You are on page 1of 3

HOẠT ĐỘNG TÂM LÍ TRONG THƯỞNG THỨC VĂN HỌC

( BÀI THƠ ĐỒNG CHÍ- CHÍNH HỮU)


1.Tâm thế tiếp nhận tác phẩm
-Từ nhan đề bài thơ => người đọc tiếp nhận tác phẩm với tâm thế muốn tìm hiểu,
khám phá hình tượng người lính trong thời kì cách mạng, về cuộc sống chiến đấu
của họ.
-Từ đó, người đọc xuất hiện những tình cảm về lòng yêu nước, lòng biết ơn, trân
trọng cùng sự đồng cảm, sẻ chia với những người lính, người anh hùng đã đổ mồ
hôi, xương máu , hi sinh cả tính mạng để bảo vệ nền độc lập cho đất nước.
2.Sự chú ý
-Xuất phát từ cách xây dựng hình tượng hình tượng người lính trên các cơ sở, đặc
điểm:
+ Cơ sở về tình đồng chí, đồng đội
 Bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân : Đều là những người
nông dân nghèo “Quê hương anh…sỏi đá”
 Bắt nguồn từ việc cùng chung nhiệm vụ, chung lí tưởng và sát cánh bên
nhau trong chiến đấu : “ Súng bên súng….”
 Bắt nguồn từ sự chia sẻ mọi gian lao trong đời sống chiến đấu
+ Biểu hiện của tình đồng chí
 Sự cảm thông sâu sắc những tâm tư nỗi niềm của nhau : Ruộng nương
anh gửi bạn thân cày…
 Sự chia sẻ những gian lao, thiếu thốn
+Biểu tượng của tinh thần đồng chí
 Hình ảnh đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới tượng trưng cho tinh thần đồng
chí sát cánh
 Câu thơ “Đầu súng trăng treo” là biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính
=>Cách xây dựng hình tượng người lính trong bài thơ nghiêng về mặt tình cảm,
tình đồng đội trong kháng chiến với bút pháp lãng mạn. Khác với cách xây
dựng hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng đã chú ý xây
dựng người lính về đời sống chiến đấu khắc nghiệt, gian khổ của họ mang sự
hào hùng và bi tráng .
=>Điều kiện để xuất hiện cảm giác hưởng thụ thẩm mĩ, muốn tìm hiểu sâu
những đặc trưng, vẻ đẹp riêng của bài thơ
3.Tri giác thẩm mĩ
-Người đọc nhận biết được bề mặt tác phẩm:
+Nội dung bài thơ : Khắc họa thành công hình tượng những người lính cụ Hồ
với những phẩm chất cao đẹp : lòng yêu nước, tình đồng chí…
+Những giá trị nghệ thuật thẩm mĩ
 Chi tiết hình ảnh mang tính tiêu biểu,chân thực “đầu súng trăng treo” –
một chi tiết độc đáo trong bài thơ đậm chất lãng mạn=> người lính vừa là
người chiến sĩ vừa là thi sĩ=> thể hiện tâm hồn lãng mạn của người lính,
hơn thế nữa trăng là hình ảnh biểu tượng cho sự hòa bình, súng- biểu
tượng chiến đấu của người lính=> hình ảnh đầu súng hướng về ánh trăng
thể hiện khát vọng hòa bình của người lính.
 Hình ảnh chân thực thể hiện hiện thực đời sống chiến đấu khó khăn, gian
khổ : áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá….
 Những hình ảnh so sánh , ẩn dụ, hoán dụ
 Âm điệu, nhịp điệu
3.Nhận thức thẩm mĩ
-Người đọc ý thức được hiện thực được phản ánh trong tác phẩm chính là
hiện thực đời sống chiến đấu của người lính trong kháng chiến chống Pháp
-Hiểu được các hình ảnh hoán dụ, ẩn dụ, biểu tượng
+ Hình ảnh hoán dụ :giếng nước gốc đa thể hiện cho làng quê thân thuộc,
giản dị - hậu phương của người lính
+Đầu súng trăng treo.Súng biểu tượng cho chiến tranh ,khói lửa,trăng biểu
hiện cho sự yên bình .sự đối lập giữa 2 hình ảnh cho thấy khát vọng được
hòa bình độc lập của người lính cụ Hồ
-Lí tính:năng lực phân tích tư liệu từ cuộc chiến đấu gian khổ,bằng trải
nghiệm của tác giả khi ông trực tiếp cùng đồng đội tham gia chiến đấu
4.Tưởng tượng
Qua hình tượng người lính,ta có thể tưởng tượng ra cuộc sống chiến đấu đầy
gian khổ ,thiếu thốn nhưng vẫn đậm đà tình cảm đồng chí,họ cùng nhau sát
cánh chiến đấu,chia sẻ mọi khó khăn gian khổ,chung chăn chung gối những
đêm rét buốt
5.Xúc cảm
Mang đến cho người đọc những cảm xúc đặc biệt:
+xúc động về tình cảm cao đẹp của tình đồng chí
+đồng cảm sẻ chia những khó khăn gian khổ của người lính
+biết ơn công lao của những người lính đã hi sinh tuổi xuân,hạnh phúc của
bản thân để đem lại tự do cho dân tộc

You might also like