You are on page 1of 4

Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực

tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam


KHÓA SUPER-PLUS: LUYỆN THI NÂNG CAO
CHINH PHỤC TẤT CẢ CÁC DẠNG BÀI TẬP – MÔN: SINH HỌC
Nội dung: CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ BIẾN DỊ CẤP PHÂN TỬ

Câu 1 ( ID:122 ): Một gen có 3000 nu và 3900 liên kết hiđro. Sau khi đột biến ở một cặp nu, gen tự nhân đôi 3
lần và đã sử dụng của môi trường 4193A và 6300G. Số lượng từng loại nu của gen sau đột biến là:
A. A = T = 600; G = X = 900. B. A = T = 1050; G = X = 450.
C. A = T = 599; G = X = 900. D. A = T = 900; G = X = 600.
o
Câu 2 ( ID:220 ): Gen cấu trúc dài 3559,8 A . Khi xảy ra đột biến làm giảm 1 liên kết hiđro. Chuỗi polipeptit
do gen đó tổng hợp chứa 85 axit amin kể cả axit amin mở đầu. Cho các kết luận sau:
(1) Đột biến thuộc dạng thay thế 2 cặp A – T bằng 1 cặp G – X.
(2) Vị trí thay thế cặp nu thuộc đơn vị mã thứ 86.
(3) Đột biến thuộc dạng thay thế một cặp G – X bằng một cặp A – T.
(4) Đây là dạng đột biến dịch khung.
Có bao nhiêu nội dung đúng?
A. 3 B. 1 C. 2 D. 4
Câu 3 ( ID:47220 ): Trong bảng mã di truyền của mARN có: Mã mở đầu AUG, mã kết thúc UAA, UAG,
UGA. Bộ ba nào sau đây trên mạch gốc của gen có thể bị biến đổi thành bộ ba vô nghĩa (không mã hoá axit
amin nào cả) bằng cách chỉ thay 1 nucleotit.
A. AXX. B. AAA. C. XGG. D. XXG.
0
Câu 4 ( ID:47221 ): Một gen có chiều dài 4080A và có 3075 liên kết hiđrô. Một đột biến điểm không làm thay
đổi chiều dài của gen nhưng làm giảm đi 1 liên kết hi đrô. Khi gen đột biến này nhân đôi liên tiếp 4 lần thì số
nu mỗi loại môi trường nội bào phải cung cấp là
A. A = T = 7890 ; G = X = 10110. B. A = T = 8416; G = X = 10784.
C. A = T = 10110 ; G = X = 7890. D. A = T = 10784 ; G = X = 8416.
Câu 5 ( ID:47222 ): Gen có 1170 nuclêôtit và có G = 4A. Sau đột biến chiều dài gen không thay đổi, phân tử
prôtêin giảm xuống 1 axit amin. Khi gen đột biến nhân đôi liên tiếp 3 lần, nhu cầu nuclêôtit loại A giảm xuống
7 nuclêôtit. Số nucleotit mỗi loại của gen đột biến là:
A. A = T = 116; G = X = 469. B. A = T = 116; G = X = 468.
C. A = T = 118; G = X = 468. D. A = T = 118; G = X = 467.
Câu 6 ( ID:47223 ): Chiều dài của 1 gen cấu trúc là 2397 Ao. Do đột biến thay thế một cặp Nu tại vị trí thứ 400
tính từ Nu đầu tiên, tính từ mã mở đầu làm cho bộ ba mã hóa tại đây trở thành mã không quy định amin nào.
Loại đột biến này đã ảnh hưởng tới bao nhiêu a.amin nếu không kể đến mã mở đầu?
A. Mất 1 a.amin trong chuỗi polipeptit.
B. Mất 100 a.amin trong chuỗi polipeptit.
C. Có 1 a.amin bị thay thế trong chuỗi polipeptit
D. Mất 101 a.amin trong chuỗi polipeptit.
Câu 7 ( ID:47224 ): Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành alen a, gen b bị đột biến thành alen B,
gen D bị đột biến thành alen d.
Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn và các đột biến đều là đột biến nghịch.
Trong số các kiểu gen dưới đây, có bao nhiêu kiểu gen là của thể đột biến.
(1) AaBbDD. (2) AABBdd. (3) AAbbDd.
(4) AabbDd. (5) AaBBDd. (6) AABbDd.
(7) aabbdd. (8) aaBbdd.
A. 2. B. 4. C. 6. D. 5.
Câu 8 ( ID:47225 ): Gen M ở sinh vật nhân sơ có trình tự nuclêôtit như sau:

Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào! Trang 1
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

Biết rằng axit amin valin chỉ được mã hóa bởi 4 triplet là: 3’XAA5’; 3’XAG5’; 3’XAT5’; 3’XAX5’ và chuỗi
pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp có 31 axit amin.
Căn cứ vào các dữ liệu trên, hãy cho biết trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng?
(1) Đột biến thay thế cặp nuclêôtit G - X ở vị trí 88 bằng cặp nuclêôtit A - T tạo ra alen mới quy định tổng hợp
chuỗi pôlipeptit ngắn hơn so với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp.
(2) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí 63 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit giống với
chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp.
(3) Đột biến mất một cặp nuclêôtit ở vị trí 64 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit có thành phần
axit amin thay đổi từ axit amin thứ 2 đến axit amin thứ 21 so với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp.
(4) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí 91 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit thay đổi
một axit amin so với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 9 ( ID:47226 ): Một gen có A = 1,5G và có tổng số liên kết hidro là 3600. Gen bị đột biến dưới hình thức
bị thay thế 1 cặp nucleotit này bằng 1 cặp nu khác. Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
(1) Nếu đột biến không làm thay đổi số liên kết hidro thì số nucleotit từng loại của gen đột biến là: A = T = 900;
G = X = 599.
(2) Nếu đột biến làm biến đổi số liên lết hidro thì số nucleotit từng loại của gen đột biến là: A = T = 901; G = X
= 599.
(3) Đột biến làm thay đổi trật tự sắp xếp tất cả các nucleotit từ vị trí xảy ra đột biến trở về phía sau.
(4) Đột biến không làm thay đổi trật tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi polipeptit do gen quy định.
(5) Dạng đột biến trên có thể có lợi, có thể có hại hoặc trung tính. Xét ở cấp độ cơ thể thì phần lớn dạng đột
biến trên là trung tính.
Số kết luận đúng là:
A. 0. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 10 ( ID:47227 ): Mỗi gen trong cặp gen dị hợp đều chứa 2998 liên kết hóa trị giữa các nucleotit. Gen trội
D chứa 17,5% số nuclotit loại T. Gen lặn d có A = G = 25%. Trong trường hợp chỉ xét riêng cặp gen này, các tế
bào mang kiểu gen Dd giảm phân hình thành giao tử có xảy ra rối loạn phân li nhiễm sắc thể ở một số tế bào.
Hỏi có bao nhiêu loại giao tử trong số các giao tử sau đây không thể tạo ra ?
(1) Giao tử có 1275 Timin.
(2) Giao tử có 1275 Xitozin.
(3) Giao tử có 1050 Ađênin.
(4) Giao tử có 1500 Guanin.
(5) Giao tử có 1725 Guanin.
(6) Giao tử có 1950 Guanin.
A. 1. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 11 ( ID:47228 ): Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen b. Cặp gen Bb
qua hai lần nhân đôi bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689
nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?
(1) Dạng đột biến đã xảy ra với gen B là đột biến thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T
(2) Tổng số liên kết hiđrô của gen b là 1669 liên kết.
(3) Số nuclêôtit từng loại của gen b là A = T = 282; G = X = 368.
(4) Tổng số nuclêôtit của gen b là 1300 nuclêôtit.
A. 0. B. 2. C. 3. D. 4.

Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào! Trang 2
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
Câu 12 ( ID:47229 ): Xét cặp gen dị hợp Bb nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tường đồng. Mỗi gen đều có 60
vòng xoắn. Gen B chứa 35% Ađênin, gen b có 4 loại đơn phân bằng nhau. Một tế bào có 1080 Guanin trong
cặp gen nói trên. Cho các phát biểu sau:
(1) Tổng số Nucleotit của gen B và b là 1200 nucleotit.
(2) Gen B có A = T = 180 nucleotit; G = X = 420 nucleotit.
(3) Gen b có số nucleotit từng loại là: A = T = G = X = 300 nucleotit.
(4) Kiểu gen của tế bào này là BBbb.
(5) Tế bào này có chứa 1320 nucleotit loại A.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 13 ( ID:47230 ): Ở một loài sinh vật, xét một locus 2 alen A và a trong đó alen A là một đoạn ADN dài
306nm và 2338 liên kết hydro, alen a là sản phẩm đột biến từ alen A. Trong một tế bào xoma chứa cặp alen Aa
tiến hành nguyên phân liên tiếp 3 lần, số nucleotide cần thiết cho các quá trình tái bản của các alen nói trên là
5061A và 7532G.
Cho các kết luận sau
(1) Gen A có chiều dài lớn hơn gen a.
(2) Gen A có G = X = 538; A = T = 362.
(3) Gen a có A = T = 360; G = X = 540.
(4) Đây là dạng đột biến thay thế một cặp A-T thành 1 cặp G-X.
Số kết luận đúng là
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 14 ( ID:47231 ): Gen A có tổng số 2850 liên kết hidrô và trên một mạch của gen có trình tự các nucleotit
như sau: A : T : X : G = 4 : 1 : 1 : 2. Gen A bị đột biến điểm nên giảm 2 liên kết hydro và chiều dài giảm
xuống, thì thành gen a. Cho các phát biểu sau:
(1) Tổng số nucleotit của gen A là 2400 nucleotit.
(2) Đây là dạng đột biến thay thế 2 cặp G - X bằng 2 cặp A - T.
(3) Đây là dạng đột biến mất 1 cặp A - T.
(4) Số nucleotit từng loại của gen a là G = X = 450; A = T = 749.
(5) Cặp gen Aa nhân đôi 2 lần, môi trường cung cấp là A = T = 4497, G = X = 2700 nucleotit.
Số phát biểu đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
2
Câu 15 ( ID:47232 ): Gen D có tổng số 1560 liên kết hiđrô, trong đó số nuclêôtit loại A bằng số nucleotit
3
loại G. Gen D đột biến điểm thành gen d làm giảm đi hai liên kết hiđrô. Cho các phát biểu sau:
(1) Gen D có tổng số nucleotit là 1200 Nu.
(2) Gen D có A = T = 360; G = X = 240.
(3) Có thể gen D đã bị đột biến thay thế 2 cặp G-X bằng 2 cặp A-T.
(4) Gen D đã bị đột biến mất một cặp A-T.
(5) Gen d có A = T = 239.; G = X = 360.
Số phát biểu đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 16 ( ID:47233 ): Một đoạn mạch gốc của gen cấu trúc có trật tự nuclêôtit như sau:
5 ’TAX - AAG - GAG - AAT - GTT-XXA - ATG -XGG - GXG - GXX - GAA - XAT3 ’
Nếu xảy ra một đột biến liên quan đến một cặp nuclêôtit làm cho số axit amin của chuỗi pôlipeptit trong phân
tử prôtêin hoàn chỉnh do gen đột biến tổng hợp chỉ còn lại 5 axit amin. Có bao nhiêu trường hợp đột biến sau
đây có thể xảy ra?
(1) Mất một cặp nuclêôtit X-G ở vị trí thứ 16 tính từ đầu 5’.
(2) Thay thế một cặp nuclêôtit X- G ở vị trí thứ 16 tính từ đầu 5’ bằng một cặp nuclêôtit T-A.

Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào! Trang 3
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
(3) Thay thế một cặp nuclêôtit X- G ở vị trí thứ 17 tính từ đầu 5’ bằng một cặp nuclêôtit T-A
(4) Thay thế một cặp nuclêôtit G-X ở vị trí thứ 21 tính từ đầu 5’ bằng một cặp nuclêôtit X-G.
Số trường hợp có thể xảy ra là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 17 ( ID:47234 ): Ở sinh vật nhân thực, xét gen B có 120 chu k xoắn. Biết trong gen có A = G. Trên mạch
1 của gen có A = 120 nucleotit, mạch 2 của gen có X = 20% tổng số nucleotit của mạch. Gen B bị đột biến
thành gen b. Khi gen b tự sao 2 lần liên tiếp cần môi trường nội bào cung cấp 7194 nucleotit tự do. Trong các
gen con thu được có 11988 liên kết hiđrô. Cho các kết luận sau:
(1) Đây là đột biến mất 1 cặp G – X.
(2) Tổng số nuclêôtit của gen B là 2400 nuclêôtit.
(3) Ở gen B, mạch 1 có A1 = 120; T1 = 360; G1 = 240; X1 = 480.
(4) Dạng đột biến trên chỉ ảnh hưởng đến một bộ ba.
Số kết luận không đúng là
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 18 ( ID:47235 ): Một gen có 4800 liên kết hiđrô và có tỉ lệ A : G = 0,5. Gen này bị đột biến điểm tạo thành
alen mới có 4801 liên kết hiđrô. Số nhận xét đúng là
(1) Gen bình thường và gen đột biến có chiều dài khác nhau.
(2) Đây là dạng đột biến mất 1 cặp nuclêôtit.
(3) Số nuclêôtit loại ađênin của gen đột biến là 599.
(4) Số nuclêôtit loại timin của gen bình thường là 1200.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 19 ( ID:47236 ): Gen D có 3600 liên kết hiđrô và số nuclêôtit loại ađênin (A) chiếm 30% tổng số nuclêôtit
của gen. Gen D bị đột biến thành alen d. Một tế bào có cặp gen Dd nguyên phân một lần, số nuclêôtit mỗi loại
mà môi trường nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi là A = T = 1799; G = X = 1201.
Cho các phát biểu sau:
(1) Tổng số nucleotit của gen D và gen d bằng nhau.
(2) Gen D có số nucleotit từng loại là A = T = 600; G = X = 900.
(3) Số nucleotit môi trường cung cấp cho gen d là A = T = 899; G = X = 601.
(4) Dạng đột biến làm gen D thành alen d là đột biến thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T.
Số phát biểu đúng là
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 20 ( ID:47242 ): Một cặp alen dài 0,408 µm trong đó B quy định quả đó chứa T = 20%; alen b quy định
quả vàng có G = 15%. Do đột biến đã xuất hiện loại kiểu gen mang 1440 nucleotide loại G thuộc các gen trên.
Kiểu gen của cá thể mang đột biến là
A. Bbb. B. BBb.
C. BB hoặc Bbb. D. BB hoặc BBb.

Lưu ý: Để xem đáp án nhanh, các em có thể tra theo ID ngay trên APP Hoc24h.
APP Hoc24h có hệ thống câu hỏi được đầu tư công phu và sử dụng hoàn toàn MIỄN PHÍ.
Các em nên cài vào điện thoại để tiện cho việc ôn luyện mọi lúc, mọi nơi!
Biên soạn: Thầy THỊNH NAM
Đăng kí LUYỆN THI ONLINE tại: http://hoc24h.vn/

Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào! Trang 4

You might also like