You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG



BÀI TẬP: PHÂN TÍCH KINH TẾ- XÃ HỘI

Giáo viên hướng dẫn: Bùi Quang Bình


Lớp: 46k04.1
Nhóm: 7
Tên thành viên:
Nguyễn Thị Thu Thủy
Nguyễn Anh Triều
Nguyễn Yến Vy

Đà Nẵng, 2023
Dựa trên số liệu về số năm đi học bình quân và thu nhập bình quân đầu người theo
sức mua tương đương và tuổi thọ bình quân của tỉnh Quảng Ngãi để phân tích:

a) Tình hình phát triển của dịch vụ ngiáo dục của địa phương.

Số năm đi học của Quảng Ngãi tăng qua các năm điều này có thể cho thấy sự cải
thiện trong lĩnh vực giáo dục ở tỉnh Quảng Ngãi. Sự tăng cường này có thể phản
ánh sự đầu tư vào hệ thống giáo dục, cải thiện chất lượng giáo dục, và tăng cơ hội
học tập cho cư dân của tỉnh. Sự tăng qua các năm của số năm đi học có thể được
coi là một tín hiệu tích cực, cho thấy sự quan tâm của chính quyền địa phương và
cộng đồng đối với giáo dục. Điều này có thể thể hiện sự đầu tư vào cải thiện hệ
thống giáo dục, bao gồm việc xây dựng thêm trường học, tăng cường đào tạo giáo
viên và phát triển chương trình học.mở rộng cơ hội học tập cho cư dân của tỉnh.
Điều này có thể giúp tạo ra một hệ thống giáo dục có tính bao trùm hơn, đồng
thời giảm bớt sự khả năng bị bỏ học sớm.

Mặc dù Quảng Ngãi đã có sự cải thiện trong số năm đi học, thì nó vẫn đứng sau
so với các tỉnh lân cận điểu này có thể là do Quảng Ngãi có thể có thu nhập trung
bình thấp hơn so với các tỉnh lân cận, dẫn đến khả năng hạn chế cơ hội học tập và
truy cập vào giáo dục chất lượng cao, hệ thống giáo dục của Quảng Ngãi có thể
chưa được phát triển hoàn chỉnh như các tỉnh khác, với ít trường học và giáo viên
hơn

Việc số năm đi học của tỉnh Quảng Ngãi còn thấp có lẽ nguyên nhân chính là sự
thiếu hụt trong đầu tư vào giáo dục cũng như tình hình kinh tế chưa thể đạt được
sự tăng trưởng mong muốn. Cụ thể là thu nhập bình quân đầu người ở Quảng
Ngãi, nếu so sánh với các tỉnh khác, vẫn đang ở mức thấp hơn, gây khó khăn cho
hộ gia đình khi cố gắng đảm bảo cho con em được học lâu hơn.
Tình hình giáo dục ở tỉnh Quảng Ngãi có thể phản ánh mối quan hệ chặt chẽ giữa
thu nhập và giáo dục. Sự thấp hơn về thu nhập đầu người ở Quảng Ngãi so với
các tỉnh khác đang tạo ra nhiều áp lực đối với hộ gia đình và học sinh. Thứ nhất,
thu nhập thấp có thể khiến cho các gia đình gặp khó khăn trong việc đảm bảo chi
phí cho việc học của con em. Các khoản tiền cần thiết để mua sách giáo trình, đồ
dùng học tập, hoặc thậm chí là để đi lại đến trường đôi khi có thể quá lớn đối với
những người có thu nhập thấp. Điều này có thể dẫn đến việc các em phải nghỉ học
sớm để gia nhập lực lượng lao động. Thứ hai, thu nhập thấp cũng có thể tạo ra
hiệu ứng giảm cường độ học tập. Các học sinh có thể buộc phải làm thêm để đảm
bảo sự tồn tại của gia đình, dẫn đến việc họ không thể dành đủ thời gian và năng
lượng cho việc học. Điều này có thể làm giảm chất lượng và thành tích học tập
của họ.

b) Tác động của Thu nhập bình quân đầu người có ảnh hưởng thế nào tới cải
thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe và ngược lại của Quãng Ngãi.

Theo lý thuyết trong môn học Kinh tế phát triển thì thu nhập bình quân đầu
người, tuổi thọ và số năm đi học bình quân có mối quan hệ chặt chẽ tác động qua
lại lẫn nhau cùng chiều. Nhưng để biết tác động chính xác của những yếu tố này
như thế nào ta cùng nhau xem xét những phân tích dưới đây:
2016 2017 2018 2019 2020
TNBQ Quảng Ngãi 7109,2 7673 9305,3 9475,5 9051
Tốc độ tăng TNBQ 7,9 21,3 1,8 -4,5
Tuổi thọ Quảng Ngãi 72,3 72,4 72,4 72,5 72,4
Mức tăng tuổi thọ Quảng Ngãi 0,1 0 0,1 -0,1
Số năm đi học Quảng Ngãi 7,8 8,1 7,9 8,2 8,3
Mức tăng số năm đi học Quảng Ngãi 0,3 -0,2 0,3 0,1

Đầu tiên chúng ta sẽ xét về thu nhập bình quân tác động đến số năm đi học của
tỉnh Quảng Ngãi đến những khía cạnh nào. Đầu tiên, mức thu nhập bình quân đầu
người tăng qua các năm tăng ở mức 1941,8 USD/ người/ năm, số năm đi học
cũng tăng lên 0,5 năm. Điều này thể hiện thu nhập bình quân và số năm đến
trường của tỉnh có mối quan hệ thuận chiều với nhau, nghĩa là khi thu nhập bình
quân tăng lên nó cũng kéo theo việc con người tiêu dùng cho giáo dục cũng tăng
lên. Điều này được lý giải khi mức sống của con người ngày càng được nâng cao
thì con người lại muốn được tiêu dùng, tiếp thu nhiều dịch vụ khác nhau nhằm
nâng cao chất lượng sống cũng như đảm bảo cho con người họ có điều kiện phát
triển hơn nữa con người như trí thông minh, các kĩ năng mà giáo dục mang lại.
Bên cạnh đó, nước ta ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại
hóa đât nước để không bị tụt lại phía sau thì người dân không ngừng nâng cao
trình độ, kiến thức, được tiếp thu những kiến thức lý luận, nhanh chóng thích ứng
với môi trường thay đổi liên tục, cạnh tranh gây gắt trong môi trường. Vì vậy, số
năm đi học tăng lên đảm bảo thu nhập tác động tích cực đến giáo dục đó là tăng
số năm đến trường. Nhưng khi xem xét ngược lại thì ta thấy số năm đi học cũng
giúp nâng cao thu nhập thông qua thày đổi nhận thức, trình độ, kĩ năng và có
những cách nhìn nhận tích cực với cuộc sống, tránh xa những tệ nạn,....

Tiếp đến ta sẽ cùng nhau xem xét tác động của tuổi thọ đến số năm đến trường
tuổi thọ con người vẫn duy trì ở mức ổn định bình quân là 72,4 năm trong khi đó
thì số năm đi học lại được cải thiện một cách khá tương đối. Thể hiện rằng tuổi
thọ bình quân của tỉnh hầu như cũng không có tác động gì đến việc đến trường
học. Nhưng khi xét ngược lại thì ta lại thấy nếu như số năm đến trường ngày càng
tăng lên thì nó sẽ có những tác động mạnh mẽ đến tuổi thọ chằng hạn: nâng cao
giáo dục sức khỏe kéo dài tuổi thọ, giúp cho những người mẹ có kiến thức để
tránh những loại bệnh cho con cái của họ, cuộc sống khi về già sẽ giảm bớt được
những ghánh nặng bệnh tật,.....

Vì vậy, không chỉ riêng về thu nhập bình quân và tuổi thọ tác động tích cực đến
số năm đến trường mà nó còn chịu tác động ngược lại của giáo dục, những yếu tố
này hỗ trợ tác động qua lại lẫn nhau, có thể được ví như mối quan hệ cộng sinh
trong thế giới tự nhiên.

Để thấy rõ hơn về tác động của thu nhập và tuổi thọ đến số năm đến trường ta
cùng nhau so sánh với những tỉnh lân cận là Quảng Nam và Bình Định.
Quảng Ngãi
10000 8.4
9305.3 9475.5
9000 9051
8.3 8.3
8000 8.2 8.2
7673
7000 7109.2
8.1 8.1
6000
8
5000
7.9 7.9
4000
7.8 7.8
3000

2000 7.7

1000 7.6

0 72.3 72.4 72.4 72.5 72.4 7.5


1 2 3 4 5

Số năm đi học TNBQ Tuổi thọ

Bình Định
9 9000
8.8 8180
8.8 8000
7411.1
8.6 6719 7000
8.4 6019 6000
5561.7 8.3
8.2 5000
8 8 8 4000
7.8 7.8 3000
7.6 2000
7.4 1000
7.2 73.3 73.3 73.4 73.5 73.5 0
1 2 3 4 5

Số năm đi học TNBQ Tuổi thọ


Quảng Nam
9 10000
8.8 8725.3 8.8 9000
8508.7
8128.3 8000
8.6 7187.9 8.6
6708.4 7000
8.4 6000
8.3
8.2 5000
8.1
8 8 4000
3000
7.8
2000
7.6 1000
7.4 72.7 72.8 72.8 72.9 73 0
1 2 3 4 5

Số năm đi học TNBQ Tuổi thọ

Ta thấy được rằng tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi có cùng xuất phát điểm với số
năm đi học là 7,8 năm nhưng trong khi Quảng Ngãi biến động không ổn định và
mức tăng cũng ở mức tương đối là 0,5 từ 2016-2020, thì Bình Định luôn duy trì
ở mức ổn định luôn tăng ở mức trung bình 0,2/ năm và có mức tăng đáng ghi
nhận là tăng 1 năm từ 2016-2020. Mức tăng thu nhập của tỉnh Bình Định tăng tỷ
lệ thuận với mức tăng thu nhập bình quân, nhưng khi so với tỉnh Quảng Ngãi thì
tỉnh Bình Định có mức tăng số năm đi học nhiều hơn cho thấy tỉnh Bình Định đầu
tư vào giáo dục nhiều hơn thêm vào đó tuổi thọ cũng ảnh hưởng đến số năm đi
học nhiều hơn so với tỉnh Quảng Ngãi. Quảng Nam có số năm đi học bình quân ở
mức cao và luôn duy trì ở mức ổn định.

Từ những phân tích trên ta thấy mức tăng thu nhập bình quân và tuổi thọ bình
quân có ảnh hưởng tích cực đến số năm đi học trung bình của tỉnh Quảng Ngãi.
Tuy nhiên, khi so với 2 tỉnh Quảng Nam và Bình Định thì mức ảnh hưởng của
tỉnh vẫn còn ở mức khá thấp và thấp nhất trong 3 tỉnh. Cho thấy mức tăng thu
nhập và tuổi thọ ảnh hưởng thấp đến và hầu như tỉnh không chú trọng vào những
cách giúp nâng cao số năm đi học cũng như cải thiện được chất lượng giáo dục.

c, Đánh giá về sự phát triển của địa phương


- Quảng Ngãi ngày một chú trọng đầu tư vào lĩnh vực giáo dục từ đó có nhiều cải
thiện tích cực, tuy nhiên vẫn còn chậm hơn các tỉnh lân cận.

- Thu nhập, tuổi thọ tăng, tác động tích cực đến giáo dục, làm tăng số năm đến
trường, từ đó có thể nâng cao thu nhập thông qua thay đổi nhận thức, trình độ, kĩ
năng.

- Thu nhập bình quân đầu người, tuổi thọ và số năm đi học bình quân có mối
quan hệ chặt chẽ tác động qua lại lẫn nhau cùng chiều

You might also like