ứng cơ bản có thể được suy ra từ phân
từ của nó, vì mỗi phàn ứng cơ bản là giai đoạn riêng lẻ. số mũ trong biểu thức luật vận
tốc phản ứng bằng các hệ số cân bằng trong phương trình. Ví dụ, những luật vận tốc
phản ứng đối với các phản ứng cơ bản sau được chỉ định:
NO + O3 “♦ NO2 + O2; có vận tốc V = k[NO][Os]
N2O5 -♦ NO2 + NO3; có vận tốc V = kỊỊN^Os]
NO + Br2 -* ONBr2ỉ có vận tốc V = k[NO][Br2]

102
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Hơn nữa, chắc chắn rằng các phân tử như NO3 có thể được tạo thành trong giai đoạn
cơ bản, nhưng ngay lập tức sẽ phản ứng trong giai đoạn cơ bản tiếp sau, chúng không còn
trong phản ứng tổng thể. Những phân tử này còn được gọi là các chất trung gian.

4.2. Luật vận tốc phản ứng được xác định từ cơ chế với giai đoạn chậm CO' bản đầu tiên

Xét phản ứng: 2 NO2(k) + F2(k) -> 2 NO2F(k)


Luật vận tốc phản ứng thực nghiệm là V = k[NO2][F2]
Cơ chế được đề xuất cho phản ứng này gồm các giai đoạn cơ bản sau:
Giai đoạn 1: NO2 + F2 -► NO2F + F; (chậm, xác định vận tốc)
Giai đoạn 2: NO2 + F -+ NO2F; (nhanh)
Phản ứng chung: 2 NO2 + F2 -* 2 NO2F
Luật vận tốc phản ứng cho giai đoạn xác định vận tốc: V = ki[NO2][F2] (ki=k)

4.3. Luật vận tốc phản ứng được xác định từ cơ chế với giai đoạn chậm cơ bản thứ hai

Xét phản ứng: 2 NO(k) + 02(k) -2NO2(k)


Luật vận tốc phản ứng thực nghiêm là V = k[NO]2[O2]
Cơ chế được đề xuất cho phản ứng này gồm các giai đoạn cơ bản sau:
Giai đoạn 1: NO + 02 NO3; (nhanh, cân bằng)
Giai đoạn 2: NO3 + NO 2 NO2; (chậm, xác định vận tốc)
Phản ứng chung: 2 NO + 02 -*• 2 NO2;
Luật vận tốc phản ứng cho giai đoạn xác định vận tốc: V = k2[NO3][NO]
NO3 là chất trung gian phản ứng được tạo thành từ giai đoạn nhanh (giai đoạn 1)
của phản ứng thuận nghịch và nồng độ nhanh đạt đến trạng thái bền, [NO3] =
keq[NO][O2]
Keq là hằng số cân bằng của phản ứng thuận nghịch giai đoạn 1. Thay thế [NO3]
trong biểu thức luật vận tốc phản ứng, cho thấy:
V = k2keq[NO]2[O2] = k[NO]2[O2]; (k = k2keq)
Sự tương quan giữa cơ chế phản ứng với luật vận tốc phản ứng:
Đối với nhiều phản ứng, cơ chế phản ứng được đề xuất phải thỏa ba tiêu chí sau:
1. Các giai đoạn cơ bản trung gian phải là tổng của phương trình chung.
2. Các giai đoạn cơ bản trung gian phải hợp lý, có khả năng xảy ra, hoặc phản ứng
đơn phân tử hay lưỡng phân tử. Giai đoạn cơ bản trung gian ba phân tử là không
chắc chắn.

103

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

3. Cơ chế phản ứng phải phù hợp với luật vận tốc phản ứng. Đó là, luật vận tốc
phản ứng xuất phát từ giai đoạn xác định vận tốc phải thỏa với luật vận tốc phản
ứng thực thu được từ thực nghiệm.
Ví dụ trong phản ứng: 2 N2Ơ5(k) -► 4 NO2(k) + Ơ2(k) có V = k[N2O5]
Cơ chế phản ứng được cho bao gồm các giai đoạn cơ bản sau:
Giai đoạn 1: N2O5 NO3 + NO2; (nhanh, cân bằng)
Giai đoạn 2: NO2 + NO3 2 NO2 + O; (chậm)
Giai đoạn 3: N2O5 + O-^2NƠ2 + O2 (nhanh)
Phản ứng chung: 2 N2O5 -* 4 NO2 + Ơ2(k) có V = kpS^Os]

5. MỘT MÔ HÌNH VÈ ĐỘNG HÓA HỌC

Luật vận tốc phản ứng liên quan đến sự phụ thuộc của vận tốc phản ứng vào
nồng độ các chất phản ứng. Vận tốc phản ứng cũng phụ thuộc vào các yếu tố khác
như nhiệt độ.
Khi tăng nhiệt độ tốc độ phản ứng tăng nhanh.
Ví dụ: phản ứng 2 H2(k) + Ch(k) -* 2 H2O(1) xảy ra rất chậm, có thể coi như
không xảy ra vì mất thời gian tính bằng năm, nhưng ở nhiệt độ 700 °C phản ứng xảy ra
tức thì kèm theo nồ.
Thực nghiệm cho thấy, “cứ tăng nhiệt độ lên 10 °C, vận tốc phản ứng tăng từ 2 đến
4 lần” (quy tắc Van’t Hoff)
y = k(tl+10) ; y = 2 đến 4 (được gọi là hệ số nhiệt độ)

Tổng quát: yn =

Ví dụ: một phản ứng có hệ số nhiệt độ y = 3. Hỏi khi tăng nhiệt độ lên 30 °C thì
vận tốc phản ứng tăng lên bao nhiêu lần?
yn = ta có n = 3. Vậy vận tốc tăng 33 = 27 lần

Sự phụ thuộc vào nhiệt độ này có thề được giải thích bằng thuyết va chạm của phản
ứng và sự tạo thành phức chất hoạt hóa (activated complex) hoặc trạng thái chuyên tiêp
(transition State).
Xét phản ứng sau:
2 BrNO(k) - 2 NO(k) + Br2(k)
Đẻ phản ứng xảy ra:
- Các phân tử chất tham gia phản ứng phải va chạm.

104
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

- Những va chạm phân tử phải xảy ra với những định hướng đúng.
- Những va chạm phải tạo năng lượng và tạo thành phức hoạt hóa.
- Vận tốc tạo thành phức hoạt hóa là giai đoạn xác định vận tốc.
- Phức hoạt hóa cuối cùng đưa đến tạo thành sản phẩm.
1. Vận tốc tạo thành phức hoạt hóa tỷ lệ với tần suất va chạm hiệu hỏa của phân tử,
tần suất va chạm phụ thuộc nồng độ chất phản ứng.
2. Phức hoạt hóa hoặc trạng thái chuyền tiếp được tách ra từ các chất phản ứng
bằng hàng rào năng lượng, được gọi là năng lượng hoạt hóa (activation energy (Ea). Sự
tạo thành phức trạng thái chuyển tiếp phụ thuộc vào phần các phân tử có đủ động năng
để vượt qua hàng rào năng lượng này. Phần các phân tử này phụ thuộc nhiệt độ. Ở nhiệt
độ thấp, phần các phân tử có đủ năng lượng để vượt qua hàng rào năng lượng kết quả sẽ
tạo ra phức trạng thái chuyển tiếp sẽ thấp. Phần các phân từ tăng theo nhiệt độ, cũng sẽ
tăng vận tốc phản ứng chung.
3. Năng lượng hoạt hóa cao đối với một phản ứng cũng có nghĩa phần các phân tử
có đủ năng lượng để vượt qua hàng rào năng lượng tạo ra phức trạng thái chuyển tiếp
sẽ thấp hơn. Vì thế, năng lượng hoạt hóa lớn sẽ dẫn đến kết quả vận tốc phản ứng sẽ
chậm hơn.
Sự phụ thuộc vận tốc phản ứng vào nhiệt độ và năng lượng hoạt hóa được trình bày
bằng phương trình Arrhenius (đề xuất 1889) với hằng số vận tốc k:
k = Ae'Ea/RT , ở công thức A được gọi là hệ số tần số Arrhenius
Lấy logarit tự nhiên phương trình Arrhenius thu được công thức:

ln(fc) = - I - l + ln(4)
\ K / \1 /
ĐỒ thị với ln(k) theo 1/T cho đường thẳng có hệ số góc bằng -Ea/R; (R=8,314
J/mol.K)
Năng lượng hoạt hóa Ea có thể được tính theo hai giá trị của hằng số vận tốc theo
đồ thị hoặc theo công thức sau:
(k2\ _ E 1 1
\kj R ^T2 T~1
Hoặc
fkr\ Ea .11
En 1
ln r- =
^2 R vT2 Ti

105

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

6. CHẮT XÚC TÁC

Chất xúc tác làm gia tăng vận tốc phản ứng, nhưng không bị mất đi sau phản ứng.
Chất xúc tác có chức năng tạo ra một con đường phản ứng khác có năng lượng hoạt hóa
thấp hơn. Chất xúc tác làm gia tăng vận tốc phản ứng, nhưng không ảnh hưởng đến
enthalpy phản ímg hoặc vị trí cân bằng.

6.1. Chất xúc tác đồng thể

Chất xúc tác đồng thể có cùng pha với các chất phản ứng (reactants, starting
materials). Ví dụ, nitric oxide (NO) xúc tác phản ứng giữa SO2 và O2.
NO xúc tấc
2 so2(k) + 02(k) > 2 so3(k)
Phản ứng giữa SO2 và O2 là phản ứng tự diễn biến và tỏa nhiệt, rất chậm và năng
lượng hoạt hóa cao (Ea). Phân tử NO xúc tác tạo ra con đường phản ứng khác có năng
lượng hoạt hóa thấp hơn.
Giai đoạn 1: 2 NO + 02 -* 2 NO2
Giai đoạn 2: 2 NO2 + 2 so2 - 2 NO + 2 SO3
Phản ứng chung: 2 so2(k) + 02(k) -* 2 so3(k)
Một số chất xúc tác liên quan đến động học học phản ứng và nồng độ chất xúc tác
có mặt trong luật vận tốc phản ứng.
Vỉ dụ: iodine xúc tác trong phản ứng đồng phân hóa (isomerisation) của cis-2-
butene chuyền thành trcms-2-buten thì nồng độ chất xúc tác iodine có mặt trong biểu
thức luật vận tốc phản ứng.
Cis CH3-CH=CH-CH3 - Trans CH3-CH=CH-CH3 có V = k[cừ-2-butene]
Cis CH3-CH=CH-CH3 Ẳ Trans CH3-CH=CH-CH3 có V = k[cứ-2-butene][I2]1/2

6.2. Chất xúc tác dị thể

Chất xúc tác dị thể có trạng thái vật lý khác với các chất phản ứng (reactant,
starting material). Phần lớn các phản ứng là chất khí thì dùng xúc tác là kim loại hoặc -
oxide kim loại trơ. Các chất xúc tác rắn này tạo diện tích bề mặt cho các phân tử tương
tác hiệu quả. Bề mặt kim loại cũng là nơi giúp cho các liên kết được hình thành và bị bẻ
gãy. Ni, Pd, Pt là những kim loại trơ thường được dùng làm chất xúc tác trong phản ứng
hydrogen hóa dầu thực vật để tạo ra magarine và “Crisco oil”, trong phản ứng hydrogen
hóa thì phân từ hydrogen bị bẻ gãy và gắn vào mỗi liên kết đôi c=c trong chuỗi
hydrocarbon của acid béo chưa bão hòa (chưa no).

106

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Ni hoặc Pt
-CH=CH- + H2 > -CH2-CH2-
Chất xúc tác dị thể được dùng trong các thiết bị xúc tác chuyền đổi trong ô tô, thiết
bị này có Pt, Pd và Rh trộn với nhau và gắn trong lưới lọc bằng ceramic. Các kim loại
này xúc tác cho phản ứng sau:
(Pd+Pt+Rh)
2 NO(k) + 2 CO(k) N2(k) + 2 co2(k)
Thiết bị xúc tác chuyển đổi đã làm giảm các khí độc hại như NO, co thải ra môi
trường.
Một số phản ứng cần có xúc tác chuyên biệt để cho ra sản phẩm đặc trưng:
Ni
CO(g) + 3 H2(k) -* CH4 (k) + H2O(k)
ZnO-Cr2O3
CO(k) + 3 H2(k) —- CH3OH(k)

6.3. Xúc tác sinh học

Hình 4.1. Cơ chế hoạt động của enzyme với chất nền saccarose

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1. Cho phản ứng 2 N2O5(k) 4 NO(k) + 3 O2(k)


Viết biểu thức vận tốc của sự thay đổi nồng độ N2O5; sự tạo thành NO, 02 và biểu
thức biểu diễn mối liên hệ giữa các vận tốc của các chất phản ứng và sản phẩm ứng với
hệ số cân bằng trong phương trình phàn ứng?
2. Cho phản ứng 5 Bf(dd) + BrO3'(dd) + 6 H+(dd) -* 3 Br2(dd) + 3 H2O(1)
Viết biểu thức vận tốc của sự thay đổi nồng độ Br‘, BrO3' sự tạo thành Br2; và biểu
thức biểu diễn mối liên hệ giữa các vận tốc của các chất phản ứng và sản phẩm ứng với
hệ số cân bằng trong phương trình phản ứng?

107

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

3. Xét dữ liệu động học đối với phản ứng sau:


H2O2(dd) + 3 r(dd) + 2 H+(dd) - 2 H2O(1) + I3’(dd)

[H2O2] [II [H+] Vận tốc ban đầu


Thí nghiệm
(mol/L) (mol/L) (mol/L) (mol/L.s)
1 0,010 0,010 0,00050 1,15 X 10’b
2 0,020 0,010 0,00050 2,30 X 10'6
3 0,010 0,020 0,00050 2,35 X 10’6
4 0,010 0,010 0,00100 1,14x 1Q-6

A. Tính bậc phản ứng và viết biểu thức luật vận tốc phản ứng?
B. Tính hằng số vận tốc k phản ứng?
4. Dữ liệu sau cho thấy nồng độ của dinitrogen pentoxide phụ thuộc vào thời gian qua
phản ứng phân hủy sau:
2N2O5(k) - 4NO2(k) + 02(k)
Thời gian (s) [N2O5], M ln[N2O5] [N2Ơ5]-1, M'1
0 0,0165 -4,10 60,6
600 0,0124 -4,39 80,6
1200 0,0093 -4,68 110
1800 0,0071 -4,95 140
2400 0,0053 -5,24 190
3000 0,0039 -5,24 260

Đồ thị của InpShOs] theo t và 1/[N2Ơ5] theo t. Xác định sự phân hủy của N2O5 theo
phản ứng bậc nhất hay bậc hai?
5. Dữ liệu sau cho thấy nồng độ của dinitrogen pentoxide phụ thuộc vào thời gian qua
phản ứng phân hủy sau:
2 NO2(k) - 2 NO(k) + 02(k)

Thời gian (s) [NO2], M ln[NO2] [NO2]’1, M'1


0 10,0x10'" -4,605 1,00 X102
600 6,83 X 10'3 -4,986 1,46 X102
1200 5,18 X 10'3 -5,263 1,93 X102
1800 4,18 X 10'3 -5,477 2,39 x102
2400 3,50 X 10'3 -5,655 2,86 X102
3000 3,01 X 10'3 -5,806 3,32 X102

108

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Đồ thị của ln[NO2] theo t và 1/[NO2] theo t. Xác định sự phân hủy cũa NƠ2 theo
phản ứng bậc nhất hay bậc hai?
Thời gian bán hủy (Half-Life)
Thời gian bán hủy (được ký hiệu ti/2) là thời gian mà nồng độ chất phản ứng còn lại
một nửa so với ban đầu.
6. ơ nhiệt độ cao, sự phân hủy của khí sulfuryl chloride (SO2CI2) theo phản ứng động
học bậc nhất:
SO2Cl2(k) -* so2(k) + Cl2(k)
A. Nếu hằng số vận tốc phân hủy bằng 2,20 X 10'5 s'1 ở 320 °C, thì thời gian bán
hủy của phản ứng phân hủy ở nhiệt độ này là bao nhiếu?
B. Mất thời gian bao nhiêu giờ thì 75% SO2CI2 phân hủy?
7. Một bộ xương khảo cồ được tìm thấy có hàm lượng đồng vị 14c hoạt động là 4,5
phân rã trên phút trên gam (dpm/g) carbon tại thời điểm được tìm thấy. Neu hàm lượng
14c hoạt động trong cơ thể sống là 15,0 dpm/g carbon và thời gian bán hủy là 5.730 năm,
ước tính độ tuồi của bộ xương được tìm thấy? Vận tốc phân rã phóng xạ là bậc nhất.
8. Cơ chế sau được cho là cùa một phản ứng:
(1) 2 NO - N2O2
(2) 2 (H2 - 2H)
(3) N2O2 + H - N2O + HO
(4) H + N2O - HO + N2
(5) 2 (HO + H - H2O)
A. Viết phương trình phản ứng chung và cân bàng.
B. Xác định phân tử của mỗi giai đoạn.
c. Viết luật vận tốc phản ứng cho mỗi giai đoạn.
9. Đe xuất cơ chế hợp lý cho mỗi phản ứng sau:
A. 2 NO2(k) + F2(k) -> 2 NO2F(k); V = k[NO2][F2]
B. 2NO(k) + 02(k) - 2NO2(k); V = k[NO]2[O2]
10. Cho các giai đoạn cơ bản sau:
Giai đoạn 1: NO + NO -* N2O2; (nhanh)
Giai đoạn 2: N2O2 + 02 -► 2 NO2; (chậm)
Viết phương trình chung và đề xuất luật vận tốc phàn ứng cho phản ứng chung.

109

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Chương 5
DUNG DỊCH - ĐIỆN HÓA

BÀI 1. DUNG DỊCH

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1. Trình bày được các định nghĩa ve dung dịch, các loại nồng độ và độ tan.
2. So sánh và giải thích được sự khác nhau về áp suất hơi bão hỏa, áp suất thẩm
thấu, nhiệt độ sôi, nhiệt độ đông đặc cùa dung dịch và dung môi.
3. Vận dụng các định luật Raoult 1, Raouỉt 2, Van’t Hoff.
4. Tính được độ điện lỵ và hằng số điện ly cùa chất điện ly.
5. Tính được pH của các dung dịch acid, base, muểỉ, đệm.
6. Giải thích tại sao pH máu và áp suất thấm thấu khá ổn định đoi với người bình
thưởng.

1. Sự HÌNH THÀNH DUNG DỊCH. QUÁ TRÌNH HÒA TAN

1.1. Định nghĩa - phân loại dung dịch


Bàng 5.1. Các hệ phân tán
STT Hệ phân tán Ví dụ

1 K/K (khí phân tán trong khí) Không khí

2 ƯK (lỏng phân tán trong khí) Sương mù

3 R/K (rắn phân tán trong khí) Hơi iod thăng hoa; bụi; khói trong không khí
Nước thiên nhiên hòa tan oxy;
4 K/L (khí phân tán trong lỏng)
nước uống có gas (CO2)
5 ƯL (lỏng phân tán trong lỏng) Cồn trong nước; nhũ tương
Các muối, đường hòa tan trong nước;
6 R/L (rắn phân tán trong lỏng)
huyền phù; keo
7 K/R (khí phân tán trong rắn) Hydro bị hấp phụ trong platin

8 ƯR (lỏng phân tán trong rắn) Hơi nước bị hấp phụ trong than hoạt, silicagel
Các hợp kim; khoáng chất; thủy tinh màu; men
9 R/R (rắn phân tán trong rắn)
sứ; ceramic

110

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Hệ phân tán là hệ gồm có pha phân tán phân tán trong môi trường phân tán. Có tất
cả 9 hệ phân tán.
Theo định nghĩa rộng, người ta gọi tất cả các hệ phân tán là dung dịch. Chất phân
tán thành những hạt rất nhỏ gọi là chất tan, môi trường phân tán gọi là dung môi.
Nhưng thông thường, người ta gọi dung dịch là hệ phân tán mà dung môi là một chất
lỏng. Dung dịch lỏng là hệ phân tán phổ biến và quan trọng nhất trong tự nhiên và
trong sinh quyển.
Dung dịch mà dung môi là chất lỏng lại được chia thành ba loại tùy theo kích thước
của chất phân tán.

Bàng 5.2. Phân loại các dung dịch lỏng dựa trên kích thước tiểu phân chất tan
Kích
Loại thước Đặc tính dung dịch Ví dụ
(nm)
Dung dịch thật, gồm:
- Chất tan không nhìn thấy được bằng kính 02,
- Dung dịch các chất
hiển vi điện tử. glucose,
không điện ly <1
- Qua các màng siêu lọc và màng bán thấm. ion đơn
- Dung dịch các chất
- Khuếch tán nhanh giản, ...
điện ly
- Chất tan không nhìn thấy được bằng kính
Keo bạc
hiển vi thường, nhưng có thể phát hiện
clorid,
được bằng kính siêu hiển vi, thấy được
polyme
Dung dịch keo 1-100 bằng kính hiển vi điện tử.
thiên nhiên
- Qua giấy lọc thường nhưng không qua
hoặc tổng
được màng bán thấm
hợp
- Khuếch tán chậm
- Chất tan nhìn thấy được bằng các kính
Hệ thô: hiển vi Phù sa,
- Nhũ tương > 100 - Không qua được giấy lọc thường nhũ tương,
- Huyền phù - Không thẩm tích qua màng bán thấm huyền phù
- Không khuếch tán

Sự phân loại dung dịch (hệ phân tán lỏng) theo những giới hạn kích thước của tiểu
phân chất tan (chất phân tán) chỉ là tương đối.
Vậy, một dung dịch bất kỳ gồm chất tan và dung môi, nghĩa là môi trường trong đó
chất hòa tan phân bố đều dưới dạng phân từ phân tử hoặc ion. Người ta thường coi dung
môi là cấu tử, mà ở dạng tinh khiết nó tồn tại ở trạng thái tập họp giống như dung dịch

111

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

nhận được (ví dụ, trong trường hợp dung dịch nước của muối) thì dĩ nhiên nước là dung
môi. Nếu cả hai cấu tử trước khi hòa tan có trạng thái tập họp như nhau (ví dụ, alcool và
nước), thì dung môi là cấu từ có lượng lớn hon.

1.2. Quá trình hòa tan

Sự hòa tan của tinh thể trong chất lỏng diễn ra như sau. Khi ta cho tinh thể vào chất
lỏng mà nó có thể tan được, thì các phân tử riêng biệt sẽ tách khỏi bề mặt của nó. Nhờ
sự khuếch tán, các phân tử này sẽ phân bố đều khắp thể tích của dung môi. Sự tách các
phân tử khối bề mặt của chất rắn, một mặt do chuyển động dao động riêng của chúng,
mặt khác do lực hút từ phía các phân tử dung môi. Quá trình này phải tiếp tục đến khi
hòa tan hoàn toàn một lượng bất kỳ tinh thể, nếu không đồng thời xảy ra quá trình
ngược - sự kết tinh. Những phân tử đã đi vào dung dịch, khi va chạm vào bề mặt của
chất chưa hòa tan sẽ bị hút trở lại và đi vào thành phần tinh thể của nó. Dĩ nhiên, các
phân từ tách ra khỏi dung dịch càng nhiều, thì nồng độ của chúng trong dung dịch càng
lớn. Vì theo mức độ hòa tan của chất thì nồng độ tăng lên, nên cuối cùng sẽ đến lúc tốc
độ hòa tan trở nên bằng tốc độ kết tinh. Khi đó cân bằng động được xác lập, trong một
đom vị thời gian có bao nhiêu phân tử hòa tan, thì cũng có bấy nhiêu phân từ tách khỏi
dung dịch, dung dịch lúc này được gọi là dung dịch bão hòa.

1.3. Các phương pháp biểu diễn thành phần dung dịch

Dung dịch bão hòa ít dùng, trong đa số trường hợp người ta dùng dung dịch chưa
bão hòa, nghĩa là dung dịch chứa chất tan ít hom so với dung dịch bão hòa chứa nó ở
nhiệt độ khảo sát. Khi đó, dung dịch chứa chất tan ít gọi là dung dịch loãng, chứa chất
tan nhiều gọi là dung dịch đặc.
Thành phần dung dịch (đặc biệt hàm lượng chất tan trong đó) có thể biểu diễn bằng
các phương pháp khác nhau - bằng đơn vị không thứ nguyên (phần hoặc phần trăm)
cũng như bằng đại lượng có thứ nguyên - nồng độ. Trong thực tế, hóa học thường dùng
nhất các đại lượng sau, chúng biểu diễn hàm lượng chất tan trong dung dịch.
Một số ví dụ cụ thể cho từng loại nồng độ hay gặp:
Nồng độ % theo khối lưựng/khối lượng
Ví dụ: Dung dịch KNO3 10% có nghĩa là có 10 g KNO3 trong 100 g dung dịch.
Dung dịch các acid đậm đặc H2SO4, HNO3 và HC1 bán trên thị trường có nồng độ tương
ứng 96%, 65% và 36%. Do đó, thể tích tích dễ dàng hơn đo khối lượng lượng, nên
người ta thường ghi khối lượng riêng kèm theo cho loại dung dịch này, để chuyển đổi từ

112

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

khối lượng chất cần lấy sang thể tích dung dịch cần đong. Ví dụ: HC1 36% có D = 1,179
g/ml (ở 20 °C).
Nồng độ % theo khối lượng/thể tích (thường được viết g/lOOml)
Ví dụ: Dung dịch glycerin 10 g/100 ml, có 10 g glycerin trong 100 ml dung dịch.

Bảng 5.3. Các loại nồng độ

Loại nồng độ Định nghĩa Công thức

Phần trăm theo Số g chất tan trong c°/o(kl/kl) =^2-xl00


khối lượng 100 g dung dịch mdd

Phần trăm theo Số g chất tan trong


C%(kl/tt) = -^SLxl00
khối lượng-thể tích 100 ml dung dịch
Xid
Phần trăm theo Số ml chất tan trong C%(tt/tt)=^2-xlOO
thể tích 100 ml dung dịch Yld
Phần nghìn theo Số g chất tan trong met
khối lượng
c°/oo (kl/kl) =— X 1.000
1.000 g dung dịch nidd
Phần nghìn theo Số g chất tan trong .. .................... ĩĩlct
C%0 (kVtt) = X 1.000
khối lượng-thể tích 1.000 ml dung dịch Vdd
Số g chất tan trong c (kl/kl) = ^xio6
Phần triệu
1 o6 g (ml) dung dịch mdd

Số g chất tan trong


Phần tỉ c b(kVkl) = ^-xl09
109g (ml) dung dịch

Số mol chất tan trong IHct


Mol (mol/l) X 1.000
1 lít dung dịch M.Vdd
Số đương lượng gam chất tan trong „ nict
Đương lượng (eq/l) CN= X 1.000
1 lít dung dịch E.Vdd
Số mol chất tan trong Hct
Molan (mol/kg) cm= X 1.000
1.000g dung môi nidm
Tỉ số giữa số mol một chất trong dung
Phần mol dịch và tổng số số mol các chất trong xi=----- —------
dung dịch Ct am

Nồng độ moỉ/l (M)


Vỉ dụ: Dung dịch NaOH 1 M, nghĩa là trong 1 lít dung dịch này có 1 mol NaOH
hay 1 mol X 40 g/mol = 40 g NaOH.

113

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Nồng độ đương lượng (N)


Ví dụ: Dung dịch H2SO4 0,05 N, nghĩa là trong 1 lít dung dịch này có 0,05 đương
lượng gam H2SO4.
Đương lượng gam của một chất là lượng chât đó tính băng gam trong phản ứng kết
họp (hay thay thể) 1 mol nguyên tử hydro (1,0008 g).
Gọi đương lượng gam của một chất là E, ta có thề nêu các công thức tính E trong
các phản ứng trao đổi và phản ứng oxy hóa khử.

e=M
n

Bảng 5.4. Giá trị n của một số chất


n (Xét 1 phân từ tham gia phàn ứng) Ví dụ
Acid Số ion H+ H2SO4 có n = 1 hoặc n = 2
Base Số ion OH‘ NaOH có n = 1
Muối, oxid Tổng hóa trị của ion kim loại AI2(SO4)3 có n = 6
Chất khử Tổng số electron cho H2O2 có n = 2
Chất oxy hóa Tổng số electron nhận H2O2 có n = 2
lon Hóa trị của một ion Ba2+ có n = 2

Ví dụ: tính E của các chất trong các phản ứng sau:
1. H2SO4 +NaOH —>NaHSƠ4 +H2O
2. H2SO4 + 2NaOH -> Na2SO4 + 2H2O
3. Na2CO3 + 2HC1 -> NaCl + co2 + H2O
4. Fe2(SO4)3 + 6NaOH -> 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4
5. 2FeCl3 + SnCl2 -> 2FeCl2 + SnCU
6. 2KMnO4 + 5H2C2O4 + 3H2SO4 -» 2MnSO4 + 10CƠ2 + K2SO4 + 8H2O

Nồng độ đương lượng được sử dụng rộng rãi trong hóa học, đặc biệt trong phương
pháp phân tích thể tích. Ở đây, việc tính toán kết quả dựa trên định luật đương lượng.
Theo định luật đương lượng: “Các chất hóa học đơn chất hay họp chất phản ứng
với nhau theo cùng số đương lượng gam ” có thể suy ra rằng: khi hai chất phản ứng vừa
đủ với nhau thì số đương lượng gam đã phản ứng của chất này đúng bằng số đương
lượng gam đã phản ứng của chất kia.

114

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Ví dụ: Neu Va ml dung dịch chất A nồng độ Na phản ímg vừa đủ với Vb ml dung
dịch chất B có nồng độ Nb. Khi đó ta có:
NA.VA = NB.V8hay A = ik
''b A

Như vậy, các thể tích dung dịch của các chất phản ứng tỉ lệ nghịch với các nồng độ
đương lượng của chúng. Dựa vào sự phụ thuộc này không những có thể tính được các
thể tích dung dịch cần để tiến hành phản ứng, mà ngược lại còn tìm được nồng độ của
chúng theo các thể tích dùng cho phản ứng.
Ví dụ 1: Cần thêm bao nhiêu mililit dung dịch natri clorid 0,3N vào 150 ml dung
dịch bạc nitrat 0,16 N đề kết tủa tất cả bạc trong dung dịch dưới dạng bạc clorid?
Vỉ dụ 2: Để trung hòa 40 ml dung dịch acid sulfuric cần thêm vào nó 24 ml dung
dịch kiềm 0,2N. Xác định nồng độ đương lượng của của dung dịch acid sulfuric đó?
Nong độ molan
Vỉ dụ: Dung dịch NaCl 0,173 m trong dung môi nước, nghĩa là có 0,173 mol NaCl
trong 1.000 g nước.
Nồng độ phần moi
Vỉ dụ: Tính nồng độ phần mol của các chất trong dung dịch gồm 46 g ethanol và
154 g nước.

1.4. Độ hòa tan

Độ hòa tan là khả năng hòa tan của chất trong dung môi này hoặc dung môi khác.
Mức đo độ hòa tan của một chất ở điều kiện nào đó là hàm lượng cùa nó trong dung
dịch bão hòa. Do đó, độ hòa tan có thể biểu diễn bằng các phương pháp giống như thành
phần, ví dụ, bằng tỳ lệ phần trăm khối lượng chất tan trên khối lượng dung dịch bão hòa
hoặc bằng số mol chất tan chứa trong 1 lít dung dịch bão hòa. Người ta cũng có thể biểu
diễn độ hòa tan bằng số đơn vị khối lượng chất khan bão hòa trong 100 đơn vị khối
lượng dung môi ở điều kiện xét; đôi khi người ta gọi độ hòa tan biểu thị bằng cách như
thế là hệ số độ hòa tan.
Độ hòa tan trong nước của các chất khác nhau biến đổi trong một giới hạn rộng.
Neu trong 100g nước tan được hơn 10 g chất thì chất đó được coi là chất dễ tan; nếu tan
ít hơn 1 g chất - chất ít tan và cuối cùng chất thực tế không tan nếu chất đó tan ít hơn
0,01 g.
Những nguyên lý cho phép tiên đoán độ hòa tan của một chất hiện nay chưa biết
được. Tuy nhiên, thường các chất gồm các phân từ có cực và các chất kiểu liên kết ion

115

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

thì tan trong các dung môi có cực (nước, alcol, amoniac lỏng) dễ hơn, còn các chất
không cực tan trong các dung môi không cực (benzene, carbon sulfide) dễ hơn.
Hòa tan chất rắn:
Sự hòa tan của đa số chất rắn đều kèm theo sự hấp thụ nhiệt. Đó là do tiêu tốn một
lưọng lớn năng lượng cho sự phá hủy mạng tinh thể của chất rắn, và thường không được
bù trừ đầy đủ bằng năng lượng thoát ra khi tạo thành hidrat (sonvat). Áp dụng nguyên lý
Le Chatelier cho cân bàng giữa chất ở trạng thái tinh thể và dung dịch bão hòa nó.
Tinh thể + Dung môi <=> Dung dịch bão hòa =t Q
Ta đi đến kết luận rằng khi một chất hòa tan hấp thụ năng lượng, thì sự tăng nhiệt
độ phải dẫn đến tăng độ hòa tan của nó. Tuy nhiên, nếu năng lượng hydrat hóa (sonvat
hóa) khá lớn đề tạo thành dung dịch kèm theo thoát ra năng lượng thì độ hòa tan giảm
xuống khi tăng nhiệt độ. Ví dụ, điều đó xảy ra khi hòa tan kiềm, nhiều muối của liti,
magie, nhôm trong nước.
Sự phụ thuộc giữa độ hòa tan và nhiệt độ được biều diễn bằng đồ thị - dưới dạng
đường cong độ hòa tan, người ta ghi nhiệt độ trên trục nằm ngang còn độ hòa tan của
chất ở nhiệt độ tương trển trục thẳng đứng.
Trên hình 5.1 là một số đường cong đặc trưng của độ hòa tan. Những đường cong
độ hòa tan của kali, chì, natri nitrat hướng mạnh lên trên chứng tỏ rằng khi tăng nhiệt
độ, độ hòa tan của các chất này tăng lên mạnh. Độ hòa tan của natri clorid chỉ biến đổi ít
khi tăng nhiệt độ, đường cong độ hòa tan của muối này hầu như nằm ngang chứng tỏ
điều đó. Đường cong độ hòa tan của natri sulfat có dạng phức tạp hơn (hình 5.2). Dưới
32 °C đường cong này hầu như dựng đứng, điều đó chứng tỏ độ hòa tan tăng nhanh. Ỏ
32 °C đường cong bị gãy rõ rệt, sau đó đi xuống một ít. Như vậy, natri sulfat có độ hòa
tan lớn nhất ở 32 °C. Sự có mặt cực đại trên đường cong độ hòa tan của natri sulfat là do
dưới 32 °C, hidrat tinh thể Na2SƠ4.10H2O nằm cân bằng với dung dịch bão hòa, mà sự
hòa tan kèm theo sự hấp thụ nhiệt; nhưng ở nhiệt độ cao hơn, pha rắn nằm cân bằng với
dung dịch bão hòa là muối khan Na2SƠ4 hòa tan và tỏa nhiệt.

116
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Hình 5.1. Sự phụ thuộc giữa độ hòa tan của Hình 5.2. Sự phụ thuộc giữa độ hòa tan
một số muối trong nước và nhiệt độ. của natri sulfat trong nước và nhiệt độ

Khi hòa tan chất rắn trong nước thì thường thể tích của hệ biến đổi không đáng kể,
độ hòa tan của chất ở trạng thái rắn thực tế không phụ thuộc vào áp suất.

Bảng 5.5. Độ tan của một số chất rắn trong nước (g/100g H2O, ở 20°C)
Chất Độ tan Chất Độ tan

Glucose 200 H3BO3 5


CsCI 186,5 CaSO4 0,2

LiCI 78,5 CaCO3 1.3.10’3

KBr 65 AgCI 1.5.10-4

NaCI 36 Agl 1.7.10’7

KCI 23,8

Hòa tan chất lỏng:


Chất lỏng cũng có thề tan trong chất lỏng. Một số chất lỏng tan không giới hạn
trong nhau, nghĩa là chúng trộn lẫn với nhau theo các tỷ lệ bất kỳ, chẳng hạn, alcool và
nước. Một số chất lỏng khác chi tan trong nhau tới một giới hạn nào đó. Chẳng hạn, nếu
ta lắc dietyl ete với nước, thì tạo thành hai lớp: lớp trên là dung dịch bão hòa của nước
trong ete, còn lóp dưới là dung dịch bão hòa của ete trong nước. Trong đa số trường hợp

117

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

như thế, khi tăng nhiệt độ thì độ hòa tan tương hỗ của hai chất lỏng tăng cho đến khi đạt
được nhiệt độ mà ở đó cả hai chất lỏng trộn lẫn với nhau theo tỷ lệ bất kỳ.
Nhiệt độ mà tại đó độ hòa tan tương hỗ giới hạn của các chất lỏng chuyển thành độ
hòa tan không giới hạn gọi là nhiệt độ tới hạn của sự hòa tan. Chẳng hạn, ở nhiệt độ
dưới 66,4 °C phenol tan giới hạn trong nước và nước tan giới hạn trong phenol. Nhiệt
độ 66,4 °C là nhiệt độ tới hạn của sự hòa tan đối với hệ nước - phenol: bắt đầu từ nhiệt
độ này cả hai chất lỏng tan không giới hạn trong nhau.
Độ hòa tan của chất lỏng ít phụ thuộc vào áp suất và chỉ tăng lên rõ rệt ở áp suất rất
cao (khoảng hàng nghìn atmosphere).
Neu ta đưa vào hệ gồm hai chất lỏng không trộn lẫn được với nhau một chất thứ ba
có khả năng tan trong mỗi chất lỏng này, thì chất hòa tan sẽ phân bố vào cả hai chất
lỏng tỳ lệ với độ hòa tan của nó trong mỗi chất lỏng. Từ đó, rút ra định luật phân bố,
theo định luật này một chất cỏ khả năng tan trong hai dung môi không trộn lan, thì
được phân bo vào chủng sao cho tỷ lệ các nồng độ của nó trong các dung môi đó ở
nhiệt độ không đổi là hang so, không phụ thuộc vào lượng chung của chat hòa tan:

ậ- = F
c2
Với C1 và C2 là nồng độ của chất hòa tan trong dung môi thứ nhất và thứ hai; F là
hệ số phân bố, là hằng số ở nhiệt độ xác định.
Chẳng hạn, hệ số phân bố của iod giữa nước và chloroform bằng 130. Nếu ta thêm
vào nước chứa iod hòa tan chloroform không trộn lẫn với nó, rồi lắc hệ này và để nó
đứng yên, thì sau khi cân bằng được thiết lập, nồng độ iod trong chloroform là 130 lần
lớn hơn so với trong nước, không phụ thuộc vào lượng chung của iod hòa tan, nghĩa là
lượng iod ban đàu trong nước (hay trong chloroform). Như vậy, nhờ chloroform ta có
thể tách ra (chiết) khỏi nước một phần lớn iod hòa tan trong đó. Phương pháp tách chất
hòa tan khỏi dung dịch nhờ dung môi thứ hai không trộn lẫn với dung môi thứ nhất dựa
vào định luật phân bố gọi “là sự chiết và được dùng rộng rãi trong thực tế phòng thí
nghiệm và trong công nghiệp hóa học.
Hòa tan chat khỉ:
Sự hòa tan của chất khí trong nước là quá trình phát nhiệt. Do đó, độ hòa tan của
các chất khí đều giảm xuống khi tăng nhiệt độ. Nếu ta đặt một cốc nước lạnh vào chỗ
ấm, thì sẽ có những bọt khí bám vào thành bên trong cốc, đó là không khí do nóng đã

118

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

tan trong nước thoát ra. Ta có thể khử hết toàn bộ không khí hòa tan trong nước bằng
cách đun sôi.
Tuy nhiên, sự hòa tan chất khí trong dung môi hữu cơ thường kèm theo hấp thụ
nhiệt, trong những trường hợp như thế độ hòa tan của chất khí tăng lên khi tăng
nhiệt độ.
Khi hòa tan chất khí trong chất lỏng thì cân bằng được thiết lập.
Chất khí + Chất lỏng <=> Dung dịch bão hòa chất khí trong chất lỏng.
Khi đó, thể tích tích của hệ giảm đáng kể. Như vậy, sự tăng áp suất phải dẫn đến sự
dịch chuyển cân bằng sang phải, nghĩa là làm tăng độ hòa tan của chất khí.
Ta cũng có thể đi đến kết luận này xuất phát từ đặc tính động của cân bằng giữa
chất khí và dung dịch của nó trong chất lỏng. Các phân tử chất khí trên mặt chất lỏng
trong bình kín bắn phá bề mặt chất lỏng và tan trong chất lỏng với tốc độ tỷ lệ với nồng
độ chất khí. Các phân tử đã chuyển vào dung dịch thỉnh thoảng tách ra khỏi bề mặt chất
lỏng và bay ra ngoài. Do kết quả của sự hòa tan, nồng độ của các phân tử hòa tan sẽ
tăng lên, tốc độ thoát chúng ra, nghĩa là số phân tử đi ra khỏi dung dịch trong một đơn
vị thời gian cũng sẽ tăng lên, và cuối cùng sẽ cân bằng với tốc độ hòa tan. Do đó, trạng
thái cân bằng được xác lập, nghĩa là chất lỏng trở nên bão hòa khí.
Neu bây giờ ta tăng áp suất của chất khí, ví dụ lên hai lần, thì nồng độ các phân từ
của nó trên mặt chất lỏng và tốc độ hòa tan chất khí cũng tăng lên chừng ấy lần. Cân
bằng sẽ bị phá hủy. Để cân bằng được xác lập ở áp suất mới, thì dĩ nhiên nồng độ các
phân tử hòa tan cũng phải tăng lên gấp đôi.
Như vậy, ta đi đến kết luận đã biết với tên gọi là định luật Henry, khối lượng cùa
chất khi trong một thể tích xác định của chất lỏng ở nhiệt độ không đồi tỷ lệ thuận với
áp suất riêng phần của khí.
Định luật Henry có thể biểu diễn bằng phương trình: c = kn.p
Với c là nồng độ khối lượng của chất khí trong dung dịch bão hòa; p là áp suất
riêng phần; kn là hệ số tỷ lệ, gọi là hằng số Henry (hay hệ số Henry).
Ta lưu ý một hệ quả quan trọng của định luật Henry. Giả sử ở nhiệt độ không đồi
(T=const), ứng áp suất P1, có thể tích Vi ml khí hòa tan trong một thề tích xác định của
dung môi, tương ứng với số mol khí hòa tan là ni = P1V1/RT. Khi tăng áp suất lên n lần,
giả sử áp suất đạt được p2 và thể tích khí hòa tan là v2 ml, thì số mol khí hòa tan bằng
n2 = P2V2/RT. Theo định luật Henry, áp suất khí tăng n lần, nồng độ theo khối lượng
của khí (hay số mol khí hòa tan) cũng phải tăng n lần. Từ đó, ta có thể viết các biểu thức
như sau:

119

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

n2 = n X ni
=> P2V2/RT = nx(PiV1/RT) => P2V2 = nPiVi
Vì p2 = nPi nên v2 = V1
Như vậy, thề tích khí hòa tan sau khi tăng áp suất lên n lần vẫn là V1, giống như
trước khi tăng áp suất. Hệ quả là, thế tích của chất khí tan trong một thể tích xác định
của chất lỏng ở nhiệt độ không đổi không phụ thuộc vào áp suất riêng phần của nó.
Chính vì vậy, người ta thường biểu diễn độ hòa tan của chất khí bằng số mililit khí
trong 100 ml dung môi, chứ không dùng số gam khí trong 100g dung môi như thông lệ
đối với chất rắn hay chất lỏng.

Bảng 5.6. Độ hòa tan của các chất khí trong nước
Độ hòa tan của các chất khí Độ hòa tan của các chất khí
trong 100 ml nước, ml trong 100 ml nước, ml
Chất khí ỞO°C ở 20 °C Chất khí ỞO°C ở 20 °C
Hydro 2,15 1,8 Carbon dioxid 171 87,8
Oxy 4,9 3,1 Clo 461 236
Nitơ 2,35 1,5 Methan 5,5 3,3

1.5. Dung dịch quá bão hòa

Độ hòa tan của đa số các chất giảm khi hạ nhiệt độ; do đó, khi làm lạnh dung dịch
bão hòa nóng thì lượng dư chất hòa tan thường tách ra. Tuy nhiên, nếu ta tiến hành làm
lạnh cẩn thận và chậm, đồng thời bảo vệ dung dịch không cho các phân tử hòa tan từ
bên ngoài rod vào, thì có thể không xảy ra sự tách nó khỏi dung dịch. Trong trường hợp
này, ta nhận được dung dịch chứa chất hòa tan lớn hơn nhiều so với lượng cần để bão
hòa ở nhiệt độ đó, dung dịch này được gọi là dung dịch quá bão hòa. Ở trạng thái yên
tĩnh chúng có thể tồn tại hàng năm không biến đổi. Tuy nhiên, chỉ cho vào dung dịch
một tinh thể nhỏ của chất đã tan trong đó, thì lập tức xung quanh nó bắt đầu mọc lên
những tinh thể khác và sau một thòd gian ngắn toàn bộ lượng dư chất hòa tan kết tinh
lại. Đôi khi sự kết tinh bắt đầu bằng sự rung động đơn giàn dung dịch, cũng như sự cọ
xát đũa thủy tinh vào thành bình chứa dung dịch. Khi kết tinh, một lượng lớn nhiệt sẽ
thoát ra, nên bình đựng dung dịch bị nóng lên rõ rệt. Các dung dịch quá bão hòa của
Na2SO4.10H2O (muối Glauber), Na2B4O7.10H2O (borac), Na2S2O3.5H2O (natri
thiosulfat) rất dễ tạo thành.

120
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Từ những điều đã nêu, ta thấy rằng dung dịch quá bão hòa là hệ không bền, chỉ có
khả năng tồn tại khi vắng mặt các phân tử rắn của chất hòa tan trong hệ.
Khả năng tồn tại lâu dài các dung dịch như thế là do khó xuất hiện các tinh thể
“mầm” nhỏ nhất đầu tiên, gọi là các trung tâm kết tinh, mà từ đó sự kết tinh lan truyền
ra toàn khối dung dịch.

2. TÍNH CHÁT CỦA DƯNG DỊCH KHÔNG ĐIỆN LY

2.1. Độ hạ áp suất hơi của dung dịch. Định luật Raoult I

ở nhiệt độ xác định, áp suất hơi bão hòa trên mặt mỗi chất lỏng là một đại lượng
không đổi. Thí nghiệm chứng tỏ rằng khi hòa tan một chất nào đó trong chất lỏng thì
áp suất hơi bão hòa của chất lỏng này giảm xuống. Như vậy, áp suất hơi bão hòa của
dung môi trên mặt dung dịch luôn luôn thấp hơn so với trên mặt dung môi nguyên
chất ở cùng nhiệt độ. Hiệu số giữa các giá trị này gọi là độ giảm áp suất hơi trên mặt
dung dịch (hoặc độ giảm áp suất hơi của dung dịch). Tỷ số giá trị độ giảm này với áp
suất hơi bão hòa trên mặt dung môi nguyên chất gọi là độ hạ tương đối áp suất hơi
trên mặt dung dịch.
Ta ký hiệu áp suất hơi bão hòa của dung môi trên mặt dung môi nguyên chất bằng
Po, còn trên mặt dung dịch bằng p. Khi đó, độ hạ tương đối áp suất hơi trên mặt dung
dịch sẽ là phân số:
Pọ-P
Po
Năm 1887, nhà vật lý học Pháp Raoult đã thiết lập được định luật liên quan độ hạ
áp suất hơi trên mặt dung dịch loãng của các chất không điện ly với nồng độ loãng,
không bay bơi: Độ hạ tương đối áp suất hơi bão hòa của dung môi trên dung dịch bằng
phần mol của chất hòa tan.
Biểu thức toán học của định luật Raoult I là phương trình:
p„ -P
Po

... 1 . ... , . nM _ na
X là phân mol của chât hòa tan, X = “—~
^ct ftdm

121

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Hiện tượng giảm áp suất hơi bão hòa trên mặt dung dịch được rút ra từ nguyên lý
Le Chatelier. Ta hình dung cân bằng giữa chất lỏng, ví dụ nước và hơi nước. Cân bằng
này ứng với áp suất hơi bão hòa xác định có thể biểu diễn bằng phương trình:
(H2O)/ o (H2O)a
Nếu bây giờ ta hòa tan một lượng chất nào đó trong nước, thì nồng độ cùa các phân
tử trong chất lỏng giảm xuống và sẽ dẫn đến quá trình làm tăng nó - sự ngưng tụ hơi
nước. Cân bằng mới sẽ được xác lập ở áp suất hơi nước bão hòa thấp hơn.

Độ giảm áp suất hơi trên mặt dung dịch được phản ảnh trên giản đồ trạng thái. Trên
hình 5.3 là giản đồ trạng thái của nước và dung dịch nước của chất không bay hơi. Theo
định luật Raoult, áp suất hơi nước trên mặt dung dịch nước thấp hơn trên mặt nước, do
đó đường cong sôi của dung dịch nằm thấp hơn của nước. Khi chuyển từ nước đến dung
dịch, vị trí của đường cong nóng chảy cũng thay đổi. Đường cong sôi, cũng như đường
cong nóng chảy của dung dịch nằm càng xa với các đường cong tương ứng của nước,
khi dung dịch càng đậm đặc.

122

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Bài tập vận dụng:


Bài 1. Tính độ hạ áp suất hơi AP của dung dịch 10 ml glycerol (C3H8O3) hòa tan
trong 500 ml nước ở 50 °C. Tại nhiệt độ này, áp suất hơi bão hòa của nước nguyên chất
là 92,5 mmHg và khối lượng riêng của nó là 0,988 g/ml; khối lượng riêng của glycerol
là 1,26 g/ml.
Bài 2. 0 25 °C, áp suất hơi của nước nguyên chất là 23,76 mmHg, áp suất hơi của
dung dịch ure là 22,98 mmHg. Tính nồng độ molan cũa dung dịch ure.

2.2. Độ tăng nhiệt độ sôi và độ hạ nhiệt độ đông đặc của dung dịch. Định luật
Raouỉt n

Các chất riêng biệt đặc trưng bằng nhiệt độ xác định nghiêm ngặt chuyển từ trạng
thái tập hợp này sang trạng thái tập hợp khác (nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy hoặc sự
kết tinh). Chẳng hạn, nước ở áp suất khí quyển bình thường (760 mmHg) kết tinh ở
nhiệt độ 0 °C và sôi ở 100 °C.
Với dung dịch, vấn đề sẽ khác đi. Sự có mặt chất hòa tan làm tăng nhiệt độ sôi và
giảm nhiệt độ đông đặc của dung môi và càng lớn khi dung dịch càng đậm đặc. Trong
đa số trường hợp, chỉ có dung môi kết tinh lại (khi đông đặc) và bay hơi (khi sôi) từ
dung dịch. Do đó, trong quá trình đông đặc hay sôi, nồng độ dung dịch tăng lên. Điều
đó lại dẫn đến tăng nhiệt độ sôi và giảm nhiệt độ đông đặc hơn nữa. Như vậy, dung dịch
kết tinh và sôi không phải ở nhiệt độ xác định, mà trong một giới hạn nhiệt độ nào đó.
Nhiệt độ bắt đầu kết tinh và bắt đầu sôi của dung dịch gọi là nhiệt độ kết tinh và nhiệt
độ sôi.
Hiệu số giữa các nhiệt độ sôi của dung dịch và dung môi nguyên chất gọi là độ tăng
nhiệt độ sôi cùa dung dịch (Ats). Hiệu số giữa các nhiệt độ đông đặc của dung môi
nguyên chất và dung dịch gọi là độ hạ nhiệt độ đông đặc của dung dịch (Atđ). Khi ký
hiệu các nhiệt độ sôi và nhiệt độ đông đặc của dung dịch là ts và tđ và các đại lượng
tương ứng của dung môi nguyên chất là Ts° và Tđ°, ta có:
Ats = ts - ts° và Atđ = tđ° - tđ
Một chất lỏng bất kỳ sẽ bắt đầu sôi ở nhiệt độ mà áp suất hơi bão hòa của nó đạt tới
giá trị áp suất bên ngoài. Ví dụ, nước ở áp suất 760 mmHg sôi ở 100 °C, vì ở nhiệt độ
này áp suất hơi vừa vặn 760 mmHg. Neu ta hòa tan một chất lỏng không bay hơi nào đó
vào nước, thì áp suất hơi của nó giảm xuống. Đe làm cho áp suất hơi của dung dịch
nhận được 760 mmHg ta cần đun nóng dung dịch cao hơn 100 °C. Từ đó ta thấy rằng,

123

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

nhiệt độ sôi của dung dịch luôn cao hơn nhiệt độ sôi của dung môi nguyên chất. Một
cách tương tự ta giải thích được độ hạ nhiệt độ đông đặc cùa dung dịch.
Sự tăng nhiệt độ sôi và giảm nhiệt độ đông đặc của dung dịch phù hợp với nguyên
lý Le Chatelier. Ta xét sự đông đặc của dung dịch trên quan điểm này.
Hãy xét cân bằng giữa chất lỏng và pha rắn, ví dụ, cân bằng nước - nước đá ở o°c.
Ta có thể biểu diễn nó bằng phương trình:
(H2O)r <=> (H2O)/
Nếu ta hòa tan một lượng chất nào đó vào nước, thì nồng độ của các phân tử nước
trong chất lỏng giảm xuống và sẽ xảy ra quá trình làm tăng nó - sự nóng chảy của nước
đá. Để thiết lập cân bằng mới cần giảm nhiệt độ.
Sự tăng nhiệt độ sôi và giảm nhiệt độ đông đặc được phản ảnh trên giản đồ trạng
thái ở hình 5.3 khi nghiên cứu sự đông đặc và sự sôi của dung dịch, Raoult đã thiết lập
được rằng đối với các dung dịch loãng của chất không điện ly, sự tăng nhiệt độ sôi và
độ hạ nhiệt độ đông đặc tỷ lệ với nồng độ của dung dịch.
Ats Ks. Cm va Atđ Kđ- Cm
Ở đây Cm là nồng độ molan, Ks và K<í là các hằng số nghiệm sôi và nghiệm lạnh,
chúng chỉ phụ thuộc vào bản chất của dung môi, không phụ thuộc vào bản chất chất tan.
Đối với dung môi nước có Ks = 0,52; Kđ = 1,86 và dung môi benzen có Ks = 2,6 và K<í =
5,07.
Các phương pháp nghiệm sôi và nghiệm lạnh xác định khối lượng phân tử của các
chất dựa vào việc đo nhiệt độ sôi và đông đặc của dung dịch. Cả hai phương pháp được
dùng rộng rãi trong hóa học và khi dùng các dung môi khác nhau ta có thể xác định
được khối lượng phân tử của các chất khác nhau.
Bài tập vận dụng:
Bài 1. Trong 4.450 g nước có chứa 1 kg chất chống đông etylen glycol (C2HéO2). Cho
biết nhiệt độ sôi, nhiệt độ đông đặc của dung dịch này. Nước có Ks= 0,512 và Kd= 1,86.
Bài 2. Nhiệt độ đông đặc của dung dịch chứa 0,224 g acid benzoic trong 20 g
benzen tinh khiết là 5,232 °C. Cho biết K<í của benzen là 4,90 và nhiệt độ đông đặc
của benzen tinh khiết là 5,478°c. Hãy xác định dạng tồn tại của acid benzoic trong
dung dịch.

2.3. Sự thẩm thấu

Dung dịch là hệ đồng thể, các phân tử chất tan và dung môi chuyển động nhiệt hỗn
độn, phân bố đồng đều khắp thể tích dung dịch.

124

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Nêu ta cho một dung dịch đậm đặc của một chất nào đó, ví dụ, đường, vào một bình
hình trụ và rót cẩn thận lên trên mặt của nó một lớp dung dịch đường loãng hon, thì lúc
đầu đường và nước phân bố không đồng đều trong thể tích của dung dịch. Tuy nhiên,
sau một thời gian nào đó các phân tử đường và nước lại phân bố đồng đều khắp thể tích
của chất lỏng. Điều đó xảy ra được vì các phân tử đường chuyển từ dung dịch đậm đặc
vào dung dịch loãng, cũng như theo chiều ngược lại; nhưng khi đó trong khoảng thời
gian bất kỳ, các phân tử đường chuyển từ dung dịch đặc vào dung dịch ít đặc hon sẽ lớn
hon so với từ dung dịch loãng vào dung dịch đặc. Cũng đúng như thế, các phân tử nước
chuyển động theo các hướng khác nhau, nhung khi đó các phân tử nước chuyển động từ
dung dịch loãng vào dung dịch đặc nhiều hon so với chuyển theo chiều ngược lại. Như
vậy, xuất hiện sự di chuyển có hướng của đường từ dung dịch đặc vào dung dịch loãng,
còn của nước - từ dung dịch loãng vào dung dịch đặc; nghĩa là mỗi chất di chuyển đến
chỗ mà nồng độ của nó nhỏ hon. Quá trình chuyển chất tự xảy ra như thế dẫn đến san
đều nồng độ của nó gọi là sự khuếch tán.
Ta có thể quan sát được sự khuếch tán, nếu ta đổ vào bình hình trụ một dung dịch
có màu nào đó, ví dụ, dung dịch KMnƠ4 và cẩn thận thêm nước vào phía trên nó để
không gây sự xáo trộn. Lúc đầu, có ranh giới rõ rệt, nhưng nó bị mất dần, sau một thời
gian nào đó chất hòa tan phân bố đồng đều khắp thể tích dung dịch và toàn bộ chất lỏng
có cùng một màu.
Trong ví dụ đã xét, các phân tử dung môi và chất hòa tan khuếch tán theo các chiều
ngược nhau. Trong trường hợp như thế gọi là sự khuếch tán ngược chiều nhau hoặc hai
chiều. Sự việc sẽ khác, nếu ta đặt giữa hai dung dịch một màng ngăn mà dung môi có
thể đi qua được, còn chất hòa tan không thể đi qua được. Những màng như thế gọi là
màng bán thấm, chúng có trong thiên nhiên cũng như có thể điều chế nhân tạo. Ví dụ,
nếu ta tẩm dung dịch đồng sulfat vào bình hình trụ bằng đất sét có nhiều lỗ nhỏ, sau đó
nhúng vào vào dung dịch kali hexacyanoferat (II) - K4[Fe(CN)ó] thì trong các lỗ của
bình hình trụ có đồng hexacyanoferat (II) kết tủa. Bình hình trụ được chế tạo như thế có
tính chất của màng bán thấm, các phân tử nước có thể đi qua thành của nó, nhưng các
phân tử hòa tan không thấm qua được.
Nếu ta rót vào bình hình trụ này dung dịch của một chất nào đó - ví dụ dung dịch
đường - và nhúng bình hình trụ vào nước thì sự san đều nồng độ sẽ xảy ra chỉ do sự di
chuyển của nước. Các phân tử nước khuếch tán vào dung dịch lớn hon sẽ dần dần tăng
lên, còn nồng độ của đường trong đó sẽ giảm xuống. Sự khuếch tán một chiều như thế
qua màng thẩm thấu gọi là sự thẩm thấu.

125

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Ảp suất thẩm thấu:

Hình 5.4. Sự hình thành áp suất thẩm thấu

A. Trong quá trình thẩm thấu, một dung dịch và một dung môi (hoặc cà hai dung dịch có
nồng độ khác nhau) được phân cách bằng một mảng bán thấm. Hình ảnh phân tử
(hình dưới) chỉ ra các phần tử dung môi chuyển vào dung dịch nhiều hơn.
B. Kết quả là thể tích dung dịch tăng, nồng độ của nó giảm. Sự chênh lệch độ cao giữa
hai chất lỏng tương ứng với áp suất thẩm thấu (71).
c. Áp suất thẩm thấu được định nghĩa là áp suất cần thiết tác dụng lên dung dịch để nó
không tăng thể tích.

Hình 5.4 là một dụng cụ đơn giản: một màng bán thấm đặt ở giữa đoạn cong và
chia một ống hình chữ Ư thành hai nhánh bằng nhau. Nhánh bên trái chứa nước tinh
khiết, nhánh bên phải chứa dung dịch nước đường.
Ban đầu, mức chất lỏng ờ hai nhanh cao như hhau. Các rỗ của màng bán thấm để
cho các phân tử nước chuyển qua hai chiều, nhưng không cho các phân tử đường lớn
hơn đi qua. Do có mặt các tiểu phân chất tan, số phân tử nước tụ tập ở phía màng chứa
dung dịch ít hơn, nên số phân từ nước ở màng bên kia (phía nước tinh khiết) chuyển vào
dung dịch lớn hơn trong cùng đơn vị thời gian, làm tăng thể tích của dung dịch và làm
loãng nó. Ket quả là chiều cao cùa cột dung dịch tăng lên, còn của cột nước nguyên chất
hạ thấp xuống. Khi áp suất thủy tĩnh của dung dịch (tương ứng với trọng lượng của

126

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

dung dịch trong cột ở mức cao hon) đủ lực đẩy lùi bớt một số phân tử nước chuyển vào
dung dịch thì một trạng thái cân bằng được thiết lập, khi đó tốc độ của dung môi (số
phân tử nước trong cùng thời gian) chuyền qua màng hai chiều bàng nhau.
Áp suất thủy tĩnh hình thành trong điều kiện như vậy được gọi là áp suất thẩm thấu
(tì) của dung dịch, nó tưong ứng với một áp suất ngoại cần thiết đặt lên bề mặt dung
dịch đe ngăn chặn sự di chuyển của nước từ dung môi vào dung dịch, cần chú ý rằng,
áp suất thẩm thấu chỉ phụ thuộc vào số lượng, mà không phụ thuộc vào bản chất của các
tiểu phân chất tan trong dung dịch.
Giống với các phân tử lý tưởng, các tiểu phân chất tan trong dung dịch rất loãng ở xa
nhau và không tương tác được với nhau. Đối với những dung dịch rất loãng - dung dịch lý
tường, áp suất thầm thấu (ĩi) được tính theo phương trình của định luật Van’t Hoff:

it = ^-RT = CMRT
V
ớ đây: n là số mol chất tan trong thể tích V (lít) của dung dịch.
Cm: nồng độ mol/1, M
T là nhiệt độ tuyệt đối của dung dịch, K
R là hằng số khí vạn năng, R = 0,082 L.atm/mol.K
71 là áp suất thẩm thấu, atm.
Áp suất thẩm thấu tăng theo sự tăng nhiệt độ, vì T làm tăng số va chạm dung môi -
màng trong một đơn vị thời gian. 71 cũng tăng theo sự tăng nồng độ mol/L, vì Cm lớn
dẫn đến sự thúc đẩy mạnh hơn quá trình pha loãng để tăng entropy trong dung dịch.
Trong chuyên ngành y dược, người ta còn quen dùng đơn vị khác của n là Osmol
(Osm): Osmol là áp suất thẩm thấu của dung dịch chứa 1 mol chất tan không điện ly
trong 1 kg nước tinh khiết hoặc 1 kg dung môi tinh khiết. lOsm = 1.000 mOsm.
Bao quanh mọi tế bào sống là những màng bán thấm quan trọng nhất. Vì vậy,
vai trò của áp suất thẩm thấu được tìm thấy mọi nơi trong thiên nhiên và trong các
giới sinh vật.
Sự thẩm thấu là một trong những con đường cơ bản để các phân tử nước (dung
môi) vào - ra các tế bào qua màng bán thấm. Có những màng cũng cho phép một số ion
và tiểu phân chất tan nhỏ đi qua một cách chọn lọc. Trong các tế bào sống là những
dung dịch - bào tương. Người ta gọi một dung dịch là đẳng trương nếu dung dịch đó có
cùng nồng độ các tiểu phân chất tan như trong dịch tế bào. Vì áp suất thẩm thấu ngoài
và trong tế bào bằng nhau, số phân tử nước vào ra tế bào với cùng tốc độ, nên trong

127

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

dung dịch đẳng trương các tế bào giữ nguyên hình dạng bình thường. Một dung dịch gọi
là nhược trương khi nồng độ các tiểu phân chất tan của nó thấp hơn trong tế bào. Do áp
suất thẩm thấu nội bào lớn, nước bị kéo vào bên trong tế bào. Vì thế, các tế bào đặt
trong dung dịch nhược trương bị trương phồng và vỡ ra. Ngược lại, dung dịch ưu trương
là dung dịch có nồng độ các tiểu phân chất tan lớn hơn dịch tế bào. Neu đặt các tế bào
vào dung dịch như thế, nước bị hút ra khỏi tế bào và làm cho chúng teo lại. Nguyên
nhân là áp suất thẩm thấu ngoại bào lớn hơn áp suất thẩm thấu nội bào.
Áp suất thẩm thấu bình thường của máu và của hầu hết các dịch trong cơ thể người
biến đổi trong khoảng 7,0-7,5 atm, trung bình là 7,3 ±0,1 atm hoặc 275 - 295 mOsm,
trung bình 286 ± 4 mOsm.
Trong chuyên ngành y dược, người ta gọi các dung dịch đẳng trương, ưu trương hoặc
nhược trương là so với áp suất thẩm thấu của máu người trong giới hạn nêu trên. Nếu sai
khác 1 atm hoặc 50 mOsm so với giá trị trung bình (7,3 atm hoặc 286 mOsm) là biểu hiện
của những bệnh lý nặng (như bệnh gan, suy thận, urê huyết, nhiễm độc...). Bốn ion sinh
học thiết yếu: Na+, K+, Mg2+ và Ca2* có vai trò điều tiết thể tích dịch cơ thể ở người và
mọi động vật. lon Na* chiếm hơn 90 % của tất cả các cation ngoại bào. Nồng độ Na+ sẽ
kéo nước ra khỏi tế bào bởi áp suất thẩm thấu ngoại bào lớn. Nồng độ Na^ thấp, nước bị
hút vào trong tế bào bởi áp suất ngoại bào cao. Vậy, vai trò cơ bản của ion Na+ là điều
chỉnh nước trong cơ thể, còn một trong những vai trò cơ bản của thận là điều chình nồng
độ Na+ thông qua cơ chế điều tiết huyết áp - thần kinh - hormone. Dung dịch truyền tTnh
mạch với thể tích lớn để nuôi dưỡng (ví dụ, dung dịch glucose), để duy trì thể tích máu và
cân bằng điện giải (ví dụ, dung dịch NaCl), hoặc để điều trị bệnh (các dung dịch thuốc)
luôn cần phải đẳng trương với máu người, nghĩa là có áp suất thẩm thấu trong giới hạn
7,0 - 7,5 atm để các tế bào hồng cầu không bị trương vỡ hoặc teo lại (ví dụ, dung dịch
glucose 5%; NaCl 0,9% là những dung dịch đẳng trương). Thuốc nhỏ mắt, rửa mắt phải
đang trương với dịch mắt để không làm biến đổi thể tích các tế bào giác mạc (ví dụ, nước
muối sinh lý là dung dịch NaCl 0,15M tương đương 0,9%, dùng để rửa mắt). Ngược lại,
người ta tạo ra môi trường có áp suất thẩm thấu rất lớn để bảo quản các dược chất được
lâu dài, vì trong môi trường ấy các tế bào vi khuẩn, bào tử nấm bị hút kiệt nước và chết
(ví dụ, sừô thuốc là dung dịch đậm đặc - hơn 60% đường trắng có chứa các dược chất,
dịch chiết dược liệu và các chất thơm).
Thuốc lợi tiểu do thẩm thấu có cơ chế làm tăng áp suất thẩm thấu ở ống thận để thu
hút nhiều nước về thận rồi bài xuất qua nước tiều. Ví dụ, các dung dịch tiêm tĩnh mạch
của urê, manitol, sucrose, các thuốc furosemid, chlothiazid ... gây lợi tiểu trong điều trị

128

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

phù não, tăng huyết áp, tăng nhãn áp (glocom cấp), phù phổi và để đào thải các chất độc
qua thận. Bệnh nhân suy thận nặng cần thẩm tách máu để loại bỏ các sản phẩm chuyển
hóa (như creatinin, urê, acid uric), nhưng giữ lại các chất cần thiết cho cơ thể (như
glucose, chất điện giải, acid amin). Máy chạy thận nhân tạo là một hệ thống màng bán
thấm đặc biệt thực hiện quá trình thẩm tách máu.
Sự tham thấu và áp suất thẩm thấu có ý nghĩa lớn lao trong đời sống sinh vật và
trong ứng dụng phục vụ con người. Các chất hòa tan trong nhựa cây tạo ra dung dịch
đậm đặc mà áp suất thẩm thấu của nó lớn hơn 20 atm. Nhờ một bậc thang thẩm thấu
tăng dần từ rễ cây lên ngọn cây mà nước và dịch dinh dưỡng thấm qua các màng có thề
lên cao hàng chục mét. Cá nước mặn thích nghi với áp suất thẩm thấu lớn của nước biển
(khoảng 25 atm, vì nước biển chứa khoảng 35 g muối trong 1 lít) không thể sống trong
nước ngọt có áp suất thẩm thấu nhỏ (chỉ khoảng latm) và ngược lại. Ngâm trong mật
ong các loại dược liệu quý, hoặc ướp một lớp muối lên thực phẩm để bảo quản lâu dài là
dựa trên cơ chế diệt khuẩn như ví dụ về sừô nói trên.
Nếu gây ra một áp lực trên dung dịch lớn hơn áp suất thẩm thấu của nó thì dung
môi bị đẩy ngược ra khỏi dung dịch qua màng bán thấm. Quá trình này gọi là sự thẩm
thấu ngược. Hiện nay, phương pháp thẩm thấu ngược qua màng bán thấm (làm bằng sợi
cellulose acetat hoặc polyamit) được vận dụng ngày càng phổ biến ở nhiều quốc gia để
biến nước biển thành nước ngọt vì quy trình sản xuất đơn giản, không tốn nhiệt để
chưng cất, chi phí thấp.

3. TÍNH CHẤT CỦA DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LY

Các tính chất của dung dịch tuân theo định luật Raoult và Van’t Hoff chỉ phụ thuộc
vào số hạt (số tiểu phân) chất tan trong một khối lượng xác định của dung môi.
Như vậy, chúng ta dự kiến rằng độ tăng nhiệt độ sôi (Ats) của dung dịch NaCl 0,05
m trong nước sẽ gấp hai lần dung dịch glucose 0,05m vì mỗi đơn vị công thức NaCl khi
điện ly tách thành hai tiểu phân (hai ion Na+ và Cf). Vì thế, một hệ số gia tăng cần được
đưa vào các phương trình của Raoult và Van’t Hoff đối với dung dịch các chất điện ly.
Đó là hệ số Van’t Hoff (i), một tỷ số giữa giá trị các tính chất đo được trên thực nghiệm
đối với dung dịch chất điện ly và giá trị ấy được tính theo các phương trình đối với dung
dịch chất không điện ly:

129

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Giá trị đo được cho dung dịch chất điện lỵ


Giá trị tính được cho dung dịch chất không điện ly

Như vậy, đe tính các đại lượng đặc trưng cho dung dịch chất điện ly, hệ số i cần
được nhân vào các phương trình:
Đối với độ hạ áp suất hơi: AP = i.%ct • p°
Đối với độ tăng nhiệt độ sôi: Ats = i.Ks.Cm
Đối với độ hạ nhiệt độ đông đặc: Atđ = i.Kđ.Cm
Đối với áp suất thầm thấu: 7Ĩ = i. Cm-R-T
Nếu dung dịch điện ly là lý tưởng, nghĩa là mỗi đơn vị công thức của chất tan điện
ly hoàn toàn ra các ion, thì i = 2 cho NaCl; i = 3 cho Mg(NC>3)2; i = 4 cho FeCỈ3, ...
Thực tế cho biết hầu hết các dung dịch điện ly là không lý tường nên I nhỏ hơn số các
con số dự đoán trên. Ví dụ, đo trên thực nghiệm thì dung dịch NaCl 0,05 m cho Ats =
0,049 °C, còn dung dịch glucose 0,05 m không điện ly tính theo công thức của Raoult II
được Ats = 0,026 °C, ta tính được:

Ats của dung dịch NaCl 0,05 m 0,049


i =------- \~= n =
Ats của dung dịch glucose 0,05 m 0,026

Như vậy, i = 1,9 chứ không phải bằng hai như dự đoán. Tương tự, dung dịch KBr
0,10 m và KBr 1,0 m trong nước cho Atđ đo được trên thực nghiệm lần lượt là 0,349 °C
và 3,29 °C, còn tính theo phương trình của Raoult II cho các chất không điện ly cũng ở
hai nồng độ ấy (0,1 m và 1,0 m) tương ứng là 0,186 °C và 1,86 °C, vậy:
0,349°C
Đối với dung dịch KBr 0,1 m: i = " ,=1,88
6 • o,186°c

,....................... _ 3.29°c
Đối với dung dịch KBr 1,0 m: i = 7 = 1,77
6 - l,86°c
ở đây, ta có nhận xét: cùng một chất điện ly, ở nồng độ thấp i lớn hơn. Thực tế là, ở
nồng độ càng loãng các dung dịch điện ly càng tới lý tưởng, nghĩa là i càng tới những số
nguyên đúng bằng số ion tách ra từ một đơn vị công thức của chất điện ly đã cho.

130

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Bài tập vận dụng:


Acid lactic, C2H4(OH)COOH, được tạo thành trong sữa chua. Nó cũng được hình
thành trong cơ khi vận động gắng sức và gây cảm giác đau. Đó là một acid yếu đơn
chức, vì vậy cũng là chất điện ly yếu. Nhiệt độ đông đặc của dung dịch acid lactic 0,01
m trong nước là - 0,0206 °C. Hãy:
1. Tính hệ số i của dung dịch acid ở nồng độ đã cho.
2. Tính % số phần tử acid đã ion hóa trong dung dịch này.

4. TRẠNG THÁI CỦA CHẤT ĐIỆN LY TRONG DUNG DỊCH

4.1. Định nghĩa - Phân loại chất điện ly

Những chất khi hòa tan trong dung môi mà các phân tử của chúng phân ly thành ion
gọi là chất điện ly. Nguyên nhân chính của sự điện ly phân từ thành các ion là do tương
tác giữa phân từ chất điện ly và các phân từ dung môi để tạo thành các ion solvate hóa
(trong dung môi nói chung) hoặc các ion hydrat (trong dung môi nước).
Khi các chất điện ly tan trong nước, chúng tồn tại dưới dạng ion trong dung dịch.
NaCl + aq -> Na+(aq) + Cl*(aq)
HC1 + H2O H3O+ + cr
CH3COOH + H2O <=> CH3COO‘ + H3O+
(lượng nước tự do aq thường được bỏ qua đề làm gọn các phương trình, trong nước
không tồn tại H+ tự do mà là HsO+, để đơn giản ta quy ước viết H+ thay cho
NaCl tinh khiết là tinh thể có mạng lưới ion (hợp chất ion) nên dẫn điện khi nóng
chảy, ở trong nước, nước sẽ hòa tan tinh thể và tách rời thành các ion trong dung dịch.
HC1 tinh khiết tồn tại chủ yếu ở dạng phân tử trung hòa (hợp chất cộng hóa trị) chứ
không phải gồm sẵn các ion, nên không dẫn điện. Tuy nhiên, khi phản ứng với nước, HC1
bị ion hóa (điện ly) tạo HsO+ và cr. lon HsO+ có cấu trúc hình tháp giống như NH3.
NaCl và HC1 là những chất điện ly mạnh vì chúng gần như tồn tại hoàn toàn dưới
dạng ion trong dung dịch nước ở nồng độ trung bình. Các acid vô cơ: HC1, HBr, HI,
HNO3, H2SO4, HCIO4, HCIO3; các base vô cơ nhóm kim loại kiềm, kiềm thổ: LiOH,
NaOH, KOH, RbOH, CsOH, Ca(OH)2, Sr(OH)2, Ba(OH)2; hầu hết các muối vô cơ và
hữu cơ đều thuộc nhóm chất điện ly mạnh.
Acid acetic là một chất điện ly yếu, mũi tên thuận nghịch trong phương trình biểu
thị cân bằng giữa dạng phân tử và dạng ion. Hầu hết các acid và base hữu cơ; tất cả các
acid và base vô cơ còn lại (trừ những acid, base kể trên); một số ít muối vô cơ

131

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

(Hg(CN)2, HgCl2, Hg2I2, Hg2Br2) và các ion phức bền (như [Hg(NH3)2]+, [Cu(NH3)4]2+,
[Fe(CN)6]3’, [Hgl4]2;...) đều là những chất điện ly yếu.
Sự phân chia thành các chất điện ly mạnh và yếu chỉ là tương đối, vì độ điện ly còn
phụ thuộc vào nồng độ chất tan, tính chất của dung môi và nhiều yếu tố khác.

4.2. Độ điện ly (a)

4.2.1. Định nghĩa


Độ điện ly a là tỷ số giữa số phân tử điện ly n’ và tổng số phân tử hòa tan n.
n'
a=—
n
Từ định nghĩa trên, suy ra: 0 < (X < 1
- = 0 khi không có sự điện ly (ví dụ dung dịch các chất hữu cơ như glucose,
ethanol, saccarozơ,...)
- = 1 khi có sự điện ly hoàn toàn (ví dụ dung dịch các acid mạnh, base mạnh nồng
độ loãng)
Người ta cũng biểu thị a bằng % và quy ước, nếu dung dịch chất có nồng độ O,1N
ở 25°c mà:
- > 30% là chất điện ly mạnh
- 3% < a < 30% là chất điện ly trung bình
- < 3% là chất điện ly yếu

4.2.2. Các yếu to ảnh hưởng đến độ điện ly a

Bàn chất của chất tan. Theo chiều sắp xếp từ phân từ ion, phân tử phân cực nhiều
hay ít, phân tử không phân cực, nói chung sự điện ly bất lợi dần đến không thể điện ly
được. Sự điện ly của chất tan còn phụ thuộc cụ thể vào bản chất của mỗi chất điện ly,
như bán kính, điện tích của ion, độ phân cực của ion và phân tử, năng lượng mạng lưới,
sự hình thành các liên kết phụ chất tan - dung moi. Những bản chất ấy làm cho mỗi chất
điện ly có một giá trị a riêng trong cùng một dung môi và ở cùng nhiệt độ.

132

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Bảng 5.7. Hằng số điện môi £ của một số dung môi ở 25°c.
Dung môi £ Dung môi £

Hydro cyanid 110,0 Ethyl acetat 6


Nước 78,5 Chloroform 4,8
Glycerol 42,5 Diethyl ether 4,34
Methanol 32,6 Carbon disulfid 2,64
Ethanol 24,3 Toluen 2,38
Aceton 20,7 Benzen 2,27
Isopentanol 15 Carbon tetraclorid 2,23
Phenol 9,8 Pentan 1,84

Bản chất của dung môi. Dung môi phân cực càng lớn (phân tử có moment lưỡng p lớn)
gây ra sự điện ly càng mạnh, dung môi không phân cực (gphân tử = 0) thì không gây ra sự
phân ly chất tan. Đe so sánh khả năng ion hóa khác nhau của các dung môi, người ta dùng
đại lượng gọi là hằng số điện môi £, đó là một số (không thứ nguyên) chỉ cho biết lực tác
dụng giữa hai điện tích của phân tử đặt trong dung môi nhỏ hơn bao nhiêu lần so với lực tác
dụng trong chân không. 8 phụ thuộc vào độ phân cực p của những phân tử dung môi. £ càng
lớn dung môi càng phân cực và gây ra sự ion hóa càng mạnh, a càng lớn.
Nước ở điều kiện thường có £ = 78,5 nên trong dung dịch nước, lực hút giữa các
ion sẽ ~ 79 lần bé hơn so với trong tinh thể. Nước có hằng số điện môi lớn nhất trong số
các dung môi thông dụng, nên nước là dung môi rất tốt hòa tan rất nhiều chất khác
nhau. Mặt khác, nếu có sự hình thành liên kết phụ, đặc biệt là liên kết hydro, giữa chất
tan và dung môi thì hằng số điện ly £ có khi không còn giữ vai trò quyết định.
Giá trị của a phụ thuộc vào nồng độ. Khi nồng độ các ion trong dung dịch tăng,
chúng dễ va chạm với nhau tái tạo lại phân tử phân tử ban đầu, a giảm. Ngược lại, dung
dịch càng loãng, a càng lớn. Quan hệ giữa nồng độ c và a còn được thấy lại trong định
luật pha loãng của Ostwald.
Giá trị của a phụ thuộc nhiệt độ. Nếu quá trình điện ly thu nhiệt (AH > 0) thì T
tăng, a tăng và ngược lại. Nếu quá trình điện ly phát nhiệt (AH < 0) thì T tăng, a giảm
và ngược lại. Như đã biết, quá trình hình hydrat hóa là phát nhiệt, nên nhìn chung T
tăng làm cản trở quá trình đó, a giảm. Tuy nhiên, khi nhiệt hydrat hóa không cung cấp
đủ cho quá trình điện ly thi việc bổ sung thêm năng lượng từ bên ngoài là cần thiết, lúc
đó T tăng, a tăng.

133

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Sự có mặt một trong những ion cùng tên với chất điện ly trong dnng dịch sẽ làm
giảm độ điện ly a. Bởi vì, quá trình điện ly cũng thiết lập cân bằng giữa các phân tử
không điện ly và các ion của nó trong dung dịch. Khi có mặt ion cùng tên, cân bằng
điện ly bị đẩy lùi làm a giảm.
Bảng 5.8. Độ điện ly a của một số chất ở nồng độ 0,10N trong dung dịch nước và 25°c.
Chất điện li a Tính theo % Chất điện li a Tính theo %
Acid Base
HCI, HNO3 0,90 90 KOH, NaOH 0,90-0,95 90-95
H2SO4 0,60 60 Ba(OH)2 0,77 77
HF 0,08 8 NH4OH 0,014 1,4
CH3COOH 0,014 1,4
H2CO3 0,0017 0,17 Muối
HCN 0,0001 0,01 KCI 0,86 86
H2O 18.10'9 1.8.10’7 MgSO4 0,45 45
Ví dụ: C0CI2 khan nước có màu xanh, là chât điện ly mạnh. Khi điện ly trong nước,
ion hydrat của Co2’ có màu hồng và trong dung dịch thiết lập cân bằng:
C0CI2 + aq <=> Co2+(aq) + 2Cl'(aq)
xanh hồng
Khi thêm HC1 đặc vào dung dịch, tức là thêm rất nhiều cr, cân bằng bị đẩy lùi rất
mạnh sang trái, đến mức trong dung dịch tồn tại chủ yếu các phân tử C0CI2 không điện
ly, màu của dung dịch chuyển từ hồng sang xanh.
Vì giá trị của a phụ thuộc nhiều yếu tố như kể ưên, nên muốn so sánh độ điện ly
giữa các chất cần phải tiến hành trong cùng điều kiện.

4.2.3. Quan hệ giữa a và ỉ

Neu cho m phân tử vào một thể tích nước, giả sử mỗi phân tử phân ly ra n ion, và a
là độ điện ly, thì: ma: số phân tử phần ly, tạo thành nma ion
m(l-a): số phân tử không phân ly.
Tông sô tiêu phân có trong dung dịchr m(l-a) + nma - m(l-a+nã)
Hệ số Van’tHoff:
. _ Số tiểu phân thực có ưong dung dịch _ m(l-a+na)
Số phân tử hòa tan m

i-1
Rút ra: a = -—-
n-1

134

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

n của mỗi chất đã biết, ví dụ: NaCl có n = 2, Na2SƠ4 có n = 3, ..i có thể xác định
được bằng cách đo AP, Atđ, Ats, 71. Vậy có thể tính được độ điện ly a.
Ví dụ: Dung dịch chứa 8 g NaOH trong 1000 g nước có nhiệt độ đông đặc là -
0,677 °C. Tính độ điện ly củaNaOH trong dung dịch, biết K<1 của nước là 1,86.

4.2.4. Quan hệ giữa a và hằng so điện ly (K) của chất đỉện ly yếu. Định luật pha
loãng của Ostwald
Quá trình điện ly những chất điện ly yếu là một quá trình thuận nghịch và thiết lập
một cân bằng động trong dung dịch. Sự điện ly hợp chất MxAy có thể biểu diễn bàng
phương trình:
MxAy<=>xMy+ + yAx‘
rMy+ixrAx’iy
Theo định luật tác dụng khối lượng, ta có: K = -—- J -y——
[MxAy]
Hằng số cân bằng K gọi là hằng số điện ly.
Khi X = y = 1, chất điện ly MxAy trở thành phân tử đơn giản MA và điện ly theo
phương trình:
MA 0 M+ + A'
Nồng độ mol/1 lúc ban đầu: c
Nồng độ mol/1 bị điện ly: aC aC aC
Nồng độ mol/1 lúc cân bằng: (l-a)C aC aC
Vậy:
K JMU[Ạ-] _ aC.aC a2 c
[MA] (l-a)C 1-a
Vì K = const, nên khi pha loãng làm giảm nồng độ c thì a tăng và tiến dần đến 1.
Biểu thức tính K trên gọi là định luật pha loãng Ostwald. Các chất điện ly yếu có a nhỏ
thì xem 1 - a w a, lúc đó:

K = a2Chay a =

Biết a và c có thể tính gần đúng hằng số điện ly K và ngược lại có thề tính được K
khi biết a.
Vỉ dụ:
1. Tính độ điện ly của CH3COOH trong dung dịch 0,001 M, biết K = 1,76.10’5.
2. Tính độ điện ly của HCN trong dung dịch 0,05 M. Biết K = 7.1O'10

135

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

5. Sự ĐIỆN LY CỦA NƯỚC. THANG pH

5.1. Sự điện ly của nước

Nước là dung môi lưỡng tính, vừa cho và vừa nhận proton:
H2O + H2O<=> H30+ + OH’
Mặc dù sự điện ly của nước rất bé, người ta vẫn đo được độ dẫn điện của nó và xác
định được giá trị của hằng số cân bằng của phương trình trên theo định luật tác dụng
khối lượng:

K= ì = 3,24.1CT18 ; 25°C
[H2O]2
K[H2O]2 =3,24.10-18(^2)2 =KH20 =[H3O+][OH-] = 1.0.10-14

K.H20 : tích số ion của nước, phụ thuộc vào nhiệt độ. Kh20 = 10’14 (ờ 25°C)
Vì ion H3O+ và OH’ được phân ly từ một phân tử nước, do đó trong nước nguyên
chất:
[H3O+] = [Off] = Tier17 = 10'7 mol/1

(Nồng độ nước nguyên chất là 1QQQ = 55,5 M, vậy cứ 555 triệu phân tử nước chỉ có
18,02
1 phân từ phân ly ra các ion). Dựa vào cân bằng điện ly của nước, người ta định nghĩa
dung dịch acid, base và trung tính tùy theo độ lớn tương đối giữa [H3O+] và [OH’]:

Bảng 5.9. Phân loại dung dịch theo [H3O]+


Dung dịch Giới hạn chung ở 25 °C

Acid [H3O*] > [OH1 [H3O+]>10'/; [OH1<10-'

Trung tính [H3O*] = [OH1 [H3O+] = 10*7; [OH1 = 10‘7

Base [H3O*] < [Off [H3O+]< 10’7; [OH*]> 10’7

Vì Kh20 là hằng số ở nhiệt độ xác định, nên khi biết nồng độ của một trong hai ion,
ta có thể tính được nồng độ của ion kia.

136
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Bảng 5.10. Các giá trị pH và pOH thường gặp


[H3O4] pH pOH [OH-]
10’1b 15 -1 101
10’14 14 0 1
W13 13 1 10’1
10‘12 12 2 10’2
10’11 11 3 10'3
1O’10 10 4 W4
10’9 9 5 10'5
lũ-8 8 6 10’6
10’7 7 7 10'7
KT6 6 8 W8
10'5 5 9 10’9
10-4 4 10 10‘1°
10’3 3 11 10‘11
10'2 2 12 10'12
10'1 1 13 10’13
1 0 14 10'14
101 -1 15 10’15

5.2. Thang pH
Nồng độ ion H3O+ ứong dung dịch nước có thể biến đổi trên một phạm vi rộng từ
10M đến 10'15M, gây khó khăn và dài dòng trong tính toán, do đó Sorensen đề nghị
dùng đại lượng pH để biểu thị tiềm năng ion hydro (hydrogen ion potential) với định
nghĩa:
pH = -lg[H3O+ ] hoặc [H3O+] = 10_pH
và pOH = -lg[OH ] hoặc [OH ] = 10'pOH
ở 25 °C, vì KH;0 = [H3O+][OH] = 1014 nên người ta cũng hay dùng đại lượng:

pKH0 = -lgKH0 = -lg([H3O^[OH-]) = -lg[H3O+] - lg[OH'] = pH + pOH = 14


Thông thường, người ta chỉ sử dụng thang pH, các đại lượng khác được suy ra theo
phương trình liên hệ trên.

5.3. Chất chỉ thị pH

5.3.1. Khái niệm


Chất chỉ thị pH (chất chỉ thị acid base) là những chất có màu sắc thay đổi theo sự
biến đổi pH của dung dịch. Chúng thường là những chất hữu cơ có tính acid base, trong

137

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

đó dạng acid và dạng base liên hợp có màu khác nhau phụ thuộc vào cấu trúc phân từ
của chúng. Khi pH dung dịch biến đổi, cấu trúc phân tử của chúng sẽ biến đồi theo, dẫn
đến màu thay đồi.
Nếu ký hiệu dạng acid của chất chỉ thị là Hind, dạng base liên họp với nó Ind",
trong dung dịch có cân bằng sau:
Hind <=> Ind' + H*
Khi pH thay đổi thì cân bằng trên sẽ chuyển dịch về phía phải hoặc trái, chất chỉ thị
sẽ tồn tại chủ yếu dưới một trong hai dạng nên dung dịch sẽ có màu của dạng acid
(Hind) hay của dạng base (Ind').

Ví dụ: Phân tử phenolphtalein có bốn dạng:


Loại hình lnd+ H2lnd Ind2' Ind(OH)3”

HO w
Rơ"
Cấu trúc À^COĩ
Pr>
0 ó O1-

Model

Độ pH <0 0-8,2 8,2-12,0 -12,0

Màu sắc cam không màu hồng tím không màu

5.3.2. Khoảng pH đoi màu của chất chỉ thị pH

Mỗi chất chỉ thị pH thường có một khoảng pH đồi màu, ta có thể tính được khoảng
pH đó. Hằng số cân bằng của Hind là:
[H+][Ind-] [Hind]
[Hind] L J "“[Ind"]

hay: pH = pKrand
[Ind ]

138
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Biểu thức trên cho thấy với 1 chỉ thị đã cho, pH thay đồi theo tỷ số . Vì hai
[Ind"]
dạng Hind và Ind‘ có màu sắc khác nhau nên tỷ số này quyết định màu sắc của chỉ thị.
Thực tế cho thấy rằng với đa số các chỉ thị, bằng mắt thuờng nguời ta chỉ có thể phân
. .4. • X .. . , . I Hind I , ,,, I ~ . ,,
biệt được sự đôi màu khi tỷ lệ - ■ ở trong khoảng --- 4- 10, nghĩa là người ta chỉ
[Ind ] 10
nhận được màu của dạng có nồng độ gấp khoảng 10 lần nồng độ dạng kia:
[Hind] 1 , < T_J-
. - ■ = —: chat chỉ thị có màu dạng Ind
[Ind-] 10

[Hind] = 10. chất chỉ thị có màu dạng Hind


[Ind-]
Do đó, khoảng pH chuyển màu của chất chỉ thị pH là:
pH = pKHInd±l -> pKfflnd- 1 < pH< pK-HInd + 1
Người ta còn dùng khái niệm chỉ số pT của chất chỉ thị pH để chỉ pH tại đó chất chỉ
thị đổi màu rõ nhất. Ta thường thấy giá trị pT trùng với giá trị pKnind của chất chỉ thị.
Tuy nhiên, do mắt người có nhảy cảm không giống nhau với các màu nên khoảng
đổi màu của các chỉ thị thường hẹp hom, tức là tỷ số nồng độ 2 dạng màu nhỏ hom 10 lần
và giá trị pKnind có thề không nằm chính giữa khoảng pH đồi màu.

Bảng 5.11. Một số chỉ thị pH

Màu Khoảng pH Màu


Chất chi thị
dạng acid đổi màu dạng base

Đỏ 1,2-2,8 Vàng
Thylmol xanh
Vàng 8,0-9,6 Xanh

Tropeolin 00 Đỏ 1,4-3,2 Vàng

Xanh bromophenol Vàng 3,0-4,6 Nâu

Methyl da cam Da cam 3,1-4,4 Vàng

Lục bromocrezol Vàng 4,0-5,4 Xanh

Đỏ methyl Đỏ 4,2-6,2 Vàng

Xanh bromothymol Vàng 6,0-7,6 Xanh

139

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Phenolpthalein Không màu 8-10 Hồng

Thymolphtalein Không màu 9,3-10,5 Xanh

Alizarin vàng Vàng 10,1 - 12 Đỏ cam

Chỉ thị vạn năng là hỗn họp gồm nhiều chỉ thị mà màu sắc của nó thay đổi theo
các giá trị pH khác nhau. Có nhiều công thức đe pha chỉ thị vạn năng, dưới đây là một
ví dụ:
- Phenolphtalein 1 phần Đỏ methyl : 2 phần
- Vàng methyl 3 phần Xanh bromothymol : 4 phần
- Xanh thymol 5 phần
Hỗn hợp này cho màu đỏ ở pH = 2, da cam ở pH = 4, vàng ở pH = 6, lục ở pH = 8,
xanh lam ở pH = 10. Người ta thường dùng giấy tẩm chỉ thị vạn năng. Khi thử ta chỉ cần
nhỏ 1 giọt dung dịch cần thử lên giấy và đối chiếu màu trên giấy với thang màu mẫu (đã
ghi chú pH) để biết được pH của dung dịch.

6. CÂN BẰNG ACID - BASE

6.1. Sự điện ly của acid yếu

Trong nước, acid yếu HA điện ly qua phản ứng với phân tử nước:
HA + H2O^ H3O+ + A’
Theo định luật tác dụng khối lượng, hằng số cân bằng của phản ứng được viết:
k_[H3O*][A-]
[HA][H2O]
Đối với dung dịch loãng, người ta coi lượng nước đủ lớn để được xem là hằng số. Từ
đó:
- - -----------K.[H2O]=Ka^®ệT^l-“
[HA]
Ka: hằng số điện ly acid, cũng được gọi là hang so acid. Người ta còn dùng đại
lượng pKa = -IgKa và gọi là chỉ số sức acid. Giá trị Ka và pKa thề hiện độ mạnh yếu của
một acid.
Ka càng lớn, acid càng mạnh, vì ở trạng thái cân bằng nó điện ly được nhiều ion
H3O+ trong dung dịch và ngược lại. Nếu đánh giá theo pKa thì acid càng mạnh pKa càng
nhỏ và ngược lại.

140

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Bảng 5.12. Giá trị Ka của một số acid đơn chức ở 25°c

Tên Công thức Ka

Acid iodic hio3 1.6.10'1

Acid clorơ hcio2 1,1.1 O’2

Acid nitrơ hno2 7,1.1Q-4

Acid hydroflouric HF 6.8.1CT4

Acid acetic CH3COOH 1,8.1 O’5

6.2. Sự điện ly của các base yếu

Base yếu B trong dung dịch nước có phản ứng sau:


B + H2O <=> BH+ + OH'
Hằng số cân bằng của phản ứng trên:

K= ] >xem [H2O]=const, thì: K.[H2O] = Kb =


[B][H2O] 2 b [B]
Kb gọi là hằng số điện ly base, cũng gọi là hằng số base. Người ta cũng dùng đại
lượng pKb = -IgKb, gọi là chỉ số sức base. Kb càng lớn hay pKb càng nhỏ thì base càng
mạnh và ngược lại.

Bảng 5.13. Giá trị Kb của một số base đơn chức, ở 25°c

Tên Công thức Kb

Diethylamin (C2H5)2 nh 8.6.10-4 >§

Dimethylamin (CH3)2NH 5,9.10"* tzi

Trimethylamin (CH3)3N 5,2.10"* C


cự-

Methylamin ch3nh2 4,4.10"* <Ọ-



Amoniac nh3 1,76.1 O'5

141

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

6.3. Quan hệ giữa Ka và Kb của một acid - base liên họp

Có một mối quan hệ đơn giản mà quan trọng giữa hằng số điện ly của một acid yếu
HA và của base liên họp của nó (A‘) trong dung môi lưỡng tính như nước. Quan hệ
được nhận ra qua các phương trình:

HA + H,O^H,O+ + A- K
[HA]

A" + H2O <=> OH” + HA Kb =


[A-]

Ở 25°c, Ka.Kb = 10-;


[HA][A”] 3 ỉ0
Mối quan hệ này cho phép tìm được Ka nếu biết Kb và ngược lại. Lưu ý rằng, trong
các bảng tra cứu người ta chỉ ghi các giá trị Ka và Kb của phân từ acid và base trung hòa.

6.4. Sự điện ly của acid, base đa chức. Chất lưỡng tính

Các phần trên mới đề cập đến acid, base đơn chức - phần từ chất chỉ cho hoặc nhận
1 proton. Neu chất có thể cho hoặc nhận từ 2 proton trở lên, ta gọi là những chất đó là
acid hoặc base đa chức.
Acid đa chức điện ly từng nấc, mỗi nấc cho 1 proton. Ví dụ, acid phosphoric có 3
chức acid điện ly theo 3 phản ứng nấc:
1/ H3PO4 + H2O o H2PO4‘ + H3O+

[H3PO4] *' *■
2/ H2PO4’ + H2O <=> HPO?’ + H3O+

K = ] = 6’2-10~8 vàPK»2 =^1®KL.i = 7,2


[H2PO4'] 2 2
3/ hpoA + H2O <=> PO43' + H3O+

K = ] = 3,6.10-3 vàpK = -l£C =12,4


[HPO42-] 2
Phản ứng điện ly tổng:
H3PO4 + 3H2O <=> PO43' + 3H3O+

142

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

[H3O*]3[PO43~]
= Kaial .K a2 ,K a3 = l,7.10'22
[hpo42]
vàpKa = -lgKa = pK1] +pKai +pKaj =21,7
Từ các phản ứng điện ly của H3PO4, rút ra các nhận xét chung:
- Hằng số điện ly nấc 1 lớn hơn nhiều so với nấc 2. Đặc biệt, Ka3 vô cùng bé, đến
mức có thể xem thực tế không tồn tại PƠ43' trong dung dịch. Nói chung, nếu Kai » Ka2
thì trong các phép tính gần đúng người ta chỉ sử dụng trị số của Kai, khi đó acid đa chức
được gọi là đơn chức.
- Hằng số điện ly tồng cộng bằng tích các hằng số điện ly nấc, pK tổng bằng tồng
các pK nấc.
- Ion PO43' chính là một base đa chức và cũng nhận proton theo 3 nấc, mỗi nấc chỉ
nhận 1 proton từ phân từ nước như các phản ứng sau:
1/ PO43’ + H2O <=> HPO42' + OH'
[OH-][HPO42-] K 10'14 .„.„-2
[PO43-] Kaj 3.6.10-13
pKb, =-lgKbi =1,6
ờ đây là thề hiện mối quan hệ của cặp acid - base liên hợp HPO427PO43'.
2/ HPO42‘ + H20 <=> H2PO4’ + OH’
Kbl=™i™ = #- = 7^ = 1A1O-2
[HPO42’] Kí2 6,2.10"8
pKj,2 =-lgK.bỉ = 6,8
ờ đây là thể hiện mối quan hệ của cặp acid - base liến hợp H2PO47HPO42’.
3/ H2PO4* + H20 <=> H3PO4 + OH’
[0H-][H,P04] K IO-14 =1,10-,2
[H2PO4] K„ 7,5.10-’
pKbj=-lgKb)=ll,9
ở đây là thể hiện mối quan hệ của cặp acid - base liên hợp H3PƠ4/H2PO4’.
Phản ứng điện ly tổng:
PO43‘ + 3H2O H3PO4 + 3OH’

143

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

[OH-]3[H3PO4]
Kb = KbỮỊ..KbƠ2..KbD3. = 5,8.10 '2I
[PO43-]
vàpKb = -lgKb =pKb] +pKbi + pKbj =20,3

Chất lưỡng tính: vừa có thề cho hoặc nhân 1 proton


Ví dụ: H2PO4‘; HPO42'; CH3COONH4; acid amin; ....
■‘NHsCHzCOO’ +H2O «> NH2CH2COO' + H3O+
+NH3CH2COO- +H2O o ^H3CH2COOH + OH’
Cấu tử +NH3CH2COO’ gọi là phân tử ion, nó mang cả điện tích dương và âm, toàn
bộ phân tử trung hòa về điện (Khác với các ion lưỡng tính phân ly ra từ H3PO4 hay
HnA). Tùy theo môi trường mà glycin thể hiện tính acid hay base, ở pH mà nồng độ
phân tử ion lớn nhất gọi là điểm đẳng điện. Tại điểm đẳng điện chuyển động thực của
phân tử chất tan trong điện trường có thể bỏ qua.

6.5. Tính pH của một số dung dịch

Dựa vào phương trình bảo toàn nồng độ, phương trình bảo toàn điện tích và các
hằng số cân bằng, người ta có thể tính chính xác [H3O]+, từ đó tính ra pH cho mọi dung
dịch có thành phần bất kỳ. Tuy nhiên, nhiều hệ phương trình rất phức tạp, khó giải; hơn
nữa, giá trị pH quá chính xác với nhiều số lẻ sau hàng đơn vị cũng là điều không cần
thiết. Trong thực tế, người ta chấp nhận cách tính gần đúng mà vẫn thỏa mãn các giới
hạn sai số được đặt ra cho từng trường hợp cụ thể.
❖ pH của dung dịch acid mạnh HA
- Nếu ca không quá nhỏ, bỏ qua sự phân ly cùa H2O
HA = + A'
[2T] = [4-] = Ca =>pH = -lg[H+]
- Nếu dung dịch acid có nồng độ quá nhỏ thì phải kể đến [OH’] do H2O phân ly ra.
HA = H+ + A’ và H2O <=> H+ + OH’
[H+] = [A-] + [OH ] => [H+] = Ca+ KHỉ0/[H+] => [H+]2 - Ca[H+] - KHjŨ = 0

❖ pH của dung dịch base mạnh


MOH = M+ + OH’
[OH’] = [B+] = Cb => pOH = -lg[OH'] => pH = 14 - pOH
Nếu dung dịch base quá loãng thì phải kể đến H+ do nước điện ly ra
[IT]2 + Cb[H+] - Kmo = 0

144

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

❖ pH của dung dịch đơn acid yếu


HA « ir + A' và H20 ■» H+ + Off (bỏ qua)

K- [HA] CHĨFĨ^[H] + Ka-[H]-^ = °

Neu acid quá yếu và nồng độ không quá nhỏ thì: Ca - [H+] = ca
=> Ka = iTL [H+]= ỰkX => pH= |(pKa-lgCa)
'“'a
❖ pH của dung dịch đơn base yếu
BOH «B+ + Off và H2O <=> ff + Off (bỏ qua)

= 3 => Kb = J0**']" =>[OH-]2+Kb.[OH-]-K„.Cb=0


b [BOH] b Cb-[Off] b J b b

Neu base rất yếu thì có thể bỏ qua [OH‘] cạnh Cb : Cb - [OH] = Cb

^Kb=ffi-^ [Off] = X^=>POH=|(PKt>-1ẽCb)=>pH=14-pOH


Cb 2
❖ pH của các muối
- Muối được tạo thành từ acid mạnh và base mạnh
Cation và anion không bị thủy phân, môi trường của dung dịch sẽ là trung tính (pH
= 7) .
- Muối được tạo thành từ acid mạnh và base yếu:
NH4CI = NH? + cr ; NH/ <=> Nff + ff
Tính pH giống đơn acid yếu => [H~ ] = Ựk a .Ca

- Muối được tạo thành từ acid yếu và base mạnh:


CH3COONa = CH3COO’ + Na+
CH3COO’ + H2O <=> CH3COOH + OH’
Tỉnh pH giống đơn base yếu => [OH-] = ựKb.Cb

❖ pH chất lưỡng tính


pff=|(pK1+pK2)

Trong đó: pKi: pK acid của cặp acid-base liên hợp của acid yếu.
pK2 : pK acid của cặp acid-base liên hợp của base yếu.

145

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

LƯỢNG ACID Dư THỪA TRONG DẠ DÀY: CÁC CHẤT KHÁNG ACID VÀ


CÁC CHẮT ỨC CHẾ ACID

Dịch vị, dịch tiêu hóa được tiết ra bởi các tuyến trong lớp niêm mạc của dạ dày,
trung bình khoảng 2 - 3 lít trên 1 ngày đối với người trưởng thành. Nó chứa acid HC1,
là một chất chính trong quá trình tiêu hóa thức ăn, nồng độ khoảng 0,3 M. Các yếu tố
như ăn quá nhiều hay cảm xúc cũng khiến cho dạ dày tiết ra nhiều HC1. Nó dẫn đến tình
trạng dư thừa quá nhiều acid trong dạ dày, tình trạng này gọi chứng khó tiêu (acid
indigestion) hay chứng ợ chua (heartbum). Thực ra, dạ dày và ống tiêu hóa được bảo vệ
khỏi bị ăn mòn bởi lượng dư thừa acid trong dạ dày là nhờ lớp chất nhầy của dạ dày.
Tuy nhiên, sự dư thừa acid này kéo dài có thể phá hủy lớp chất nhầy này, sẽ gây sưng,
viêm, chảy máu dạ dày (triệu chứng của loét dạ dày).
Có hai cách để giải quyết vấn đề dư thừa acid trong dạ dày: (1) loại bỏ acid dư thừa
bằng cách trung hòa acid và (2) làm giảm sự tạo ra acid dạ dày. Với cách (1) dung nhóm
thuốc kháng acid (antacid) và cách (2) sử dụng chất ức chế acid.
Một chat antacid chứa một hoặc nhiều chất có tính base có thể trung hòa acid HC1
đang có trong dịch vị như Mg(OH)2, A1(OH)3 trung hòa HC1 để tạo ra muối và nước
hay NaHCO3, CaCO3 còn tạo thêm khí co2. Khí co2 được giải phóng ra làm tăng áp
suất trong dạ dày và gây ra ợ.
Chất ức chế acid như: Pepcid, Tagamet và Zantac. Các chất này ức chế acid dịch vị
tiết ra bằng cách khóa sự hoạt động của histamine, là một chất điều hòa sự tiết acid dịch
vị, tại bề mặt thụ the (receptor) trong các tế bào tiết acid dịch vị của lớp niêm mạc dạ
dày. Điều này làm giảm lượng dịch vị được tiết ra trong dạ dày. Acid thấp thì làm lành
các mô bị loét.

Biệt dược (Brand Name) Chất trung hòa


Alka-Seltzer NaHCO3
NaHCoã
BiSoDol
DiGel Mg(OH)2, AI(OH)3
Gaviscon AI(OH)3i NaHCO3
Gelusil Mg(OH)2, AI(OH)3
Maalox Mg(OH)2, AI(OH)3
Milk of Magnesia Mg(OH)2
Mylanta Mg(OH)2, AI(OH)3
Riopan AIMg(OH)5
Rolaids NaAI(OH)2CO3
Turns CaCO3

146

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

7. DƯNG DỊCH ĐỆM - pH DUNG DỊCH ĐỆM

Dung dịch đệm là dung dịch có giá trị pH hầu như không thay đổi khi pha loãng
hoặc khi thêm một lượng nhỏ acid mạnh hay base mạnh vào nó. Hệ đệm được tạo thành
từ cặp acid base liên hợp dạng HA/A' (hệ đệm acid có pKa < 7), ví dụ như:
CH3COOH/CH3 COONa; H2CO3/NaHCO3; Hay cặp acid base liên hợp dạng BH+/B (hệ
đệm base có pKa > 7), ví dụ như: NH4CI/NH3; NaH2 PO4/Na2HPO4; ...
- Phương trình đệm acid: HA có Ca và NaA có cm
HA <=> H+ + A’ và NaA = Na+ + A'
K =[H+][A-] c
[HA] - K c,-[#*].. K ^^pH c
=>[H+] = Ka = pKa+lg^
a= [ha] [A-] a C„+[íT] ’ ''■'m
ÍBasel
Hay pH = pKa + 1g I dùng chung cho cả đệm acid và đệm base.
[Acid]
- Đệm năng của dung dịch đệm: là khả năng chống lại sự thay đổi pH khi thêm
acid mạnh, base mạnh hay pha loãng dung dịch đệm trong một giói hạn nhất định nào
đó. Các dung dịch đệm có vùng đệm: pH = pKa ± 1. Đệm năng phụ thuộc vào nồng độ
và tỷ lệ nồng độ của acid/base liên họp. Nồng độ acid base liên hợp càng lớn, đệm năng
càng cao.Tồng nồng độ acid base liên họp là hằng số, đệm năng lớn nhất khi hai nồng
độ bằng nhau.

CÃC THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT CỦA HUYẾT TƯƠNG

Huyết tương là một thành phần của máu, nó được tách ra khỏi máu toàn phần bằng
cách ly tâm, các tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiều cầu) được lắng xuống dưới do nó
nặng hơn, huyết tương nổi ở lớp trên. Huyết tương chứa khoảng 90% nước. Các chất
được hòa tan trong nước là các ion của các muối, các protein, glucose, các kháng thể
(antibody), các hormone, co2. Xuyên suốt hệ tuần hoàn, huyết tương phân bổ các chất
này đi khắp cơ thể. Các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy từ phổi, các tế bào bạch cầu
chống nhiễm trùng, các tế bào tiểu cầu liên quan đến sự đông máu. pH của huyết tương
có một khoảng hẹp từ 7,35 - 7,45. lon có nhiều trong huyết tương là Na+, cr. Ngoài ra,
còn có ion HCƠ3’, HPO42'. Trong huyết tương còn có co2 hòa tan nên tạo ra giá trị pH
như vậy.
Nhiễm toan hay nhiễm kiềm: pH máu của người bình thường 7,37 - 7,45. Khi có
sự thay đổi nhỏ của giá trị pH thì có thể gây bệnh hay thậm chí tử vong. Neu pH máu

147

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

quá thấp thì gọi là nhiễm toan (acidosis), nếu pH quá cao thì gọi là nhiễm kiềm
(alkalosis).

Như vậy, giá trị pH máu có ảnh hưởng đến sự sống còn của con người. Do đó, khí
bị thương hay vết thương làm thay đổi pH máu, như trong tình huống gọi là sốc (shock)
thì được truyền dung dịch chống lại sự thay đổi pH đó.
Để chống lại sự thay đổi pH máu thì trong máu có rất nhiều hệ đệm. Đứng đầu
trong số đó là liên quan đến ion HCOa'. lon này được thành qua hai bước, CO2 được tạo
ra trong các phản ứng chuyển hóa, hòa tan trong nước tạo ra acid yếu H2CO3, sau đó nó
phân ly tạo HCƠ3'.
CƠ2(k) + ĨỈ2O(1) <=> H2CO3(dd) <=> (dd) + HCO3-
Tỷ lệ nồng độ H2CO3/HCO3' khoảng 1/10. Các phản ứng liên quan đến thận giúp
giữ được nồng độ ion HCCh’ ờ mức thích hợp và các phản ứng liên quan đến phổi giúp
giữ nồng độ H2CO3 ở mức thích hợp.
Một lượng nhỏ acid dư xâm nhập vào máu sẽ phản ứng với HCƠ3* trong đệm và
base sẽ phản ứng với H2CO3 của hệ đệm.
ÉT + HCO3’ -> H2CO3
OH' + H2CO3 -> HCO3‘ + H2O
Nhiễm acid hô hấp: CO2 trong máu cao hơn bình thường. Tình trạng giảm thông
khí (tốc độ thở ở mức thấp ) bị gây ra bởi các bệnh về phoi như là khí thũng, hen suyễn
hay đường không khí bị tắc nghẽn dẫn đến nhiễm acid hô hấp. Khi lượng CO2 tăng lên,
hệ cân bàng đệm (xem đồ thị đính kèm) sẽ dịch chuyển về bên phải (theo nguyên lý Le
Chatelier), Khi CO2 xuống thấp nhưng cùng lúc đó tăng lượng H+ thì điều này làm cho
máu có nhiều acid. pH máu phải được theo dõi cẩn thận trong suốt quá trình phẫu thuật
vì gây mê có xu hướng làm giảm hô hấp, mà có thể đưa đến nhiễm acid hô hấp.
Nhiễm kiềm hô hấp: là khi CO2 trong máu thấp hơn bình thường. Các nguyên
nhân bao gồm: rối loạn tâm căn, lo âu, hay sốt cao. Tất cả điều này đều làm cho thở
nhanh hơn và sâu hơn (tăng thông khí), làm mất đi lượng lớn CO2. Theo nguyên lý Le

148
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Chatelier, cân bằng đệm dịch chuyển về bên trái, tăng CƠ2 và giảm H+ điều này khiến
máu có tính base hơn.
Nhiễm acid chuyển hóa: nồng độ ion HCO3’ thấp hơn mức bình thường trong
máu. Nguyên nhân bao gồm bệnh đái tháo đường rất nặng hay tiêu chảy rất nặng.
Nhiễm acid chuyển hóa có thể xảy ra với tất cả những người sau khi tập thể dục tích
cực. Tập thể dục như vậy sẽ tạo ra acid lactic trong các cơ và di chuyển vào máu. Sự
phản ứng của cơ thể là dịch chuyển cân bằng của hệ đệm qua bên phải, tức là tạo ra
nhiều HCO3' và H' hơn.
Nhiễm base chuyển hóa: nồng độ ion HCO3’ cao hơn mức bình thường trong máu.
Trường hợp ít phổ biến hơn nhiễm acid chuyển hóa, có thể được gây ra bởi sự nôn ói
kéo dài, cũng có thể là bị ảnh hưởng của các thuốc nào đó, kiểu như chất gây nôn ói,
làm thay đổi nồng độ của các ion mang điện tích như: Na+, cr, K+ trong máu. Để giảm
nồng độ ion HCO3’, cân bằng hệ đệm dịch chuyển về bên trái, tức là giảm cả nồng ion
HCCh' và ion H*.

Phổi & co2 + H2O <=> H2CO3 & H+ + HCO3’ o Thận

Dịch chuyển
Tình trạng Nguyên nhân Kết quà ảnh hưởng
cân bằng
Nhiễm acid hô hấp [CO2] cao Sang phải [CO2] ị [H*]t

Nhiễm kiềm hô hấp [CO2] thấp Sang trái [COJT [H*]ị

Nhiễm acid chuyển hóa [HCO31 thắp Sang phải [HCOal T [Hít

Nhiễm base chuyển hóa [HCO31 cao Sang trái [HC03i ị [H*l 4-

8. CÂN BẰNG TRONG DUNG DỊCH CỦA CHẤT ĐIỆN ly ÍT TAN. TÍCH SỐ
TAN
Tích số tan T là tích số nồng độ các ion của chất điện ly ít tan trong dung dịch bão
hòa, mỗi nồng độ được lũy thừa tương ứng với hệ số trong phương trình điện ly, là một
hằng số ở nhiệt độ xác định.
AmBnẠắn) AraBn (dd) <^=*> mA “ì” nB
TAmBn=[An+]m[BmT
Dung dịch chưa bão hòa: [An+ ]m [Bm- ]n < TAraBn

149

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Dung dịch bão hòa: [An+]m[Bm ]n - TAmBn

Dung dịch quá bão hòa: xuất hiện kết tủa [An+]m[Bm-]n > TAmBD
Độ tan s là nồng độ của chất điện ly ít trong dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.
AmBn o mAn+ + nBm’
s m.s n.s
I T
_g _ (m+nj AnA
A"B° V mm.n“

=[mS]m.[nS]“
Ví dụ: Tính độ tan trong nước, ở 25 °C
1. AgCl, biết TAgci = 1,78.1O'10.
2. că(OH)2, T<XOH)2 = 6,5.10'6

9. KÉT LUẬN

- Chất ran, lỏng, khí hòa tan trong dung môi tạo nên dung dịch có nồng độ chưa
bão hòa, bão hòa, quá bão hòa (dựa vào độ tan để xác định). Chất tan có thể không điện
ly hoặc điện ly nên có dung dịch không điện ly và dung dịch điện li.
- Từ dung môi chuyển sang dung dịch thì ứng với mỗi loại dung dịch có sự thay
đổi các tính chất (nhiệt độ đông đặc, nhiệt độ sôi, áp suất hơi bão hòa, áp suất thẩm
thấu) khác nhau, dung dịch điện ly có sự thay đổi mạnh hơn dung dịch không điện ly là
do có nhiều tiểu phân chất tan trong dung dịch hơn khi so sánh cùng nồng độ.
- Để xác định được môi trường của dung dịch điện ly thì cần phải xác định được
pH của dung dịch. Muốn tính được pH của dung dịch cần biết dung dịch đó chứa chất
tan gì, nồng độ bao nhiêu, tùy từng loại chất tan mà ta tỉnh được nồng độ ion H*, từ đó
suy ra pH. Đối với dung dịch có tính acid yếu hay base yếu muốn giữ pH ổn định thì sử
dụng dung dịch đệm.

150

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1. Tính độ hạ áp suất hơi AP của dung dịch 10 ml glycerol (C3H8O3) hòa tan trong 500
ml nước ở 50°C. Tại nhiệt độ này, áp suất hơi bão hòa của nước nguyên chất là 92,5
mmHg và khối lượng riêng của nó là 0,988 g/ml; khối lượng riêng của glycerol là 1,26
g/ml.
A. 0,46 mmHg B. 0,92 mmHg c.1,38 mmHg D. 1,84 mmHg
2. ở 25°c, áp suất hơi của nước nguyên chất là 23,76 mmHg, áp suất hơi của dung dịch
urê là 22,98 mmHg.
Tính nồng độ molan của dung dịch urê?
A. 0,82 m B. 1,82 m c. 2,82 m D. 3,82 m
3. Nhiệt độ đông đặc của dung dịchchứa 0,224 g acid benzoic trong 20 g benzen tinh
khiết là 5,232 °C. Cho biết K4 của benzen là 4,90 và nhiệt độ đông đặc của benzen tinh
khiết là 5,478 °C. Hãy xác định dạng tồn tại của acid benzoic trong dung dịch.
A. Monome B. Dime c. Trime D. Tetrame
4. Tìm nhiệt độ bắtđầu đông đặc của dung dịch 54g glucose C6H12O6 hòa tan trong 250
g H2O, biết Kí cùa H2O là 1,86°c/mol.kg‘!
A -2,232 °C B. +2,232 °C c,-4,464 °C D. +4,464 °C
5. Tính áp suất thẩm thấu của dung dịch glucose C6H12O6 (M=180) 5% dùng để tiêm
truyền ở nhiệt độ 37°c.
A. 7,06 atm B. 7,16 atm c. 7,26 atm D. 7,36 atm
6. Hòa tan 35 g hemoglobin (Hb) vào 1 lượng nước vừa đủ để được 1 lit dung dịch. Áp
suất thẩm thấu của dung dịch đo được 110 mmHg tại 25°c. Tính khối lượng mol phân tử
của Hb.
A. 4909 đvC B. 5909 đvC c. 6909 đvC D. 7909 đvC
7. Nhiệt độ đông đặc của dung dịch acid yếu đơn chức HA 0,01 m trong nước là -
0,0206°C. Hãy:
a. Tính hệ số i cùa dung dịch acid ở nồng độ đã cho.
A. 1,11 B. 1,16 c. 1,21 D. 1,26
b. Tính % số phần tử acid đã ion hóa trong dung dịch này.
A. 11% B. 11,6% c. 12,% D. 12,6%
8. Dung dịch chứa 8g NaOH trong 1000g nước có nhiệt độ đông đặc là -0,677 °C.
Tính độ điện ly của NaOH trong dung dịch?
A. 0,62 B. 0.72 c. 0,82 D. 0,92

151

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

9. Tính độ điện ly cúa CH3COOH trong dung dịch 0,001 M, biết K = 1,76.10'5.
A. 0,124 B. 0,132 c. 0,134 D. 0,144
10. Tính độ điện ly của HCN trong dung dịch 0,05 M. Biết K = 7.10’10
A. 1,18.104 B. l,28.104 c. 1,38.104 D. 1,48.104
11. Tính pH của dung dịch acid HC1 có nồng độ 5.1 O’4 M.
A.1,3 B. 2,3 c. 3,3 D. 4,3
12. Tính pH của dung dịch HC1 6,3.10’8M
A. 6,77 B. 6,87 c. 6,97 D. 7,2
13. Tính pH cùa dung dịch NaOH có nồng độ 2.10-5 M
A. 9,3 B. 10,3 c. 11,3 D. 12,3
14. TínhpH của dd NaOH 6,3.10'8 M
A. 6,8 B.7,13 c. 7,33 D. 7,03
15. Tính pH của dung dịch CH3COOH 10'1 M, pKa = 4,75
A. 1 B. 2,88 c. 3 D.4,75
16. Tính pH của dung dịch CH3COOH 104M, pKa = 4,75
A.4 B.4,38 c.4,46 D. 4,75
17. Tính pH của dung dịch amoniac 10'2 M, pKb = 4,75.
A. 11,38 B. 10,5 c. 11 D. 10,62
18. Tính pH của dung dịch amoniac 10’4M, pKb = 4,75
A. 11,75 B. 10,5 c. 10 D. 9,53
19. Tính pH của dung dịch NaHCCh, biết H2CO3 có: Kai = 4,5.10'7, Ka2 = 4,7.10'11
A. 7,34 B. 8,34 c. 9,34 D. 10,34
20. Tính pH của dung dịch NaHiPCU và Na2HPO4. Biết:
H3PO4 có: Kai = 7,5.10‘3 , Ka2 = 6,2.10‘8 , Ka3 = 3,6.10‘13
A. 4,67 và 9,83 B. 4,57 và 9,93 c. 4,30 và 9,80 D. 4,20 và 9,0
21. Tính pH của dung dịch :
a) Chứa CH3COOH 0,1 M và NaCH3COO 0,1 M, pKa = 4,75.
A.4,75 B. 5,75 c. 6,75 D. 7,75
b) Sau khi dẫn 0,01 mol khí HC1 vào 1 lít dung dịch trên (a)
A. 4,96 B. 4,86 c. 4,76 D. 4,66
c) Sau khi thêm 0,01 mol NaOH vào 1 lít dung dịch trên (a)
A. 4,94 B. 4,84 c. 4,74 D. 4,64
d) Sau khi dẫn 0,01 mol khí HC1 vào 1 lít nước.
A. 1 B. 2 c. 3 D. 4

152

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

e) Trộn 5 ml dd CH3COOH 0,1 M với 5 ml dd CH3COONa 0,1 M


A. 4,75 B. 5,75 c. 6,75 D. 7,75
í) Trộn 4 ml dd CH3COOH 0,1 M với 6 ml dd CH3COONa 0,1 M
A. 4,93 B. 4,83 c. 4,73 D. 4,63
22. Tính pH của dung dịch sau:
a) Chứa NH4CI 0,1 M và NH3 0,1 M, pKb = 4,75.
b) Sau khi dẫn 0,02 mol khí HC1 vào 2 lít dung dịch trên
c) Sau khi thêm 0,02 mol NaOH vào 2 lít dung dịch trên
23. Vì sao dung dịch glucose C6ỈỈ12O6 (M=180) dùng tiêm truyền lượng lớn vào tĩnh
mạch ngoại vi cho bệnh nhân để bù nước hoặc để nuôi dưỡng, phải có nồng độ 5%
trong nước.
24. Hòa tan 35 g hemoglobin (Hb) vào 1 lượng nước vừa đủ để được 1 lít dung dịch. Áp
suất thẩm thấu của dung dịch đo được 110 mmHg tại 25°c. Tính khối lượng mol phân tử
củaHb.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1. Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam, lần xuất bản thứ 4, NXB Y học, Hà Nội, 2009.
2. Lê Thành Phước, Hóa đại cương - vỏ cơ, NXB Y học, Hà Nội, 2009.
3. Lê Mậu Quyền, Hóa học đại cương, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội,
1988.
Tiếng Anh
1. H.Stephen Stoker. 2013. General, Organic, and Biological Chemistry, 6th Edition, Brooks
Cole.
2. Frederick A. Bettelheim, Jerry March. Introduction to General, Organic, Biochemistry, 2th
Edition, Saunder College Publishing.

153

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

BÀI 2. ĐIỆN HÓA

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1. Tìm được môi trường (khoảng pH) cho một phản ứng oxy hỏa khử nhờ cân bằng
phương trình theo phương pháp nửa phản ứng.
2. Trình bày cách xác định các thế điện cực chuẩn; ỷ nghĩa và vặn dụng của E°.
3. Vận dụng phương trình Nernst đê xác định chiêu hướng và mức độ của phản
ứng oxy hóa khử.
4. Giải thích cơ chế hoạt động của pin nồng độ, của ắc quy và của sự ăn mòn kim loại.

1. PHẢN ÚNG OXY HÓA KHỬ. KHÁI QUÁT VÈ PIN ĐIỆN HÓA

1.1. Phản ứng oxy hóa khử

Là phản ứng có sự chuyển dịch electron giữa các chất phản ứng, do đó làm biến đổi
số oxy hóa của các nguyên tố.
Ví dụ: Cu2+ + Zn -> Cu + Zn2+
Sựkhừ: Cu2+ + 2e—> Cu
Sự oxy hóa: Zn -» Zn2~ + 2e
Tồng quát: 0X1 + kh2 -» khi + 0X2
Cân bằng phản ứng oxy hóa khử: phương pháp nửa phản ứng.
- Môi trường acid:
Bộ “khung phản ứng ion”
Cr2O72' + r -> Cr3+ + I2
1 X Cr2O72- + 14H+ + 6e->2Cr3+ +7H2O
3X + 2e
Cr2O72’ + 6r + 14H+ -> 2Cr3+ + 3I2 + 7H2O
- Môi trường base
Bộ “khung phản ứng ion”:
M11O4 + C2O42 —> M11O2 'l' + CO32
2X MnO4’ + 4H+ + 3e -> MnO2 + 2H2O
3X C2O42' + 2H2O -> 2CO32’ + 4H+ + 2e
2MnO4’ + 3C2O42’ + 2H2O -> 2MnO2 + 6CO32’ + 4H*

154

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Cân bằng này cho thấy phản ứng cần tiến hành trong môi trường kiềm. Thêm 4OH
vào 2 vế đề trung hòa 4H+ và đơn giản H2O 2 vế.
2MnO4’ + 3C2O42’ + 4OH’ -> 2MnO2 + 6CO32’ + 2H2O

1.2. Khái quát về pin điện hóa

Pin điện hóa chia làm hai loại: pin Galvanic và pin điện phân

Bảng 5.14. So sánh pin Galvanic và pin điện phân


Pin Galvani Pin điện phân
Sử dụng năng lượng cùa phàn ứng tự phát Sử dụng điện năng để thực hiện phản ứng
(AG < 0) để phát điện năng không tự phát (AG > 0)
Các ắc quy đều chứa pin Galvanic Điều chế kim loại, mạ kim loại
Anod (-): xảy ra sự oxy hóa Anod (+): xảy ra sự oxy hóa
Catod (+): xảy ra sự khử Catod (-): xảy ra sự khử

1.3. Điện cực


Điện cực là một hệ điện hóa gồm chất dẫn điện loại 1 tiếp xúc với chất dẫn điện
loại 2. Ví dụ: Kim loại Cu tiếp xúc với dung dịch muối sulfat đồng.
CuSO4 I Cu hay Cu2+ I Cu
Các loại điện cực: Điện cực loại 1, điện cực loại 2. Điện cực oxy hóa khử, điện cực
khí, điện cực thủy tinh.

1.3.1. Điện cực loại I


Là điện cực làm việc thuận nghịch với cation, thường gồm 1 thanh kim loại M
nhúng vào dung dịch muối Mn+ (muối của M). Điện cực thường được ký hiệu tắt M (r) I
Mn+ (dd).
Ví dụ:
Điện cực đồng: Cu (r) I Cu2+ ■ Quá trình xảy ra Cu -2e Cu2+
Điện cực khí: PtỢHy I lí hoặc Pt(CỈ2) I cr
Điện cực hỗn hống: (Cd(Hg) I CdSO4dd) là điện cực loại I.

155

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Hình 5.5. Điện cực loại I

1.3.2. Điện
• cực
• loại
• II

Là điện cực làm việc thuận nghịch với anion. Thường gồm thanh kim loại M được
phủ một muối ít tan của M nhúng vào dung dịch chất điện ly có chứa anion của muối ít
tan đó. Gồm điện cực calomen và điện cực của bạc.

1, 2. Lỗ xốp; 3. Hg2CI2; 4. Thủy ngân 1. Dung dịch HCI; 2. Muối AgCI


5. Dây platin; 6. Dây dẫn điện 3. Dây bạc kim loại; 4. Dây dẫn điện
7. Dung dịch KCI 5. Lỗ bỗ sung dung dịch
8. Lỗ nạp dung dịch KCI 6. Lỗ xốp

Hình 5.6. Sơ đồ cấu tạo điện cực calomen Hình 5.7. Sơ đồ cấu tạo điện cực clorua bạc

156
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

♦♦♦ Điện cực calomen: CF(dd) I Hg2Cl2(r) I Hg(r)


Phản ứng ở điện cực: Hg2Cl2 + 2e <=> 2Hg + 2CF
Điện cực này có ưu điểm là làm việc ổn định, dễ chế tạo và nhược điểm là sử dụng
thủy ngân nếu bị vỡ thì độc. Có thể thay thế bằng điện cực bạc.
♦ Điẹn cực cloma bạc •’ I’(dd) I Agl(r) I Ag(r)
Phản ứng ở điện cực: Agl(r) + le Ag (r) + r (dd)
Điện cực này có ưu điểm là dễ chế tạo, làm việc ổn định, không độc hại và nhược
điểm là không sử dụng được lâu, giá thành chế tạo đắt.

13.3. Điện cực loại III

Là điện cực oxy hóa khử, gồm 1 thanh kim loại trơ (Pt hay Au) hay thanh than chì
nhúng trong dung dịch chứa cả dạng oxy hóa và dạng khử của cặp oxy hóa khử.
Ví dụ:
Pt|Fe3+, Fe2+
Phản ứng xảy ra ở điện cực: Fe3+ + le Fe2+
Hoặc Pt|MnO’4,H+, Mn2+
Phản ứng xày ra ở điện cực: MnOF + 5e + 8H+ —> Mn2+ + 4 H2O

13.4. Điện cực khí


Là điện cực bao gồm một tấm kim loại trơ có bề mặt rất rộng dễ hấp thụ khí, tiếp
xúc với dung dịch chất điện ly có chứa ion nguyên tố ở dạng khí. Ví dụ như điện cực
hydro và điện cực oxy.

157

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Điện cực hydro H+ (dd) I H2(k) I Pt (r). Xem cấu tạo hình 5.8
Quá trình xảy ra: 2H+ (dd) + 2e H2(k)
Neu Ph2 = 1 atm, a H+= IM, t° = 25°c => ta có điện cực tiêu chuẩn hydro (E=0)
ứng dụng: Xác định thế điện cực tiêu chuẩn của điện cực khác (điện cực so sánh).
Dễ gây sai số nên ngày nay thay thế bằng điện cực Calomen.

1.3.5. Điện cực thủy tỉnh


Là một điện cực đặc biệt chế tạo bằng thủy tinh hoạt động trên nguyên tắc trao đổi
ion (còn gọi là điện cực màng trao đổi), cấu tạo: gồm ba phần chính: Bầu điện cực, thân
điện cực, điện cực trong. Dùng để xác định pH của dung dịch.

2. PIN GALVANIC

2.1. Cấu tạo, hoạt động và sơ đồ pin Galvanic

Là một hệ gồm 2 điện cực ghép nối với nhau thành một mạch kín.

(-) Ziì(r) I Zn2+(dd,iM) II Cu2+(dd, IM) I Cu(r) (+) Tỉpin - 1.10 V


Hình 5.10. Cấu tạo pin Galvanic

Cách biểu diễn nguyên tố Galvani


• Anod là điện cực ở đó xảy ra quá trình oxy hóa:
Zn(r) -> Zn2+ + 2e

158
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

• Catod là điện cực ở đó xảy ra quá trình khử:


Cu2+ + 2e -> Cu (r)
Cách biểu diễn nguyên tố Galvani:
Dùng ký hiệu I để chỉ sự phân cách giữa hai pha; các chất trong cùng một pha dùng
dấu phẩy (,); dùng II để chỉ cầu muối; anod được viết bên trái, catod được viết bên phải.
(-) Zn(r) I Zn2+(dd,lM) II Cu2+(dd, IM) I Cu(r) (+) £pin = 1.10 V

2.2. Điện thế


Bảng 5.15. So sánh điện cực và pin
Điện cực Pin
- Hình thành tại bề mặt tiếp xúc của mỗi điện - Số đo sự khác nhau về điện thế
cực với dung dịch bao xung quanh. giữa 2 điện cực.
Điện
- Ky hiẹu: E0Xy hóa/khử - Ký hiệu: Epin (còn gọi là sức điện
thế
động của pin)
Epin - Ecatod Eanod

- Là điện thế cho bởi nửa phản ứng khi các - Là điện thế của pin được đo ở điều
chất trong nửa pin đều ở trạng thái chuẩn (T = kiện chuẩn (T = 298 K, 1 atm cho
298 K, 1 atm cho chất khí, 1 M cho mọi dung chất khí, 1 M cho mọi dung dịch).
Điện
dịch). - Ký hiệu: E°pin
thế
- Ký hiệu: E°0Xy hóa/khử (còn gọi là thế điện cực
chuẩn
chuẩn). - Ví dụ:
- Quy ước: E° luôn được tính theo nửa phản Zn(r) +Cu2 (dd) -> Zn2+(dd) + CU(r)
ứng thể hiện sự khử. EOpin=1,10V
Chất Ox + ne -» chất Kh E°ox/kh

2.2.1. Xác định E°đc với điện cực hydro chuẩn đoi chiếu

- Xây dựng 1 pin Galvanic : 1 điện cực hydro chuẩn (E° = 0,00 V) và 1 điện cực
khác chưa biết điện thế.
o Khi H2 bị oxy hóa, điện cực hydro chuẩn là anod:
E pin E catod — E anod — E chưa biết — E đối chiếu E chưa biết —■ 0,00 = Ec chưa biết

o Khi H+ bị khử, điện cực hydro chuẩn là catod:


E pin - E catod — E anod “ E chưa biết ~ E đối chiểu := 0,00 - Ec chưa biết “ E chưa biết

159

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Ví dụ:

(latm)
ấm platin

MaxitlM
(pH=O)
(Zn2+ + SO4') (Cu2* + S(Ậ)

Hình 5.11. Thí nghiệm xác định thế điện cực Hình 5.12. Pin điện hóa Zn-Cu
chuẩn của cặp Zn2+/Zn
E°pin = 0,00 -E°zn2+/Zn = 0,76 E°pin= E°cu2+/Cu — E°Zn2+/Zn =1,10
=> E°zn2+/Zn = - 0,76 V E°Cu2+/Cu = 1,10+ (-0,76) = 0,34 V

2.2.2. Ỷ nghĩa của thế đỉện cực khử tiêu chuẩn

❖ So sánh độ mạnh các chất oxy hóa và độ mạnh các chất khử.
Thế điện cực khử càng ỉớn thì tính oxy hóa của dạng oxy hóa càng mạnh, tính khử
của dạng liên hợp càng yếu.
Vi dụ: Fe3+ +e-> Fe2+ E° = + 0,71V
Cu2+ + 2e -» Cu E° = + 0,34V
Tính oxy hóa của Fe3+ mạnh hơn Cu2-, tính khử của đồng kim loại lớn hơn tính khử
của Fe2+.
❖ Tính được thế điện cực của một pin
Ví dụ: Tính E°pin sinh ra bởi pin có phản ứng: Ag+ + Cr2+—> Ag(r ) + Cr3+
giả thiết hoạt độ các ion IM và E°cr3+/Cr2+ = - 0,41 V; E°Ag+/Ag = 0,80 V.
Giải:
anod: Cr2+ -> Cr3+ + le - E° = + 0,41V
catod: Ag~ + le —> Ag E° = + 0,80V
Ag++ Cr2+^ Ag(r) + Cr3+ Eupin= +1,21V

160

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

❖ Dự đoán khả năng diễn biến của một phản ứng oxy hóa khử
Vỉ dụ: Phản ứng sau có xảy ra không nếu tất cả các chất ở điều kiện chuẩn?
Fe3+ + Cu->Fe2+ + Cu2+
Giải:
catod: Fe3+ + le ->Fe2+ E° = + 0,77V

2Fe3+ + Cu —>2 Fe2+ + Cu2+ E°pin = +0,43 V


Vì phàn ứng có E°pin > 0 nên phản ứng tự xảy ra.

Bảng 5.16. Thế điện cực tiêu chuẩn ở 298 K

F2(g) 4- 2 e’ > 2 F (đíj) 2.87


H2O2(«4) 4- 2 H+(ữí?) + 2 e- ----- > 2 H2O(Z) 1.78
MnO4"(^) 4- 8 H+(^) + 5 e" ----- > Mn2+(ứ<ĩ) 4-4 H2O(Z) 1.51
Cl2(g) 4- 2 e" > 2 Cl-(ữợ) 1.36
Cr^Oy*2"^) 4- 14 H+(ứty) 4- 6e------ > 2 Cr3^) + 7 H2O(Z) 1.33
o2(g) + 4H+(^) + 4e- ----- >2H2O(0 1.23
Br2(Z) + 2 e- > 2 Br (ạq) 1.09
Ag+(«í?) + e~ > Ag(s) 0.80
ĩe3+(aq) + e" > ỉe2+(aq) 0.77
o2(g) 4- 2 H+(flí/) +2e" ------ > H2O2(ữíj) 0.70
I2(s) 4- 2 e" > 2 l~(aq) 0.54
o2(g) + 2 H2O(Z) + 4e- ------ > 4 OH-(aq) 0.40
Cv?+(aq) + 2 e" > Cu(s) 0.34
Sn4+(ứí/) 4 2e“ > Sn2+(a<7) 0.15
2H*M + 2ẹ-■ •---y- Ậ.Ạ
Pb2+(aí?) + 2e- > Pb(s) -0.13
Ni2+(azý) + 2 e- > Ni(s) -0.26
Cd2+(ữí?) 4- 2 e- > Cd(s) -0.40
ĩe2+(aq) 4- 2 e" > Fe(s) -0.45
Zn2+(ữí?) 4- 2 e- > Zn(s) -0.76
2 H2O(Z) 4- 2 e- > H2(g) 4- 2 OH~(aq) -0.83
Al3*(ứíỳ) 4- 3 e- > Al(s) -1.66
Mg2+(á^) 4- 2 e- > Mg(s) -2.37
Na+(aí?) 4- e- > Na(s) -2.71
Li+(a<7) 4- e- > Li(s) -3.04

161

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
3. NĂNG LƯỢNG Tự DO GIBBS VÀ CÔNG ĐIỆN

3.1. Điện thế pin chuẩn và hằng số cân bằng

Ta có AG° = - n.F.E°pin= -RTlnK


A RT, Tr 0,0592- n.E°
■=> Enin = _ InK = IgK và IgBC = —-
pin nF n 0,0592

Bảng 5.17. Mối quan hệ của AG°, E°pin, K và chiều của phản ứng ở điều kiện tiêu chuẩn
AG° K E°pin Phản ứng ở đktc
<0 > 1 >0 Tự phát
=0 = 1 =0 ở cân bằng
>0 < 1 <0 Không tự phát

Vỉ dụ: Tỉnh K và AG°pư ở 25°c của phản ứng tự phát:


2Ag+ + Pb 2Ag + Pb2+
Biêt: E°Ag+/Ag = 0,8V và E°pb2+/Pb = - 0.13 V
3.2. Phương trình Nernst

Có phản ứng: aA + bB —> cC + dD

Từ nhiệt động học ta có: AG = AG° + RTlnQ


Mặt khác, ta có: AG = - n.F.E
Do đó: -n.F.E = - n.F.E0 + RTlnQ.
Chia 2 vế cho - n.F ta có phương trình Nemst:
_ RT ElgQ ____
E = E° 0.0592.
= E° --^AỈlgQ
nF n
Vỉ dụ 1: Viết phương trình Nemst cho các thế điện cực của các nửa phản ứng:
(1) Zn2+ + 2e —> Zrụr) E° = - 0,76V
(2) Fe3++le->Fe2+ E° = + 0,77V
(3) 2H+ + 2e->H2(k) E° = 0,00 V
(4) MnO4’ + 5e +8H"->Mn2+ + 4H2O(]) E° = +1,51V
(5) AgCl(r) + le -» Ag(r) + C1 E° = + 0,22V
Ví dụ 2: Tìm E° của hệ kết tủa hay tạo phức:
(1) Ag++ le-> Ag(r) E°1 = +0,80V
(2) AgClự) + le -> Ag(r) + cr E°2 = ?

162

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

(3) [Ag(S2O3)2f + le -4- Ag(,) + 2S2O32' E°j = ?


Biết Txgd = 1,82.1O’10 và hằng số bền tổng của phức [Ag(S2O3)2]3' là p = k].k2 =
4.6.1O10

3.3. Pin nồng độ và đo nồng độ

Là pin tạo ra do hai điện cực giống hệt nhau về trạng thái vật lý cũng như bản chất
hóa học, nhưng khác nhau về nồng độ dạng oxy hóa hay dạng khử. Nguồn điện được
tạo ra do sự san bằng nồng độ ở hai khu vực của cùng một chất điện ly, nhưng có nồng
độ khác nhau, hoặc giữa hai áp suất khí khác nhau, hoặc giữa hai nồng độ của cùng một
kim loại trong hỗn hống.
❖ Xét pin nồng độ có sơ đồ : Cu(r) I Cu2+ (dd;0,lM) II Cu2+ (dd; 1,OM) I Cu(r)
Phản ứng ở điện cực:
Anod: Cu-> Cu2+(O,1M) + 2e -E° = 0,34V
Catod: Cu2+(1,0M) + 2e -> Cu E° = 0,34 V
Phàn ứng tổng: Cu2+ (1,0M) -> Cu2+ (0, IM) EOpi„ = 0; Epm = ?
e = e»_2^92! [cg^ = o_o^ M = v
2 [Cu2+]đfc 2 6 1

❖ Đo nồng độ: ví dụ [H+] hay pH


Tạo pin nồng độ dựa trên nửa phản ứng H2/2H+
Catod: điện cực hydro chuẩn:
2H4” (dd, IM) + 2e -> H2 (k, latm)
Anod: nửa pin tương tự trừ [LT] chưa biết trong dung dịch:
H2 (k, latm) -> 2H+ (dd, chưa biết) + 2e
Phản ứng tổng: 2H+ (dd, IM) —> 2H+ (dd, chưa biết); E°pin = 0; Epin = ?

rrO 0,0592 [H ] chuabiet n 0,0592 - +--2 _n


E = E ——T— lg " 7--- = ° — ~ - lg[H ] chuabiei = 0,0592pH
2 [H+r chuan 2
- Máy đo pH: vận hành tương tự máy đo thế.
+ Điện cực chỉ thị: điện cực màng thủy tinh
Ag(r) I AgCl(r), HC1 (dd, IM)
+ Điện cực đối chiếu: điện cực calomen
KC1 (bão hòa) I Hg2Cl2(r) I Hg(r) I Pt
+ Sơ đồ pin:

163

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Ag(r) I AgCl(r), HC1 (dd, IM) I Màng thủy tinh I Dung dịch [H+] = ? I I KC1 (bão hòa) I
Hg2Cl2(r) I Hg(r) I Pt
+ Máy sẽ quy đồi sự chênh lệch về điện thế giữa 2 điện cực trong pin về pH.

4. PIN GALVANIC VÀ VẬN DỤNG THựC TÉ

- Ắc quy sơ cấp
- Ắc quy chuyển hóa
- Ắc quy lỏng

4.1. Pin sơ cấp

4.1.1. Pin khô (Pin Lecỉanche) (-)Zn INH4CI, ZnCỈ2 ỊMnOi, C(+)

Anod là Zn: có dạng một bình chứa hỗn hợp: MnO2 và hồ chất muối acid (NH4CI,
ZnCl2, H2O, tinh bột).
Zn Zn2+ + 2e
Catod là thỏi graphit đặt vào hồ hỗn hợp.
2MnO2 + 2NH? + 2e -> Mn2O3 + 2NH3 + H2O
Zn2+ + 2NH3 + 2C1' -> [Zn(NH3)2]Cl2
Phản ứng tổng:
2MnO2(r) + 2NH4C1(7J + Zĩi(r) —> [Zn(NH3)2]Cl2(r) + Mn2O3(r) + H2O(1) .Epin = 1,5V

4.1.2. Pin kiềm

Pin khô được cải tiến, “dung dịch” điện phân là hồ KOH, không có không khí tạo
thành nên điện áp được hằng định.
Phản ứng xảy ra ưong pin:
Anod: Zn + 2OH" ZnO + H2O + 2e
Catod: MnO2 + 2H2O + 2e —> Mn(OH)2 + 2OH'
Phản ứng tổng:
Zn + MnO2 + H2O —> ZnO + Mn(OH)2 Epin = 1,5V

4.1.3. Pin bạc và pin thủy ngân


Giống pin khô - kiềm:
Pin bạc: (-) Zn I KOH I Ag2O, C(+)
Pin thủy ngân: (-) Zn I KOH I HgO,C (+)

164

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Phản ứng xảy ra trong pin:


Anod: Zn + 2OH' -> ZnO + H2O + 2e
Catod (Ag): Ag2O + H2O + 2e -> 2Ag + 2OH’
Catod (Hg): HgO + H2O + 2e -» Hg + 2OH‘
Phản ứng tổng:
Pin bạc: Zn + Ag2O —> ZnO + 2AgEpin = 1,6V
Pin thủy ngân: Zn + HgO —> ZnO + Hg. Epin = 1,3 V

4.2. Ac quy chuyển hóa

4.2.1. Ac quy chì

(-)Pb PbSO4 I H2SO4 25-30% I PbO2,Pb(+)


Phản ứng xảy ra trong ắc quy:
Anod: Pb + SO42’ PbSO4 + 2e
Catod: PbO2 + 4H+ + SO42' + 2e -> PbSO4 + 2H2O
Phản ứng tổng:
Pb + PbO2 + 2H2SO4 -> 2PbSO4 + 2H2O Epin = 2V
Khi sạc:
2PbSO4 + 2H2O -» Pb + PbO2 + 2H2SO4

4.2.2. Ảc quy Ni-Cd

Dung dịch điện phân là KOH hoặc NaOH.


- Phản ứng xảy ra:
Anod: Cd + 2OH’ -> Cd(OH)2 + 2e
Catod: NiO(OH) + 2H2O + 2e -> Ni(OH)2 + 2OH'
Phản ứng tổng:
Cdự) + 2NiO(OH)(r) + 2H2O(1) -> 2Ni(OH)2(r) + Cd(OH)2(r) Epin = 1,4 V
- Khi nạp điện thì phản ứng tồng sẽ đồi chiều.

5. KẾT LUẬN

Một pin Galvanic bao gồm nửa phản ứng oxy hóa (anod) và khử (catod) nối với
nhau bởi một dây dẫn để tạo dòng electron và tạo một cầu muối cung cấp ion để trung
hòa điện tích trong pin. Các electron chuyển từ anod tới catod, trong khi các anion
chuyển theo chiều khác qua cầu muối. Khi tất cả các chất ở trạng thái chuẩn, pin

165

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Galvanic đạt được điện thế pin chuẩn (E°pin). Ỏ điều kiện chuẩn, phản ứng tự phát có
E°pin > 0- Theo quy ước, thế điện cực chuẩn tính theo nửa phản ứng khử. Đổi chiều sang
nửa phản ứng oxy hóa phải đổi dấu E° điện cực.
E°pin = E°catod - E°anod. Sử dụng điện cực hydro chuẩn (điện cực đối chiếu chuẩn)
được xem có điện thế bằng 0 để xác định E° của điện cực khác. Các E° được sắp xếp
thành bảng từ giá trị dương nhất đến âm nhất. Phản ứng oxy hóa khử là tự phát khi chất
oxy hóa mạnh hơn tác dụng với chất khử mạnh hơn.
Biến thiên năng lượng tự do Gibbs chuẩn CG° có quan hệ với E°pin và K nên có thể
dùng E°pin để xác định K. Ờ điều kiện không chuẩn , Epin phụ thuộc vào E°pin và số hạng
Q. ớ trạng thái cân bằng, Q = K nên AG và Epin = 0. Phản ứng tự phát khi AG < 0 và
Epin>0.

Pin nồng độ chỉ sừ dụng một nửa phản ứng xác định nhưng dung dịch ở 2 nửa pin
có nồng độ khác nhau. Pin nồng độ là nguyên lý hoạt động điện của tế bào.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ LƯỢNG GIÁ

1. Hãy cho biết chiều của phản ứng sau ở điều kiện tiêu chuẩn
Cu + Fe2+ <=> Cu2+ + Fe
2Fe3+ + Sn2+ 2Fe2+ + Sn4+
2. Tính hằng số cân bằng của các phản ứng ở 25°c khi tra các thế khử tiêu chuẩn ở
trong bảng
A. Cu + Br2 o Cu2+ + 2Br'
B. Mg2+ + H2 <=> Mg + 2H+
c. 2Fe3+ + Fe o 3Fe2+
4. Phàn ứng: Fe2+ + Ag' <=> Ag + Fe3+ xảy ra trong pin trong quá trình phóng
điện. Hãy dự đoán ảnh hưởng của các yếu tố sau đến hiệu điện thế của pin:
A. Tăng nồng độ Ag+
B. Tăng nồng độ của Fe3+
c. Nồng độ của Fe3+ và Fe2+ đều tăng gấp đôi
D. Lượng Ag rắn giảm
E. Nồng độ của Fe3+ giảm
F. Khi thêm dung dịch NaCl vào dung dịch Ag"

166
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

5. Cho biết các cặp sau được ghép thành pin điện hóa:
Sn2+ + 2e <=> Sn E° = -0,14V
Sn4+ + 2e <=> Sn2+ E° = +0,005 V
Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra trong pin. Tính sức điện động chuẩn của pin
và AG° của phản ứng ở 25°c.
6. Người ta thực hiện một pin gồm 2 nửa pin sau: Zn/Zn(NƠ3)2 0,1 M và Ag/AgNCb
0,1 M có thế chuẩn tương ứng là -0,76 V và 0,8 V.
A. Thiết lập sơ đồ pin
B. Viết phản ứng khi pin làm việc
c. Tính sức điện động của pin
7. Viết phương trình Nemst cho các thế điện cực của các nửa phản ứng:
(1) Zn2++ 2e —> Zn(r) E° = - 0,76V
(2) Fe3++le —> Fe2+ E° = + 0,77V
(3) 2H+ + 2e->H2(k) E° = 0,00 V
(4) MnO4’ + 5e + 8H4 -> Mn2+ + 4H2O(1) E° = +1,51V
(5) AgCl(r) + le -> Ag(r) + cr E° = + 0,22V
8. Tìm E° của hệ kết tủa hay tạo phức
(1) Ag++ le—> Ag(r) E°1 = +0,80V
(2) AgCl(r) + le -> Ag(r) + cr E°2 = ?
(3) [Ag(S2O3)2]3’ + le -> Ag(r) + 2S2O32’ E°3 = ?
Biết TAgci = l,82.10'10 và hằng số bền tổng của phức [Ag(S2O3)2]3' là p = k].k2 =
4,6.1010
A. + 0,22V và - 0,17 V B. + 0,22V và + 0,17 V
c. - 0,22V và - 0,17 V D. - 0,22V và + 0,17 V
9. Áp dụng phương trình Nemst để tính Eceib
Pt|Fe2+(0.10 M),Fe3+(0.20 M)||Ag+(1.0 M)|Ag(r)
Biết E°Fe3+/Fe2+ = 0,77 V và E°Ag+/Ag = 0,80 V
Phàn ứng xảy ra: Fe2+ + Ag+ —> Fe3+ + Ag(r)
A. 0,012 V B. 0,030 V c. 0,048 V D. 0,060 V
10. Xét chiều của phản ứng:
2Cu2+ + 4F o 2CuI ị + I2
Biết: Ec^c. = E°^r = Tc„ = 10-

167

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Và nồng độ các dạng IM


A. Chiều thuận B. Chiều nghịch
c. ờ trạng thái cân bằng D. Không xác định được
11. Xét chiều phản ứng:
AsO43' + 21’ + 2H+ <=> AsO}3' + I2 + H2O
a) ởpH = 0
b) ờpH = 8
Biết:

ẨsOị /AsOị
= +0,57K

E°’ =+0,54K ,
2 Và nông độ các dạng còn lại IM
A. Chiều thuận
B. Chiều nghịch
c. ớ trạng thái cân bàng
D. Không xác định được

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt
1. Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam, lần xuất bàn thứ 4, NXB Y học, Hà Nội, 2009.
2. Lê Thành Phước, Hóa đại cương - vỏ cơ, NXB Y học, Hà Nội, 2009.
3. Lê Mậu Quyền, Hóa học đại cương, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội,
1988.
Tiếng Anh
1. H.Stephen Stoker. 2013. General, Organic, and Biological Chemistry, 6th Edition, Brooks
Cole.
2. Frederick A. Bettelheim, Jerry March. Introduction to General, Organic, Biochemistry, 2th
Edition, Saunder College Publishing.

168
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

HÓA HỮU Cơ

Chương 6. MỞ ĐẦU

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1. Định nghĩa được liên kết hydro, hiệu ứng cảm ứng (Inductive effect), hiệu ứng
cộng hưởng (Resomance effect), hiệu ứng siêu liên họp (Hyperconjugation effect).
2. Trĩnh bày được các trạng thái ỉaỉ hóa của nguyên tử carbon, các hiệu ứng điện tử.
3. Giải thích được ảnh hường cùa liên kết hydro đến tỉnh chất hợp chất hữu cơ.
4. Phân tích được ảnh hường của hiệu ứng điện tử đến tỉnh chất phân tử.
5. Giải thích được cấu trúc của DNA, RNA.

MỞ ĐÀU

Hợp chất hữu cơ là những hợp chất chứa carbon. Thành phần nguyên tố chung của
hợp chất hữu cơ thường là: c, H, o, N, s, halogen... Ngoài ra, còn có những hợp chất
chứa các nguyên tố kim loại Mg, Zn,.. .gọi là hợp chất cơ kim. Thành phần các nguyên tố
được xác định bằng phương pháp định tính, định lượng và các phương pháp hóa lý hiện
đại (phổ hồng ngoại, tử ngoại, cộng hưởng từ hạt nhân, nhiễu xạ tia X). số lượng các hợp
chất hữu cơ rất lớn. Liên kết chù yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị; vì
vậy, hợp chất hữu cơ ít bền dưới tác dụng của nhiệt độ, ít tan trong nước, tan tốt trong
dung môi hữu cơ. Các phản ứng hữu cơ thường chậm, hiệu suất thấp, có phản ứng phụ.
Có thể phân loại hợp chất hữu cơ thành hai loại: hydrocarbon và hợp chất hữu cơ
chứa nhóm chức. Hợp chất có nhóm chức gồm nhóm chức và gốc hydrocarbon, có tính
chất đặc trưng của nhóm chức. Tuy nhiên, tính chất của nhóm chức cũng bị ảnh hưởng
bởi gốc hydrocarbon khác nhau.

1. LIÊN KẾT TRONG HÓA HỮU cơ

1.1. Cấu trúc nguyên tử carbon

Cấu hình electron của carbon:

169

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Ở trạng thái cơ bản


ls2

ở trạng thái kích thích


n
ls2

Khi tham gia liên kết, nguyên tử carbon hấp thụ năng lượng, chuyển lên trạng thái
kích thích, để có 4 electron độc thân. Tuy nhiên, 4 electron này không ở các trạng thái
năng lượng như nhau, không thể hình thành các liên kết giống nhau. Vì vậy, orbital 2s
và 2p tổ hợp lại thành các orbital lai hóa:
- Hoàn toàn tương đương nhau
- Có tính định hướng cao hơn các orbital 2s và 2p
- Có khả năng xen phủ tốt hơn, nên tạo ra liên kết bền hơn
Có ba kiểu lai hóa: sp3, sp2 và sp.
Lai hóa sp3
Lai hóa sp3 là sự tồ hợp của 1 orbital s và 3 orbital p, tạo thành 4 orbital lai hóa sp3,
hình số 8 nổi, không cân đối, hướng ra 4 đỉnh của hình tứ diện đều mà tâm là nguyên tử
carbon. Góc liên kết là 109°28’. Lai hóa sp3 xảy ra ở những nguyên tử carbon bão hòa,
mang 4 liên kết đơn.
Ví dụ: phân tử methan

Lai hóa sp2


Lai hóa sp2 là sự tổ hợp của 1 orbital s và 2 orbital p, tạo thành 3 orbital lai hóa sp2,
hình số 8 nổi, khồng cân đối, nằm trên cùng một mặt phẳng, hướng ra 3 đỉnh của hình
tam giác đều. Góc liên kết là 120°. Orbital p còn lại có trục vuông góc với mặt phẳng lai
hóa sp2. Lai hóa sp2 xảy ra ở những nguyên từ carbon nối đôi. Ba orbital lai hóa sẽ tạo
thành ba liên kết ơ. Orbital p còn lại tạo liên kết 71.
Ví dụ: phân từ ethylen

170

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Lai hóa sp
Lai hóa sp là sự tổ hợp của 1 orbital s và 1 orbital p, tạo thành 2 orbital lai hóa sp,
hình số 8 nổi, không cân đối, nằm trên cùng một đường thẳng. Góc liên kết là 180°. Hai
orbital p còn lại có trục vuông góc với nhau và cùng vuông góc vói trục của orbital lai
hóa sp. Lai hóa sp xảy ra ở những nguyên tử carbon nối ba. Hai orbital lai hóa sẽ tạo
thành hai liên kết ơ. Hai orbital p còn lại tạo hai liên kết 71.
Ví dụ: phân tử acetylen

1.2. Liên kết hydro

Liên kết hydro là loại liên kết yếu, được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa
nguyên tử hydrogen linh động (hydrogen liên kết với F, o, N,...) với một nguồn giàu
electron (F, o, N,...), được biểu diễn bằng ba chấm (...).
ô+ ô"
Điều kiện để cỏ liên kết hydro: X—H ••• Y
Nguyên từ X, hên kết với hydro linh động: X phải có độ âm điện lớn, kích thước
nhỏ, thường là F, o, N.
Nguyên tử Y, nguồn giàu electron: Y có cặp electron tự do, kích thước nhỏ, thường
gặp là F, o, N.
Liên kết hydro nội phân từ xảy ra khi phân tử có cả hai trung tâm cho và nhận,
đàng thời, có cấu tạo sao cho có thể tạo liên kết hydro có vòng 5 hoặc 6 cạnh.
Phăn loại: gồm có liên kết hydro liên phân từ và liên kết hydro nội phân từ

Liên kết hydro hên phân từ Liên kết hydro nội phân tử

171

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Anh hưởng của liên kết hydro đến tính chất hợp chất hữu cơ:
- Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy:
+ Liên kết hydro liên phân tử làm tăng nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy.
Ví dụ: Nhiệt độ sôi của C2H5OH > CH3OH > CH3-O-CH3
+ Liên kết hydro nội phân tử làm giảm nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy.
Ví dụ:
o

Acid ơrtAơ-hydroxybenzoic Acid j7ứrữ-hydroxybeiizoic


t°s = 196°C; t°nc = -7°C t°s > 240°C, t°nc-115°C

- Độ tan:
+ Hợp chất có khả năng tạo liên kết hydro liên phân từ với dung môi thì độ tan
của chất đó lớn hom nhiều so với những chất tương tự mà không có liên kết
hydro.
Vỉ dụ:
Độ tan trong nước của hợp chất C2H5OH lớn hom rất nhiều so với C2H5CI.
Tinh bột, protein có khối lượng phân tử rất lớn, nhưng nhờ có liên kết hydro với
nước, nên cũng có thể tạo dung dịch keo với nước.
+ Các dẫn xuất hai lần thế của benzen có hai nhóm thế có khả năng tạo liên kết
hydro, thì đồng phân meta, para tan tốt trong dung môi phân cực. Trong khi,
đồng phân ortho do có thể tạo liên kết hydro nội phân từ, giảm khả năng tạo
liên kết hydro liên phân tử với dung môi, nên tan tốt trong dung môi không
phân cực.
- Độ bền của đồng phân:
+ Thông thường dạng enol, endiol trong hợp chất hữu cơ ít bền hom dạng ceton,
nhưng do có liên kết hydro nội phân từ nên dạng enol bền hơn.

172

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Acetoaceton
(E)-1,2-di(quinolin-2-yl)ethylen-1,2-diol

+ Liên kết hydro nội phân tử làm tăng độ bền của dạng syn
Ví dụ: Dạng syn và anti của ethylen clorhidrin

Anti- Syn-

Liên kết hydro và DNA


Acid deoxyribonucleic (DNA) là các phân tử lưu trữ thông tin di truyền. Thông tin
này được mang bởi một chuỗi base trong hợp chất polymer. Trình tự của chuỗi này phụ
thuộc vào liên ket hydro giữa các cặp base. Liên kết hydro còn là nền tảng cho sự sắp
xếp chuỗi xoắn kép của phân tử DNA, sự phiên mã thông qua acid ribonucleic (RNA)
của thông tin di truyền có trong phân từ DNA.

Các cặp base được tạo thành dựa trên hai hoặc ba liên kết hydro. Kết quả của sự
tương tác này là moi base chi có thể liên kết hydro với đối tác bổ sung của nó. Bất cứ
nơi nào adenin xuất hiện trong một chuỗi DNA, thymin xuất hiện đối diện với nó trong

173

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

chuỗi khác; Bất cứ nơi nào cytosin xuất hiện trong một chuỗi, guanin xuất hiện đối diện
với nó trong chuỗi khác. Điều này tạo nên chuỗi xoắn kép DNA.

Một base khác, uracil, được tìm thấy trong RNA thay vì thymin. Ghép nối giữa
adenin và uracil liên quan đến hai liên kết hydro và tương tự như tương tác thymin
adenin. Cặp base này có tầm quan trọng trong phiên mã và tổng hợp RNA thông tin.

2. HIỆU ÚNG ĐIỆN TỬ

Ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử hay nhóm nguyên tử trong phân tử liên quan
đến sự phân bố electron gọi là hiệu ứng điện từ, bao gồm: hiệu ứng cảm, hiệu ứng cộng
hưởng và hiệu ứng siêu tiếp cách.

2.1. Hiệu ứng cảm (Inductive effect)

Ảnh hưởng tương hỗ gây ra bởi sự phân cực liên kết giữa hai nguyên tử, lan truyền
theo mạch liên kết ơ với cường độ giảm dần được gọi là hiệu ứng cảm. Ký hiệu I
(Inductive).
Phân loại: So với nguyên tử hydrogen:
- Nhóm đẩy electron gây ra hiệu ứng cảm dương: +1
- Nhóm rút electron gây ra hiệu ứng cảm âm: -I

0
8®- |s®
z—C C C— z ► c-^

Với Ỗ1> Ô2> ỗ3

Hiệu ứng cảm dượng +1: thường thấy ở các nhóm alkyl và các nhóm mang điện
tích âm.
Nhóm alkyl càng phân nhánh thì hiệu ứng cảm dương càng lớn.

174

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

ch3 ®H3
—ch3 < —CH2-CH3 < —Cỉ/ < — C—ch3
CH’ k

Nhóm mang điện tích âm có hiệu ứng cảm dương càng lớn khi độ âm điện của
nguyên tử càng nhỏ, kích thước nguyên tử càng lớn.

—01® < —sj®

Hiệu ứng cảm âm -I: thường thấy ở các nhóm không no, nhóm mang điện dương,
nhóm chứa nguyên tử có độ âm điện lớn.
Đối với hai nguyên tử của cùng một nguyên tố: điện tích dương càng lớn hoặc trạng
thái lai hóa có tính s càng nhiều thì hiệu ứng cảm âm càng mạnh.
© ©
—NH3 > —NH2 — 0R2 > —OR —C=CH > —CH=CH2
Đối với các nguyên tố: trong một chu kỳ, hay trong một nhóm, hiệu ứng cảm âm
tăng theo chiều tăng của độ âm điện.
-F > -Cl > -Br > -I -OR > -SR -NR2 <-OR < -F

2.2. Hiệu ứng cộng hưởng (Resonance effect)

Sự di chuyền electron 71 hoặc p và lan truyền trên toàn hệ liên hợp ở trạng thái tĩnh
trong những phân từ có nối đa liên hợp gọi là hiệu ứng cộng hưởng. Cường độ hiệu ứng
cộng hưởng giảm rất ít khi kéo dài hệ liên hợp. Ký hiệu R (Resonance).
Cộng hưởng xảy ra trong các ưưòmg hợp sau:
Cộng hưởng 71-7T: xảy ra với hệ thống có nối đa liên hợp
Ví dụ:
© © c \ C\ © ®
H2C-CH=CH—ch2 <---- ► H2C=CH-yCH=CH2 <—► h2c—ch=ch— ch2

® _ —Q
h2c=ch—ch=o h2c-ch=ch— or

Cộng hưởng p-7i: xảy ra với hệ thống có nối đa liên kết với nguyên tử có cặp
electron không liên kết hay nguyên tử có orbital p trống.

175

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Ví dụ:
£\ .® 2 © ®

lei—CH=CH2 X-------> ệl=CH—CH2 CH2—CH—CH2 X-------- > H2C-CH=CH2

Cộng hưởng gốc tự do-7L: xảy ra với hệ thống có nối đa liên kết với nguyên từ có
một electron độc thân.
Ví dụ:

„ TT_______________
H2C—CH—CH2 <----► H2C=CH—CH2
Phân loại:
• Nhóm gây ra hiệu ứng cộng hưởng dương (+R): có khả năng đẩy electronp hoặc
electron 71 về phía liên kết đa và mang điện tích dương trong công thức cộng
hưởng. Thường là các nhóm -O-R, -NR2, -X...
• Nhóm gây ra hiệu ứng cộng hưởng âm (-R): có khả năng rút electron 71 về phía
mình và mang điện tích âm trong công thức cộng hưởng. Thường là những
nhóm không no, có liên kết đa với dị nguyên tố có độ âm điện lớn như: oxygen,
nitrogen, ...
Hiệu ứng cộng hưởng dương (+R):
- Nguyên tử mang cặp electron không liên kết của các nguyên tố cùng chu kỳ: độ
âm điện càng lớn, hiệu ứng cộng hưởng dương càng giảm.
-NR2 > -OR > -F
- Nguyên tử mang cặp electron không liên kết của các nguyên tố cùng nhóm: theo
chiều tăng của điện tích hạt nhân, năng lượng của các orbital p lớp ngoài cùng càng cao,
hiệu ứng cộng hưởng dương càng giảm.
-F > -Cl > -Br > -I -OR > -SR
- Nguyên tử mang cặp electron không liên kết của cùng một nguyên tố, điện tích
âm càng lớn, hiệu ứng cộng hưởng dương càng mạnh.
—Õ|° > —OR-

Hỉệu ứng cộng hường âm (-R):


- Các nhóm dạng -C=Y; -C-Y, với Y là các nguyên tố trong cùng chu kỳ thì độ
âm điện càng lớn, hiệu ứng cộng hưởng âm càng mạnh.
-CR=CR2 < -CR=NR < -CR=O

176
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

- Các nhóm dạng -C=Y; -C-Y, với Y là cùng một nguyên tố thì điện tích dương
trên Y càng lớn, hiệu ứng cộng hưởng âm càng mạnh.
© ©
—C=NR2 > —c=nr2 —c=oh > —C=o
ĩ ĩ ĩ I
R R R R

Bảng 6.1. xếp loại một số nhóm theo cường độ cộng hưởng giảm dần
-R, -I -no2, -cn, -cho, -cor, -coci, -cooh, -coor, -conr2, -C=CR
-nr2i -nh2, -oh, -or, -nh-cor
+R, -I
-F, -Cl, -Br, -I
© 0 0
+R, +l -NR, -0, -s

Quy tắc viết cơ cấu cộng hưởng


- Các cơ cấu cộng hưởng chỉ khác nhau ở sự sắp xếp các cặp electron, còn vị trí
các nguyên từ không thay đổi.
- Các công thức cộng hưởng phải có cùng so electron ghép đôi.
Vỉ dụ:
® _ —0
H2C-CH=CH—O|
H2C=CH— CH=O
H2C-CH=CH—ỏi

- Công thức cộng hưởng phải phù hợp với cơ câu electron ngoài cùng của từng
nguyên tử.
Vỉ dụ: Các nguyên tử ở chu kỳ 2, có tối đa 8 electron
®x0|® ©_.Q>
R-Ks R-N~ R-<
VỜ>©

2.3. Hiệu ứng siêu liên hợp (Hyperconjugation effect)

Hiệu ứng siêu liên hợp (ký hiệu H) là sự di chuyển electron ơ của liên kết C-H tại
vị trí a của carbon không no về phía liên kết đa; vì vậy, hiệu ứng siêu liên hợp còn gọi
là hiệu ứng cộng hưởng Ơ-7L

177

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Ví dụ: Hiệu ứng siêu liên hợp trong phân tử propylen và toluen.

H H® g
h-0-ch==ch2<^ * H-C=CH—CH2
H
XH

Hiệu ứng siêu liên hợp của nhóm alkyl càng mạnh khi số liên kết C-H tại vị trí a
càng nhiều; vì vậy, thứ tự độ mạnh của hiệu ứng siêu liên hợp ngược với hiệu ứng cảm
dương.
CH3
—ch3 > — ch2-ch3 > —ch/
ch3

2.4. Ảnh hưởng của hiệu ứng điện tử đến tính chất phân tử

- Tính acid - base: Nhóm đẩy electron làm giảm tính acid, tăng tính base; ngược
lại nhóm rút electron làm tăng tính acid, giảm tính base.
Vỉ dụ:
Nhóm -CH3 gây ra hiệu ứng +1 làm giảm tính acid; ngược lại, nhóm Cl- gây ra
hiệu ứng -I làm táng tính acid.
CI-CH2-COOH > H-CH2-COOH > CH3-CH2-COOH
Nhóm -CôHs gây hiệu ứng -R, rút electron của oxygen, làm cho hydrogen trở nên
linh động hơn; vì vậy, phenol có tính acid mạnh hơn ethanol.

Trong phân từ anilin, nhóm -CôHs gây hiệu ứng -R, rút electron của nitrogen,
làm cho cặp electron trên nitrogen kém tự do, cho nên aniline có tính base yếu hơn
ethylamin.

178

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

- Định hưởng phản ứng:


Nhóm -CH3 gây ra hiệu ứng +1, làm electron của liên kết đôi -CH=CH2 trong phân
tử propilen lệch về phía nhóm =CH2, điều này định hướng phản ứng với HC1 tạo ra sản
phẩm alkyl halide bậc cao.

0" ô+ 5; ur-rw-rw.
H3C—CH=CH2 + H-C1 H3C-CH—CH3
+1 C1
Trong phân tử toluen, nhóm -CH3 gây ra hiệu ứng siêu liên họp, làm tăng mật độ
electron tại vị trí ortho, para. Điều này giúp định hướng phản ứng thế ái điện tử với
HNO3 tạo sản phẩm thế tại vị trí ortho và para.

NO2

- Tính bền của alken:


Alken mang nhiều nhóm thế alkyl, có nhiều Ha tạo ra hiệu ứng siêu tiếp cách,
làm tăng tính bất định xứ của liên kết 71, vì vậy alken càng bền.
h3c CH3 ch3
3 \ / 3
C=CH—CH3 > H2C=C > h2c =cl^ch/
/ 3 X
H3C ch2ch3 ch3

(CÓ 9 Ha) (Có 5 Ha) (Có 1 Ha)

179

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

Câu 1. Mô tả cấu tạo của các phân tử sau bằng orbital lai hóa: CH3CH=CH2, CôHó,
CH3COOH, CH3CN, CH3CH0, CH2=CH-C1.
Câu 2. Sắp xếp theo chiều tăng dần:
A. Độ tan trong nước, nhiệt độ sôi của: C2H5OH, C2H5OC2H5, C2H5CI, C4H9OH,
C6H5OH
B. Tính acid của: CH3COOH, CF3COOH, C6H5OH, C2H5OH, CH3OH, (CH3)3COH
c. Tính base của: CH3NH2, NH3, C2H5NH2, CH3NHCH3, C6H5NH2, p-
NO2C6H4NH2, W-NO2C6H4NH2, /7-CH3C6H4NH2.
D. Độ bền của các carbocation: (CH3)3C+, (CH3)2CH+,CH3CH2+, CH3CH2CH2+,
Câu 3. Biểu diễn các cơ cấu cộng hưởng của: CH2=CH-CH0, CH2=CH-CN, C6H5NO2,
C6H5C1.
Câu 4. Hợp chất propylen được đánh dấu đồng vị 13c tại C-l, thực hiện phản ứng clo

* *
hóa thu được hỗn hợp sản phẩm tỉ lệ 1:1 của 3-cloropropen đồng vị 13c tại C-l và C-3.
Giải thích?
t° C1 C1
Cl2

180

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Chương 7. HÓA HỌC LẬP THẺ HỢP CHẤT HỮU cơ

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1. Định nghĩa được các loại đồng phân phang và lập thể, tính quang hoạt, năng
lực triền quang, thủ tỉnh. - <: £ Ị
2. Trình bày được các cách biểu diễn carbon tứ diện, cách xác định năng lực triền
quang. • . ’ .; ‘ c '4
3. Giải thích được độ bền của các đồng phân cấu trạng và tỉnh đặc thù lập thể của
các quả trình hỏa sinh.
4. Phân tích được danh pháp R-S, D-L của'cảc đồng phân quạng học^anh pháp
cis-trans, E-Z của đồng phân hình học. 4

MỞ ĐẰƯ

Hiện tại, người ta đã xác định rõ rằng hình dạng của một phân tử thường là một
trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc. Do đó, hình
dạng tồng thề của một phân tử cần xem xét thận trọng khi thiết kế và tổng hợp thuốc.
Một số đặc điểm cấu trúc áp đặt mức độ cứng nhắc đáng kề lên cấu trúc, trong khi các
đặc điềm khác làm cho cấu trúc linh hoạt hơn. Các cấu trúc khác làm phát sinh các đồng
phân lập thể, có thể có tiềm năng khác nhau, loại hoạt tính khác nhau và thậm chí có các
tác dụng phụ không mong muốn. Điều này có nghĩa là cần thiết phải đánh giá tác động
dược lý của tất cả các đồng phân lập thể và các biến the racemic khi đề xuất các cấu trúc
tiềm năng làm thuốc.
Các hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử được gọi là đồng phân.
Dựa trên cách trình bày cơ cấu, đồng phân được chia làm hai loại: đồng phân phẳng và
đồng phân lập thể.
Các hợp chất đồng phân phẳng có cùng công thức phân tử, nhung cách nối giữa các
nguyên tử khác nhau. Dồng phân phang gồm có: đồng phân vị trí, đồng phân cấu tạo, sự
hỗ biến.
Ví dụ: Đồng phân vị trí của n-; ÌSO-; sec-butanol
ch3-ch2-ch2-ch2-oh ch3-ch-ch2-oh ch3-ch-ch2-ch3
CH3 OH

181

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Vỉ dụ: Đồng phân cấu tạo của propanol và methyl ethyl ether
CH3-CH2-CH2-OH ch3-o-ch2-ch3
Vỉ dụ: Sự hỗ biến enol-ceton

CH3-C-CH3 ch3-c=ch2
ĩ
O OH

Các hợp chất đồng phân lập thể thì có cùng công thức phân tử và cách nối, nhưng
khác nhau cách sắp xếp các nguyên tử trong không gian. Đồng phân lập thể gồm đồng
phân cấu hình và đồng phân cấu trạng.
Trong đồng phân cấu hình, các cơ cấu không thể chuyển hóa qua lại cho nhau được,
bao gồm đồng phân hình học và đồng phân quang học.
Vỉ dụ: Đồng phân hình học của pent-2-en và đồng phân quang học của
gliceraldehyd.
CHO CHO
H------- OH HO------- H
CH2OH CH2OH
cÁy-Pent-2-en Zrans-Pent-2-en D-(+)-Gliceraldehyd L-(-)-Gliceraldehyd

Đồng phân cấu trạng tạo ra do sự quay quanh một hoặc nhiều nối đơn, nên các
đồng phân cấu trạng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau.
Ví dụ: Cấu trạng không bền và cấu trạng ưu đãi của methylciclohexan.

CH3

182

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

1. QUY ƯỚC BIỂU DIỄN CARBON TỨ DIỆN

1.1. Công thức phối cảnh

Bốn liên kết xuất phát từ nguyên tử carbon:


- Liên kết nằm trong mặt phẳng vẽ, biểu diễn bằng nét liền.
- Liên kết hướng ra phía trước mặt phẳng vẽ, biểu diễn bằng nét đậm.
- Liên kết hướng ra phía sau mặt phang vẽ, biểu diễn bằng nét đứt.

H Ẳ H
H
Hình 6.1. Công thức phối cảnh của methan

1.2. Công thức chiếu Fischer

Bốn liên kết được vẽ bằng nét liền:


- Liên kết nằm ngang, biểu diễn cho hai liên kết hướng ra phía trước mặt phẳng.
- Liên kết thẳng đứng, biều diễn cho hai liên kết hướng ra phía sau mặt phẳng.
Để chuyển một nguyên tử carbon tứ diện sang công thức chiếu Fischer, phải
xoay tứ diện sao cho hai nối nằm ngang gàn người quan sát, hai nối thẳng đứng xa
người quan sát, rồi sau đó chiếu các nhóm nguyên tử của tứ diện lên mặt phẳng vẽ,
chứa tâm c.

—C—

Hình 6.2. Quy ước công thức chiếu Fischer

Đối với phân tử nhiều carbon, mạch chính của phân tử được chọn theo chiều thẳng
đứng. Các nối carbon-carbon ở giữa mạch chính được biểu diễn một cách tương đối coi
như nằm trong mặt phang vẽ. Các liên kết nằm ngang, là những liên kết hướng ra phía
trước mặt phẳng. Liên kết đầu trên và đầu dưới hướng phía sau mặt phẳng.

—c—
—c—

Hình 6.3. Quy ước công thức chiếu Fischer trong phân tử nhiều carbon

183

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Quy ước biến đổi công thức chiếu Fischer trong đồng phân quang học
Bốn phối tử trong công thức chiếu Fischer tại một tâm thủ tính có thể trao đổi vị trí
cho nhau: Nếu trao đổi các phối tử này bất kỳ với số chẵn lần thì công thức chiếu mới
giống hệt công thức trước đó. Nếu trao đổi với số lẻ lần thì công thửc chiếu mới là đối
phân của công thức trước đó.

CHO ỌH CH3
Trao đổi lần 1^ Trao đối lần 2^
H------- OH H------- CHO H------- CHO
CH3 CH3 OH
(I) ƠI) (III)

Công thức (I) và (III) là cùng một chất. Công thức (I) và (II) là hai đối phân.

Quay toàn công thức 90° trong mặt phẳng thì cấu hình sẽ đổi thành đối phân.

COOHN
Quay
H------- NH2 r 90o------ H3C------------ COOH
CH3 trong NH2
(I) măt (II)
Công thức (I) và (II) là hai đối phân

Quay toàn công thức 180° trong mặt phẳng thì cấu hình không đổi.
Quay toàn công thức hoặc một phần công thức ngoài mặt phẳng thi cấu hình
thay đổi.

Công thức (I) và (U) là cùng một chất. Công thức (II) và (HI) là hai đối phân.

184
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

1.3. Công thức chiếu Newman

Với hợp chất có hai hay nhiều carbon kế cận thì công thức chiếu Newman rất tiện
lợi trong việc phân biệt các cấu dạng khác nhau.
- Từ công thức phối cảnh, nhìn dọc theo trục carbon-carbon, rồi chiếu phân tử
xuống mặt phẳng vuông góc trục carbon-carbon.
- Carbon Cl gần mắt được biểu diễn bằng dấu chấm, carbon C2 xa mắt được biểu
diễn bằng vòng tròn mà C1 là tâm.
- Ba liên kết còn lại của C1 xuất phát từ tâm vòng tròn Cl, hợp thành các góc 120°.
- Ba liên kết còn lại của C2 xuất phát từ vòng tròn C2, góc cũng 120°.

Cấu trạng lệch

Cấu trạng che khuất

Công thức phối cảnh

2. ĐÒNG PHÂN QUANG HỌC

2.1. Tính quang hoạt

Năm 1813, nhà vật lý học người Pháp Biot khi nghiên cứu sự tưomg tác của ánh
sáng phân cực với chất, đã phát hiện trong thiên nhiên tồn tại hai dạng tinh thể thạch
anh: một dạng làm quay mặt phẳng ánh sáng phân cực phẳng sang phải và một dạng
làm quay sang trái.
Đến năm 1815, Biot lại phát hiện được rằng một số chất hữu cơ: đường, dầu thông,
camphor, acid tartric,... cũng làm quay mặt phẳng ánh sáng phân cực phẳng và ở trong
dung dịch hay ở trạng thái lỏng chúng vẫn giữ được đặc tính này.
Do đó, tính quang hoạt không phải do cấu trúc tinh thể mà do cấu trúc của những
phân từ riêng biệt. Vậy, tính chất làm quay mặt phẳng ánh sáng phân cực được gọi là
tính quang hoạt (optical activity). Hợp chất có tính chất này gọi là chất quang hoạt. Hầu
hết các hợp chất tự nhiên, ly trích từ sinh vật, đều có đặc tính này.

185

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

2.2. Ánh sáng phân cực phẳng

Chiếu ánh sáng tự nhiên qua kính lọc màu để thu được ánh sáng đơn sắc, có bước
sóng giống nhau và dao động trong tất cả các phương nằm trong mặt phẳng vuông góc
với phương truyền sóng. Tiếp tục cho chùm ánh sáng đơn sắc đi qua kính phân cực, ánh
sáng ló ra chỉ còn dao động theo một phương duy nhất được gọi là ánh sáng phân cực
phẳng. Mặt phẳng tạo bởi phương truyền và phương dao động của ánh sáng gọi là mặt
phẳng ánh sáng phân cực.

2.3. Triền quang kế

Triền quang kế (polarimeter) hay còn gọi là phân cực kế là dụng cụ dùng để đo góc
quay cùa mặt phẳng ánh sáng phân cực.
Triền quang kế gồm có: nguồn sáng đơn sắc, một kính phân cực để tạo ra ánh sáng
phân cực phẳng, ống chứa mẫu, một kính phân tích gắn trên một đĩa chia độ.

Hình 6.4. Triền quang kế

Ngày nay, việc đo góc a trở nên đơn giản với những triền quang kế thế hệ mới. Các
nhà nghiên cứu chỉ cần đặt ống chứa mẫu vào đúng nơi quy định, máy sẽ tự động ghi
nhận góc quay a và chiều quay, sau đó kết quả hiện lên trên màn hình.
Góc quay quan sát của chất quang hoạt phụ thuộc vào:
- Mầu hợp chất
- Độ dài sóng của ánh sáng phân cực
- Nhiệt độ khi đo
- Chiều dài của ống chứa mẫu
- Dung môi và nồng độ dung dịch

186

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Độ quay riêng của chất quang hoạt (năng lực triền quang, specific rotation)
- Đôi với dung dịch:

- Đối với chất lòng tinh khiết:

[a]ỉ
/t

Trong đó:
a: góc quay đo được trên máy
1: là chiều dài ống chứa mẫu (đơn vị là dm)
c: so gram chất trong 100 ml dung dịch
d: tỳ trọng cùa chất lỏng tinh chất (gram/ml)
t: nhiệt độ lúc đo (°C)
À,: độ dài sóng của ánh sáng (thường sử dụng đèn natri, x=589 nm)
Độ quay riêng luôn luôn phải được viết kèm với dấu + (hoặc d- trong danh pháp)
hoặc dấu - (hoặc /- trong danh pháp) cho biết chiều quay của mặt phang ánh sáng phân
cực theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược lại.
Ví dụ: Z-menthon có [oc]d° -24,8, có nghĩa là menthon khi đo là chất lỏng tinh khiết,
ở 20 °C, dùng ánh sáng đèn natri.
Artemisinin có [a]'D7 +66,3 (c 1,64, CHCI3), có nghĩa là khi đo sử dụng 1,64 gram
artemisinin tinh khiết trong 100 ml dung dịch với dung môi là cloroíồrm, ở nhiệt độ 17
°C, dùng ánh sáng đèn natri.

2.4. Thủ tính

Thủ tính (chừality) là tính chất cùa một vật không thể chồng khít lên ảnh của nó
qua gương phang, tương tự tính chất bàn tay (thủ tính: thủ là tay, tính là tính chất).

COOH
_ C....
OH
Không chồng khít Acid L (+)-lactic Acid D (-)-lactic
Tay trái Tay phải lên nhau
Hình 6.5. Thủ tính

187

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Tương tự, hai phân từ là vật và ảnh của nhau qua gương, nhưng không thể chồng
khít lên nhau, được gọi là hai phân tử thủ tính. Tất cả các phân tử thủ tính đều là hợp
chất quang hoạt, ngược lại, hợp chất quang hoạt đều là phân tử thủ tính.

2.4.1. Đối phân, xuyên lập thể phân

Hai hợp chất không chồng khít lên nhau và đối xứng nhau qua gương phẳng gọi là
hai đối phân (enantiomer) của nhau.
Hai đối phân bao gồm: một chất tả triền, làm quay mặt phẳng ánh sáng phân cực về
bên trái, ký hiệu: (-) hoặc 1; một chất hữu triền: làm quay mặt phẳng ánh sáng phân cực
về bên phải, ký hiệu: (+) hoặc d.
Hỗn hợp đồng mol cùa hai đối phân gọi là biến thề racemic (hỗn hợp tiêu triền).
Cho nên biến thể racemic có giá trị quay cực bằng không. Thường được ký hiệu (±).
Xuyên lập thể phân (diastereomer) cũng là đồng phân lập thể nhung không phải là
đối phân. Xuyên lập thể phân bao gồm cà đồng phân cis-trans trong hợp chất có nối đôi.

COOH COOH COOH COOH


H------ OH HO------ H H------OH HO------- H
H3C H h3c^c2h5
C1------- H H------ C1 H------Cl C1------- H
CH3 CH3 Óh3 ỉỉC2H5 H H
CH3
(A) (B) (C) (D) (E) (F)

Hình 6.6. Ví dụ về đối phân và xuyên lập thể phân

(A và B); (C và D) là 2 cặp đối phân


(A và C); (A và D); (B và C); (B và D); (E và F) là những cặp xuyên lập thể phân
Trong môi trường đối xứng (môi trường không thủ tính), tính chất lý, hóa của các
đối phân là giống nhau, còn của các xuyên lập thể phân thì lại khác nhau rất nhiều.
Nhưng trong môi trường bất đối xứng, thì các đối phân lại có khả năng phản ứng khác
nhau (ví dụ: trong phàn ứng hóa sinh, thường chỉ có một trong hai đối phân tham gia
phản ứng với enzyme).

2.4.2. Hợp chất có tâm thủ tính là carbon

Tâm thủ tính thường gặp nhất là carbon. Carbon thủ tính (hay carbon phi đối xứng)
là carbon tứ diện ở trạng thái lai hóa sp3, có mang 4 phối tử khác nhau, ký hiệu là c*.

188

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

ch3 Cl COOH COOH


H2N^H5
ho'Vh,
(A) (C) (D) (E)

Hình 6.7. Ví dụ một số hợp chất không có carbon thủ tính (A và B)


và có carbon thủ tính (C, D và E)

2.4.2.1. Hợp chất có carbon thù tính khác nhau

Hợp chất có n carbon thủ tính khác nhau thì có 2n đồng phân quang học.
Vỉ dụ: n = 1
Hợp chất dopa và hợp chất propanolol có 1 carbon thủ tính, có 21 =2 đồng phân
quang học (hai đối phân).

Hình 6.8. Đồng phân quang học của dopa và propanolol

Ví dụ: n = 2
Hợp chất 2,3-dihydroxybutanal có 2 carbon thủ tính, có 22 = 4 đồng phân quang
học.

CHO CHO CHO CHO


H——OH HO----- H H----- OH HO ----H
H—■*—OH HO----- H HO----- H H ----OH
ch3 CH3 ch3 CH3
(A) (C) (D)

Hình 6.9. Đồng phân quang học của 2,3-dihydroxybutanal

Trong đó: (A và B); (C và D) là 2 cặp đối phân


(A và C); (A và D); (B và C); (B và D) là những cặp xuyên lập thể phân

189

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
2.4.2.2. Hợp chất có carbon thù tỉnh giống nhaii

Hợp chất có carbon thủ tính giống nhau, tồng số đồng phân quang học luôn nhò
hơn 2n (với n là so carbon thủ tính).
Ví dụ: acid tartric có hai carbon thủ tính mang bốn nhóm thế hoàn toàn giống nhau.
Việc này làm cho acid tartric có ba đồng phân quang học thay vì bốn đồng phân.

1COOH COOH COOH COOH

H——OH HO-------- H H-------- OH HO ----- H

H—^OH HO-------- H HO-------- H H ------OH


4COOH COOH COOH COOH
(A) (B) (C) m (D)

(A) = (B); ồng phân meso Đồng phân quang hoạt


không quang hoạt

Hình 6.10. Các đồng phân quang học của acid tartric

Vì đồng phân (A) có mặt phẳng đối xứng đi qua giữa hai carbon C2 và C3 làm cho
(A) và ảnh của nó (B) chồng khít lên nhau. Vì vậy, hợp chất này không quang hoạt và
gọi là đồng phân meso.
Một hợp chất có n carbon thủ tính nhưng tổng số đồng phân quang học có thể ít hơn
2n còn do sự tạo vòng trong các hợp chất kiều hoàn; hợp chất có mặt phẳng đối xứng
hoặc tâm đối xứng.

2.4.3. Hợp chất thủ tính khác carbon

Hợp chất có tâm thủ tính thường gặp nhất là carbon. Ngoài ra, còn có một số tâm
thủ tính khác như: Si*, p*, s*, N*,.. .(xem cặp electron tự do là nhóm thế thứ tư).

190

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Ví dụ:

Methyl /?arứ-tolylsulfoxid ơrtAơ-Anisylmethylphenylphosphin Methyl a-naphtylphenylsilan

Bên cạnh hợp chất quang hoạt có tâm thủ tính, một số họp chất không chứa tâm thủ
tính nhưng vẫn có tính quang hoạt. Tính quang hoạt này do có sự bất đối xứng trong
phân tử, do trong phân tử chứa những phần tử thủ tính khác với tâm thủ tính như: trục
thủ tính trong các cumulen có số chẵn nối đôi, biphenyl mang nhóm thế lớn ở vị trí
ortho, alkyliden cycloalkan, spiran; hợp chất có mặt phẳng thủ tính; tính loa triền.

Vỉ dụ:

2.5. Danh pháp của đồng phân quang học

2.5.1 Danh pháp R-S

Hệ thống danh pháp này thường dùng để chỉ cấu hình tuyệt đối, áp dụng cho tất cả
các phân từ thủ tính.

2.5.1.1. Cách xác định cấu hình R-S

Đồng phân quang học có chứa c thủ tính với bốn phối từ a, b, d, e:
- Xác định thứ tự ưu tiên của bốn phối từ theo quy tắc tiếp vị Cahn-Ingold-Prelog
sao cho (a > b > d > e).
- Quan sát viên nhìn phân tử thủ tính theo chiều từ carbon thủ tính đến phối tử có
độ ưu tiên thấp nhất.
- Xác định chiều đi từ a đến b rồi đến d. Neu cùng chiều kim đồng hồ, carbon thủ
tính đó có cấu hình R (Rectus, phải), còn ngược lại là s (Sinister, trái).

191

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

R s
Nếu một đồng phân lập thể có cấu hình R, thì đối phân của nó sẽ có cấu hình 5 và
ngược lại.

2.5.1.2. Quy tắc tiếp vị Cahn-Ingold-Preỉog

Qui tắc tiếp vị Cahn- Ingold- Prelog dùng để xác định thứ tự ưu tiên của bốn phối
tử gắn vào carbon thủ tính, bao gồm các qui tấc chính sau
Quy tắc 1: Các nguyên tử nối trực tiếp với carbon thủ tính được sắp theo thứ tự bậc số
nguyên tử, ưu tiên thuộc về nguyên từ có bậc số cao hơn.
Ví dụ:
Nguyên từ: Br Cl s p 0 N c H
Bậc số nguyên tử: 35 17 16 15 8 7 6 1
Thứ tự ưu tiên: Br > C1 > s > p > 0 > N > c > H
- Nếu hai nguyên tử nối trực tiếp với carbon thủ tính giống nhau, người ta xem xét
đến các phối tử liên kết với nó. Nguyên từ nào liên kết với nguyên tử có bậc số nguyên
tử cao hơn thì ưu tiên hơn.
- CH2-1 > -CH2-CI > -CH2-SH > -CH2-OH > -CH2-NH2 > -CH2-CH3 > CH2-H
- Nguyên tử mang nối đa được xem tương đương nguyên tử có cùng số lượng nối
đơn.
Vỉ dụ:
—c=c Tương đương —c-c __ c=o Tương đương —C-0
I ĩ
C 0

• C ------ . —. N
—C—c Tương đương —1 c __ C—N Tương đương —C-N
C N
Quy tắc 2: Những nguyên tử đồng vị được sắp xếp theo thứ tự số khối lượng.
P7Jạ.-T>D>H

192
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

10H

r-pĩ JljL
2T
Quy tắc 3: Phối tử có cấu hình cis và z ưu tiên hơn trans và E
Ví dụ: (2Z,4Ã,52ỉ)-4-Octa-2,5-dien-4-ol

Quy tắc 4: Phối từ có cấu hình R ưu tiên hơn phối tử có cấu hình s.
Ví dụ:
COOH
H—•z—OH
H4-■—OH

H-5 OH
COOH
Quy tắc 5: Với những chất có chứa nhiều carbon thủ tính. Cặp cấu hình giống nhau R,R
và s,s ưu tiên hơn cặp cấu hình khác nhau R,s và S,R. Tổng quát, phối tử có chứa
carbon có cấu hình giống nhau ưu tiên hơn.
Vỉ dụ:
CH3
HO-
HO- 4h
H- —'oh
HO-
H- -^OH
ch3

• Chỉ có quy tắc 1 là được áp dụng rộng rãi để xác định cẩu hình tuyệt đối R-S.
• Mặt khác không có một liên hệ gì giữa cấu hình tuyệt đối và chiều của độ quay
riêng (+) và (-).

193

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Có thê tóm tãt thứ tự ưu tiên của một sô nhóm thê tăng dãn theo trình tự sau
1. Cặp electron tự do 28. -C6H3(NO2)2
2. -H 29. -CHO
3. -D 30. -COCH3
4. -T 31. -COC2H5
5. -CH3 32. -COOH
6. -CD3 33. -COOCH3
7. -CH2CH2CH3 34. -COOCH2CH3
8. -CH2CH2CH2CH3 35. -NH2
36. -NH?
9. -CH2CH2CH(CH3)2
10. -CH2CH(CH3)2 37. -NH-CH3
11. -CH2CH=CH2 38. -NH-CH2CH3
12. -CH2C(CH3)3 39. -NHCOCH3
13. -CH2C=CH 40. -NHCOC6H5
14. -CH2C6H5 41. -N(CH3)2
42. -N;(CH3)3
15. -CH(CH3)2
16. -CH=CH2 43. -N=o
17. -CH(CH3)CH2CH3 44. -NO2
18. -CH=CH-CH3 45. -OH
19. -C=CH 46. -OCH3
20. -C6H5 47. -OCOCH3
21. -C6H4-CH3-P 48. -F
22. -C6H4-NO2-p 49. -SH
23. -C6H4-CH3-m 50. -SCH3
24. -C6H4-NO2-m 51. -SO2CH3
25. -C=C-CH3 52. -Cl
26. -C6H4-CH3-o 53. -Br
27. -C6H4-NO2-o 54. -I

2.5.1.3. Cách xác định cấu hình R-S trong công thức chiếu Fischer

Cấu hình tuyệt đối R-S có thể được xác định trực tiếp trên công thức chiếu Fischer:
- Neu phối tử có độ ưu tiên nhỏ nhất nằm theo đường thẳng đứng, chiều thứ tự ưu
tiên của ba phối tử còn lại cho trực tiếp cấu hình tuyệt đối.
- Nếu phối tử có độ ưu tiên nhỏ nhất nằm theo đường nằm ngang, chiều thứ tự ưu
tiên của ba phối từ còn lại cho cấu hình ngược lại với cấu hình tuyệt đối.

194
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

2.5.2. Danh pháp D-L

Hợp chất được chọn làm mẫu là gliceraldehyd. cấu hình dạng hữu triền được
Fischer quy định là D-gliceraldehyd và dạng tả triền là L-gliceraldehyd.
Từ quy ước này, người ta suy ra cấu hình tương đối của các hợp chất có cấu trúc
tương tự.

CHO COOH CHO COOH


H------- OH ---- ► H------- OH HO------- H ---- HO-------------H
CH2OH ch2oh CH2OH ch2oh
D-(+)-Gliceraldehyd Acid D-Gliceric L-(+)-Gliceraldehyd Acid L-Gliceric
Hình 6.11. Ví dụ hợp chất có cấu hình D, L

Quy ước này cũng được áp dụng trên hợp chất đường. Dựa trên hình chiếu Fischer,
nếu nguyên tử carbon thủ tính có số định vị lớn nhất mang nhóm -OH nằm bên phải thì
gọi là đường D-; ngược lại, nằm bên trái thì gọi là đường L-.
CHO CHO CHO CHO CHO
H-------- OH H--------OH H-------- OH HO-------- H H-------- OH
H-------- OH H OH HO-------- H HO-------- H HO H
H--------OH HO H H-------- OH OH HO H
H-------- OH H OH H-------- OH OH H OH
CH2OH CH2OH CH2OH CH2OH CH2OH
D-Allose D-Gulose D-Glucose D-Mannose D-Galactose

Hình 6.12. Một số đường D-hexose

Đối với các amino acid, trên hình chiếu Fischer, nếu nguyên tử carbon thủ tính có
số định vị nhỏ nhất mang nhóm -NH2 nằm bên phải thì có cấu hình D-, ngược lại, nằm
bên trái thì có cấu hình L-.
Trong hai đối phân, nếu một đối phân có cấu hình D, đối phân còn lại có cấu hình
L. Không có bất kỳ hên hệ nào giữa cấu hình D, L với dấu của độ quay riêng.

195

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

CHO
COOH COOH COOH
H2N-------- H
H2N----------- H H---------- NH2 H-----------NH2
H-------- OH

CH2OH ch2c6h5 CH(CH3)2 CH3

L-Serin D-Phenylalanin D-Valin L-Treonin

Hình 6.13. Danh pháp D, L của một số amino acid

2.6. Tính đặc thù lập thể của các quá trình hóa sinh

Hoạt tính sinh học của một số hợp chất thủ tính tùy thuộc vào đồng phân lập thể
của chúng. Nguyên nhân của những khác nhau về hoạt tính sinh học có thể là do thành
phần tạo nên cơ thể sống bao gồm những phần từ bất đối xứng: 20 L-amino acid; đường
D-ribose và - 2-deoxy-D-ribose cấu tạo nên acid ribonucleic (RNA) và acid
deoxyribonucleic (DNA) tồn tại trong nhân tế bào. Đồng phân quang học nào có khả
năng tương tác (lực thút tĩnh điện, liên kết hydrogen, liên kết cộng hóa trị...) được với
cơ quan thụ cảm (receptor) thì sẽ có tác dụng sinh học, giống như “chìa khóa - ổ khóa”.
Các enzyme ưong cơ thể cũng đều bất đối xứng, thông thường chỉ một trong hai đối
phân là phù hợp với tâm của enzyme.
Ví dụ:
OH OH

R-(—)-Adrenalin S-(+)-Adrenalin ó,-(+)-Amphetamin 7?-(-)-Amphetamin

Dạng tả triền của adrenalin có hoạt tính Dạng hữu triền của amphetamin cỏ hoạt
mạnh hơn dạng hữu triền 30-40 lần.... tịnh mạnh hơn dạng tả triền hai lần

196
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

COOH COOH

D-Dopa L-Dopa
(-)-Norgestrel, một loại thuốc tránh thai, hấp L-Dopa, thuốc chống bệnh Parkinson,
thụ với tốc độ gấp đôi có khả năng hấp thụ
so với (+)-norgestrel nhanh hơn đồng phân D-

Đồng phân Ẩ-thalidomide có tác dụng an thần, nhưng đồng phân S- gây dị tật
bẩm sinh ở trẻ. Vì vậy, người ta đã tách riêng đồng phân R- để sử dụng; nhưng đồng
phân R- cũng bị racemic hóa nhanh chóng trong cơ thể, nên không loại được đồng
phân có hại.

(S)-Fluoxetine

Prozac (fluoxetine), cả 2 đối phân có tác dụng chống trầm cảm rất tốt, nhung việc
đào thải đồng phân 5- ra khỏi cơ thể chậm hơn nhiều so với đồng phân R-.

(S)-Ketamine (Ã)-Ketamine

197
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

^-Ketamine là một chất gây mê, còn Ả-ketamine có rất ít tác dụng gây mê, mà là
một chất gây loạn tâm thần, ảo giác.

Ibuprofen là thuốc giảm đau, kháng viêm. Hợp chất này có một tâm thủ tính là có
hai đồng phân quang học. Đồng phân (5)-(+) có hoạt tính và đồng phân (Ẩ)-(-) không có
hoạt tính. Tuy nhiên, trong cơ thề đồng phân (Ã) bị racemic hóa tạo thành đồng phân
(Ó). Chính vì vậy, thuốc ibuprofen được cung cấp ở dạng (±). Khi cơ thể sử dụng đồng
phân hoạt động (S), thì đồng phân (Ẩ) tiếp tục chuyển hóa để cung cấp thêm đồng phân
hoạt động, về mặt lý thuyết, gần như tất cả các đồng phân (7?) có thể được chuyển đổi
khi đồng phân (5) bị cơ thể loại bỏ dần. Tuy nhiên, do sự khác biệt về vận chuyển và bài
tiết, nên không thể sử dụng toàn bộ lượng thuốc ibuprofen đã cung cấp vào cơ thể.

Hợp chất (-)-hyoscyamine thuộc loại alcaloid được cô lập từ cây cà độc dược
Atropa belladonna, và được sử dụng làm thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh, do có sự
cạnh tranh với acetylcholine trên hệ thần kinh đối giao cảm, nên ngăn chặn sự truyền
xung thần kinh. Các alcaloid thường được chiết xuất từ thực vật bằng cách sử dụng
base. Tuy nhiên, với việc chiết xuất bất cẩn sử dụng quá nhiều base, sản phẩm được
phân lập là hỗn hợp racemic (±)-hyoscyamine và chỉ có một nửa hoạt tính sinh học của
(-)-hyoscyamine bởi vì đối phân (+)-hyoscyamine hầu như không có hoạt tính.

198
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

COOH COOH
H2N------- H H------- NH2
CH2CH2COONa CH2CH2COONa
Natri L-glutamat Natri D-glutamat
Natri L-glutamat có vị ngọt dùng làm gia vị thực phẩm (bột ngọt), trong khi đồng
phân D không vị.

Ấ-Limonene 5-Limonene
Đồng phân Ã-limonene có mùi cam, còn đồng phần S- có mùi chanh.

3. ĐÒNG PHÂN HÌNH HỌC

Đồng phân hình học là đồng phân lập thể hiện diện trong các hợp chất có nối đôi và
ciclan.

3.1. Họp chất có nối đôi

Với một alken Cab=Cde, với a b và d e, chỉ có hai cách sắp xếp trong không
gian tạo ra hai đồng phân hình học.

Danh pháp cis-trans


Hai nhóm giống nhau gắn trên hai carbon nối đôi nằm cùng phía so với mặt phẳng
chứa liên kết 71 gọi là đồng phân cis.
Hai nhóm giống nhau gắn ưên hai carbon nối đôi nằm khác phía so với mặt phẳng
chứa liên kết 71 gọi là đồng phân trans.

199

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

cữ-But-2-en Zrứ7is'-But-2-en czs-Pent-2-en í/'ứns-Pent-2-en


Hình 6.14. Ví dụ đồng phân cis-trans

Với alken phức tạp, cấu hình được chọn là cấu hình của mạch carbon dài nhất
xuyên qua nối đôi.
c2h5 c2h5 c2h5 c4h9

H3C c4h9 h3c c2h5

trans-4-Efhy 1-3 -methy loct-3 -en czs-4-Ethyl-3-methyloct-3-en


Hình 6.15. Đồng phân cis-trans cùa 4-Ethyl-3-methyloct-3-en

Danh pháp E-Z


Với alken mang bốn nhóm thế khác nhau mà không chọn được mạch chính thì danh
pháp cỉs-trans không sử dụng được. Lúc này, danh pháp E-Z khắc phục được nhược
điểm của danh pháp cỉs-trans.
Cách gọi danh pháp E-Z: Đầu tiên, người ta sắp xếp thứ tự ưu tiên của hai nhóm thế
trên mỗi carbon nối đôi theo quy tắc tiếp vị Cahn-Ingold-Prelog. Ví dụ: a ưu tiên hom b
và d ưu tiên hơn e.
Hai nhóm ưu tiên hơn gắn trên hai carbon nối đôi nằm cùng phía so với mặt phang
chứa liên kết 7t gọi là đồng phân z (zusammen, cùng nhau).
Hai nhóm ưu tiên hơn gắn trên hai carbon nối đôi nằm khác phía so với mặt phang
chứa liên kết 7Ĩ gọi là đồng phân E (ẹntgegen, xuyên qua).

H COOH

Acid £-2-methylpent-2-enoic E-1 -Cloro-2-methylbut-2-en Z-1 -Bromo-1,2-dicloroethylen


Hình 6.16. Một số ví dụ về đồng phân E-Z

200
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

3.2. Họp chất cicỉan

Ciclan mang hai nhóm thế tại những vị trí thích hợp cũng có đồng phân hình học.
Hai nhóm thế cùng phía so với mặt phẳng trung bình của vòng gọi là đồng phân cis,
ngược lại, khác phía gọi là đồng phân trans.

trans-1,2-Dimethylcyclopropan cis-1,2-Dibromocyclopentan trans-1 -Ethyl-2-methy lcyclohexan

Hình 6.17. Một số ví dụ về đồng phân c/s-trans của ciclan

4. ĐÒNG PHÂN CẤU TRẠNG

Đồng phân cấu trạng (hay cấu dạng; conformer) là các dạng khác nhau trong không
gian của một cấu hình. Sự di chuyển từ cấu dạng này sang cấu dạng khác được thực
hiện bởi sự quay quanh một hay nhiều nối đơn. Một phân tử có thể có vô số cấu trạng.
Từ đó, chia làm cấu trạng bền (cấu trạng ưu đãi) và cấu trạng không bền.

4.1. Đồng phân cấu trạng của họp chất mạch hở đon giản

4.1.1. Eíhan

Hai nhóm methyl của ethan có thể quay quanh nối đơn carbon-carbon. Góc quay
gọi là góc nhị diện, biến thiên từ 0° đến 360°. Hai cấu trạng điển hình của ethan là cấu
trạng lệch và cấu trạng che khuất.

Quay 60°

Công thức Newman Quay 60° r

Cấu trạng che khuất


Cấu trạng lệch

Hình 6.18. Các cách biễu diễn cấu trạng che khuất, lệch của ethan

201

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
cấu trạng lệch bền nhất vì có năng lượng tối thiểu, cấu trạng che khuất kém bền có
mức năng lượng cao nhất, do tương tác không nối giữa các nguyên tử hydrogen. Vì vậy, ‘
bình thường etan có cấu trạng lệch, còn cấu trạng che khuất là trạng thái chuyển tiếp khi
etan quay từ cấu trạng lệch này sang cấu trạng lệch khác.

4.1.2, Bu\an

Che khuất Bán lệch Che khuất


toàn phần một phần
0° 60° 120° 360°
___ 1________ ]________ 1—---- __L_
Hình 6.20. Giản đồ năng lượng quay của butan

202

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

cấu trạng bền nhất của butan là cấu trạng đối lệch, còn gọi là cấu trạng anti. Hai
. cấu trạng kém bền hơn là cấu trạng bán lệch hay syn. cấu trạng che khuất toàn phần và
hai cấu trạng che khuất một phần không bền, ứng với ba cực đại năng lượng. Ở nhiệt độ
thường, butan là hỗn hợp các cấu trạng đối lệch và bán lệch. Trong đó, cấu trạng đối
lệch chiếm thành phần nhiều hơn.

4.1.3. 1,2-Dỉcloroethan

Cấu trạng bán lệch ít bền hơn cấu trạng đối lệch, do có sự xô đẩy lưỡng cực giữa
hai nguyên tử clo. 1,2-Dicloroethan kết tinh hoàn toàn ở cấu trạng đối lệch. Còn ở thể
khí là hỗn hợp cân bằng chứa 73% cấu trạng đối lệch và 27% cấu trạng bán lệch.
C1
R 1 'H

H Ỵ H H J H
C1 H
Đối
Đôi lệch Bán lệch
Hình 6.21. Cấu trạng đối lệch và bán lệch của 1,2-dicloroethan

4.1.4. Ethanol mang nhóm thế tại vị trí sấ 2

Tất cả ethanol mang nhóm thế -OH, -NH2, - F, -Cl, -Br, -OCH3, -NO2, -NH-CH3, -
N(CH3)2 ở vị trí số 2 đều được an định trong cấu trạng bán lệch. Tính bền của cấu trạng
bán lệch được giải thích do sự tạo nối hydrogen nội phân từ giữa -OH alcol và nhóm thế
ở vị trí số 2. Nối hydrogen càng bền, cấu trạng bán lệch càng được ưu đãi.
Cấu trạng bán lệch của ethylen clorohydrin bền hơn cấu trạng đối lệch trong bất cứ
điều kiện nào. Ở thể rắn chỉ có cấu trạng bán lệch tồn tại. Ở thể lỏng và khí có tồn tại
cân bằng giữa cấu trạng đối lệch và bán lệch. Năng lượng cấu trạng bán lệch thấp hơn
cấu trạng đối lệch 0,95 kcal/mol.
H
C1 C1-I
1 Aỉ Ik)
H Ỵ H
ÒH
OH H
Hình 6.22. cấu trạng đối lệch và bán lệch cùa ethylen clorohydrin

203

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

4.2. Đồng phân cấu trạng của hợp chất vòng no

4.2.1. Cyclohexan

Nhiễu xạ điện tử cho thấy cyclohexan tồn tại hoàn toàn ở cấu trạng ghế tại nhiệt độ
phòng, nhưng rào năng lượng giữa cấu trạng ghế và tàu không cao, khoảng 11 kcal/mol.

Hình 6.23. cấu trạng ghế (a) và cấu trạng tàu (b) của cyclohexan

Cấu trạng ghế:


Các nguyên tử hydrogen trong cấu trạng ghế chia làm hai nhóm:
• Sáu hydrogen gắn trên các nối song song với trục đối xứng bậc ba của phân từ, gọi
là nối trục, a (axial).
• Sáu hydrogen gắn trên các nối gần như song song với mặt phang trung bình của
vòng, gọi là nối xích đạo, e (equatorial).
Các nối trục và xích đạo luân phiên nằm trên và dưới mặt phẳng trung bình của
vòng. Các nguyên từ hay nhóm nguyên từ nối hướng xuống dưới mặt phang trung bình
của vòng có cấu hình a, ngược lại có cấu hình p.

Hình 6.24. Nối trục và nối xích đạo, cấu hình a và p

Cyclohexan có hai cấu trạng ghế tưorng đưong biến đổi qua lại rất nhanh chóng ở
nhiệt độ phòng, trong sự biến đổi này, nối trục chuyển thành nối xích đạo và ngược lại,
nhưng cấu hình a, p của các nối không đổi.

204
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

h2

Hình 6.25. Nghịch chuyển cấu trạng ghế

4.2.2. Một số dẫn xuất của cyclohexan

Các cyclohexan mang một nhóm thế cũng tồn tại dưới cấu trạng ghế và có hai cấu
trạng ghế: một cấu trạng mang nhóm thế ở vị trí trục và một ở xích đạo. Khoảng cách từ
nhóm thế X ở vị trí trục đến hydrogen trục tại C3 và C5 ngắn hơn khoảng cách từ nhóm
X ở vị trí xích đạo đến các hydrogen trục và xích đạo tại C2 và C6.
Cho nên, tương tác lập thể giữa X xích đạo với hydrogen sẽ yếu hơn giữa X trục
với hydrogen. Hay nói cách khác, cấu trạng mang nhóm thế ở vị trí xích đạo bền hơn
cấu trạng trục.

Tương tác
butan bán lệch

Hình 6.26. Cân bằng cấu trạng trục - xích đạo


Với các hợp chất dialkylcyclohexan, cấu trạng mang nhóm thế lớn hơn ở vị trí xích
đạo sẽ ưu đãi hơn.
Với các alkylcyclohexanol, nhóm alkyl thường chiếm vị trí xích đạo trong cấu trạng
ưu đãi. Nhóm alkyl càng lớn, quy tắc trên càng đúng. Lúc đó, nhóm hydroxyl ở vị trí
trục.

205

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Hình 6.27. Một số ví dụ về cân bằng giữa hai cấu trạng ghế

Thông thường, nhóm thế chiếm vị trí xích đạo trong các cấu trạng ưu đãi, nhưng
quy tắc này không phải lúc nào cũng đúng. Đối với hợp chất cyclohexadiol, các nhóm
hydroxyl không phải luôn ở vị trí xích đạo trong các cấu trạng ưu đãi. Ví dụ: trans-
cyclohexa-1,2-diol là hỗn hợp cùa hai cấu trạng nhị xích đạo và nhị trục. Còn cỉs-
ciclohexan-l,3-diol thì hai nhóm hydroxyl luôn ở vị trí trục. Vì ở vị trí này nối
hydrogen nội phân từ mới thiết lập được. Năng lượng sinh ra khi tạo nối hydrogen đủ bù
trừ cho năng lượng tương tác 1,3-nhị trục.

OH
Hình 6.28. cấu trạng của trans-cyclohexa-1,2-diol và c/s-cyclohexan-1,3-diol

4.2.3. Decalin (Biciclo [4.4.0] decan)

Decalin là sườn cơ bản của rất nhiều hợp chất thiên nhiên thuộc nhóm sesquiterpen,
diterpen, triterpen, steroid. Decalin là hệ thống vòng không căng, tồn tại dưới hai dạng
cỉs và trans tùy theo nguyên tử hydrogen gấn tại C9 và CIO cùng phía hay khác phía.

206

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Írứns-Decalin

Hình 6.29. cấu trạng của trans- và c/s-decalin

Với ira/w-decalin, hai vòng súc họp với nhau bằng hai nối xích đạo, cơ cấu cứng,
không thể nghịch chuyển được. Trong khi cÍ5-decalin, hai vòng súc hợp bởi một nối
xích đạo và một nối trục, có cơ cấu mềm dẻo, có thể nghịch chuyển được.
Cấu trạng ghế cùa Cỉs-decalin có ba tương tác butan bán lệch, còn íra«s-decalin thì
không có, nên đồng phân írarcs-decalin bền hơn.

4.3. Đồng phân cấu trạng và quá trình hóa sinh

Các nghiên cứu thấy rằng một phối tử có thể đảm nhận sự phù hợp khác nhau khi
nó liên kết với các dạng khác nhau của một thụ thể. Ví dụ, acetylcholine thể hiện cả
hoạt động muscarinic và nicotinic. Hoạt động muscarinic là do cấu trạng anti-
acetylcholine, trong khi hoạt động nicotinic là do cấu trạng syzz-acetylcholine.

© ©
CH3COO N(CH3)3 _ © TT ...
N(CH3)3
(H3C)3N ococh3 (H3C)3N H H HL X
JcQ-h
H H HH H HH ÒCOCH3 H y H
ỎCOCH3
Syn-acetylcholine ^Tỉti-acetylcholine

207

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

BÀI TẬP LƯỢNG GIÁ

CÂU 1. Gọi tên theo danh pháp Ẩ, 5 của các hợp chất sau:
CHO CH3 COOH COOH CHO COOH
H----- C1 H----- NH2 HO----- H H----- C1 H----- OH H----- C1
HO----- H nh2 H----- OH H----- Br HO----- H H----- OH
CH2Br CH3 ch2oh CN H----- OH H----- Br
Al A2 A3 A4 CHO CH3
A5 A6

CÂU 2. Cho các đồng phần sau:

Chuyển các công thức trên sang công thức chiếu Fischer và cho biết tưomg quan lập
thể của:
BI và B2; BI và B3; B3 và B4; B2 và B5; B4 và B5; B6 và B7; B5 và B7
CÂU 3. Hợp chất CH2OH(CHOH)3CHO
- Có bao nhiêu tâm thủ tính?
- Bao nhiêu đồng phân quang học? ---------
- Biểu diễn các đồng phân quang học dưới dạng công thức chiếu Fischer.
- Xác định cấu hình R, s của các tâm thủ tính.
- Xác định danh pháp D, L của mỗi đồng phân.
CÂU 4. Hãy biểu diễn các hợp chất sau đây bằng công thức phối cảnh và công thức
Newman:
A. (27?,3‘S)-Dihydroxypentan

208

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

B. Acid meso-tartric
c. Acid (2S,31S')-2-cloro-3-methylhexan
D. (3Á,3ó)-2,2-Dimethyl-3-phenylheptan-4-ol
CÂU 5. Biểu diễn các đồng phân hình học và gọi tên theo danh pháp cis-trans; E-Z của:
A. C4H7CI
B. C4H6C12
c. C5H8ClBr
D. Acid C6H10O2
CÂU 6. Biểu diễn các đồng phân hình học của các hợp chất sau bằng cấu trạng ghế. sắp
xếp theo thứ tự độ bền tăng dần:
A. Dimethylcyclohexan
B. Ethylmethylcyclohexan
c. Methylcyclohexanol
CÂU 7. Biểu diễn đồng phân cấu trạng của các hợp chất sau bằng công thức phối cảnh,
công thức Newman (với các góc quay 0°, 60°, 120°, 180° qua nối đơn C2-C3). sắp
xếp theo thứ tự độ bền tăng dần:
A. 2,3-Diclorobutan
B. Pentan

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Gareth Thomas, Medicinal Chemistry, Second Edition. John Wiley & Sons Ltd, (2007).
2. Gareth Thomas, Fundamentals of medicinal chemistry. John Wiley & Sons, (2003).
3. James p. Riehl, Mirror-image asymmestry. John Wiley & Sons, (2010).
4. Lê Ngọc Thạch, Hỏa học lập thể. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP HCM, (2001)

209

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Chương 8. CÁC LOẠI PHẢN ỨNG HỮU cơ

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1. Định nghĩa được phản ứng cộng thân điện tử, cộng thân hạch, thế thân điện tử,
thế thân hạch, tách loại, khử, polymer hóa, oxy hóa.
2. Trình bày được cơ chế của các loại phản ứng cộng, thế, tách loại, khử, polymer
hóa, oxy hóa.
3. Phân tích được sự ảnh hường của nhóm thế, tác nhân, đỉềụ kiện phàn ứng lên
khả năng phản ứng và định hướng phản ứng.
4. Giải thích được một số quá trình sinh hóa trong cơ thể và tống hợp thuốc.

1. PHẢN ỨNG CỘNG

1.1. Cộng thân điện tử (Electrophilic addition reaction - Ae)

Phản ứng cộng thân điện từ là phản ứng cộng đặc trưng cho hợp chất chứa liên kết
7t carbon-carbon. Electron n ít bị giữ chặt bởi hai hạt nhân nguyên tử carbon và chuyển
động trong vùng không gian rộng hơn electron ơ. Vì vậy, liên kết 7t, điển hình trong hợp
chất chứa nối đôi c=c, là nguồn electron, dễ phản ứng với các tác nhân thiếu electron,
hay còn gọi là tác nhân electrophil (tác nhân thân điện từ).

+ Y-Z

Cơ chế phản ứng:


Phàn ứng xảy ra qua hai giai đoạn:
Giai đoạn một (chậm): tác nhân thân điện tử tấn công vào nối đôi c=c và tạo với
các electron 71 thành phức 71 (còn gọi là phức dịch chuyển điện tích). Phức 71 kém bền,
tạo thành carbocation.

© + z
Phức 71 Carbocation

210

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Trong trường hợp Y là halogen, carbocation có khuynh hướng ở dạng vòng.

Giai đoạn hai (nhanh): carbocation nhanh chóng phản ứng với nhóm mang điện tích
âm Z" tạo thành sản phẩm.

Khả năng phản ứng của alken: Những nhóm làm tăng mật độ electron của nối đôi
(nhóm đẩy electron) thì sẽ làm tăng khả năng phản ứng cộng thân điện tử của alken.
Vỉ dụ: Khả năng phản ứng Ae tăng dần từ:
CH2=CH-CHO < CH2=CH2 < ch2=ch-ch3 < CH3-CH=CH-CH3
Cộng halogen:
Aiken phản ứng dễ dàng với Cl2, Br2 ở nhiệt độ thường trong dung môi trơ CCI4 để
tạo thành vzc-dihalide, I2 không phản ứng. Phản ứng thường có biệt tính lập thể cộng
trans, qua carbocation vòng.
Phản ứng này cần tránh nhiệt độ cao và lượng thừa halogen vì trong điều kiện đó,
phản ứng thế chiếm ưu thế hơn.
Ví dụ: phản ứng của hai đồng phân z và E cùa pent-2-en với Br2 trong dung môi
CCI4.

Br—Br
H H

Z-Pent-2-en
íAreơ-(+)-2,3-Dibromopentan

211

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Br

£-Pent-2-en

Trong trường hợp carbocation mạch hở được an định bởi các nhóm đẩy điện tử
(+R) thi biệt tính lập thể cộng trans sẽ biến mất.
Cộng hidracid:
Alken phản ứng với hidracid qua trung gian carbocation, thu được sản phẩm là
alkyl halogenur theo quy tắc Markovnikov.
Quy tắc Markovnikov: Phản ứng cộng Ae của acid có proton vào alken ưu tiên xảy
ra theo hướng hình thành carbocation bền.
Vỉ dụ: phản ứng của but-1-en với HC1
©
ch3-ch2-ch2-ch2 + Cl~r
CH3-CH2-CH2-(pH2
(A) t , C1
CH3-CH2-CH=CH2 Sản phâm phụ
© + crr
-►ch3-ch2-ch-ch3 CH3-CH2-CH-CH3
(B) C1
Sản phẩm chính

Xét hai carbocation (A) và (Bộ: (A) có một nhóm C3H7 gây hiệu ứng +1; hai Ha gây
hiệu ứng H. (B) có một nhóm C2H5 và một nhóm CH3 gây hiệu ứng +1; năm Ha gây
hiệu ứng H. — - - -
Vì vậy, carbocation (B) được an định hơn so với (A), nên phản ứng xảy ra theo
hướng tạo carbocation (B) và thu được sản phẩm chính là 2-clorobutan.
Vỉ dụ: phản ứng cùa 3,3,3-triíloropropen với HC1

212
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

© + cr
cf3-ch2-ch2 CF3-CH2-(pH2
(A) , C1
cf3-ch=ch2 Sản phâm chính
©
cf3-ch-ch3
+ ciị CF3-CH-CH3
(B) C1

Carbocation (B) kém bền hơn vì carbon mang điện tích dương gần nhóm CF3- rút
điện tử mạnh (hiệu ứng -I); vì vậy, phản ứng theo hướng tạo carbocation (A) và tạo sản
phẩm clorur bậc thấp.
Cộng hipohalogeno: HOX
Ví dụ: phản ứng của propylen với H0C1

Propylen tác dụng với H0C1 tạo hỗn hợp hai đối phân carbocation vòng, sau đó
nhóm OH~ tấn công vào hai carbocation vòng theo hướng cộng trans, tạo ra sản phẩm
chính là hỗn hợp hai đối phân của 1 -cloropropan-2-ol (propylen clorohydrin).
Sản phẩm halohydrin cũng được tạo ra khi cho alken phản ứng với dung dịch loãng
CỈ2, Br2 trong nước. Phản ứng xảy ra do cộng halogen tạo carbocation vòng, rồi tiếp
theo là sự tấn công của H2O theo hướng cộng trans\

213

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

1.2. Cộng thân hạch (Nucleophilic addition reaction - An)

Phản ứng cộng thân hạch (hay cộng nucleophil) là phản ứng do tác nhân thân hạch
tấn công vào trung tâm có mật độ electron nhỏ nhất của liên kết đa.
Phản ứng cộng thân hạch điển hình là phản ứng cộng vào nhóm c=o, C=N của
aldehyd, ceton, acid và dẫn xuất ... Các liên kết đôi c=c cũng tham gia phản ứng này
khi nối đôi gắn với nhóm thế rút điện tử mạnh.
Phản ứng được nghiên cứu nhiều là phản ứng cộng vào c=o.
Cơ chế phản ứng
Nhóm carbonyl là nhóm phân cực mạnh về phía oxygen; do đó, trung tâm carbon
dương điện, thuận lợi cho tác nhân thân hạch tấn công vào.
Phản ứng xảy ra qua hai giai đoạn:
- Giai đoạn một (chậm): tác nhân thân hạch tấn công vào carbon dương điện tạo ra
chất trung gian có cấu trúc tứ diện.
- Giai đoạn hai (nhanh): chất trung gian kết hợp với proton để tạo thành sản phẩm.

Với Y là: -H, -R, -Halogen, -OH, -OR, -NR2, -OCOR


Nu" là: H2O, ROH, RNH2, RNHNH2, NH2OH, HO", RO", CN", R-MgX

214
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Khả năng phản ứng


- Phụ thuộc vào điện tích dưomg của carbon carbonyl. Các nhóm thế gây hiệu
ứng +1, +R làm giảm khả năng phản ứng, nhóm gây hiệu ửng -I, -R làm tăng khả
năng phản ứng.
Nếu nhóm thế là gốc alkyl như trong ceton, so với aldehyd thì khả năng phản ứng
không chì bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng +1, mà còn do hiệu ứng lập thể của nhóm alkyl cản
trở sự tấn công của tác nhân thân hạch.
- Khả năng phản ứng còn phụ thuộc vào tác nhân thân hạch. Tính base của tác
nhân thân hạch càng lớn thì khả năng phản ứng càng lớn. Vì vậy, các nhóm thế gây hiệu
ứng +1, +R làm tăng khả năng phản ứng.
Mặt khác, kích thước của tác nhân thân hạch càng cồng kềnh, thì khả năng phản
ứng giảm do hiệu ứng không gian.
Quy tắc Cram
Đối với những hợp chất carbonyl có tâm thủ tính tại vị trí a, thì phân tử carbonyl
sắp xếp sao cho nhóm liên kết c=o nằm trong góc nhị diện giữa nhóm trung bình và
nhóm nhỏ. Tác nhân thân hạch tấn công vào carbon carbonyl từ phía nhóm có kích
thước nhỏ.

Sản phẩm phụ (hướng 2)

L, Tb, N: là ký hiệu các nhóm có kích thước lần lượt là lớn, trung bình, nhỏ.

Với tác chất Grignard


Phản ứng với tác chất Grignard, tùy vào chất nền là aldehyd formic, aldehyd khác,
hay ceton mà sản phẩm thu được là alcol bậc 1, 2 hay 3.

215

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

H H
H2O
R------ OMgX —-—Ỉ*- R------ OH
H H
Alcol bậc 1

R1 R1
H2O R—|—OH
R OMgX
H
Alcol bậc 2

R1 R1
H2O
R------ OMgX ■ 2 >■ R------ OH
r2
Alcol bậc 3

Vời amỉn, dẫn xuất


Aldehyd, ceton tác dụng với amin hay nói chung là các hợp chất chứa nitrogen như:
RNH2, hydrazin và các dẫn xuất là phản ứng cộng thân hạch, trong đó tác nhân thân
hạch là nitrogen còn cặp electron chưa tham gia liên kết sẽ tấn công vào carbon
carbonyl. Rồi nhanh chóng proton hóa tạo carbinolamin. Hợp chất này rất hoạt động và
không tách ra được và có phản ứng tách nước tiếp theo khi có nhiệt độ, hay xúc tác.

R
R'—N=/
Y

Vỉ dụ: Một số phàn ứng của hợp chất carbonyl với họp chất chứa nitrogen.

216

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

h20

Phản ứng của formaldehyd với NH3 cũng tuân theo cơ chế cộng An. Tuy nhiên, sản
phẩm aminomethanol không bền, nhanh chóng tách nước, tiếp tục phản ứng với
formaldehyde, NH3 để thu được sản phẩm hexamethylentetramin.

HOH2C XCH2OH
/OH-3H2Ọ HN NH+3HCHO^ N N lY
•• +3HCHỌ
3 NH3 — »
NH2 H iLn„
CH2OH Hexamethylentetramin

Với alcool
Nhóm aldehyd, ceton tác dụng với alcool thu được hợp chất có nhóm hemiacetal và
hemicetal tương ứng.
R
v° R"OH, H4-
R’OH, ĩĩ+
H
Aldehyd Hemiacetal Acetal

R'OH, H+ R"OH, H+

Ceton Hemicetal Cetal

217

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Phản ứng này đặc trưng cho sự chuyển hóa qua lại giữa các dạng mạch vòng và
mạch hở của hợp chất đường.

a-D-Glucopyranose (3-D-Glucopyranose
(37,3%) (62,6%)

0,002%

1.3. Phản ứng cộng và các quá trình hóa sinh

Corticosteroid
Hydrocortisone (cortisol) là một glucocorticoid tự nhiên, có tính kháng viêm. Tuy
nhiên, các hợp chất corticosteroid thường có nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, từ cortisol
thực hiện các phản ứng bán tổng hợp nhằm tối ưu hóa tính năng kháng viêm và giảm
thiểu tác dụng phụ.

Từ corticol bán tổng hợp thu được 9a-bromohydrocortison 21-acetat. Tuy nhiên,
hợp chất này có ít tác dụng kháng viêm hon. Một sản phẩm bán tồng hợp khác là 9a-
fluorohydrocortison 21-acetat lại có hoạt tính gấp 11 lần so với hydrocortisone acetat,
nhưng tác dụng phụ cũng tăng lên.
Hiện nay, sản phẩm bán tồng hợp betamethason là thuốc kháng viêm có giá trị, và ít
tác dụng phụ.
Quy trình bán tổng hợp 9a-fluorohydrocortison từ cortisol bao gồm phản ứng ester
hóa nhóm hydroxyl tại Cl 1 bởi tosyl clorid để tạo nhóm xuất tốt. Tiếp theo là phản ứng
tách E2 tạo nối đôi tại C9-C11. Phản ứng cộng thân điện tử Ae bằng dung dịch nước

218

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

brom trên nối đôi vừa mới tạo thành, sản phẩm ưu đãi theo hướng brom tấn công ở bề
mặt bên dưới ít cản trở lập thể hom. Với xúc tác base, phàn ứng Sn2 nội phân từ xảy ra
tạo sản phẩm chứa nhóm epoxid và cuối cùng là mở vòng epoxid bởi xúc tác acid tạo
sản phẩm 9a-fluorohydrocortison.

Cyanohydrin
Một số hợp chat cyanohydrin tự nhiên có chứa liên kết acetal như prunasin trong
nguyệt quế, amygdalin trong hạnh nhân đắng, linamarin có trong củ khoai mì.

Trong cơ thể, các cyanohydrin chuyển hóa, giải phóng acid cyanhydric và gây
ngộ độc.

219

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Vì vậy, các thực phẩm có chứa hợp chất thuộc loại cyanohydrin cần đun nóng kỹ
đề phản ứng thủy phân xảy ra, phóng thích HCN và loại HCN khỏi thực phẩm trước
khi sử dụng.
Etoposide
Etoposide là một loại thuốc chống ung thư được sử dụng hiệu quả trong điều trị ung
thư phổi tế bào nhỏ, ung thư tinh hoàn và u lympho. Đây là mô hình bán tồng hợp của
lignan podophyllotoxin tự nhiên bằng phản ứng cộng thân hạch tạo sản phẩm chứa ba
liên kết acetal.

Ethinylestradiol
Ethinylestradiol là thuốc tránh thai bằng đường uống, đang được sử dụng rộng rãi,
có hiệu quả tránh thai gấp estradiol 12 lần và được tồng hợp từ estrone tự nhiên bằng
phản ứng cộng thân hạch.

220
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Phản ứng Michael


Phản ứng Michael là phản ứng cộng thân hạch lên hệ liên hợp trong hợp chất
carbonyl không bão hòa. Những phản ứng như vậy cũng diễn ra trong tự nhiên và một
số có thể gây nguy hiểm cho chúng ta. Ví dụ, ester ethyl acrylat là một tác nhân nghi
ngờ ung thư. Hợp chất này có thể phản ứng với các nucleophil sinh học tạo liên kết bất
thuận nghịch, khiến nó không thể thực hiện các chức năng bình thường. Một loại
enzyme đặc biệt quan trọng có thể hoạt động như một tác nhân thân hạch là enzyme
DNA polymerase, chịu trách nhiệm tổng hợp các chuỗi DNA và tham gia sửa chữa
DNA. Trung tâm thân hạch này là một nhóm thiol và có thể phản ứng với ethyl acrylate
và gây bất hoạt enzyme DNA polymerase.

Enzyme—SH

Enzyme DNA polymerase


Ethyl acrylat Enzyme bị bất hoạt
Tác nhân gây ung thư

Tuy nhiên, trong cơ thể đã cung cấp một tác nhân thân hạch thay thế, đó là
glutathion. Nhóm thiol trong glutathion phản ứng với hợp chất carbonyl bất bão hòa gây
ung thư giống như nhóm thiol cùa enzyme DNA polymerase. Ket quả là, chất gây ung
thư tạo liên kết bất thuận nghịch với glutathion và tạo thành sản phẩm có tính phân cực
tăng lên so với hợp chất ban đầu. Hợp chất này có khả năng hòa tan trong nước và có
thể được bài tiết ra khỏi cơ thể.

221

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

o.

Tác nhân gây ung thư bị bất hoạt

Glutathion cũng liên quan đến việc loại bỏ các chất chuyển hóa độc hại từ thuốc
giảm đau paracetamol. Trong cơ the, paracetamol chuyển hóa tạo ra chất độc N-
acetylbenzoquinon imin, hợp chất này dễ dàng phản ứng với protein để gây tồn thương
tế bào. Tuy nhiên, glutathion sẽ vô hiệu hóa chất độc này thông qua phản ứng cộng thân
hạch vào một imin liên hợp tạo ra sản phẩm glutathion-paracetamol không độc hại. Thật
không may, nếu dùng quá liều paracetamol, có thể không đủ glutathion để giải độc tất
cả các chất chuyển hóa. Điều này có thể làm giảm tổn thương tế bào, đặc biệt là gan.
Paracetamol là thuốc giảm đau an toàn trừ khi dùng quá liều.

Các chất ức chế acetylcholinesterase


Chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine vừa là hợp chất amoni bậc bốn vừa là este.
Sau khi tương tác với thụ thề của nó, acetylcholine thường bị phân hủy bời enzyme
acetylcholinesterase. Enzyme này có đoạn serine hoạt động như tác nhân thân hạch, tấn
công carbon carbonyl của nhóm este trong acetylcholine. Giai đoạn tiếp theo là thủy
phân nhanh chóng chất trung gian đề phục hồi lại dạng ban đầu của enzyme và tiếp tục
vai trò xúc tác cho phản ứng kế tiếp.

222

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Acetylcholinesterase là một enzyme có hiệu quả rõ rệt, xúc tác cho hơn 10.000
phản ứng mỗi giây tại một bề mặt hoạt động. Điều này cũng làm cho nó trở thành mục
tiêu chính của các loại thuốc và các chất ức chế acetylcholinesterase có tầm quan trọng
đáng kể. Một số độc tố tự nhiên và tổng hợp cũng hoạt động bằng cách ức chế enzyme
này. Physostigmin tự nhiên và các dẫn xuất bán tổng hợp neostigmin, rivastigmin ức
chế acetylcholinesterase bằng cách tạo thành một chất trung gian cộng hóa trị được thủy
phân chậm hơn rất nhiều so với cơ chất thông thường. Những thuốc này là este
carbamoyl chứ không phải este acetyl.

Đoạn serin trong enzyme tấn công nhóm carbamoyl, nhưng chất trung gian
carbamoyl-enzyme sau đó thủy phân rất chậm (vài phút thay vì micro giây), ngăn chặn
hiệu quả vị trí hoạt động trong phần lớn thời gian. Tốc độ thủy phân chậm hơn của este
carbamat serin là do sự ổn định cộng hưởng của nitrogen làm giảm tính chat carbonyl.

MeHÍĨỊ oe
Thủy giải chậm ÕH

Carbamoyl-enzyme
A ]~^H
Acetylcholinesterase

223

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Bằng cách làm chậm đáng kể sự phân hủy của acetylcholine, những loại thuốc này
được sừ dụng để kéo dài tác dụng của acetylcholine nội sinh. Physostigmin và
neostigmin có công dụng trong nhãn khoa như một chất gây mê, làm co đồng tử của
mắt, thường đề chống lại tác dụng của bệnh nấm da như atropin. Chúng có thề được sử
dụng như một thuốc giải độc cho các chất độc ức chế dẫn truyền thần kinh, chăng hạn
như atropin hoặc để đảo ngược tác dụng của thuốc giãn cơ ngăn chặn thụ thề
acetylcholine, như: tubocurarin và atracurium. Các chất ức chế acetylcholinesterase
khác như rivastigmin, rất có giá trị trong điều trị bệnh Alzheimer, bằng cách tăng chức
năng bộ nhớ.

2. PHẢN ỨNG THẾ

2.1. Thế thân điện tử (Electrophilic substitution reaction - Se)

Trong hợp chất béo thì phản ứng thế thân hạch là đặc trưng hơn, còn trong hợp chất
thơm thì phản ứng thế thân điện tử lại đặc trưng hơn. Các vòng thơm có mật độ electron
cao nên dễ bị tấn công bởi các tiểu phân thân điện tử, mang điện tích dương hoặc phần
mang điện dương của một lưỡng cực.
Cơ chế phản ứng (SeAĩ)
Phản ứng thường cần xúc tác là acid proton mạnh H2SO4 hay acid Lewis AICI3,
FeCỈ3, ZnBr2,... Trước tiên, chất xúc tác sẽ tương tác với tác nhân phản ứng để tạo tác
nhân thân điện tử, thường là cation E+.
Tiếp theo là phản ứng xảy ra qua hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (chậm): tác nhân thân điện tử tấn công vào vòng thơm tạo thành
phức 71 không bền. Trong phức 7T, hệ electron thơm vẫn được bảo toàn. Tiếp theo phức 7T
chuyển thành phức ơ, phức ơ được an định bởi hiệu ứng cộng hường, điện tích dương
được giải tỏa trên các carbon ortho, para.

224

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

- Giai đoạn 2 (nhanh): phức ơ loại nhanh một proton để tạo thành sản phẩm.

Khả năng phản úng


Mật độ electron trong nhân benzen càng lớn thì khả năng phản ứng càng mạnh, vì
vậy các nhóm thế đẩy điện tử (+1, +R, H) làm tăng khả năng phản ứng. Ngược lại, nhóm
rút điện tử (-1, -R) làm giảm khả năng phản ứng.
Ví dụ:
Khả năng phản ứng giảm dần: C6H5OH > C6H5CH3 > C6H6 > C6H5C1 > C6H5NO2

Vời halogen
Vỉ dụ: phản ứng của benzen với Br2 khi có mặt xúc tác bột Fe
- Đầu tiên là phản ứng tạo xúc tác và xúc tác tương tác với Br2 để tạo tác nhân
thân điện tử.
2Fe + 3Br2 ----- ► 2FeBr3
ỗ+ 5"
Br2 + FeBr3 ----- ► Br*"Br — FeBr3

- Br2 đã được hoạt hóa bởi xúc tác sẽ tấn công vào nhân benzen.

0 Chậm
Br ••• Br •••FeBr3 —

VớiHNOỉ
Vỉ dụ: phản ứng của bezen với HNO3 đặc, khi có mặt xúc tác H2SƠ4 đặc.
- Giai đoạn tạo thành tác nhân thân điện tử:
hno3 + 2H2SO4 «->■ no2+ + 2HSO4" + H3O+
- Giai đoạn tác nhân thân điện từ tấn công vào nhân thơm:

©
H

225

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

VớiH2SO4
Ví dụ: Phản ứng của H2SO4 đặc với benzen
- Giai đoạn tạo thành tác nhân thân điện tử:
2H2SO4 so3 + 2HSO4’ + H3O+
- Giai đoạn tác nhân thân điện từ tấn công vào nhân thơm:

+ Phản ứng sulfo hóa là phản ứng thuận nghịch (khác với hầu hết các phản ứng
thế SeAt khác).
+ Phản ứng này, giai đoạn tách H+ ra khỏi phức ơ là giai đoạn chậm.
+ Sản phẩm của phản ứng không bền khi đun với hơi nước quá nóng.

Với alkyl halid (phản ứng alkyl hóa Friedel - Crafts)


Ví dụ: Phàn ứng của benzen với methylclorid, khi có mặt xúc tác AICI3.
- Giai đoạn tạo thành tác nhân thân điện tử:
ô+ §-
CH3-CI + AICI3 ----- ► CH3-CI-AICI3 +

- Giai đoạn tác nhân thân điện tử tấn công vào nhân thơm:

+ Phàn ứng alkyl hóa Friedel - Crafts dễ cho sản phẩm đa alkyl hóa, do sự gắn
nhóm alkyl vào làm tăng hoạt nhân benzen. Vì vậy, muốn thu được sản phẩm
monoalkyl, cần sử dụng dư benzen.
+ Phản ứng alkyl hóa không thề xảy ra khi benzen có sẵn nhóm thế rút điện tử
mạnh: -NO2, —CN, -SO3H.
Phản ứng alcyl hóa Friedel - Crafts
Tác nhân acyl hóa có thể là clorid acid hoặc là anhidrid acid.
Ví dụ: phàn ứng của benzen với acetyl clorid khi có mặt xúc tác A1C13.
- Giai đoạn tạo thành tác nhân thân điện tử:

226

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

ồ+ ô © 0
CH3-CO-C1 + A1C13----- *- CH3-CO—C1 — A1C13 CH3COA1C14

- Giai đoạn tác nhân thân điện tử tấn công vào nhân thom:

Định hưởng phản ứng của benzen một lần thế.


Nhóm thế trong nhân benzen gây ra sự phân bo electron ở các vị trí ortho, meta,
para là khác nhau, nên khả năng thế của tác nhân thân điện tử vào các vị trí đó cũng
khác nhau. Khả năng định hướng phản ứng của nhóm thế được xác định bằng trạng thái
ổn định của phức ở các vị trí khác nhau. Phức ơ càng ồn định thì tốc độ thế ở đó càng
lớn và sản phẩm đó chiếm ưu tiên.

Gồm hai loại nhóm thế được sắp xếp theo khả năng phản ứng giảm dần như sau:
Nhóm thế loại 1: Định hướng ortho, para
-NH2 > -OH > -OR > -NHCOR > -OCOR > Alkyl » -C6H5 > -H > -F > -Cl > -Br > -I

Nhóm thế loại 2: Định hướng meta


-CHO > -COOR > -COOH > -COCH3 > -SO3H > > -CN > -NO2 > -NH3+

Khả năng phản ứng của nhóm thế loại 1 mạnh hơn nhóm thế loại 2.
Vỉ dụ:

+ HC1

ớríAơ-Clorotoluen (58%) Pữra-Clorotoluen (42%)

227

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Định hường phản ứng của benzen hai lần thế


- Neu benzen có hai nhóm thế, thì nhóm mạnh hơn định hướng phản ứng.
- Nếu hai nhóm thế ở vị trí meta với nhau, thì tác nhân thân điện tử rất ít khi tấn
công vào vị trí ở giữa hai nhóm thế.
Một số ví dụ của phản ứng trên benzen hai lần thế:

2.2. Thế thân hạch (Nucleophilic substitution reaction - Sn)

Phản ứng thế thân hạch xảy ra bàng sự tấn công của tác nhân thân hạch (Nu) vào
trung tâm thiếu electron và sự phân cắt dị ly của nhóm ra đi cùng cặp electron liên kết.

+ Tác nhân thân hạch là các anion: c , FT, o , s , N~,... hoặc là phân từ trung
hóa như: HOH, RNH2, ...
+ Nhóm ra đi Y là những nguyên tố hay nhóm nguyên tố có độ âm điện cao, ra
đi ở dạng anion: X-, HO”, RO-, ... hoặc những nhóm mang điện tích dương
ra đi ở dạng trung hòa.
+ Trung tâm phản ứng có thể là carbon sp3, sp2, sp hoặc là những nguyên tố
khác o, N, ...
Phản ứng điển hình nhất là phản ứng thế thân hạch xảy ra ở carbon sp3 có mật độ
electron nhỏ nhất, hạt nhân không bị che chắn và tác nhân dễ tiếp cận.

228
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

2.2.1. Phản ứng Stf2

Trong phản ứng Sn2, sự tấn công của tác nhân thân hạch và sự phân cắt của nhóm
ra đi xảy ra đồng thời. Phản ứng Sn2 có sự nghịch chuyến cấu hình của tâm phản ứng,
qua trạng thái chuyến tiếp.

Vỉ dụ:
C2H5
Aceton
+ Nai + NaCl

Khả năng phản ủng Sn2


- Chất nền:
+ Độ phân nhánh ở carbon a và p của chất nền càng nhiều thì tưomg tác đẩy lập
thể ở trạng thái chuyển tiếp càng tăng, lớn hon tưomg tác đẩy của chất nền, do
đó tốc độ phản ứng giảm.
Ví dụ: phản ứng R-Br + cr —* R-Cl + Br
R CH3C2H5 CH(CH3)2 C(CH3)3
IgK 0,3 1,873,61 4,96
Khó khăn lập thể tăng từ dẫn xuất bậc 1 đến bậc 3. Dần xuất bậc 3 hầu như
không tham gia phản ứng Sn2, trừ một vài trường hợp dẫn xuất bậc 3 không có khả
năng tạo carbocation và dùng tác nhân thân hạch mạnh thì dẫn xuất bậc 3 cũng có
thể phản ứng Sn2.
Vỉ dụ: hợp chất (p-ChN-CôH^C-Cl và C6H5COC(CH3)2Br không thể tạo
carbocation bậc 3 vì bên cạnh gắn nhóm rút điện tử mạnh.
+ Chất nền có nhóm thế đẩy điện từ, tăng tính ồn định của trạng thái chuyển
tiếp thì làm tăng tốc độ phản ứng.
Ví dụ: họp chất benzyl, allyl phản ứng thế Sn2 rất dễ do có khả năng tạo trạng
thái chuyển tiếp bền bằng tưong tác của orbital 7t trong nhóm thế với orbital p của
tâm phàn ứng.
- Nhỏm đi ra:

229

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

+ Khi tăng kích thước của nhóm đi ra, trạng thái chuyên tiếp mất ổn định, dẫn
đến tốc độ phản ứng giảm.
- Tác nhân thân hạch:
+ Tác nhân thân hạch mang điện tích âm thì có tính thân hạch lón hơn acid liên
họp của nó. Ví dụ: HO’ có tính thân hạch mạnh hơn HOH.
+ Trong một chu kỳ, tính thân hạch biến đổi tương tự tính base.
Vỉ dụ: H2N" > RO’ > HO" > R2NH > ArO" > NH3> pyridin > F" > H2O > C1O4"
+ Trong một nhóm, tính thân hạch tăng theo chiều tăng điện tích hạt nhân.
P7 dw. r > Br“ > cr > F'
- Dung môi:
+ Với phản ứng Sn2 mà tác nhân thân hạch mang điện tích âm thì điện tích âm
của nó được ổn định bằng sự solvat hóa của dung môi hơn là trạng thái
chuyển tiếp có điện tích âm phân bố trên hai nguyên tử. Vì vậy, tăng độ phân
cực của dung môi là tăng năng lượng hoạt hóa và tốc độ phản ứng giảm.
Một số phản ứng theo cơ chế Sn2 (Với R là alkyl bậc nhất hoặc hai)
RX + HO’ -> ROH + X"
RX + RO' -> ROR + X’
RX + HS" -> RSH + X"
RX + SChT -> RSCN + X”
RX + CN" -> RCN + X’
RX + R’-C-C” -> RC-C-R’ + X'

2.2.2. Phản ứng SnI

Với chất nền có một tâm thủ tính, thì phản ứng SnI xảy ra với sự racemic hóa,
nghĩa là thu được hỗn họp hai đối phân với số mol bằng nhau. Còn với chất nền có
nhiều tâm thủ tính, thì sản phẩm là hỗn họp hai xuyên lập thể phân.
Phản ứng SnI xảy ra quạ hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: tạo carbocation (chậm).
- Giai đoạn 2: tác nhân thân hạch tấn công vào carbocation để tạo sản phẩm
(nhanh).

Chậm

230

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Khả năng phản ứng S\ỉ


- Chất nền:
+ Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào độ bền của carbocation. Carbocation càng
bền, tốc độ phản ứng càng cao. Những nhóm đẩy điện tử (+1, +R, H) làm an
định carbocation và làm tăng tốc độ phản ứng.
(CH3)3CBr > (CH3)2CHBr > CH3CH2Br > CH3Br
(C6H5)3CBr > (C6H5)2CHBr > C6H5CH2Br > CH3Br
- Nhóm ra đi:
+ Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nhóm ra đi. Nhóm ra đi Y thành dạng Y~
càng ồn định thì tốc độ phản ứng càng lớn. Các nhóm thế rút điện tử trong
nhóm ra đi (-1, -R) làm ổn định điện tích ầm của anion và làm tăng khả năng
phản ứng.
- Tác nhân thân hạch:
Trong phản ứng SnI, nồng độ và bản chất của tác nhân thân hạch không ảnh hưởng
đến tốc độ phản ứng vì tác nhân thân hạch không nằm trong phương trình tốc độ.
- Dung môi:
+ Độ phân cực của dung môi tăng, thì khả năng solvat hóa trạng thái chuyển
tiếp tăng, dẫn đến tăng tốc độ phản ứng.
Mối quan hệ của phản ứng Syl và Sn2
+ Sự thay đổi giữa hai cơ chế trên phụ thuộc vào kích thước nhóm thế trong
chất nền, hiệu ứng điện tử của nhóm thế, tác nhân thân hạch và dung môi.
+ Thực tế thì hai cơ chế này cạnh tranh song song nhau, thường là hỗn hợp cả
hai cơ chế.

2.3. Phản ửng thế gốc tự do (Radical substitution reaction - Sr)

Phản ứng thế gốc tự do là phản ứng trong đó có sự hình thành và phản ứng của các
gốc tự do (các gốc mang điện từ tự do ví dụ cr, Rj. Phản ứng của hydrocarbon no với
các halogen như: clo, brom dưới tác dụng của ánh sáng khuếch tán xảy ra theo cơ chế
phản ứng gốc tự do.
CH, + Cl2 -2*-+ CH.Cl + HCl
CH.CỈ + 2CZ2 > CH2CI2 + 2HCỈ
CH2CỈ2 + 3CZ2 > CHCỈ. + 2HCỈ
CHCl, + 4C/2 CCỈ, + 4HCỈ

231

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Cơ chế:
CỈ2 “* cr + cr Sự tách đồng ly dưới tác dụng năng lượng ánh sáng (khơi mào)
cr + CH4 -► CHs’ + HC1 (phát triển mạch)
CHs’ + CỈ2 cr + CH3CI (phát triển mạch)
cr + CH3CI -> CH2C1- + HC1

Gốc tự do + Gốc tự do sản phẩm (kết thúc)

2.4. Phản ứng thế và các quá trình hóa sinh

Tổng hợp ibuprofen


Ibuprofen là thuốc kháng viêm, được tổng họp từ benzen qua các phản ứng thế thân
điện tử, thế thân hạch và oxy hóa khử như chuỗi phản ứng sau:

Chuyển hóa các hợp chất ngoại lai bởi glutathion


Glutathion là tripeptid có nhóm thiol. Nhóm SH này đóng một vai như là một
nucleophil, phản ứng với các họp chất ngoại lai tiềm ẩn nguy hiểm (halogenua và
epoxid), xúc tác bởi các enzyme S-transferase. Sự kết hợp này làm giảm rõ rệt hoặc bất
hoạt hoạt động sinh học của họp chất ngoại lai. Làm tăng tính phân cực của chất nền, do
đó làm tăng khả năng hòa tan trong nước và được bài tiết ra ngoài.

Glutathion: Ỵ-Glu-Cys-Gly

232

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Aflatoxin và tổn thương DNA


Các afatoxin là chất độc từ nấm Aspergillus, phồ biến từ hạt và ngũ cốc. ờ nồng độ
cao, afatoxin gây tổn thương gan nghiêm trọng ở động vật và con người, và ở mức độ
thấp hơn, chúng liên quan đến ung thư gan. Aflatoxin B1 thường gặp nhất, là một trong
những chất độc nhất: ức chế sao chép DNA và tồng hợp RNA và bắt đầu hoạt động gây
đột biến.

Tạo liên kết bất thuận nghịch với DNA

Khử độc aflatoxin cho tế bào bởi glutathion


Tuy nhiên, tạo hóa đã cung cấp một nucleophil thay thế (glutathion) có vai trò tấn
công vào aflatoxin B1 epoxid trước khi nó gây nguy hiểm cho DNA và tạo sản phẩm
hòa tan trong nước và được bài tiết ra khỏi cơ thể.

233

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

COOH

Aflatoxin Bj epoxid

3. PHẢN ỨNG tách loại (Elimination reaction)

Phản ứng tách loại thường là phản ứng ngược lại của phản ứng cộng. Các nguyên tử
hoặc nhóm nguyên từ của các nguyên tử carbon kế cận được tách loại tạo sản phẩm nhỏ
như nước, hydrogen, amoniac và sản phẩm hydrocarbon không no (alken).
Vỉ dụ: CH3-CH2-CH2-OH - CH3-CH=CH2 + H2O (điều kiện: H2SO4, đun nóng)
Ớ đây các nguyên tử LÈ và OH' được tách loại, gọi là phản ứng dehydrat hóa.

3.1. Phản ứng tách E1

Phản ứng tách E1 xảy ra theo hai giai đoạn:


Giai đoạn 1: tách X' tạo carbocation.

Giai đoạn 2: tách ET tạo thành sản phẩm.

+ BH

Một số đặc điểm của phản ứng tách E1:


- Phàn ứng ưu đãi tạo sản phẩm alken nhiều lần thế theo quy tắc tách Zaitsev.
- Giai đoạn 1 là giai đoạn chậm quyết định tốc độ phản ứng.
- Phản ứng xảy ra dễ dàng khi chất nền có nhóm thế đầy điện tử (+1, +R) đề ổn
định carbocation.

234

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

- Phản ứng cần nhóm đi ra dễ ion hóa.


- Phản ứng thường xảy ra ở nhiệt độ cao.
- Dung môi cần có khả năng ion hóa cáo.
Phản ứng tách nước từ alcool trong môi trường acid mạnh thường xảy ra theo cơ
chế tách Eị. Tốc độ phản ứng tách nước của alcool bậc 3 nhanh hơn bậc 2, bậc 1, do tạo
thành carbocation bậc 3 bền.
Ví dụ: phản ứng tách nước từ sec-butanol trong H2SO4 đậm đặc, đun nóng 170°C tạo
sản phẩm chính là but-2-en.

CH3-CH2-CH-CH3 ——CH3-CH=CH-CH3 + CH3-CH2-CH=CH2


ỎH Sản phẩm chính

3.2. Phản ứng tách E2


Phản ứng E2 xảy ra theo cơ chế tác nhân tấn công và nhóm đi ra xảy ra đồng thời
cùng một lúc, tạo trạng thái chuyển tiếp lưỡng phân tử.

Phản ứng tách xảy ra đồng thời tạo trạng thái chuyển tiếp lưỡng phân tử nên thường
có đặc thù lập thể. Đối với hợp chất mạch hở H và X phải ở vị trí đối lệch. Đối với hợp
chất mạch vòng, H và X phải ở vị trí nhị trục.

Phản ứng tách hydrohalid từ dẫn xuất halogen trong môi trường kiềm thường xảy ra
theo cơ chế tách E2. Phản ứng ưu đãi tạo sản phẩm alken nhiều lần thế theo quy tắc tách
Zaitsev.
Vỉ dụ: Phản ứng tách HBr từ (1Ã, 2Ẳ)-1 -bromo-1,2-diphenylpropan, phản ứng tách
xảy ra khi H và X ở vị trí đối lệch tạo đồng phân (Z)-l ,2-diphenylpropen.

235

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

(Z)-1,2-Diphenylpropen

Phản ứng tách HC1 từ neomenthyl clorid trong điều kiện natri ethylat, dung môi
ethanol. Phản ứng xảy ra nhanh, thu được hai sản phẩm, trong đó sản phẩm chính tạo
thành theo quy tắc Zaitsev.

2-Menthen (25%) 3-Menthen (75%)


Sản phẩm hướng (1) Hướng (2)

Trong khi, phản ứng tách HC1 từ menthyl clorid xảy ra chậm và chỉ thu được một
sản phẩm, do chất nền chuyển sang cấu trạng ít ưu đãi hom và chỉ có một H ở vị trí trục
có thế tách được.

Menthyl clorid 2-Menthen

236

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

3.3. Phản ứng tách Hoffmann đối vói muối amoni bậc 4

Phản ứng tách theo quy tắc Hoffmann tạo ra sản phẩm alken ít nhóm thế hon.
Trong những phản úng tách có nhóm đi ra mang điện tích như RsN+, RzS+ thì sản phấm
thường có khuynh hướng tạo thành theo quy tắc Hoffmann.
Ví dụ: Khi đun nóng N,N,N-trimethyl-2-butylamoni hydroxid, phản ứng tách xảy ra
theo quy tắc Hoffmann tạo ra sản phẩm chính là but-1-en.

Nhìn theo C2-C3, cấu trạng kém ưu đãi hơn vì


có tương tác butan bán lệch

3.4. Phản ửng tách loại và các quá trình hóa sinh
Phản ứng tách loại trong chuyền hóa atracurium
Atracurium là chất làm giãn cơ, có chu kỳ bán rã khoảng 20 phút, chuyển hóa trong
cơ thể thông qua phản ứng thủy phân ester và tách loại. Thông thường, phản ứng tách
loại xảy ra trong điều kiện kiềm mạnh và nhiệt độ cao, nhưng do có sự hiện diện của
nhóm carbonyl trong phân tử atracurium làm tăng tính acid của proton và tạo điều kiện
cho việc loại bỏ nó có thể tiến hành dễ dàng trong điều kiện sinh lý.
Điều này đặc biệt có giá trị ở những bệnh nhân có men estease thấp hoặc không
điển hình.

237

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

MeO. OMe

Phản ứng tách loại trong quá trình tổng hợp tamoxifen
Tamoxifen là một chất đối kháng thụ thể estrogen được sử dụng rất thành công
trong điều trị ung thư vú và có thể được tổng hợp theo trình tự sau:

3.5. Mối quan hệ giữa phản ứng thế và tách

Phản ứng thế ái nhân và tách thường xảy ra song song và có sự cạnh tranh lẫn
nhau. Phản ứng SnI và El do cùng tạo thành carbocation nên có sự cạnh tranh ở giai
đoạn sau để tạo thành sản phẩm. Trong khi đó, phản ứng Sn2 và E2 tấn công theo các
hướng khác nhau.
Điều kiện ưu đãi cho phản ứng tách xảy ra thường là:
- Tác nhân thân hạch có tính base mạnh

238

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

- Tác nhân thân hạch cồng kềnh


- Nhiệt độ phản ứng cao
Ví dụ: Phản ứng của octyl bromid xảy ra trong điều kiện KOH ưu đãi cho phản ứng
Sn2 và xảy ra trong điều kiện kali tert-butylat thì ưu đãi phản ứng tách E2.

OH

Br

4. PHẢN ỨNG KHỬ

4.1. Phản ửng khử do cộng hydrogen


Phản ứng dùng đề khử các hợp chất chưa no, như các hợp chất chứa c=c, C-C,
c=o, ON. Thường dùng xúc tác Pt, Pd, Ni,.. .Phản ứng xảy ra trên bề mặt xúc tác, xúc
tác làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng, và định hướng phản ứng là cộng cis.

Hình 6.30. Ảnh hưởng của xúc tác đến năng lượng hoạt hóa

Ví dụ:
- Phản ứng của pent-2-en với hydrogen có mặt xúc tác Ni

239

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

H3C p2^5 Ni
\=/ + h2 ——3- ch3-ch2-ch2-ch2-ch3

H H
- Phản ứng của pent-2-in với hydrogen có mặt xúc tác Pd/C
Pd/C H3C C2H5
h3c-c=c-c2h5 + h2 —---- ► /X
H H
- Phản ứng khử một số nhóm chức bàng hydrogen, xúc tác:
R-CEEC-R' ------- ► R-HC=CH-R' ► R-CH2-CH2-R'

R-CHO ------- ► R-CH2-OH

R-CO-R' ------- R-CH(OH)-R'

R-CN --------► R-CH2NH2

4.2. Phản ứng khử do thế oxygen bằng hydrogen

- Phản ứng khử hợp chất nitro thành amin: Các amin béo và thơm đều bị khử bằng
kim loại khi có sự hiện diện cùa acid:
R-NO2 Zn/HCl^ R-NH2
Tác nhân thường dùng là Zn, Fe trong acid; ngoài ra, còn dùng L1AIH4 để khử hợp
chất nitro béo thành amin. Nếu chất nền là chất quang hoạt thì vẫn bảo toàn cấu hình.
- Phản ứng khử oxim thành amin: thường dùng tác chat L1AIH4
R T~ R
\__ _ LĨA1H/ \ XTTT
ỳ=N-OH -- 4 > )— NH2
R' R’7

- Phản ứng khử aldehyd, ceton thành alkan:


Phản ứng khử Clemmensen khử aldehyd, ceton khi dùng hỗn hống Zn/Hg trong
HC1. Phản ứng này, ceton thường bị khử nhiều hom aldehyd.
R. .R' Zn/Hg R^R'
HC1 x
o
Phản ứng khử Wolff-Kishner khừ aldehyd, ceton với tác nhân khử là hydrazin
hydrat và base.
R. .R' NH2-NH2 / OH~, e R. . R’

240

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

- Phản ứng khử acid thành alcool: thường dùng tác chất L1AIH4
R-COOH LiAlH4> R-CH2OH
- Phản ứng khử amid thành amin: bàng tác chất L1AIH4
r-conh2 -Va1H4>- r-ch2nh2

R-CONHR' LìA1H4>- R-CH2NHR'

r-conr2' lìa1h4> r-ch2nr2'


- Phản ứng khử ester thành alcool: thường dùng tác chất L1AIH4
R-COOR' LìA1H4>> r-ch2OH + R’OH

4.3. Phản ứng khử do loại oxygen


- Phản ứng khử hydroperoxid: bằng tác chất L1AIH4.
R-O-O-H L1A1H4> r_oh
CH3COOH
- Phản ứng khử hợp chất nitro thành oxim: các hợp chất nitro chứa Ha bị khử
bằng Zn trong CH3COOH.
R-CH,-NO, —► R-CH=N-OH
CH3COOH

5. PHẢN ỨNG OXY HÓA CHÁT BÉO

Sự oxy hóa chất béo không no được khởi tạo bằng việc tạo thành các gốc tự do
dưới tác dụng của ánh sáng, nhiệt độ, ion kim loại và oxy. Thông thường, phản ứng xảy
ra trên nhóm methyl cận kề với nối đôi của c=c.
Cơ chế phản ứng oxy hóa chất béo xảy ra phức tạp, có thể chia thành 3 giai đoạn là:
Khơi mào, lan truyền - tạo các sản phẩm trung gian và kết thúc phản ứng.
- Khơi mào:
RH R + H
ROOH + M3+ - ROO + H + M2+
ROOH + M2+ -» RO- + OH + M3+
2R00H -» RO + ROO + H2O
- Lan truyền - tạo các sản phẩm trung gian:
R + 02 -► ROO
ROO + RH -> ROOH + R

241

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

RO- + RH - ROH + R
- Kết thúc phản ứng:
R + R - RR
ROO + R -> ROOR
ROO + ROO ROOR + 02
Chất béo là hỗn hợp ester của các acid béo no và không no với glycerin. Sự hiện
diện của các nối đôi, các acid béo không no dễ bị oxy hóa hơn các chất béo no. Phản
ứng sẽ gia tăng khi tỷ lệ nối đôi càng cao.

6. PHẢN ỨNG POLYMER HÓA

Phản ứng trùng hợp tạo PE, PVC, polymethylmethacrylat (thủy tinh hữu cơ) ...

nCH2=CH2 t0’xt’ p» 4-ch2-ch2-^

f° vt p /
nCH2=CHCl ’ ’ ► 4“CH2-CH
C1
COOCH3
t°. xt. p í __ I \
nCH2=C-COOCH3 ► 4"CH2-ệ—fc

CH3 ch3
Polymethylmethacrylat
Phản ứng trùng hợp các monomer kết hợp với nhau không tạo ra phân từ nhỏ.
Phản ứng trùng ngưng tạo nilon-6 (tơ capron), polyethylenglycol, nilon-6,6.

n H2N-(CH2)5-COOH t0 » _pNH-(CH2)5-CO-)- + nH2O

n HO-CH2-CH2-OH t0, xt. -PcH2-CH2-O^ + nH2O


Ethylen glycol Polyethylen glycol
t° xt. p
nH2N-(CH2)6-CH2 + nHOOC-(CH2)4-COOH-£^h-^> -^NH-(CH2)6-NH-CO-(CH2)4-CO^-
Hexamethylen diamin Adipic acid Nilon-6,6 + “
+ 2n H2O
Phản ứng trùng ngưng các monomer kết hợp với nhau có tạo ra phân tử nhỏ, H2O.

242

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

CÂU 1. Viết sản phẩm của phàn ứng (Ae):


A. (£)-But-2-en với Br2/CC14
B. (Z)-But-2-en với Br2/CCỈ4
c. (E)-Pent-2-en với dung dịch nước brom
D. (Z)-Pent-2-en với dung dịch nước brom
CÂU 2. Sắp xếp các hợp chất sau theo thứ tự giảm dần:
A. Khả năng phản ứng Ae của:
ch2=ch2, ch2=chci, ch2=ch-ch3, CH3-CH=C(CH3)2, ch2=ch-cho, ch2=ch-
no2
B. Khả năng phản ứng An của: CH3CHO, CH3COCH3, O2NCH2CHO, C1CH2CHO
c. Khả năng phản ứng SnI của:

H3C
C4

CÂU 3. Viết sản phẩm của các phản ứng sau:


a. BrCH2CH2CH2CH2COCH3 L
2. H2O
b- CH3COC2H5 + CH3NH2 ____ ►

+ H3C—CHCNa

243

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

, ____ _____ _____ _ Pd/C


đ. H3C-C=C-CH(CH3)2 + h2 ——►

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Gareth Thomas, Medicinal Chemistry, Second Edition. John Wiley & Sons Ltd, (2007).
2. Gareth Thomas, Fundamentals of medicinal chemistry. John Wiley & Sons, (2003).
3. Paul M. Dewick, Essentials of Organic Chemistry for Students of Pharmacy, Medicinal
Chemistry and Biological Chemistry. John Wiley & Sons, (2006).
4. Thái Doãn Tĩnh, Cơ chế và phản ứng hóa học hữu cơ (tập 1, 2 & 3). Nhà xuất bản Khoa học
và Kỹ thuật, (2008).

244

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Chương 9. HỢP CHÁT DỊ VÒNG

MỤC TIÊU

1. Trình bày được khái niệm hợp chất dị vòng.


2. Trĩnh bày cách đọc tên theo các danh pháp.
3. Phân loại được các dị vòng đơn, dị vòng ngưng tụ.
4. Cho vỉ dụ họp chất dị vòng có tác dụng sinh học.

1. KHÁI NIỆM HỢP CHẤT DỊ VÒNG

Hợp chất dị vòng có vòng được cấu tạo bởi ngoài những nguyên tử carbon còn có
chứa một hoặc vài nguyên từ khác nguyên tử carbon như: nguyên từ nitơ N, nguyên tử
lưu huỳnh s, nguyên tử oxy 0. Các nguyên tử khác nguyên tố carbon được gọi là dị tố.
Vỉ dụ: các hợp chất dị vòng

Ethylen oxid Ethylenimin Trimethylen oxid Furan Tetrahydrofuran Thiophen


Oxiran Aziridin Oxetan Oxol Oxolan Thiol

H
Imidazol Thiazol Pyrrol Pyrrolidin
1,3-Diazol 1,3-Thiazol 1/7-azol Azolidin

Piperidin Pyran Dioxan Morpholin Pyrimidm


Pehydropyridin 2/Z-pyran 1,4-Dioxan Tetrahydro-1,4-oxazin 1,3-Diazin

Một Số hợp chất dị vòng quan trọng có dị tố N.


pyrrole, indole, pyridine, pyrazole, imidazole, pyramidine, purine.

245

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

2. DANH PHÁP HỢP CHẤT DỊ VÒNG

Hệ thống danh pháp với tiếp đầu ngữ (prefix) là tên gọi của các dị tố.
Ví dụ:
Ethylenoxide = oxacyclopropane
Furan = oxacyclopenta-2,4-diene
Pyridine = azabenzene
Morpholine = l-0xa-4-Azacyclohexane
Nguyên tố 0 s Se N p Si B
Hóa trị II II II III III IV III
Tiếp đầu ngữ Oxa Thia Selena Aza Phospha Sila Bora

---
s— HN---
Trimethylsulfid Isoxazol Oxazol
Thietan 1,3-Diazetidin 2,3-Dihydroazet 1,2-Oxathiolan 1,2-Oxazol 1,3-Oxazol

6H-1,2,5-Thiadiazin 2Z/.67/-l,2,5-Dithiazm Oxepan Thiepin 1,4-Thiazepin

Thiocan

Ngoài các hợp chất dị vòng đơn một vòng còn có những hợp chất dị vòng ngưng tụ
gồm nhiều vòng, trong đó đặc biệt chú ý đến những dị vòng ngưng tụ được tồng hợp

246

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

nhân tạo có cấu trúc giống cấu trúc hợp chất tự nhiên, như các dẫn chất có nhân
pyridocarbazolones và tetrahydropyridocarbazolones.

Indolizin

Isoquinolin
2-Azanaphtalenbenzo[c]pyridin

Dị vòng trong hợp chất có hoạt tính sinh học như protoporphyrin DC.

Có 3 hệ thống tên hợp chất dị vòng:


1) Tên thông thường: diễn tả một ít hoặc không có thông tin về cấu trúc, nhưng vẫn
được dùng rộng rãi.
2) The Hantzsch-Widman (IƯPAC hoặc hệ thống) phương pháp cho biết tên có thể
suy luận ra cấu trúc của hợp chất.
3) Phương pháp thay thế:

247

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

1. cần thuộc tên thông thường. Tên thông thường thường bắt nguồn từ hợp chất lần
đầu được điều chế hoặc từ tính chất đặc biệt của nó.
2. Nếu có nhiều hon một dị tố giống nhau, đánh số bắt đầu từ một dị tố được bão
hòa, ví dụ: imidazole.

H
3. Nếu có nhiều hon một loại dị tố khác nhau, vòng được đánh số bắt đầu từ dị tố
ưu tiên hon (O > s > N) và đánh số tiếp tục theo hướng dị tố khác có số chỉ vị trí
nhỏ có thể.
Br

5 -Amino-4-bromoisoxazol
4. Nếu có những nhóm thế, vị trí nhóm thế nên được xác định bàng số của nguyên
tử mang chúng và được sắp xếp theo thứ tự alphabet.
5. Những từ dihydro, hoặc trihydro, hoặc tetrahydro được dùng nếu 2 hoặc 3 hoặc
4 nguyên tử được bão hòa. Những từ này được đặt trước bởi các số chỉ vị trí
nguyên tố bão hòa nhỏ có thể và được theo sau bằng tên thông thường không
bão hòa đầy đủ.

1,2-Dihydropyridin

1) Dị vòng 5 cạnh với 1 hoặc 2 dị tố:

H H H
Furan Thiophen Pyrrol Imidazol Pyrazol Isoxazol Oxazol Thiazol
2) Dị vòng 6 cạnh với 1 hoặc 2 dị tố:

248
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

2-Pyran 4-Pyran

3) Những dị vòng ngưng tụ:

Indol Isoindol Indazol Purin Indolizidin


(DNA/RNA base)
o

Cĩuanin Quinolin Isoquinolin Quinazolin Pteridin


Tìm thấy trong
riboflavin vitamin B
0 o

Coumarin Chromen-4-on Flavon 9H-Carbazol 9,10-Dihydroacridin


Chromen-2-on

4) Các dị vòng bão hòa:

Pyrrolidin Piperazin Morpholin

Danh pháp thay thế


Trong danh pháp thay thế, tên của dị vòng được đặt tưong ứng với vòng carbon và
một tiếp đầu ngữ của tên nguyên tố dị vòng (nếu có hon 1 dị tố thì được liệt kê theo thứ
tự ưu tiên xem (bàng 6.2). Theo danh pháp này, tetrahydrofuran, chẳng hạn, được đọc là
oxacyclopentane.

249

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Bảng 6.2. Thứ tự ưu tiên dị tố


Nguyên tử Tiếp đầu ngữ
0 Oxa
Se Selena
s Thia
N Aza
p Phospha

Vỉ dụ: Tên của hợp chất sau, đặt theo phương pháp thay thế:

1) Tên tương ứng của vòng carbon

Cyclopentadien

2) Tiếp đầu ngữ của dị tố (hợp chất có o = oxa N = aza)


íị—
[/ y Oxa aza cyclopentadiene

3) Số của tất cả dị tố và liên kết đôi

1 -Oxa-3-azacyclopenta-2,4-dien

Ví dụ:

Cyclopropan Oxacyclopropan Cyclopropen Oxazacyclopropen

Cyclopentadien Oxacyclopenta-2,4-dien

2 1
N—0 ^1

Benzen 1,4-Diazabenzen
C O—J
78
Cyclododecadien l,7-Dioxa-2,8-diazacyclododeca-2,8-dien

250

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Naphthalen 2-Azanaphthalen 4//-4a-Azanaphthalen 1,4-Diứiianaphthalen

Cyclohexan Thiacyclohexan

Danh Pháp Hantzsch - Widman (IƯPAC)


Danh Pháp Hantzsch - Widman được đặt tên sau khi hai nhà hóa học người Đức
Hantzsch và Oskar Widman, đề xuất các phương pháp giống nhau để đặt tên hệ thống
tương ứng cho các hợp chất dị vòng vào năm 1887 và 1888.
Theo hệ thống này những vòng từ 3 đền 10 nguyên tố được đặt tên bằng cách kết
hợp tiếp đầu ngữ thích hợp mà biểu thị loại và vị trí của sự có mặt dị tố trong vòng với
tiếp vị ngữ xác định vừa kích thước vòng (tùy thuộc tổng số các nguyên tử trong vòng)
và mức độ chưa bão hòa (lưu ý rằng bão hòa đầy đủ và chưa bão hòa đầy đủ có những
quy tắc nhất định cho danh pháp trong khi sự chưa bão hòa từng phần sẽ được chỉ định
trong những cách nhất định). Hơn nữa, các tiếp vị ngữ phân biệt giữa dị vòng có
nitrogen-N và dị vòng không có nitrogen.
Tên danh pháp IUPAC = vị trí + tiếp đầu ngữ + tiếp vị ngữ
Quy tắc Hantzsch - Widman đối với các dị vòng bão hòa hoàn toàn hoặc chưa bão
hòa hoàn toàn.
1. Xác định dị tố có mặt trong vòng và chọn từ (bảng 6.2) tương ứng với tiếp đầu
ngữ (ví dụ: “thia” cho sulfur, “aza” cho nitrogen và “oxa” cho oxygen).
2. Vị trí của một dị tố riêng lẻ quy định số trong hợp chất có 1 vòng. Dị tố luôn
luôn được đánh số 1 và nếu các nhóm thế có mặt trong vòng sẽ được đánh số
theo cách sao cho vị trí nhóm thế nhỏ có thể.
Ví dụ:

251

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

3. Một tiếp đầu ngữ (A multiplicative prefix: di, tri, ect.) và các vị trí được dùng
khi hai hay nhiều dị tố giống nhau trong vòng ( hai nitrogen là diaza) và đánh số
bắt đầu từ nguyên tử bão hòa horn là nguyên tử chưa bão hòa, như được mô tả
trong ví dụ: l,3-diaza....

H
4. Nếu nhiều hon một loại dị tố có mặt trong vòng thì tên sẽ bao gồm nhiều hon 1
tiếp đầu ngữ với locants xác định vị trí của các dị tố.
Tiếp đầu ngữ nguyên tử nguyên tố có thứ tự ưu tiên nghiêm ngặt theo thứ tự đã
được liệt kê. Ví dụ: “oxa” (đối với oxygen) luôn luôn đứng trước “aza” (đối với
nitrogen) (xem bảng 6.2).
Khi kết hợp nhiều prefixes (ví dụ: oxa và aza) hai nguyên âm đi cùng nhau, thì
nguyên âm của tiếp đầu ngữ đầu được bỏ đi (oxaza).
Đánh số bắt đầu từ dị tố ưu tiên cao nhất rồi tiếp tục theo vòng đến các dị tố
khác sao cho số nhỏ có the (các nhóm thế không liên quan). Ví dụ tiếp đầu ngữ
tưorng ứng đối với hợp chất sau 4-methyl-l,3-thiaza....

S
5. Chọn tiếp vị ngữ thích hợp từ (bàng 6.3) tùy thuộc cho dù không có mặt
nitrogen trong vòng, kích thước vòng và sự có hoặc không có liên kết đôi.
6. Ket hợp tiếp đầu ngữ và tiếp vị ngữ cùng nhau và bỏ nguyên âm đầu nếu hai
nguyên âm cạnh nhau.
Bảng 6.3. Tên gọi các suffix
Có nitơ N Không có nitơ

Kích cỡ vòng Không no No Không no No

3 carbon Irine Iodine Irene Irane

4 carbon Ete Etidine Ete Etane

5 carbon Ole Olidine Ole Olane

6 carbon ine M In Ane

7 carbon Epine M Epin Epane

252

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

8 carbon Ocine M Ocin Ocane

9 carbon Onine M Onin Onane

10 carbon Ecine M Ecin Ecane

M: dùng tiếp đầu ngữ perhydro tiếp sau nó là tên không no đầy đủ.
Ví dụ:

N
H
Vòng có nitrogen (N) tiếp đầu ngữ là aza
Vòng 3-membered và bão hòa tiếp vị ngữ là iridine
Kết hợp tiếp đầu ngữ và tiếp vị ngữ, hai nguyên âm (azairidine), vì thế nguyên âm
của tiếp đầu ngữ là a bị bỏ đi.
Tên đúng sẽ là: Aziridine

HN—o ,//4 3 1,2,5-Oxadiazol


1,2-Oxazetidin N5 Ị 2N
0
Vòng có nitrogen = aza-
Vòng có nitrogen = aza­
Và có oxygen = oxa-
Vong có oxygen = oxa-
Vòng 4 no (bão hòa)
Vòng 5 chưa no = -ole
Vòng = -etidine
Oxygen ưu tiên hơn nitrogen, nên oxygen
Bỏ nguyên âm trong oxa & aza
có số vị trí là 1.
Hai nitrogens có vị trí 2 và 5
Tên đúng sẽ là: l,2-oxazetidine
Tên đúng sẽ là: 1,2,5-oxadiazole
1,3-Oxathiolan

Vòng có sulphur = thia-


Vòng có oxygen = oxa- Vòng có nitơ = aza­
Vòng 5 bão hòa, không nitrogen = -olane Vong 6 bão hòa, có nitrogen = perhydro
Oxygen được ưu tiên hơn sulphur, do đó (tiếp đầu ngữ)
oxygen được đánh số 1. Theo sau là tên vòng 6 chưa bão hòa có
Bỏ nguyên âm trong thia nitơ = azine
Tên đúng sẽ là: 1,3-oxathiolane Tên đúng sẽ là: perhydroazine

253

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
Quy tắc Hantzsch - Widman đối vói các dị vòng chưa bão hòa hoàn toàn
Sự chưa bão hòa hoàn toàn trong các hợp chất dị vòng có thể được xác định bằng 1
trong những phương pháp sau:
a) Vị trí của nitrogen hay carbon có các nguyên tử hydrogen, phải được xác định
bằng số và chữ hoa nghiêng H (ví dụ: ÌH, 2H, ...) theo sau là tên của vòng chưa
bão hòa hoàn toàn.

22/,3//-Oxol 57/-1,2,3-Oxathiazol

b) Những từ dihydro, hay trihydro, hay tetrahydro được dùng nếu 2, 3 hay 4
nguyên tử được bão hòa. Những từ này được đứng trước là các số chi vị trí của
nguyên từ được bão hòa, số nhỏ có thể và được theo sau là tên tương ứng đầy đủ
theo quy tắc Hantzsch - Widman.

1,2-Dihydroazin 1,4-Dihydroazm 2,3,4,5-Tetrahydroazin 2,3-Dihydroxol

c) Ngoài ra, những vòng 4 và 5 chưa bão hòa hoàn toàn (nghĩa là: các vòng có 1
nối đôi) được cho tiếp vị ngữ Hantzsch - Widman đặc biệt như trong bảng 6.4 và
liên kết đôi được quy định là A1, A2, A3, ... Cái mà chỉ ra nguyên từ ở 1 ; 2 và 3;
có 1 liên kết đôi tương ứng.
(nghĩa là tên: Ax+ tiếp đầu ngữ 4- tiếp vị ngữ đặc biệt)
(x = vị trí liên kết đôi)

Bảng 6.4.
Kích cỡ vòng Có nitơ N Không có nitơ
4 carbon - etine - etene
5 carbon - oline - olene

254

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Ví dụ:

= H
HN-—
A2-Azetin A2-Oxeten A3-Azolin A2-Oxolen

A4-1,3 -Thiazolin A2-1,3-Diazolin

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

Câu 1. Cho tên thông thường của các hợp chất sau đây:

H2N

Câu 2. Giải thích cách xác định tên của các dị vòng sau:

255

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Chương 10. CÁC HỢP CHẤT Tự NHIÊN

MỤC TIÊU

1. Trình bày khái niệm cảc họp chất carbohydrate, lipid, steroid, terpen, alkaloid.
2. Đọc tên các hợp chat carbohydrate, lipid, steroid, terpen, alkaloid.
3. Phăn loại các nhóm họp chất.
4. Xác định các họp chất thường gặp quan trọng có hoạt tính sinh học trong tự
nhiên qua cấu trúc, nêu tỉnh chất lý hóa và tác dụng.

1. CARBOHYDRATE

Nhóm các hợp chất polyhydroxylated aldehydes and ketones thường được gọi là
đường, được tổng họp bởi cây xanh qua quá trình quang họp, tên bắt nguồn từ glucose.
Glucose là chất carbohydrate đơn giản đầu tiên thu được ở dạng tinh khiết.
CTPT glucose, CôH^Oó, là “hydrate of carbon, Côt^oy’
~ 50% trọng lượng khô sinh khối của trái đất là bao gồm các polymer glucose.
CHO

HO H H OH 0 H------- OH
HO. y. 3C 1 HO------- H
fi H hoặc H------- OH
HH HOH H OH
H------- OH
CH2OH
Glucose (dextrose, pentahydroxyhexanal)
Carbohydrate hoạt động như những chất trung gian hóa học qua nó năng lượng ánh
sáng mặt trời được dự trữ và sử dụng để hỗ trợ sự sống trên trái đất.

6 co2 + 6 H2O hv» 6 02 + C6H12O6 Cehulose, tinh bôt


Glucose

1.1. Phân loại carbohydrate

Carbohydrate được chia đơn giản hoặc phức tạp.


Đường đơn hay monosaccharide. Carbohydrate như glucose và fructose không thể
chuyển thành đường đơn giàn hơn qua phản ứng thủy phân.

256

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Carbohydrate phức tạp tạo thành từ 2 hay nhiều đường đơn, sucrose là một
disaccharide là sự kết hợp của glucose và fructose.
Cellulose là một polysaccharide được kết họp bởi hàng ngàn đơn vị glucose.

Monosaccharide được chia ra aldose hoặc ketose.


-ose tiếp vị ngữ xác định carbohydrate.
aldo- tiếp đầu ngữ xác định nhóm aldehyde carbonyl trong đường.
keto- tiếp đầu ngữ xác định nhóm ketone carbonyl trong đường.
Số nguyên tử carbon được xác định bởi tiếp đầu ngữ chỉ so tri-, tetra-, pent-, hex-

CH2OH
CHO ch2oh c=o
ĩ ĩ I
H-C-OH c=o HO—c—H
I ĩ
HO-C-H HO—C—H H—c—OH H-C-OH
I ĩ ĩ
H—c—OH H—c—OH H-C-OH H-C-OH
I I I
H-C-OH H-C-OH H-C-OH H-C-OH
I ĩ ĩ
CH2OH ch2oh CH2OH CH2OH
Glucose Fructose Ribose Sedoheptulose
Aldohexose Ketohexose Aldopentose Ketoheptose

1.2. Mô tả hóa lập thể carbohydrate: Công thửc chiếu Fischer

Công thức chiếu Fischer


Được đề nghị bời Emil Fischer (1891). Phương pháp chiếu carbon tứ diện trên mặt
phẳng, carbon tứ diện được biểu thị bằng 2 đường thẳng vuông góc cắt nhau.

257

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Đường ngang ngoài trang giấy, đường thẳng đứng sau trang giấy.

Công thức chiếu Fisher


Chiếu Fischer của (Ã)-glyderaldehyde
Những quy tắc xoay chiếu Fischer:
Chiếu Fischer được xoay trên giấy 180°, không 90° hay 270°
Chỉ xoay 180° duy trì quy ước Fischer bằng cách giữ những nhóm thế giống nhau
bên trong hay bên ngoài mặt phang.

CHO ch2oh
H------- OH HO------- H
CH2OH CHO

(Ã)-Glyceraldehid (Ấ)-Glyceraldehid
Xoay 90°phá vỡ Fischer ban đầu bằng trao đổi các nhóm vào trong hay ngoài mặt
phẳng. Xoay 90° hay 270° thay đổi đối với enantiomer.

H
H------- OH HOH2C-------- CHO
ch2oh OH
(Ã)-Glyceraldehid (5)-Glyceraldehid

Một công thức chiếu Fischer có thể có một nhóm được giữ cố định trong khi ba
nhóm khác xoay theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ.
Tác động là quay đom giản quanh liên kết đom.

258

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Nhóm cố định
CHO CHO
H------- OH HO--------CH2OH
^CH2OH
H
(Ã)-Glyceraldehid (Ã)-Glyceraldehid
Ba bước để xác định cấu hình hóa lập thể R,s trong chiếu Fischer.
1. Xác định ưu tiên đối với 4 nhóm thế theo cách thường
2. Để nhóm ưu tiên thấp nhất, thường H, ở đỉnh của công thức chiếu Fischer bằng
cách dùng một trong những cách di chuyển sau
Nhóm ưu tiên thấp nhất để theo hướng xa mắt người nhìn
3. Xác định hướng quay 1—>2—>3 của 3 nhóm còn lại và xác định cấu hình R hay s
carbohydrate nhiều hơn một trung tâm bất đối chữality center được thể hiện qua công
thức chiếu Fischer bằng cách xếp các trung tâm theo thứ tự trên nhau
Theo quy tắc, nhóm carbonyl carbon luôn luôn được đặt ở đỉnh hoặc gần đỉnh.
CHO CHO H
ĩ
H------- OH H-C-OH H J--------- CH2OH
___ HO-C-H ___ KJ?!! H ,CHO
HO------- H
H-C-OH OHX------------ X
H------- OH
H------- OH H-C-OH H OH
CH2OH ch2oh
Xác định cấu hình R, s dựa theo hình chiếu Fischer của alanin:
COOH
H2N------- H Alanĩn
CH3
Chiến lược
Theo các bước đã liệt kê
Xác định ưu tiên của 4 nhóm thế của chiral carbon
Xoay công thức chiếu Fischer để đặt nhóm ưu tiên nhỏ nhất lên đỉnh bằng cách
thực hiện một thay đổi cho phép
Xác định hướng 1—>2—>3 của ba nhóm còn lại
Thứ tự ưu tiên (1) -NH2, (2) -CO2H, (3) -CH3, và (4) -H

259

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Để nhóm ưu tiên nhỏ nhất (-H ) ở đỉnh, bàng cách giữ cố định nhóm -CH3 trong
khi đó xoay ba nhóm khác ngược chiều kim đồng hồ

4
Cố định nhóm CH3, H
Xoay ba nhóm còn lại theo -----H 4 2 HOOC NH2 1
________ 'ỊF'
chiều kim đồng hồ CH3 ch3
3 3
Đi từ nhóm ưu tiên từ lớn đến nhỏ thấy ngược chiều kim đồng hồ, tương ứng cấu
hình 5

4
H
2
2 HOOC--------NH2 1 HOOC
CH3
3

Glyceraldehyde
Aldose đơn giản nhất, có 1 tâm bất đối (chừality center)
Hai dạng enantiomeric (mirror-image)
Chỉ có dextrorotatory enantiomer (-)-glyceraldehyde xảy ra trong tự nhiên
(+)-glyceraldehyde có cấu hình R
(Ẩ)-(+)-glyceraldehyde cũng là D-glyderaldehyde (D for dextrorotatory)
(5)-(-)-glyceraldehyde được biết như là L-glyceraldehyde (L for levorotatory)

CHO
H------- OH
CH2OH
D-Glyceraldehid [(Ẩ)-(+)-glyceraldehid]

1.3. Đường D, L

Đường D Hầu hết monosaccharide trong tự nhiên có cấu hình hóa lập thể R như D-
glyceraldehyde ở trung tâm bất đối chirality center xa nhóm carbonyl nhất.
Trong công thức chiếu Fischer, hầu hết các đường trong tự nhiên có nhóm hydroxyl
bên phải gắn với trung tâm bất đối cuối cùng.

260
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Những hợp chất như thế được biết là đường D


CHO CH2OH
H-4—OH
CHO =0
H------- OH H HO------- H
CHO H------- OH OH H------- OH
H------- OH H------- OH OH H------- OH
CH2OH CH2OH CH2OH CH2OH
D-Glyceraldehid D-Ribose D-Glucose D-Fructose

Đường L có cấu hình hóa lập thể 5 ở trung tâm bất đối xa nhất so với nhóm
carbonyl.
Nhóm -OH nằm ở bên trái trong công thức chiếu Fischer
Một đường L là ảnh qua gương (enantiomer) của một đường D tương ứng đường D
và L có thể là dextrorotatory hay levorotatory
D và L chỉ cấu hình hóa lập thể chuyên biệt tại một tâm bất đối xa nhóm carbonyl
nhất
CHO CHO

CHO HO------- H H------- OH

HO------- H H------- OH HO------- H

CH2OH HO------- H H------- OH


L-Glyceraldehid HO------- H H------- OH
CH2OH CH2OH
Gương D-Glucose
L-Glucose

Cấu hình của Aldose


- Aỉdotetrose là những đường có 4 carbon với hai trung tâm bất đối và một nhóm
aldehyde carbonyl.
22 = 4 có thể có đồng phân lập thể aldotetrose.
- Hai cặp D, L hoặc các enantiomer được đặt tên là erythrose và threose.
- Aỉdopentose là những đường có 5 carbon với ba trung tâm bất đối và một nhóm
aldehyde carbonyl.
23 = 8 có thể có đồng phân lập thể aldopentose.

261

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Bốn cặp D, L enantiomer được đặt tên rỉbose, arabinose, xylose, và ỉyxose nhưng
tất cả phổ biến là lyxose.
D-ribose một thành phần quan trọng trong RNA.
L-arabinose được tìm thấy trong thực vật.
D-xylose được tìm thấy trong cả thực vật và động vật.
- Aldohexose là đường có 6 carbon với 4 trung tâm bất đối và một nhóm aldehyde
carbonyl.
24 = 16 đồng phân lập thể có thể có của aldohexose.
Tám cặp D, L enantiomer được đặt tên là aỉỉose, aỉtrose, glucose, mannose, gulose,
ỉdose, galactose, and talose.
D-glucose từ bột và cellulose và D-galactose từ gums và fruit pectin có phổ biến
trong tự nhiên.
Các cấu hình cùa D-aldose
Các nhóm -OH ở bên phải hay bên trái của chuỗi mạch carbon.
Nhớ tên và cấu trúc cùa tám D aldohexose:
Đặt tám công thức chiếu Fischer với nhóm -CHO ở đỉnh và nhóm -CH2OH ở cuối.
ở C5, đặt tám nhóm -OH bên phải (dãy D)
ở C4, lần lượt bốn nhóm -OH bên phải, bốn bên trái.
ờ C3, lần lượt hai nhóm -OH bên phải, hai bên trái.
ờ C2, lần lượt nhóm -OH phải, trái, phải, trái.

262
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

CHO
H--------OH
CH2OH
D-Glyceraldehid

CHO
1.
CHO
H------- OH HO------- H
H--------OH H------- OH
CH2OH CH2OH
D-Erythrose D-Threose

ET
CHO CHO CHO CHO
H--------OH HO-------- H H-------- OH HO-------- H
H-------- OH H-------- OH HO-------- H HO-------- H
H-------- OH H-------- OH H-------- OH H-------- OH
CH2OH CH2OH CH2OH CH2OH
D-Ribose D-Arabinose D-Xylose D-Lyxose

CHO CHO CHO CHO CHO CHO CHO CHO


H-------- OH HO--------H H------- OH HO-------- H H--------OH HO-------- H H-------- OH HO-------- H
H--------OH H--------OH HO-------H HO------- H H------- OH H-------- OH HO-------H HO H
H-------- OH H--------OH H------ OH H------- OH HO------- H HO-------- H HO-------H HO H
H--------OH H-------- OH H------- OH H-------- OH H------- OH H-------- OH H-------- OH H-------- OH
CH2OH CH2OH CH2OH CH2OH CH2OH CH2OH CH2OH CH2OH
D-Allose D-Altrose D-Glucose D-Manose D-Gulose D-Idose D-Galactose D-Talose

1.4. Những cấu trúc vòng của monosaccharide: anomer


OH
+ R'-OH

Aldehid Hemiacetal
Monosaccharide trải qua các phản ứng cộng ái nhân nội phân tử.
Các nhóm carbonyl và hydroxyl trong một phân tử phản ứng tạo ra vòng
hemiacetal.
Glucose trong dung dịch tồn tại ở dạng vòng 6 cạnh, vòng pyranose.
Đó là kết quả cùa phản ứng cộng ái nhân nội phân tử của nhóm -OH ở C5 với
nhóm carbonyl ở Cl.

263

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Tên pyranose bắt nguồn từ tên pyran. Pyran là tên cũa ether vòng 6 cạnh không bão
hòa. Vòng pyranose có hình lập thể trông giống chiếc ghế với các nhóm thế ở hướng
axial (a) và equatorial (e).

a-D-Glucopyranose Pyran
(37,3%)

Các vòng pyranose được vẽ theo cách đặt hemiacetal oxygen ở vị trí rìa phải.
Nhóm -OH hemiacetal có thể ở trên hay ở dưới mặt phẳng vòng. Nhóm cuối -
CH2OH ở trên mặt phẳng vòng là đường D và ở dưới mặt phẳng vòng là đường L.
Khi một chuỗi monosaccharide đóng vòng để tạo vòng pyranose một trung tâm bất
đối mới được hình thành ở carbonyl carbon trước. Hai diastereomer được gọi anomer và
nguyên từ carbon hemiacetal được xem như là trung tâm anomeric.
OH OH

HQV \ \ HO_ _ \ „ 5 2 \ QTJ


OH| OH
OH
oc-D-Glucopyranose p-D-Glucopyranose
(37,3%) (62,6%)
Hai anomer được hình thành từ sự đóng vòng glucose
Nhóm -OH tại C1 trong phân tử mới được hình thành là cỉs, đối với nguyên tử
oxygen ở carbon bất đối thấp nhất (C5) trong công thức chiếu Fischer là a anomer.
Ngược lại, trans là p anomer

264

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

(37,3%)

Một số monosaccharide cũng tồn tại dạng hemiacetal vòng năm cạnh được gọi là
furanose.
D-Fructose tôn tại cả hai dạng pyranose và furanose
Hai pyranose anomer kết quả của cộng nhóm C6 -OH với nhóm carbonyl C2
Hai furanose anomer kết quả của cộng nhóm C5 -OH với nhóm carbonyl C2
Cả hai anomer của D-glucopyranose có thể được tinh thể hóa và tinh khiết hóa
a-D-glucopyranose tinh khiết /?-D-glucopyranose tinh khiết
Melting point = 146 °C Melting point = 148-155 °C
[«]d specific rotation = +112.2 [íx]d specific rotation = +18.7

1 CH2OH
2|=O

HO— H
H— OH
TT 5
OH
6CH2OH
0,7%

265

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

p-D-Fructopyranose (70%) P-D-Fructofuranose (23%)


+ a-D-Fructopyranose (2%) + a-D-Fructofuranose (5%)

1 CH2OH
2=O
HO——H
H——OH
H——OH
6CH2OH
0,7%

P-D-Fructofuranose (23%)
+ a-D-Fructofuranose (5%)

Khi một mẫu anomer của D-glucopyranose tinh khiết được hòa tan vào nước, sự
quay quang học của nó thay đồi chậm và đạt đến giá trị hàng số +52.6.
Sự quay đặc biệt của a-D-glucopyranose giảm từ +112.2 tới +52.6 khi được hòa tan
trong dung dịch nước.
Sự quay đặc biệt của /?-D-glucopyranose tăng từ +18.7 đến +52.6 khi được hòa tan
trong dung dịch nước.
Sự thay đổi trong quay quang học này là vì sự chuyển đổi chậm của các anomer
tinh khiết theo tỷ lệ hỗn hợp cân bằng 37:63 và được biết như là nghịch quay
mutarotation.
Mutarotation của D-glucopyranose
Mutarotation xảy ra bằng sự mở vòng thuận nghịch của mỗi anomer đối với mạch
hở aldehyde được theo sau bởi sự đóng vòng lại.

266

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Mutarotation được xúc tác bằng cả acid và base.


Vẽ cấu dạng ghế cùa aỉdohexose.
D-mannose khác với D-glucose trong hóa lập thể tại C2. Vẽ D-mannose ở dạng
pyranose giống ghế.
Chiến lược
- Trước hết vẽ công thức chiếu Fischer của D-mannose.
- Đẻ nó đúng vị trí và uốn cong sao cho nhóm -CHO (Cl) ở phía bên phải đằng
trước và nhóm -CH2OH (C6) ở phía rìa trái.
- Nối -OH ở C5 với C1 nhóm carbonyl để tạo vòng pyranose.
- Khi vẽ dạng ghế nâng carbon (C4) lên cao bên trái và kéo carbon (Cl) bên phải
xuống.

6 CH2OH
HO— H
- ---- OH HỌ_ HỌ„
HO— H HO HO
OH ỌH /CHO
H— OH OH
OH X. a-D-Manopyranose P-D-Manopyranose
H— OH
6CH2OH

Vẽ p-L-gỉucopyranose ở cấu dạng ghế bền hơn của nó


Chiến lược
- Điều có thể dễ nhất để bắt đầu dễ nhất vẽ cấu hình dạng ghế của P~D-
glucopyranose. Rồi vẽ ảnh qua gương L enantiomer bằng sự thay đổi hóa lập thể ở mọi
vị trí trên vòng. Thực hiện xoay vòng để cho cấu dạng ghế bền hơn.
- Chú ý rằng nhóm -CH2OH ở dưới mặt phẳng của vòng trong L enantiomer

OH

P-D-Glucopyranose P-L-Glucopyranose

267

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

1.5. Phản ứng của monosaccharide

Sự tạo thành ester và ether


Monosaccharide cho thấy tính chất tương ứng với alcool đơn giản, thường tan trong
nước nhưng không tan trong dung môi hữu cơ, không dễ tạo tinh thề tách khỏi nước. Có
thề tạo ester và ether. Các dẫn chất ester và ether tan trong dung môi hữu cơ dễ dàng
tinh chế bằng sự kết tinh
Sự ester hóa được thực hiện bởi phản ứng của carbohydrate với acid chloride hoặc
acid anhydride có sự hiện diện của base.
Thay cả các nhóm -OH bao gồm cả nhóm anomeric -OH

OCOCH3

(CH3CO)2O
H3COCO-V---- ^<V/UCUCH3
Pyridin, o°c ococh3

p-D-Glucopyranose Penta-ơ-acetyl-p-D-Glucopyranose (91 %)

Carbohydrate được chuyển thành ethers qua phản ứng của alkyl halide CH3I trong
môi trường base - tổng hợp Williamson ether.
Oxide bạc (Ag2O) cho hiệu xuất ethers cao không bị phân hủy

CH3I
Ag2O
OH
a-D-Glucopyranose
a-D-Glucopyranose pentamethyl ether (85%)
Sự tạo thành glycoside
Bán acetal (hemiacetal) cho ra acetals từ phản ứng với alcohol có chất xúc tác là
acid
OH
+ ROH HC1 - + H 2O

Hemiacetal
Phản ứng giữa monosaccharide hemiacetals với một alcool và chất xúc tác acid thu
được một acetal, được gọi là glycoside.

268

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

OCH3
p-D-Glucopyranose Methyl a-D-glucopyranosid (66%) Methyl P-D-glucopyranosid (33%)

Glycoside là tên gọi từ nhóm alkyl thay chữ cuối -ose của đường bằng -oside
Glycoside bền trong nước và không chuyển quay mutarotate. Glycoside bị thủy phân
cho lại monosaccharide và alcohol khi cho nó phản ứng với acid
Glycoside phổ biến trong tự nhiên. Digitoxigenin - dùng điều trị bệnh tim

269

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Sự tạo thành ester sinh học: Phosphoryl hóa

(UDP-glucose)

Gỉyco liên hợp (Glycoconjugate)


Carbohydrate liên kết qua trung tâm anomeric của nó với các phân từ sinh học khác
như lipids {glycolipid) hoặc proteins {glycoprotein).
Thành phần cấu tạo thành tế bào và tham gia trong sự nhận diện và xác định loại tế
bào. Sự tạo thành gluco liên họp (Glucoconjugate) khi cho lipid hoặc protein phản ứng
với một glycosyl nucleoside diphosphate.
Glycosyl nucleoside diphosphate ban đầu được tạo ra từ phản ứng phosphoryl hóa
của monosaccharide với ATP để tạo ra glycosyl phosphate.
Phản ứng với ƯTP tạo ra glycosyl uridine 5'-diphosphate
Thế ái nhân (Nucleophilic substitution) bàng một nhóm -OH (hoặc -NH2) với
protein tạo ra glycoprotein.

270

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Sự khử monosaccharide
Phản ứng của aldose hoặc ketose với NaBFU khử monosaccharide thành polyalcool
được gọi là alditol. Sự khử xảy ra bằng phản ứng mở vòng xuất hiện nhóm
aldehyde/ketone cân bang hemiacetal.
D-Glucitol, cũng được gọi là D-sorbitol, có trong nhiều loại trái cây và được dùng
làm chất làm ngọt thay đường.

CHO ch2oh
H------ OH H------ OH
HO------ H HO----- H
NaBH
H------ OH H2O H----- OH
H------ OH H----- OH
P-D-Glucopyranose CH2OH CH2OH
D-Glucose D-Glucitol (D-sorbitol)

Sự oxy hóa monosaccharide


Aldoses dễ bị oxy hóa cho ra acid carboxylic tương ứng được gọi là aldonic acid
Các tác nhân oxy hóa bao gồm:
Thuốc thử Toỉỉen (Ag+ trong dung dịch NH3). Cho phản ứng tráng bạc, tráng gương
Thuốc thử Fehling (Cu2+ trong dung dịch sodium tartrate). Cho kết tủa nâu đỏ nhạt,
màu của CU2O
Thuốc thử Benedict (Cu2+ trong dung dịch sodium citrate). Cho kết tủa nâu đỏ nhạt,
màu của CU2O
(ba phản ứng trên là những test đom giản dùng để tìm đưàng khử)
Fructose là một ketose, là đường khử
Sự hỗ biến (tautomerization) ketose-enol có xúc tác base cho ra hỗn hợp chuyển đổi
các aldose (glucose và mannose).

271

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
OH
CH2OH CHO CHO
=0 H------ OH HO------ H
HO----- H HO H HO------ H
NaOH, NaOH^
H----- OH " h20 H OH + H------ OH
H20
H----- OH H OH H------ OH
CH2OH CH2OH CH2OH
D-Fructose Enediol D-Glucose D-Manose

Br2 chất oxy hóa cho hiệu xuất cao các sản phẩm acid aldonic
Brom oxy hóa nhẹ nhàng hơn thuốc thừ Tollen, bởi vì tính chất kiềm trong thuốc
thừ Tollen có thể gây sự phân hủy carbohydrate.

CHO COOH
H------ OH H------ OH
HO------ H HO------ H
Br2, H2O
OH H------ OH
pH=6
H------ OH H------ OH
D-Glucose
CH2OH CH2OH
D-Gluconic acid

Aldose bị oxy hóa bởi HNO3 loãng, ấm tạo ra acid dicarboxylic được gọi là aldaric
acỉd
Cả hai nhóm -CHO tại vị trí C1 và nhóm -CH2OH bị oxy hóa.
CHO COOH
H------ OH H------ OH
HO------ H
HNO3 t°
H------ OH ----- — H------ OH
H------ OH H------ OH
D-Glucose CH2OH
CH2OH
D-Glucaric acid

Sự oxy hóa bởi enzymatic tại nhóm -CH2OH cuối của aldoses cho ra acid
monocarboxylic được gọi là uronic acid
Nhóm -CHO không bị ảnh hưởng

272
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

CHO

D-Glucose
COOH
D-Glucuronic acid

Tám monosaccharide chủ yếu


Con người cần 8 monosaccharide để hoạt động đúng chức năng. Tất cả được dùng
tổng hợp glyco liên hợp thành phần của vách tế bào.

nhcoch3 NHCOCH3

273

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

CHO CHO CHO COOH

H-------- NHCOCH3 H-------- NHCOCH3 H-------- OH =0

HO-------- H HO-------- H HO------- H ch2

H-------- OH HO-------- H H------- OH H--------OH

H-------- OH H--------OH CH2OH H3COCHN--------H


D-Xylose HO--------H
CH2OH CH2OH
N- Acety 1-D-glucosamin jV-Acetyl-D-galactosamin H------- OH
H------- OH
CH2OH
TV-Acetyl-D-neuraminic acid

Fucose là đường deoxy. Nhóm -OH ở vị trí C6 được thay bởi -H


N-Acetylglycosamine và A-acetylgalactosamine là các dẫn chất amide của đường
amỉno. Nhóm -OH ở vị trí C2 được thay thế bàng nhóm -NH2. A-Acetylneuraminic
acid là hợp chất gốc cùa sialic acid.
Tám monosaccharide chủ yếu được tổng hợp từ D-glucose. Galactose, glucose và
mannose là các aldohexoses đon giản, xylose là một aldopentose.

Manose

1.6. Disaccharide

Cellobiose và maltose
Disaccharide chứa một liên kết glycosidic acetal giữa carbon anomeric của một
đường và một nhóm -OH ở vị trí bất kỳ của đường khác. Một liên kết glycosidic giữa

274

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Cl của đường thứ nhất và nhóm -OH ở vị trí C4 của đường thứ hai là liên kết
glycosidic thường được gọi là liên kết 1—>4.
Maltose là được hình thành từ hai đơn vị đường a-D-glucopyranose được nối với
nhau qua liên kết 1—>4-a-glycoside. Maltose là disaccharide thu được từ sự thủy phân
tinh bột dưới chất xúc tác enzyme.
Cellobiose bao gồm hai đơn vị /?-Z)-glucopyranose nối với nhau bằng liên kết 1—>4-
/?-glycoside. Cellobiose là disaccharide thu được bằng sự thủy phân một phần cellulose.
Maltose và cellobiose đều là đường khử bởi vì carbon anomeric bên phía phải đơn
vị glucopyranose có nhóm hemiacetal cân bằng với nhóm aldehyde.
Maltose và cellobiose cũng cho thấy sự chuyển quay của anomer a và /?.
Maltose được tiêu hóa bởi con người và được lên men bởi men. Cellobiose không
được tiêu hóa bởi con người và không được lên men.

maltose hoặc cellobiose Dạng aldehid Đồng phân a

Lactose
Lactose là một disaccharide có ở người và trong sữa bò, là đường khử và cho thấy
sự chuyển quay, có liên kết 1—>4-/?- giữa C1 của galactose và C4 của glucose.

275

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Sucrose
Sucrose là đường bình thường, chất hữu cơ phổ biến trên thế giới. Sucrose có từ
đường mía (20% sucrose theo khối lượng) hoặc từ củ cải đường (15% sucrose theo khối
lượng). Sucrose là disaccharide bao gồm glucose và fructose.
Hỗn hợp 1:1 thường liên quan đến sự chuyền đổi qua lại của đường trong suốt quá
trình thủy phân làm thay đổi góc quay cực từ sucrose ([a]D = +66.5) đến hỗn hợp
glucose/fructose ([ểx]d = -22.0).
Mật ong có enzyme invertase xúc tác cho sự thủy phân sucrose. Mật lúc đầu là hỗn
hợp sucrose, glucose, and fructose.
Sucrose không phải đường khử và không có hiện tượng nghịch chuyển
mutarotation. Glucose và fructose được nối với nhau bàng liên kết glycoside tại carbon
anomeric của cả hai đường, C1 của glucose và C2 của fructose.

Sucrose

1.7. Polysaccharide và sự tổng hựp của chúng

Polysaccharide là carbohydrate phức tạp trong đó hàng chục hoặc thậm chí hàng
ngàn đường đơn giản được liên kết với nhau qua liên kết glycoside.
Chỉ có một nhóm -OH anomeric tự do ở cuối chuỗi polymeric dài, không là các
đường khử, không cho thấy sự nghịch quay. Cellulose và tinh bột là hai polysaccharide
phồ biến nhất /7-glycoside.
Cellulose
Cellulose chưa hàng ngàn đơn vị D-glucose được nối với nhau bàng liên kết 1—>4-
/7-glycoside giống trong cellobiose. Được dùng trong tự nhiên để tạo độ chắc khỏe cho
cây. Được dùng trong thương mại như là chất liệu thô cho cellulose acetate (acetate
rayon) và cellulose nitrate (guncotton) thành phần chính của bột thuốc súng không khói.

Cellulose

276

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Tinh bột và glycogen


Tinh bột là một polymer của glucose được tìm thấy trong khoai tây, bẳp, hạt ngũ
cốc. Các đơn vị monosaccharide nối với nhau bằng liên kết 1—>4-ữ-glycoside giống
trong maltose.
Tinh bột được chia làm 2 loại: amylose chiếm khoảng 20% khối lượng bột và
amylopectin chiếm khoảng 80% khối lượng bột.
Amylopectin có nhánh chứa liên kết 1—>6-a-glycoside khoảng đơn vị 25 glucose.

Tinh bột được tiêu hóa trong miệng và dạ dày bởi men glycosidase xúc tác thủy
phân liên kết glycoside nhưng để lại liên ket ^-glycoside trong cellulose không tác
dụng. Con người có thể tiêu hóa khoai tây và hạt ngũ cốc nhưng không thể tiêu hóa cỏ
và lá cây.
Glycogen là một polysaccharide có vai trò dự trữ năng lượng lâu dài đối với cơ thể
người. Glycogen chứa cà liên kết 1—>4 và 1^6.

277

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Tổng hợp polysaccharide


Phương pháp tập họp gỉycal
- Một glycal là một đường chưa bảo hòa có liên kết đôi C1-C2.
- Nhóm C6 -OH được bảo vệ bằng một silyl ether (R3S1-O-R).
- Nhóm C4 và C3 -OH được bảo vệ bàng một vòng ester carbonate.
- Carbons Cl vàC2 được epoxid hóa.

Epoxid

Phản ứng của glycal được bảo vệ với glycal khác có nhóm C6 -OH tự do với sự có
mặt của ZnCỈ2 tạo ra dissacharide. Dissacharide này có thể được epoxid hóa và phản
ứng với glycal thứ ba để tạo ra trisaccharide. Quá trình tiếp tục để tạo thành
polysaccharide.

278

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Lewis Y hexasaccharide
Polysaccharide phức tạp được tổng hợp. Đánh dấu bướu đang được thăm dò như là
vaccine ung thư tiềm năng.

Carbohydrate bề mặt tế bào và carbohydrate vaccine.


Chuỗi polysaccharide nhỏ được liên kết hóa trị bằng liên kết glycosidic nhóm -OH
hoặc nhóm -NH2 trên proteins hoạt động như là chất đánh dấu sinh học trên bề mặt tế
bào.
Nếu máu từ người cho loại (A, B, AB, hoặc O) được truyền cho người nhận với
loại nhóm máu nào đó, các tế bào máu đỏ vón cục cùng nhau hoặc ngưng kết
agglutinate.
Kết quả của sự ngưng kết từ sự có mặt của polysaccharide marker trên bề mặt tế
bào.
Bảng 6.5. Nhóm máu tương thích
Nhóm máu nhận
Nhóm máu cho
A B AB 0
A X X
B X X

AB X

0 X X X X

279

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Loại A, B, và o các tế bào máu đỏ có những đon vị marker riêng của nó, hoặc yếu
tố quyết định kháng nguyên antigenic determinant, và loại tế bào máu đỏ AB có cả
marker A và B.
Nhóm máu A

Protein

Nhóm máu B

Protein

Nhóm máu o

Protein

280

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Tóm tẳt các phản ứng carbohydrate

Acid aldaric Acid aldonic

2. LIPID

Lipid là các hợp chất hữu cơ phổ biến trong tự nhiên, là chất không tan trong nước
nhưng tan tốt trong các dung môi hữu cơ như: diethyl ether, methylene chloride,
acetone.
Lipid bao gồm các chat như: triglycerides, phospholipids, prostaglandins, và những
vitamins tan trong dau A, D, E, K, cholesterol, các hormones steroid và acid mật.
Triglyceride là ester của glycerol CH2OH-CHOH-CH2OH với 3 acid béo RCOOH

ch2ocor ch2oh RCOOH


1. NaOH, H2O^ QHOH
CHOCOR* + R'COOH
2. HC1, H2O CH2OH
CH2OCOR' R"COOH
Triglycerid Glycerin Acid béo
Tính chất vật lý của triglyceride phụ thuộc vào thành phần acid béo, nhiệt độ sôi
tăng khi chuỗi hydrocarbon acid béo tăng và số liên kết đôi giảm.
Triglyceride chứa nhiều acid béo chưa bão hòa thì tồn tại ở dạng lỏng ở nhiệt độ
thường và còn được gọi là dầu.

281

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Triglyceride chứa nhiều acid béo bão hòa thì tồn tại ở dạng rắn hoặc bán rắn ở nhiệt
độ thường và còn được gọi là mỡ.
Acid béo là acid carboxylic mạch carbon dài và không phân nhánh, thông thường
mạch có từ 12 đến 20 nguyên tử carbon. Acid béo có được từ sự thủy phân mỡ động
vật, dầu thực vật hoặc phospholipid từ các màng sinh học.
Thông thường nhất là các acid béo palmitic có 16 c, stearic có 18 c, oleic có 18 c
nhưng có 1 nối đôi trong mạch carbon.
Đối với acid béo chưa no thì dạng đồng phân cis phồ biến, dạng trans hiếm gặp
hơn.
Các acid béo chưa bão hòa thì nhiệt độ sôi thấp hơn so với các acid béo bão hòa.
Độ chưa bão hòa càng lớn thì nhiệt độ sôi càng thấp.

Số nguyên tử carbon/ số liên kết đôi Tên gọi Nhiệt độ nóng chảy
12:0 Acid lauric 44
14:0 Acid myristic 58
16:0 Acid palmitic 63
18:0 Acid stearic 70
20:0 Acid arachidic 77
16:1 Acid palmitoleic 1
18:1 Acid oleic 16
18:2 Acid linoleic -5
18:3 Acid linolenic -11
20:4 Acid arachidonic -49

282

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Acid phosphatidic
Cholin

Prostaglandin là họ của những hợp chất acid có khung sườn 20 carbon của acid
prostanoic

Prostaglandin được dự trữ trong mô nhưng được tổng hợp từ niêm mạc từ acid béo
20 carbon có nhiều nối đôi, như acid arachidonic và nó có vai trò đáp ứng các yếu tố
kích hoạt sinh lý học chuyên biệt.

Acid arachidonic

Một số prostaglandin được tổng hợp từ acid arachidonic là PGE2, PGE2a

15-methyl-PGE2a được dùng điều trị gây sẩy thai

283

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Các chất PGE1 giống như misoprostol được dùng ngăn ngừa loét liên quan đến
dùng aspirin, cũng như các thuốc kháng viêm không steroid NSAID (Non-Steroidal-
Anti-Inflamatory Drugs).

Androgen hormone sinh dục nam, chịu trách nhiệm cho sự phát triển đặc tính sinh
dục thứ hai của nam giới.
Estrogen hormone sinh dục nữ, chịu trách nhiệm cho sự phát triển đặc tính sinh dục
thứ hai cùa nữ giới và kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt.

Progesteron Estron

284

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Hormone glucocorticoid như cortisone và cortisol điều hòa chuyển hóa


carbonhydrate, giảm viêm và liên quan đến các phản ứng đối với stress.

Hormone mineralocorticoid như aldosterone điều hòa thể tích và áp suất máu bằng
cách kích thích thận hấp thu Na+, cr, HCO3'.

Acid mật được tổng hợp ở gan và chứa trong túi mật, được tiết vào ruột non có
chức năng nhũ tương hóa chất béo để giúp cho sự hấp thu và tiêu hóa.

3. STEROID

3.1. Định nghĩa

Steroid là 1 nhóm hợp chất có cấu trúc tương tự nhau và có trong thực vật và động
vật. Steroid bao gồm các hợp chất: Sterol, vitamin D, acid mật, các hormon sinh dục,
các hormon tuyến thượng thận, các hidrocacbon gây ung thư và 1 số sapogenin.
Steroid là những họp chất có khung carbon cyclopentanoperhydrophenantren.

285

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Theo Diels (1927) nếu hydro hóa các steroid có xúc tác selen ở 360°C thì tạo thành
1 hydrocarbon thom là 3’-methyl-1,2- cyclopentenophenantren, gọi là hydro carbon
Diels.

1,2-Cyclopentenophenantren Hydrocarbon Diel

Tùy thuộc các nhóm thế có trên khung 1,2- cyclopentanoperhydrophenantren mà có


các khung steroid no như:

286

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

3.2. Hóa học lập thể của steroid

Đánh số trên khung steroid


Khác với cách đánh số trên vòng phenantren, đánh số trên khung steroid được qui
định như công thức I. Nếu trên khung steroid có các mạch carbon thì đánh số lần lượt
tiếp theo các nguyên tử carbon trên mạch carbon đó theo quy định.

Đánh số trên khung cholestan

Cấu hĩnh và danh pháp của khung steroid:


Khung steroid (cấu hình của nhân) có 6 nguyên tử carbon bất đối xứng (vị trí
5,8,9,10,13,14) do đó có 26 = 64 đồng phân quang học. Khung steroid có các vòng 6
cạnh A,B,C và vòng 5 cạnh D. Vòng B và c luôn có vị trị trans với nhau. Vòng A và B;
c và D có thể cis hoặc trans với nhau.
Các khung steroid no có nguồn gốc thiên nhiên chia làm 2 dãy:
- Dãy cholestan: vòng A/B ở vị trí trans\ vòng B/C và C/D ở vị trí trans. Những
steroid là dẫn xuất của cholestan còn gọi là dãy 5 hoặc dãy allo.
- Dãy coprostan: vòng A/B ở vị trí cis; vòng B/C và C/D ở vị trí trans. Những
steroid là dẫn xuất của coprostan còn gọi là dãy 5 hoặc dãy normal.
Trong cả 2 dãy trên có nhóm methyl ở vị trí C10 và C13 luôn ờ trên mặt phẳng của
vòng và biểu diễn bằng đường liền nét.
Nguyên tử hydro tại C5 ở phía dưới mặt phẳng trong dãy cholestan (biểu diễn bằng
đường nét rời), cấu hình carbon này gọi là cấu hình 5. Như vậy, trong dăy cholestan
nhóm methyl ở vị trí C10 và nguyên từ hydro ở vị trí C5 vó cấu hình trans.
Trong dãy coprostan, nguyên tử Hidro ở vị trí c5 có vị trí cis (ở trên mặt phẳng
vòng) so với nhóm CH3 ở vị trí C10 được biểu diễn bằng đường liền nét, có cấu hình 5.
Các nguyên từ hydro trên Cs và C9 luôn có vị trí trans với nhau. Nguyên từ hydro
trên C14 và nhóm CH3 ờ vị trí C13 luôn có vị trí trans.
Mạch nhánh R gắn vào C17 ở trên mặt phẳng, cùng vị trí cis với 2 nhóm CH3 ở vị trí
C10 và C13.

287

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

cấu hình và danh pháp của các nhóm thế cỏ trên khung steroid
Nhóm -OH ở vị trí C3. Ví dụ phân từ cholestanol và cholesterol
Nhóm -OH ở trên mặt phẳng vòng có vị trí cis so với nhóm -CH3 ở vị trí C10 thuộc
cấu hình. Nhóm -OH ở phía dưới mặt phẳng vòng thuộc cấu hình epi.
Tiếp đầu ngữ luôn chỉ vị trí của nhóm thế ở trên mặt phẳng vòng.

Cấu dạng của steroid


Các vòng cyclohexan trong khung steroid đều có cấu dạng “ghế”
Cholestan và coprostan có cấu dạng như sau:

Cholestan: A/B trans, B/C trans, C/D trans


Coprostan: A/B cis, B/C trans, C/D trans

288

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

STEROL
Sterod có trong mỡ và dầu thực vật, là những chất kết tinh. Trong phân tử chứa
chức alcool. Sterol tồn tại dạng tự do hoặc dạng este với các acid béo cao. Choleserol,
cholestanol, coprotanol (coprosterol) là những sterol động vật (zoosterol). Ergosterol,
stigmasterol là những sterol thực vật (phitosterol). Có những sterol tách được từ nấm,
mốc gọi là các sterol vi sinh.
Cholesterol

- Cholesterol có công thức phân tử C27H46O tinh thể, nhiệt độ nóng chảy ở 149°c,
quang hoạt [ơ]d = -39°. Cholesterol có trong mật, trong dầu gan cá, trong não bộ, trong
cột sống.
- Trong phân tử có 1 liên kết đôi ở C5 = Có , có 1 nhóm OH ở vị trí C3, có 8
carbon phi đối xứng ở C3, c8> C9, C10, C13,C14, C17 và C20.
- Có 2 nhóm methyl ở C10 và C13, có 1 dây thẳng CsHi7 tại C17.
Cholesterol giữ vai trò quan trọng trong sự hình thành cấu trúc tế bào và các kích
thích tố (hormon), vì không tan trong nước, cholesterol nối kết với lipprotein LDL
(Low- Density Lipoprotein) và HDL (High - Density Lipoprotein) để lưu hành trong
máu. LDL có nhiệm vụ chuyển cholesterol tới các tế bào, HDL chuyển cholesterol về
gan để bài tiết. Vậy khi lượng LDL nhiều hơn HDL thì tỷ lệ cholesterol trong máu sẽ
tăng lên gây các triệu chứng bệnh tim mạch nguy hiểm.

Ergosterol

289

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Ergosterol có công thức phân từ C28ỈỈ44O tinh thể, nhiệt độ nóng chảy ở 163 °C,
quang hoạt [a]D = -130°. Có 3 liên kết đôi tại C5 = Có, C7 = Cs, và C22 = C23. Có 1 nhóm
OH tại C3. Có 2 nhóm methyl ở C10 và C13. Có 1 nhóm methyl ở C24. Có 1 dây thẳng
C9H47 tại C17.
Vitamin D
Dưới tác dụng của ánh sáng. Ergosterol hấp thụ tia tử ngoại tạo thành họp chất có
tác dụng chống bệnh còi xương. Họp chất này gọi là calciferol hay vitamin D1. Nhưng
đem kết tinh phân đoạn thu được 2 chất có phân tử lượng giống nhau là calciferol và
lumisterol. Calciferol tinh khiết này gọi là vitamin D2 hoặc ergoscalciferol.

Các vitamin D có chức năng chuyển hóa calci và phospho trong cơ thể.
Stìgmasterol

Công thức phân từ C29H48O. nhiệt độ nóng chảy 170°C, quang hoạt và [d]D = 40°.
Stigmasterol có trong dầu đậu nành và tồn tại dưới dạng acetat. Stigmasterol có 2 liên
kết đôi ở vị trí C5 = Cô và C22 = C23-

4. ACID MẬT

Acid mật có trong túi mật. Acid mật thường ở dưới dạng amid cùa acid cholanic,
acid allocholanic với glycin (H2N-CH2-COOH) hoặc với taurin (H2N-CH2-CH2-SO3H).

290

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Các amid đó gọi là glycocholic (glycin + acid cholic) và taurocholic (taurin + aicd
cholic). Acid mật dưới dạng muối kiềm có chức năng nhũ hóa để chất béo thấm được
vào ruột.
Acid mật được xem là dẫn xuất hydroxy của acid cholanic và acid
allocholanic. Loại nước acid mật và hydro hóa sẽ tạo thành acid cholanic và acid
allocholanic. Có khoảng 20 aicd mật tự nhiên và một số aicd mật tổng hợp. Trong
các acid mật tự do nhóm OH có cấu hình. Nếu thế các nhóm OH vào aicd cholanic
thu được những acid mật:

Tên T°
1 nc Vị trí nhóm OH [a]D Nguồn gốc
Acid cholic 195 3, 7,12 +37 Người, bò
Acid deoxyxholic 172 3, 12 +53 Người, bò
Acid lithocholic 186 3 +32 Người, bò
Aicd chenodeoxycholic 140 3,7 +11 Ngựa
Acid thydeoxycholic 197 3,6 +8 heo

Cấu tạo của acid cholic, acid cholanic và acid allocholanic, acid lithocholic như

Acid cholanic có cấu hình 5, acid allocholic có cấu hình 5. Acid cholic co 3 nhóm
OH ở vị tri 3,7 và 12 của acid cholanic.

291

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

5. HORMON SINH DỤC

Hormon là những chất do các tuyến nội tiết sinh ra có tác dụng gây nên các phản
ứng sinh lý khác nhau. Phân loại các hormon dựa vào tính chất sinh lý. Có hon 80
hormon khác nhau, hơn một nữa số đó thuộc loại steroid. Các hormon thuộc loại steroid
có trong tuyến sinh dục nam và nữ. Có estrogen (hormon nữ) và gestogen. Các hormon
sinh dục điều khiển quá trình giao hợp và có chức năng phân biệt giới tính nam nữ.
Androgen
Androsterorr. có công thức phân tử C19H30O2, có 1 nhóm OH và 1 chức ceton. Tùy
thuộc vị trí của các nhóm chức mà có nhiều loại androteron khác nhau.

Testosteron

Công thức phân tử C19H22O2, t°nc = 155°c, ở vị trí C17 có 1 nhóm OH, 1 nối đôi ở
C4 = C5, 1 nhóm chức ceton ở C3.
Estrogen
Trong phân tử của nhóm estrogen có 1 vòng benzen, chức OH và chức ceton và chỉ
có 1 nhóm CH3. Nhóm estrogen có các chất sau:

292

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Gestogen
Thuộc nhóm gestogen có progesteron (C21H30O2) và pregnandiol (C21H36O2)
Progesteron: có công thức phân tử C21H30O2, có 1 nối đôi C4 = C5, có 2 gốc methyl
ở C10 và C13, có gốc -CO-CH3 ở C17.

Progesteron Pregnandiol

Các hormon tuyến thượng thận


Ở tuyến thượng thận có 2 vùng, một vùng tiết ra adrenalin và 1 vùng tiết ra các
Hormon steroid. Các hormon này gọi là hormon vỏ thượng thận.
Hormon vỏ thượng thận - corticosteroid có 21 nguyên tử carbon. Trong phân tử có
chức ceton và chức alcol. Các loại hormon này có các chất như: corticosterol, cotisol,
cortison, aldosteron.

293

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Cortison

6. TERPENE

Terpenoid bao gồm các đơn vị năm-carbon thường được gọi là các đơn vị isoprene,
các đơn vị isoprene (CH2=C(CH3)-CH=CH2) kết hợp với nhau theo một mô hình thông
thường, thường theo quy tắc đầu - đuôi có thể lên tới 25 nguyên tử cacbon. Terpene
chứa 30 nguyên tử cacbon hoặc nhiều hơn thường được hình thành bởi sự ngưng tụ của
hai tiền chất terpene nhỏ hơn.
Tinh dầu bạc hà menthol, là một monoterpene (10 nguyên tử cacbon) được phân lập
từ các loại bạc hà khác nhau, là thuốc giảm đau tại chỗ và thuốc hạ sốt (làm giảm ngứa).
Bomeol và camphor long não là hai monoterpene phổ biến. Bomeol, có nguồn gốc từ
dầu thông, được sử dụng như một chất khử trùng và chất khử mùi. Long não được sử
dụng như một chất phản ứng, thuốc gây mê, long đờm, và thuoc chống ngứa, trong số
nhiều công dụng khác nhau.

Menthol

294

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Periplanone B, một sesquiterpene (15 nguyên tử cacbon), là chất hấp dẫn giới tính
của một loài gián. Một sesquiterpene khác, santonin, được tìm thấy trong cây ngãi được
dùng làm thuốc tẩy giun sán, làm tê liệt chúng. Artemisinin cô lập từ cây thanh hao hoa
vàng làm thuốc trị sốt rét.

Taxol là diterpene một trong những terpene có giá trị dược phẩm nổi tiếng nhất,
taxol lần đầu tiên được phân lập từ vỏ cây thông đỏ Taxus brevifolia.

Triterpene (bruceantin) có hoạt tính chống ung thư đáng kể ưong hệ động vật và đã
được nghiên cứu đề điều trị ung thư.

295

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Phân loại terpenoid

Số đơn vị isoprene (n) Loại terpene Số carbon

1 Hemiterpen 5

2 Monoterpen 10

3 Sesquiterpen 15

4 Diterpen 20

5 Sesterterpen 25

6 Triterpen 30

8 Tetraterpen 40

>8 Politerpen >40

Terpenoid có hoạt tính sinh học, ví dụ vitamin A.

Sự chuyển đồi cấu hình đồng phân hình học tạo ra tác dụng bắt ánh sáng mạnh hom.
trans
CH=N-opsin

296
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

7. ALKALOID

Alkaloid là các chất hữu cơ có hoạt tính sinh học từ nguồn gốc tự nhiên, trong cấu
trúc phân tử alkaloid có chứa một nguyên tử nitơ và có tính kiềm.
Hầu hết các ankaloid theo cấu trúc hóa học của chúng là các dẫn xuất của các hợp
chất dị vòng khác nhau với dị tố nitơ; chúng thuộc về các amin bậc ba.
Các ankaloid điền hình có nguồn gốc từ thực vật, chúng có tính kiềm, chứa một
hoặc nhiều nguyên tử nitơ (thường là trong dị vòng) và alkaloid thường có tác động sinh
lý đặc trưng trên người hoặc động vật.
Tính chất vật lỷ
Các ankaloid là các chất kết tinh rắn, không màu, không mùi, có vị đắng. Một số
ankaloid ở dạng cơ bản là chất lỏng và có mùi khó chịu (colchicine, nicotine và
physostigmine).
Hầu hết các alkaloid đều hoạt tính quang học. Các alkaloid kiềm hơi hòa tan hoặc
thực tế không tan trong nước và hòa tan tốt trong các dung môi hữu cơ khác nhau
(ethanol, ether, benzen,...).
Các muối của alkaloid, hòa tan trong nước và hòa tan một chút trong các dung môi
hữu cơ. Ngoại lệ là ethanol, hòa tan nhiều muối alkaloid. Tuy nhiên, các chất caffeine,
ephedrine và pilocarpine rất hòa tan trong nước; một số muối (cocaine hydrochloride)
hòa tan trong chloroform.
Kiến thức về độ hòa tan của alkaloid và muối của chúng có tầm quan trọng đáng kể
về dược phẩm. Không chỉ các chất alkaloid thường được dùng ở dạng dung dịch, mà sự
khác biệt về độ hòa tan giữa các ankaloid và các muối của chúng cho phép tách các
ankaloid khỏi dược liệu và tách chúng ra khỏi các chất khác.
Một so loại alkaloid
l.Các dẫn chất quinolisine (1) và quinolizidine (nor-lupinane) (2) (sparteine,
cytisine):

2. Các dẫn chất tropine (atropine, hyosciamine, cocaine):

3. Các dẫn chất quinoline (quinine) và isoquinoline (opium alkaloid):

297

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

N
Quinin Isoquinolin
4. Các dẫn chat imidazole (pilocarpine):

5. Các dẫn chat indole (physostigmine, strychnine, ergot):

■N
\_\_
H

6. Các dẫn chất purine (caffeine, theobromine, theophylline):


H

7. Các dẫn chat pyrrolizidine (platiphylline):

Chất có hoạt tính sinh học quinine và quinolizidine (nor-lupinane) alkaloid


Ví dụ: cytisine (cytisinum)
NH

Q Cytisin
Dần chất của nhân l,2,3,4-tetrahydroquinolizone-6 được ngưng tụ với piperidine.
Chất kích thích hô hấp và tuần hoàn máu

298

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Một số cấu trúc alkaloid

Pumiliotoxin c
R=OH Pumiliotoxin B

299

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

Quinin

R1=R2=H, r3=ch3 Morphin


Ri=r3=ch3, r2=h Codein
Ri=r2=coch3, r3=ch3 Heroin
Rj=r2=h, r3=ch2ch=ch2 Nalorphin

300

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

TÀI LIỆU
• THAM KHẢO

Tiếng Việt
1. Lê Thành Phước. 2009. Hỏa đại cương. NXB Y học
2. Nguyễn Đức Chung. 2009. Hóa đại cương. NXB Đại học Quốc gia TPHCM
3. N.L.Glinka. 1988. Hóa đại cương. NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp Hà Nội
4. Bộ Y Tế, Dược điển Việt Nam, lần xuất bản thứ 4, NXB Y học, Hà Nội, 2009.
5. Lê Thành Phước, Hóa đại cương - vô cơ, NXB Y học, Hà Nội, 2009.
6. Lê Mậu Quyền, Hóa học đại cương, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội,
1988.
7. Thái Doãn Tĩnh. 2008. Cơ chế và phản ứng hóa học hữu cơ (tập 1, 2 & 3). NXB Khoa học
và Kỹ thuật.
8. Lê Ngọc Thạch. 2001. Hóa học lập thể. NXB Đại học Quốc gia TP HCM.

Tiếng Anh
1. H.Stephen Stoker. 2013. General, Organic, and Biological Chemistry, 6th Edition, Brooks
Cole.
2. Frederick A. Bettelheim, Jerry March. Introduction to General, Organic, Biochemistry, 2th
Edition, Saunder College Publishing.
3. Gareth Thomas. 2003. Fundamentals Of Medicinal Chemistry. John Wiley & Sons.
4. Gareth Thomas. 2007. Medicinal Chemistry, Second Edition. John Wiley & Sons Ltd.
5. James p. Riehl. 2010. Mirror-image Asymmestry. John Wiley & Sons.

301

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa
https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

https://www.facebook.com/ythuquanthuvienykhoa

You might also like