You are on page 1of 4

THUYẾT TOÀN TRỊ XÔ VIẾT - NHÓM 11

1. BỐI CẢNH
Thuyết toàn trị Xô Viết ra đời trong bối cảnh lịch sử của cuộc Cách mạng Xô Viết
và sự thành lập của Liên Xô. Đây là một thời kỳ đầy biến động và xung đột chính trị,
xã hội và kinh tế tại Nga vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.
Sau sự thành lập của chính quyền Xô Viết, các nhà lãnh đạo cách mạng như Lênin
và Stalin đã triển khai các biện pháp để xây dựng một xã hội toàn trị Xô Viết. Các
biện pháp này bao gồm sự tập trung quyền lực vào tay ĐCS Xô Viết, quyền lực trung
ương và kinh tế tập trung.
Thuyết toàn trị Xô Viết được đề xuất như một phương pháp nhằm đảm bảo sự
kiểm soát tuyệt đối của Đảng và quyền lực trung ương đối với các khía cạnh của xã
hội, bao gồm cả chính trị, kinh tế, văn hoá.

2. ĐẶC ĐIỂM
Tồn tại như một công cụ thuộc sở hữu và kiểm soát chặt chẽ bởi nhà nước
● Mục đích: Đóng góp vào thành công, phát triển hệ thống xã hội chủ nghĩa Xô viết.
● Người có quyền sử dụng truyền thông: Các thành viên trung thành và chính thống
của đảng.
● Thống nhất về nội dung: Các nội dung từ nước ngoài không thể thâm nhập
● Học thuyết này quan niệm sự tự do được hưởng thụ trong khuôn khổ nhà nước,
người dân được chính quyền bảo vệ và nâng đỡ, đảm bảo quyền lợi mà không bị
thế lực nào cướp mất.

3. CÁCH NHÌN HỌC GIẢ


Thuyết truyền thông toàn trị Xô Viết được áp dụng đầu tiên tại Liên Xô. Người
xây dựng là các nhà quản lý nước Liên Xô, dựa trên học thuyết của Karl Marx. Tuy
nhiên tác giả nhận định rằng mô hình truyền thông này khác biệt so với những gì Karl
Marx mường tượng. Nền tảng của học thuyết là quan niệm về Đảng và nhà nước Liên
Xô như cố vấn toàn diện cho các tầng lớp người dân, dẫn dắt họ vượt qua thời kì quá
độ, loại bỏ tàn dư của chế độ Tư bản. Người dân chấp nhận định hướng và vì vậy cũng
chấp nhận sự kiểm soát. Truyền thông là công cụ đắc lực để Đảng tập trung quyền lực,
thực hiện sứ mạng.
Tự do báo chí ở Liên Xô nghĩa là không chứa tư bản, tư tưởng danh vọng, chủ
nghĩa cá nhân tiểu tư sản vô chính phủ. Tức là tổ chức truyền thông và các nội dung
truyền thông đều là của đại chúng chứ không phải của một số ít cá nhân có tiền. Tự do
không mâu thuẫn với sự can thiệp của chính phủ: Tự do có được trong khuôn khổ của
nhà nước luôn làm điều tốt đẹp cho người dân.
4. TẠI VIỆT NAM
Thuyết toàn trị Xô Viết đã được thực hiện ở Việt Nam trong giai đoạn lịch sử quan
trọng:
Sau cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, Việt Nam đã chính thức tuyên bố độc
lập và thành lập chính quyền Dân tộc Việt Nam, do Việt Minh (Đảng Lao động Việt
Nam) lãnh đạo. Trong thời gian từ năm 1945 đến năm 1976, Việt Nam đã áp dụng chế
độ thực hiện thuyết toàn trị Xô Viết. Trong thời gian này, chính sách thực hiện thuyết
toàn trị Xô Viết đã gắn kết việc tái cơ cấu nông nghiệp, công nghiệp hóa và quốc gia
hoá các ngành kinh tế. Ngoài ra, Việt Nam cũng thực hiện chính sách đồng chính sách
ngoại giao với Liên Xô và các quốc gia Xô Viết khác.

+ Mô hình truyền thông chính thức: TT đc quản lý và kiểm soát bởi ĐCSVN.
Báo chí, đài phát thanh và truyền hình được dùng như một công cụ để tuyên
truyền những chính sách của Đảng và Nhà nước.
+ Tự do báo chí bị giới hạn: Báo chí và các phương tiện truyền thông chỉ được
phép truyền tải thông điệp và tin tức được chính thức phê duyệt và kiểm soát.
+ Mục tiêu truyền thông: TT trong giai đoạn này có mục tiêu phục vụ lợi ích cho
giai cấp công nhân và nhân dân.
→ Nhận xét: Truyền thông được sử dụng để tuyên truyền các giá trị Xô Viết, tạo
động lực cho cách mạng công nông. Đồng thời, được sử dụng để gắn kết và tạo ra sự
ủng hộ từ nhân dân cho chính phủ và ĐCSVN.
Năm 1986, VN đã tiến hành chính sách đổi mới, mở cửa kinh tế và thực hiện các
cải cách để chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch TW sàn mô hình kinh tế thị trường
=> Do đó, thuyết toàn trị Xô Viết không còn được thực hiện ở Việt Nam trong thực tế
hiện đại. Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn duy trì vai trò lãnh đạo và kiểm
soát quyết định chính trị trong đất nước.

Hiện nay có quốc gia nào đang áp dụng Thuyết toàn trị Xô Viết không?
Hiện nay, không có quốc gia nào áp dụng thuyết toàn trị Xô Viết theo cách mà
Liên Xô và các quốc gia Xô Viết đã thực hiện trong quá khứ. Sau sự sụp đổ của Liên
Xô vào năm 1991 và sự tan rã của các quốc gia Xô Viết, hầu hết các quốc gia đã diễn
ra các quá trình chính trị và kinh tế để chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch trung ương
sang mô hình kinh tế thị trường và trở thành các chế độ chính trị đa đảng, dân chủ
hoặc các hình thức chính trị khác.

5. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM
● Ưu điểm:
- Muốn tạo ra 1 xã hội bình đẳng, xoá bỏ sự độc tài của tư bản: Thuyết toàn trị XV
nhấn mạnh loại bỏ sự bất công và chênh lệch trong giai cấp xã hội, bằng cách chuyển
quyền sở hữu sản xuất từ tầng lớp tư sản sang công nhân. Lý thuyết này đề xuất một
hệ thống kinh tế và xã hội trong đó tất cả mọi người có quyền truy cập vào tài nguyên
và cơ hội một cách công bằng.
- Loại bỏ áp bức giai cấp: Bằng cách loại bỏ tầng lớp tư sản, người lao động không
còn phải chịu áp lực tài chính và khối lượng công việc đè nén.
- Tăng cường quyền lực công nhân: Bằng cách đề cao quyền lực của công nhân và
tầng lớp lao động.

● Nhược điểm:
- Giai cấp lãnh đạo và quyền lực tập trung: Thuyết này dẫn đến tập trung quyền lực
trong tay một số ít người lãnh đạo. Khi quyền lực tập trung trong tay nhóm nhỏ → xảy
ra hiện tượng lạm quyền và thiếu tính minh bạch trong quyết định và quản lý.
- Hạn chế tự do cá nhân: Lý thuyết này đặt hạn chế lớn đối với tự do cá nhân và
quyền sở hữu cá nhân
- Thiếu sự cạnh tranh và đa dạng ý kiến: Do không có quyền phản biện từ nhân dân
→ gây ra sự mất cân bằng thông tin và tư tưởng.
- Hiệu suất kinh tế: Khó khăn trong việc khuyến khích sáng tạo và tạo động lực kinh
tế → hệ thống kinh tế tập trung quá mức có thể ảnh hưởng đến hiệu suất và sự đa dạng
trong việc sản xuất và phân phối hàng hóa
- Khó cân bằng giữa lý thuyết & thực hành: Vì nội dung truyền thông đều mang tính
đại chúng, truyền thông phải thay đổi liên tục theo cấp trên để đảm bảo mục tiêu của
Đảng → sự nhất quán về thông điệp truyền thông không được đảm bảo.

5. TÍNH LIÊN ĐỚI CÁC LÝ THUYẾT


Thuyết toàn trị Xô Viết được phát triển từ Thuyết độc đoán với sự giống và khác nhau:
● Giống: Đều là người thuộc cơ quan đầu não có quyền sử dụng phương tiện truyền
thông → coi sự phát triển nhà nước là văn minh, tiến bộ → Nhà nước quan trọng
hơn mọi cá nhân và cá nhân phải phụ thuộc Nhà nước
⇒ 2 lý thuyết này có cùng nguyên lý cơ bản
● Khác: Thuyết độc đoán chỉ không đc phê bình bộ máy chính trị và người công
chức đương nhiệm; còn thuyết toàn trị XV không được phê bình mọi mục tiêu của
Đảng (tất cả khía cạnh Đảng quản lý như kinh tế, xã hội, chính trị)

Sự khác nhau giữa thuyết toàn trị XV và các lý thuyết còn lại:
+ Trong khi thuyết độc đoán bảo vệ quyền tự do biểu đạt và ý kiến đối lập, thuyết
tự do tôn trọng quyền cá nhân và quyền tự do tư tưởng
+ Thuyết trách nhiệm xã hội nhấn mạnh trách nhiệm cá nhân tổ chức đối với xã
hội
→ Tóm lại, sự liên đới giữa các thuyết có thể hiện các mối quan hệ phức tạp và đôi
khi có sự đối lập.
⇒ Nhận xét: Thuyết toàn trị Xô Viết có lý tưởng nhưng thiếu thực tiễn. Về lý tưởng,
báo chí trong thuyết toàn trị XV là nền báo chí nhân dân, góp phần xây dựng hình
mẫu đích thực của Chủ nghĩa Xã hội, nhưng thực tế là nền báo chí kiểm soát chặt chẽ,
không phải để phục vụ dân mà áp đặt thông tin, ngăn chặn chủ ý cá nhân của nhân
dân.

You might also like