You are on page 1of 4

Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8_Cánh Diều Năm học 2023 - 2024

3.HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: HS được luyện tập để khái quát lại kiến thức đã học trong bài, áp dụng kiến
thức để làm bài tập.
b. Nội dung:
- HS vận dụng kiến thức về Trợ từ, thán từ để làm bài tập.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm tập SGK
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố.
Bước 1: Chia nhóm, chuyển giao nhiệm vụ: III- Luyện tập.
Trò chơi: “ KHỈ CON LEO CÂY”
Luật chơi: Chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội 4 HS. Đội
nào đanh đụơc quyền trả lời nhanh và nhiều câu
đúng thì đội đó chiến thắng.
- Mỗi câu trả lời đúng tương đương với 1 điểm
1/ Giải thích nghĩa của trợ từ in đậm trong câu
sau“Mặc dầu non 1 năm ròng mẹ tôi không gửi cho
tôi lấy một lá thư nhắn người thăm tôi lấy một lời và
gửi cho tôi lấy một đồng quà.”
2/ Giải thích nghĩa của trợ từ in đậm trong câu sau
“Hai đứa mê nhau lắm. Bố mẹ đứa con gái biết vậy,
nên cũng bằng lòng gả. Nhưng họ thách nặng quá:
nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn
cau, còn rượu…cả cưới nữa thì mất đến cứng hai
trăm bạc.”
3/ Thán từ in đậm trong câu sau đây bộc lộ cảm xúc
gì:“Lũ chuột bò lên chạn, leo lên bác Nồi Đồng.
Năm sáu thằng xúm lại húc mõm vào, cố mãi mới
lật được cái vung nồi ra. “Ha ha! Cơm nguội! Lại
có một bát cá kho! Cá rô kho khế: vừa dừ vừa thơm.
Chít chít, anh em ơi, lại đánh chén đi thôi!”.
4/ Thán từ in đậm trong câu sau đây bộc lộ cảm xúc
gì:“Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”
5/ Giải thích câu tục ngữ: “Gọi dạ bảo vâng”
6/ Giải thích nghĩa của trợ từ in đậm trong câu sau
“Tính ra cậu Vàng cậu ấy ăn khỏe hơn cả tôi, ông
giáo ạ!”
7/ Giải thích nghĩa của trợ từ in đậm trong câu
sau“Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám / Tựa nhau
trông xuống thế gian cười”
8/ Các thán từ in đậm trong những câu sau đây bộc
lộ cảm xúc gì: “Bác Nồi Đồng run như cầy sấy:
“Bùng boong. Ái ái! Lạy các cậu, các ông, ăn thì ăn,
nhưng đừng đánh đổ tôi xuống đất. Cái chạn cao thế
này, tôi ngã xuống không vỡ cũng bẹp, chết mất!”.
9/ Thán từ in đậm trong câu sau đây bộc lộ cảm xúc
gì: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu

Giáo viên: Vũ Thị Bốn - Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ


Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8_Cánh Diều Năm học 2023 - 2024
ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn
dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,… toàn những
cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là
những người đáng thương; không bao giờ ta
thương….”
10/ Đặt 1 câu có trợ từ và 1 câu có thán từ
Bài tập 2/24,25 : (SGK Ngữ Văn 8,
+ Thảo luận cặp đôi ( Thời gian 3p) tập 1 Cánh Diều)
a. Từ cả không phải là trợ từ. Cụm
từ cả ngày biểu thị một ngày xuyên
suốt.

b. Từ cả là trợ từ, biểu thị với mức


độ cao, ý bao hàm, có nghĩa chỉ ở
đây rất đông người.

c. Từ chính là trợ từ, nhấn mạnh


vào thời gian, thời điểm nói đến, có
nghĩa chỉ tại thời điểm này.

d. Từ chính không phải là trợ từ.


Cụm từ nhân vật chính biểu thị là
nhân vật điển hỉnh, then chốt của
cốt truyện, từ chính bổ sung ý nghĩa
cho danh từ nhân vật.
-> Các từ: “cả” ví dụ b và “chính”
ví dụ c là thán từ.

Bài tập 4/25 (SGK Ngữ Văn 8, tập 1 Cánh Diều) Bài 4:
a. “ ấy” : Không phải thán từ vì nó
không bộc lộ cảm xúc của người nói
hay dùng để gọi và đáp trong giao
tiếp.
b. “ Ấy” : Là thán từ vì nó là từ
biểu lộ cảm xúc về mức độ của sự
việc.
c. “ này” : Không phải thán từ vì từ
không bộc lộ cảm xúc của người nói
hay dùng để gọi và đáp trong giao
tiếp. Từ này trong trường hợp câu
trên chỉ biểu thị nhấn mạnh cho sự
việc được nhắc đến tại thời điểm
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: hiện tại của người nói.
+ HĐ cá nhân : 2’. d. “ Này” : Là thán từ vì nó dùng để
+ Trao đổi cặp đôi : 1’ gọi và đáp trong giao tiếp.
- GV quan sát, đôn đốc, hỗ trợ HS ( nếu cần)

Giáo viên: Vũ Thị Bốn - Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ


Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8_Cánh Diều Năm học 2023 - 2024
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
Đại diện nhóm trình bày kết quả.
Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
4: Kết luận, nhận định.
- GV tổ chức cho HS nhận xét, chấm chéo bài của
nhau.
- GV nhận xét, bổ sung, đánh giá và cho điểm.
4. HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG
a- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào làm bài.
b- Nội dung: Kiến thức về Trợ từ, thán từ.
c- Sản phẩm: Bài tập cá nhân.
d- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: IV. VẬN DỤNG
* HS LÀM VIỆC CÁ NHÂN: * Gv hướng dẫn HS cách
Bài 5/ 25 ( SGK Ngữ Văn 8, tập 1 – Cánh Diều) : Viết viết đoạn văn đảm bảo hình
đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) kể về một kỉ niệm của em , thức và yêu cầu nội dung
trong đó có sử dụng ít nhất một trợ từ hoặc một thán từ. của đoạn văn
Chỉ ra trợ từ (hoặc thán từ) trong đoạn văn đó.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HĐ cá nhân : 5’’.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện,
gợi ý nếu cần
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện HS trình bày kết quả trên lớp
- HS khác lắng nghe, nhận xét và chia sẻ ý kiến.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV tổ chức cho HS nhận xét, chấm chéo bài của nhau.
- GV nhận xét, bổ sung, đánh giá và cho điểm.
* Giáo viên hướng dẫn về nhà:
a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS
b) Nội dung:
- GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức để thực hiện nhiệm vụ học tập bằng sơ đồ
tư duy.
c) Sản phẩm:
d) Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
1/ Học ghi nhớ, làm bài tập vận dụng viết đoạn văn có sử dụng thán từ ?
2/ Vẽ SĐT kiến thức bài học, tiết sau gv thu sản phẩm chấm, chữa
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS hoạt động cá nhân hoàn thành sản phẩm ở nhà
B3: Báo cáo
- GV khuyến khích HS chia sẻ sản phẩm trên lớp
B4: Kết luận, nhận định (GV)

Giáo viên: Vũ Thị Bốn - Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ


Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8_Cánh Diều Năm học 2023 - 2024
- GV thu sản phẩm của HS để chấm, chữa và rút kinh nghiệm.
- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.

**********************************************

Giáo viên: Vũ Thị Bốn - Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ

You might also like