You are on page 1of 7

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Thông tin tổng quát


- Tên học phần
+ Tiếng Việt: SINH HOẠT ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU KHÓA

+ Tiếng Anh: ACADEMIC ORIENTATION

- Tính chất của học phần: ☒ Bắt buộc ☐ Tự chọn


Lưu ý: Trường sẽ cấp chứng nhận hoàn thành cho sinh viên đạt yêu cầu của học
phần, đây là một trong những điều kiện để sinh viên được xét và công nhận tốt nghiệp
(theo điều 35 của QĐ 306/QĐ-XHNV-ĐT về việc ban hành Quy chế đào tạo trình độ
đại học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh ngày 30/6/2023).
- Số tín chỉ: 02 (30 giờ lý thuyết và thực hành, trải nghiệm, 70 giờ tự học)
- Học phần tiên quyết/Học phần trước: Không
- Học phần song hành: Không
- Ngôn ngữ giảng dạy chính: Tiếng Việt

2. Mô tả học phần
Học phần Sinh hoạt định hướng đầu khóa cung cấp cho sinh viên hiểu biết về
lịch sử phát triển, truyền thống, văn hóa của Nhà trường; vai trò của khoa học xã hội và
nhân văn đối với sự phát triển xã hội; trang bị cho sinh viên năng lực thích ứng với môi
trường học tập bậc đại học và bước đầu trang bị năng lực phát triển bền vững, tinh thần
trách nhiệm xã hội của sinh viên Trường ĐH KHXH&NV.
Nội dung chính của học phần:
- Chuyên đề 1: Trân trọng quá khứ - Kiến tạo tương lai (lịch sử phát triển, truyền
thống, văn hóa của Nhà trường)
- Chuyên đề 2: Khoa học xã hội và nhân văn phục vụ cộng đồng
- Chuyên đề 3: Năng lực thích ứng môi trường học tập bậc đại học (Kỹ năng học
đại học hiệu quả; Kỹ năng vượt qua áp lực, khủng hoảng trong học tập và sinh hoạt; Kỹ
năng định vị thương hiệu bản thân; Kĩ năng phòng chống thông tin sai lệch trên không
gian mạng)
- Chuyên đề 4: Giáo dục vì sự phát triển bền vững
- Hoạt động trải nghiệm

3. Tài liệu học tập


Tài liệu chính:
[1] Ron Fry (2017). Học sao cho đúng. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
1
[2] Sean Covey (2021). Bảy thói quen của bạn trẻ thành đạt. TP.HCM: NXB Tổng
hợp.
[3] Harvard Business Review Press. (2018). HBR Guide to - Giải tỏa áp lực. Hà Nội:
NXB. Thế giới.
[4] Jocelyn K. Glei. (2014). Đừng để nước đến chân mới nhảy. Hà Nội: NXB. Lao
động xã hội.
[5] Zig Ziglar. (2019). Thiết lập kế hoạch phát triển bản thân. Hà Nội: NXB. Lao
Động.
[6] Kỷ yếu/tài liệu giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của Trường
ĐHKHXH&NV, VNU-HCM.
[7] The Sustainable Development Solutions Network (SDSN), Getting Started with the
SDGs in Universities.
Tài liệu khác:
Tài liệu điện tử:
[8] Caroline Miller Coaching. (2006). Best Possible Future Selves Exercise,
https://www.carolinemiller.com/info/Best_Possible_Future_Selves_Exercise.pdf.
[9] Lisa Girard. (2011). How to Find Your Passion in 5 Creativity Exercises,
https://www.entrepreneur.com/slideshow/299687.

4. Mục tiêu học phần


Học phần hướng đến trang bị cho sinh viên:
- Về kiến thức:
+ Có hiểu biết về lịch sử phát triển, truyền thống, văn hóa của Nhà trường,
+ Có hiểu biết về vai trò của khoa học xã hội và nhân văn đối với sự phát triển xã
hội.
- Về kỹ năng: Có kỹ năng thích ứng với môi trường học tập bậc đại học
- Về thái độ:
+ Tích cực, chủ động, trách nhiệm trong quá trình học tập tại trường
+ Thể hiện tinh thần trách nhiệm xã hội dựa trên tiếp cận phát triển bền vững trong
các tình huống liên quan

5. Chuẩn đầu ra học phần


CĐR của học phần (CLOs)
Ký hiệu
Hoàn thành học phần này, sinh viên có khả năng:
Kiến thức

CLO1 Trình bày được lịch sử phát triển, truyền thống, văn hóa của Nhà trường

2
Trình bày được vai trò của khoa học xã hội và nhân văn đối với sự phát triển
CLO2
xã hội
Kỹ năng
Vận dụng được kỹ năng học đại học vào giải quyết nhiệm vụ học tập được
CLO3
giao
Vận dụng được kỹ năng vượt qua áp lực, khủng hoảng trong học tập cho quá
CLO4
trình triển khai nhiệm vụ học tập được giao
Vận dụng được kĩ năng phòng chống thông tin sai lệch trên không gian
CLO5
mạng cho quá trình triển khai nhiệm vụ học tập được giao
Thái độ

CLO6 Tích cực, chủ động, trách nhiệm trong quá trình học tập tại trường

Thể hiện tinh thần trách nhiệm xã hội dựa trên tiếp cận phát triển bền vững
CLO7
trong các tình huống liên quan

6. Đánh giá học phần


6.1 Thang điểm (Theo Quy chế đào tạo hiện hành và được xếp loại Đạt và Không đạt)
6.2 Tiêu chí đánh giá (Phụ lục)
6.3 Kế hoạch, phương pháp và thời điểm đánh giá

Điểm Bài Tiêu chí


Phương pháp đánh giá Thời điểm đánh giá
thành phần đánh giá “ĐẠT”
Các buổi học chuyên
Tham gia
đề, talkshow, sinh hoạt
A1 Chuyên cần 80% thời
trải nghiệm (có điểm
lượng
Quá trình danh cho từng buổi)
Đạt từ
Bài kiểm tra (trắc Sau khi kết thúc các
A2 5.0/10.0 điểm
nghiệm) chuyên đề lý thuyết
trở lên
Có nộp bài
Cuối kỳ B1 Bài thu hoạch cá nhân đúng theo Kết thúc môn học
hướng dẫn
Điều kiện nhận kết quả “ĐẠT” cho toàn học phần:
Sinh viên phải tích lũy đủ 3 kết quả “Đạt” cho Điểm thành phần A1, A2 và B1.

7. Kế hoạch giảng dạy chi tiết

Buổi Nội dung Số tiết Ghi chú


Chuyên đề 1: Trân trọng quá khứ - Kiến tạo tương lai
1 2 Theo TKB
1.1. Giới thiệu về lịch sử phát triển của nhà trường

3
Buổi Nội dung Số tiết Ghi chú
1.2. Truyền thống, văn hóa của Nhà trường
Chuyên đề 2: Khoa học xã hội và nhân văn phục vụ
cộng đồng
2.1. Vai trò của khoa học xã hội và nhân văn đối với sự
phát triển xã hội.
2.2. Gợi ý các hoạt động phục vụ cộng đồng của khối 2
ngành khoa học xã hội và nhân văn.
2.3. Những kiến thức, kỹ năng cần có để thực hiện các
hoạt động phục vụ cộng đồng, thể hiện tinh thần trách
nhiệm xã hội của SV.
Chuyên đề 3: Năng lực thích ứng môi trường học tập
Theo TKB
bậc đại học
3.1. Kỹ năng học đại học hiệu quả và lập kế hoạch hoàn
2 thành chương trình ĐH 5

3.2. Kĩ năng nhận diện và phòng chống thông tin sai lệch
trên không gian mạng
Chuyên đề 3: Năng lực thích ứng môi trường học tập
Theo TKB
bậc đại học (tiếp theo)
3 3.3. Kỹ năng vượt qua áp lực, khủng hoảng trong học tập 5
và sinh hoạt
3.4. Kỹ năng định vị bản thân, thiết lập mục tiêu cá nhân
Chuyên đề 4: Giáo dục vì sự phát triển bền vững
4.1. Kiến thức cơ bản về PTBV
4.2. Quá trình ra đời của dự án GDPTBV của Liên hiệp
4 Quốc 2 Theo TKB
4.3. Ý nghĩa của dự án GDPTBV
4.4. Những mục tiêu chính của GDPTBV5. Vai trò, sứ
mệnh của các trường đại học trong GDPTBV
Talkshow: “Để những năm tháng học đại học thật đẹp
và ý nghĩa”
5.1. Lãnh đạo Trường truyền cảm hứng cho SV
5.2. Chia sẻ kinh nghiệm, tư vấn, định hướng để những Live
5 5 stream
tháng năm học ĐH của SV có ý nghĩa (kết nối với nội
online
dung của các chuyên đề)
5.3. Giải đáp các thắc mắc của SV về những vấn đề các
em quan tâm
4
Buổi Nội dung Số tiết Ghi chú
Sinh hoạt trải nghiệm
Tham gia
6.1. Hoạt động Campus Connect: Tổ chức trò chơi team
các hoạt
building liên quan đến kỹ năng tìm kiếm thông tin, giao động sinh
tiếp và làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, kỹ năng trình hoạt tập
6 bày; lồng ghép tìm hiểu thông tin về Trường và 17 mục 5
thể, trực
tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc. tiếp tại cơ
6.2. Cuộc thi "CampusConnect Challenge: Sailing sở Thủ
Đức
Together for Sustainable Development"
Ôn tập và kiểm tra
SV học
SV ôn tập các kiến thức đã được học, trải nghiệm và hoàn
trên LMS
7 thành các bài kiểm tra, đánh giá gồm: 4 (có hướng
1. Bài trắc nghiệm kiểm tra kiến thức (A2) dẫn của
2. Bài thu hoạch cá nhân (B1). giảng viên)

8. Quy định của học phần


8.1 Nhiệm vụ của sinh viên
- Sinh viên có nghĩa vụ đọc kỹ Đề cương chi tiết học phần trước khi bắt đầu học
phần.
- Tham gia đầy đủ các buổi học trực tiếp, trực tuyến và sinh hoạt trải nghiệm (đạt
từ 80% số tiết).
- Hoàn thành đầy đủ các bài tập được giao.
- Không nói chuyện, không làm việc riêng, không ăn uống, không sử dụng các thiết
bị di động, thiết bị điện tử trong giờ học (trừ giờ học có sự giám sát và cho phép
của giảng viên).
- Phải tuân thủ đầy đủ các quy định của nhà trường, trang phục.
8.2 Quy định về thi cử, học vụ
- Nộp bài tập (cá nhân/nhóm), bài thu hoạch đúng thời hạn quy định.
8.3 Quy định về liêm chính học thuật
Nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo và đem lại giá trị học tập tốt nhất cho sinh viên,
học phần yêu cầu sinh viên cần có ý thức về liêm chính học thuật và lưu ý những điều
sau:
a. Sinh viên cần tự mình thực hiện các bài kiểm tra trắc nghiệm hoặc bài tập trong
học phần, không được nhờ người khác làm thay và cũng không được làm thay
cho sinh viên khác.
b. Sinh viên bị coi là đạo văn nếu vi phạm một trong những điều sau:

5
i. Sao chép một phần hoặc toàn bộ nội dung bài tập/ bài trình bày (văn bản
hoặc video clip) của người khác.
ii. Sử dụng ý tưởng, nội dung trình bày của người khác, kể cả diễn đạt lại
nhưng không có trích dẫn phù hợp.
iii. Sử dụng lại toàn bộ nội dung hoặc phần lớn những nội dung cơ bản của
bài tập, bài báo cáo do chính mình thực hiện để nộp cho nhiều học phần
khác nhau.
c. Sinh viên vi phạm những yêu cầu nêu tại điểm a, b của mục này, tùy vào mức
độ, nhà trường sẽ xem xét và quyết định việc cấp giấy “Chứng nhận hoàn thành
Học phần sinh hoạt định hướng đầu khoá”.
9. Phụ trách học phần
- Khoa Khoa học liên ngành: chịu trách nhiệm chính về mặt chuyên môn; lên kế hoạch
giảng dạy và phối hợp các đơn vị liên quan để triển khai thực hiện.
- Địa chỉ và email liên hệ: Phòng A212, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Cơ sở Đinh Tiên Hoàng, số 10-12 đường Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé,
Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh; email: fis@hcmussh.edu.vn.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 9 năm 2023

TRƯỞNG KHOA
KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

(đã ký)

TS. Nguyễn Thị Hảo

6
PHỤ LỤC: BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
BÀI THU HOẠCH CÁ NHÂN (B1)
 Thời điểm đánh giá: Sau khi hoàn thành các buổi học và sinh hoạt trải nghiệm
 Yêu cầu: Chiêm nghiệm các nội dung đã học xuyên suốt học phần Sinh hoạt định
hướng đầu khóa thông qua trả lời các câu hỏi bên dưới.
- Bạn đã học được những gì trong suốt học phần này, hãy chỉ ra 3 điểm bạn tâm
đắc nhất?
- Trong các nội dung đã học được, bạn có thể áp dụng được điều gì trong học
tập và cuộc sống hàng ngày?
- Hãy phác thảo kế hoạch của bạn để ứng dụng những gì đã học vào thực tế học
tập và cuộc sống hàng ngày?
 Hướng dẫn trình bày: Khuyến khích sinh viên thể hiện sự sáng tạo và có tính
thẩm mỹ trong khi trình bày; sinh viên có thể thực hiện bài trình bày bằng các ứng
dụng Word, PowerPoint hoặc các ứng dụng phù hợp khác nhưng file nộp về cần
xuất dưới dạng PDF, độ dài 800-1.500 từ; hoặc video clip, độ dài 3-7 phút, file
định dạng Mp4. hoặc link dẫn tới clip ở chế độ mọi người có thể xem được.
 Hình thức nộp bài: Sinh viên nộp bài trên LMS.
 Bảng tiêu chí đánh giá
Tiêu chí Xuất sắc Đạt Kém

Bố cục/hình ảnh rõ ràng, đẹp Bố cục/hình ảnh rõ ràng, Trình bày cẩu thả/ hình
1. Hình mắt, cuốn hút, không có lỗi nhưng chưa thu hút, không ảnh không phù hợp,
thức trình chính tả. có lỗi chính tả. mắc nhiều lỗi chính tả.
bày
1.0 đ 0.5 đ 0.0 đ
Trình bày rõ ràng, chi tiết các Trình bày rõ ràng các bài học Không trình bày đầy đủ
2. Chiêm bài học nhận được và chỉ ra nhận được và chỉ ra được 3 các thông tin cần thiết
nghiệm được 3 điều tâm đắc nhất cùng điều tâm đắc nhất nhưng hoặc thông tin không rõ
kiến thức với các lý lẽ thuyết phục. chưa có lý lẽ thuyết phục. ràng, khó hiểu.
5.0 đ 2.5 đ 0.0 – 1.0 đ
Trình bày rõ ràng, chi tiết các Trình bày rõ ràng các khả
Không trình bày được
khả năng ứng dụng kiến thức năng ứng dụng kiến thức đã
khả năng vận dụng kiến
3. Khả đã học trong học tập và cuộc học trong học tập và cuộc
thức đã học, hoặc thông
năng vận sống một cách cụ thể; thể hiện sống; nhưng chưa thể hiện rõ
tin không rõ ràng, khó
dụng tinh thần cầu thị, không ngừng tinh thần cầu thị và mong
hiểu.
học hỏi phát triển bản thân. muốn phát triển bản thân.
2.0 đ 1.0 đ 0.0 -0.5 đ
Có mục tiêu rõ ràng và kế
Có kế hoạch vận dụng các Không có kế hoạch
4. Kế hoạch cụ thể, chi tiết, vận dụng
kiến thức cụ thể nhưng chưa hoặc kế hoạch không rõ
hoạch vận hợp lý các bài học. Thể hiện tốt
thể hiện rõ ràng. ràng, thông tin khó hiểu.
dụng kỹ năng quản lý thời gian.
2.0 đ 1.0 đ 0.0 -0.5 đ

You might also like