You are on page 1of 90

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

GIÁO TRÌNH
(Lưu hành nội bộ)

TÊN GIÁO TRÌNH : VIẾT (TIẾNG VIỆT)


NGÀNH/CHUYÊN NGÀNH: COM 142
Dùng cho đào tạo: hệ Đại học, Cao đẳng
Chủ biên: ThS. Nguyễn Thị Tường Vy

(Cập nhật lần 3)

THÁNG 8/2021

1
MÔ TẢ MÔN HỌC

Viết là một kỹ năng bổ sung, những kiến thức cần thiết để sinh viên thành công ở đại học
cũng như trong môi trường làm việc sau này.
Sinh viên cần có khả năng thể hiện ý tưởng của mình một cách rõ ràng và súc tích bằng
các dạng văn bản khác nhau.
Trong học phần này, sinh viên sẽ tìm hiểu về các loại tiểu luận chính của đại học bao
gồm tiểu luận nguyên nhân và kết quả, tiểu luận sự tranh luận, tiểu luận phân loại và tiểu
luận so sánh và tương phản.
Họ cũng sẽ có cơ hội tìm hiểu về các phong cách viết văn bản hành chính và kinh doanh
khác nhau gồm các bản ghi nhớ, email, thư, các kiến nghị chính thức, v.v.

----/----

2
SỰ CẦN THIẾT PHẢI HỌC VIẾT TIẾNG VIỆT

1. Mục đích
+ Cung cấp các kiến thức cơ bản về cấu trúc từ, cụm từ, câu văn, đoạn văn và rèn
luyện kỹ năng viết các loại văn bản tiếng Việt.
+ Vận dụng tốt các kiến thức lý thuyết vào vấn đề thực hành viết các loại văn bản
tiếng Việt.
+Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề viết tiếng Việt
+Phân biệt và viết được tất cả các loại văn bản tiếng Việt cụ thể như: đơn thư, báo
cáo, biên bản, luận văn...
1.2. Kỹ năng:
- Nhận rõ được tầm quan trọng của kỹ năng viết, từ đó chúng ta cần phải rèn luyện
các kỹ năng bổ trợ để viết tốt.
1.3. Thái độ:
- Thường xuyên trao dồi vốn từ Tiếng Việt thật phong phú.
- Rèn luyện không để nâng cao kỹ năng viết.
- Hãy luôn xem kỹ năng viết là việc cần thiết đối với cuộc sống, công việc của
chính bản thân mình.
2. Nội dung :
- ND1 : Tầm quan trọng của môn học
- ND2 : Rèn luyện cách viết đúng chính tả, logic, theo cấu trúc ngữ pháp và có ý
nghĩa
3. Hình thức và phương pháp dạy-học
ND1. Trình chiếu PP.
ND2. Thuyết trình hỏi đáp.
4. Tài liệu.
1. GT1: Tạ Quang Hùng & Võ Thị Phương Oanh (2013). Bí quyết nâng cao kỹ
năng viết: Nhà xuất bản thông tin và truyền thông [bản tiếng Việt].

-----*-----

3
PHÂN BỐ GIỜ GIẢNG DẠY : 30 giờ

Stt Số giờ Nội dung Chủ đề Tài Liệu Đọc Liên Quan Ghi Chú
[GT 1] trang 22-27
[TLTK 1] trang 99-133
Phác thảo một bài luận 5
[TLTK 1] trang 52-54
ND. 1 6 đoạn văn
[GT 1] trang 23-29
[GT 1] trang 41-52
[TLTK 1] trang 118-123
Tiểu luận phân loại
Tiểu luận nguyên nhân và
kết quả [GT 1] trang 30-36
Tiểu luận so sánh và đối [GT 1] trang 83-91
ND. 2 8
chiếu [GT 1] trang 54-62
Tiểu luận tranh luận/ thuyết [GT 1] trang 30-36
phục

Cách phê bình và Đánh giá


[GT 1] trang 116-150
ND. 3 6 qua phim ảnh
[GT1] trang 151-231

4 Cách viết kế hoạch &


ND. 4 [GT 1] trang 241-243
Chương trình làm việc

Viết văn bản (bản ghi nhớ,


ND.5 4 thư / email, lịch biểu) [GT 1] trang 232-240

THI KẾT THÚC HỌC


2
PHẦN MÔN HỌC

4
ND. 1
CÁCH PHÁT THẢO CÁC BÀI LUẬN 5 ĐOẠN VĂN
(6 giờ)
(Sách GT1: từ trang 22 – 29)

1.1. Khái niệm đoạn văn:


Đoạn văn là một đơn vị tạo thành văn bản, trực tiếp đứng trên câu, được mở đầu
bằng chữ lùi đầu dòng, viết hoa và kết thúc bằng dấu ngắt đoạn
Như vậy, một ĐV cần đảm bảo:
- Tính hướng nội → để duy trì mối quan hệ giữa các câu trong đoạn, để tách biệt
được với các đoạn văn khác
- Tính hướng ngoại → để duy trì mối quan hệ giữa các đoạn trong văn bản, để
chứng tỏ nó là một phần của văn bản
1.2. Cách viết một số loại đoạn văn:
Có 9 loại đoạn văn gồm
1.2.1. Đoạn văn phân loại
a. Đoạn văn phân loại là gì? Là loại ĐV yêu cầu người viết chọn một nhân tố hoặc
đối tượng mà họ biết rõ và chia thành ba loại.
b. Công thức của một đoạn văn phân loại:
- Viết một câu chủ đề có đề cập đến yếu tố bạn sữ thảo luận và bao gồm ba từ
khóa hoặc cụm từ mấu chốt mà cho bạn biết cách chia yếu tố này như thế nào.
- Trong khoảng từ một đến hai câu giải thích từ khóa đầu tiên của bạn, cho biết tại
sao bạn chia yếu tố này thành loại một.
- Cho một ví dụ hai câu để minh họa sự giải thích của bạn.
- Dùng một cụm từ chuyển tiếp viết từ một đến hai câu để giải thích loại thứ hai
của bạn.
- Cho một ví dụ hai câu khác để minh họa sự giải thích của bạn.
- Bắt đầu với một cụm từ chuyển tiếp khác, viết từ một đến hai câu để giải thích
loại thứ ba từ câu chủ đề của bạn.
- Cho một ví dụ cụ thể khác về loại thứ ba của bạn.
- Viết một câu kết luận.
1.2.2. Đoạn văn định nghĩa
a. Đoạn văn định nghĩa là gì? Là loại ĐV yêu cầu người viết chọn một yếu tố hoặc
đối tượng mà họ biết rõ và định nghĩa nó; yêu cầu sinh viên đưa ra ba từ khóa hoặc cụm
từ mà sẽ cho phép họ định nghĩa yếu tố/đối tượng đó
b. Công thức của một đoạn văn định nghĩa:
- Viết một câu chủ đề đề cập tới yếu tố hoặc đối tượng mà bạn sẽ định nghĩa. Câu
chủ đề nên bao gồm ba từ khóa hoặc cụm từ khóa để định nghĩa yếu tố/đối tượng đó.
5
- Viết từ một đến hai câu giải thích từ cần định nghĩa đầu tiên từ câu chủ đề của
người viết.
- Đưa ra một ví dụ cụ thể gồm hai câu mà sẽ minh họa lời giải thích của người
viết..
- Sử dụng một cụm từ chuyển đoạn, viết từ một đến hai câu giải thích từ định
nghĩa thứ hai của người viết.
- Cho ví dụ gồm hai câu khác để chỉ ra sự giải thích của người viết..
- Giải thích từ định nghĩa cuối cùng trong khoảng một đến hai câu.
- Cho một ví dụ cụ thể để minh họa định nghĩa thứ ba.
- Viết một câu kết để kết thúc đoạn văn của người viết.
1.2.3. Đoạn văn tường thuật
a. Đoạn văn tường thuật là gì ? Loại ĐV này yêu cầu người viết kể về tình huống
đã thay đổi cuộc đời của họ, cho một tính từ mô tả tình huống đó, nói về điều gì đã xảy ra
trong suốt tình huống đó, về những suy nghĩ của họ và những xúc cảm trong tình huống
đó, nói điều gì họ học được trong tình huống đó và cách nó đã thay đổi họ và để đọng lại
điều gì cho người đọc, chẳng hạn như lời khuyên hoặc một giá trị đạo đức; mô tả các ý
tưởng của họ về tình huống đó để sau cùng làm người đọc cảm thấy tác giả có cảm giác
gì vào lúc đó. Loại đoạn văn này yêu cầu sinh viên đối mặt với quá khứ. Chủ đề có thể về
bất cứ loại cảm xúc nào chẳng hạn như hạnh phúc, đau buồn, lo âu, hài hước, sợ hãi …
b. Công thức của một đoạn văn tường thuật:
- Viết một câu chủ đề trình bày sự việc bao gồm một tính từ mô tả tình huống
- Đưa ra một câu trình bày quan điểm hoặc vấn đề đạo đức có liên quan đến câu
chuyện của người viết. Nó là bài học người viết học được hoặc đã thay đổi chính bản
thân người viết.
- Bắt đầu câu chuyện từ một đến 2 câu
- Viết một đến hai câu mô tả suy nghĩ và tình cảm của người viết. So sánh với
những đối tượng và những cảm nhận khác
- Dùng cụm từ chuyển tiếp nói về sự kiện quan trọng thứ hai của sự việc đang viết.
Viết tiếp câu chuyện bằng một đến hai câu
- Mô tả suy nghĩ và cảm xúc trong khoảng một đến hai câu. Kết hợp với so sánh
sự vật
- Nói về điều thứ ba và sự kiện cuối cùng trong tình huống đó. Viết trong vòng 1
đến 2 câu
- Mô tả lại ý tưởng và cảm xúc của người viết
- Kết thúc với giải pháp và lời khuyên
1.2.4. Đoạn văn so sánh đối chiếu
a. Đoạn văn so sánh đối chiếu là gì? Loại ĐV này yêu cầu người viết chọn hai yếu tố
hoặc đối tượng trong cuộc sống và viết về sự tương đồng và dị biệt. Dạng đoạn văn này
6
đòi hỏi sinh viên viết về những tương đồng và dị biệt theo một cách mượt mà và có kiểm
soát trong đó họ bám sát chủ đề 100%.
b. Công thức của một đoạn văn so sánh đối chiếu:
- Viết một câu chủ đề nhằm cung cấp yếu tố/ đối tượng mà bạn sẽ so sánh và đối
chiếu. Bảo đảm bạn đề cập đến cách mà chúng giống và khác nhau như thế nào
- Trong khoảng một câu, đề cập điểm tương đồng đầu tiên, nhưng giải thích đầy đủ sự
dị biệt bên trong sự tương đồng đó
- Đưa ra một ví dụ gồm hai câu về sự khác biệt đầu tiên
- Với một cụm từ chuyển tiếp, hãy giải thích sự tương đồng thứ hai và sự dị biệt bên
trong sự tương đồng đó
- Cho một ví dụ minh họa khác về sự khác biệt thứ hai trong khoảng hai câu
- Giải thích sự tương đồng và dị biệt thứ ba trong khoảng một câu và bảo đảm rằng
trước đó đã dùng một cụm từ chuyển tiếp
- Cho ví dụ sau cùng về sự dị biệt thứ ba trong vòng hai câu
- Viết một câu kết để kết thúc đoạn văn
1.2.5. Đoạn văn minh họa
a. Đoạn văn minh họa là gì? Loại ĐV này yêu cầu người viết chọn hai yếu tố hoặc đối
tượng trong cuộc sống và viết về sự tương đồng và dị biệt. Dạng đoạn văn này đòi hỏi
sinh viên viết về những tương đồng và dị biệt theo một cách mượt mà và có kiểm soát
trong đó họ bám sát chủ đề 100%.
b. Công thức của một đoạn văn minh họa:
- Viết một câu chủ đề thảo luận về yếu tố hoặc đối tượng mà người viết sẽ viết. Trong
câu này, người viết phải cho biết mình thích hay không thích chỉ đề và đưa ra ba lý do
- Trong một câu, giải thích lý do đầu tiên của người viết. Câu giải thích phải nêu rõ tại
sao bạn lại cảm thấy như vậy. Cho ví dụ để minh họa
- Bảo đảm giải thích lý do thứ hai trong một câu và bắt đầu với một cụm từ chuyển
đoạn
- Cho một ví dụ rõ rang và cụ thể để hỗ trợ và giải thích lý do thứ hai. Ví dụ không
được nhiều hơn hai câu
- Dùng một cụm từ chuyển đoạn, viết một câu để giải thích lý do thứ ba
- Viết hai câu để đưa ra ví dụ minh họa cho lý do thứ ba
- Kết thúc toàn bộ đoạn bằng một câu kết
1.2.6. Đoạn văn mô tả
a. Đoạn văn mô tả là gì? Loại ĐV này yêu cầu người viết chọn một đối tượng và thêm
ba tính từ mà mình sẽ mô tả. Những tính từ này sẽ được khảo sát tỉ mỉ ở trong đoạn văn.
b. Công thức của một đoạn văn mô tả:
- Viết một câu đề cập đến người, nơi chốn hoặc sự vật sẽ mô tả. Câu này bao gồm ba
tình từ sẽ mô tả danh từ
7
- Trong khoảng một câu, giải thích ý của bạn về tính từ thứ nhất có trong câu chủ đề
- Cho một ví dụ dài từ một đến hai cau để hỗ trợ phần giải thích đầu tiên
- Dùng một cụm từ chuyển ý giải thích tính từ thứ hai có trong câu chủ đề
- Viết một ví dụ khác cụ thể và rõ rang có độ dại từ hai đến ba câu để minh họa phần
giải thích thứ hai của bạn
- Bắt đầu bằng cụm từ chuyển đoạn khác, giải thích tính từ thứ ba có trong câu chủ đề
- Viết một ví dụ cụ thể và rõ ràng về tính từ thứ ba
- Kết thúc đoạn bằng câu kết
1.2.7. Đoạn văn phân tích quá trình
a. Đoạn văn phân tích quá trình là gì? Loại ĐV này yêu cầu người viết chọn ra một
điều mà họ biết cách làm tốt và nêu chỉ dẫn từng bước để người đọc dễ theo dõi. Người
viết có thể viết bất cứ điều gì mà họ muốn cho dạng bài này nhưng phải đảm bảo rằng họ
biết khá rõ về điều đó. Ví dụ như Hướng dẫn nấu ăn, sửa chữa nhà cửa, chăm sóc sức
khỏe…
b. Công thức của một đoạn văn phân tích quá trình:
- Viết một câu đề cập đến chủ đề mà người viết sẽ thảo luận, đề cập có bao nhiêu
bước để thực hiện. Đoạn văn chỉ nên gồm ba đến bốn bước
- Trong một câu đề cập đến bước đầu tiên
- Giải thích bước đầu tiên trong vòng hai câu. Bảo đảm giải thích rõ ràng
- Dùng một cụm từ chuyển đoạn, nêu bước kế tiếp
- Trong vòng hai câu giải thích bước thứ ba một cách uyển chuyển và rõ ràng
- Bắt đầu với một cụm từ chuyển đoạn khác nêu bước thứ ba trong một câu
- Giải thích rõ ràng bước thứ ba trong hai câu
- Viết một câu kết để đóng lại toàn bộ đoạn văn
1.2.8. Đoạn văn nguyên nhân kết quả
a. Đoạn văn nguyên nhân kết quả là gì? Loại ĐV này yêu cầu người viết xem xét
một nhân tố và mô tả cách một nguyên nhân có thể có ba kết quả nào đó. Ví dụ như một
sinh viên có thể viết về ba ảnh hưởng tiêu cực phát sinh từ việc hút thuốc. Có một sự lựa
chọn khác mà sinh viên có thể viết về ba nguyên nhân của một sự việc nào đó bắt nguồn
từ một kết quả.
b. Công thức của một đoạn văn nguyên nhân kết quả:
- Viết một câu đề cập đến một nguyên nhân và kết quả của những nguyên nhân đó.
- Viết từ một đến hai câu để giải thích kết quả đầu tiên
- Trong khoảng hai câu cho một ví dụ về kết quả đó
- Dùng một cụm từ chuyển đoạn, viết một câu giải thích kết quả thứ hai
- Cho một ví dụ khác dài hai câu của kết quả thứ hai. Bảo đảm ví dụ phải cụ thể
- Dùng một cụm từ chuyển đoạn khác, giải thích kết quả thứ na
- Trong hai câu khác cho ví dụ cụ thể của kết quả thứ ba
8
- Viết một câu kết để kết thúc
1.2.9. Đoạn văn tranh luận
a. Đoạn văn tranh luận là gì? Loại ĐV này yêu cầu người viết phải có một lập
trường và bảo vệ lập trường đó.
b. Công thức của một đoạn văn tranh luận:
- Viết một câu chủ đề. Câu chủ đề phải nói rõ phía của người viết trong cuộc tranh
luận và nêu ba lý do vì sao bạn lại có suy nghĩ như vậy
- Giải thích lý do thứ nhất trong vòng một câu
- Cho ví dụ từ một đến hai câu hỗ trợ phần giải thích thứ nhất của người viết
- Dùng một cụm từ chuyển tiếp, giải thích lý do thứ hai của người viết. Giải thích
không được dài hơn một câu
- Viết một ví dụ rõ ràng và cụ thể từ hai đến ba câu để hỗ trợ phần giải thích thứ hai
của người viết
- Bắt đầu bằng một cụm từ chuyển tiếp khác và giải thích lý do của người viết trong
vòng một câu
- Cho ví dụ khác có độ dài từ hai đến ba câu để hỗ trợ phần giải thích lý do thứ ba
- Viết một câu kết để kết thúc đoạn
1.3. Khái niệm văn bản (VB):
Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp ngôn ngữ ở dạng viết, thường là tập
hợp của các câu, có tính trọn vẹn về nội dung, tính hoàn chỉnh về hình thức, có tính liên
kết chặt chẽ và hướng tới mục tiêu giao tiếp nhất định.
1.4. Các bước viết văn bản
1.4.1. Định hướng xây dựng văn bản
Trước khi xây dựng bất cứ một văn bản nào cũng cần có những định hướng cụ thể.
Việc định hướng càng rõ rệt bao nhiêu thì bài viết càng chặt chẽ, đạt hiệu quả giao tiếp
tốt nhất. Vấn đề định hướng này tập trung trả lời cho được một số câu hỏi cụ thể như:
- Viết nhằm đạt kết quả gì? (mục đích giao tiếp)
- Viết về những vấn đề gì? (nội dung giao tiếp)
- Viết cho đối tượng nào? (Nhân vật giao tiếp)
- Viết như thế nào? (cách thức giao tiếp)
1.4.1.1. Định hướng mục đích viết (giao tiếp)
Hiệu quả của việc giao tiếp sẽ được đánh dấu bằng những mục đích giao tiếp đạt
đến chừng mực nào. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể đánh giá ngay sự thành
công về mục đích giao tiếp ngay tức thời. Thực tế, có những văn bản chúng ta chỉ có thể
nhận ra hiệu quả của nó sau một khoảng thời gian khá dài.
Mục đích của một văn bản có thể chia thành:
- Mục đích tác động về nhận thức
- Mục đích tác động về tình cảm
9
- Mục đích tác động về hành động
Như vậy, một văn bản đạt được hiệu quả giao tiếp khi văn bản đó tác động đến
người đọc làm thay đổi về nhận thức, biến đổi về tình cảm và từ đó dẫn đến hành động
theo hướng mà người viết mong muốn. Ngược lại, những văn bản không đạt yêu cầu trên
nhìn chung không đạt được hiệu quả giao tiếp.
1.4.1.2. Định hướng nội dung viết (giao tiếp)
Để đạt được hiệu quả giao tiếp, người viết cần phải lựa chọn nội dung cho văn bản
khi tiến hành giao tiếp. Việc xác định mảng hiện thực nào sẽ được đề cập đến trong văn
bản và dự định phản ánh mảng hiện thực đó như thế nào cho sinh động để thuyết phục
người đọc là vấn đề quyết định sự thành công hay không thành công của người viết.
1.4.1.3. Định hướng nhân vật tiếp nhận (giao tiếp)
Nhân vật giao tiếp là một trong những nhân tố cần định hướng rõ ràng trước khi
trình bày văn bản. Hoạt động giao tiếp chịu sự tác động 2 chiều từ phía người phát và
người nhận. Vì vậy, hiệu quả giao tiếp không chỉ phụ thuộc và người phát mà còn phụ
thuộc vào yếu tố người nhận. Viết những vấn đề mà người nhận hoàn toàn xa lạ và không
thể tiếp nhận đồng nghĩa với sự thất bại về mặt hiệu quả trong cuộc giao tiếp ấy.
Có thể thấy rằng, sự hiểu biết về đối tượng giao tiếp càng phong phú, càng sâu sắc
bao nhiêu thì hiệu quả của việc giao tiếp càng cao.
1.4.1.4. Định hướng cách thức viết (giao tiếp)
Lựa chọn cách thức viết phù hợp cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng
tạo nên hiệu quả giao tiếp. Có khi với cách trình bày này lại đạt hiệu quả hơn cách trình
bày khác. Thậm chí, có khi chỉ cần thay một từ này bằng từ khác, một câu này bằng một
câu khác thì hiệu quả giao tiếp cũng đã thay đổi hẳn.
1.4.2. Lập đề cương văn bản (lập dàn ý)
1.4.2.1. Lập đề cương là gì?
Lập đề cương là viết ra giấy những nội dung cơ bản dự định triển khai trong văn
bản, là sự sắp xếp các ý theo sự thống nhất của từng tiểu chủ đề, phản ánh cơ sở lôgic của
hiện thực và thể hiện được cách trình bày, cách lập luận riêng của người viết về nội dung
sẽ được đề cập đến trong bài viết.
1.4.2.2. Tác dụng của việc lập đề cương
Lập đề cương tốt sẽ giúp người viết:
- Có cái nhìn bao quát cho toàn bộ những nội dung triển khai trong suốt văn bản.
- Có thể nhận ra đâu là ý chính cần nhấn mạnh, cần đi sâu; đâu là ý phụ có thể bỏ
qua hoặc lướt qua để làm nổi rõ đề tài cũng như chủ đề của văn bản.
- Chủ động trong việc tính toán dung lượng chung của văn bản cũng như dung
lượng riêng của từng phần, từng ý. Mặc khác đề cương còn giúp người viết phân phối
thời gian viết cho từng phần một cách hợp lý trong những trường hợp cần tính toán tới thời gian hoàn
thành văn bản.
10
1.4.2.3. Yêu cầu của việc lập đề cương
Đề cương cần phải đảm bảo một số yêu cầu nhất định:
- Đề cương phải thể hiện được đề tài cũng như chủ đề cần phải triển khai trong
toàn bộ văn bản. Những nội dung cần triển khai này phải phù hợp với mục đích viết, nhân vật tiếp & cách
thức viết.
- Các ý lớn, ý nhỏ trong đề cương phải được sắp xếp một cách hợp lý, một mặt
vừa phản ánh được logic tồn tại, vận động của bản thân đối tượng trình bày, mặt khác
cũng cần phản ánh được logic của bản thân việc trình bày đó.
- Đề cương cần trình bày cô đọng, ngắn gọn, sáng sủa và phải có những ký hiệu
nhất định để ghi các đề mục, các ý hoặc các chi tiết.
* Có thể hình dung qua một số sơ đồ dàn ý sau:

Ý Phụ 1

Ý Chính 1 Ý Phụ … Ý Chính 3

Ý Phụ 2
Ý Phụ 1

TIÊU ĐỀ

Ý phụ 1

Ý Phụ 3 Ý Chính …

Ý Phụ 2 Ý Phụ 2
Ý Chính 2 Ý Phụ 1
Ý Phụ 2.1 Ý Phụ 2.2

Ý phụ 2 Ý…

11
Mô Hình Sơ Đồ Thông Thường

Sơ Đồ Thông Thường: thể hiện trình tự sau:


1. Viết tiêu đề của văn bản ở giữa trang giấy trắng. Khoanh tròn tiêu đề đó lại.
2. Viết ra các ý tưởng của bạn quanh vòng tròn tiêu đề, càng nhiều ý càng tốt.
3. Xác định những ý nào là ý chính, khoanh tròn chúng (trong những vòng tròn nhỏ hơn)
và nối chúng với vòng tròn tiêu đề bằng những đường gạch.
4. Xác định những ý phụ cho từng ý chính và nối chúng với vòng tròn ý chính.
5. Một lần nữa, nghĩ tiếp ra càng nhiều ý càng tốt và xác định ý chính cũng như ý phụ.
6. Bỏ đi những ý không cần thiết.
7. Kiểm tra lại và thay đổi những gì cần thiết.
8. Đánh số các đoạn thân bài, mỗi đoạn cho một ý chính.
9. Đánh số những ý bổ trợ trong từng đoạn, các ý bổ trợ chính là các ý phụ đã nói.
10. Xem lại toàn bộ dàn ý một lần nữa trước khi hoàn tất.
* Ví dụ: Lập đề cương cho một đề bài sau:
Giải thích và bình luận ý kiến của nhà văn M.Gorki: “Sách mở rộng ra trước mắt
tôi những chân trời mới”
Mở bài
- Nêu vai trò của sách từ xưa đến nay trong đời sống tinh thần của con người.
- Đưa vấn đề mà M.Gorki đã đề cập tới “Sách mở rộng ra trước mắt tôi những
chân trời mới”
Thân bài
(1) Giải thích ý nghĩa câu nói của M. Gorki
a. Sách là gì?
- Là kho tàng tri thức
+ Về kinh nghiệm sản xuất
+ Về đời sống con người
+ Về thế giới tự nhiên
- Là sản phẩm tinh thần
+ Sản phẩm của văn minh nhân loại
+ Kết quả của lao động trí tuệ
+ Hàng hóa có giá trị đặc biệt
- Là người bạn tâm tình gần gũi
+ Giúp ta hiểu điều hay lẽ phải
+ Làm cho cuộc sống tinh thần thêm phong phú
b. Sách mở rộng những chân trời mới
- Sách giúp chúng ta hiểu biết về mọi lĩnh vực
+ Về khoa học tự nhiên

12
+ Về khoa học xã hội
- Sách giúp chúng ta vượt qua không gian, thời gian
+ Hiểu quá khứ, hiện tại, tương lai
+ Hiểu trong nước, ngoài nước
(2) Bình luận về tác dụng của sách và nêu ý kiến cá nhân
a. Sách tốt
- Nâng cao tầm hiểu biết
- Giúp khám phá ra chính bản thân mình
- Chắp cánh ước mơ và khát vọng sáng tạo
b. Sách xấu
- Xuyên tạc, bóp méo sự thật
- Mang tính chất thương mại
- Đi ngược lại với suy nghĩ và nếp sống lành mạnh của con người
(3) Thái độ đối với việc đọc sách
- Tạo thói quen và duy trì hứng thú đọc sách
- Chọn sách tốt có giá trị khoa học hoặc nhân văn
- Phê phán và lên án những sách có nội dung xấu
Kết bài
- Khẳng định lại tác dụng của sách
- Hành động của cá nhân
1.2.2.4. Một số qui tắc khi lập đề cương (dàn bài)
- Qui tắc hình thức song song
Các phần tương đồng hay cùng mức trong dàn bài nên được trình bày một cách
song song. Điều này có nghĩa là tất cả các ý được đánh thứ tự theo cùng một kiểu ký tự
hay số đếm trong dàn bài nên có cùng một cấu trúc ngữ pháp như nhau; nghĩa là, tất cả
đều là câu đầy đủ, hoặc tất cả đều ở dạng cụm danh từ, hoặc cụm tính từ, hoặc là cụm
giới từ, vân vân và vân vân.
- Qui tắc giá trị tương đương
Trong dàn bài, các ý được đánh thứ tự theo cùng một kiểu ký tự hay số đếm phải
có giá trị tương đương với nhau. Điều này có nghĩa là mỗi ý chính phải được đánh thứ tự
cùng kiểu ký tự hoặc kiểu số (ví dụ: bằng ký tự in hoa) đồng thời mỗi ý bổ trợ cùng mức
được đánh thứ tự bằng ký tự thường hoặc kiểu số Ảrập hay La Mã. Ví dụ nếu dàn bài của
bạn có các ví dụ, thì bạn cần đánh thứ tự các ví dụ theo một kiểu ký tự và số khác với
kiểu ký tự hay số thứ tự đang dùng cho các ý mà những ví dụ này đang cố minh họa.
Ví dụ:
Một trong những vấn đề của thành phố là hệ thống giao thông công cộng khập khiễng.
A. Lịch chạy xe buýt thường không đáng tin cậy.
B. Xe buýt thường đến chậm.
13
C. Có lúc cả một loạt xe buýt cùng đến.
D. Hành khách là nạn nhân.  Sai
E. Họ thường trễ làm, trễ học hay trễ hẹn.
F. Họ thường phải bỏ nhiều thời gian hơn để chờ xe buýt.
Sửa lại như sau:
Một trong những vấn đề của thành phố là hệ thống giao thông công cộng khập khiễng.
A. Lịch chạy xe buýt thường không đáng tin cậy.
1. Xe buýt thường đến chậm.
2. Có lúc cả một loạt xe buýt cùng đến.
B. Hành khách là nạn nhân.  Đúng
1. Họ thường trễ làm, trễ học hay trễ hẹn.
2. Họ thường phải bỏ nhiều thời gian hơn để chờ xe buýt.
1.4.2.5. Một số lưu ý khi xây dựng đề cương:
Đề cương tuy chưa phải là văn bản nhưng là cơ sở để viết văn bản cho nên nếu
khâu xác lập đề cương phạm phải sai sót thì dẫn đến những sai sót trong văn bản. Do vậy
cần lưu ý những điểm sau:
a. Tránh xa đề hoặc lạc đề: Ở bước định hướng, người viết đã xác định nội dung
và chủ đề cho văn bản, đồng thời cũng xác định cả mục đích của văn bản. Khi lập đề
cương luôn luôn cần quán triệt các nhân tố đó. Nếu không, đề cương của văn bản dễ rơi
vào trình trạcg xa đề, lạc đề. Biểu hiện ụ thể của loại lỗi này là:
- Có thành tố nội dung không phù hợp với nội dung và mục đích của toàn văn
bản.
- Có thành tố nội dung phát triển quá chi tiết, quá xa (với dung lượng lớn), không
thích hợp với vai trò của nó trong toàn văn bản.
b. Tránh thiếu ý (nội dung phát triển không đầy đủ):
Vấn đề cần trình bày trong văn bản phải được triển trai qua các thành tố nội dung
trong đề cương (các ý lớn, ý nhỏ, các luận điểm lớn nhỏ, các luận cứ...). Các thành tố đó
cần được xác lập đầy đủ, cho phù hợp với mục đích và yêu cầu của văn bản. Nếu không,
nội dung của văn bản sẽ phiến diện và do đó văn bản kém sức thuyết phục đối với người
đọc.
Ví dụ: để lập đề cương cho một văn bản trình bày về tinh thần yêu nước như một
truyền thống của dân tộc thì xác định ít nhất là hai thành tố nội dung lớn như sau:
- Tinh thần yêu nước được biểu hiện trong công cuộc chống ngoại xâm, bảo vễ đất nước.
- Tinh thần yêu nước được biểu hiện trong sự nghiệp xây dựng và kiến thiết đất nước.
c. Nội dung không được trùng lặp
Các thành tố nội dung (lớn, nhỏ) trong đề cương cần được xác lập đúng, đủ, đồng
thời cần tránh sự trùng lặp. Mỗi thành tố nội dung cần được trình bày đúng vị trí và khai
triển đầy đủ, tránh lặp lại dù dưới một hình thức hoặc tên gọi khác.
14
Ví dụ, khi phân tích tư tưởng “Không có gì qúy hơn độc lập tự do”, có người xác
lập các thành tố nội dung trong đề cương như sau:
Độc lập tự do quý hơn tài sản, của cải
Độc lập tự do quý hơn hạnh phúc riêng tư
Độc lập tự do quý hơn cuộc sống giàu sang, sung sướng.
Độc lập tự do quý hơn tính mạng cá nhân.
Trong sự xác lập đề cương này, thành tố (3) tuy diễn đạt bằng một hình thức khác
nhưng là sự lặp lại thành tố (1) và thành tố (2).
d. Nội dung không được mâu thuẫn, không hợp lôgíc
Các thành tố nội dung trong một đề cương cho văn bản là sự khai triển chủ đề
chung của văn bản và phục vụ cho tiến trình lập luận chung của văn bản để đi tới cùng
một kết luận chung. Do đó, các thành tố này (dù ở cấp độ lớn hay nhỏ) không được mâu
thuẫn với nhau. Nếu có mâu thuẫn thì lập luận trong văn bản chẳng những không chặt
chẽ, mà còn không có sự thuyết phục, và không đạt hiệu quả giao tiếp.
Ví dụ, khi xác lập đề cương cho một văn bản phân tích nhân vật Mai An Tiêm
trong truyện “Quả dưa đỏ”, có học sinh đã xây dựng các thành tố sau: 1. Con người
ngang tàng, bướng bỉnh; 2. Con người tự trọng, biết tự lực cánh sinh; 3. Con người cần
cù lao động; 4. Con người thông minh. Ở đây thành tố (1) có mâu thuẫn với thành tố (2):
ngang tang, bướng bỉnh không thể là con người biết tự trọng.
e. Nội dung không được lộn xộn, trình tự cần sắp xếp hợp lý
Các thành tố nội dung trong đề cương chẳng những cần được phân xuất, xác lập
hợp lí, mà còn cần sắp xếp chặt chẽ, theo một trình tự có sức thuyết phục, phục vụ cho
một lập luận trong văn bản. Ví dụ, khi xác lập đề cương cho một văn bản trình bày về
tình cảm của con người Việt Nam bộc lộ qua ca dao, có thể xây dựng một số thành tố nội
dung chính như sau:
(1) Tình cảm gia đình đằm thắm
(2) Tình làng xóm quê thắm thiết
(3) Tình yêu thiên nhiên thiết tha
(4) Tình yêu nam nữ (lứa đôi) mộc mạc mà sâu nặng...
Song, thành tố thứ (4) nên đặc vào vị trí thứ (3) và ngược lại vì như thế tạo nên
sự liên kết chặt chẽ: sau khi trình bày quan hệ tình cảm của con người với con người
(giữa những người trong gia đình, trong làng xóm và lứa đôi), thì mới chuyển sang trình
bày về quan hệ tình cảm của con người với thiên nhiên.
1.5. Triển khai đề cương thành văn bản
1.5.1. Viết phần mở bài:
- Mở bài là giới thiệu, xác định chủ đề cho nội dung đồng thời khêu gợi, lôi cuốn
sự chú ý của người đọc đối với vấn đề đó.

15
- Trong văn bản khoa học, phần mở đầu thường mang nhiệm vụ thông tin thuần
túy và nghiêng về cách trình bày lôgic.
- Trong văn bản mang tính giao tiếp công cộng (bản tin, ghi nhanh tường thuật,
phóng sự…) phần mở đầu ngoài nhiệm vụ thông tin còn mang nhiệm vụ tâm lý (cuốn hút
người nghe).
- Cần mở bài với cách viết hình tượng hoặc đưa ra một thông tin thú vị, hoặc dẫn
ra một sự kiện độc đáo, một hiện tượng trái với lệ thường.
+ Một phần mở bài hay cần:
1. thu hút sự chú ý của người đọc
2. tạo nền tảng cho toàn bài và dẫn dắt chủ đề một cách trôi chảy
3. có một câu chủ đề bài (hay luận đề) hay
+ Nguyên tắc mở đầu
- Phần mở đầu cần nêu đúng đắn vấn đề đặt ra
- Nêu ý khái quát của nội dung, phạm vi vấn đê đặt ra
+ Cách thức mở đầu
* Mở trực tiếp: giới thiệu ngay vấn đề cần trình bày. Đó là phép người xưa nói” mở cửa
sổ thấy núi”. Cách trình bày trực tiếp này thường ngắn gọn, ít tốn thời gian nhưng lại khô
khan, không hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.
Ví dụ: Viết về nội dung giới thiệu nghề nghiệp “Chuyên viên huấn luyện”:
Khách hàng đang ngày một khó tính hơn, họ đòi hỏi được phục vụ cũng như
được đối đãi một cách lịch thiệp từ những dịch vụ hay cơ sở kinh doanh. Nắm bắt xu
hướng này, các doanh nghiệp ngày càng tập trung đầu tư vào việc chuyên nghiệp hóa đội
ngũ nhân viên của mình. Từ đó, các “chuyên viên huấn luyện-trainer” ra đời và dần trở
thành một nghề thời thượng.
* Mở gián tiếp: Nêu ra những ý kiến liên quan đến vấn đề cần viết bằng một số sự việc,
sự kiện hoặc câu chuyện hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Có 4 kiểu mở bài gián tiếp:
a. Diễn dịch: nêu ý khái quát rồi bắt đầu vào vấn đề đặt ra
Ví dụ: Bình luận câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
 Tục ngữ thường thể hiện triết lý rất sâu sắc của dân gian. Bàn về mối quan hệ giữa bản
chất với hình thức bên ngoài của sự vật, hiện tượng, ông cha ta có câu “Tốt gỗ hơn tốt
nước sơn”.
b. Qui nạp: nêu ý khái quát rồi bắt đầu vào vấn đề đặt ra
Ví dụ: Bình luận câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
 Trong đời sống, nhiều khi ta phải đứng trước một sự lựa chọn về vật, về người….
c. Tương liên: nêu ý khái quát rồi bắt đầu vào vấn đề đặt ra
b. Đối lập: nêu ý khái quát rồi bắt đầu vào vấn đề đặt ra
1.5.2. Viết phần thân bài: (Sẽ nêu rõ ở phần viết các loại đoạn văn khác nhau)

16
1.5.3. Viết phần kết bài: Phần này có nhiệm vụ tạo sự hoàn chỉnh, tính trọn vẹn
cho văn bản, đồng thời góp phần giải tỏa tâm lý chờ đợi ở người đọc.
+ Có 2 cách kết bài:
- Kết thúc khép :Tóm tắt lại, hệ thống hóa lại những vấn đề đã được trình bày
trong phần triển khai của văn bản.
- Kết thúc mớ: Kết thúc dựa vào những đặc điểm đã được trình bày ở phần thân
bài mà đưa ra những liên tưởng, những cảm nghĩ, những đề nghị.
+ Một phần kết luận hay cần:
1. nêu lên lại các ý chính (Không có nghĩa là sao chép lại câu chủ đề bài hay các
câu chủ đề đoạn.)
2. có một câu kết bài hay, có ý nghĩa, mở ra hướng mới cho người đọc suy nghĩ
3. không đưa vào các ý mới không liên quan
1.6. Một số lỗi cần tránh khi tạo lập văn bản
1.6.1. Chính tả
1.6.1.1. Bản chất của chính tả : là sự phiên tiếng thành chữ, là hệ thống các quy
tắc xác lập các phương thức để chuyển lời nói sang chữ viết. Mỗi ngôn ngữ có cách riêng
trong việc phiên âm thành chữ, nói cách khác, mỗi ngôn ngữ có một hệ thống chính tả
riêng của mình.
1.6.1.2. Về nguyên tắc chính tả tiếng Việt: Viết đúng chính tả thực chất là viết
đúng theo cách phát âm phổ biến của tiếng Việt dựa trên cơ sở ý nghĩa của từ. Nguyên
tắc cơ bản của chính tả tiếng Việt là nguyên tắc ngữ âm học, nghĩa là phát âm như thế
nào thì viết như thế ấy.
1.6.1.3. Một số lỗi chính tả thường gặp
a. Mắc lỗi do không nắm vững chính tả
- Lỗi chính tả ở đây là do người viết không nắm vững cách viết được coi là
chuẩn, được xã hội thừa nhận. Người viết thường mắc lỗi trong các trường hợp sau:
b. Lỗi do phát âm sai
Do đặc điểm tiếng địa phương mỗi vùng phát âm sai dẫn đến viết sai:
1.6.1.4. Quy tắc viết đúng chính tả tiếng Việt
a. Đối với chữ viết thường
- Dựa vào quy tắc chính tả:
Để viết dúng chính tả cần học thuộc một số quy tắc sau:
+ Viết ngh khi đứng trước các nguyên âm i,ê, e /
+ Viết ng khi đứng trước các nguyên âm khác
+ Viết gh khi đứng trước các nguyên âm i, ê, e
+ Viết g khi đứng trước các nguyên âm khác
+ Viết k khi đứng trước các nguyên âm i, e, ê
+ Viết c khi đứng trước các nguyên âm khác
17
+ Viết q khi đứng trước các âm đệm
+ Viết o khi đứng trước các các nguyên âm a, ă, e
+ Viết u khi đứng trước các nguyên âm khác
- Dựa vào một số mẹo chính tả
+ Đối với từ Hán Việt: dùng mẹo “Mình nên nhớ là viết dấu ngã” để viết đúng
dấu hỏi và dấu ngã.
Nghĩa là: đối với các từ Hán Việt nếu bắt đầu bằng các phụ âm m, n, nh, l, v,d, ng
(ngh) thì viết dấu ngã
Ví dụ: mĩ mãn, cần mẫn, nỗ lực, noãn bào, nhiễm bệnh, lãn công, vững bền, văn
võ, dã sử, dưỡng dục, ngưỡng mộ, nghĩa khí…
+ Đối với các từ láy: dùng mẹo “Huyền ngã nặng, hỏi sao không sắc thuốc”
(hay “Chị Huyền mang nặng ngã đau, hỏi không sắc thuốc biết bao giờ lành”) để viết
đúng dấu hỏi hay dấu ngã cho từ láy.
Đối với mẹo này được hiểu là các dấu thanh trong từ láy bao giờ cũng nằm trong
cùng một nhóm: Huyền - ngã - nặng
Không - hỏi - sắc
Ví dụ: run rẩy, nho nhỏ, vớ vẩn, ngổ ngáo, thẫn thờ, rực rỡ…
b. Đối với chữ viết hoa
- Cách viết tên riêng Việt Nam: Tên riêng Việt Nam bao gồm nhiều loại: tên
người, biệt hiệu, bút danh, địa danh.
Ðối với tất cả các loại tên riêng này, phải viết hoa tất cả các chữ cái mở đầu của
các âm tiết trong tên gọi và giữa các âm tiết không gạch nối.
Ví dụ: Nguyễn Văn Trỗi, Phạm Văn Ðồng, Tố Như, Tố Hữu, Hàn Nội, Ðồng
Nai, Cần Thơ v.v...
- Cách viết tên cơ quan, tổ chức kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.
Loại tên gọi này, nếu đầy đủ nhất, bao gồm bốn bộ phận:
(1) Bộ phận chỉ sự phân cấp về mặt quản lý hành chính của nhà nước. Bộ phận
này là một từ đơn âm hay đa âm: viện, uỷ ban, sở, nhà máy, xí nghiệp, trường, ban v.v...
(2 ) Bộ phận chỉ chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan, tổ chức. Bộ phận
này có thể là một từ hay là một tổ hợp nhiều từ: thương mại, nông nghiệp, giáo dục và
đào tạo, bảo vệ bà mẹ và trẻ em, sinh đẻ có kế hoạch v.v...
- Cách viết tên tác phẩm, văn bản.
Ðối với tên tác phẩm, văn bản, văn bản viết tay, chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên của
tên gọi và cả tên gọi phải đặt trong ngoặc kép.
Ví dụ:Người mẹ cầm súng, Tắt đèn, Ðất nước đứng lên, Bến không chồng ...
- Cách viết tên riêng nước ngoài.
Tên riêng nước ngoài (tên người, địa danh) du nhập vào tiếng Việt theo nhiều
cách, dẫn đến nhiều cách viết khác nhau:
18
- Viết theo cách phiên âm Hán - Việt: Mạc Tư Khoa, Luân Ðôn, Hoa Thịnh Ðốn,
Ba Lan, Anh, Ðức, Pháp, Nã Phá Luân, Mạnh Ðức Tư Cưu, Mã Khắc Tư ...
(1) Nếu chữ viết trong nguyên ngữ theo hệ chữ cái La Tinh, thì viết nguyên dạng.
Ví dụ: New York, Paris, London, Washington, Victor Hugo, Shakespeare...
(2) Nếu chữ viết trong nguyên ngữ không theo hệ La Tinh (như tiếng Nga, tiếng
Thái, Ả Rập ...) thì viết theo hình thức La Tinh hoá chính thức.
Ví dụ: Moskva, Maxim Gorky, Lev Tolstoy, Lomonozov, Majakoski ...
(3) Một số địa danh và tên người nước ngoài được viết theo cách đọc Hán - Việt
quen thuộc, đã dùng quen thì viết theo hình thức quen dùng này, không phiên âm trực
tiếp hay viết nguyên dạng.
Ví dụ: Anh, Nga, Pháp, Ðức, Ba Lan, Tây Ban Nha, Bồ Ðào Nha, Thuỵ Sĩ, Thụy
Ðiển, Thái Lan, Thích Ca, Liễu Thăng, Mao Trạch Ðông ...
c. Đối với chữ viết tắt
Hiện nay, trên sách báo, có hai cách viết tắt: viết tắt theo từ và viết tắt theo âm
tiết.
1.6.2. Dùng từ
1.6..2.1. Những yêu cầu chung của việc dùng từ: Muốn dùng từ hay trước hết là
phải dùng từ đúng. Một từ được xem là đúng khi nó tuân thủ các yêu cầu sau:
a. Dùng từ phải đúng âm thanh và ý nghĩa
Từ bao giờ cũng có hai mặt: âm thanh và ý nghĩa. Đây là hai đặc tính do xã hội
và người sử dụng quy định. Muốn dùng ý nghĩa này mà lại dùng hình thức ngữ âm khác
tất yếu sẽ dẫn đến dùng sai âm thanh và sai ý nghĩa.
Ví dụ: thủy mặc viết thành thủy mạc, xán lạn viết thành sán lạng…
Từ được coi là đúng nghĩa phải thể hiện được:
- Đúng nội dung thực tế khách quan cần biểu thị
- Đúng tư tưởng, tình cảm, thái độ đối với người nghe, người đọc và đối với
chính hiện thực được đề cập tới trong lời nói.
Việc dùng sai âm của từ thường do người viết không nắm thật chắc hình thức
ngữ âm, nghe âm này chệch sang âm khác, hoặc vì âm gần nhau nên lẫn lộn, không phân
biệt được.
Việc dùng sai nghĩa của từ thường do người sử dụng không hiểu biết, không hiểu
kĩ hoặc chỉ biết một cách láng máng, lờ mờ nghĩa của từ mà đã vội dùng.
Ví dụ những từ in đậm trong các câu sau:
+ Nguyễn Đình Chiểu đã tận mắt chứng thực bao cảnh chém giết tàn bạo của
thực dân Pháp.
+ Từ ngày được giác ngộ cách mạng rồi đi theo cách mạng, anh ấy luôn luôn giữ
một lập trường trong sạch.
b. Dùng từ phải đúng quy tắc ngữ pháp
19
Tiếng Việt gồm nhiều từ loại khác nhau. Mỗi từ loại có những đặc điểm ngữ
pháp riêng thể hiện ở nội dung nghĩa và khả năng kết hợp giữa từ đó và từ khác. Do đó
khi dùng từ cần chú ý đến đặc tính ngữ pháp của từ.
* Ví dụ:
Chỉ nói Không nói
Mua ba lạng thịt mua ba thịt
lắm sách lắm quyển sách
c. Dùng từ phải đúng phong cách ngôn ngữ
Phần lớn các từ tiếng Việt được dùng trong nhiều phong cách ngôn ngữ khác
nhau, nhiều hoàn cảnh nói, viết khác nhau. Tuy vậy, cũng có những từ thường chỉ được
dùng trong một số trường hợp nhất định nào đó, nghĩa là dùng trong một phong cách nhất
định nào đó. Do đó cần chú ý một số điểm sau:
- Có những từ chỉ xuất hiện khi nói mà ít khi xuất hiện trong viết và ngược lại.
Ví dụ:
Khi viết Khi nói
Tranh luận cãi cọ, tranh cãi
trẻ em con nít, trẻ con
nếu giả thử, ví như
* Ví dụ: không thể viết: “Đây là một vùng đất có cự kỳ nhiều đước.”
- Có những từ chỉ xuất hiện trong ngôn ngữ văn bản này mà ít xuất hiện trong
ngôn ngữ văn bản loại khác
* Ví dụ: không thể viết:
“Cho một đường tròn tâm O mảnh khảnh” hoặc “Đường thẳng AB run rẩy cắt
đường tròn tại hai điểm xinh xắn E và F”.
Ngoài những yêu cầu trên, dùng từ đúng và hay còn luyện tập để tránh các lỗi
sau:
(1) Tránh dùng từ sáo rỗng, công thức
Từ sáo rỗng, công thức là những từ người viết đưa ra một cách rập khuôn, máy
móc, không bỏ công tìm tòi, suy nghĩ, cân nhắc trong việc lựa chọn. Việc dùng từ sáo
rỗng, công thức làm cho bài viết trở nên nhàm chán, nhạt nhẽo, nội dung hời hợt, không
sâu, còn lời lẽ lại thiếu sức sáng tạo, không đủ sức lôi cuốn người đọc.
* Ví dụ: Lao động là vẻ vang, là vinh quang, là hạnh phúc.
(2) Tránh dùng từ ngữ địa phương một cách tùy tiện
Từ địa phương là từ được dùng trong một phạm vi nhỏ hẹp, một vùng miền nhất
định. Vì vậy lạm dụng từ địa phương dẫn đến người đọc không hiểu được.
Ví dụ câu “Rào rú ngái ngôi mô nỏ chộ” thì không phải ai cũng hiểu được là
“Rừng rú xa xôi nào không thấy”.
(3) Tránh lạm dụng từ Hán Việt
20
Chúng ta ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ: “Tiếng ta còn thiếu, nên nhiều lúc mượn
tiếng nước khác, nhất là tiếng Trung Quốc. Nhưng phải có chừng mực. Tiếng nào ta có
sẵn thì dùng tiếng ta[…]. Có nhiều người có “bệnh dùng chữ Hán”, những tiếng ta có sẵn
không dùng mà dùng tiếng Hán cho bằng được […]. Nhưng sẽ là “tả” quá nếu những chữ
Hán đã hóa thành tiếng ta ai cũng hiểu, mà cố ý không dùng. Ví dụ: độc lập mà nói là
đứng một, du kích mà nói là đánh chơi. Thế cũng tếu […]. Chúng ta không chống
mượn tiếng ngoại quốc để làm cho tiếng ta đầy đủ thêm. Nhưng chúng ta phải chống
cách mượn không phải lối, mượn đến nỗi bỏ cả tiếng ta, đến nỗi quần chúng không hiểu.”
1.6.2.2. Thao tác lựa chọn và sử dụng từ : Để lựa chọn và sử dụng được từ đúng
và hay chúng ta cần tiến hành qua các bước sau:
(1) Xác định nội dung viết
(2) Xác định các từ ngữ đáp ứng được nội dung viết
(3) Lựa chọn từ phù hợp với nội dung viết
(4) Kiểm tra lại từ đã được sử dụng
1.6.3. Đặt câu
1.6.3.1. Yêu cầu chung của việc đặt câu
a. Đặt câu phải phù hợp với quy tắc ngữ pháp
Cho ví dụ : Nó bảo sao không đến để đổi thành các câu khác nhau
b. Đặt câu phải hợp lôgic- ngữ nghĩa
Điều này đòi hỏi mỗi câu viết ra phải phản ánh đúng quy luật tồn tại hoặc vận
động của bản thân đối tượng được trình bày trong câu. Câu phản ánh không đúng bản
chất, phản ánh sai lôgic tồn tại vận động của đối tượng là câu sai.
* Ví dụ câu sau sai về lôgic ngữ nghĩa:
“Ông Thanh úp cái mũ lên mặt rồi ngả lưng xuống giường ngủ một giấc đến tận
chiều”
c. Đặt câu phải phù hợp với phong cách ngôn ngữ văn bản, phù hợp với phong
cách viết
Với những phong cách ngôn ngữ khác nhau sẽ có cách dùng từ, đặt câu, dựng
đoạn khác nhau. Ví dụ ở dạng viết văn bản thường xuất hiện những câu hai thành phần
nòng cốt, câu văn dài, kết cấu chặt chẽ, nhiều tầng bậc…, còn trong dạng nói của văn
bản, câu văn thường ngắn, tỉnh lược các thành phần, có cấu trúc đơn giản, giàu hình
ảnh…
1.6.4. Viết đoạn : Yêu cầu chung của việc viết đoạn văn trong văn bản
a. Đoạn văn phải có sự thống nhất về chủ đề
Trong suốt quá trình triển khai ĐV, người viết chỉ tập trung viết về cùng hiện thực
(hoặc một vài hiện thực có liên quan chặt chẽ với nhau) và cùng hướng theo một chủ đích
nhất định.
b. Đoạn văn phải chặt chẽ về logic
21
Tính logic trong một ĐV được đảm bảo bởi sự phù hợp giữa mức độ cao giữa tính
logic trong việc thể hiện sự tồn tại, vận động của bản thân đối tượng hiện thực đang được
người viết đề cập tới với tính logic trong việc tác giả trình bày về chính đối tượng đó.
Để đạt được tính chặt chẽ, logic trong việc trình bày cần chú ý: ý sau không đối
lập, không phủ nhận ý trước; ý sau tiếp nối và phát triển ý trước, nhất quán với ý trước;
các ý phải được trình bày theo đúng qui luật của nhận thức, của tư duy.
c. Đoạn văn phải phù hợp với phong cách chung của VB
Trong một ĐV các câu phải thống nhất hướng đến trong cách chung.
---------------------

22
ND. 2
CÁC DẠNG BÀI LUẬN 5 ĐOẠN VĂN
(8 giờ)
(Sách GT1: từ trang 30 – 91)

Một bài luận 5 đoạn văn là gì?


Mục đích của bài luận có 5 đoạn văn là hướng dẫn sinh viên biết cách tổ chức và
sắp xếp ý tưởng của họ. Hơn thế nữa, dạng bài luận 5 đoạn văn này được trình bày để
chuẩn bị cho sinh viên viết bài luận nâng cao. Dạng bài luận này sẽ giúp sinh viên cảm
thấy thoải mái hơn khi viết luận văn. Phần này sẽ mô tả chi tiết bài luận 5 đoạn văn là gì
và đưa ra phần mô tả các dạng bài khác nhau.
Bài luận văn 5 đoạn văn bao gồm đoạn văn mở đầu, ba đoạn văn thân bài, và
một đoạn kết luận. Mỗi đoạn văn cần được phát triển đầy đủ và bố cục chặt chẽ. Hơn
nữa, mỗi đoạn văn cần bám sát chủ đề và có độ dài gần bằng nhau. Đa số mỗi đoạn văn
trong bài luận 5 đoạn sẽ bao gồm từ bảy đến mười lăm câu. Mỗi đoạn văn có thể dài hoặc
ngắn hơn một chút nhưng từ bảy đến mười lăm câu là đúng dạng chuẩn.
Phần mở đầu sẽ cho thông tin về chủ đề đang được viết về, và bao gồm một câu
luận điểm, thường chỉ gồm một câu, có ba từ khóa hoặc cụm từ khóa sẽ được bàn đến
trong mỗi đoạn thân bài. Sẽ có ba đoạn thân bài để hỗ trợ cho câu luận điểm. Mỗi đoạn
than bài sẽ trình bày phần giải thích cho mỗi từ khóa hoặc cụm từ khóa từ câu luận điểm
và sẽ có một ví dụ rõ rang và cụ thể trong mỗi đoạn than bài. Những ví dụ này sẽ hỗ trợ
cho mỗi phần giải thích.
Sau cùng cần có một câu két cho mỗi đoạn thân bài. Tất cả các bài luận 5 đoặn văn
đều sẽ kết thúc bằng một đoạn kết luận. Đoạn kết luận về mặt cơ bản sẽ tóm tắt tất cả
những điểm chính trong tòan bài viết cũng như phải nhắc lại luận điểm và sẽ có phần tóm
lược của tất cả các ví dụ cụ thể từ các đoạn văn thân bài. Đoạn kết luận cũng nên trình
bày một số suy nghĩ hay, tinh tế về toàn bộ chủ đề.
Các dạng bài luận gồm:

1. DẠNG BÀI LUẬN PHÂN LOẠI

1.1. Thế nào là dạng bài luận phân loại?


Phân loại là một trong những hình thức tổ chức quan trọng nhất trong viết lách học
thuật. Bất kỳ ngành học nào cũng cần đến hình thức phân loại.
Các sử gia phân chia các nền văn minh vào những giai đoạn phát triển khác nhau.
Các nhà sinh vật học phân loại các nhóm sinh vật hay cơ thể sống. Các nhà kinh tế học
phân biệt khác biệt giữa bán sỉ và bán lẻ, giữa dịch vụ và sản xuất. Các kỹ sư điện, công
nghiệp, hóa chất và các nhà vật lý học nhận biết những loại phân tử mới.
23
Cách bạn phân chia một ngành học sẽ quyết định cách bạn nhìn nhận và tìm hiểu về
chủ đề đó như thế nào. Hệ thống phân loại của ngành học vì vậy thực sự là nền tảng tri
thức của ngành học đó. Ngoài ra khi một cái gì đó mới được phát hiện, như một giống sinh
vật mới, một hình thức tổ chức doanh nghiệp mới, hay một dạng hạt nhỏ hơn nguyên tử,
điều đầu tiên người ta làm là phân loại nó ra. Nó thuộc loại gì?
1.2. Làm thế nào để viết một bài luận phân loại
Bạn sẽ viết một bài luận trong đó bạn sẽ phân chia một nhóm những vật gì đó, ví
dụ chia động vật thành hai hay ba nhóm như động vật có vú, chim chóc và bò sát. Sau đó
bạn sẽ mô tả các đặc tính để lý giải tại sao một vật sẽ thuộc nhóm này mà không phải là
nhóm khác. Ví dụ tiếp theo trong mẫu ví dụ vừa rồi, bạn có thể nêu lên cái gì khiến mèo là
một động vật có vú chứ không phải là một loài chim hay bò sát, hay cái gì khiến sẻ đỏ là
một loài chim chứ không phải là loài có vú hay bò sát.
Các chủ đề có thể viết:
Kinh tế học: các nguồn cung cấp tiền
Kinh doanh : các dạng bán lẻ, chiến lược tiếp thị, hay hình thức sở hữu
Y khoa: các phương thức giải phẫu, các loại dược phẩm
Kiến trúc: các loại kết cấu
Máy tính: các hệ điều hành
Sinh học: loài, các hệ sinh học
Giáo dục: loại trường - trường thương mại, cao đẳng cộng động, cao đẳng, đại học
Sinh viên: có đầu óc, chỉ biết học, giỏi quan hệ, chỉ biết thể thao (hay văn nghệ)
* Cần lưu ý:
- Chú ý một bài luận có 5 đoạn: đoạn mở đầu, ba đoạn thân bài, và đoạn kết
+ Mỗi đoạn thân bài sẽ thảo luận một (phân) nhóm và mô tả từng đặc điểm cơ bản
của nhóm đó (phân biệt với các nhóm khác như thế nào).
+ Một số chủ đề có thể đi chi tiết vào lĩnh vực chuyên môn của bạn. Bạn sẽ cần phải
mô tả chủ đề của mình bằng ngôn ngữ thông thường (hơn là bằng ngôn ngữ chuyên môn)
để bất kỳ ai cũng có thể hiểu được. Việc có thể diễn giải chuyên môn của mình cho những
người thuộc các chuyên khác hiểu được là một kỹ năng ngày càng quan trọng cho tương lai
của thế giới, khi mọi thứ trở nên vừa gắn kết vừa độc lập vừa chuyên môn hóa cao.
+ Đừng biến mô tả nhóm của bạn thành một bảng liệt kê những vật cụ thể trong
nhóm đó. Thay vào đó bạn sẽ mô tả cả một nhóm, và nêu lên điều gì khiến nó khác với
những nhóm khác. Nêu ví dụ cụ thể cho từng đặc điểm phân biệt nhóm này với các nhóm
khác.
Cách viết một bài luận phân loại gồm 5 đoạn văn
Như đã nói ở trên, dạng bài luận phân loại này yêu cầu sinh viên chọn ra một yếu
tố hay một đối tượng và chia nó thành ba loại. Ví dụ, một sinh viên có thể viết về bộ sưu
tập DVD của mình và trình bày cách bộ sưu tập đó được phân chia thành ba loại như thế
24
nào. Giống như trong tất cả các bài luận có 5 đoạn văn khác, loại bài này cũng sẽ có phần
giới thiệu, phần than bài gồm ba đoạn văn và phần kết luận. Sau đây sẽ là phần hướng
dẫn cho sinh viên cách viết một bài luận phân loại 5 đoạn có bố cục chặt chẽ và phát triển
tốt.
Lưu ý: Dạng thức dưới đây dành cho mỗi đoạn văn giống như một công thức nấu ăn,
hãy bảo đảm dung đúng các vật liệu và theo đúng các bước.
I. Định dạng/ Công thức cho phần giới thiệu
a. Dùng từ hai đến ba câu nói tổng quát về đối tượng hoặc yếu tố mà bạn sẽ phân
loại.
b. Viết khoảng hai câu trình bày về một số cách mà những người khác sẽ chia yếu tố/
đối tượng mà bạn đang viết về.
c. Trình bày luận điểm của bạn trong một câu. Câu luận điểm của bạn sẽ đề cập đến
yếu tố/ đối tượng mà bạn đang phân loại, đồng thời cũng nêu lên ba cách phân loại
của bạn đối với yếu tố đó.
Đoạn mở bài mẫu
(a) Nhiều người có bộ sưu tập giày khá lớn. Họ dung những đôi giày khác nhau cho
những lý do khác nhau. Ngoài ra, còn có nhiều người sưu tầm giày chỉ vì họ thích
sưu tầm chúng. (b) Có một số người thích phân loại những đôi giày của họ theo
nhãn hang. Ngoài ra có người lại thích phân loại chúng theo màu sắc. (c) Tôi
thích phân loại bộ sưu tập giày của tôi thành ba loại đó là giày bảo hộ, giày đi
tiệc, và giày tập thể dục.
II. Định dạng/ Công thức cho đoạn thân bài thứ nhất
a. Trong vòng từ hai đến ba câu, giải thích loại đầu tiên mà bạn muốn phân chia. Cho
biết tại sao bạn thích phân loại/ chia yếu tố/ đối tượng thành loại này.
b. Hãy viết ba hoặc bốn câu về một ví dụ cụ thể và rõ rang để minh họa sự giải thích
của bạn.
c. Kết thúc đoạn văn của bạn với một câu kết.
Đoạn thân bài mẫu 1
(a) Loại thứ nhất của tôi là giày bảo hộ. Tôi sở hữu loại giày này nhiều hơn bất cứ
loại nào khác. Giày bảo hộ của tôi phần lớn là giày đi tiệc, chúng thật sự là giống
giày đi bộ đường dài. Tôi thích có một loại giày bảo hộ này bởi vì tôi thích việc sở
hữu những đôi giày khác nhau cho mỗi ngày trong tuần, đặc biệt nếu một đôi giày
bị bẩn. (d) Ví dụ như vào ngày thứ hai, tôi mang đôi giày màu đen, và chúng thật
sự thoải mái. Tuy nhiên, chúng trở nên bẩn bởi vì tôi dẫm phải bùn và tôi không
có thời gian để làm sạch chúng. Vì thế vào ngày thứ ba, tôi có thể mang đôi giày
bảo hộ màu nâu. (c) Sử dụng loại giày bảo hộ này thật tiện lợi.
III. Định dạng/ Công thức dành cho đoạn văn thân bài thứ hai

25
a. Dùng một từ, cụm từ chuyển tiếp, chẳng hạn như “ngoài ra”, “cũng”v.v…để
chuyển tiếp ý, sau đó viết từ hai đến ba câu giải thích lý do cho sự phân loại thứ
hai.
b. Trong vòng từ hai đến ba câu cho một ví dụ khác minh họa thứ hai của bạn.
c. Viết một câu kết để kết thúc đoạn văn
Đoạn thân bài mẫu 2
(a) Tôi cũng có một loại giày đi tiệc bởi vì tôi có nhiều buổi họp mặt quan trọng. Tôi
có gia đình lớn nhiều bạn bè, và thường tham dự tiệc cưới. Vì thế, tôi thích có
nhiều loại giày khác nhau để chọn vì vậy tôi không phải đi sắm một đôi giày vào
đêm trước buổi họp mặt quan trọng đó. (b) Chẳng hạn như, một đêm nọ, tôi nhận
được một cuộc điện thoại bảo rằng em họ tôi sắp kết hôn vào ngày hôm sau. Em
họ tôi muốn tôi dự đám cưới. Ôi may quá tôi không bị căng thẳng bởi vì tôi đã có
một bộ sưu tập giày để chọn. (c) Nếu tôi không có loại giày này thì có lẽ tôi đã bị
căng thẳng vì phải đi mua giày trước ngày cưới của em họ mình.
IV. Định dạng/ Công thức cho đoạn thân bài thứ ba
a. Cũng dung từ hoặc cụm từ chuyển tiếp như đã nói ở trên để nối tiếp ý cho đoạn
thân bài thứ ba, thường thì bạn cũng nên sử dụng từ hai đến ba câu để giải thích
cho cách phân loại thứ ba này của bạn.
b. Viết một ví dụ cụ thể có độ dài từ ba đến bốn câu mà sẽ hỗ trợ phần giải thích thứ
ba của bạn.
c. Kết thúc đoạn văn của bạn bằng câu kết.
Đoạn thân bài mẫu 3
(a) Loại giày cuối cùng của tôi là loại giày tập thể dục. Tôi thích đi bộ và chạy. Vì vậy
có một đôi giày tốt để tránh bị thương là điều quan trọng. Phần lớn giày tập thể
dục của tôi có những hiệu như Nike và New Balance và tôi thích dung giày tập có
những nhãn hiệu khác nhau. (b) Ví dụ như khi tôi đi bộ, tôi thấy rằng giày Nkie êm
hơn vì thế tôi dung giày Nike để đi bộ. Mặt khác tôi thích giày New Balance khi tôi
chạy. Tôi nhận thấy rằng giày Nike không phù hợp với tôi khi tôi chạy. (c) Tôi
thích các loại giày tập thể dục của mình.
Định dạng/ Công thức cho đoạn kết
a. Trong còng hai câu hãy trình bày lại luận điểm của bạn nhưng nói lại bừng các
từ khác để tránh dư thừa.
b. Viết từ ba đến bốn câu đề cập lại tất cả những ví dụ cụ thể từ phần than bài ba
đoạn văn của bạn. Phần này cho phép bạn tóm tắt toàn bộ bài luận và nói lại
phần phân loại của bạn.
c. Dùng từ một đến hai câu để kết luận.
Đoạn văn kết luận mẫu

26
(a) Mặc dù có nhiều cách để một người có thể phân loại bộ sưu tập giày của mình, nhưng
tôi thích phân loại giày của tôi thành giày bảo hộ lao động, giày đi tiệc và giày tập
thể dục. (b) Giày bảo hộ lao động của ôi cho phép tôi có một đôi giày khác cho mỗi
ngày trong tuần, điều này tiện lợi trong trường hợp mà đôi giày bị bẩn. Tôi thích có
giày đi tiệc đề phòng khi có một sự kiện trang trọng bất ngờ, chẳng hạn như đám cưới
người em họ. Sau cùng, tôi thích có những đôi giày tập khác nhau để chạy và đi bộ
chẳng hạn như giày Nike dung để đi bộ và New Balance dùng để chạy. (c) Phân loại
bộ sưu tập giày thành ba loại, đối với tôi, là rất có ích.

THÔNG TIN BỔ SUNG BÀI LUẬN PHÂN LOẠI 5 ĐOẠN VĂN

Cách chuẩn bị một bài luận phân loại 5 đoạn: Bài luận phân loại sẽ yêu cầu sinh
viên chọn một đối tượng và yếu tố và chia nó thành ba loại. Loại bài luận này sẽ hoàn
toàn khai thác tất cả những loại đó và giải thích chúng. Phần này sẽ tập trung vào công
đoạn viết phác thảo bài luận phân loại. Công đoạn viết phác thảo là một bước quan trọng
trong quá trình viết, điều sẽ giúp sinh viên vạch ra kế hoạch cho công việc của họ để
hoàn thành bài luận văn thành công hơn. Phần này sẽ chỉ cho các sinh viên cách viết phác
thảo một luận văn phân loại gồm 5 đoạn.
Bước 1: Hãy dành thời gian để tư duy về đối tượng hoặc yếu tố mà bạn sẽ phân
loại. Hãy cố gắng bảo đảm rằng đó điều có thể dễ dàng phân loại và phân chia.
Ví dụ như bạn có thể chia động vật thành ba nhóm như động vật có vú, chim choc
và bò sát hay bạn cũng có thể chia bộ sưu tập DVD thành ba loại như ví dụ đưa ra dưới
đây. Chìa khóa là ở chỗ bạn không nên chọn một chủ đề khó, hãy chọn một đối tượng
nào đó mà bạn biết rõ.
Bước 2: Sau khi đã chọn đối tượng, cố gắng lập ra danh sách các phân loại có thể
từ đối tượng đó. Bài luận của bạn cần ba loại, vì thế bạn nên làm một danh sách có ít nhất
từ sáu đến bảy loại, sau đó rút lại còn ba loại mà bạn có nhiều ý để viết nhất.
Bước 3: Khi bạn đã thu hẹp danh sách còn ba loại, hãy cố gắng viết tự do hoặc lập
dàn bài vè ba loại này. Đối với việc viết tự do hoặc lập dàn bài, bạn chỉ đơn giản là ghi lại
ý tưởng của mình và những điểm chính yếu về mỗi loại.
Bước 4: Xử lý từng loại riêng lẻ. Nghĩa là phải giải thích cho từng loại, kèm theo
các ví dụ cụ thể để minh họa cho từng loại. Ngoài ra cũng có thể nêu them một số thong
tin lien quan khác trong phần giới thiệu của bạn.
Bước 5: Dành thời gian để phác thảo ra phần giới thiệu của bạn. Phần than bài
gồm ba đoạn văn và phần kết luận của bạn. Công thức phác thảo tốt nhất là lập một dàn
bài. Dàn bài sẽ giúp bạn duy trì tập trung các ý tưởng cũng như sắp xếp chúng sao cho
hợp lý. Khi bạn viết bài luận, dàn bài cho phần giới thiệu sẽ bao gồm ý kiến chung về đối
tượng mà bạn đang chia và luận điểm của ba loại mà bạn sẽ chia đối tượng của bạn thành.
27
Phần thân bài sẽ phác thảo phần giải thích của bạn và ví dụ của ba loại. Sau cùng, dàn bài
cho phần kết luận của bạn sẽ tóm tắt tất cả những điểm chính yếu từ phần giới thiệu và
thân bài.
Cách viết câu luận điểm dành cho một bài luận phân loại gồm 5 đoạn
Có nhiều loại luận văn có 5 đoạn. Một trong 5 loại này là bài luận phân loại. Loại
bài luận này yêu cầu sinh viên chọn một yếu tố và chia nó thành nhiều loại. Loại bài luận
phân loại này giúp sinh viên học cách tổ chức hiệu quả. Hơn nữa loại bài luận này dạy
cho sinh viên rừng là hầu hết mọi thứ trên đời đều có thể phân chia thành các phân loại
nhỏ hơn. Kết quả là loại bài luận phân loại dạy sinh viên trở nên có óc phân tích hơn và
tinh ý hơn. Phần này cung cấp các chỉ dẫn từng bước và một vài ví dụ về cách viết một
câu luận đề cho một bài luận phân loại gồm 5 đoạn văn.
Các chỉ dẫn dành cho câu luận điểm
Bước 1: Bài luận phân loại 5 đoạn văn bao gồm phần mở đầu, thân bài gồm ba
đoạn và phần kết luận. Phần mở đầu sẽ bàn về yếu tố mà sinh viên đang phân loại. Phần
mở đầu cũng sẽ kết thúc bằng một câu luận điểm sẽ chia yếu tố thành ba loại. Một đoạn
than bài sẽ dành hết cho ba loại trong bài luận của bạn.
Bước 2: Dành thời gian để tư duy về yếu tố mà bạn muốn viết và bảo đảm rằng nó
chỉ là một yếu tố duy nhất cho một bài luận ở độ dài này. Một yếu tố sẽ giúp bạn có sự
tập trung.
Bước 3: Dành thời gian suy nghĩ về ba phân loại của yếu tố bạn đang muốn viết và
bảo đảm rằng ba loại này là khác nhau. Ví dụ bạn có thể phân loại bộ sưu tập áo của bạn
thành áo mặc cho dịp trang trọng, áo mặc đi đường và áo mặc khi làm việc.
Bước 4: Viết một câu trình bày về yếu tố mà bạn đang viết về, và viết ba từ hoặc
cụm từ ngắn mô tả ba loại mà bạn sẽ chia yếu tố đó ra. Ví dụ như bạn có thể viết câu luận
điểm như sau: “Bộ sưu tập DVD của tôi được chia thành làm ba loại, đó là kịch, kinh dị
và hành động”.
Bước 5: Bảo đảm rằng câu luận điểm ngắn và đi vào trọng tâm trước khi viết phần
thân bài.
Các câu luận điểm mẫu của loại luận văn phân loại có 5 đoạn văn
Lưu ý: Đây chỉ là những mẫu, và giảng viên của bạn có thể cho bạn những đề bài
khác nhau để viết. Dù thế nào, bất kể đề tài của bạn là gì thì đây vẫn là những câu mẫu
mà bạn nên bắt chước.
a. Tôi phân loại bộ sưu tập DVD của tôi ra thành phim kinh dị, phim hành động và
kịch.
b. Xe hơi ở bãi xe khuôn viên đại học chúng tôi có ba loại: loại xe thể thao, xe mới
và xe cũ.
c. Văn hóa ở chỗ làm của tôi gồm văn hóa Tây Ban Nha, Châu Phi và Châu Á
d. Tủ rượu của bố tôi gồm có bia, rượu và rượu mạnh.
28
e. Chị tôi có ba loại giày trong phòng kho, chúng là giày đi tiệc, giày múa ba lê và
giày bảo hộ lao động.
Cách kết luận một bài luận phân loại gồm 5 đoạn
Phần này sẽ dạy sinh viên cách kết luận một bài luận phân loại gồm 5 đoạn văn
Bước 1: Bảo đảm rằng phần mở đầu và phần than bài gồm có ba đoạn văn phát
triển tốt. Phần giới thiệu của bạn sẽ thảo luận về đề tài đang được phân loại và các luận
điểm của bạn sẽ đề cập đến ba loại. Phần thân bài trong các đoạn văn sẽ thảo luận về các
loại này. Mỗi đoạn văn thân bài được dành cho mỗi loại. Phần thân bài trong các đoạn
văn của bạn sẽ gồm một phần giải thích của một loại và cung cấp một ví dụ rõ rang và cụ
thể để minh họa phần giải thích của bạn.
Bước 2: Bắt đầu viết phần kết luận của bạn. Hãy luôn nhớ rằng phần kết luận của
bạn sẽ tóm tắt toàn bộ bài luận văn. Đó là một cách cơ bản để tóm tắt tất cả các điểm
chính. Phần kết luận của bạn cần phải được phát triển và bám sát theo chủ đề của bài
luận. Đừng đưa ý tưởng mới và phần kết luận. Một lần nữa, đề cập lại tất cả các điểm
trong bài luận.
Bước 3: Viết khoảng hai câu đề cập lại câu luận điểm của mình. Câu luận điểm
của bạn là câu cuối cùng trong phần mở đầu. Cố gắng nói lại câu luận điểm bằng các từ
trong phần kết luận để tránh bị lặp lại cấu trúc câu.
Bước 4: Trong vòng từ bốn đến năm câu, đề cập lại tất cả phần giải thích và ví dụ
cụ thể mà bạn đã đưa ra trong phần thân bài ba đoạn văn của bạn. Nêu thực hiện bước
này theo kiểu tóm lược và ngắn gọn. Một lần nữa, phần kết luận của bạn chỉ tóm tắt
những điểm chính của toàn bộ bài luận.
Bước 5: Hãy đóng phần kết của bạn với khoảng hai ý tưởng thong minh có liên
quan đến chủ đề. Xin nhắc lại một lần nữa không giới thiệu thông tin mới vì bạn sẽ phải
chi tiết hóa về nó. Đơn giản hãy để lại độc giả điều gì đó để họ suy ngẫm.
1. 3..Thực hành
- Cho sinh viên chuẩn bị trước một đề tài tự chọn thuộc dạng bài luận phân loại,
độ dài trên 3 trang, trình bày trước lớp.
- Các sinh viên khác viết đánh giá theo mẫu sau:
1. Bạn thích gì về bài luận này?
…………………………………………………………………………………………

2. Phần mở bài có lôi cuốn bạn không?


…………………………………………………………………………………………

3. Nó có nêu lên chủ để chung của cả bài luận không?


…………………………………………………………………………………………

29
4. Câu luận đề có nêu rõ những nhóm hay loại lớn và nhỏ không?
…………………………………………………………………………………………

5. Người viết có thật sự phân loại không, hay chỉ là liệt kê ví dụ của các đối tượng khác nhau?
…………………………………………………………………………………………

6. Trả lời những câu hỏi sau cho từng đoạn trong phần thân bài:
a. Đoạn này có nêu lên những chuẩn để phân biệt đối tượng của một nhóm hay loại nào
đó không?
…………………………………………………………………………………………

b. Tất cả các chuẩn so sánh có được dùng trong mỗi đoạn mô tả về từng nhóm hay loại cụ
thể không?
…………………………………………………………………………………………

c. Những chuẩn so sánh có theo cùng trình tự như nhau trong các đoạn mô tả từng nhóm
hay loại không?
…………………………………………………………………………………………

d. Người viết có mô tả cụ thể từng chuẩn so sánh cho từng nhóm hay loại đối tượng không?
…………………………………………………………………………………………

7. Phần kết luận có nêu lên lại những ý chính trong bài hay không?
…………………………………………………………………………………………

8. Người viết có viết câu kết bài không? Nếu có, gạch dưới nó.
…………………………………………………………………………………………

9. Các ý chính trong bài đều được thể hiện một cách rõ ràng? Cho ý kiến ở những ý bạn
không hiểu.
…………………………………………………………………………………………

------------

30
2. DẠNG BÀI LUẬN NGUYÊN NHÂN - KẾT QUẢ
(Phần bổ sung năm học 2020_2021)
2. 1. Thế nào là dạng bài luận nguyên nhân - kết quả?
Bài luận nguyên nhân – kết quả là bài luận dựa trên mối quan hệ nhân quả, người
viết phải vạch rõ hiện tượng cụ thể và cũng là nhằm dự kiến các hiện tượng xảy ra. Người
viết có thể chỉ ra nguyên nhân dẫn tới kết quả hoặc đi từ kết quả rồi chỉ ra nguyên nhân
hoặc chỉ ra mối quan hệ nhân quả theo cách liên hoàn.
- Sự vật, hiện tượng trực tiếp quyết định sự nảy sinh, sự hình thành của sự vật,
hiện tượng khác đó là nguyên nhân.
- Sự vật hiện tượng do tác động của sự vật hiện tượng khác mà xuất hiện thì đó là
kết quả.
- Theo cách lập luận nhân quả, nếu phần mở đầu nêu nguyên nhân thì đó chính là
phần luận cứ của lập luận. Nếu phần mở bài nêu kết quả thì đó chính là kết luận của lập
luận.
2. 2. Cách viết dạng bài luận nguyên nhân - kết quả
Đối với dạng bài luận nguyên nhân – kết quả chúng ta có thể áp dụng theo 3 cách
viết sau:
1. Trình bày nguyên nhân trước, chỉ ra kết quả sau
2. Trình bày kết quả trước, nguyên nhân sau
3. Trình bày hàng loạt sự việc theo quan hệ nhân quả liên hoàn
Khi lập luận, ta đưa ra hàng chuỗi sự kiện. Các sự kiện vừa là kết quả của sự kiện
trước, đồng thời lại là nguyên nhân của sự kiện sau. Có thể hình dung qua mô hình sau:
Nhân 1 Quả 1
Nhân 2 Quả 2
Nhân 3 Quả 3
Nhân 4 ….
Để có thể triển khai cách thức viết cho dạng bài luận nguyên nhân – kết quả chúng
ta có thể căn cứ theo công thức cho từng phần sau:
1. Định dạng/ Công thức dành cho phần giới thiệu:
a) Bắt đầu với 2-3 câu khái quá chung về chủ đề của bạn.
b) Trong khoảng hai câu, thảo luận về các nguyên nhân khác nhau và/ hoặc ảnh
hưởng của các yếu tố mà bạn đang viết.
c) Viết câu luận điểm của bạn. Luận điểm của bạn nên gói trọn trong một câu, và
nên đề cạp đến một trong những nguyên nhân dẫn đến chủ đè của bạn, và
những hậu quả của nguyên nhân đó.
Ví dụ : Đoạn giới thiệu mẫu:
(a) Nhiều người thích uống rượu bia. Nhiều người uống vì lý do xã giao, nhiều người
uống để thư giãn sau một ngày làm việc. Hơn nữa, đồ uống có cồn đã ảnh hưởng rất
31
nhiều người ở mọi lứa tuổi trên toàn thế giới, và nhiều người lạm dụng nó. (b) Có một số
người tin rằng uống rượu bia chỉ ka di thói quen, không vì nguyên nhân gì; những người
khác thì tin rằng có rất nhiều nguyên nhân và nhiều hậu quả khi uống thức uống có cồn.
(c) Một nguyên nhân của việc uống nhiều bia rượu có thể làm cho người ta trầm cảm vì
một vấn đề nào đó, tuy nhiên, ảnh hưởng của lạm dụng đồ uống chứa cồn có thể là tổn
thương gan, giảm chức năng của não, và mất việc làm.
2. Định dạng/ Công thức cho đoạn thân bài thứ nhất:
a) Trong 2-3 câu, thảo luận và giải thích về hậu quả đầu tiên.
b) Đưa ra một ví dụ từ ba đến bốn câu minh họa hậu quả này.
c) Viết một câu kết đoạn.
Ví dụ: Đoạn thân bài mẫu 1:
(a)Một hậu quả của lạm dụng đồ uống có cồn là tổn thương gan. Uống bia rượu
nhiều sẽ gây ra chứng xơ gan, chứng này sẽ làm giảm tuổi thọ con người. Hơn nữa, tổn
thương gan do bia rượu còn có thể khiên con người ta phải đau đầu và khổ sở. (b) Ví dụ,
hàng xóm của tôi là một người nghiện bia rượu, suốt ngày ông ta đắm chìm trong men
rượu. Ở tuổi bốn mươi, ông được chẩn đoán mắc bệnh xơ gan. Ông không chỉ phải chịu
đau đớn, mà cả phần đời còn lại của mình ông luôn bực dọc và nổi giận với tất cả mọi
thứ và tất cả mọi người. (c) Nếu không phải vì nghiện bia rượu, thì có lẽ ông đã sống lâu
hơn và có thể đã hạnh phúc hơn nhiều.
Định dạng/ Công thức cho đoạn thân bài thứ hai:
a) Giải thích hậu quả thứ hai của bạn trong khoảng hai đến ba câu, và nhớ bắt đầu
đoạn với một cụm từ chuyển tiếp.
b) Viết 3-4 câu đưa ra một ví dụ cụ thể về hậu quả thứ hai đó.
c) Kết thúc đoạn văn bản bằng một câu.
Ví dụ: Đoạn thân bài mẫu 2:
(a) Một ảnh hưởng khác của việc lạm dụng bia rượu là làm ảnh hưởng chức năng
của não. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc uống bia rượu giết chết các tế bào
não, làm giảm lưu lượng máu đến não, và thậm chí gây tổn thương não. Ví dụ, chú tôi là
một người nghiện bia rượu, và một ngày gia đình tôi nhận ra rằng chú tôi đã có vấn đề
về trí nhớ. Vâng, bộ nhớ của chú ấy trở nên tồi tệ hơn mỗi ngày. Khi chúng tôi đưa chú
đến phong mạch bác sĩ, chú được chẩn đoán bị chứng mất trí. Các bác sĩ ói với chúng tôi
rằng bệnh mất trí nhớ của chú lẽ ra có thể đã được ngăn chặn nếu chú tôi không uống
bia rượu quá mức. (c) Bia rượu có thể làm giảm chức năng của não.
Định dạng/ Công thức cho đoạn thân bài thứ ba:
a) Cũng giống như ở các đoạn thân bài một và hai, giải thích hậu quả thứ ba của
bạn trong khoảng hai đến ba câu.
b) Viết một ví dụ 3-4 câu mô tả hậu quả thứ ba của bạn.
c) Đưa ra một câu kết thúc.
32
Ví dụ : Đoạn thân bài mẫu 3
(a) Một hậu quả khác của lạm dụng bia rượu có thể là mất việc. Khi người ta lạm
dụng rượu, họ có một số đặc điểm tính cách tiêu cực, chẳng hạn như họ trở nên
lười biếng hoặc nóng tính. Đây là những đặc điểm tính cách có thể khiến họ bị sa
thải. (b) Để minh họa, người bạn thân nhất của tôi đã lạm dụng bia rượu. Trước
khi nghiện bia rượu, ông đã có một công việc tuyệt vời. Khi ông bắt đầu uống bia
rượu, ông cũng bắt đầu đi làm muộn, gọi điện thoại đến công ty trong tình trạng
đau ốm, và có hành động thất thường với đồng nghiệp và các khách hàng. Kết
quả là, ông bị sa thải, mất một chỗ làm tuyệt vời. (c) Việc lạm dụng bia rượu đã
tước mất của ông một công việc tốt.
3. Định dạng/ Công thức cho phần kết luận:
a) Sử dụng cách nói khác, nêu lại luận điểm ở phần giới thiệu của bạn.
b) Phần này chỉ nằm trong khoảng 3-4 câu, nhấn mạnh lại tất cả cá ví dụ cụ thể từ
ba đoạn thân bài của bạn.
c) Kết thúc toàn bọ bài luận của bạn bằng từ một đến hai câu.
Ví dụ : Đoạn kết luận mẫu
(a) Mặc dù, có thể có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng lạm dụng bia rượu,
nhưng chắc chắn những ảnh hưởng của chúng là những ảnh hưởng tiêu cực. Những ảnh
hưởng tiêu cực này bao gồm tổn thương gan, não bị ảnh hưởng, và bị mất việc. (b) Hàng
xóm của tôi phải chịu căn bệnh xơ gan do lạm dụng bia rượu, cuộc sống của ông đã bị
rút ngắn lại, và ông đã chết một cách khổ sở. Chú tôi được chẩn đoán mắc bệnh mất trí
nhớ do nghiện bia rượu, và cả gia đình phải khổ sở vì bệnh mất trí nhớ của chú. Cuối
cùng, người bạn thân nhất của tôi bị mát việc do lạm dụng bia rượu; uống bia rượu quá
nhiều đã khiến anh ta trở nên lười biếng và hay gắt gỏng. (c) Không nên uống rượn bia
quá đà vì hậu quả của nó quá lớn.
Cách viết phác thảo (viết nháp) một bài luận nhân quả 5 đoạn
Viết phác thảo là một trong những yếu tố quan trọng nhất để giúp sv có một bài luận hiệu
quả. Phần này sẽ dạy cho sv cách phác thảo một bài luận nguyên nhân và hệ quả 5 đoạn.
Bước 1:
Bước đầu tiên là dành thời gian thích hợp suy nghĩ về chủ đề của bạn. Sẽ không hay nếu
chỉ viết mà không tư duy trước. Nhiều người hay gặp trở ngại hoặc thiếu tập trung khi họ
chỉ đơn giản là bắt đầu viết. Thay vào đó, hãy dành thời gian để suy nghĩ về một tình
huống và ghi lại một hoặc hai chú thích về tình huống đó. Ngoài ra, suy nghĩ về một số
hậu quả mà xuất phát từ tình hình cụ thể. Ví dụ, nếu bạn nghĩ về hút thuốc lá thì hãy ghi
lại một số tác động tiêu cực gây ra từ thuốc lá.
Bước 2:
Tiếp theo, hãy xem ghi chú của bạn và bắt đầu quá trình loại trừ. Điều này có nghĩa là
bạn nên cố gắng thu hẹp danh sách các hậu quả. Thu hẹp còn khoảng 3 hậu quả mà bạn
33
cảm thấy bạn có thể viết về chúng nhiều nhất. Bài luận của bạn sẽ có ít nhất 5 đoạn văn,
trừ phi là có những yêu cầu khác từ giáo sư của bạn . Điều này có nghĩa rằng mỗi đoạn
thân bài sẽ thảo luận cho 1 hậu quả. Nói cách khác, đoạn thân bài thứ nhất sẽ được dành
cho hậu quả thứ nhất, trong khi đoạn thân bài thứ hai và thứ ba sẽ được dành cho 2 hậu
quả còn lại.
Bước 3:
Quá trình lập dàn bài có lẽ là một trong những bước hoàn chỉnh hiệu quả nhất trong giai
đoạn viết phác thảo của bạn. Sau khi tất cả các suy nghĩ của bạn được sắp xếp và bạn có
tình huống 3 hậu quả gây ra bở 3 tình huống đó thì bạn mới bắt đầu viết dàn ý phần giới
thiệu, 3 đoạn thân bài và kết luận của bạn.
Bước 4:
Bạn có thể sắp xếp các dàn bài cho phù hợp với bạn. Tuy nhiên, hãy chắc chắn là sắp xếp
nó một cách có tổ chức. Dàn bài của bạn sẽ là một tài liệu tham khảo cho bạn khi viết bản
thảo cuối cùng của bài luận. Dàn bài sẽ giúp bạn sắp xếp ý tưởng, nhờ đó bạn sẽ không
gặp bất kỳ trở ngại nào trong quá trình viết chính thức.
Bước 5:
Dàn bài giới thiệu của bạn nên liệt kê những ý tưởng khái quát về chủ đề mà bạn sẽ viết
và câu luận điểm của bạn. Câu luận điểm của bạn sẽ nói về ba hậu quả sẽ được đưa ra
trong đoạn thân bài.
Bước 6:
Trong phần dàn bài, bạn cũng nên phác thảo sơ đồ phát triển các đoạn thân bài. Nghĩa là
trong các đoạn thân bài sẽ liệt kê các ảnh hưởng, giải thích các ảnh hưởng đó, nêu ra các
ví dụ cụ thể để chứng minh, đồng thời các ý phát triển thêm khác. Dàn bài cũng nên liệt
kê các ý kết thúc bài luận. Kết luận về cơ bản sẽ tóm tắt tất cả các điểm chính.

Hướng dẫn viết câu luận điểm cho bài luận nhân-quả:
Bước 1:
Dành thời gian để suy nghĩ về một vấn đề cụ thể. Khi bạn đưa ra một vấn đề mà bạn
muốn kiểm tra và viết về nó thì hãy suy nghĩ về một điều gây ra vấn đề đó.
Ví dụ, bạn có thể viết: “ Nghiện bia rượu gây ra bệnh trào ngược axit.” Chú ý câu này
thảo luận về sự trào ngược axit và nguyên nhân thực sự của nó là như thế nào.
Bước 2:
Sau khi viết nguyên nhân gây ra một tình huống nhất định, hãy nghĩ ba hậu quả phát sinh
từ nguyên nhân đó. Hãy chắc chắn rằng ba hậu quả của bạn hoặc là ba từ hoặc ba cụm từ
ngắn.
Ví dụ, bạn có thể viết: “Nghiện rượu gây ra bệnh trào ngược axit, và những ảnh hưởng
của chứng trào ngược axit là đau nhói tim, làm mòn thực quản, và khiến người ta phải

34
dùng thuốc hàng ngày.” Chú ý câu này liệt kê nguyên nhân và ba cụm từ ngắn gọn mà có
nêu ra ba hậu quả của sự trào ngược axit là như thế nào.
Bước 3:
Khi hoàn thành câu luận điểm của bạn, hãy chắc chắn rằng nguyên nhân và ba kết quả
của bạn là rõ ràng. Ngoài ra, cũng nên đảm bảo là phần nêu luận điểm chỉ có một câu.
Bạn có thể viết hai câu, nhưng cố gắng thu hẹp nó thành một câu cho một bài luận dài
này.
Bước 4:
Trước khi chuyển sang đoạn thân bài, hãy chắc chắn rằng ba hậu quả của bạn không
trùng nhau. Nói cách khác, hãy đảm bảo ba hậu quả của bạn không giống nhau. Ví dụ,
không nên viết: “ Ba ảnh hưởng ảnh hưởng của trào ngược axit là ợ nóng, đốt nóng trong
ngực, và đau khi ợ.” Ta có thể thấy tất cả hậu quả trong số này đều tương tự nhau. Hãy
chắc chắn rằng tất cả các hậu quả là khác nhau, do đó bạn có thể khám phá chủ đề của
bạn và đưa ra được nhiều thông tin hơn cho người đọc.
Ví dụ : Các câu luận điểm nhân-quả
Lưu ý:Dù chủ đề của bạn là gì thì câu luận điểm của bạn cho bài luận nhân-quả 5 đoạn
nên như các câu mẫu sau.
Mẫu câu luận điểm 1: Nghiện bia rượu gây ra bệnh trào ngược axit, và những hậu quả
của chứng trào ngược axit là nhói tim mãn tính, làm mòn thực quản, và cần phải uống
thuốc hàng ngày.
Mẫu câu luận điểm 2: Bị người yêu phản bội sẽ khiến con người ta tức giận, điều này dẫn
đến sự căng thẳng, suy nghĩ thiếu ý chí và cảm giác oán giận, và tất cả ba điều đó đều có
hại cho sức khỏe của bạn.
Mẫu câu luận điểm 3: Qúa nhiều ánh nắng mặt trời sẽ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe;
hậu quả của việc tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời sẽ có thể làm ung thư da; bỏng
da cấp độ hai, và sốc nhiệt.
Ba câu luận điểm mẫu ở trên đều có chứa một nguyên nhân cụ thể của một vấn đề nào đó,
và các câu luận điểm cũng nêu ra được ba hậu quả của vấn đề . Cũng nên lưu ý rằng các
câu luận điểm thường chỉ gói gọn trong một câu và trong mỗi câu lại nêu ra các hậu quả
hoàn toàn khác nhau.
Hướng dẫn cách viết các đoạn thân bài dành cho bài luận nhân-quả:
Bước 1:
Hãy dành thời gian để xem câu luận điểm, câu luận điểm sẽ nêu các bước nguyên nhân
gây ra vấn đề nào đó, và nó sẽ liệt kê ba hậu quả của nguyên nhân đó.
Bước 2:
Đoạn thân bài sẽ tập trung vào ba hậu quả của nguyên nhân đó. Đoạn thân bài thứ nhất sẽ
tập trung vào hậu quả đầu tiên từ luận điểm của bạn. Đoạn thân bài thứ hai sẽ tập trung

35
vào hậu quả thứ hai từ luận điểm của bạn, và đoạn thân bài thứ ba sẽ tập trung vào hậu
quả thứ ba từ luận điểm của bạn.
Bước 3:
Đối với cả ba đoạn thân bài, viết một đến hai câu để giải thích hậu quả của các nguyên
nhân.
Bước 4:
đối với cả ba đoạn thân bài, viết từ ba đến bốn câu nêu ra một ví dụ rõ rang và cụ thể.
Các ví dụ cần để minh họa và giải thích cho các hậu quả đó. Như vậy, một đoạn sẽ được
dành cho một hậu quả, có ý nghĩa là cần thiết phải có một ví dụ trong đoạn.Ví dụ của bạn
nên nói điều gì đó về bạn, một điều mà bạn đã biết, một điều mà bạn đã thấy hoặc đã
đọc,v.v, và hãy đảm bảo rằng tất cả các ví dụ trong mỗi đoạn thân bài là khác nhau.
Bước 5:
Đối với cả ba đoạn thân bài, viết một câu kết thúc để kết đoạn văn của bạn lại. Hãy chắc
rằng cả ba câu kết đều tổng hợp điểm chính của mỗi đoạn thân bài.
Bước 6:
Hãy chắc rằng cả ba đoạn thân bài đều có lời giải thích về hậu quả, nêu ra một ví dụ cụ
thể để minh họa các hệ quả đó, và có một câu kết để tổng hợp điểm chính của mỗi đoạn
thân bài.
Ví dụ : các đoạn thân bài đối với luận văn có 5 đoạn thân bài nhân-quả:
Lưu ý: dù chủ đề của bạn là gì thì đoạn thân bài nên làm theo các hướng dẫn ở trên, và
đoạn thân bài của bạn nên tương tự như các mẫu sau đây.
Câu luận điểm: thuốc là gây ung thư phổi, và những hậu quả của việc mắc bệnh ung thư
phổi là giảm tuổi thọ, trầm cảm và luôn ở cảm giác cáu giận.
Mẫu đoạn thân bài 1: Trước hết, hậu quả của việc bị ung thư phổi là tuổi thọ bị cắt
giảm.Nếu một người không hút thuốc lá thì khó có thể bị ung thư phổi và có thể sống lâu
hơn. Ví dụ, một người bạn thân của tôi hút thuốc trong vòng hơn bốn mươi năm. Một
ngày ông ta bị ho ra máu. Khi ông đi đến bác sĩ, bác sĩ nói với bạn tôi rằng ông bị ung
thư phổi, tất cả là do thuốc lá và chỉ còn sống trong một năm. Vâng, ở tuổi 45, người bạn
của tôi đã qua đời. Nếu ông ấy không hút thuốc quá nhiều, thì ông ấy có thể đã sống hơn
70 tuổi. Hậu quả của việc ung thư phổi là làm giảm tuổi thọ quá nhiều.
Mẫu đoạn thân bài 2: Ngoài ra, hậu quả thứ hai của việc bị ung thư phổi do thuốc lá đó
là người bệnh sẽ bị trầm cảm. Chứng trầm cảm có thể khiến người ta không còn tiếp tục
thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của mình nữa.Ví dụ, vợ hàng xóm của tôi
đã trở nên rất chán nản sau khi cô phát hiện ra mình bị ung thư phổi do những năm hút
thuốc lá. Rồi cô ấy trở nên chán nản, thậm chí không còn muốn bước chân ra khỏi ngôi
nhà của mình. Kết quả là, cô bị mất việc, và nhiều bạn bè đã không còn đến thăm chơi cô
ấy. Vì khói thuốc lá mà hàng xóm của tôi bị ung thư phổi, và do bị chuẩn đoán ung thư
phổi nên hàng xóm của tôi đã trở nên chán nản và đánh mất mình.
36
Mẫu đoạn thân bài 3: Cuối cùng, hậu quả của việc bị chuẩn đoán ung thư phổi là sự tức
giận. Sự giận giữ có thể làm tổn thương và đẩy những người xung quanh ra xa người bị
ung thư phổi. Tôi nhớ đã từng xem một bộ phim (tôi không nhớ tên phim) mà nhân vật
chính được chuẩn đoán bị ung thư phổi vì hút thuốc lá trong vòng hơn 50 năm. Nhân vật
này đã trở nên tức giận với chính mình đến nỗi anh quát mắng tất cả mọi người xung
quanh mình. Tất cả mọi người xung quanh anh quá khổ sở đến nỗi cuối cùng họ cũng để
mặc nhân vật chính một mình. Dù hoàn cảnh như thế nào, thì những người xung quanh
anh ta đều cảm thấy họ không đáng bị sỉ vả như thế. Nếu nhân vật chính không hút thuốc,
thì anh ta sẽ không bị chuẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi, và nếu không vì căn bệnh ung
thư phổi thì anh ta sẽ không hay mắng mỏ người khác.
Chúng ta có thể thấy tất cả các đoạn thân bài đều có ý hỗ trợ cho luận điểm, giải thích các
hậu quả được nêu trong luận điểm và những ví dụ rõ rang và cụ thể để hỗ trợ các lý giải,
và có một câu kết để kết luận các đoạn văn.
2. 3. Một số lưu ý:
- Chú ý một bài luận có 5 đoạn: đoạn mở đầu, ba đoạn thân bài, và đoạn kết
- Trình bày nguyên nhân hay kết quả phải theo một trình tự. Ví dụ trình bày đi
từ nguyên nhân quan trọng (chủ yếu) đến nguyên nhân ít quan trọng (thứ yếu) hoặc
ngược lại nhằm tạo tính lôgic cho văn bản.
- Ngay trong phần mở bài cần thu hút sự chú ý của người đọc bằng cách cho
người đọc biết được hoạt động hoặc sự kiện gì sẽ được nói tới trong bài. Câu cuối của
phần mở bài nêu rõ nội dung của bài luận: Một quyết định, hoạt động hoặc sự kiện nào
đó và nguyên nhân hay kết quả của nó (đây là dạng câu chủ đề).
Ví dụ: Dạng câu chủ đề có thể được viết như sau:
Chúng tôi quyết định (…….) bởi vì (……..), (………), và vì (……....).
Hoặc: Quyết định về (…….) của chúng tôi đã ảnh hưởng đến (……..),và (…….).
- Trong phần thân bài cần bắt đầu giới thiệu ý chính của đoạn đó, và ý chính đó
chỉ một nguyên nhân hoặc kết quả mà thôi.
Giữa các đoạn của phần thân bài người viết có thể dùng các cụm từ sau làm
phương tiện liên kết:
Nguyên nhân (kết quả) thứ nhất/thứ hai/…/cuối cùng là….
Nguyên nhân (kết quả) quan trọng nhất/kế tiếplà…
Cái này/cái kia là…
Thứ nhất/thứ hai/…/cuối cùng là…
Một là/hai là…
- Phần kết luận cần nêu lại các ý chính của toàn bài và đưa ra câu kết bài. Các
kiểu kết luận có thể dùng như sau: Kết lại là/Nói tóm lại là/Tổng kết là/…

37
2. 4. Thực hành:
- Anh chị hãy chọn một chủ đề và triển khai viết một bài luận năm đoạn theo
dạng nguyên nhân – kết quả.
- Các thành viên trong lớp đánh giá bài luận của bạn theo mẫu sau :
1. Bạn thích gì trong bài luận này?
………………………………………………………………………………………......
2. Điều gì thú vị nhất trong bài luận?
………………………………………………………………………………………......
3. Bài luận có tập trung chỉ vào nguyên nhân hoặc chỉ vào kết quả không?
………………………………………………………………………………………......
4. Trả lời những câu hỏi dưới đây cho từng đoạn trong phần thân bài.
a. Câu chủ đề đoạn có nói đúng nội dung mô tả trong đoạn hay không?
Gạch dưới câu chủ đề đoạn.
………………………………………………………………………………………
Các nguyên nhân hay kết quả nêu lên có được dẫn chứng qua nhiều chi tiết hay
không?
………………………………………………………………………………………
Tính tổng số chi tiết cho từng nguyên nhân hay kết quả.
………………………………………………………………………………………
b. Bạn có hiểu vì sao nguyên nhân đang được đề cập khiến người viết ra quyết
định nào đó, hoặc tại sao quyết định nào đó dẫn đến kết quả như vậy?
………………………………………………………………………………………
5. Bài luận có bắt đầu hay kết thúc bằng ý quan trọng nhất hay không?
………………………………………………………………………………………
6. Câu cuối cùng trong phần mở bài (câu chủ đề bài hay luận đề) có nói lên được
toàn bộ nội dung được trình bày sau đó trong cả bài luận hay không?
………………………………………………………………………………………
7. Định dạng công thức cho đoạn Mở bài trong Bài luận Nguyên nhân – Kết quả 5
đoạn văn gồm bao nhiêu ý?
………………………………………………………………………………………
8. Ở phần Ví dụ trong mỗi đoạn Thân bài của bài luận Nguyên nhân – Kết quả 5
đoạn văn gồm bao nhiêu câu?
………………………………………………………………………………………
9. Kết thúc đoạn văn Thân bài của bạn với một câu kết. Điều này đúng hay sai?
………………………………………………………………………………………
10. Bài luận phân loại 5 đoạn văn là:
………………………………………………………………………………………

38
11. Ví dụ nếu chia đối tượng những cuốn sách mà bạn thường xuyên đọc thành 3
loại: Sách Tiếng Anh, Sách Tiếng Việt, Truyện tranh, đúng hay sai?
………………………………………………………………………………………

------/------

39
3. DẠNG BÀI LUẬN SO SÁNH & ĐỐI CHIẾU

3.1. Thế nào là bài luận so sánh?


So sánh là sự đối chiếu sự vật, hiện tượng nọ với sự vật, hiện tượng kia để làm
nổi rõ một trong những sự vật, hiện tượng được đem ra so sánh, hoặc rút ra một kết luận
cần thiết theo dụng ý của người viết.
Lập luận so sánh có hai cách
- So sánh tương đồng: là cách lập luận đi từ cái đã biết để suy ra cái chưa biết mà
mọi người phải thừa nhận cái chưa biết vì giữa cái đã biết và cái chưa biết có những nét
tương tự nhau.
- So sánh tương phản: Là cách lập luận theo kiểu đối chiếu đối tượng này với đối
tượng khác trong sự tương phản lẫn nhau để nhằm khẳng định một trong hai đối tượng
mà lập luận cần hướng tới.
3.2. Cấu trúc bài luận so sánh:
- Mở Bài: Câu luận đề (hay chủ đề bài): chỉ ra sự khác nhau của các đối tượng
được so sánh (01 đoạn)
- Thân Bài: Các đối tượng so sánh được mô tả theo đúng trật tự đã nêu trong câu
luận đề và (các) câu chủ đề đoạn, và trật tự này phải được giữ xuyên suốt bài luận (3
đoạn).
Hình thức phần thân bài:
+ Ví dụ:
A. Đối tượng 1 A. Máy tính để bàn
1. Đặc điểm 1 1. Phụ tùng đều được lắp trong

a. Phân tích 1.1.1 a. Không cần phải ráp khi dùng


b. … b. …
2. … 2. …
B. Đối tượng 2 B. Máy tính xách tay
1. Đặc điểm 1 1. Một số phụ tùng nằm ngoài máy
a. Phân tích 2.1.1 a. Gọn nhẹ (nhưng cần ráp)
b. … b. …
2. … 2. …
C. Chủ đề …
D. Phân tích & So sánh
1. Máy tính để bàn tiết kiệm thời gian.
a. tốt cho ở nhà và ở công sở
Máy tính sách tay gọn nhẹ.
a. tốt cho những người di chuyển nhiều
40
2. …
Cụm từ chuyển tiếp (ví dụ như, Tuy nhiên, Mặt khác, Trái lại, …) nên được dùng
để nối tiếp giữa phần mô tả Đối tượng 1 và Đối tượng 2. Điều này giúp người đọc hiểu
được rằng, “A, bây giờ bài luận sắp nói đến một đối tượng khác!”.
Có nhiều đặc điểm (mô tả) cho từng đối tượng trong phần thân bài. Gom các đặc
điểm cho cùng một đối tượng so sánh lại với nhau. Đừng trộn chúng với những đặc điểm
mô tả của các đối tượng so sánh khác.
Nếu bạn mô tả một đặc điểm cho một đối tượng so sánh nào đó, thì bạn cũng
phải đề cập đến nó cho các đối tượng khác nữa.
- Kết luận (1 đoạn)
Phát biểu lại các ý chính.
Viết câu kết luận. Đề cập lại phần phân tích trong bài luận.
Bài luận so sánh và đối chiếu yêu cầu sinh viên chọn hai đối tượng và làm rõ những điểm
tương đồng và khác biệt. Những đối tượng này có thể là bất cứ điều gì chẳng hạn như là
hai người, hai địa điểm, hai vật, v.v. Phần này sẽ đưa ra thông tin đẻ hướng dẫn sinh viên
địa học biết cách phác thảo một bài luận so sánh và đối chiếu. Viết phác thảo là một phần
quan trọng trong quá trình viết văn vì nó giúp sinh viên sắp xếp và phát triển theo ý
tưởng.
Bước 1: Hãy dành thời gian để suy nghĩ về hai điều mà bạn muốn so sánh và đối chiếu.
Quan trọng là liệt kê một danh sách các điểm tương đồng của hai đối tượng này. Một
điều cũng quan trọng nữa là liệt kê thêm một danh sách các điểm khác biệt giữa hai đối
tượng này. Danh sách này sẽ giúp bạn tổ chức những ý tưởng và bắt đầu sắp xếp các
điểm tương đồng và khác biệt một cách phù hợp hơn.
Bước 2: Hãy cố thu hẹp những suy nghĩ của bạn vào ba điểm tương đồng và ba điểm
khác biệt trong nhưng điểm tương đồng đó hoặc ngược lại. Ví dụ: Bạn có thể nói rằng hai
người bạn thân nhất của bạn rất thông minh, hài hước và nhiệt tình; tuy nhiên, một người
thông minh ở trường trong khi người kia lại thông minh ngoài đời. Hơn nữa một người
bạn có những lời nói đùa trong sáng còn người kia lại khá thô tục. Cuối cùng, một người
chỉ nhiệt tình sau khi đã dùng cà phê còn người kia thì bản chất luôn luôn nhiệt tình.
Bước 3: Nếu việc thu hẹp bớt quy trình làm việc sau khi liệt kê danh sách không hữu ích
thì hãy vẽ sơ đồ Venn. Sơ đồ Venn chỉ đơn giản là hai vòng tròn lồng vào nhau. Trong
phần đầu của một vòng tròn, bạn hãy viết một vài từ miêu tả về một đối tượng. Ở đầu còn
lại của vòng tròn, bạn chỉ cần viết một vài từ miêu tả đối tượng kia. Ở giữa hai vòng tròn,
bạn chỉ cần viết những điểm tương đồng giữa cả hai đối tượng. Đây là một thủ thuật rất
hiệu quả cho bài tập so sánh và đối chiếu.
Bước 4: Cuối cùng, viết một bài luận tự do hoặc một dàn bài tự do. Dàn bài sẽ chỉ cần
liệt kê tất cả những ý chính của bạn cho mỗi đoạn thân bài. Dàn bài sẽ giúp bạn sắp xếp
những gì bạn muốn khám phá trong bài luận thực tế. Đối với dàn bài này, bạn chỉ cần liệt
41
kê các cụm từ ngắn hoặc câu ngắn của các ý chính trong mỗi đoạn. Ví dụ: trong phần giới
thiệu, bạn có thể liệt kê hai dối tượng và câu chủ điểm để so sánh và đối chiếu mà bạn sẽ
khám phá trong phần thân bài của bài luận.
Làm thê nào để viết câu chủ điểm cho bài luận so sánh và đối chiếu 5 đoạn
Bài luận so sánh và đối chiếu 5 đoạn yêu cầu sinh viên nghiên cứu những điểm tương
đồng và khác biệt giữa hai đối tượng. Ngoài ra, bài luận so sánh và đối chiếu yêu cầu sinh
viên viết về ba điểm tương đồng giữa hai đối tượng và sau đó đối chiếu những điểm
tương đồng này. Dạng bài tập này giúp sinh viên biết phân tích hơn khi bắt tay vào viết
về hai đối tượng. Câu chủ điểm ở cuối phần giới thiệu sẽ nói cho người đọc chính xác
bạn sẽ so sánh và đối chiếu yếu tố nào. Hơn nữa, câu chủ điểm sẽ cho người đọc ba điểm
tương đồng và khác biệt rõ rệt trong những điểm tương đồng này. Phần này sẽ chỉ cho
sinh viên cách viết một câu luận điểm hay và rõ ràng dành cho bài luận so sánh và đối
chiếu 5 đoạn. Các câu luận điểm mẫu về bài luận so sánh và đối chiếu 5 đoạn cũng sẽ
được đưa ra trong phần này. Các hướng dẫn cho câu chủ điểm so sánh và đối chiếu:
Bước 1: Hãy dành một chút thời gian để tư duy về hai yếu tố mà bạn muốn so sánh và
đối chiếu. Đối với dạng bài luận này thì nên viết về hai điều tương tự với nhau sẽ hay
hơn. Ví dụ: bạn có thể viết về hai người bạn tốt nhất, hai bộ phim kinh dị, hai anh em
sinh đôi, hai ngôi nhà, v.v.
Bước 2: Đến lúc viết câu chủ điểm, hãy đảm bảo rằng bạn viết từ một đến hai câu nói rõ
hai yếu tố mà bạn đang so sánh và đối chiếu.\
Bước 3: Khi bạn viết luận đề này trình bày hai yếu tố của bạn, đảm bảo rằng bạn có nói
đến ba điểm cho thấy sự tương đồng giữa hai yếu tố này. Ví dụ: Bạn có thể viết: “Hai
người bạn tốt nhất của tôi cao, thông minh và hài hước.”
Bước 4: Bây giờ bạn đã viết ba điểm tương đồng, đảm bảo rằng bạn cũng cần viết ba
điểm khác biệt rõ rệt trong những điểm tương đồng này. Viết ra điểm khác biệt trong
những điểm tương đồng này làm cho bài luận của bạn tập trung vào bài viết. Ví dụ bạn
có thể viết: “hai người bạn tốt nhất của tôi cao, thông minh và hài hước, tuy nhiên, một
người thì cao lêu nghêu trong khi người kia cao bình thường. Hơn nữa, một người rất linh
hoạt còn người kia lại không thể như thế và cuối cùng, một người bạn nói đùa theo cách
kinh điển còn người kia nói đùa kiểu điên cuồng.”
Bước 5: Đảm bảo luận đề cảu bạn phải rõ ràng, có ý nghĩa, nói về hai yếu tố của bạn và
cho thấy ba điểm tương đồng hoặc ba điểm khác biệt.
Bước 6: Câu luận điểm của bạn có thể cũng chưa một điểm tương đồng lớn và điểm
khác biệt rõ rệt, nhưng phải chắc rằng nếu bạn chọn điểm này, sau đó bạn viết về điều gì
đó có tính tương thích cao.
Các câu luận điểm mẫu về so sánh và đối chiếu:
Lưu ý: Dù bạn viết về chủ đề gì hoặc được hướng dẫn để viết chủ đề nào thì bạn đều có
thể lấy các ví dụ sau đây làm mẫu.
42
Câu luận điểm mẫu 1: Hai người bạn tốt nhất của tôi cao, thông minh và hài hước, tuy
nhiên một người thì cao lêu nghêu, trong khi người kia cao bình thường. Hơn nữa, một
người rất linh hoạt còn người kia lại không như thế và một người hay nói đùa kinh điển
và người kia hay nói đùa kiểu điên khùng.
Câu luận điểm mẫu 2: Bố mẹ tôi có hai ngôi nhà, cả hai đều lớn, rộng rãi và có hồ bơi,
tuy nhiên một căn nhà thì có hai tầng còn ngôi nhà kia lại không có lầu. Ngoài ra, một
căn nhà có phòng ngủ rộng rãi trong khi căn nhà còn lại có phòng khách rộng. Và cuối
cùng, một căn nhà có hồ bơi lớn trong khi căn nhà còn lại có hồ bơi nhỏ hơn.
Câu luận điểm mẫu 3: Bạn gái tôi có hai con chó nhỏ, tuy nhiên một con còm cõi, còn
con còn lại khá dễ thương; hơn nữa, một con thông minh trong khi đó con kia không biết
sủa; và cuối cùng là một con rất hăng và một con rất lười.
Chú ý rằng tất cả các câu luận điểm mẫu ở trên đều có chung một vài yếu tố sẽ được so
sánh và đối chiếu. Ngoài ra, tất cả các câu luận điểm cho thấy những điểm tương đồng
và những điểm khác biệt bên trong những điểm tương đồng đó.
Cách viết các đoạn thân bìa cho bài luận so sánh và đối chiếu 5 đoạn
Phần này sẽ chỉ cho sinh viên cách xây dựng và viết các đoạn thân bài cho bài luận so
sánh và đối chiếu. Nó sẽ chỉ cho sinh viên cách viết các đoạn thân bài hỗ trợ 100% câu
cho luận điểm. Hơn nữa, nó cũng đưa ra các đoạn thân bài cho bàn luận về so sánh và đối
chiếu 5 đoạn.
Hướng dẫn cách viết ba đoạn thân bài cho bài luận so sánh và đối chiếu:
Bước một: Phải chú ý câu luận điểm và tập trung vào ba điểm tương đồng giữa hai yếu
tố của bạn. Trong khi tập trung vào ba điểm tương đồng, đặc biệt chú ý ba điểm khác biệt
trong những điểm tương đồng này. Ví dụ nếu hai người bạn rất vui vẻ, có lẽ sự khác biệt
giữa sự hài hước là một trong những người bạn nói đùa khó chịu trong khi người kia nói
đùa trong sáng. Chú ý rằng sự giống nhau ở cả hai người bạn là họ đều rất vui vẻ, nhưng
họ tương phản với nhau bởi vì họ vui vẻ theo nhiều cách khác nhau.
Bước hai: Đoạn thân bài thứ nhất sẽ được dành cho điểm giống nhau và điểm khác nhau
thứ nhất bên trong điểm giống nhau đó, đoạn thân bài thứ hai sẽ dành cho điểm giống
nhau và khác nhau thứ hai bên trong điểm giống nhau đó và đoạn thân bài thứ ba sẽ dành
cho điểm giống nhau và khác nhau trong điểm giống nhau đó. Tất cả ba điểm giống và
khác nhau phải được xuất hiện trong câu luận điểm của bạn.
Bước ba: Đối với đoạn thân bài thứ nhất, hãy viết từ một đến hai câu nói rõ điểm giống
nhau và khác nhau đầu tiên từ câu luận điểm của bạn. Tiếp theo, hãy viết một ví dụ cụ thể
từ ba đến bốn câu giải thích và minh họa sự khác biệt trong điểm giống nhau đó. Cuối
cùng, kết thúc bằng một câu kết luận cho đoạn thân bài.
Bước bốn: Đối với đoạn thân bài thứ hai, hãy viết từ một đến hai câu nói rõ điểm giống
nhau và khác nhau thứ hai từ câu luận điểm của bạn. Thứ hai, viết từ ba đến bốn câu đưa

43
ra ví dụ cụ thể sẽ cho phép bạn minh họa sự khác việt thứ hai bên trong điểm giống nhau
thứ hai bên trong điểm giống nhau thứ hai. Cuối cùng kết thúc bằng một câu kết luận.
Bước năm: Đối với đoạn thân bài thứ ba, viết từ một đến hai câu nói ró điểm giống nhau
và khác nhau thứ ba. Tiếp theo, viết từ ba đến bốn câu minh họa điểm khác biệt thứ ba
liên quan đến điểm giống nhau thứ ba của bạn. Viết một câu kết luận để kết lại đoạn này.
Bước sáu: Hãy chắc chắn rằng tất cả ba đoạn thân bài nêu rõ những điểm tương đồng và
khác biệt trong những điểm tương đồng này. Hãy chắc chắn rằng tất cả các đoạn thân bài
đều có một ví dụ rõ ràng và cụ thể để giải thích và minh họa những điểm khác biệt và
chắc chắn rằng tất cả các đoạn thân bài đều có một câu kết luận.
Ví dụ:
Lưu ý: Dù bạn đang so sánh và đối chiếu vấn đề gì, thì các đoạn thân bài của bạn vẫn sẽ
trông giống như các ví dụ sau đây.
Câu luận điểm mẫu: Cả hai thành phố Stockton, CA. và thành phố Lodi, CA. đều có
những khu dân cư giàu có, các khu nhà ổ chuột và nhà hàng lớn; tuy nhiên, Stockton có
nhiều những kẻ giàu sang hợm hĩnh trong các khu dân cư giàu có hơn ở Lodi; trong khi
đó khu nhà ổ chuột của Stockton nguy hiểm hơn ở Lodi và Stockton lại có nhiều nhà
hàng quốc tế hơn trong khi Lodi lại có rất ít.
Đoạn thân bài mẫu 1: Trước hết, Stockton và Lodi cả hai đều có khu dân cư giàu có.
Tuy nhiên, Stockton có nhiều kẻ giàu sang hợm hĩnh trong những khu dân cư hơn Lodi.
Ví dụ, mỗi khi bạn bè của toi và tôi đi bộ hoặc chạy bộ trong những khu dân cư ở
Stockton, chúng tôi thường chào những người cùng đang đi bộ hoặc chạy bộ thì họ
thường tỏ vẻ khá lạnh nhạt với chúng tôi. Mặt khác, mỗi khi chúng tôi ở trong các khu
dân cư giàu ở Lodi, người ta luôn chào và rất thân thiện. Đó là sự khác nhau giữa các
khu dân cư giàu có ở Stockton và Lodi.
Đoạn thân bài mẫu 2: Một sự giống nhau nữa giữa Stockton và Lodi là cả hai đều có
khu nhà ổ chuột. Tuy nhiên, các khu nhà ổ chuột ở Stockton nguy hiểm hơn ở Lodi. Ví dụ,
những vụ nổ súng trong các khu nhà ổ chuột của Stockton được đưa tin hầu như mỗi
ngày trong các bản tin buổi tối hoặc tờ báo buổi sáng. Trong khi đó rất ít khi nghe thấy
các vụ tội phạm ở các khu nhà ổ chuột của Lodi, có chăng thì thi thoảng có vài vụ trộm
cắp mà thôi. Cả hai thị trấn đều có khu nhà ổ chuột, nhưng một bên thì nguy hiểm hơn
bên kia nhiều.
Đoạn thân bài mẫu 3: Cuối cùng, cả hai thị trấn đều có nhà hàng lớn, nhưng ở Stockton
có nhiều nhà hàng quốc tế đa dạng hơn ở Lodi. Ví dụ Stockton có nhiều nhà hàng Trung
Quốc, Nhật Bản, Mexico, Ấn Độ, Thái Lan, Ý và Mỹ. Còn ở Lodi thì chỉ có một hoặc hai
nhà hàng kiểu này. Trong thực tế, Lodi chỉ có một nhà hàng Ấn Độ và Thái Lan và một
số ít các nhà hàng của các nước khác. Như bạn có thể thấy, cả hai thị trấn đều có nhà
hàng lớn, nhưng Stockton có nhiều sự lựa chọn hơn Lodi.

44
Lưu ý là tất cả các đoạn thân bài đều phải chỉ ra những điểm tương đồng của hai đối
tượng so sánh, nhưng đồng thời cũng phải giải thích đầy đủ và minh họa sự khác biệt
trong những điểm giống nhau bằng cách sử dụng các ví dụ cụ thể. Ngoài ra, mỗi đoạn
thân bài phải có một câu kết luận
3..3. Thực hành:
- Cho sinh viên chuẩn bị bài luận so sánh, độ dài từ 3-5 trang, trình bày trước lớp.
- Sinh viên khác viết bài đánh giá theo mẫu sau:
1. Bạn thích điều gì ở bài luận này?
…………………………………………………………………………………………
Điểm nào là thú vị nhất?
…………………………………………………………………………………………
2. Phần mở bài có thu hút sự chú ý của bạn không?
…………………………………………………………………………………………
Phần mở bài có giới thiệu chủ đề bài không?
…………………………………………………………………………………………
3. Câu chủ đề bài (hay luận đề) có làm rõ hai đối tượng nào sẽ được so sánh hay đối
chiếu với nhau không?
…………………………………………………………………………………………
Những yếu tố so sánh nêu lên trong câu chủ đề bài có rõ ràng không?
……………………………………………………………………………………………
4. Trả lời những câu hỏi dưới đây cho mỗi đoạn trong phần thân bài:
a. Mỗi đoạn có chỉ tập trung vào một điểm tương đồng hay khác biệt không?
……………..…………………………………………………………………………

b. Câu chủ đề đoạn có nêu lên yếu tố so sánh hay không, và có chỉ ra là 2 đối
tượng so sánh giống nhau hay khác nhau ở yếu tố đó?
……………..…………………………………………………………………………

------/------

45
4. DẠNG BÀI LUẬN TRANH LUẬN/THUYẾT PHỤC

4.1. Thế nào là bài luận tranh luận (thuyết phục)


Bài luận của bạn bày tỏ quan điểm hay ý kiến của bạn về một vấn đề, và nêu các lí
do tại sao quan điểm hay ý kiến của bạn là đúng. Bạn sẽ cố gắng thuyết phục người đọc
chấp nhận quan điểm của bạn.
Đây là một hình thức viết khá phổ biến. Bạn sẽ thấy các quan điểm tranh luận ở
cột “Ý kiến hay thư đến tổng biên tập” trên các tờ báo, và bạn cũng sẽ phải viết các tiểu
luận tranh luận trong các lớp học của mình như lịch sử, chính trị, hay văn học. Ngoài ra,
hình thức tranh luận cũng sẽ hết sức quan trọng trong các bài viết, bài báo khoa học của
bạn sau này.
Quan trọng là vấn đề bạn nêu lên phải có (nhiều) người tranh cãi.
Một số vấn đề bạn có thể viết cho tranh luận như:
- Có nên cấm hút thuốc ở nơi công cộng hay không?
- Việc nạo phá thai có nên được pháp luật chấp nhận hay không?
- Những bà mẹ có con có nên đi làm hay không?
- Người ta có quyền sở hữu súng đạn không?
- Phải chăng kết hôn muộn tốt hơn kết hôn sớm?
- Tấm bằng đại học có phải là cần thiết đối với mọi người không?
- Sinh viên Đại học Duy Tân có nên mặc đồng phục không?
- Các ông bố có nên chia sẻ việc nhà với vợ một cách công bằng không (50/50
4.2. Làm thế nào để viết một bài luận tranh luận
+ Chú ý một bài luận có 5 đoạn: đoạn mở đầu, ba đoạn thân bài, và đoạn kết
+ Viết câu luận đề hay chủ đề
Ý chính của câu luận đề sẽ là quan điểm hay ý kiến của bạn. Ý kiến của bạn về
một vấn đề thể hiện lập trường và lập luận của bạn. Nên sử dụng từ hoặc cụm từ “nên”
hoặc “không nên” trong lập luận của bạn. Đồng thời, chỉ nên viết lập luận của bạn trong
một câu (luận đề). Những lý do hỗ trợ hay phản bác lại lập luận ý kiến của bạn sẽ là
những ý phụ (hay bổ trợ) trong câu chủ đề (hay luận đề) của bạn.
+ Mỗi đoạn thân bài chỉ nên tập trung vào một lý do vì sao quan điểm hay ý kiến
của bạn là chính xác.
+ Mỗi đoạn thân bài đầu tiên sẽ mổ xẻ một lý do, và giải thích tại sao nó chứng
minh rằng quan điểm hay ý kiến của bạn là đúng.
+ Sắp xếp thứ tự các đoạn thân bài theo mức độ quan trọng của các lý do (từ thấp
đến cao hoặc từ cao đến thấp).
+ Trong phần kết luận, tóm lược bằng cách nêu lên lại những lý do bổ trợ
cho quan điểm hay ý kiến của bạn. Sau đó, kết thúc bằng cách đề nghị người đọc nên làm
gì đó hoặc nêu lên điều gì bạn mong muốn sẽ diễn ra trong tương lai.
46
Không nên đưa thêm vào bài luận của bạn các chủ đề tranh luận khác.
Cách viết một bài luận “tranh luận” 5 đoạn
Bài luận “tranh luận” là dạng bài bày tỏ quan điểm hay ý kiến của bạn về một vấn
đề, và nêu lí do tại sao quan điểm hay ý kiến của bạn là đúng. Bạn sẽ cố gắng thuyết phục
người đọc chấp nhận quan điểm của bạn. Đây là một hình thức viết khá phổ biến, có thể
dùng cho sinh viên đại học. Do đó phần này sẽ cung cấp cho sinh viên một mô hình từng
bước hướng dẫn cách viết thể loại bài luận này. Phần này sẽ cung cấp cho sinh viên một
bài luận tranh luận mẫu cho các bạn tham khảo.
I. Định dạng/ công thức cho đoạn mở bài
a) viết koangr 3-4 câu cho phép bạn nhanh chóng giới thiệu chủ đề của bạn.
Những câu này nên được nêu khái quát để báo cho người đọc điểm trọng tâm của bài
luận của bạn.
b) nêu khoảng 2 câu cho thấy cả hai mặt của vấn đề tranh luận. Ví dụ: một số
người ủng hộ điều này, một số người chống lại điều kia.
c) viết 1 câu luận điểm rõ rang. Luận điểm của bạn sẽ cho người đọc biết lập
trường của bạn về vấn đề bạn đang viết. Luận điểm cũng sẽ nói cho người đọc 3 lí do cụ
thể tại sao bạn viết chủ đề này mà không phải bất cứ chủ đề nào khác.
Đoạn mở đầu bài mẫu:
Lưu ý: Trong phần giới thiệu mẫu này, và trong tất cả các đoạn văn khác, chúng
tôi dùng các ký tự viết thường để minh họa rõ rang công thức ở trên. Bạn cũng có thể sử
dụng cách này để kiểm tra ý trong bài luận của mình.
(a) Nhiều nền văn hóa tin vào những cuộc hôn nhân sắp đặt. Hôn nhân sắp đặt
thường tồn tại ở đất nước của những nền văn hóa này, chẳng hạn như Ấn Độ, Nhật Bản
và thậm chí là ở Việt Nam. Hôn nhân sắp đặt đến bữa nay vẫn còn tồn tại và nhiều người
vẫn còn buộc con cái họ kết hôn với người mà chúng không yêu. (b) Có rất nhiều người
chống lại những cuộc hôn nhân sắp đặt, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Mặc khác, cũng
có rất nhiều người tin rằng nên duy trì những cuộc hôn nhân như thế. (c) Tôi tin rằng
cuộc hôn nhân sắp đặt không nên tồn tại nữa vì chúng tước đi sự tự do, gây ra bệnh trầm
cảm và ngăn cản tình yêu đích thực.
II. Định dạng/công thức đoạn thân bài 1:
a) Bắt đầu đoạn văn của bạn bằng 3 đến 4 câu đưa ra giải thích về lập luận đầu tiên
của bạn trong câu luận điểm. Lời giải thích của bạn nên nói cho người đọc hiểu tại sao
bạn tin vào lập luận này, hoặc tại sao lập luận này làm bạn cảm nhận theo cách mà cách
bạn đang cảm nhận.
b) Viết một ví dụ cụ thể 3-4 câu để minh họa giải thích về lập luận đầu tiên của
bạn. Ví dụ này có thể là về bạn, về người quen của bạn hoặc những điều mà bạn đã chứng
kiến, tuy nhiên lưu ý là bạn chỉ nên dùng một ví dụ.
c) Kết đoạn với một câu kết thúc..
47
Đoạn thân bài mẫu 1:
(a) Trước hết, tôi chống lại hôn nhân sắp đặt vì nó tước mất sự tự do của con
người. Tất cả mọi công dân có quyền lựa chọn những gì mà họ muốn làm với người mà
họ muốn cùng chung sống. Nếu người ta bị buộc phải kết hôn với người họ không yêu,
bất kể họ thuộc văn hóa nào, thì điều đó cũng đi ngược lại với quyền tự do đó, quyền tự
do lựa chọn. (b) Ví dụ, tôi có một người bạn Ấn Độ, nhưng anh ta lớn lên ở Mĩ. Mặc dù
cha mẹ sống ở Mĩ, họ vẫn ép buộc người bạn của tôi vào một cuộc hôn nhân trái ngược
với ý tự do của anh ấy. Vâng, vì sự ép buộc của cha mẹ cậu ấy mà người bạn tôi đã
không có cơ hội để có sự tự do mà những người bạn khác của tôi và bản thân tôi có được.
(c) Như bạn thấy, con người sống cần có tự do, nhưng cuộc hôn nhân sắp đặt lại có thể
tước mất sự tự do mà con người ta đáng lý được hưởng.
III. Định dạng/công thức đoạn thân bài 2:
a) Cũng giống như cách mà bạn thiết lập ở đoạn thân bài 1, đoạn này sẽ giải thích
ý thứ hai trong luận điểm của bạn. Bắt đầu đoạn này với một từ hoặc một cụm từ chuyển
tiếp, và viết một phần giải thích khoảng 3-4 câu.
b) Viết một ví dụ cụ thể khác dài khoảng 3-4 câu, và ví dụ này phải khác với các
ví dụ mà bạn sử dụng trong đoạn thân bài một.
c) Đưa ra một câu kết thúc.
Đoạn thân bài mẫu 2:
(a) Hơn nữa, không nên duy trì hay cổ súy cho các cuộc hôn nhân sắp đặt bởi vì
nó có thể gây ra căn bệnh trầm cảm. Khi bạn chung sống với một người mà bạn không
yêu, bạn sẽ không hạnh phúc. Khi bạn không cảm thấy hài long, bạn sẽ trở nên chán nản.
Căn bệnh trầm cảm khiến bạn không thể sống một cuộc sống tinh thần và thể chất khỏe
mạnh vui vẻ bình thường. (b) Điều này có thể được thấy rõ ở người hàng xóm của tôi, cô
ấy đã có một cuộc hôn nhân sắp đặt. Cô ấy giải thích với mẹ tôi rằng cô rất chán nản vì
cô phải sống với người không yêu, trước khi kết hôn cô chưa từng trải qua cảm giác chán
nản như thế. Kết quả là, cô hiếm khi rời khỏi nhà, và cô ấy lúc nào cũng trông cũng có vẻ
yếu đuối, bị động. (c) Tôi nghĩ nếu cô ấy lấy được người mình yêu thì chắc cuộc sống
của cô ấy không đến nỗi buồn chán đến thế.
IV. Định dạng/công thức đoạn thân bài 3:
a) Bắt đầu với một từ hoặc cụm từ chuyển tiếp, bạn sẽ giải thích ý thứ 3 có trong
luận điểm của bạn. Phần giải thích này sẽ giống như đoạn thân bài đầu tiên và thứ hai của
bạn.
b) Viết một ví dụ thứ 3 khác với đoạn thân bài đầu tiên và thứ 2 của bạn, nhưng nó
phải có độ dài tương đương và hỗ trợ cho ý thứ 3 của bạn.
c) Viết một câu cuối để kết luận.
Đoạn thân bài mẫu 3:

48
(a) Lý do cuối cùng tại sao tôi chống lại cuộc hôn nhân sắp đặt là vì nếu như thế
thì tình yêu đích thực sẽ bị ngăn cản. Khi tình yêu thật sự bị ngăn cản, người ta mất đi
người bạn tâm giao. Và nếu không được đồng hành cùng với người tri kỷ, người ta sẽ
luôn cảm thấy cô đơn và thiếu thốn. (b) Ví dụ, trước đây tôi có xem một bộ phim nói về 1
gia đình Việt Nam di cư đến Mĩ cùng với một gia đình khác. Hai gia đình sắp đặt cho con
của họ kết hôn khi chúng lớn lên. Những người con này kết hôn với nhau theo ý nguyện
của hai bên cha mẹ nhưng họ không thực sự yêu nhau, họ đều yêu một người khác. Họ bị
mất người bạn đời thực sự của họ, cho nên trong cuộc sống hôn nhân, họ hoàn toàn cô
đơn, mất mát và thiếu thốn. (c) Cuộc sống sẽ hoàn thiện hơn khi bạn kết hôn với người
bạn yêu.
V. Định dạng/công thức cho phần kết luận:
a) Trong khoảng hai câu, nêu lại câu luận điểm của bạn, đó là phần được ký hiệu
“c” trong đoạn mở bài của bạn. Tuy nhiên, bạn phải dung cách diễn đạt khác để nói lại ý
này.
b) Tổng hợp tất cả các ví dụ cụ thể toàn bộ ba đoạn than bài trong khoảng từ ba
đến bốn câu.
c) Đưa ra cho người đọc 1-2 quan điểm đúng đắn lien quan đến chủ đề tổng thể và
sự tranh luận của bạn.
Đoạn kết luận mẫu:
Tóm lại, vẫn có nhiều lý do để người ta cổ súy cho hôn nhân sắp đặt, riêng bản
than tôi thì thôi hoàn toàn phản đối chúng. Hôn nhân sắp đặt ngăn cản sự tự do lựa
chọn, gây ra bệnh trầm cảm, và chúng cản trở bạn tìm kiếm người bạn đời thực sự của
mình. (b) Người bạn thân của tôi không bao giờ có cơ hội để trải nghiệm sự tự do mà
người khác có được bởi vì cha mẹ đã ép buộc anh ấy chấp nhận một cuộc hôn nhân sắp
đặt. Hơn nữa, gia đình tôi và tôi luôn cảm thấy buồn cho người hang xóm của tôi, người
bị trầm cảm nặng vì vướng vào một cuộc hôn nhân sắp đặt. Cuối cùng, nếu hai nhân vật
trong phim mà tôi đã xem không có một cuộc hôn nhân sắp đặt, thì họ đã co thể kết hô
với người bạn đời thực sự của họ và cảm thấy mãn nguyện hơn và cuộc sống của họ sẽ
tốt đẹp hơn. (c) Cuộc sống cho ta nhiều lựa chọn, và một trong những lựa chọn nên có đó
là chung sống với người mà bạn muốn dành phần còn lại cuộc đời mình với người đó.
Không nên duy trì hay cổ suý cho hôn nhân sắp đặt.
Thông tin bổ sung cho bài luận “tranh luận” 5 đoạn thân bài
Cách viết phác thỏa một luận văn tranh luận 5 đoạn
Hầu hết các sinh viên đại học sẽ phải viết các bài luận dạng tranh luận. Trong phần
này, tôi sẽ tập trung vào hướng dẫn bài viết phác thảo. Khi học sinh dành thời gian để
viết phác thảo, họ có cơ hội để chuyển vào bài luận hiệu quả hơn; quá trình viết phác thảo
cung cấp cho sinh viên cơ hội để tổ chức và phát triển suy nghĩ của mình trước khi viết

49
bài luận chính thức. Phần này sẽ dạy cho sinh viên cách viết phát thảo một bài luận tranh
luận.
Bước 1: Dành thời gian để suy nghĩ về chủ đề. Đối với loại bài luận này, sinh viên
sẽ đứng về một phía hoặc ủng hộ hoặc chống lại một vấn đề cụ thể nào đó. Vấn đề
thường gây tranh cãi. Nhiều sinh viên thấy khó lựa chọn cho một bên, tuy nhiên, loại
bài luận này yêu cầu sinh viên cần phải chọn hẳn một bên. Sinh viên không thể ở lưng
chừng.
Bước 2: Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc quyết định ủng hộ hay chống lại một
chủ đề cụ thể, thì việc lập ra một danh sách hoặc một nhóm những ưu điểm và khuyết
điểm là rất hữu ích. Cố gắng xác định ưu và khuyết điểm, cái nào nhiều hơn. Ví dụ,
mếu bạn có thể liệt kê nhiều khuyết điểm về vấn đề này hơn, thì nghĩa là có thể bạn
nên viết một bài luận nói rằng bạn đang chống lại vấn đề này.
Bước 3: Sau khi lựa chọn một bên, bạn sẽ phải chọn ba lập luận cho tranh luận của
bạn. Những lập luận này phải thể hiện bằng các từ khóa hoặc cụm từ khóa. Hãy dành
thời gian để suy nghĩ về những lập luận của bạn và nghĩ về lý do vì so những lập luận
này bổ sung cho ý tranh luận của bạn. Cố gắng viết thoải mái để tìm ra ba lập luận.
Chỉ đơn giản là ghi lại những suy nghĩ của bạn ra giấy để giúp phát triển những suy
nghĩ của bạn.
Bước 4: Đây là bước cuối cùng cho công đoạn viết trước một bài luận tranh luận đó
là dàn ý. Dàn ý nên bào gốm năm chữ số La Mã (Tham khảo các dạng thức / công
thức cho toàn bộ bài luận). Mỗi đoạn tương ứng với một số La Mã. Ví dụ, phần dàn ý
cho đoạn mở bài sẽ được ký hiệu bởi chữ số La Mã I.
Bước 5: Trong dàn bài dành cho từng đoạn cũng nên dùng các ký tự abc để diễn tả
các ý trong. Ví dụ, ở chữ “a” thường cho phần giới thiệu, muốn đề cập tổng quan về
chủ đề của bạn. Chữ “b” thường sẽ dùng nêu ý diễn tả cả hai mặt vấn đề và quan điểm
cảu bản thân. Chữ “c” thường sẽ nêu câu luận điểm của bạn, đó sẽ là một câu mà bao
gồm ý tranh luận và ba lập luận giải thích đi kèm.
Bước 6: Chữ La Mã II, III và IV sẽ dành cho các đoạn thân bài của bạn. cần phải
phác thảo những ý tưởng của bạn. Cuối cùng, chữ số La Mã V là kết luận của bạn, đó
là phần tóm tắt dàn ý bài luận.
Cách viết một câu luận điểm cho bài luận tranh luận 5 đoạn
Bài luận tranh luận 5 đoạn yêu cầu sinh viên ủng hộ một vấn đề cụ thề nào đó.
Mục đích của sinh viên trong loại hình bài viết này là thuyết phục người đọc của mình
hiểu những gì mà người viết nhìn nhận. Đoạn mở bài của bài luận thảo luận về chủ đề bài
viết của bạn, và nó bao gồm cả câu luận điểm. Câu luận điểm cung cấp cho người đọc ba
lý do chính xác tại sao bạn ủng hộ hay phản đối một vấn đề cụ thể nào đó, và những lập
luận này sau đó sẽ được thảo luận trong các đoạn thân bài của bạn. phần này cung cấp

50
hướng dẫn và gợi ý về cách viết một câu luận điểm cho một bài luận tranh luận 5 đoạn,
kèm theo câu luận điểm mẫu.
Các hướng dẫn để viết một câu luận điểm:
Bước 1: Khi chọn một lập trường, quan trọng là phải biết rằng bạn phải chọn chỉ
một bên, đặc biệt là đối với bài luận 5 đoạn mang tính học thuật.
Bước 2: Đối với hầu hết các loại bài, luận điểm của bạn sẽ chỉ có ba từ hoặc ba cụm
từ ngắn. Ba từ hoặc cụm từ ngắn này nêu chính xác những gì mà đoạn thân bài của
bạn nói tới, vì vậy đảm bảo rằng chúng đủ cụ thể để bảo vệ cho lý do mà bạn sẽ đưa
ra.
Bước 3: Ba lý do nằm trong luận điếm của bạn sẽ chỉ có ba từ hoặc ba cụm từ ngắn.
Ba từ hoặc cụm từ ngắn này nêu chính xác những gì a đoạn thân bài của bạn nói tới,
vì vậy đảm bảo rằng chúng đủ cụ thể để bạn sẽ đưa ra.
Bước 4: Hãy chắc chắn rằng ba lập luận của bạn không trùng nhau. Ví dụ, không
viết, “Tôi chống lại nạn phá thai vì nó chính là hành động giết người, lấy đi mạng
sống, và lấy đi một cuộc sống. “ Tất cả ba lý do này giống nhau và không mang tính
thyết phục trong tranh luận của bạn và trong các đoạn thân bài.
Bước 5: Hãy chắc chắn rằng các lý do của bạn đều khác nhau. Vì dụ, bạn có thể
viết, “Tôi chống lại nạn phá thai vì đó là hành động giết người, nó có thể ngăn khả
năng sinh sản trong tương lai, và nó gây ra căn bệnh trầm cảm”. Hãy chú ý đến sự
khác biệt của ba lý do này so với ba lý do được đưa ra trong ví dụ số 4 trên đây. Ba lý
do này sẽ được phát triển thành ba đoạn khác nhau, làm cho bài viết của bạn có nhiều
tính thuyết phục hơn.
Bước 6: Kiểm tra câu luận điểm để xem bạn đã có tất cả ba lý do hay chưa và đảm
bảo rằng các lý do của bạn là rõ ràng.
Các ví dụ về các câu luận điểm khác nhau:
Lưu ý: Có một số chú đề tranh luận; giáo viên hướng dẫn của bạn thường sẽ đưa ra
một số danh sách các chủ đề lựa chọn. dù là bằng cách nào, thì đây là một số câu luận
điểm có thể dựa trên các chủ đề khác nhau. Tuy nhiên, nếu chủ đề của bạn khác với ví dụ,
thì vẫn có thể được; chỉ cần biết rằng dù chủ đề của bạn là gì thì bạn cũng sẽ thiết lập một
câu chủ điểm theo cách tương tự như các ví dụ được nêu sau đây.
Nạn phá thai;
Luận điểm 1: Tôi chống lại nạn phá thai vì đó là hành động giết người, nó có thể
ngăn khả năng sinh sản trong tương lai, và nó gây ra căn bệnh trầm cảm.
Luận điểm 2: Tôi ủng hộ việc phá thai vì nếu không có thể có một người phải đối
mặt với sự nghèo đói, người mẹ có thể chết khi sinh con, hoặc đứa trẻ sinh ra có
khả năng bị khuyết tật nghiêm trọng.
Cần sa:

51
Luận điểm 1: Tôi chống lại việc hợp pháp hóa cần sa vì nó khiến cho người ta
hành động không an toàn, gây ra ảo giác nhỏ, và gây ra bệnh ung thư phổi.
Luận điểm 2: Tôi ủng hộ việc hợp pháp hóa cần sa vì nó giúp giảm đau cho những
người bệnh, nó giúp làm người bệnh ngon miệng, và giúp con người thư giản.
Mẫu các đoạn thân bài cho một bài luận tranh luận
Lưu ý: Dù chủ đề của bạn là gì thì đoạn thân bài của bạn cũng nên tương tự các
mẫu dưới đây. Hơn nữa, ba đoạn thân bài mẫu đều hỗ trợ cho cùng câu luận điểm dưới
đây.
Câu luận điểm 1: Tôi chống lại việc hợp pháp hóa cần sa vì nó gây ra sự lười
biếng, hoang tưởng, và các hành động không an toàn.
Đoạn thân bài 1: Trước tiên, tôi chống lại việc hợp pháp hóa cần sa vì nó làm cho
mọi người lười biếng, và nếu mọi người lười biếng, họ sẽ không đi học hoặc đi làm. Nếu
mọi người không đi học hoặc làm việc, thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên, nguồn đóng góp
cho xã hội sẽ bị giảm thiểu .Ví dụ, tôi có một người bạn hút cần sa mỗi ngày. Anh ta lúc
nào cũng lười biếng và thậm chí không đến chỗ làm việc, vì vậy anh ta bị đuổi việc. Bây
giờ anh ta sống nhờ vào tiền thất nghiệp và không đóng góp gì cho xã hội. Như bạn thấy,
cần sa gây ra sự lười biếng.
Đoạn thân bài 2: Thứ hai, tôi tin rằng cần sa gây ra bệnh hoang tưởng, có thể dẫn
đến phạm pháp nghiêm trọng. Ví dụ, tôi đọc một bài viết về một người đàn ông hút cần
sa.
Trong vòng vài phút, anh ta cảm thấy tim mình đập nhanh y như bị lên cơn đau
tim, anh ta quá hoảng sợ nên anh ấy chạy xuống đường la hét khắp nơi.Người ta gọi cho
cảnh sát, rồi anh ấy bị bắt vì quấy rối nơi công cộng và say xỉn. Kết quả là anh ấy có tên
trong hồ sơ hình sự của cảnh sát, điều này sẽ theo anh suốt đời. Vì cần sa có thể gây ra
bệnh hoang tưởng, nên tôi tin rằng không nên được hợp pháp hóa cần sa.
Đoạn thân bài 3: Cuối cùng tôi tin rằng không nên được hợp pháp hóa cần sa vì
nó gây ra hành vi không an toàn, có thể dẫn đến các tai nạ xe hơi chết người.Cũng như
khi một một người bị ném đá vào đầu, thì người đó không ở trong trạng thái ổn định để
có thể đưa ra các quyết định đúng đắn .Tôi còn nhớ một ngày khii tôi đang xem tin tức thì
một bản tin bản ti về tai nạn xe hơi chết người được đưa lên.Phóng viên cho biết người
đàn ông lái xe đâm vào một đứa bé vì đang bị ảnh hưởng của cần sa.Chỉ riêng việc rượu
bia được hợp pháp hóa mà đã có biết bao nhiêu sự việc đau lòng xảy ra, hãy tưởng tượng
sẽ còn điều gì nữa sẽ xảy ra nếu cần sa được hợp pháp hóa.
Lưu ý cách cả ba đoạn thân bài cùng hỗ trợ cho những ý chính trong câu luận
điểm, hãy giải thích những ý này, đưa ra các ví dụ cho những ý này và có một câu kết
luận cho mỗi đoạn văn.

52
Cách kết lại một bài luận “tranh luận”
Bài luận tranh luận yêu cầu các sinh viên nghiên về việc ủng hộ hoặc phản đối một
vấn đề. Trong hầu hết các tình huống, vấn đề mà các sinh viên sẽ tranh luận là một vấn
đề đang gây tranh cãi. Hầu hết các sinh viên trong quá trình học của mình ở trường đại
học sẽ được yêu cầu viết dạng bài luận này. Phần này sẽ chỉ cho các bạn sinh viên cách
viết phần kết luận cho một bài luận tranh luận.
Bước 1: Tóm lại, phần kết luận cảu bạn chỉ nên có đọ dài trong khoảng từ năm
đến tám câu. Phần kết luận là phần tóm tắt tất cả các ý chính. Phần kết luận không nên để
mở và không nên đưa ra bất kỳ thông tin hay ý kiến mới nào mà không có ở phần giới
thiệu và thân bào vào.Phần kết luận tóm lại tất cả các ý chính của bạn
Bước 2: Băt đầu phần giới thiệu bằng cách nhắc lại câu luận điểm của bạn. Đối
với dạng bài luận này, câu luận điểm của bạn là câu cuối của phần giới thiệu. Câu luận
điểm thể hiện chính kiến của bạn và ba ý chính hỗ trợ cho chính kiến, lập trường của bạn.
Khi bạn nhắc lại câu luận điểm trong phần kết luận, hẫy cố gắng viết lại nó bằng cách
viết khác, như vậy bạn sẽ không làm thừa từ. Hãy cố gắng viết lại câu luận điểm trong
khoảng hai câu để hoàn chỉnh và làm rõ về quan điểm hay lập trường của bạn.
Bước 3: Sau khi nhắc lại câu luận điểm, phải chắc rằng bạn sẽ nhắc lại tất cả các ý
chính cho bài hùng biện của bạn. Phần này bạn cũng tóm tắt các giải thích cho cả ba ý
chính về lập trường của bạn. Bạn cũng nên tóm tắt ngắn gọn các ví dụ cụ thể từ ba đoạn
thân bài. Nên làm trong khoảng bốn đến năm câu.
Bước 4: Kết thúc phần kết luận băng một hoặc hai ý tổng thể về bài luận.Phải đảm
bảo rằng những suy nghĩ này không gợi mở điều gì hoặc mâu thuẫn với bài tranh luận
của bạn .Những suy nghĩ này cần mạng tính thuyết phục và xuyên suốt trong bài tranh
luận của bạn.
4.3. Thực hành
- Cho sinh viên chuẩn bị một đề tài về tranh luận (thuyết phục), soạn từ 3-5 trang,
trình bày trước lớp
- Các sinh viên còn lại đánh giá theo mẫu sau:
1. Bạn thích gì trong bài luận này?
………………………………………………………………………………………
Điều gì thú vị nhất trong bài luận?
………………………………………………………………………………………
2. Bạn có hiểu bài luận không?
………………………………………………………………………………………
Nếu không, cho ý kiến về những chỗ bạn không hiểu.
………………………………………………………………………………………
3. Phần mở bài có thu hút sự chú ý của bạn không?
………………………………………………………………………………………
53
a. Phần mở bài có dẫn dắt một cách trôi chảy đến chủ đề và nội dung bài luận?
………………………………………………………………………………………
b. Phần mở bài có nêu lên những điểm cơ sở tạo nền cho cả bài luận hay không?
………………………………………………………………………………………
4. Câu chủ đề bài hay luận đề có nêu rõ quan điểm của người viết hay không?
………………………………………………………………………………………
5. Nó có nêu lên những luận cứ (nghĩa là điểm tranh luận hay gây tranh cãi) hay
không?
………………………………………………………………………………………
6. Mỗi đoạn thân bài có câu chủ đề bài rõ ràng?
………………………………………………………………………………………
7. Những câu chủ đề đoạn có được tạo dựng trên cơ sở các luận cứ từ câu chủ đề
bài không?
………………………………………………………………………………………
8. Mỗi luận cứ có được giải thích một cách đầy đủ hay không?
………………………………………………………………………………………
Nếu không, cần bổ sung những gì?
………………………………………………………………………………………
9. Đoạn kết luận có kết thúc cả bài luận một cách trôi chảy không?
………………………………………………………………………………………
Người viết có đưa ra luận cứ nào mới trong phần kết luận không?
………………………………………………………………………………………

------/---------

54
ND. 3
CÁCH PHÊ BÌNH VÀ ĐÁNH GIÁ QUA PHIM ẢNH
(6 giờ)
(Sách GT1: từ trang 116 – 231)

Mục tiêu: Phần này giúp sinh viên đọc, phân tích văn học và phim ảnh trước khi
viết về nó. Phần nội dung này còn giúp sinh viên nắm bắt được những thông tin cơ bản,
thông dụng nhất trong việc phê bình văn học ở bậc đại học, cao đẳng. Đồng thời qua đó
giúp sinh viên biết phân tích trong quá việc xem phim, đọc sách khác với các cách suy
nghĩ trước đây.
3. 1. Khái niệm
3.1.1. Bài phê bình:
- Phê bình: Theo tự điển Bách khoa toàn thư định nghĩa: “Phê bình văn
học là sự phán đoán, bình phẩm, đánh giá và giải thích tác phẩm văn học, đồng thời kèm
theo việc phán đoán, bình luận, giải thích, đánh giá những hiện tượng đời sống mà tác
phẩm nói tới”.
- Bài phê bình rất cần đến tư duy logic sắc sảo, chặt chẽ nhưng phê bình
phải lấy tình làm gốc. Không nhạy cảm với cái đẹp, không có phản ứng tình cảm, cảm
xúc chân thật, sâu sắc trước cái đẹp thì mọi thứ tri thức Đông, Tây, kim, cổ đều không có
nghĩa gì cả1.
3.1.2. Bài phân tích:
- Phân tích tác phẩm văn học là tìm hiểu, đánh giá, nhận xét tác phẩm ấy về hai
phương diện nội dung và nghệ thuật trong mối quan hệ giữa tác giả và tác phẩm cũng như
hoàn cảnh ra đời của nó.
- Khi phân tích tác phẩm tự sự thì phân tích nội dung riêng, nghệ thuật riêng vì tác
phẩm tự sự tư tưởng, tình cảm tác giả thể hiện thông qua hành động, tích cách, lời nói,
tâm trạng… của nhân vật
- Khi phân tích tác phẩm trữ tình thì phân tích nghệ thuật thì phân tích nghệ thuật
để làm sáng tỏ nội dung vì tác phẩm trữ tình thì tình cảm của tác giả thông qua ngôn ngữ:
cách ngắt nhịp, sử dụng từ gợi tả, biện pháp tu từ…)
3.2. Cách thức viết bài phân tích, phê bình một số thể loại
3.2.1. Cách thức viết bài phân tích, phê bình văn học
3.2.1.1. Muốn phân tích tốt một tác phẩm văn học phải làm gì?
a. Đầu tiên đọc toàn bộ tác phẩm để cảm thụ tinh thần chung
- Nên đọc liền mạch, không đọc lướt quá nhưng chưa cần kỳ quá để lấy
cảm thụ (bao gồm lí trí, tình cảm, cảm xúc) chung, tinh thần chung của tác giả thể hiện
trong tác phẩm.
1
Nguyễn Đăng Mạnh (2005), Kinh nghiệm viết một bài Văn, Nxb Giáo dục, HN, tr 94
55
- Lưu ý đến đặc điểm về mặt thể loại của tác phẩm
b. Phân tích chi tiết:
- Phân tích từng phần, từng mặt của cái tinh thần chung đã cảm nhận bước đầu
- Chọn lọc chi tiết
- Phân tích chi tiết không được lạc ra ngoài, nhất là đối lập với cảm thụ tổng quát
ban đầu về tinh thần chung và đặc sắc nghệ thuật chung của tác phẩm. Phân tích chi tiết
là thâm nhập sâu hơn và tỉ mỉ cụ thể hơn vào cái tinh thần chung và những đặc sắc nghệ
thuật chung kia mà thôi.
- Phân tích từng đoạn cũng phải lấy cái nhìn tổng quát (cả đoạn) để chỉ đạo phân
tích chi tiết.
- Không phân tích hết mà chỉ chọn một số chi tiết có ý nghĩa nhất và hay nhất.
Cũng không phân tích bình quân, dàn đều như nhau. Có chi tiết lớn, có chi tiết nhỏ, tầm
quan trọng khác nhau. Nhưng có chi tiết nhỏ cần phân tích, có chi tiết lớn lại bỏ qua…Vì
điều quyết định là phẩm chất nghệ thuật
- Phân tích chi tiết có lúc phải vận dụng những hiểu biết về thủ pháp nghệ thuật,
về tu từ v.v…Việc phân tích này chỉ có ý nghĩa khi người phân tích cảm thụ một cách
chân thật cái hay, cái đẹp của những chi tiết ấy. Vì những thủ pháp nghệ thuật, những
biện pháp tư từ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, thậm xưng, ngoa dụ, đảo ngữ, điệp
ngữ.v..v.. bản thân nó không có giá trị văn chương gì hết. Giá trị hay không là ở chỗ nhà
văn đã sử dụng những thủ pháp ấy một cách tài tình sáng tạo như thế nào để diễn tả một
nội dung nào đó và đạt được hiệu quả thẩm mĩ thật sự.
3.2.1.2. Cách bước viết phân tích, phê bình văn học
- Mở bài: Đặt được vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa sâu sắc, hấp dẫn – phát hiện
khoảng trống mà chưa được ai phát hiện.
- Thân bài: Một bài phân tích văn học yêu cầu người viết xác định một khía cạnh
lặp đi lặp lại trong tác phẩm văn học và chọn một lập luận về khía cạnh đó. Lập luận sẽ
cho biết một khía cạnh ảnh hướng đến khía cạnh khác trong tác phẩm như thế nào và tác
động đến người đọc ra sao.
Các bước cụ thể để viết thân bài bài phân tích như sau:
+ Bước 1: Bài luận phân tích văn học nên có ít nhất ba đoạn thân bài. Mỗi đoạn
nên thảo luận về một chi tiết có liên quan từ tác phẩm văn học, mỗi chi tiết có chứa khía
cạnh mà bạn đang viết và mỗi chi tiết củng cố cho câu luận điểm của bạn.
+ Bước 2: Bắt đầu mỗi đoạn thân bài với một tóm tắt ngắn gọn về mỗi chi tiết
(khoảng 4-5 câu). Hãy cho người đọc biết những sự kiện nào diễn ra trong tình huống đó.
+ Bước 3: Sau khi cung cấp cho người đọc một tám tắt ngắn gọn về mỗi tình
huống, điều quan trọng là bạn nêu ra một trích dẫn trực tiếp từ tác phẩm văn học, ngay
trong đoạn mà bạn đang thảo luận, chúng phải liên quan đến khía cạnh mà bạn đang viết
và lập luận tổng thể của bạn. Cần tìm một trích dẫn không dài quá bốn câu. Nếu trích dẫn
56
dài hơn, thì có nghĩa là phân tích và thảo luận của bạn sẽ phải dài hơn. Ngoài ra, hãy sư
dụng dấu ngoặc kép cho mỗi trích dẫn để người đọc biết nó đến từ tác phẩm văn học.
+ Bước 4: Nêu ra một phân tích về trích dẫn và tình huống. Phân tích của bạn cần
cho biết và cho thấy trích dẫn và tình huống có liên quan đến lập luận của bạn như thế
nào về những khía cạnh mà bạn đang viết, nó là cơ hội để bạn chứng minh và bảo vệ lập
luận của mình. Phân tích nên dài khoảng bốn đến năm câu.
+ Bước 5: Kết thúc tất cả các đoạn văn với một hoặc hai suy nghĩ sau cùng về toàn
bộ tình huống, chi tiết hay khía cạnh mà bạn đang viết. Hãy chắc chắn rằng những suy
nghĩ sau cùng của bạn kết thúc đoạn văn và không để mở đoạn văn. Bạn có thể kết thúc
phần thân bài của mình với một đến hai câu.
- Kết bài: Phải “gây được cảm xúc bồi hồi và gợi được những cảm nghĩ mông lung
không dứt trong tâm trí đọc giả khi đọc xong câu cuối của bài phê bình” 2. Kết bài phải có
dư ba, như âm hưởng ngân nga của tiếng chuông. Lời hết mà ý không hết là kết bài hay.
+ Bước 1: Bắt đầu kết luận của bạn bằng cách nhắc lại phải biểu chính nhưng
không viết lại chính xác phát biểu chính đề từng chữ một. Cần thay đổi cách diễn đạt mà
không làm hỏng ý nghĩa lập luận của bạn. Việc này nên được thực hiện trọng khoảng hai
đến ba câu.
+ Bước 2: Trong khoảng 4-5 câu, tóm tắt tất cả các chi tiết củng cố từ những đoạn
thân bài của bạn, chúng thường liên quan đến các chính đề của bạn. Hơn nữa, tóm tắt các
chi tiết củng cố về cơ bản cũng tóm tắt các cảnh mà bạn thảo luận trong đoạn thân bài của
mình. Tóm tắt của bạn cũng sẽ tóm lược phân tích của bạn về những cảnh này.
+ Bước 3: Kết thúc kết luận của bạn bằng 2-3 ý tưởng mở rộng hoặc nâng cao liên
quan đến khía cạnh mà bạn đã việt hoặc liên quan đến toàn bộ tác phẩm văn học. Những
ý tưởng sau cùng của bạn không phải là những ý kiến, chúng phải để lại cho người đọc
một quan điểm mở về chủ đề của bạn.
3.2.2. Cách thức viết bài phân tích, phê bình điện ảnh
Việc viết về phim thực sự không khác gì với việc viết một bài luận phân tích văn
học. Cả hai loại bài luận đều yêu cầu bạn chọn một yếu tố và lập luận về những yếu tố
đó. Nó có tác động như thế nào đến sự biểu biết của người đọc/ người xem về toàn bộ tác
phẩm hoặc phim và có liên hệ gì đến cuộc sống. Hơn nữa, cả hai loại bài luận đều yêu
cầu bạn phân tích những tình huống và trích dẫn khác nhau để củng cố cho lập luận của
mình. Có các bước để tiến hành một bài phê bình, phân tích phim như sau:
A. Phần mở đầu
(a) Trong khoảng 3-4 câu, viết tóm tắt ngắn gọn về toàn bộ bộ phim.
(b) Viết về 2-3 câu cho phép bạn thảo luận về các yếu tố mà bạn sẽ viết.

2
Nguyễn Đăng Mạnh (2005), Kinh nghiệm viết một bài Văn, Nxb Giáo dục, HN, tr 30
57
(c) Viết một câu luận đề 1-2 câu nêu rõ lập luận của bạn về yếu tố đã chọn. Luận
đề của bạn phải nói cho người đọc biết yếu tố đó làm gì cho cấu trúc của bộ phim và/hoặc
hiểu biết của bạn về cuộc sống.
Ví dụ:
(a) Bộ phim Three Best Friends (Ba người bạn tốt), (do John, Jack, và James Doe
đóng vai) nói về ba người bạn phải đối mặt với những thử thách của tuổi mới lớn. Ba
nhân vật là những người bạn từ khi còn nhỏ và đã được nuôi dạy như anh em. Tuy nhiên,
khi lớn lên, họ phải đấu tranh để giữ tình bạn này, và họ cũng đấu tranh để không bao
giờ mất đi bản sắc thực sự của mình. (b) Một trong những yếu tố quan trọng phổ biến
trong suốt toàn bộ phim là yếu tố mưa. Mỗi khi mưa xuất hiện, người xem nhìn thấy
những khoảnh khắc then chốt liên quan đến mối quan hệ giữa ba người bạn tốt. (c) Bài
viết này sẽ phân tích yếu tố mưa như một biểu tượng cho sự rửa trôi liên tục những sai
lầm giữa ba người bạn. Người xem sẽ thấy rằng mỗi lần mưa xuất hiện trong phim, các
nhân vật luôn luôn có được một khởi đầu mới. Điều đó cũng cho thấy rằng tất cả mọi
người trong cuộc sống luôn luôn có được một cơ hội thứ hai.
B. Phần thân bài:
* Đoạn thân bài 1:
(a) Trong khoảng 2-3 câu, tóm tắt một tình huống quan trọng đề cập đến yếu tố mà
người viết muốn.
(b) Chọn một trích dẫn hoặc khía cạnh có liên quan từ cảnh đó, củng cố cho lập
luận của người viết.
(c) Viết về 2-3 câu phân tích trích dẫn hoặc khía cạnh của cảnh đó. Phân tích có
thể là một sự giải thích cho vấn đề trích dẫn; phân tích yếu tố bạn chọn hoặc một liên hệ
thực tiễn liên quan.
(d) Kết thúc đoạn của bạn với một câu đóng.
Ví dụ: (a) Ở phần đầu của bộ phim, ba người bạn đang chơi bóng đá ngoài trời.
Một trong số họ ném quả bóng vào một cái tổ chim không may tất cả các con chim con
đều chết. Họ cảm thấy tội lỗi và xấu hổ về chính mình, nhưng không lâu sau, người xem
thấy trời bắt đầu mưa. (b) Khi trời mưa, một trong những người bạn lau nước mắt và nói,
“Mọi thứ sẽ ổn thôi và sai lầm là một phần của cuộc sống”. Cả ba người bạn chôn cất tử
tế những con chim và tiếp tục với cuộc sống của mình. (c) Như vậy mưa không chỉ là một
biểu tượng của sự thanh lọc tinh thần, mà nó cũng cho thấy rằng mỗi con người đều có
thể mắc những sai lầm. Tuy nhiên, khi có những sai lầm, thì đó cũng là lúc để học và
thừa nhận những sai lầm. (d) Mưa trong cảnh này cuốn đi những dằn vặt của ba chàng
trai một cách biểu tượng.
Đoạn thân bài 2:
(a) Sử dụng một cụm từ chuyển tiếp, chọn một cảnh có liên quan từ bộ phim, và
tóm tắt cảnh đó trong hai đến ba câu.
58
(b) Chọn một trích dẫn hoặc khía cạnh có liên quan của cảnh đó.
(c) Nêu ra một phân tích hoặc trích dẫn hay khía cạnh đó, cũng giống như bạn đã
làm trong đoạn thân bài một. Phân tích của bạn phỉa khoảng 2-3 câu.
(d) Viết một câu đóng.
Ví dụ đoạn thân bài 2: (a) Cảnh giữa bộ phim miêu tả ba cậu bé trai là những
thiếu niên. Một trong các cậu tham gia một băng đảng. Khi băng đảng thực hiện một vụ
tấn công bằng xe, cậu ta cảm thấy hết sức hối tiếc và buồn phiền. Câu ta càu xin Chúa tha
thứ, vừa lúc này mưa xuất hiện, và chàng thiếu niên nở một nụ cười. (b) Cậu ta nói, “Hãy
tha thứ cho tôi, tôi xin lỗi, tôi cảm thấy quá bẩn thỉu và mất mát.” (c) Sau trích dẫn này,
mưa xuất hiện. Việc tác giả cho mưa xuất hiện sau từ “bẩn thỉu” cho người xem thấy mưa
như là một yếu tố làm sạch. Hơn nữa, khi cậu thiếu niên cười, nó cho thấy rằng Chúa tha
thứ cho cậu ta, và nước không còn làm cho cậu cảm thấy “bẩn thỉu”. (d) Cảnh này cho
thấy nước có khả năng thanh lọc tâm hồn con người.
* Đoạn thân bài 3:
(a) Bắt đầu với một cụm từ chuyển tiếp khác, tóm tắt một cảnh khác có liên quan
để củng cố cho lập luận của bạn.
(b) Viết một trích dẫn trực tiếp khắc hoặc viết về một khía cạnh nào đó trong cảnh
đó, để chứng minh lập luận của bạn.
(c) Cung cấp thêm 2-3 câu phân tích trích dẫn hoặc khía cạnh đó.
(d) Kết thúc đoạn với một câu đóng.
Mẫu đoạn thân bài 3: (a) Ở cảnh cuối bộ phim, ba người bạn đã trưởng thành, họ
gặp nhau lần đầu tiên sau hơn mười lăm năm tại một nhà hàng, và chia sẻ việc tất cả bọn
họ đều đã kết hôn với người phụ nữ không tốt. Tất cả đều đã ly dị, và tất cả đều cảm thấy
buồn và hối tiếc về cuộc sống. Khi họ rời khỏi nhà hàng, trời bắt đầu mưa, và họ nhì thấy
ba người phụ nữ độc thân. (b) Khi trời mưa trong cảnh này, thì không có lời nói. Ba
người bạn nhìn nhau và cười. Họ nhìn vào những phụ nữ độc thân, và tất cả bọn họ cùng
cười. (c) Ý tưởng ba người bạn và ban gười phụ nữ độc thân đều cười với nhau trong
mưa gợi ý rằng bất kể điều gì đã xảy ra trong quá khứ, đều có hy vọng trong hiện tại và
tương lai. Ba người phụ nữ dường như cũng có những cuộc hôn nhân xấu, tuy nhiên, mưa
cho thất rằng tất cả các bạn sẽ ổn. (d) Mưa trong cảnh cuối cùng này củng cố quan niệm
về sự làm sạch và bắt đầu trở lại.
C. Phần kết luận:
* Cách thức viết kết luận:
Trong khoảng hai câu hãy nói rõ một lần nữa phát biểu chính đề của bạn. Cố gắng
dùng câu chữ khác để tránh sự lặp lại rườm rà.
Trong khoảng 3-4 câu, đề cập lại tất cả những điểm chính và những cảnh từ các
đoạn thân bài một, hai và ba của bạn.

59
Viết một đến hai câu đề lại cho người đọc một vài suy nghĩ liên quan về bộ phim
và/hoặc thành phần mà bạn đã viết.
Ví dụ về kết luận: (a) Ba Người Bạn Tốt miêu tả một câu chuyện thật về tuổi mới
lớn, và ở tuổi này luôn luôn là thử và sai. Những sai làm và hối tiếc thường thấy trong bộ
phim này, nhưng cũng thường thấy ý tưởng về sự tha thứ và một cơ hội để bắt đầu lại, và
các yếu tố mưa làm nổi bật khái niệm này. (b) Khi ba người bạn là những đứa trẻ, một
trong số họ đá và một cái tổ chim, nhưng khi trời mưa, tất cả bọn họ đều cảm thấy được
tha thứ và rửa sạch tội lỗi. Sau khi họ lớn lên thành những thiếu niên, một trong những
người bạn đã tham gia vào một băng đảng, tuy nhiên, sau khi được tham gia vào một
cuộc săn đuổi bắn súng, cầu cầu xin được tha thứ. Sau khi trời mưa, cậu cảm thấy được
rửa sạch. Cuối cùng, ở cuối bộ phim, trời mưa và những người bạn cười với ba phụ nữ,
và những phụ nữ cười đáp lại, cho thấy rằng cuộc sống không bao giờ kết thúc ngay cả
sau nhiều hối tiếc và lỗi lầm. (c) Trong cuộc sống thực, mưa có thể trẻ hóa nhiều yếu tố
trong tự nhiên, nhưng mưa trong bộ phim này cũng đã cho thấy rằng lỗi lầm và sự hối
tiếc của con người cũng có thể được trẻ hóa trở lại.

-----/------

60
ND. 4
CÁCH VIẾT KẾ HOẠCH VÀ CHƯƠNG TRÌNH LÀM VIỆC (Agenda)
(4 giờ)
(Sách GT1: từ trang 241 – 243)
4.1. Khái niệm
- Kế hoạch làm việc của một cá nhân hay tập thể, đơn vị là việc xác định phương hướng,
nhiệm vụ, chỉ tiêu, biện pháp tiến hành một hoạt động, công việc nào đó của một cá nhân,
tập thể . Kế hoạch thườn được xây dựng cho từng thời gian nhất định theo từng niên hạn
nhất định.
- Chương trình là toàn bộ những việc cần làm của một cá nhân, tập thể đối với lĩnh việc
hoặc công việc nào đó theo một trình tự nhất định và trong thời gan nhất định.
- Kế hoạch, chương trình có vai trò quan trọng đối với mỗi cá nhân, đơn vị, tập thể nhằm
đạt mục tiêu một cách tương đối chính xác, đồng thời giúp tăng hiệu quả cho công việc
đã vạch ra.
4.2. Cách viết chương trình làm việc (Agenda)
a./ Trong một Agenda cần có những yếu tố sau:
- Thông tin: người dùng, sự kiện, ngày giờ, địa điểm
- Mục đích của Agenda
- Mẫu thời gian và hoạt động trong Agenda
b./ Trong mẫu Agenda chỉ nên tóm lược các hoạt động cần triển khai hơn là đi vào
quá cụ thể những hoạt động đó là gì, vì cụ thể những hoạt động đó có thể được mộ tả
trong những văn bản kèm theo.
c./ Ngôn ngữ dùng trong Agenda nên ngắn gọn, súc tích, rõ ràng và thường lược
bỏ chủ ngữ.
Bài mẫu Agenda

184 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng, Việt Nam


(84) (511) 3821439 – www.duytan.edu.vn
Agenda
Người Dùng: Ông Lê Nguyên Bảo, Hiệu Trưởng Trường Đại học Duy Tân
Sự Kiện: Gặp cô Huyền Tôn Nữ Phương Nga, Kế Toán Trưởng, Ngân hàng Đông Á,
Đà Nẵng
Ngày: 27/08/2018
Giờ: 13:00 – 15:00
Địa Điểm: tầng 25, tòa nhà Hoàng Anh Gia Lai, 1 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng

61
MỤC ĐÍCH: vay US$150,000 từ Ngân hàng Đông Á để mua phần mềm học tiếng Anh
từ Đại học Carnegie Mellon

TRƯỚC CUỘC GẶP, ở phòng Hiệu Trưởng, tầng 2, 209 Phan Thanh, Đại học Duy Tân
11:45 – 12:45  Lượt lại phần trình bày trong buổi gặp với cô Nga với Giám
đốc Tiếp thị
12:45 – 12:50  Đi đến tòa nhà Hoàng Anh Gia Lai
CUỘC GẶP, ở tầng 25, tòa nhà Hoàng Anh Gia Lai, Đà Nẵng
12:50 – 13:00  Lên tầng 25, tìm gặp cô Nga
13:00 – 13:15  Chào hỏi
 Giới thiệu về Đại học Duy Tân và hoạt động của Đại học Duy
Tân
13:15 – 13:30  Giới thiệu phần mềm học tiếng Anh cần mua từ Đại học
Carnegie Mellon
13:30 – 13:45  Trình bày tính năng của phần mềm học tiếng Anh của Đại học
Carnegie Mellon bằng bản demo mang theo
(Nếu có đủ thời gian thì cho cô Nga dùng thử phần mềm demo.)
14:45 – 14:15  Trình bày chiến lược tiếp thị và dự toán cho việc mua và triển
khai phần mềm học tiếng Anh này:
o Các lợi thế cạnh tranh của phần mềm (phân tích SWOT)
o Khách hàng tiềm năng
o Các chiến thuật tiếp thị (ví dụ: cách quảng cáo, khuyến mãi,…)
o Dự toán chi phí, doanh thu và lợi nhuận
14:15 – 14:45 o Trả lời các câu hỏi của cô Nga về tình hình tài chính và những
khoản vay hiện tại của Đại học Duy Tân
o Thảo luận các cách thức vay mượn, lãi suất, cách trả tiền vay,

14:45 – 15:00  Nhấn mạnh tầm quan trọng của khoản vay trong việc mua phần
mềm này
 Thể hiện mong muốn được vay tiền từ Ngân hàng Đông Á
 Kết lại cuộc gặp
15:05 – 15:10  Về lại Đại học Duy Tân
SAU CUỘC GẶP, ở phòng họp, tầng 10, 184 Nguyễn Văn Linh, Đại học Duy Tân
16:00 – 16:30  Thảo luận kết quả cuộc gặp với Hiệu Trưởng, Đại học Duy Tân
 Lên kế hoạch tìm chỗ cho vay khác trong trường hợp Ngân
hàng Đông Á từ chối (trong vòng tuần tới)

62
 Yêu cầu Giám đốc Tiếp thị thảo một bức thư cảm ơn cô Nga,
và mong muốn sớm nhận được câu trả lời từ Ngân hàng Đông
Á

4.3. Cách viết kế hoạch


a./ Trong kế hoạch cần có các yếu tố cơ bản sau:
- Thông tin: người dung, sự kiện, ngày giờ, địa điểm
- Mục tiêu (cần có phần lý giải)
- Dự kiến hỏi đáp
- Kèm theo những kế hoạch dự toán (không bắt buộc)
- Các lưu ý them
b./ Lưu ý ngôn ngữ dùng trong phần Hỏi – Đáp tùy thuộc vào đối tượng giao thiệp
c./ Cần đưa ra những thông tin số liệu minh chứng cụ thể, điều này giúp người
nghe tiếp nhận dễ dàng hơn là chỉ nói lý luận thôi.
d./ Cần lồng ghép yếu tố quảng cáo có lợi trong phần trả lời, nhưng không nên nói
quá hay nâng cao quan điểm.
Bài mẫu kế hoạch vay tiền

184 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng, Việt Nam


(84) (511) 3821439 – www.duytan.edu.vn

KẾ HOẠCH VAY TIỀN

Người Dùng: Ông Lê Nguyên Bảo, Hiệu phó, Đại học Duy Tân
Sự Kiện: Gặp cô Huyền Tôn Nữ Phương Nga, Kế Toán Trưởng, Ngân hàng Đông Á,
Đà Nẵng
Ngày: 27/08/2018
Giờ: 13:00 – 15:00
Địa Điểm: tầng 25, tòa nhà Hoàng Anh Gia Lai, 1 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng

MỤC TIÊU
 Mục Tiêu: Vay được US$150,000 từ Ngân hàng Đông Á để mua phần mềm học
tiếng Anh của Đại học Carnegie Mellon
 Lý Giải:

63
o Giới thiệu với cô Nga về uy tín của Đại học Carnegie Mellon: là một trong
ba đại học mạnh nhất về tin học ở Mỹ, đặc biệt về các sản phẩm phần mềm
ngôn ngữ và xử lý ngôn ngữ
o Giới với cô Nga về tính chuyên nghiệp của đội ngũ lập trình ở trung tâm
Công Nghệ Thông Tin (CIT) của Đại học Duy Tân, đã từng có kinh nghiệm
Việt hóa nhiều phần mềm nước ngoài
o Trình bày các tính năng ưu việt của phần mềm học tiếng Anh của Đại học
Carnegie Mellon qua bản demo
o Phân tích khả năng và ưu thế trong cạnh tranh của phần mềm học tiếng Anh
này
o Nhắc lại mối quan hệ truyền thống và mang tính chiến lược giữa Ngân hàng
Đông Á và Đại học Duy Tân ở thị trường miền Trung (Việt Nam)

(DỰ KIẾN) HỎI & ĐÁP


Hỏi: Ông có thể cho tôi biết đôi chút về vị trí của xưởng phần mềm CIT của Đại học
Duy Tân ở thị trường Đà Nẵng không?
Đáp: Mặc dù chúng tôi không đứng đầu trong mọi sản phẩm phần mềm ở thị trường Đà
Nẵng, nhưng nói đến các sản phẩm phần mềm giáo dục, ví dụ như phần mềm học tiếng
Anh, tự điển bách khoa, quản trị giáo dục, vân vân thì chúng tôi có khá nhiều kinh
nghiệm hơn các đơn vị khác trong thành phố. Như cô cũng biết chúng tôi là một đại học
đa ngành nghề và đã có nhiều năm kinh nghiệm.
Hỏi: Ông có thể cho tôi biết có gì đặc biệt về sản phẩm phần mềm học tiếng Anh này?
Đáp: Sản phẩm này thừa hưởng uy tín từ nhà sản xuất ra nó là Đại học Carnegie
Mellon, một trong ba đại học mạnh nhất về tin học ở Mỹ, gồm Carnegie Mellon, MIT và
Stanford. Về tính năng thì phần mềm này khá độc đáo trên thị trường hiện nay, với nhiều
tiện ích mà không có sản phẩm nào khác có được. Phần mềm học tiếng Anh này có khả
năng chỉnh sửa cả khả năng phát âm, đọc và viết của người học. Đồng thời nó có thể
được tích hợp vào các chương trình xử lý văn bản hay xử lý bảng tính như Microsoft
Word, WordPerfect, Excel, vân vân.
Hỏi: Những ai sẽ là khách hàng tiềm năng cho sản phẩm phần mềm này?
Đáp: Khách hàng chủ yếu của phần mềm học tiếng Anh này sẽ là các sinh viên đại học
hay trung học đến học tiếng Anh ở trung tâm ngoại ngữ Olympia của Duy Tân. Bên cạnh
đó, Đại học Duy Tân sẽ bán lại sản phẩm phần mềm này cho các cơ sở đào tạo ngoại ngữ
khác trong thành phố. Ước tính bất kỳ lúc nào cũng có khoảng hơn 20,000 người có nhu
cầu học tiếng Anh ở Đà Nẵng.
Hỏi: Tại sao ông muốn vay khoản tiền này từ Đông Á?
Đáp: Ngân hàng Đông Á, theo kinh nghiệm của bản thân tôi, là một ngân hàng tương đối
lớn và ổn định trong thị trường thành phố Đà Nẵng. Thêm vào đó, Ngân hàng Đông Á
64
thường xuyên tham gia vào các hoạt động cho vay cho đầu tư hay phát triển sản phẩm mới,
vì thế chúng tôi hy vọng rằng Đông Á sẽ giúp tư vấn ít nhiều trong chuyện vay vốn và triển
khai sản phẩm phần mềm học tiếng Anh này của chúng tôi.
Hỏi: Tại sao Ngân hàng Đông Á nên cho Đại học Duy Tân vay khoản vay này?
Đáp: Sản phẩm phần mềm học tiếng Anh này có danh tiếng rất lớn từ nhà sản xuất của
nó là Đại học Carnegie Mellon. Đồng thời thị trường người dùng phần mềm này đã có
sẵn ở trung tâm ngoại ngữ Olympia của Đại học Duy Tân cũng như học viên ở các đơn vị
đào tạo tiếng Anh khác trong thành phố. Về mặt tài chính nói riêng thì Đại học Duy Tân
đã từng vay vốn khá nhiều từ Ngân hàng Đông Á, và chúng tôi luôn hoàn trả đúng thời
gian, cả vốn lẫn lời.
Hỏi: Đối với khoản vay này thì ông mong đợi một mức lãi suất nào từ Đông Á?
Đáp: Đại học Duy Tân mong muốn vay tiền từ Ngân hàng Đông Á vì mối quan hệ truyền
thống và chiến lược giữa hai đơn vị. Vì thế chúng tôi mong muốn có thể được một mức lãi
suất ưu đãi so với mức lãi suất trung bình trên thị trường.

Hỏi: Ông có thể cho tôi biết nếu như sản phẩm phần mềm học tiếng Anh này thất bại
hay không thành công như mong đợi thì sao?
Đáp: Trong trường hợp xấu nhất nếu sản phẩm này thất bại thì chúng tôi vẫn có đủ tiền từ
các nguồn khác để trang trãi khoảng vay này từ Đông Á. Thêm nữa, khoản vay này chỉ là
một phần nhỏ so với doanh thu hằng năm của Đại học Duy Tân.

LƯU Ý
Bà Huyền Tôn Nữ Phương Nga là một phụ nữ thông minh, tinh tế, luôn yêu cầu có số
liệu chính xác và lý lẽ vững chắc trước khi cho bất kỳ đối tác nào vay mượn.

4.4. Thực hành


MẪU AGENDA:
- Đưa ra mẫu trình tự trong agenda gồm:
o Thông tin: người dùng, sự kiện, ngày giờ, địa điểm
o Mục đích của Agenda
o Mẫu thời gian và hoạt động trong agenda
- Trong bài mẫu này, nên hướng sinh viên về hướng phân trình tự liên quan đến
cuộc gặp gỡ (ví dụ: trước, trong và sau), hoặc hướng sinh viên tự sang tạo ra trình
tự tổ chức riêng của bản thân.
- Lưu ý: bài tập này tiếp nối bài tập memo trước đây, nên cần yêu cầu sinh viên nhất
quán với những gì họ đã viết trong bài tập memo trước đây.

65
- Trong mẫu agenda, chỉ nên tóm lược các hoạt động cần triển khai hơn là đi vào
quá cụ thể những hoạt động đó là gì, vì cụ thể những hoạt động đó có thể được mô
tả trong những văn bản kèm theo.

MẪU KẾ HOẠCH VAY TIỀN:


- Đưa ra mẫu kế hoạch gồm:
o Thông tin: người dùng, sự kiện, ngày giờ, địa điểm
o Mục tiêu (cần kèm theo lý giải)
o Dự kiến hỏi đáp
o Kèm theo những kế hoạch dự toán (không bắt buộc), nhưng nên cho điểm
thưởng nếu có
o Các lưu ý thêm
- Chú ý văn phong trong phần Hỏi & Đáp, tùy theo đối tượng đang giao thiệp
- Cần đưa ra các thông tin số liệu cụ thể trong các câu trả lời, người ta thường tin
vào số liệu hơn là những lý luận thôi, dù đôi lúc cách thể hiện số liệu có thể quyết
định cách người nghe hiểu thế nào hơn là thật sự thực trạng ra sao
- Cần quan tâm lồng ghép yếu tố quảng cáo trong phần trả lời, nhưng đồng thời
cũng không quá lời

-------/--------

66
ND. 5
CÁCH VIẾT CÁC LOẠI VĂN BẢN NHẬT DỤNG
(4 giờ)
(Sách GT1: từ trang 232 – 240)

5. 1. Khái niệm
5.1.1. Văn bản hành chính là gì?
Là những loại văn bản cụ thể hóa văn bản qui phạm pháp luật, hướng dẫn
cụ thể các chủ trương chính sách của nhà nước. Hỗ trợ cho quá trình quản lý nhà nước và
thông tin pháp luật.
Có thể hiểu cụ thể: là văn bản dùng trong lĩnh vực pháp luật và hoạt động
quản lí nhà nước; nhằm ghi nhận và truyền đạt các thông tin pháp lí, thông tin quản lí
Nhà nước đến nhân dân, từ cơ quan này đến cơ quan khác...
* Các loại văn bản hành chính:
Gồm có 2 loại: VB hành chính cá biệt và văn bản hành chính thông thường:
(1) Văn bản hành chính cá biệt
Là phương tiện thể hiện các quyết định quản lý của cơ quan quản lý hành
chính nhà nước có thẩm quyền trên cơ sở những quy định chung, quyết định quy phạm
của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc quy định quy phạm của cơ quan mình nhằm giải
quyết các công việc cụ thể.
Ví dụ như: các quyết định nâng lương, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm,
khen thưởng, kỷ luật cán bộ công chức; chỉ thị về phát động thi đua, biểu dương người tốt
việc tốt,…
(2) Văn bản hành chính thông thường
Là những văn bản mang tín thông tin điều hành nhằm thực hiện các văn bản
quy phạm pháp luật khác hoặc dùng để giải quyết các công việc cụ thể, phản ánh tình
hình, giao dịch, trao đổi, ghi chép công việc trong cơ quan, tổ chức.
Hệ thống này rất đa dạng và phức tạp bao gồm 2 loại chính:
- Văn bản không có tên loại: Công văn
- Văn bản có tên loại: thông báo, báo cáo, biên bản, tờ trình, đề án, chương
trình, kế hoạch, hợp đồng, các loại giấy (giấy đi đường, giấy giới thiệu, giấy nghĩ phép,
giấy ủy nhiệm,…) các loại phiếu (phiếu gửi, phiếu báo,phiếu trình…)
5.1.2. Các loại văn bản hành chính thông thường, thể thức trình bày và ngôn
ngữ thể hiện:
67
A. Công văn (thư công)
B. Các loại văn bản thuộc loại trình báo (đề án, tờ trình, thông cáo, báo
cáo, thông báo…)
C. Các loại văn bản hành chính như: giấy giới thiệu đi đường, giấy nghỉ
phép, phiếu gửi….
D. Văn bản hợp đồng: Hợp đồng là sự thỏa thuận, giao ước giữa hai hay
nhiều bên quy định các quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia, thường được viết thành
VB.
Các loại hợp đồng: Hợp đồng lao động; Hợp đồng dân sự ; Hợp đồng kinh
tế: Hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng nhận giao thầu trong xây dựng, hợp đồng vận
chuyển hàng hóa, hợp đồng kinh tế dịch vụ, hợp đồng trong liên kết kinh tế, hợp đồng gia
công đặt hàng, hợp đồng nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật
5.2. Thể thức và kỹ thuật trình bày
5. 2.1. Thể thức văn bản (cơ cấu hình thức văn bản) hành chính
Theo Điều lệ về công tác giấy tờ và công tác lưu trữ hồ sơ ban hành. Thể thức văn
bản hành chính bao gồm các yếu tố sau:
a. Quốc hiệu: Viết trên cùng, bên phải văn bản. Dòng trên viết:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (bằng chữ hoa )
Dòng dưới viết: Độc lập – Tự do – Hạnh phúc (chữ thường, gạch nối ở
giữa, phía dưới có gạch ngang.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

b. Tên cơ quan ban hành văn bản


Viết ngang hàng Quốc hiệu, góc trái của văn bản đối văn bản đối với văn
bản của các cơ quan như cơ quan quyền lực Nhà nước (Quốc hội, Ủy ban Thường vụ
Quốc hội, Chủ tịch nước, Hội đồng nhân dân các cấp), cơ quan hành chính Nhà nước có
thẩm quyền chung (Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp), cơ quan thẩm quyền chung
(Chính phủ, Ủy ban Nhân dân các cấp), các cơ quan đứng đầu ngành (Bộ, cơ quan ngang
Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ) và cơ quan kiểm sát, xét xử (Viện kiểm sát nhân dân, Tòa
án nhân dân) thì chỉ ghi tên cơ quan ban hành văn bản.
Đối với văn bản của các cơ quan lệ thuộc vào cơ quan khác trong tổ chức
và hoạt động như các cơ quan hành chính có thẩm quyền chuyên môn ở địa phương (sở,
phòng, ban), các đơn vị cơ sở thuộc bộ máy hành chính (trường học, bệnh viện, viện
nghiên cứu v.v...) thì phía trên tên cơ quan ban hành văn bản, phải ghi tên cơ quan chủ
quan chủ quản mà nó trực thuộc).
Ví dụ: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

68
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP DUY TÂN (Tên cơ quan cấp trên trực
tiếp viết hoa không in đậm, tên cơ quan ban hành văn bản viết bằng chữ in hoa)
c. Số và ký hiệu của văn bản
Số và ký hiệu ghi ở dưới tên cơ quan ban hành văn bản.
* Về số của văn bản
Tùy theo số lượng văn bản sản sinh ra trong năm nhiều hay ít, có cách thức
đánh số riêng cho phù hợp. Có những cách đánh số sau:
- Đánh số tổng hợp chung: Đánh số chung cho tất các các văn bản được ban
hành trong năm theo thứ tự thời gian. Cách đánh số này được áp dụng cho các cơ quan,
đơn vị có số lượng văn bản ban hành trong năm không nhiều.
- Đánh số theo tính chất công viêc: Cơ quan ban hành văn bản xác định tính
chất của từng loại công việc để đánh số riêng cho các văn bản ban hành về loại công việc
đó. Cách này gắn liền với việc phân loại, quản lỷ, bảo quản văn hóa và việc thuận lợi cho
tra tìm.
- Đánh số theo loại công việc cụ thể: Cơ quan ban hành có thể chọn một số
loại công việc cụ thể, mang tính tác nghiệp riêng để đánh số riêng cho các văn bản ban
hành về công việc đó.
Ví dụ: Công việc tổ chức, cán bộ; về xử phạt hành chính
- Đánh số theo hình thức văn bản
Cơ quan ban hành có thể đánh số cho các văn bản có cùng tên gọi như:
quyết định, hợp đồng.
* Về ký hiệu của văn bản
Ký hiệu được trình bày liền với số của văn bản, bao gồm chữ viết tắt của
mỗi loại văn bản và tên viết tắt chữ được đề cập đến.
Ví dụ: Số 36/QĐ-UB-XP
Số 20/QĐ-UB-NC
d. Địa danh và ngày tháng ban hành văn bản
Ghi dưới Quốc hiệu (hơi lệch về phía bên phải) trừ một số loại văn bản:
Hiến pháp, luật, pháp lệnh, hợp đồng, biên bản v..v.. thì địa danh và ngày tháng ghi ở
cuối văn bản.
e. Trích yếu nội dung: Đối với công văn dùng đề giao dịch liên hệ, giải
quyết công việc v..v.. trong hoạt động quản lý điều hành – thường gọi văn bản không tên
thì phải có trích yếu nội dung. Đây là phần ghi tóm tắt chính xác nội dung văn bản,
thường chỉ gồm một số từ rõ nghĩa là đủ. Trích yếu được ghi ở góc trái phía trên dưới số
và ký hiệu.
f. Tên loại văn bản
- Tên loại văn bản do pháp luật hoặc văn bản quy phạm pháp luật qui định.
Thông thường thì qui định tên loại văn bản cho từng cơ quan Nhà nước như: nghị quyết,
69
nghị định của Chính phủ; quyết định, Chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng; quyết định, chỉ thị
của UBND...
- Tên loại văn bản đều phải ghi đúng và rõ trên đầu văn bản dưới địa danh
và ngày tháng. Cùng với tên loại văn bản là tóm tắt nội dung của văn bản với ký hiệu
v..v...
g. Nội dung văn bản: Là phần chủ yếu của bất cứ một văn bản nào. Tùy
theo vấn đề, mục đích, hình thức văn bản khác nhau mà người soạn thảo văn bản lựa
chọn các kết cấu nội dung, hình thức, văn phong cho phù hợp nhằm bảo đảm cho văn bản
có hiệu lực và hiệu quả.
h. Chữ ký và con dấu: Biểu hiện giá trị pháp lý của văn bản. Điều 5 của
“Điều lệ về công tác công văn giấy tờ và công tác lưu trữ hồ sơ” đã qui định chỉ thủ
trưởng cơ quan hoặc người được ủy quyền mới được ký công văn. Bên trên và dưới chữ ý
phải ghi rõ chức vụ và tên họ của người ký. Để tránh lập lại thông tin không cần thiết, ở
phần thẩm quyền ký không cần phải nhắc lại tên cơ quan ban hành văn bản.
Ví dụ: Văn bản của Trường Đại học Duy Tân thì chỉ cần ghi ở phần thẩm
quyền:
HIỆU TRƯỞNG KT.HIỆU TRƯỞNG
(Chữ ký) PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Văn A (Chữ ký)
Nguyễn Văn B
i. Nơi nhận văn bản: Được trình bày ở cuối văn bản, ngang với thẩm
quyền ký. Đối tượng nhận văn bản được chia mấy nhóm như sau:
- Nhóm có trách nhiệm thi hành văn bản
- Nhóm để báo cáo
- Nhóm để biết phối hợp
- Nhóm có trách nhiệm lưu văn bản
Đối với các công văn, phải ghi nơi nhận ở trên đầu công văn, dưới chỗ ghi
ngày tháng. Đồng thời ghi thêm vào góc phía trái của công văn những nhóm cần thiết
khác: để báo cáo, để phối hợp, lưu văn phòng.
Đối với các công văn gửi đi có văn bản kèm theo, thì số lượng văn bản kèm
theo này phải được ghi rõ ở trong công văn cùng với tên của mỗi văn bản (ghi tóm tắt có
mấy văn bản, số ký hiệu, tên văn bản) ở ngay dưới chỗ ghi trích yếu của công văn).
* Lưu ý: Ngoài ra còn có các dấu hiệu khác chỉ độ mật, khẩn và mức độ
chính xác của văn bản.

70
Mẫu cơ cấu hình thức một số loại văn bản
* Trình bày một công văn
Tên cơ quan CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số ký hiệu Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Địa danh, ngày....tháng.....năm.....

Kính gửi: ........................................................................................


........................................................................................

Nội dung công văn

Nơi nhận Thẩm quyền ký


- nt Chức vụ
- Lưu... Họ và tên

5.2.2. Cách thức soạn thảo các loại văn bản thuộc loại trình báo (Đề án, tờ
trình, báo cáo, thông báo)
5.2.3.1. Đề án
* Định nghĩa
Đề án (kế hoạch) công tác là văn bản trình bày một dự kiến, kế hoạch về
một nhiệm vụ công tác của cơ quan, đơn vị trong một thời gian nhất định.
* Yêu cầu
- Đề án công tác phải phù hợp với khả năng, đặc điểm tình hình của cơ
quan, đơn vị.
- Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng chính xác để thuyết phục người duyệt
- Nội dung công việc phải cụ thể, phải nêu khó khăn, thuận lợi để có những
biện pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả (biện pháp nêu trong đề án cũng phải cụ thể, phải
qui định rõ ràng thời gian thực hiện từng khâu, từng bước).
* Kết cấu của một đề án

71
- Phần mở đầu là phần nhận định khái quát tình hình làm cơ sở xây dựng đề
án
- Phần nội dung nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp tổ chức thực hiện
- Phần kết luận nêu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của đề án; khó khăn, thuận
lợi và triển vọng đạt được về các mặt kinh tế, chính trị, quản lý.
* Ví dụ: Đề án thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã
Kết cấu bao gồm các phấn với các ý chính cần được thể hiện sau đây:
Phần 1: MỞ ĐẦU
- Đặc điểm tình hình đời sống của bà con trong xã
+ Xã vốn là căn cứ địa cách mạng trong thời gian chống Mỹ
+ Số hộ thuộc diện chính sách nghèo khó chiếm 50% số hộ trong xã.
+ Sau chiến tranh đồng bào mới trở lại quê làm ăn sinh sống trên mảnh đất
hoang, tất cả bắt đầu từ hai bàn tay trắng.
Phần 2: MỤC TIÊU, YÊU CẦU
- Mục tiêu thứ nhất cần đạt được là cơ bản xóa được nạn đói
- Giúp đỡ các hộ nghèo vươn lên, thu dần khoảng cách giữa hộ giàu và hộ
nghèo trong xã.

Phần 3: NHIỆM VỤ VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN


- Tổ chức tuyên truyền quần chúng
- Tiến hành điều tra cơ bản
- Giải quyết nguồn vốn
Phần 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Thành lập Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo
- Thời gian thực hiện đề án
Phần 5: KẾT THÚC
- Kiến nghị với Ban xóa đói giảm nghèo huyện cấp kinh phí, giúp đỡ về
nghiệp vụ
- Kêu gọi nhân dân xã tích cực thực hiện
5.2.2.2. Tờ trình
* Định nghĩa
Tờ trình là một văn bản đề xuất với cấp trên một vấn đề mới, xin cấp trên
phe duyệt. Cái mới này có thể là một chủ trương, một phương án công tác, một chính
sách, một chế độ, một tiêu chuẩn, một định mức hoặc một đề nghị thay đổi, bổ sung, bãi
bỏ một văn bản, một qui định lỗi thời không còn phù hợp.
* Yêu cầu

72
- Phân tích được mặt tích cực, tiêu cực của tình hình làm căn cứ cho việc đề
xuất cái mới. - Dự đoán, phân tích được những phản ứng có thể xảy ra xoay quanh đề
nghị mới
- Phân tích khó khăn, thuận lợi trong việc thực hiện đề nghị mới, đề ra được
những biện pháp khắc phục.
* Kết cấu
- Phần mở đầu là phần nhận định tình hình (phân tích thực trạng) làm cơ sở
cho việc đề xuất cái mới.
- Phần nội dung bao gồm việc tóm tắt nội dung của đề nghị mới, của ý
tưởng mới; phân tích những phản ứng có thể xảy ra xoay quanh đề nghị mới nếu được áp
dụng; những khó khăn, thuận lợi khi triển khai thực hiện; những biện pháp cần khắc
phục.
- Phần kết luận phải phân tích được ý nghĩa tác dụng của đề nghị đối với
sản xuất, đối với đời sống xã hội, đối với công tác lãnh đạo, quản lý. Những kiến nghị, đề
nghị cấp trên xem xét chấp nhận đề xuất đã nêu để sớm được triển khai thực hiện.
Ví dụ: Tờ trình xin chủ trương đầu tư xây dựng trụ sở UBND xã Bình
Long của UBND xã Bình Long huyện Đông Phú
Kết cấu bao gồm các phần với các ý nghĩa cần được trình bày như sau:
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở vật chất hạ tầng của xã nghèo nàn, nhưng xã lại ở sát ngay đô thị
2. Trụ sở UBND xã chua được đầu tư xây dựng, nơi làm việc chính từ sau
giải phóng đến nay vẫn là nhà hát cũ được chia thành ô, ngăn để làm nơi làm việc. Nhà
cửa hiện nay đã xuống cấp nghiêm trọng không phù hợp với trụ sở làm việc cơ quan
chính quyền địa phương.
3. UBND xã đã tích lũy một số vốn nhất định phụ vụ cho việc đầu tư xây
dựng trụ sở mới.
Phần 2: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH DUYÊT
1. Những tư tưởng chính về thiết kế xây dựng các hạng mục của trụ sở
UBND xã
2. Kinh phí
3. Thời gian thực hiện
Phần 3: KẾT THÚC
1. Ý nghĩa của việc xây dựng trụ sở
2. Đề nghị UBND huyện phê duyệt

73
5.2.2.3. Hợp đồng lao động
* Định nghĩa
- Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao
động việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan
hệ lao động.
- Qua hợp đồng lao động, hình thành quan hệ lao động, làm phát sinh các quyền
và nghĩa vụ ràng buộc giữa người lao động và người sử dụng lao động.
* Đối tượng và áp dụng hợp đồng lao động
- Các tổ chức, cá nhân sau đây khi sử dụng lao động phải thực hiện giao kết hợp
đồng lao động:
a. Các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty
trách nhiệm hữu hạn; hợp tác xã (với người lao động không phải là xã viên) cá nhân và
hộ gia đình có thuê lao động.
b. Các cơ quan hành chính sự nghiệp, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị,
xã hội khác sử dụng lao động không chỉ là công chức, viên chức Nhà nước.
c. Các tổ chức kinh tế thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân sử
dụng lao động không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan và chiến sĩ.
d. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Luật đầu tư nước ngoài tại
việt nam, các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp, cá nhân, tổ chức cơ
quan nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế đóng tại Việt Nam.
e. Các doanh nghiệp tổ chức và cá nhân Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam sử dụng
người lao động nước ngoài trừ trường hợp điều ước quốc tế mà cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
g. Các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động là người nghỉ hưu, người giúp việc gia
đình, công chức, viên chức nhà nước làm những công việc mà quy chế công chức không
cấm.
* Các trường hợp không áp dụng hợp đồng lao động
a. Công chức viên chức làm việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp Nhà
nước.
b. Người được Nhà nước bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc, Phó Giám đốc, kế toán
trường trong doanh nghiệp Nhà nước.
c. Đại biểu quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp chuyên trách, người giữ
chức vụ trong cơ quan lập pháp, tư pháp được Quốc hội hoặc hội đồng nhân dân các cấp
bầu hoặc cửa ra theo nhiệm kỳ.
d. Sĩ quan, hạ sĩ quan và chiến sĩ trong lực lượng nhân dân, công an nhân dân.
e. Người làm việc trong một số ngành nghề hoặc ở địa bàn đặc biệt, thuộc Bộ
Quốc phòng, Bộ nội vụ, Bộ nội vụ hướng dẫn, sau khi thỏa thuận với Bô lao động –
Thương binh và xã hội.
74
g. Người thuộc các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị, xã hội, xã viên hợp
tác xã, kể cả cán bộ chuyên trách công tác Đảng, Công đoàn, thanh niên trong các doanh
nghiệp.
* Hợp đồng lao động, hình thức, nội dung và các loại hợp đồng
a. Hình thức hợp đồng lao động:
- Hợp đồng lao động được ký kết bằng văn bản phải theo mẫu hợp đồng lao động
do Bộ lao động – thương binh và xã hội ấn hành và thống nhất quản lý. Hợp đồng lao
động phải làm thành hai bản, mỗi bên giữ một bản.
- Có trường hợp pháp luật cho phép hợp đồng được bằng miệng như đối với những
công việc có tính chính trị tạm thời mà thời hạn dưới 3 tháng hoặc đối với lao động giúp
việc gia đình. Mặc dù giao kết bằng miệng, các bên đương nhiên phải tuân theo các quy
định của pháp luật lao động. Việc pháp luật quy định hợp đồng lao động bằng miệng là
tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động và người sử dụng lao động.
- Trước đây, hình thức hợp đồng lao động được giao kết bằng miệng được pháp
luật quy định cụ thể ngay trong điều luật (điều 6 pháp lệnh hợp đồng lao động ngày
30/08/1990).
b. Nội dung hợp đồng lao động:
- Hợp đồng lao động do hai bên thỏa thuận, ký kết bằng văn bản hay giao kết bằng
miệng đều phải có nội dung chủ yếu sau đây: công việc phải làm, thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi, tiền lương, địa điểm làm việc, thời gian hợp đồng, điều kiện về an toàn lao
động.
- Trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định
quyền lợi của người lao động thấp hơn mức được quy định trong pháp luật lao động.
Thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động đang được áp dụng trong doanh nghiệp hoặc
nghiên cứu các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc nội dung Nghị định đó
phải được sửa đổi bổ sung, ví dụ như mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu theo quy
định của nhà nước…
c. Các loại hợp đồng lao động:
Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng không ấn định trước
thời hạn kết thúc trong bản hợp đồng lao động.
Loại hợp đồng này được áp dụng cho những công việc có tính chất thường xuyên,
ổn định một năm trở lên.
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ một năm đến ba năm là loại hợp đồng
được ấn định trước thời khách hạng một năm, hai năm, hoặc bán bộ năm trong bản hợp
đồng lao động. Loại hợp đồng này được áp dụng trong những công việc đã được xác định
được.

75
- Hợp đồng lao động theo mùa hoặc theo một công việc nhất định làm thời hạn
dưới một năm tức là hợp đồng lao động được giao kết để làm những công việc có tính
chất tạm thời làm thời gian hoàn thành trong một vài ngày, một vài tháng đến dưới một
năm hoặc để tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, làm nghĩa vụ
công dân khác do pháp luật quy định, nghỉ theo chế độ thai sản, người lao động bị tạm
giữ, tạm giam hoặc các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng, thuê lao động thu
hoạch theo vụ, theo mùa).
- Pháp luật còn quy định không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa hoặc
theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới một năm để làm những công việc có tính
chất thường xuyên từ thương mại năm trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế
người lao động đi là nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản hoặc nghỉ việc có tính
chất tạm thời khác.
Ví dụ:
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TÊN ĐƠN VỊ SOẠN THẢO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: …../HĐ-ĐVST =====***=====
HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
- Căn cứ….
- Thời gian…. địa điểm…..
Chúng tôi gồm:
BÊN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG (Gọi tắt là bên A)
Đại diện bởi: ông (bà) :….
Sinh năm :…… Quốc tịch :…….
Chức vụ : ….
Đại diện doanh nghiệp : …..
BÊN LAO ĐỘNG (Gọi tắt là bên B)
Ông (bà) :….
Sinh năm :…… Quốc tịch :…….
Trình độ văn hóa : ….
Nghề nghiệp : …..
Nơi cư trú :…..
Giấy chứng minh nhân dân (hoặc sổ lao động) số :….
Cùng nhau thỏa thuận ký kết hợp đồng lao động gồm những điều khoản dưới đây :
ĐIỀU 1 : Bên B :
Sẽ làm việc cho : ….
Theo hình thức (ghi rõ là loại hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng có thời
hạn xác định hay hợp đồng lao động theo mùa vụ hay công việc).
Tại địa điểm : (Kể cả phạm vi dự kiến có sự di chuyển) :…
76
Phương tiện đi lại làm việc (từ nơi ở đến doanh nghiệp và ngược lại do doanh
nghiệp đảm nhiệm hay cá nhân tự lo liệu) :
- Chức vụ, cương vị, đảm nhiệm :…
Mức lương chính (ghi cả số và chũ, loai tiền) :…
Phụ cấp gồm có :……
ĐIỀU 2 : Bên B :
Sẽ làm việc theo chế độ thời gian (bình thường, đặc biệt)
Số ngày được hưởng lương hàng năm gồm :
Và phải chịu trách nhiệm (hay không chịu trách nhiệm) trong việc giữ gìn, bảo
quản những tài sản đó nếu để :
+ Mất ;
+ Hư hỏng ;
- Trang thiết bị bảo hộ khi làm việc gồm:...
ĐIỀU 3 : Ông (bà) :… chịu sự điều hành trực tiếp trong công việc của ông (bà)
(ghi rõ chức vụ người quản lý)…
Ngoài ra khi cần thiết làm theo chỉ thị của ông (bà):…
ĐIỀU 4 : Bên B :
Có nghĩa vụ: ….
ĐIỀU 5 : Bên B :
Có quyền:…
- Đề nghị thỏa thuận lại một hoặc toàn bộ các nội dung đã được nêu trong
bản hợp đồng này (thông qua người quản lý trực tiếp, đại diện công nhân hay đại diện tổ
chức công đoàn, trực tiếp với giám đốc).
- Được hưởng (các phúc lợi) gồm:…
và được hưởng nâng lương, bồi dưỡng theo chế độ:
Chấm dứt hợp đồng lao động khi: ….
Nhưng phải báo cáo cho doanh nghiệp biết trước thơi hạn là: …
Nếu không tuân theo thời hạn báo trước, ông (bà) có thể (bị yêu cầu bồi
thường, cắt giảm tiền thưởng):…
ĐIỀU 6 : Bên A
Có nghĩa vụ:…
Và có quyền:…..
ĐIỀU 7 : Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày:… cho đến ngày….
ĐIỀU 7 : Hợp đồng này làm thành hai bản:
- Một bản do ông (bà):… giữ
- Một bản lưu giữ tại doanh nghiệp
Lập tại: ....
BÊN LAO ĐỘNG BÊN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
77
(Ký, họ tên) (Ký, đóng dấu)

5. 3. Cách thức viết nhật kí (Memo)


5.3.1. Nhật kí là gì?
Nhật ký là một cuốn sổ nhỏ trong đó bạn có thể viết bất cứ cái gì bạn muốn. Bạn
có thể viết về suy nghĩ, ý kiến, bực bội, việc học tập, hay bạn bè của bạn. Đó là nơi bạn
có thể tái hiện cuộc sống của bạn và ghi nhận những quan sát về thế giới xung quanh bạn.
Bạn cũng có thể viết về chuyện học tập của bạn - bạn học như thế nào, cái gì dễ, cái gì
khó trong quá trình nhận thức.
Một trong những cách tốt nhất để rèn kỹ năng viết là hãy viết hàng ngày. Viết chỉ
để cho vui và để diễn tả những suy nghĩ của mình lên giấy. Viết để hiểu hơn về những gì
bạn đã đọc hay đã nghe trên lớp học hay để tìm ra mấu chốt vấn đề. Hình thức viết này
không đòi hỏi sự đúng đắn trong văn phong hay ý nghĩa, nó chỉ đòi hỏi sự trung thực.
5.3.2. Bạn cần phải viết như thế nào?
Bạn cần viết nhật ký ít nhất 2 lần trong một tuần. Mỗi lần bạn viết nhật ký thì xem
như bắt đầu một mục mới. Nhớ ghi lại ngày tháng năm cho mỗi mục mới đó. Bạn có thể
viết dài ngắn bất kỳ cho một mục mới trong tập nhật ký của bạn, nhưng bạn phải viết
thêm được ít nhất 3 trang trong chu kỳ 2 tuần.
Ở góc độ của giảng viên điểm số cho nhật ký được dựa trên các tiêu chí như sau:
2 = nội dung có nghĩa / dễ hiểu
1 = nội dung trung bình / hoàn thành được một nửa
0 = chưa hoàn thành / nội dung nghèo nàn / khó hiểu
Điểm viết nhật ký có thể được dùng để đánh giá một phần của yếu tố Chuyên
Cần.
Thành công trong việc viết nhật kí tùy thuộc vào bạn phải viết đều đặn và thường
xuyên, vì vậy hãy biến việc viết nhật kí thành một thói quen hàng ngày, cũng giống như
việc tập thể dục vậy.
5.3.3. Một vài gợi ý về những gì bạn có thể viết trong nhật ký:
- Chi tiết về những điều bạn đã quan sát được trong ngày
- Những cảm xúc của bạn (điều gì khiến bạn giận dữ, lo sợ, tự hào, thích thú)
- Những điều vui vẻ hoặc thú vị đã xảy ra
- Một giấc mơ tối qua của bạn và ý nghĩa của nó đối với bạn
- Suy nghĩ về bản thân và cuộc sống của bạn, nó đang đi về đâu
- Những kí ức về bản thân và những người xung quanh bạn
- Một khái niệm bạn đã học trong lớp vật lý
- Một lá thư viết cho bạn bè
- Những tiến bộ trong khả năng viết của bạn - bạn cảm thấy thế nào?
Ví dụ: sau đây là những dòng nhật ký của ca sĩ Thanh Thảo.
78
Thanh Niên Chủ nhật tuần này xin giới thiệu một trang nhật ký của ca sĩ
Thanh Thảo sau liveshow mới nhất của cô.
“Gần mười lăm năm đứng trên sân khấu với biết bao nhiêu vui buồn và hạnh
phúc…Để có ngày hôm nay, tôi đã bằng tất cả sự nỗ lực phấn đấu của mình cùng với
niềm đam mê âm nhạc cháy bỏng. Tôi đã sống và hi sinh cho âm nhạc và tận hưởng
những gì mà âm nhạc đã mang lại cho tôi. Những tháng ngày vinh quanh trên con đường
đầy hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai, tôi đã vượt qua cùng những người bạn của
mình, những cộng sự trong công việc và quan trọng nhất là tình cảm yêu thương mà khán
giả đã dành cho tôi. Tôi biết ơn mọi người và trân trọng những gì mình đã đạt được.
Đêm 30.9 sẽ là kỷ niệm không bao giờ tôi có thể quên được! Cả tháng nay mưa
bão liên tục, cả ngày 30.9 cũng mưa, đến chiều mưa tạnh hẳn và trời đẹp như thế suốt cả
đêm. “Thiên thời địa lợi”! Tổ nghiệp đã cho tôi một đêm diễn thật trọn vẹn và thành
công ngoài cả sự mong đợi! Gần 7 giờ tối đã kẹt xe cả khu vực gần sân Lan Anh, hàng
trăm khán giả đến trễ đã phải ra về vì lượng người trong sân quá tải, đứng nghẹt cả sân
cũng phải có cả năm ngàn người…
Tín hiệu mở màn vừa bắt đầu thì hàng ngàn người hò hét đến tôi cũng phải giật
mình vì không ngờ lại “sung” như thế! Cảnh hò hét ấy không dứt trong suốt đêm diễn
cùng với những vũ điệu hết sức sôi động từ phía khán giả…Tôi đã hát như chưa bao giờ
được hát, vui như mở hội ở trong lòngb và cũng quên đi hết tất cả mệt nhọc của 20 bài
hát live vừa nhảy…Hạnh phúc lắm khi ngàn cánh tay vẫy, bong bóng rợp cả sân Lan Anh
và biết bao nhiêu tình cảm yêu thương cuồng nhiệt từ phía các bạn học sinh, sinh viên.
Một đêm diễn liên tục không xảy ra sự cố nào là điều không thể tưởng tượng với
cả ê – kíp vì chỉ cần một lỗi nhỏ cũng không thể ngừng lại mà cứu kịp! Thế mới biết cả ê
– kíp đã vì ý nghĩa chương trình và tôi như thế nào!
Thành công hôm nay không thể không kể đến sự cố gắng của cả một tập thể. Xin
cảm ơn tất cả mọi người. Đặc biệt cảm ơn những bạn diễn đã hết lòng vì đêm diễn. Ngàn
lời cảm ơn xin gởi đến những khán giả thân thương của tôi trong show diễn Vũ điệu sôi
động!
Và tất cả đó là hạnh phúc! Hạnh phúc không thể nói nên lời!
Thanh Thảo
5.4. Email hay thư điện tử
5.4.1. Tổng quan
Ngày nay Email hay thư điện tử là công cụ hỗ trợ đắc lực cho liên lạc và công
việc. Dường như ai cũng sử dụng Internet và email . Tiện ích của Email là một cách liên
lạc nhanh, dễ và khá thân thiện. Nhưng nếu nhớ được một số quy tắc cơ bản (Netiquette -
network etiquette) thì sẽ rất có lợi. Cũng giống như việc giao tiếp gặp mặt trực tiếp hay
qua giấy viết, cách bạn viết email như thế nào sẽ thể sẽ tạo ấn tượng về bạn, cá tính của

79
bạn, và sự chuyên nghiệp của bạn. Dưới đây là một số quy tắc để có thể vừa vào thẳng
vấn đề vừa lịch sự trong email của bạn
5.4.2. Các quy tắc
1. Đừng viết cả email bằng chữ hoa.
Người đọc email sẽ cảm thấy như bạn đang ré vào mặt họ, và cũng khó đọc nữa.
Chỉ viết hoa để nhấn mạnh một từ hay ý quan trọng nào đó mà thôi, hoặc cũng có thể
dùng dấu sao (ví dụ: *ý quan trọng*) để nhấn mạnh ý.
2. Đọc lại email trước khi gởi nó đi.
Mặc dù thường khi viết email, người ta viết rất nhanh, nhưng cần chú ý làm rõ và
đồng thời cô đọng các ý. Nhớ kiểm tra lại lỗi chính tả (có thể sử dụng công cụ tự động).
Chấm câu và viết hoa đúng theo ngữ pháp.
3. Sử dụng các ký hiệu biểu hiện tình cảm
(ví dụ: :), :-), :)),…) để thể hiện phần nào giọng văn của bạn. Nhớ rằng qua email
bạn không thể có giọng nói, biểu hiện, hay đùa vui. Lưu ý: ký hiệu :-) được tạo đầu tiên ở
Đại học Carnegie Mellon khi họ triển khai mạng cục bộ dạng text đầu tiên ở cả nước Mỹ.
4. Trên mỗi hàng chỉ nên có từ 65 đến 70 ký tự là tối đa.
Vì thế nên chủ động xuống hàng sau chừng đó ký tự. Nếu không, một số chương
trình email có thể định dạng đoạn một cách không hợp lý, khiến mỗi dòng có thể rất dài,
hoặc từ ngữ lộn xộn, rất khó đọc.
5. Từng đoạn nên ngắn và đi ngày vào ý chính.
Bản chất của email là để nhanh và tiện. Những thư từ dài dòng, truyền tải nhiều
thong tin thì nên gởi qua hình thức memo hay thư tay, hay gặp mặt thảo luận trực tiếp.
Cũng cần nhớ rằng một số hộp email có dung lượng khá hạn chế, không đủ để nhận một
khối lượng thông tin lớn.
6. Đừng gửi kèm những file có dung lượng lớn (trên 500K)
Khi chưa hỏi ý kiến của người nhận mail trước đó.
7. Cẩn thận về nội dung email viết cho người khác
Email thường được lưu trữ vĩnh viễn trong mail server và người khác có thể dễ
dàng forward email đó đến cho nhiều người khác. Đừng bao giờ nghĩ rằng emails của bạn
sẽ được giữ kín và chỉ có người bạn gởi mail sẽ đọc email của bạn.
8. Bỏ các kiểu định dạng phông, đoạn…trong email của bạn
Nếu email của bạn sẽ được gởi lên một diễn đàn trên mạng nào đó.
9. Khi gởi kèm địa chỉ web trong email, nhớ cần bắt đầu bằng cụm “http://...”
Hầu hết các chương trình email đều cho phép người dùng kết nối qua web
sau khi bấm vào link, nhưng nếu như không có cụm “http://...” thì nhiều chương trình
email sẽ không nhận ra được đó là link hay chỉ là cụm chữ.
10. Khi viết chủ đề (Subject) của email

80
Nhiều người bận rộn chỉ viết vài từ không đâu vào đâu, và viết hoa những từ đó
lên. Vì thế khi viết chủ đề email, cần sáng tạo, viết sao để để chủ đề gắn với nội dung, có
thể qua ý nghĩa hoặc từ khóa để người nhận mail có thể nhanh chóng nhận ra email của
bạn.
11. Đừng trích dẫn lại toàn bộ email trước, khi bạn chỉ phải trả lời vài ba điểm
trong email nhận được trước đó. Một số chương trình email, tự động trích lại toàn
bộ các email trước. Điều này có thể gây khó chịu cho người nhận mail, vì thế chỉ
nên giữ lại những gì quan trọng cho người nhận mail vào thời điểm đó.
12. Trước khi gởi email cần xem lại những địa chỉ email bạn gởi đến.
Một số người không chú ý là email gởi đến họ gởi cho cả một nhóm những người
khác nhau vì thế khi trả lời lại có thể sót hoặc thừa người nhận mail. Cần cẩn thận về
danh sách những người nhận mail, sót thì có thể gởi lại, nhưng thừa thì có thể biến email
đó thành chuyện đàm tiếu.
13. Khi forward email của bạn hay của ai đó đến cho người khác
Cần viết chú thích trước phần forward, đừng chỉ forward email đó không.
14. Cần hiểu một số từ viết tắt trong tiếng Anh hay được dùng trong email
Như BTW (By The Way - Nhân tiện,…), FYI (For Your Information - Cho bạn
biết luôn…), IMHO (In My Humble Opinion - Theo thiển ý của tôi,…),… Lời khuyên
chân thành là đừng nên lạm dụng những từ viết tắt nhiều quá, vì không phải ai cũng hiểu
những từ viết tắt (hay thuật ngữ) đó, và khi không hiểu họ luôn ngại hỏi lại người gởi
email.
15. Nếu trích dẫn tựa đề của một quyển sách thì nên bắt đầu và kết thúc bằng
dấu gạch dưới, ví dụ: _Cuốn Theo Chiều Gió_
16. Kèm theo chữ ký ở cùng trong email của bạn. Điều này đặc biệt quan trọng
trong email thương mại hay quốc tế. Chữ ký nên gồm tên, vị trí, tổ chức và email. Cũng
có thể kèm theo địa chỉ và số điện thoại nếu muốn. Chữ ký không nên kéo quá 4 dòng.
* Ngoài ra chúng ta còn có các lời khuyên cho “văn hóa thư điện tử như sau”:
- Địa chỉ email của bạn nói lên điều gì?
Nếu bạn sử dụng thư điện tử để giao dịch trong công việc thì địa chỉ hòm thư của
bạn cũng cần mang tính chuyên nghiệp khác hẳn với các hòm thư cá nhân. Tránh những
tên gọi nghe rất “kêu” như changtraihaohoa…, cobebanrau@... Lập một địa chỉ hòm thư
là họ tên của mình cũng là một cách để lựa chọn.
- Kiểm tra địa chỉ hòm thư đến
Hãy kiểm địa chỉ hòm thư đến để tránh nhầm lẫn. Việc nhầm lẫn có thể gây ra
những hậu quả rất xấu như: lộ thông tin bí mật, chậm trễ công việc, …
- Xưng hô đúng cách

81
Xưng hô sao cho phù hợp với người sẽ nhận thư cũng là một trong những nét văn
hóa email rất quan trọng. Xưng hô không phù hợp sẽ khiến bạn tạo ấn tượng không tốt
với khách hàng thậm chí có thể làm hỏng việc.
- Email có dài dòng quá không
Nhiều người rất bận rộn và họ chẳng có thời gian để đọc những lá thư dài dòng,
không đi vào vấn đề chính. Hãy trình bày thật ngắn gọn và đủ ý.
- Kiểm tra lỗi chính tả
Mắc lỗi chính tả là một trong những điều khiến bạn dễ “mất điểm” nhất. Người
nhận sẽ nghĩ bạn không có ý thức, không tôn trọng họ hoặc không có trình độ.
Bài Mẫu Email
Kính Chào Quý Khách Hàng,
Tôi rất vui được thông báo với quý vị là kể từ tháng sau, dịch vụ Internet của
DuyTan-Intinit sẽ nhanh hơn và ổn định hơn trước đây. Thành quả này dựa trên sự tập
trung đầu tư cao độ cho hệ thống cơ sở hạ tầng mạng của chúng tôi trong thời gian gần
đây. Với hơn 5 tỷ đồng đầu tư ban đầu và thêm hơn 200,000 triệu đồng cho chi phí bảo
trì hàng tháng, quý vị chắc chắn sẽ hài lòng với dịch vụ mới của chúng tôi. Đổi lại, quý vị
chỉ phải trả thêm150,000 đồng Việt Nam mỗi tháng, hay chỉ thêm khoảng 15% so với chi
phí trước đây để có dịch vụ Internet tốt gấp bội.
Việc thay đổi phí thuê bao này sẽ giúp chúng tôi tuyển mộ được những chuyên gia
mạng và an ninh mạng tốt nhất, đồng thời cho phép chúng tôi triển khai hệ thống phần
cứng và phần mềm ưu việt nhất hiện nay trong toàn vùng. Quý vị sẽ khó lòng kiếm được
một nhà cung cấp dịch vụ ngang hàng với chúng tôi sau nỗ lực nâng cấp này. Quý vị
cũng không nên xem việc thay đổi phí thuê bao này là tiền lệ cho nhiều thay đổi chi phí
tiếp theo sau: xuyên suốt quá trình phát triển không ngừng của mình, đây là lần đầu tiên
DuyTan-Initinit thay đổi phí thuê bao, và tất cả cũng vì một chất lượng phục vụ tốt hơn
nữa.
Chúng tôi thật sự hy vọng quý khách hàng sẽ tiếp tục giúp chúng tôi giữ vững
truyền thống là một trong ba nhà cung cấp dịch vụ Internet tốt nhất Đà Nẵng, kể từ năm
trước. Nỗ lực nâng cấp này chắc chắn sẽ đưa chất lượng dịch vụ của DuyTan-Intinit lên
một tầm cao mới. Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi hay quan ngại nào đến việc thay đổi phí
thuê bao này, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi bất kỳ lúc nào ở số điện thoại 1-800-
BEST-DTI.
Chúng tôi chân thành chúc quý khách hàng thành công trong công việc của mình,
và hy vọng sẽ tiếp tục được phục vụ quý khách trong thành công đó.
Chân Thành,
Lê Nguyên Bảo
Giám Đốc Điều Hành,
DuyTan-Intinit
82
5.5. Viết CV (curriculum vitae)
5.5.1. CV là gì?
CV là bản lí lịch cá nhân bao gồm những thông tin như: Thông tin cá nhân,
mục tiêu nghề nghiệp, trình độ và bằng cấp, các kỹ năng mềm khác và lưu ý điểm mạnh
của bản thân người viết
5.5.2. Cách để viết một CV ấn tượng?
* Mục Thông tin cá nhân: Mục này dễ viết nhất. Tuy nhiên, bạn lưu ý là phải ghi
rõ số điện thoại và địa chỉ e-mail bạn thường dùng nhất.
Nếu đơn vị tuyển dụng không biết làm cách nào để liên lạc với bạn thì dù hồ sơ
của bạn ấn tượng đến mấy cũng vô ích!
* Mục tiêu nghề nghiệp: Bạn không nên chỉ viết bạn muốn ứng viên vào vị trí cụ
thể mà nói rộng hơn về khả năng nghề nghiệp của mình.
Ví dụ: Thay vì viết "Tôi muốn ứng tuyển vào vị trí Nhân viên kinh doanh trong
ngành CNTT" thì rất khó thu hút được sự chú ý của đơn vị tuyển dụng. Bạn nên viết như
sau: “Với khả năng giao tiếp & thuyết phục khách hàng chuyên nghiệp cùng với những
kiến thức & sự am hiểu sâu rộng trong ngành CNTT, tôi mong muốn trở thành một nhân
viên kinh doanh trong lĩnh vực này.
* Mục Học vấn: Bạn nên chọn những bằng cấp mới nhất và phù hợp nhất với vị
trí mình ứng tuyển để giới thiệu trong hồ sơ. Không đơn vị tuyển dụng nào muốn phí thời
gian để đọc những thông tin "thừa", dù chúng có ấn tượng đến đâu.
Ví dụ:
• Cử nhân Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế (2000-2004)
Các khoá học ngắn hạn:
• Nghệ thuật lãnh đạo - Brainbox VietNam Foreign Languages and Management
Studies Training Center (2008)
• Giám sát bán hàng chuyên nghiệp - Trường doanh nhân Pace (2006)
• Kỹ năng giải quyết vấn đề - Trường doanh nhân Pace (2006)
Kế tiếp là mục quan trọng vào bậc nhất: Kinh nghiệm làm việc.
Trong mục này, bạn không nên viết đơn giản là: "Tôi từng làm Nhân viên kinh
doanh dự án trong hơn 3 năm tại công ty ABC"
Nếu viết như vậy, hồ sơ của bạn sẽ "chìm nghỉm" trong núi hồ sơ mà NTD nhận
được vì họ không nắm được bạn đã làm gì và đạt được thành tích gì trong công việc cũ.
Cách tối ưu ở đây là bạn nêu rõ những công việc mình từng đảm nhiệm ở vị trí
nhân viên kinh doanh dự án ở công ty cũ và đặc biệt nhấn mạnh vào những thành tích đã
đạt được:
Tháng 10/2006 - Tháng 12/2008: Công ty ABC
Nhân viên kinh doanh dự án
ABC là một công ty chuyên nhập khẩu và phân phối hàng điện tử - điện lạnh.
83
* Thành tích: Phần này chú trọng các thành tích mà mình đã đạt được (đối với
ứng viên đã có kinh nghiệm công tác) nếu là ứng viên mới ra trường cũng nên đưa vào
những thành tích mà mình đã tham gia ít nhiều liên quan đến lĩnh vực nghề nghiệp (kể
cả thành tích học tập, nghiên cứu)
Ví dụ đối với ứng viên có kinh nghiệm:
- Đạt và vượt chỉ tiêu doanh số trong liên tục 10 tháng đầu năm 2008
- Đoạt giải Best Sales (Nhân viên kinh doanh xuất sắc nhất) trong 6 tháng liên tiếp
của năm 2008
- Mở rộng mối quan hệ với hơn 1000 khách hàng
- Đạt giải thưởng hàng tháng dành cho nhân viên kinh doanh đạt 200% chỉ tiêu
doanh số.
* Mục cuối cùng rất quan trọng là "Điểm mạnh"
Thay vì viết chung chung "Trình độ tin học văn phòng và tiếng Anh của tôi khá
tốt", bạn nên mô tả cụ thể những kỹ năng mình đã tích lũy được:
- Sử dụng thành thạo Microsoft Word, Excel, Power Point
- Giao tiếp bằng tiếng Anh lưu loát
- Kỹ năng đàm phán, thương lượng và thuyết phục khách hàng tốt
- Kỹ năng chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp
- Kỹ năng làm việc nhóm khá tốt
- Đam mê tìm hiểu, khám phá sản phẩm CNTT công nghệ cao
⇒ Những điều bạn cần lưu ý :
+ Nhà tuyển dụng không có thời gian đọc nhiều vì vậy các bạn cần phải viết càng
ngắn gọn càng tốt.
+ Không nên theo định dạng CV lấy trên mạng hoặc từ các diễn đàn. Khi các bạn
làm giống mọi người, bản CV của các bạn đã trở nên tầm thường.
+ Luôn luôn nhớ bản CV là bộ mặt của bạn vì vậy cần chỉnh chu từng chi tiết nhỏ.
Các gạch đầu dòng cần thẳng hàng với nhau. Các lỗi chính tả cần phải được loại bỏ hoàn
toàn. Câu chữ cần được xem và sửa cho đúng văn phạm đặc biệt tiếng Anh
+ Trong bản CV luôn luôn ghi nhớ khoảng thời gian - cần rõ ràng. Hết sức tránh
từ giữa năm 2010 cho tới gần cuối năm 2011. Thời gian mông lung chứng tỏ bạn đang cố
gắng che dấu một số thông tin nào đó. Hãy ghi rõ từ tháng 4/2011 – 12/2011.
+ Trong bản CV các bạn nên ghi rõ ràng chức vụ và công việc mình thực hiện.
Các bạn ghi rõ ràng về công việc và nhiệm vụ bao nhiêu các bạn càng thu hút sự chú ý
của người tuyển dụng bấy nhiêu.
+ Trong bản CV các bạn nên ghi rõ ràng tham chiếu và các bằng chứng về thành
tích của mình trong quá khứ. Các thành tích có thể không nhất thiết thuộc về học vấn
hoặc công tác mà còn là các hoạt động trong xã hội. Thậm chí các thành tích có thể là các

84
nỗ lực của riêng cá nhân vượt qua chính mình hoặc trải nghiệm những khám phá mới về
bản thân.
+ Không nên nêu nhiều quá về học vấn. Các bạn chỉ đơn giản ghi trường, thời gian
học, điểm trung bình , tên đề tài tốt nghiệp là đủ.
+ Luôn luôn có tờ bìa của bản CV thật đẹp và chuyên nghiệp. Các bạn nên in mầu.
Tờ bìa đẹp và chuyên nghiệp sẽ làm nổi bật CV của bạn trong tập CV dầy hàng chục cm
trên bàn nhân viên tuyển dụng.
+ Luôn luôn có footer ghi rõ họ tên và email. Có thể tờ ghi email và họ tên của các
bạn trong CV bị thất lạc và chuyên viên tuyển dụng rất khó tìm lại Email hoặc số phone
của bạn.
+ Luôn luôn chuyển bản CV của các bạn sang bản pdf. Định dạng pdf sẽ làm cho
CV của các bạn trở nên rất pro trong con mắt nhà tuyển dụng. Một lưu ý tiếp theo, các
bạn không nên gửi file zip toàn bộ CV, bằng cấp tới nhà tuyển dụng. Các bạn hãy gửi
riêng CV và các file khác trong file zip
+ Điều cần tránh nhất trong 1 bản CV: Hồ sơ xin việc tuyệt đối tránh lỗi chính
tả, địa chỉ email không phù hợp, sử dụng tiếng Anh tùy tiện và trình bày những điều
không liên quan.
5. 6. Thư tín (Email)
5.6.1. Khái niệm
- Thư tín là một dạng văn bản mà người viết thường dùng để gửi lời nhắn, thăm
hỏi (sức khỏe, gia đình, công việc) hoặc với mục đích cụ thể ( hỏi thông tin, chia buồn,
cảm ơn, chúc mừng, báo tin, yêu cầu, mời, từ chối, than phiền…)
- Người viết cần chú ý cách xưng hô, sắp xếp ý và lựa chọn từ ngữ cho hợp với nội
dung, đối tượng:
Ví dụ:

Thư cảm ơn: +Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ


+ Trân trọng cảm ơn
+Xin bày tỏ lòng biết ơn

Thư yêu cầu: +Xin ông tạo điều kiện giúp đỡ


+Rất mong nhận được sự giúp đỡ của ông (bà)
+Nếu có thể, nếu không phiền…

Thư chúc mừng: +Vạn sự như ý


+ Chúc mừng, kính chúc
+ Cầu chúc

85
Thư mời: +Trân trọng kính mời
+Sự có mặt của ông bà là niềm vui của chúng tôi
+Hân hạnh được đón tiếp…
a. Cách viết một vài loại thư:
A. THƯ XIN VIỆC
Ngoài lí lịch tự thuật và một số giấy tờ thông dụng lúc xin việc, hiện tại nhiều công
ty còn yêu cầu ứng viên phải cung cấp thông tin theo mẫu thư xin việc chung do họ qui
định. Làm thế nào để tạo dấu ấn riêng với nhà tuyển dụng?
Thông thường nội dung của những mẫu thư xin việc chung này là những câu hỏi
yêu cầu cung cấp những thông tin cơ bản về ứng viên nhưu trình độ học vấn, kinh
nghiệm, kỹ năng, thành tích… Theo đó, người xin việc chỉ cần điền vào những khoãng
trống cho sẵn một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Tuy nhiên, đừng vì không cần chi tiết và mất công trình bày như lý lịch tự thuật
mà bạn xem nhẹ việc viết thư xin việc theo mẫu có sẵn. Thực tế, bạn vẫn có nhiều cơ hội
tạo cho mình một nét riêng và mang đến cho nhà tuyển dụng một cái nhìn khác biệt so
với những ứng viên khác.
Đầu tiên, khi đến nhận mẫu thư xin việc, bạn nên khéo léo xin cho mình hai bản,
một bản dùng để viết các câu trả lời hoàn chỉnh nhất theo ý bạn, sau khi hoàn tất, bạn sẽ
viết lại phần trả lời sang bản thứ hai để gửi nhà tuyển dụng. Như thế, thư xin việc của bạn
vừa đảm bảo được mặt thông tin lẫn thẫm mỹ khi đến tay nhà tuyển dụng.
Thứ hai, bạn cần phải đọc cẩn thận một lượt tất cả nội dung thông tin yêu cầu
trong mẫu thư xin việc, chú ý những chi tiết nhỏ nhất có thể mang đến cho bạn những lợi
thế. Ví dụ như đừng bỏ qua phần thông tin bổ sung, sở thích nếu có. Viết câu trả lời vào
các khoảng trống cho sẳn.
Trả lời tất cả mọi câu hỏi mà nhà tuyển dụng yêu cầu. Đối với những câu hỏi
không phù hợp hay tế nhị hoặc mốn trả lời nhiều hơn mà giới hạn mẫu đơn không cho
phép, bạn nên khéo léo ghi vào phần trả lời là “cung cấp thêm thông tin và thảo luận
trong buổi phỏng vấn”. Sau khi hoàn chỉnh thư xin việc, bạn nên photo và giữ lại cho
mình một bản, nó sẽ rất có ích cho buổi phỏng vấn.
Mặc dù mẫu thư xin việc chung không thể giúp ứng viên truyền tải một cách chi
tiết nhất về bản thân cũng như kinh nghiệm làm việc, tuy nhiên nếu biết cách, bạn vẫn có
thể gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Bằng cách trả lời đầy đủ, rõ ràng, chính xác,
khúc chiết, sử dụng những từ ngữ thông dụng cho phần thông tin bản thân và từ ngữ
chuyên môn ở những câu hỏi kỹ năng…bạn vẫn có thể tạo cho mình một phong cách
riêng.
Khi nhà tuyển dụng yêu cầu thông tin về kinh nghiệm làm việc, nếu là sinh viên
mới ra trường bạn nên mạnh dạn ghi vào những công việc bán thời gian hay tình nguyện
đã tham gia trong quá trình học tập…
86
Đối với mẫu thư xin việc trực tuyến, bạn cần dùng những từ ngữ đơn giản và
thông dụng. Dùng kiểu chư và cỡ size chuẩn, không in nghiêng hoặc in đậm lung tung.
Đưa ra những thông tin quan trọng lên đầu.
Trả lời thông tin chính xác, không dài dòng hay lặp đi lặp lại nhiều lần. Cung cấp
câu trả lời xác đáng với câu hỏi của nhà tuyển dụng. Trước khi gửi thư xin việc đi, bạn
hãy kiểm tra lỗi chính tả và lưu lại một bản.
 Một mẩu thư xin việc tham khảo
Bạn vẫn được nghe và đọc những lời khuyên về cách viết thư xin việc, nhưng đôi
khi lời khuyên vẫn giáo điều và mơ hồ. Dưới đây là một mẫu thư xin việc tạm được coi là
chuẩn, để bạn tham khảo.
Họ và tên
Địa chỉ nhà hiện tại
Số điện thọai
Ngày/tháng /năm
Mr/Ms. (Họ và tên đầy đủ)
Chức vụ/Nghề nghiệp
Tên công ty
Địa chỉ công ty
Kính gửi: (Họ và tên của người mà bạn cần liên hệ trực tiếp)
Tôi rất mong được hợp tác làm việc cùng quý công ty, tôi đánh giá rất cao những
giá trị mà công ty đã mang lại cho khách hàng của mình và trên hết là công ty đang tạo
điều kiện cho những ai đang muốn tìm kiếm một cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn hơn, thử
thách hơn và thú vị hơn. Tôi viết thư này gửi đến quý công ty nhằm đề cử cho chính mình
vào chức vụ Trưởng bộ phận phục vụ khách hàng mà công ty đang cần tuyển.
Tôi cũng đã gửi kèm theo thư này một bản lý lịch miêu tả mọi thông tin cá nhân
của tôi và những kinh nghiệm mà tôi từng trải và những gì mà tôi đã được học. Tôi có 10
năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quan hệ khách hàng và nắm rất rõ mọi thông tin cần
thiết trong lĩnh vực này. Vị trí hiện tại của tôi đã cung cấp cho tôi 2 năm kinh nghiệm về
việc lãnh đạo nhóm gồm 20 thành viên.
Tôi mong muốn có cơ hội phát triển nhiều hơn nữa trong lĩnh vực này. Để có thể
hỗ trợ cho chính mình trong lĩnh vực nghề nghiệp mà tôi đã chọn, tôi đã tham gia học
một khóa đào tạo 6 tháng về Quản trị bộ phận phục vụ khách hàng. Kết quả của khóa
học vừa qua là tôi đã nâng cao kinh nghiệm và chuyên môn của mình trong lĩnh vực này
với những lý thuyết mới nhất về Quản trị Nhân sự.
Vui lòng liên hệ với tôi ngay khi ông/bà cảm thấy thuận tiện nhất, và nếu có bất kì
yêu cầu nào về thông tin xin hãy cho tôi biết ngay để tôi có thể cung cấp kịp thời cho quý
công ty. Tôi xin được phép gọi lại cho quý công ty vào tuần sau để hỏi về một số thông
tin trong những vị trí mà tôi đang quan tâm.
87
Ký tên(Ghi đầy đủ họ tên)
Mẩu thư xin việc (Tiếng Việt) – Cho Sinh viên mới tốt nghiệp
Những sinh viên mới ra trường thường gặp khó khăn trong việc viết thư xin việc
và lý lịch trích ngang. Dưới đây là một mẫu hướng dẫn có tính gợi ý cho các bạn. Trong
thư xin việc này, ứng viên đã nêu được rất rõ thế mạnh của mình:
-----------------------------------------------------
(Phần viết địa chỉ liên lạc của ứng viên)
(Phần viết tên người tiếp nhận tuyển dụng. Địa chỉ nhà tuyển dụng)

Thưa ông/bà...,
Tính cách hướng ngoại, kinh nghiệm bán hàng và bằng cấp tôi mới đạt
được gần đây là những lý do tại sao tôi là ứng viên tiềm năng cho vị trí môi giới bảo hiểm
trong công ty California Investments, Inc.Tôi mới tốt nghiệp chuyên ngành marketing
trường Đại học Oregon và tôi cũng là chủ tích Hiệp hội Lãnh đạo Tương lai Hoa Kỳ và
Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ tại trường.
Dù mới tốt nghiệp, tôi không giống các sinh viên mới ra trường khác. Tôi
đã từng học tại các trường ở bang Michigan, Arizona, and Oregon. Và tôi trang trải chi
phí học tập tại các trường này bằng các công việc làm thêm như bán quảng cáo trên radio,
bán đăng ký mua báo dài hạn và làm nhân viên phục vụ quầy bar.
Tôi có tính cách trưởng thành cũng như các kỹ năng, năng lực để bắt đầu
công việc môi giới bảo hiểm và tôi muốn làm công việc này tại California, quê hương tôi.
Tôi sẽ trở về California vào cuối tháng này và tôi rất muốn trao đổi thêm
với ông về công việc tại California Investments. Sau khi gửi thư này, tôi sẽ gọi điện cho
ông để xem chúng ta có thể sắp xếp thời gian gặp gỡ.
Cảm ơn ông đã dành thời gian và xem xét.
Kính thư,
John Oakley

B. MẪU THƯ CẢM ƠN


Cho dù chưa biết kết quả cuộc phỏng vấn tuyển dụng, thậm chí lường
trước khả năng thất bại, bạn hãy viết thư cảm ơn những người đã phỏng vấn bạn.

Tại sao phải viết: Chứng tỏ bạn là người chín chắn, lịch sự.
Gửi thư lúc nào: Một ngày sau phỏng vấn.
Gửi cho ai: Ban tuyển dụng (hoặc người đã ký giấy mời bạn tham dự phỏng vấn).
Hình thức thư cảm ơn: Dưới 150 chữ in trên giấy A4, ngắn gọn, không sai chính tả
và ngữ pháp.
Nội dung thư cảm ơn: Gồm 3 phần:
88
- Mở: Cảm ơn đã được dự phỏng vấn, được trao đổi một cách thẳng thắn.
- Thân: Các câu hỏi và gợi ý của Ban giám khảo đã giúp bạn nhìn rõ thêm những
điểm mạnh của mình và những mặt cần rèn luyện thêm; giúp bạn tự tin hơn về khả năng
có thể làm việc và thăng tiến ở công ty bạn mong muốn trúng tuyển.
- Kết: Chờ nhận kết quả. Dù bạn được tuyển hoặc không, chúc công ty đạt nhiều
thành tựu mới.

Mẫu thư
Ngày... tháng... năm
Kính gửi: Ban tuyển dụng (hoặc tên người đã ký giấy mời phỏng vấn)
Tôi là..., vừa qua đã được quý Ban (quý ông bà) cho phép tham dự cuộc phỏng
vấn tuyển dụng vào vị trí Thư ký văn phòng. Đây là dịp rất may mắn với tôi vì có cơ hội
trực tiếp thể hiện nguyện vọng của mình và được trao đổi một cách thẳng thắn về các
điều kiện tuyển dụng.
Qua phỏng vấn, tôi đã biết rõ hơn về bản thân và hy vọng rằng trình độ của tôi đáp
ứng được yêu cầu của vị trí công tác nói trên.
Dù cho kết quả có được tuyển dụng hay không, tôi đã học hỏi thêm được rất
nhiều.
Chúc quý cơ quan (công ty) đạt được nhiều thành tựu mới
Kính thư (ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại và ký)
C. MẪU THƯ XIN THÔI VIỆC
Ngay cả khi bạn không có thiện cảm gì với giám đốc và công việc hiện tại, thậm
chí bạn “ghét cay ghét đắng”, muốn bỏ đi ngay không cần đợi đến lúc tìm được việc mới,
thì bạn cũng nên khéo léo và khôn ngoan viết một bức thư xin thôi việc cho “ra hồn”.

Một đơn xin thôi việc hiệu quả nhất đảm bảo cho bạn duy trì mối quan hệ tốt đẹp
với công ty. Có thể một lúc nào đó, bạn cần ông chủ cũ chứng nhận quá trình công tác
trước đây thì sao. Vì vậy, hãy viết một lá thư thôi việc sao cho tế nhị, khéo léo và chuyên
nghiệp nhất.

Giảng viên biên soạn

ThS. Nguyễn Thị Tường Vy

Xét duyệt của Trưởng bộ môn.


89
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Đà nẵng, ngày …. tháng …. năm ….
Tổ trưởng

ThS. Võ Thị Kim Ngân

90

You might also like