You are on page 1of 2

Luật QHĐT năm 2009 quy định tại Điều 20, 21, 53 và 54 đã làm rõ hơn vấn đề

TGCĐ trong QHĐT bằng cách đưa ra yêu cầu “lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá
nhân và cộng đồng dân cư có liên quan về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị”.
Quy định cụ thể hình thức thực hiện, chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức
trong hoạt động lấy ý kiến.
Hiện nay, theo Điều 16 – 17 Luật Xây dựng năm 2014 quy định chi tiết hơn về
trách nhiệm, hình thức, thời gian lấy ý kiến cộng đồng và phản hồi ý kiến: “Cơ
quan, tổ chức, cá nhân được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản hoặc
góp ý kiến trực tiếp”. Gần đây nhất là quy định trong Luật Quy hoạch năm 2019 và
Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Quy hoạch. Trong Chương 3, từ Điều 29 – 32 Nghị định
số 37/2019/NĐ-CP quy định về quy trình lấy ý kiến cộng đồng cho từng loại quy
hoạch, thẩm quyền của các cơ quan quản lý. So với Luật Xây dựng năm 2014 và
Luật QHĐT năm 2009, Luật Quy hoạch năm 2019 có quy định rõ hơn về trách
nhiệm tổng hợp ý kiến và giải trình của cơ quan lập quy hoạch, tiếp thu ý kiến,
công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan trước khi trình thẩm
định quy hoạch.
Về cơ bản, các quy định pháp luật đã tạo khung cho sự TGCĐ vào quá trình lập
QHĐT dưới hình thức lấy ý kiến góp ý. Một số cơ quan đã tổ chức lấy ý kiến: đối
với những quy hoạch quy mô lớn, có tính quan trọng với phạm vi ảnh hưởng cấp
quốc gia thì do cơ quan nhà nước (bộ hoặc Ủy ban nhân dân) tổ chức lấy ý kiến
cộng đồng và các cơ quan chuyên môn liên quan. Còn lại các dự án có phạm vi ảnh
hưởng trong tỉnh, quy mô nhỏ như quy hoạch khu đô thị mới hay một khu sản xuất,
Nhà nước giao cho cơ quan lập quy hoạch tổ chức lấy ý kiến, có phối hợp với
chính quyền địa phương khi cần thiết. Có thể trực tiếp hay gián tiếp trong tổ chức
lấy ý kiến cộng đồng, Nhà nước phải bảo đảm tiếp thu ý kiến người dân và là căn
cứ quan trọng cho việc thẩm định và phê duyệt quy hoạch2.
– Đối tượng lấy ý kiến: cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên
quan về nhiệm vụ và đồ án QHĐT.
– Nội dung lấy ý kiến: lấy ý kiến về Nhiệm vụ quy hoạch và đồ án QHĐT.
– Hình thức lấy ý kiến: để bảo đảm thu hút được sự quan tâm của cộng đồng, các
hình thức lấy ý kiến được quy định rất đang dạng. Phát phiếu điều tra, phỏng vấn
hoặc gửi hồ sơ, tài liệu hoặc tổ chức hội nghị, hội thảo (Điều 21 Luật QHĐT năm
2009), đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch, niêm yết,
trưng bày tại nơi công cộng và và các hình thức khác theo quy định của pháp luật
về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (tại Điều 17 Luật Xây dựng năm 2014).
– Thời gian lấy ý kiến: thời gian lấy ý kiến người dân về quy hoạch xây dựng đô
thị là một giới hạn mà trong khoảng thời gian đó người dân được thực hiện quyền
tham gia đóng góp ý kiến của mình. Khoản 4 Điều 21 Luật QHĐT năm 2009 quy
định: “Thời gian lấy ý kiến ít nhất là 15 ngày đối với cơ quan, 30 ngày đối với tổ
chức, cá nhân, cộng đồng dân cư”.

Những bất cập về sự tham gia cộng đồng trong lập quy hoạch đô thị
Hiện nay, tất cả đồ án QHĐT đều phải tuân thủ và bảo đảm việc lấy ý kiến cộng
đồng như một quy trình bắt buộc theo đúng quy định pháp luật. Thời gian qua, việc
lấy ý kiến cộng đồng đã có một số ưu điểm, bước đầu đã có sự phối hợp của các
bên liên quan giữa chính quyền địa phương, đơn vị tư vấn, cộng đồng, nhận thức
của các cơ quan quản lý về vai trò và sự tham gia của cộng đồng đã được nâng cao,
cộng đồng cũng thấy được quyền lợi và trách nhiệm của mình trong công tác thực
hiện và quản lý QHĐT. Tuy nhiên trên thực tế, sự TGCĐ còn mang tính hình thức,
hiệu quả còn thấp bởi một số vấn đề bất cập sau:

You might also like