You are on page 1of 29

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP. HCM


KHOA MÔI TRƯỜNG

BỘ MÔN: KỸ THUẬT TÁI SỬ DỤNG NƯỚC

ĐỀ TÀI:
TÁI SỬ DỤNG NƯỚC CHO NÔNG NGHIỆP

SVTH: LÊ CHÍ LUÂN


PHẠM MINH TÙNG
LỚP : 09-MT2
GVHD: PGS.TS TÔN THẤT LÃNG

Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 11/2023


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP. HCM


KHOA MÔI TRƯỜNG

BỘ MÔN: KỸ THUẬT TÁI SỬ DỤNG NƯỚC

ĐỀ TÀI:
TÁI SỬ DỤNG NƯỚC CHO NÔNG NGHIỆP

SVTH: LÊ CHÍ LUÂN


PHẠM MINH TÙNG
LỚP : 09-MT2
GVHD: PGS.TS TÔN THẤT LÃNG

Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 11/2023


Đề tài: Tái sử dụng nước cho nông nghiệp

MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................1
DANH MỤC BẢNG...................................................................................................3
DANH MỤC HÌNH....................................................................................................3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................4
GIỚI THIỆU...............................................................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÁI SỬ DỤNG NƯỚC CHO NÔNG NGHIỆP. . .7
1. Những vấn đề về tái sử dụng nước cho nông nghiệp..........................................7
1.1. Những vấn đề chung trong tái sử dụng nước trong nông nghiệp một số
nước trên thế giới................................................................................................7
1.1.1 Sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước tại Singapore..................................7
1.1.2. Sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước tại Israel........................................8
1.1.3. Sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước tại Úc.............................................9
1.2. Tái sử dụng nước ở Việt Nam......................................................................9
1.3. Các thách thức lớn trong tái sử dụng nước cho nông nghiệp.....................10
1.4. Tiềm năng mang lại trong tái sử dụng nước cho nông nghiệp...................11
CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÁI SỬ DỤNG NƯỚC CHO
NÔNG NGHIỆP.......................................................................................................11
2.1 Tổng quan về các phương pháp..................................................................11
2.1.1. Phương pháp thu thập.........................................................................12
2.1.2. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................12
2.1.3. Phương pháp phân tích số liệu............................................................12
2.1.3.1. Phân tích khung DPSIR..................................................................12
2.1.3.2 Chuẩn hóa tiêu chí và tính toán chỉ số trung bình mức độ hài lòng 13
2.2. Cơ sở lý thuyết về nông nghiệp thông minh..............................................13
2.3. Các phương pháp tái sử dụng nước cho nông nghiệp................................14
2.3.1. Công nghệ màng lọc...........................................................................14
2.3.2. Lọc đất sinh học..................................................................................14
2.3.3. Lọc cát sinh học..................................................................................15
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ - THẢO LUẬN................................................................15
3.1. Công nghệ xử lý nước thải tái sử dụng cho nông nghiệp..........................15
Đề tài: Tái sử dụng nước cho nông nghiệp

3.1.1. Sơ đồ công nghệ trong tái sử dụng nước cho nông nghiệp.................15
3.1.1.1. Ở Việt Nam....................................................................................15
a. Khai thác nguồn nước mặt, nước ngầm phục vụ tưới nông nghiệp vùng
đất bãi sông Hà Nội..................................................................................15
b. Ứng dụng đất ngập nước xử lý nước thải ao nuôi tôm tại Bạc Liêu cho
mục đích tái sử dụng................................................................................18
3.1.1.2. Mốt số nước trên thế giới...............................................................21
a. Tái sử dụng nước thải tưới tiêu nông nghiệp: nước-năng lượng-thực
phẩm. Đánh giá Nexus trong Hệ thống tầng chứa nước Tây Bắc Sahara21
3.2. Mục tiêu và công nghệ tái sử dụng nước cho nông nghiệp.......................23
KẾT LUẬN...............................................................................................................24
KIẾN NGHỊ..............................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................26

DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH
Hình 2. 1: Các bước nghiên cứu đánh giá.................................................................11
Hình 2. 2: Khung DPSIR tại huyện Mỹ Xuyên........................................................13
Hình 3. 1: Trạm bơm thuyền tiếp nước cho bể hút...................................................15
Hình 3. 2: Trạm bơm di chuyển trên ray máy bơm ly tâm trục ngang hai miệng hút
...................................................................................................................................16
Hình 3. 3: Trạm bơm buồng ướt máy bơm chìm......................................................17
Hình 3. 4: Sơ sồ công nghệ giếng khoan khai thác tập trung...................................17
Hình 3. 5: Đất ngập nước kiến tạo trong quá trình thi công.....................................18
Hình 3. 6: Đất ngập nước đã phủ lớp đất và trồng cây.............................................19
Hình 3. 7: Thực vật vùng được sử dụng (năng tượng, thủy trúc, cỏ nước mặn).......19
Hình 3. 8: Mô Hình sử lý ao nuôi tôm......................................................................19
Hình 3. 9: Mô hình tái sử dụng nước tưới tiêu cho nông nghiệp ở NWSAS............22
Đề tài: Tái sử dụng nước cho nông nghiệp

Hình 3. 10: Công nghệ màng lọc MBR....................................................................23


Hình 3. 11: Khả năng bộ vi lọc UF tuyệt đối............................................................23
Đề tài: Tái sử dụng nước cho nông nghiệp

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MBBR Membrane Bio-Reactor


NWSAS North Western Sahara Aquifer System
EEA Tổ chức môi trường Châu Âu
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
ĐBSCL Đồng Bằng sông Cửu Long
BOD Nhu cầu oxy hóa sinh học
COD Nhu cầu oxy hóa hóa học
NTTS Nuôi Trồng Thủy Sản
GPS Global Positioning System
AEROTANK Bể sinh học hiếu khí
UF Ultra filtration
XLNT Xử lý nước thải
TSS Tổng chất rắn lơ lửng
Đề tài: Tái sử dụng nước cho nông nghiệp

GIỚI THIỆU

 LỜI MỞ ĐẦU:

Nước sạch, nguồn tài nguyên có hạn và đang có nguy cơ giảm sút trầm trọng do
chính những hoạt động thiếu ý thức của con người. Việc quản lý, khai thác và sử
dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn nước không chỉ là việc làm đem lại lợi ích cho mỗi gia
đình, mà quan trọng hơn là góp phần làm chậm quá trình suy kiệt trữ lượng và chất
lượng nguồn tài nguyên quý giá này. Theo khuyến cáo của các ngành chức năng,
mỗi người dân chỉ cần có những hành động nhỏ là có thể góp phần vào việc bảo vệ
môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Đó là chỉ sử dụng một lượng nước vừa đủ cho
vệ sinh cá nhân, cho sinh hoạt hàng ngày. Nếu có thể hãy tái sử dụng lại nước đã
qua sử dụng một lần (như nước rửa rau lần cuối, có thể dùng để rửa sơ qua các vật
dụng làm bếp trước khi rửa lại bằng nước sạch).
Trong sản xuất nông nghiệp, cần áp dụng các phương pháp tưới phun, tưới dạng
màn sương vừa tiết kiệm nước, vừa hiệu quả cho cây trồng. Không được làm ô
nhiễm nguồn nước sông, suối qua việc vứt rác, xác động vật chết xuống nguồn
nước, làm nhà vệ sinh trên ao hồ, sông, suối. Không dùng phân tươi, nước thải ô
nhiễm để bón tưới rau xanh, hạn chế sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật
trong sản xuất nông nghiệp.
 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, nguồn nước bị thất thoát đã giảm đáng kể, nhưng tình trạng sử dụng nước
không hợp lý, sử dụng lãng phí nguồn nước ở nhiều nơi, nhiều lúc vẫn xảy ra đang
làm cho trữ lượng nước bị giảm mạnh. Ở vùng nông thôn, tình trạng người dân
khoan, đóng giếng tùy tiện không đúng kỹ thuật để phục vụ sinh hoạt và tưới tiêu
trong nông nghiệp đã gián tiếp gây ô nhiễm và sút giảm trữ lượng nước ngầm, ảnh
hưởng lớn đến việc khai thác có mục đích như xây dựng các công trình cung cấp
nước sạch cho người dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng cao.
 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:

Sự gia tăng nhanh chóng về nhu cầu sử dụng nước, cùng với sự giới hạn trong các
nguồn nước tự nhiên do hạn mặn từ biến đổi khí hậu đã thúc đẩy việc tìm kiếm các
nguồn nước thay thế. Những nguồn này có thể là nước mưa, nước lợ và nước thải
sau xử lý.
 NỘI DUNG
Tái sử dụng nước cho nông nghiệp hợp lý một cách bền vững là yêu cầu được đặt ra
cho Việt Nam và các nơi trên toàn thế giới. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong bối
cảnh biến đổi khí hậu, suy giảm nguồn nước, cải thiện hiệu quả sử dụng nước cho
Đề tài: Tái sử dụng nước cho nông nghiệp

đất nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp và tăng lợi nhuận ròng của các hộ nông
dân.
 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
 Phương pháp thu thập thông tin về hiện trạng phát thải và dự báo về khả năng
phát thải trong tương lai.
 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết các công nghệ xử lý nư ớc thải phân t án tại
các quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam.
 Nghiên cứu lý thuyết về cách t ính toán lợi ích chi phí của hệ thống xử lý nước
thải phân tán.
 Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia: tham vấn các chuyên gia trong lĩnh
vực xử lý nước thải phân tán về công nghệ xử lý nước thải phân tán và các lợi
ích chi phí của hệ thốn.
 Phương pháp phân t ích, tổng hợp: phân tích và chọn lọc các nội dung cốt lõi để
tổng hợp đề tài.
Đề tài: Tái sử dụng nước cho nông nghiệp

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÁI SỬ DỤNG NƯỚC CHO NÔNG


NGHIỆP
1. Những vấn đề về tái sử dụng nước cho nông nghiệp
Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào
những mục đích khác nhau trong các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân
dụng, giải trí và môi trường… Hầu hết các hoạt động trên đều cần nước ngọt. Trên
trái đất, có 97% nước muối, 3% nước ngọt. Gần 2/3 lượng nước ngọt tồn tại ở dạng
sông băng và mũ băng ở các cực.
Phần còn lại được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm, chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn tại trên
mặt đất và trong không khí. Những tác động của hiệu ứng nhà kính, rác thải môi
trường, ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu bởi hiện tượng El Nino đã làm cho
nguồn nước ngọt và sạch trên thế giới ngày càng trở nên cạn kiệt.
Chính vì thế, hơn bao giờ hết, tài nguyên nước đang rất cần được bảo vệ, tiết kiệm
và sử dụng thật hợp lý. Các nước phát triển trên thế giới đã thực hiện nhiều giải
pháp tổng thể nhằm quản lý, phát triển và sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước đạt
hiệu quả kinh tế cao [1].
Nước là một trong những yếu tố trọng yếu đảm bảo sự tồn tại và phát triển của con
người, trong đó, nước ngọt được sử dụng phổ biến nhất. Sự tác động của con người
và những biến đổi trong tự nhiên đã làm cho nguồn nước ngọt và sạch trên thế giới
ngày càng cạn kiệt. Thực trạng đó biểu hiện khá phổ biến ở nước ta. Hiện nay,
nguồn nước mặt phân bố tại các sông, hồ, và nước ngầm đang lâm vào tình trạng
cạn kiệt, ô nhiễm nghiêm trọng. Sản xuất nước sạch sử dụng kỹ thuật lạc hậu, lãng
phí nước, tỷ lệ thất thoát nước sinh hoạt ở mức cao. Từ việc nghiên cứu các giải
pháp phát triển và sử dụng tiết kiệm nguồn nước ngọt của các quốc gia khan hiếm
nước ngọt như Singapore, Israel, Úc… tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm
cho việc thực hành tiết kiệm nước ở Việt Nam [1].
1.1. Những vấn đề chung trong tái sử dụng nước trong nông nghiệp một số
nước trên thế giới
1.1.1 Sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước tại Singapore
Nguồn nước ngọt tự nhiên của Singapore được cho là ít nhất thế giới. Nguồn nước
mưa, nước ngầm và nước ở các sông suối nhỏ không đủ cho 5 triệu người dân sử
dụng nhưng đảo quốc này vẫn có thể tồn tại và phát triển mạnh mẽ trong gần 50
năm. Năm 1961, Singapore phải ký 2 hiệp ước nhập khẩu nước ngọt chưa qua xử lý
từ Malaysia với số lượng khoảng 155 triệu lít mỗi ngày. Tình trạng lệ thuộc vào
nguồn nước ngọt nhập khẩu kéo dài trong nhiều năm đã gây những tổn thất nặng
cho nền kinh tế. Trước thực trạng đó, chính phủ Singapore xem chính sách tiết kiệm
và bảo vệ nguồn nước ngọt là quốc sách hàng đầu. Chiến lược tiết kiệm, tái tạo
Đề tài: Tái sử dụng nước cho nông nghiệp

nguồn nước ngọt và sạch được đặt ra và thực hiện bằng nhiều biện pháp gắn với lộ
trình phát triển cụ thể của đất nước.
Một là, nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng tiết kiệm nguồn nước, xây dựng ý
thức tự quản và thực hành tiết kiệm cho mỗi người dân. Chính phủ thực hiện nhiều
biện pháp tuyên truyền, giáo dục, vận động mỗi người dân nâng cao ý thức về sự
cần thiết phải thực hành tiết kiệm nước hàng ngày. Việc tiết kiệm nước được thực
hiện bằng các hành động cụ thể, diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi. Từ năm 2003, cuộc vận
động, tuyên truyền tiết kiệm nước luôn được tiến hành sâu rộng trên toàn quốc.
Khẩu hiệu “Mỗi người dân tiết kiệm 5% lượng nước sinh hoạt trong một tháng” đã
thu hút 250.000 hộ dân trên 70 khu vực của toàn lãnh thổ cam kết thực hiện. Một
trong các nhóm giải pháp được hướng dẫn và đạt hiệu quả cao là “7 biện pháp tiết
kiệm nước”, gồm:
(1) kiểm tra hóa đơn nước hàng tháng để có biện pháp tiết giảm.
(2) chỉ xối nước cần thiết khi tắm.
(3) mở lượng nước vừa đủ khi rửa rau, rửa bát.
(4) chỉ giặt máy giặt khi đủ công suất máy.
(5) dùng nước xả của máy giặt để rửa bồn cầu, sàn nhà vệ sinh.
(6) không để cho nước rò rỉ ở các van và mối nối dù chỉ một giọt.
(7) chỉ dùng ½ lượng nước trong bồn xả có thể làm sạch cầu sau khi đi vệ sinh [2].
Bằng cách đó, mỗi gia đình có thể tiết kiệm được 15-20 lít nước mỗi ngày. Ông
Yaacob Ibrahim - Bộ trưởng Môi trường và Nguồn nước Singapore từng đề nghị:
mỗi người dân tắm bớt đi 1 phút là tiết kiệm được 10 lít nước một ngày. Nếu thực
hiện theo kiến nghị này thì 5 triệu người dân sẽ tích đủ nước cho 16 hồ bơi theo tiêu
chuẩn Olympic. Đó là một con số không hề nhỏ.
Cuộc vận động, tuyên truyền thực hành tiết kiệm nước trên toàn quốc nhanh chóng
thu được kết quả khả quan. Số liệu điều tra, thống kê hàng năm của chính phủ về
thực trạng tiêu dùng nước cho thấy: vào cuối những 90 của thế kỷ XX, mỗi người
dân Singapore sử dụng hết 176 lít nước một ngày. Đến năm 2003, con số này đã
giảm xuống 165 lít/người/ngày, năm 2008 còn 162 lít/người/ngày, năm 2012 chỉ
còn 155 lít/người/ngày [3]. Singapore đã giảm được tỷ lệ thất thoát nước về mức
thấp nhất (khoảng 4,6%, bằng với Nhật Bản) [4]
1.1.2. Sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước tại Israel
Israel là một quốc gia khan hiếm tài nguyên nước. Điều kiện tự nhiên của quốc gia
này đặc biệt khô hạn. Lượng mưa rất thấp, thay đổi theo từng mùa: phía Bắc, lượng
mưa khoảng 800mm/năm; phía Nam chỉ khoảng 50 mm/năm [5]. Mùa mưa kéo dài
từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng bốc hơi nước tự nhiên lên tới 1.900-2.600
Đề tài: Tái sử dụng nước cho nông nghiệp

mm/năm. Nguồn nước mặt tự nhiên của quốc gia này chủ yếu được cung cấp bởi
sông Jordan và biển hồ Galilee. Trong quá trình phát triển, Israel đã thực hiện nhiều
giải pháp sử dụng tiết kiệm và cải thiện nguồn cung cấp nước ngọt dựa vào sự phát
triển khoa học kỹ thuật.
Trước hết, Chính phủ hoàn thiện luật bảo vệ tài nguyên nước, kiểm soát khai thác
nước ngầm, ngăn chặn ô nhiễm nước, đo lường, đánh thuế các mức tiêu thụ nước,
quy định các mức xử phạt đối tượng có hành vi làm thất thoát nước. Để khắc phục
sự suy giảm lượng nước từ các hồ chứa tự nhiên, quốc gia này cho xây dựng nhiều
bể chứa nước ngọt. Bể chứa nước lớn nhất mang tên Shizaf, lòng bể chia thành
nhiều lớp khác nhau, có đáy chìm 3,5m dưới mặt sa mạc, mặt nổi 10m, được thiết
kế đặc biệt để chống lại chế độ bốc hơi tự nhiên cũng như thu gom nước một cách
hoàn hảo. Shizaf có khả năng dự trữ 150.000 m3 nước sạch [6]
Chính phủ cũng đầu tư phát triển các nhà máy lọc nước thải. Là một quốc gia có
nền khoa học kỹ thuật phát triển, Israel đi đầu trong công nghệ tái chế nước. Nước
thải từ công nghiệp và sinh hoạt ở đây đều được thu gom vào các hệ thống xử lý tập
trung, sau đó được phân loại phục vụ cho tiêu dùng sản xuất. Tỷ lệ nước thải được
tái sử dụng ở Israel lên tới 75%. Bên cạnh đó, Israel còn đầu tư xây dựng nhà máy
lọc nước biển có công suất lớn. Nhà máy lọc nước biển Ashkelon đang hoạt động
với công suất 100 triệu m3 nước/năm. Hai nhà máy lọc nước biển có công suất gần
400 triệu m3 nước/năm đang gấp rút hoàn thành. Trong tương lai gần, các nhà máy
lọc nước biển có thể đáp ứng 35% nhu cầu nước ngọt [7].
1.1.3. Sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước tại Úc
Nước Úc có gần 50% diện tích là sa mạc, tài nguyên nước chủ yếu tồn tại ở dạng
sông băng và mũ băng tại các cực. Là một trong những quốc gia chịu tác động lớn
của biến đổi khí hậu trên thế giới, từ năm 2007 đến nay, nước Úc đang phải trải qua
đợt hạn hán nặng nề nhất trong gần 100 năm qua.
Quản lý chặt nguồn cung cấp nước. Chính phủ Úc đề ra 5 mức tiết kiệm nước, mức
cao nhất là 140 lít/người/ngày [8]. Mỗi mức tiết kiệm áp dụng cho từng địa phương
khác nhau dựa vào thực tế phát triển và điều kiện cung cấp nước tại đó. Nước tưới
cây và nước sinh hoạt được bơm theo giờ cố định hàng ngày
1.2. Tái sử dụng nước ở Việt Nam
Nước ta vốn là quốc gia giàu tài nguyên nước. Qua nhiều năm phát triển, sự tác
động của các yếu tố tự nhiên và xã hội đã làm cho nguồn nước bị giảm dần. Hiện
nay, nước mặt phân bố tại các sông, hồ bị cạn kiệt và ô nhiễm nghiêm trọng. Việc
khai thác tự phát các nguồn nước ngầm phổ biến khắp các địa phương cùng với sự
lạm dụng bê tông hóa ở nhiều nơi đã khiến cho sự thẩm thấu nước bị giảm mạnh,
làm cho nguồn nước ngầm bị suy kiệt đi nhiều. Các nhà máy sản xuất nước sạch sử
Đề tài: Tái sử dụng nước cho nông nghiệp

dụng kỹ thuật lạc hậu, lãng phí nguồn nước. Tỷ lệ thất thoát nước sinh hoạt ở mức
cao. Trước thực trạng đó, tiết kiệm nước là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Từ việc nghiên cứu tiết kiệm nước của Singapore, Israel, Úc, tác giả rút ra một số
bài học kinh nghiệm cho việc thực hiện tiết kiệm nước ở Việt Nam:
Một là, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền tiết kiệm nước trên toàn quốc.
Ở nước ta hiện nay, nguồn nước ngọt và sạch trong tự nhiên đang ngày càng bị suy
kiệt, việc tiết kiệm nước là hết sức cần thiết. Công tác tuyên truyền phải làm cho
mỗi người dân nhận thức sâu sắc rằng: tài nguyên nước không phải là vô tận; tiết
kiệm nước là việc làm tiện ích cho bản thân, tiết kiệm cho xã hội và bảo vệ môi
trường sống; tiết kiệm nước là cách sản xuất và tiêu dùng nước thông minh.
Hai là, cụ thể hóa các chương trình, chính sách của Nhà nước về bảo vệ, sử
dụng tiết kiệm tài nguyên nước. Từng bước thực hiện các dự án bảo tồn và phát
triển nguồn nước ngọt quy mô lớn. Ở thành thị, các tòa nhà có mái rộng hiện nay
khá nhiều nên có thể tận thu nguồn nước này tích trữ trong các bể ngầm; mưa nhiều
có thể bơm lên bể nổi trên các nóc nhà lớn để tưới cây, cung cấp nước cho các trạm
rửa xe, rửa đường… Như vậy, nạn ngập úng sau mưa cũng được giảm thiểu và tiết
kiệm được khá nhiều nước sạch. Với nước thải công nghiệp và đô thị. Các khu vực
đông dân cư, khu vực cần nhiều nước để sản xuất có thể phân loại nước tái sinh để
sử dụng. Nếu thực hiện tốt, chúng ta vừa tiết kiệm được nguồn nước ngọt và sạch,
vừa giảm được những tác hại từ nước thải đến môi trường. [9].
Ba là, Nhà nước có chính sách hỗ trợ lắp đặt các phương tiện sử dụng tiết
kiệm nước. Chúng ta có thể học tập một số kinh nghiệm của người Úc khi lắp đặt
các phương tiện tiết kiệm nước trong nhà, khách sạn và nơi làm việc như: thay vòi
hoa sen, lắp máy giặt, bồn cầu có chức năng tiết kiệm nước. Học tập và phổ biến
kinh nghiệm tưới cây của người Israel trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp. Công
nghệ tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa của quốc gia này đã được áp dụng ở một số cơ sở
trồng hoa, thanh long và rau sạch ở Ninh Thuận, Đà Lạt và thành phố Hồ Chí
Minh…
Bốn là, các chính quyền địa phương, các cơ quan chủ quản phải có các biện
pháp đẩy mạnh công tác thanh tra kiểm tra nhằm ngăn chặn và xử lý các cá nhân,
tập thể có hành vi lãng phí tài nguyên nước.
Năm là, có chính sách khuyến khích các nhà khoa học, các thế hệ trẻ… thực
hiện nghiên cứu, sáng tạo và áp dụng công nghệ hiện đại vào việc bảo tồn, sử dụng
tiết kiệm và phát triển tài nguyên nước.
1.3. Các thách thức lớn trong tái sử dụng nước cho nông nghiệp
Một thách thức lớn là thay đổi hành vi từ mô hình sản xuất nông nghiệp đơn thuần
nông nghiệp đến mô hình sản xuất hữu cơ (Farm to Fork) từ sản xuất đến tiêu dùng.
Việc này cần các nỗ lực trên quy mô lớn hơn để phục hồi và tái sử dụng các nguồn
Đề tài: Tái sử dụng nước cho nông nghiệp

tài nguyên từ nước thải và các chất thải khác trên cơ sở kinh doanh để việc quản lý
dễ dàng và thu hút đầu tư Đối với khu vực công và tư nhân. Thực tế việc thu hồi và
tái sử dụng nước thải an toàn có tiềm năng đáng kể để giải quyết các rủi ro về sức
khoẻ và môi trường, đồng thời làm cho các thành phố bền vững hơn và nông nghiệp
bền vững hơn. Tuy nhiên, trong quá trình thay đổi và sử dụng nguồn tài nguyên tái
tạo này cần phải có những nghiên cứu cụ thể và chính xác hơn về nguy cơ tiềm ẩn,
tác động của nó đối với sức khỏe, an ninh lương thực.
1.4. Tiềm năng mang lại trong tái sử dụng nước cho nông nghiệp
Tái chế và tái sử dụng nước tưới là một phần quan trọng của quản lý nước nông
nghiệp tuần hoàn. Việc sử dụng nước thải trong nông nghiệp có khả năng tưới thêm
40 triệu ha hoặc 15% tổng diện tích đất được tưới. Tái sử dụng nước thải cho mục
đích nông nghiệp có thể làm giảm ô nhiễm, đảm bảo tiết kiệm nước hơn và cung
cấp các nguồn bổ sung để nạp lại các tầng ngậm nước. Ma-rốc là một trong những
quốc gia hiện đang mở rộng quy mô sử dụng nước thải để tưới tiêu nông nghiệp.
Nếu được xử lý đầy đủ và áp dụng an toàn, nước thải là nguồn cung cấp nước và
chất dinh dưỡng quý giá, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng cũng
như cải thiện sinh kế. Ví dụ, chăn nuôi tạo ra một lượng nước thải đáng kể, giàu
chất hữu cơ và chứa các chất dinh dưỡng quan trọng đối với nông nghiệp. Phụ nữ
cũng bị ảnh hưởng nhiều hơn do thiếu hệ thống xử lý nước thải đầy đủ so với nam
giới do họ phải tiếp xúc nhiều hơn với nguồn nước không an toàn ở cấp độ hộ gia
đình. Các hệ thống dòng chảy ngược nơi thoát nước và tưới tiêu dư thừa được
chuyển trở lại mạng lưới tưới tiêu cũng là một yếu tố không thể thiếu của nông
nghiệp tuần hoàn [10].
CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÁI SỬ DỤNG
NƯỚC CHO NÔNG NGHIỆP
2.1 Tổng quan về các phương pháp
Phương pháp nghiên cứu được trình bày theo các bước:
Đề tài: Tái sử dụng nước cho nông nghiệp

Hình 2. 1: Các bước nghiên cứu đánh giá


2.1.1. Phương pháp thu thập
Số liệu sơ cấp:
Phỏng vấn nông hộ:
Phương pháp điều tra bảng hỏi được dùng để thu thập số liệu
Phỏng vấn cán bộ chuyên trách:
Phỏng vấn trực tiếp về hiện trạng hoạt động của các công trình thuỷ lợi, thuận lợi và
khó khăn của người dân trong sản xuất nông nghiệp.
Số liệu thứ cấp:
Các số liệu về tình hình sử dụng nước mặt; hiện trạng hệ thống công trình thủy lợi
và tình hình sản xuất nông nghiệp
2.1.2. Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi thu thập, các số liệu thứ cấp và sơ cấp được xử lý thống kê mô tả, thể hiện
dưới dạng các biểu đồ, biểu bảng. Sử dụng Microsoft Excel tổng hợp và xử lý số
liệu dựa trên các công thức tính giá trị trung bình (Average), giá trị tổng (Sum) đưa
ra kết quả phục vụ các mục tiêu của nghiên cứu.
2.1.3. Phương pháp phân tích số liệu
2.1.3.1. Phân tích khung DPSIR
Khung đánh giá tổng hợp DPSIR do Tổ chức Môi trường châu Âu (EEA) xây dựng
vào năm 1999 là một mô hình nhận thức dùng để xác định, phân tích và đánh giá
các chuỗi quan hệ nguyên nhân – kết quả: nguyên nhân gây ra các vấn đề môi
trường, hậu quả của chúng và các biện pháp ứng phó cần thiết. DPSIR là chữ viết
tắt của 5 chỉ số: Driving Forces (D) - Động lực, Pressure (P) - Áp lực, State (S) -
Hiện trạng, Impact (I) - Tác động, Response (R) - Đáp ứng. Khung DPSIR được áp
Đề tài: Tái sử dụng nước cho nông nghiệp

dụng rộng rãi trong việc hỗ trợ ra quyết định của các nhà quản lý liên quan đến phát
triển bền vững nguồn tài nguyên nước (Sun et al., 2016); phân tích các quá trình
tương tác giữa con người và môi trường như trong báo cáo UNEP (1994, 2011);
RIVM (1995); và EEA (1999). Ngoài ra, DPSIR giúp các nhà quản lý và hoạch định
chính sách nắm tình hình thực tế và quản lý các nguồn tài nguyên một cách có hiệu
quả và bền vững hơn (Timmerman et al., 2011). Do đó, có thể áp dụng khung
DPSIR để đánh giá công tác quản lý tài nguyên nước tại Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL). Khung đánh giá DPSIR tại huyện Mỹ Xuyên được thể hiện trong hình
dưới. Động lực (D) phản ánh những ảnh hưởng của sự phát triển sản xuất nông
nghiệp đến sự phát triển và sử dụng nguồn tài nguyên nước mặt bền vững. Qua tổng
quan tài liệu, tìm hiểu khu vực nghiên cứu và mục tiêu đề ra, động lực (D) được
xem xét là hoạt động sản xuất nông nghiệp và NTTS tại Mỹ Xuyên. Động lực (D)
gây ra các áp lực (P) về nhu cầu sử dụng nguồn nước cho trồng lúa, trồng màu và
NTTS tại địa.

Hình 2. 2: Khung DPSIR tại huyện Mỹ Xuyên


2.1.3.2 Chuẩn hóa tiêu chí và tính toán chỉ số trung bình mức độ hài lòng
Nghiên cứu dựa trên chỉ số trung bình mức độ hài lòng và chuẩn hóa tiêu chí đã
được chứng minh tính hiệu quả trong việc áp dụng cho nghiên cứu của Nguyễn
Xuân Thịnh và ctv., 2016 về đánh giá tổng hợp hiệu quả dự án kiểm soát lũ ĐBSCL
– vùng nghiên cứu Nam Vàm Nao. Trong nghiên cứu này, chỉ số trung bình mức độ
hài lòng được điều chỉnh lại phù hợp với điều kiện đánh giá công tác quản lý tài
nguyên nước mặt vùng ven biển ĐBSCL. Chỉ số trung bình mức độ hài lòng được
điều chỉnh bằng cách điều chỉnh các tiêu chí định tính được chọn dựa trên kết quả
Đề tài: Tái sử dụng nước cho nông nghiệp

chỉ số R (đáp ứng) của khung DPSIR bao gồm quá trình quản lý, vận hành các công
trình thủy lợi (cơ chế, cải tạo/bảo trì) và chính sách hỗ trợ nông nghiệp.
2.2. Cơ sở lý thuyết về nông nghiệp thông minh
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra sâu rộng, làm thay đổi toàn
diện mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Tác động
của Cách mạng 4.0 đã làm thay đổi về chất nền nông nghiệp, nông nghiệp truyền
thống dần được thay thế bởi nền nông nghiệp hiện đại, thông minh - đây được xem
là cuộc cách mạng trong nông nghiệp.
Ở châu Âu, nông nghiệp thông minh là một khái niệm dùng để chỉ sự quản lý tập
trung vào việc cung cấp cho ngành nông nghiệp cơ sở hạ tầng để tận dụng công
nghệ tiên tiến, bao gồm: dữ liệu lớn, đám mây và internet vạn vật (IoT) - nhằm theo
dõi, giám sát, tự động hóa và phân tích các hoạt động của quá trình sản xuất nông
nghiệp. Nông nghiệp thông minh bao gồm việc sử dụng các công nghệ: Cảm biến
quét đất và quản lý nước, ánh sáng, độ ẩm và nhiệt độ. Các công nghệ viễn thông
như mạng và GPS. Công cụ phân tích dữ liệu để ra quyết định và dự đoán. Vệ tinh
và máy bay không người lái để thu thập dữ liệu cho toàn bộ lĩnh vực. Nông nghiệp
thông minh được cấu thành từ các yếu tố cơ bản như: trí tuệ nhân tạo (AL); cảm
biến kết nối vạn vật (IoT Sensor); dữ liệu lớn (BigData)…
2.3. Các phương pháp tái sử dụng nước cho nông nghiệp
Các quy trình xử lý thông thường được sử dụng để xử lý nước thải để tái chế nước
thường bao gồm các quá trình vật lý, hóa học và sinh học. Những công nghệ này
loại bỏ hiệu quả các chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, mầm bệnh
nhưng có rất ít hoặc không có thông tin về hiệu quả loại bỏ bằng các quy trình xử lý
thông thường trong việc loại bỏ các thành phần chất ô nhiễm gây ra các mối lo ngại
mới nổi.
2.3.1. Công nghệ màng lọc
Công nghệ lọc màng là một trong những công nghệ tiên tiến đã được áp dụng thành
công để loại bỏ các chất gây ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt để tạo ra nước uống an
toàn. Nghiên cứu về lọc nano (NF), thẩm thấu ngược (RO), quá trình oxy hóa nâng
cao, lọc than hoạt tính cho thấy các dạng công nghệ xử lý này khá hiệu quả để loại
bỏ các chất gây ô nhiễm vi lượng trong nước [11].
2.3.2. Lọc đất sinh học
Lọc đất từ lâu đã được sử dụng xử lý nước thải với chi phí thấp và loại bỏ chất dinh
dưỡng hiệu quả. Theo các nghiên cứu trước đây, hệ thống lọc đất nhiều lớp (MSL:
Multi-Soil-Layer) có thể loại bỏ hiệu quả nitơ, phốt pho và chất hữu cơ trong nước
thải [12]. Để xử lý nước thải ở nhiều vùng do những lo ngại đặc biệt về sự không ổn
định trong việc loại bỏ vi khuẩn chỉ thị ô nhiễm phân. Sự cải tiến nhỏ được thực
Đề tài: Tái sử dụng nước cho nông nghiệp

hiện để tăng khả năng loại bỏ vi khuẩn đó là sử dụng nhóm động vật nguyên sinh
bản địa để săn vi khuẩn (Kim et al., 2021). Động vật nguyên sinh được xem là
nhóm vi sinh vật điều soát mật độ và sự đa dạng của vi khuẩn môi trường tự nhiên.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng động vật nguyên sinh là động vật ăn thịt điều chỉnh
quần thể vi khuẩn dị dưỡng trong môi trường đất và nước [13] và trong các hệ thống
xử lý nước thải [14], tỷ lệ tiêu thụ vi khuẩn của động vật nguyên sinh lên tới 106 tế
bào/động vật nguyên sinh (Ravva et al., 2010). Một hệ thống xử lý dựa vào vật liệu
đất được nạp bởi nước thải giàu chất dinh dưỡng và vi khuẩn có thể thúc đẩy tiềm
năng phát triển của động vật nguyên sinh bản địa. Điều này cho thấy, những nghiên
cứu khám phá vai trò của động vật nguyên sinh bản địa để loại bỏ vi khuẩn bị hấp
phụ trong các lớp lọc trong quá trình xử lý nước thải có tiềm năng phát triển ứng
dụng để xử lý ao tiếp nhận chất thải, nước thải từ các hoạt động chăn nuôi có chứa
nhiều vi khuẩn.
2.3.3. Lọc cát sinh học
Lọc cát sinh học là công nghệ xử lý nâng cao đã được nghiên cứu để loại bỏ chất
rắn lơ lửng, chất hữu cơ và mầm bệnh cho ứng dụng tưới tiêu [15].
Trong quá trình lọc, các chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ và vi sinh vật được giữ lại ở
lớp trên cùng của nền vật liệu lọc dẫn đến vùng này của vật liệu có các vi khuẩn dị
dưỡng hoạt động mạnh (độ sâu khoảng 10-20 cm). Theo nghiên cứu trước đây, các
mầm bệnh bị tiêu diệt trong vùng lọc này được cho rằng là do các vi sinh vật có lợi
xâm chiếm và kiểm soát [16]. Oxy được tiêu thụ bởi vi sinh vật hiếu khí trong quá
trình oxy hóa chất nền hữu cơ được giữ lại trong khu vực này. Điều này dẫn đến
việc thiết lập điều kiện thiếu khí và kỵ khí trong các lớp lọc ở dưới. Các chất có thế
oxy hóa thấp hơn như nitrat (NO3- ), sunfat (SO4 2- ) và sắt (Fe3+) sẽ đóng vai trò
là các nhận điện tử để tiếp tục quá trình phân giải, chuyển hóa các chất ô nhiễm.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ - THẢO LUẬN
3.1. Công nghệ xử lý nước thải tái sử dụng cho nông nghiệp
3.1.1. Sơ đồ công nghệ trong tái sử dụng nước cho nông nghiệp
3.1.1.1. Ở Việt Nam
a. Khai thác nguồn nước mặt, nước ngầm phục vụ tưới nông nghiệp vùng đất
bãi sông Hà Nội
 Giải pháp xây dựng trạm bơm thuyền cấp nước bổ sung vào bể hút
Việc vận hành cũng tương tự với mục đích tiếp nước bổ sung vào bể hút của các
trạm bơm trên sông Hồng, sông Đuống. Loại trạm bơm thuyền được sản xuất bởi
Công ty CP chế tạo bơm Hải Dương là máy bơm hướng trục trục đứng, cột áp 1,5-
3,0m, có lưu lượng 700-1200 m3/h lớn gấp 2-3 lần lưu lượng khai thác của các trạm
Đề tài: Tái sử dụng nước cho nông nghiệp

bơm nước ngầm tập trung hiện nay tưới cho quy mô 30-70ha, vì vậy hoàn toàn đáp
ứng được nhiệm vụ đặt ra.

Hình 3. 1: Trạm bơm thuyền tiếp nước cho bể hút


 Giải pháp cho các công trình xây dựng mới
Trạm bơm cột hút sâu
Máy bơm cột hút sâu được thiết kế theo phương pháp mới nhằm tăng khả năng hút
nước với độ sâu tối đa đạt tới 8m (máy thông thường 4- 5m), lưu lượng hút đạt
800m3/giờ. Loại máy bơm này do Viện Bơm và thiết bị thủy lợi nghiên cứu chế tạo.
Máy bơm ly tâm, phần cánh bơm đã được cải tiến để tăng sức hút ngay cả khi máy
được đặt ở độ cao 7-8m so với mực nước sông. Máy cũng được lắp đặt thêm một bộ
van treo để giữ nước giúp người vận hành không phải mồi máy bằng phương pháp
thủ công mỗi khi khởi động
Trạm bơm di chuyển trên ray
Nhà trạm kiểu xe bơm di chuyển trên ray lắp đặt máy bơm ly tâm trục ngang hoặc
ly tâm trục ngang hai miệng hút. Giải pháp này có thể áp dụng phù hợp với các sông
có dao động mực nước lớn như sông Hồng, sông Đuống tại vị trí bờ sông có độ dốc
nhỏ, bãi không bị ngập để có thể bố trí nhà trạm. Đây là giải pháp phương án lựa
chọn thiết kế kỹ thuật trong dự án Xây dựng hệ thống thủy lợi huyện Nỏng Bốc,
tỉnh Khăm Muộn, nước CHDCND Lào [10], trạm bơm được xây dựng trên sông Mê
Kông tưới cho diện tích 500 ha lúa.
Đề tài: Tái sử dụng nước cho nông nghiệp

Hình 3. 2: Trạm bơm di chuyển trên ray máy bơm ly tâm trục ngang hai miệng
hút
Trạm bơm buồng ướt máy bơm chìm
Nhà trạm kiểu buồng ướt máy bơm chìm có áp dụng cho các bãi sông Hồng, sông
Đáy và sông Đuống có mực nước dao động lớn, tại những vị trí bờ có độ dốc lớn để
giảm khối lượng đào đất và khối lượng kênh dẫn, bể hút. Lưu lượng 2000-
2500m3 /h, phục vụ tưới 200- 1000ha. Công nghệ này được nghiên cứu trong dự án
Xây dựng hệ thống thủy lợi huyện Nỏng Bốc, tỉnh Khăm Muộn, nước CHDCND
Lào do Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam thực hiện [17].

Hình 3. 3: Trạm bơm buồng ướt máy bơm chìm


Đề tài: Tái sử dụng nước cho nông nghiệp

Hình 3. 4: Sơ sồ công nghệ giếng khoan khai thác tập trung


Thuyết minh
Nước được bơm từ giếng cách mặt đất từ 30m -50m bơm tới dàn làm thoáng bằng
dàn phun mưa ngay trên bề mặt lọc Lượng oxy hòa tan trong nước sau khi làm
thoáng ở nhiệt độ 25oC Nước cần làm thoáng được tưới lên giàn làm thoáng một
bậc hay nhiều bậc với các sàn rải xỉ hoặc tre gỗ. Lượng ôxy hoà tan sau làm thoáng
bằng 55% lượng oxy hoà tan bão hoà. Hàm lượng CO2 sau làm thoáng giảm 50%.
Sử dụng tháp làm thoáng tự nhiên khi cần làm giàu oxy kết hợp với khử khí CO2.
Nước chảy qua bể chứa từng ngăn, sau đó từ trạm bơm cấp 2 nước sẽ được phân
phối khắp mạng lưới cấp cho hộ dân.
Ưu điểm
Quy mô của các trạm bơm khai thác nước ngầm cấp nước tưới tập trung cần phù
hợp với quy mô diện tích canh tác. Hiện nay, triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông
nghiệp, hiện đại hóa nông nghiệp, chính sách dồn điền đổi thửa, thuê hoặc thu mua
ruộng đất, các diện tích sản xuất lớn đang được hình thành với quy mô diện tích từ
30 đến 50 ha và lớn hơn.
Nhược điểm
Chi phí lắp đặt cao cần phải có mạch nước ngầm có thể bơm, hệ thống địa hình
phức tạp khó kiểm soát.
Kêt quả đạt được
Có thể khai thác nguồn nước sông trong điều kiện mực nước hạ thấp cho nhóm các
công trình cũ không lấy được nước và định hướng giải pháp cho các công trình xây
Đề tài: Tái sử dụng nước cho nông nghiệp

dựng mới; Giải pháp khai thác nguồn nước ngầm tập trung cho các quy mô diện tích
lớn phục vụ cho nền công nghiệp hóa sản xuất nông nghiệp
Khai thác nước ngầm phân tán, nhỏ lẻ với các diện tích quy mô hộ gia đình để có
thể thích ứng với hoàn cảnh sản xuất hiện tại, và trong tương lai có thể áp dụng với
những vị trí không thể tập trung ruộng đất hoặc cho đối tượng là hộ gia đình muốn
linh hoạt hơn trong mùa vụ, đa dạng hóa sản phẩm cây trồng cung cấp cho thị
trường.
b. Ứng dụng đất ngập nước xử lý nước thải ao nuôi tôm tại Bạc Liêu cho mục
đích tái sử dụng

Hình 3. 5: Đất ngập nước kiến tạo trong quá trình thi công

Hình 3. 6: Đất ngập nước đã phủ lớp đất và trồng cây


Đề tài: Tái sử dụng nước cho nông nghiệp

Hình 3. 7: Thực vật vùng được sử dụng (năng tượng, thủy trúc, cỏ nước mặn)

Hình 3. 8: Mô Hình sử lý ao nuôi tôm

Thuyết minh
Mô hình thí nghiệm được triển khai cạnh ao nuôi tôm sú rộng 2000 m2 tại tỉnh Bạc
Liêu, tôm được nuôi dạng bán thâm canh (10-30 con trên 1 m2 ), hàng tuần ao được
thay một lượng nước nhất định, lượng nước này được đưa vào hồ điều hòa trữ nước.
Nước từ hồ điều hòa được đưa qua xử lý trong hồ sinh học trước khi đưa vào mô
hình đất ngập nước. Hiệu quả xử lý trong đất ngập nước. Lưu lượng nước vào mô
hình là 200 m3 /ngày. Nước sau khi ra khi khỏi mô hình được lấy mẫu để xác định
các chỉ tiêu tổng amoni (TAN), BOD5, COD, NH4 + , TP, tần suất lấy mẫu là 3
ngày 1 lần. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu trên dựa vào các phương pháp đã
được công bố trước đây [6,7]. Phòng thí nghiệm di động Mobilab (Hình 4) do nhóm
nghiên cứu của Viện Công nghệ và Quản lý môi trường IEEM thuộc Đại học Tổng
Đề tài: Tái sử dụng nước cho nông nghiệp

hợp Witten/Herdecke (Cộng hòa Liên bang Đức) thiết kế và thử nghiệm trong
nghiên cứu này. Mobilab được trang bị các thiết bị phân tích mẫu như một phòng
thí nghiệm chuẩn đảm bảo đo được các chỉ tiêu theo yêu cầu của nghiên cứu.
Ưu điểm
Công trình đất ngập nước kiến tạo hay bãi lọc ngập nước (constructed wetland -
CW) được biết đến trên thế giới như một giải pháp công nghệ xử lý nước thải trong
điều kiện tự nhiên, thân thiện với môi trường, đạt hiệu suất cao, chi phí xử lý thấp
được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Đất ngập nước đã được áp dụng phổ biến trong
nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản từ thời cổ đại, xử lý và tái sử dụng nước thải,
giảm thiểu suy thoái môi trường khu vực.
Nhược điểm
Cần diện tích nuôi trồng lớn có thể canh tác đất. Cần đối tượng vi sinh vật và thực
vật đã thích nghi với môi trường nước mặn để xử lý nước thải ao nuôi tôm sau khi
đã qua hồ sinh học. Hàm lượng muối trong nước thải ao nuôi tôm cao nên việc loại
bỏ các chất ô nhiễm rất khó đạt hiệu quả cao khi thực hiện các giải pháp thông
thường.
Kêt quả thực hiện
Khả năng xử lý COD
Hiệu suất xử lý COD đạt được không cao do nồng độ COD trong nước thải đầu vào
tương đối thấp, dao động trong khoảng 44 - 56%. Tuy nhiên với nồng độ đầu ra là
17,82 - 43,12 mg/L, nước thải đầu ra của đất ngập nước đảm bảo đạt yêu cầu theo
QCVN 01- 80:2011/BNNPTNT (<100mg/L).
Khả năng xử lý BOD5
Giá trị BOD đầu vào có xu hướng giảm trong 60 ngày vận hành do nước thải từ hồ
sinh học được xử lý với hiệu quả tăng dần đi sang đất ngập nước. Giá trị BOD5 đầu
vào nằm trong khoảng 23,1 - 47,2 mg/L tương ứng với tải trọng bề mặt 11,55 - 23,6
g/m2 /ngày. Với tải trọng này, hiệu quả xử lý BOD5 trong đất ngập nước tương đối
tốt, hiệu suất xử lý có xu thế tăng dần, đạt giá trị cao nhất là 53% vào ngày 39; và
tương đối ổn định trong khoảng 45% đến 52% trong các ngày còn lại của giai đoạn
vận hành cho thấy khả năng thích nghi của hệ sinh vật trong đất ngập nước đối với
nước thải cần xử lý.
Khả năng xử lý Nitơ
Khả năng xử lý Nitơ Giá trị giới hạn của thông số Ammonium (NH4 + tính theo N)
theo QCVN 01-80:2011/BNNPTNT về nước thải nuôi tôm đạt yêu cầu xả thải là 10
mg/L, Ammonium (NH4 + tính theo N) theo QCVN 10-MT:2015/BTNMT về Chất
lượng nước mặn để nuôi thủy sản là 0,1 mg/L, trong khi đó giá trị NH4 + trung bình
của nước thải đầu vào đất ngập nước dao động trong khoảng 0,09-0,32 mg/L.
Đề tài: Tái sử dụng nước cho nông nghiệp

3.1.1.2. Mốt số nước trên thế giới


a. Tái sử dụng nước thải tưới tiêu nông nghiệp: nước-năng lượng-thực phẩm.
Đánh giá Nexus trong Hệ thống tầng chứa nước Tây Bắc Sahara
Bốn bước xử lý và tái sử dụng nước thải và nước thải đã được phân tích, đánh giá
hệ thống tưới hiện tại cơ chế định giá nước và tái sử dụng nước thải. Cơ chế định
giá nước tưới tiêu, người ta thấy rằng nhu cầu nước tưới trên mỗi ha trên toàn lưu
vực NWSAS phụ thuộc nhiều vào chi phí cung cấp nước. Hơn nữa, cùng một dân số
nhu cầu nước 55 m3 bình quân đầu người đã được sử dụng cho tất cả mọi người.
Cách 1: Giả sử hành vi tương tự như cơ sở, nhưng tính đến việc xử lý nước thải và
tái sử dụng trong tưới tiêu.
Cách 2: Nông dân tư nhân trả toàn bộ giá của nước. Nhu cầu nước trung bình là
khoảng 10 512 m3/ha. Sahara và Đài thiên văn Sahel (OSS) nhận thấy rằng nông
dân thuộc chế độ này có độ dẫn nước cao hơn.
Cách 3: Người dùng được tiếp cận nguồn nước được trợ cấp ở một mức độ nào đó
(mạng lưới ‘tập thể’). Trung bình nhu cầu nước là 15 334 m3/ha
Cách 4: Nông dân được tiếp cận nước miễn phí, có nghĩa là chính phủ trợ cấp đầy
đủ cho giá nước và nguồn tài nguyên có thể được sử dụng không có giới hạn.
Lượng nước tưới trung bình nhu cầu là 21 215 m3/ha
Thuyết minh
Hệ thống NWSAS, dòng năng lượng và tài nguyên nước. Các khối đại diện cho các
hệ thống khác nhau, các mũi tên nước dòng chảy, điện áp biểu tượng cho các hệ
thống cần năng lượng và các con số theo thứ tự của các quá trình:
Đề tài: Tái sử dụng nước cho nông nghiệp

Hình 3. 9: Mô hình tái sử dụng nước tưới tiêu cho nông nghiệp ở NWSAS
(1) khai thác nước từ nguồn nước ngầm,
(2) khử muối nước lợ khi cần thiết
(3) cung cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt và nông nghiệp mục đích tưới tiêu
(4) tái chế nước thải sinh hoạt và thoát nước nông nghiệp (tức là nước thải)
(5) xử lý nước thải tái chế nước thải
(6) tái sử dụng nước thải đã qua xử lý để tưới tiêu nông nghiệp.
Ưu điểm
Điều đáng chú ý là lượng nước tưới lớn sự gia tăng nhu cầu được thấy trong các sản
phẩm được trợ cấp và miễn phí chế độ so với chế độ tư nhân, gợi ý một độ chênh
lệch mạnh về giá của nhu cầu nước tưới và việc sử dụng công nghệ tưới hiệu quả
cao hơn trong chế độ đó,hệ thống kỹ thuật lâu đời có tuổi thọ 35 năm được sử dụng.
Kết quả thực nghiệm
Trong cách 1 và 2, tổng thể lượng nước sử dụng thấp hơn lần đầu (tức là lượng
nước rút và nước tái sử dụng), hành vi ngược lại với cách 3 và 4. Tuy nhiên, do tái
sử dụng nước thải đã qua xử lý trong tưới tiêu, tổng lượng nước tiêu thụ cũng thấp
hơn ở cách 3 và ở cách 4 chỉ tăng 2,5% so với bước đầu tiên. Điều này cho thấy
rằng ngay cả trong trường hợp xấu nhất về sử dụng nước (tức là cách 4), tổng lượng
rút ra có thể tương tự như bước đầu tiên bằng cách xử lý và tái sử dụng nước thải.
Hơn nữa, lượng nước rút trong cách 1 và 2 rất gần nhau. khác và thấp hơn cách 3.
Điều này cho thấy giá nước tưới cao hơn do chế độ tư nhân, thúc đẩy việc sử dụng
các hệ thống thủy lợi hiệu quả hơn, thậm chí còn giảm lượng nước tưới nhiều hơn
thu hồi so với tái sử dụng nước thải.
Đề tài: Tái sử dụng nước cho nông nghiệp

3.2. Mục tiêu và công nghệ tái sử dụng nước cho nông nghiệp
Mục tiêu
Làm giảm phân bón tiêu thụ, nước thải sẽ không thải trực tiếp ra nguồn nước, giảm
lượng nước cấp cho tưới tiêu.
Các công nghệ sử dụng tái sử dụng nước nông nghiệp phổ biến
Màng lọc MBR
Màng lọc MBR được phủ một lớp polymer thấm nước thuộc nhóm hydroxyl nên
tuổi thọ cao, đảm bảo được độ bền và độ ổn định của hệ thống xử lý nước thải.
Do hoạt động ở nồng độ bùn cao nên hiệu suất của công nghệ màng tăng từ 20-
30%, nước thải sau xử lý có thể tái sử dụng cho việc tưới cây, vệ sinh …

Hình 3. 10: Công nghệ màng lọc MBR


Màng siêu lọc UF
Được sử dụng để tách các chất rắn lơ lửng và huyền phù ra khỏi nước bằng công
nghệ màng với kích thước lỗ lọc nằm trong khoảng 20nm – 5µm dưới áp suất thấp.
Hệ thống lọc này vận hành như một bước an toàn cho hệ thống lọc RO phía sau
(nếu có).
Ứng dụng trong tái sử dụng: nước thải sau xử lý có thể được sử dụng lại cho việc
rửa đường, rửa chăn nuôi, tưới tiêu,…

Hình 3. 11: Khả năng bộ vi lọc UF tuyệt đối


Đề tài: Tái sử dụng nước cho nông nghiệp

KẾT LUẬN
Hiện nay, với các thách thức về an ninh lương thực, biến đổi khí hậu cùng với
những tác động của Cuộc cách công nghiệp lần thứ 4, nhiều quốc gia trên thế giới
đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại, thông minh vào phát triển
nông nghiệp
Nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệm của các nước trên thế giới về phát triển nông
nghiệp thông minh có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển nông nghiệp ở Việt
Nam.
Để có thể áp dụng một cách đồng bộ và có hiệu quả những kinh nghiệm và bài học
nêu trên, cần phải có nhận thức đầy đủ và sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính
quyền, đặc biệt cần có quyết tâm hành động cao và có sự liên kết chặt chẽ của các
tổ chức và cá nhân
Đề tài: Tái sử dụng nước cho nông nghiệp

KIẾN NGHỊ
Các chính quyền địa phương, các cơ quan chủ quản phải có các biện pháp
đẩy mạnh công tác thanh tra kiểm tra nhằm ngăn chặn và xử lý các cá nhân, tập thể
có hành vi lãng phí tài nguyên nước. Cán bộ, công nhân viên làm việc tại các công
sở, chính quyền, đặc biệt cán bộ công nhân viên ngành nước… phải làm gương và
đi đầu trong việc thực hiện chính sách tiết kiệm nước bằng những việc làm thiết
thực.
Học tập và phổ biến kinh nghiệm tưới cây của các nước trên thế trong các cơ
sở sản xuất nông nghiệp. Công nghệ tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa của quốc gia đã
được áp dụng ở một số cơ sở trồng hoa, thanh long và rau sạch ở Ninh Thuận, Đà
Lạt và thành phố Hồ Chí Minh… Muốn đạt được mục tiêu tiết kiệm nước, Nhà
nước cần có những giải pháp hỗ trợ để việc áp dụng công nghệ này trở nên phổ biến
khắp cả nước.
Đề tài: Tái sử dụng nước cho nông nghiệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 30, Số 1 (2014) 72-7
[2]. Phan Trọng Hải, “Tiết kiệm nước và tận dụng nước mưa - thêm một huyền
thoại về Singapore”, xem tại: Saigongiaiphongonline, 16/9/2007.
[3].Thùy Vân, “Sản xuất nước sạch từ nước thải”, xem tại:
vov.vn/xahoi/moitruong/149065,vov; 11/7/2010
[4].Nguyễn Đức Thành, “Giải bài toán thiếu nước ngọt, cách làm của Singapore”,
xem tại: coto.gov/New,vs499; 18/2/2013.
[5].Vi.wikipedia.org/wiki/Israel
[6]. Kiên Giang, “Công nghệ xử lý nước thải ở Israel có ứng dụng được ở nước
ta?”, 2009, xem tại: Saigongiaiphongonline, 19/8/2009.
[7].Nhị Bình, “Israel làm nước”, xem tại: Saigongiaiphongonline, 19/5/2007.
[8].Nguyễn Thị Lâm “Bài học tiết kiệm nước ở Úc”, xem tại:
www.caonguyenxanhgroup.com; 20/12/2013
[9]. Khánh Linh, “Vinpearl Nha Trang chủ động nước ngọt trên đảo”, xem
tại: http://danviet.vn/kinh-te/vinpearl-nha-trangchu-dong-nguon-nuoc-ngot-
trendao/21189p1c25.htm, 15/11/2010
[10]. Nông nghiệp tuần hoàn: Sự tích hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi, tái chế nước
thải và canh tác hữu cơ - Chăn Nuôi - Trung Tâm Khuyến Nông (baria-
vungtau.gov.vn)
[11].(Ternes et al., 2002, Radjenovic et al., 2008, Rosal et al., 2008).
[12].(Wakatsuki et al., 1993, Pattnaik et al., 2008, Baykuş and Karpuzcu 2021).
[13].(Habte & Alexander 1975, Enzinger & Cooper 1976, Casida 1989, Gonzalez et
al., 1990, Wright et al., 1995, Hahn & Hofle 2001, Rønn et al., 2002, Murase et al.,
2006)
[14].(Decamp et al., 1999, Ravva et al., 2010, Pinto & Love 2012, Kim et al., 2021).
Theo Ravva et al. (2010),
[15]. (Hamoda et al., 2004, Langenbach et al., 2009).
[16]. (Weber-Shirk & Dick 1997)
[17]. Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, 2018, Hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi
Dự án Xây dựng hệ thống thủy lợi huyện Nỏng Bốc, tỉnh Khăm Muộn, nước
CHDCND Lào

You might also like