You are on page 1of 85

Nhiệt luyện thép

(Heat treatment of steels)

Nguyễn Bá Kiên
Bộ môn CNVL-Khoa Cơ khí
nbkien@dut.udn.vn

2023
Tài liệu tham khảo (References)
1. Nghiêm Hùng, Giáo trình vật Liệu Học, Đại Học Bách Khoa HN,
1999.
2. Lê Công Dưỡng, Vật Liệu Học, Nhà xuất bản khoa học Kỹ Thuật,
Hà Nội, 1997
3. William, D.C., Materials Sciences and Engineering An
Introduction, 7th Edition, John Wiley and Sons, New York, 2007.
4. Brian, S.M., An introduction to materials science and Engineering
for chemicals and materials Engineers, John Wiley and Sons,
New York, 2003.
5. Michael, S.H., RH.J. David, Engineering Materials 2-An
Introduction to Microstructures, processing and design, 3rd
edition, Elsiver, UK, 2006.
6. William, F.H., Foudations of materials science and engineering,
3rd Edition, McGraw-Hill, New York, 1999.
7. Phạm Thị Minh Phương, Tạ Văn Thất, Công nghệ nhiệt luyện,
Nhà xuất bản giáo dục, Hà nội, 2000.

2
Tại sao lại học nhiệt luyện thép?
Nhiệt luyện là khâu có tác dụng quyết định đến chất lượng các sản
phẩm cơ khí nên là bộ phận không thể thiếu trong các nhà máy cơ
khí, đặc biệt là trong các nhà máy chế tạo. Từ những cơ sở về nhiệt
luyện thép có thể dễ dàng đi sâu vào tìm hiểu các dạng nhiệt luyện
áp dụng cho các vật liệu kim loại khác như nhôm, titan…

3
GIẢN ĐỒ TRẠNG THÁI Fe-C
Cơ sở để nghiên cứu nhiệt luyện thép và tìm hiểu các tính chất của
thép-gang là giản đồ trạng thái Fe-C.
Để nghiên cứu giản đồ trạng thái Fe-C, trước hết hãy khảo sát các đặc
tính của các nguyên thành phần.
1. Cacbon
Là nguyên tố á kim thuộc nhóm 4 của bảng hệ thống tuần hoàn và có
thể ở hai dạng thù hình: Graphit và kim cương. Ở điều kiện bình
thường graphit là dạng ổn định còn kim cương thì không. Graphit
có mạng hình lục giác và rất mềm. Trong thiên nhiên phần lớn
cacbon ở dạng vô định hình.

Cấu trúc mạng tinh thể cacbon


a. Kim cương
b. Graphit

4
2. Sắt
Là nguyên tố thuộc nhóm VII của bảng hệ thống tuần hoàn, sắt là kim loại
chuyển tiếp.
a) Cơ tính
Các giá trị về chỉ tiêu cơ tính của Fe như sau:

Giới hạn bền kéo, σb 250 N/mm2


Giới hạn bền chảy σc 120 N/mm2

Độ giãn dài tương đối, δ 50%


Độ thắt tỷ đối, ψ 85%
Độ cứng, HB 80 kG/mm2
Độ dai va đập, ak 3000 kJ/m2

Tổng hợp các chỉ tiêu cơ tính của sắt

5
Như vậy so với nhiều kim loại thường dùng như nhôm, đồng, sắt có độ
bền, độ cứng cao hơn hẳn, nhưng vẫn còn thấp so với các yêu
cầu chế tạo cơ khí. Đó là nguyên nhân người ta không dùng sắt
nguyên chất trong chế tạo cơ khí, mà dùng hợp kim của nó vì có
cơ tính cao hơn rõ rệt.
b) Tính thù hình
Sắt có hai kiểu mạng tinh thể tồn tại ở ba khoảng nhiệt độ khác nhau:
- Mạng lập phương thể tâm tồn tại ở trong hai khoảng nhiệt độ: dưới
911 oC được gọi là Feα và 1392-1539 oC được gọi là Feδ. Thông
số mạng phụ thuộc vào nhiệt độ trong khoảng 2.86-2.93 Ao. Đặc
biệt Feα có tính sắt từ ở nhiệt độ thấp hơn 768 oC. Sắt là vật liệu
từ mềm. Mật độ của Feα bằng 7.68 g/cm3.
- Mạng lập phương diện tâm tồn tại ở khoảng nhiệt độ 911-1392 oC
được gọi là Feγ, với thông số mạng ở 911 oC khoảng 3.64 oA.
Feγ có tính thuận từ và có mật độ 8.0-8.1 g/cm3.

6
3) Tương tác giữa Fe-C
v Fe và C tương tác với nhau theo hai cách: Fe hòa tan C để tạo
thành dung dịch rắn và Fe kết hợp với C thành hợp chất hóa học.
v Feα và Feδ với mạng lập phương thể tâm tuy mật độ xếp thấp, có
nhiều lỗ hổng, song mỗi lổ hổng lại có kích thước quá nhỏ:
r=0.154rFe (lỗ tám mặt) r=0.291rFe (lỗ bốn mặt)
→ Về nguyên lý Feα và Feδ không có khả năng hòa tan cacbon hay độ
hòa tan của cacbon trong chúng là không đáng kể.
v Feγ với mạng lập phương diện tâm tuy có mật độ thể tích cao
hơn, ít lỗ hỏng hơn nhưng lại có loại có kích thước lớn hơn:
r=0.225rFe (lỗ bốn mặt) r=0.414rFe (lỗ tám mặt)
Ở lỗ hổng tám mặt này có thể chứa được khối cầu 0.0512 nm, nên có
khả năng thu xếp để các nguyên tử cacbon lọt vào bằng cách
giản các nguyên tử sắt ra xa. Do vậy chỉ có Feγ mới hòa tan
được C nhưng chỉ trên dưới 10%.

7
v Khi lượng cacbon đưa vào sắt vượt quá giới hạn hòa tan (phụ thuộc
vào dạng thù hình và nhiệt độ), sau khi đi vào các lỗ hổng để tạo
nên dung dich rắn xen kẽ, phần C thừa sẽ kết hợp với Fe tạo thành
Fe3C gọi là cementit là pha xen kẽ với kiểu mạng phức tạp, có
thành phần 6.67%C +93.33%Fe.

b)

c)

a)
a) cementit màu trắng và perlit màu đen trong cấu trúc tế vi của gang
b) Cấu trúc diện tâm và c) Cấu trúc thể tâm.
8
9
Một số đường có ý nghĩa thực tế rất quan trọng như sau:
• ABCD là đường lỏng để xác định nhiệt độ chảy lỏng hoàn toàn
hay bắt đầu kết tinh
• AHJECF là đường rắn để xác định nhiệt độ bắt đầu chảy hay kết
thúc kết tinh
• ECF (1130 oC) là đường cùng tinh, xảy ra phản ứng cùng tinh
(eutectic)
• PSK (723 oC) là đường cùng tích, xảy ra phản ứng cùng tích
eutectoid

• ES giới hạn hòa tan C trong Feγ


• PQ giới hạn hòa tan C trong Feα
b) Các chuyển biến khi làm nguội chậm
ü Chuyển biến bao tinh xảy ra ở 1492 oC trong các hợp kim 0.1-
0.5%C (đường HJB)
δH + LB → γJ hay δ0.10 + L0.50 → γ0.16 (1)

10
ü Chuyển biến cùng tinh xảy ra ở 1130 oC trong các hợp kim có thành
phần C>2.14% (đường ECF)
LC→ (γF +Fe3CF) hay L4.3→ (γ2.14 +Fe3C6.67) (2)
ü Chuyển biến cùng tích xảy ra ở 723 oC hầu như với mọi hợp kim
(đường PSK)
γS →[αP + Fe3CK] hay γ0.8 →[α0.02 + Fe3C6.67] (3)
ü Sự tiết pha Fe3C dư ra khỏi dung dịch rắn của cacbon trong các
dung dịch rắn: Feγ theo đường ES và trong Feα theo đường PQ.
c) Các tổ chức một pha
ü Ferit (Feα):
- Do tỷ lệ hòa tan của cacbon rất nhỏ cao nhất 0.02% (723 oC), ở
nhiệt độ thường 0.006% nên có thể coi là sắt nguyên chất nên có
tính chất dẻo, dai, mềm và kém bền
- Ferit là một trong hai pha tồn tại ở nhiệt độ thường và khi sử dụng,
với tỷ lệ cao nhất (trên dưới 90%) nên nó đóng góp một phần quan
trọng trong cơ tính của hợp kim Fe-C. Tổ chức tế vi có dạng hạt
sáng, mịn, đa cạnh (hình 4).

11
ü Austenit (Feγ)
- Không có tính từ, nó chỉ tồn tại ở nhiệt độ cao (>723 oC) nên không
có khả năng sử dụng của hợp kim nhưng lại có vai trò quyết định
trong nhiệt luyện
- Với tính dẻo rất cao và rất mềm ở nhiệt độ cao nên biến dạng nóng
(dạng chủ yếu để tạo phôi hoặc bán thành phẩm) thép bao giờ cũng
được thực hiện ở trạng thái austenit đồng nhất (hình 5)
ü Cementit (Fe3C)
- Là pha xen kẽ có kiểu mạng phức tạp. Đặc tính của cementit là
cứng và giòn, cùng với ferit nó tạo nên các tổ chức khác nhau của
hợp kim Fe-C (hình 6)
- Người ta phân biệt bốn loại cementit:
Cementit thứ nhất: Được tạo thành do giảm nồng độ C trong hợp kim
lỏng theo đường DC khi hạ nhiệt độ (>4.3%). Do tạo thành ở nhiệt
độ cao (>1130 oC) nên cementit thứ nhất có dạng thẳng, thô to.

12
Cấu trúc tế vi của ferit Cấu trúc tế vi của austenit

Cấu trúc tế vi của peclit trong đó dải màu đen là cementit

13
Cementit thứ hai: Được tạo thành do giảm nồng độ cacbon trong
austenit theo đường ES khi hạ nhiệt độ, thường thấy rõ hợp kim có
0.80-2.14% C. Do tạo thành ở nhiệt độ tương đối cao nên cementit
thứ 2 với lượng đủ lớn sẽ tạo thành lưới liên tục bao quanh các hạt
austenit tạo ra khung giòn, làm giảm mạnh tính dẻo và dai của hợp
kim.

Tổ chức tế vi của thép sau


cùng tích

Fe3C

14
Cementit thứ ba: Tạo ra do giảm nồng độ C trong ferit theo đường PQ
khi hạ nhiệt độ, với số lượng (tỷ lệ) rất nhỏ nên rất khó phát hiện
trong tổ chức tế vi và thường được bỏ qua.
Cementit cùng tích: Được tạo thành do chuyển biến cùng tích austenit-
peclit. Loại cementit này có vai trò rất quan trọng.
Graphit: Được tạo thành trong hợp kim Fe-C cao và chứa lượng đáng
kể Si, là pha quan trọng trong tổ chức của gang.
d) Các tổ chức hai pha
Peclit (P, [Feα +Fe3C]): Là hỗn hợp cùng tích của ferit và cementit được
tạo thành từ austenit với 0.8%C và ở 723 oC như phản ứng (3).
- Trong peclit có 88% ferit và 12% cementit phân bố đều trong nhau
- Peclit là tổ chức khá bền, cứng nhưng cũng đủ dẻo, dai đáp ứng
nhu cầu của vật liệu kết cấu và công cụ
- Peclit và các biến thể của nó (xoocbit, troxit, bainit) có mặt trong
hầu hết các hợp kim Fe-C.
- Người ta phân biệt hai loại peclit tấm và peclit hạt.

15
Tổ chức tế vi của peclit tấm (a) và peclit hạt (b)

16
Peclit tấm: Thường gặp hơn cả, có cấu trúc tấm. Các vạch tối mỏng
với lượng ít hơn là cementit, vạch sáng dày (với lượng nhiều hơn,
gọi là nền) là ferit nên tổng thể có dạng vân.
Peclit hạt: Ít gặp hơn, có cấu trúc hạt cementit phân bố đều trên nền
ferit
Ledeburit: Là hỗn hợp cùng tinh của austenit và cementit tạo thành từ
pha lỏng với 4.3% C ở 1130 oC nhờ phản ứng (2).
Khi làm nguội tiếp tục có phản ứng cùng tích (3) để austenit chuyển
biến thành peclit nên tổ chức tế vi cuối cùng quan sát được (hình 9)
là hỗn hợp của peclit tấm (các hạt tối nhỏ) trên nền cementit sáng.
Ledeburit cứng và giòn vì có quá nhiều cementit và chỉ tồn tại trong
gang trắng.

Cấu trúc tế vi của Ledeburit


17
5) Phân loại
a) Khái niệm chung về thép và gang
Thép và gang đều là hợp kim của Fe-C, trong đó phân biệt ít hơn
2.14% là thép, nhiều hơn 2.14% là gang.
b) Các loại thép, gang theo gian đồ pha Fe-C
Thép tương ứng với giản đồ pha Fe-C là loại hợp kim với Fe và
C<2.14% ra chỉ chứa một lượng không đáng kể các nguyên tố
khác được gọi là thép cacbon hay thép thường, gồm ba loại nhỏ
sau đây:
- Thép trước cùng tích, 0.10-0.70%C tương ứng với bên trái điểm
S
- Thép cùng tích với 0.8% C tổ chức gồm chỉ có peclit
- Thép sau cùng tinh với %C>=0.90 tức ở bên phải điểm S có tổ
chức peclit+cementit

18
Tổ chức tế vi của thép trước cùng tích a) 0.10%, b) 0.40%, c)0.60%

19
Gang tương ứng với giản đồ pha Fe-C là gang trắng, rất ít được sử
dụng do quá cứng và giòn:
- Gang trắng trước cùng tinh với thành phần C<4.3% bên trái điểm C,
có tổ chức peclit +cementit hai + ledebuit (hình 11a)
- Gang trắng cùng tinh, 4.3% có cấu trúc ledeburit (hình 9)
- Gang trắng sau cùng tinh với thành phần C>4.3% ở bên phải điểm
C, có tổ chức ledeburit +cementit thứ nhất (hình 11b).

Cấu trúc tế vi của gang


20
c) Các điểm tới hạn của thép
Các điểm tới hạn thường dùng nhất:
A1: -Đường PSK (723 oC) ứng với chuyển biến austenit→peclit, có
trong mọi loại thép
A3: -Đường GS (723-910 oC) ứng với bắt đầu tiết ra ferrit khỏi austenit
khi làm nguội hay kết thúc hòa tan ferrit vào austenit khi nung
nóng, chỉ có trong thép trước cùng tích
Acm: -Đường ES (723-1130 oC) ứng với bắt đầu tiết ra cementit khi làm
nguội và kết thúc hòa tan cementit vào austenit chỉ có thép sau
cùng tích.
Các điểm tới hạn này chỉ tìm thấy ở điều kiện cân bằng (nung nóng hay làm
nguội vô cùng chậm)

Để phân biệt cùng một điểm tới hạn cho hai trường hợp nung nóng và làm
nguội người ta thêm chữ c (chauffage) khi nung nóng, thêm chữ r (refroidissement)
khi làm nguội ; Ac1>A1>Ar1...

21
CÁC CHUYỂN BIẾN KHI NUNG NÓNG VÀ LÀM NGUỘI THÉP

KHÁI NIỆM VỀ NHIỆT LUYỆN THÉP


Ø Sơ lược về nhiệt luyện thép
Định nghĩa: Là nung nóng thép đến nhiệt độ xác định, giữ nhiệt một thời gian
thích hợp rồi sau đó làm nguội với tốc độ xác định để nhận được
tổ chức, do đó tính chất theo yêu cầu
Đặc điểm: - không làm nóng chảy và biến dạng sản phẩm thép
- kết quả được đánh giá bởi tổ chức tế vi và cơ tính
-Tn: nhiệt độ nung nóng
- tgn: thời gian giữ nhiệt Các yếu tố đặc trưng
cho làm nguội
- Vng: Vận tốc làm nguội

Sơ đồ của quá trình nhiệt luyện


đơn giản

22
Các chỉ tiêu đánh giá kết quả:
-Tổ chức tế vi bao gồm cấu tạo pha, kích thước hạt, chiều sâu lớp hóa bền
- Độ cứng, độ bền, độ dẻo, độ dai
- Độ cong, vênh, biến dạng
Ø Phân loại về nhiệt luyện
-Nhiệt luyện: thường gặp nhất, chỉ có biến đổi về tổ chức và tính chất: Ủ,
thường hóa, tôi, ram
-Hóa-nhiệt luyện: nhiệt luyện có thành phần hóa học thay đổi ở bề mặt rồi
nhiệt luyện tiếp theo để cải thiện tính chất
-Cơ- nhiệt luyện: là biến dạng dẻo thép ở trạng thái γ sau đó tôi và ram để nhận
được tổ chức M nhỏ mịn có cơ tính tổng hợp cao nhất
Ø Tầm quan trọng của nhiệt luyện đối với sản xuất cơ khí

-Tăng độ cứng, tính chống mài mòn và độ bền của chi tiết
- Cải thiện tính công nghệ (cắt, gọt,…)

Nhập kho Máy chặt Cưa thép Lò nung liên tục Máy rập nóng

Kiểm tra Nhiệt luyện Máy thành h.răng


Kiểm tra kích thước
Độ cứng, KT (Thấm C, N) (phay, rập nguội)
Dây chuyền sx bánh răng 23
Tầm quan trọng nhiệt luyện thép

Nhiệt luyện
& mài bóng

Nhiệt Gia công


Dập, ép
luyện cơ

• Tạo ra cơ tính phù hợp cho gia công


• Nâng cao cơ tính và tạo ra cơ tính thích hợp cho chi tiết 24
CÁC TỔ CHỨC ĐẠT ĐƯỢC KHI NUNG NÓNG VÀ LÀM NGUỘI THÉP
Ø Các chuyển biến xảy ra khi nung nóng thép- sự tạo thành austenit
- Dựa vào giản đồ pha Fe-C: Ở nhiệt độ thường mọi thép đều được cấu tạo bởi
hai pha cơ bản Peclit (P) và xementit (Xe), P=F+Xe
- Thép cùng tích có tổ chức đơn giản là P
- Thép trước cùng tích: P+F
- Thép sau cùng tích: P+XeII
- Khi nung nóng, T< A1 không có chuyển biến gì xảy ra
- Khi T= Ac1, theo phản ứng cùng tích: (Feα + XeII) Austenit (γ)
-Thép TCT và SCT F và XeII không đổi
- T>Ac1 ,F và XeII tan vào austenit nhưng không hoàn toàn
- T>Ac3 hoặc T> Acm F và XeII tan hoàn toàn vào austenit
Trên đường GSE mọi thép đều có tổ chức Austenit

Ø Đặc điểm chuyển biến P thành Austenit


Nhiệt độ và thời gian chuyển biến
- Tốc độ nung Vnung > thì T chuyển biến >
- Tnung > khoảng thời gian chuyển biến <
- Tốc độ nung V2 > V1 thì nhiệt độ bắt đầu và kết thúc chuyển biến càng cao, thời
gian chuyển biến ngắn
25
§ Thép TCT:
Nung Nung
(α + P)
qua Ac1
(α + g ) g
qua Ac3
§Thép CT:
Nung qua Ac1 g
P

§Thép SCT:
Nung Nung
(P + XeII) qua Ac1 (g + XeII)
qua Ac3
g

P[a+Fe3C]
• T < Ac1 : không có chuyển biến;
• T ≥ Ac1: chuyển biến P ® g
• Trên GSE: tổ chức 1 pha duy nhất g

P ® g :Là chuyển biến quan trọng trong nhiệt luyện thép 26


727 oC
88% Fea (C) [C]=0,02 + 12% Fe3C [C]= 6,67 → Feg(C) [C] = 0,8

Cơ chế của chuyển biến P à g

Tạo mầm và Phát triển mầm


Sự khuếch tán của C: từ nơi giàu C (Fe3C) đến nơi ít C hơn (Ferit)
- Mầm sinh ra tại biên giới α/Fe3C
- Mỗi mầm phát triển thành một hạt

XeP

g
αP

Hạt P ban đầu g mới hình thành


Chuyển biến P à g : làm nhỏ hạt thép. 27
Nhiệt độ chuyển biến
Đặc điểm chuyển biến P à g:
Kích thước hạt Austenit
Nhiệt độ chuyển biến:

Bắt đầu chuyển biến P à g


Nhiệt độ (0C)

V2
Kết thúc chuyển biến P à g
b2
a2 V1
b1

727 a1

Thời gian (phút)


Giản đồ chuyển biến đẳng nhiệt
P à g của thép cùng tích

Tnung > Ac1


↑Vnung → T chuyển biến ↑
↑Tnung → τ chuyển biến ↓ 28
8
Kích thước hạt As phụ thuộc:
- Peclit ban đầu: Kích thước của XeP
- Vnung : ↑Vnung → hạt nhỏ;
- Tnung : ↑Tnung → hạt lớn;
- τgn : τgn ↑→ hạt lớn;
- Bản chất thép: B/c hạt lớn & B/c
hạt nhỏ.

I II

29
Kích thước hạt austenit
- Kích thước hạt austenit càng nhỏ, hạt M (hoặc tổ chức khác) có độ dẻo và độ
dai cao hơn
- Cơ chế: cũng tạo và phát sinh mầm, nhưng do bề mặt phân chia giữa F-Xe
nhiều nên số mầm rất lớn, hạt austenit ban đầu nhỏ và mịn, nếu tiếp tục nung
nóng thì hạt austenit sẽ lớn lên
- Những quy luật lớn lên của hạt austenit khi nung nóng các loại thép khác nhau
cũng khác nhau:
+ thép có bản chất hạt lớn (thép C, ko có các nt hợp kim, khử oxy ko triệt để)
+ thép có bản chất hạt nhỏ (Al2O3, AlN, Ti, Ni, W tạo thành cacbit...)

Chuyển biến Peclit thành austenit bao giờ cũng làm nhỏ hạt thép, phải tận dụng.

Mục đích của giữ nhiệt


- Làm đều nhiệt độ trên tiết diện Thời gian giữ nhiệt là vừa đủ, ko đc
- Để chuyển biến xảy ra hoàn toàn quá dài vì làm cho hạt austenit quá
- Làm đồng đều % austenit lớn thép sẽ bị dòn

30
Mục đích của giữ nhiệt
- Làm đồng đều nhiệt độ trên
toàn tiết diện;
- Để chuyển biến xảy ra hoàn
toàn;
-Làm đồng đều thành phần hoá
học

Thời gian giữ nhiệt


không nên quá dài

31
Ø Các chuyển biến khi làm nguội austenit
Về phương thức làm nguội cũng được phân chia thành hai trường hợp để
xét:
- Làm nguội đẳng nhiệt
- Làm nguội liên tục

Chuyển biến của austenit khi làm nguội đẳng nhiệt


Sở dĩ chọn điều kiện làm nguội đẳng nhiệt là vì dễ xác định khi nghiên cứu.
Thực hiện làm nguội đẳng nhiệt bằng cách nhúng nhanh các mẫu nhỏ và mỏng
đã austenit hóa vào các môi trường (thường là lỏng) có nhiệt độ được giữ không
đổi rồi tiến hành mức độ chuyển biến theo thời gian theo các cách khác nhau.
Ảnh hưởng của độ quá nguội đến chuyển biến:
- Độ quá nguội càng lớn sự chênh lệch giữa năng lượng tự do giữa hỗn hợp
ferit + cementit và austenit chuyển biến xảy ra càng nhanh
- Tốc độ khuếch tán C: là chuyển biến có sự khuếch tán của C phân bố đều trong
austenit sẽ phải phân bố lại trong hai pha có thành phần C rất khác nhau. Nhiệt đô
càng thấp hệ số khuếch tán của C trong sắt giảm.
Qd
D = Do exp(-
RT
) (4)

32
Giản đồ chuyển biến đẳng nhiệt của austenit quá nguội (giản đồ T-T-T, hoặc
giản đồ chữ ‘C’ )

Thành phần % chuyển biến có thể tính theo phương trình Avrami:

y = 1 - exp(-kt ) n
(5)
- k, n là các hằng số không phụ thuộc vào thời gian đặc trưng cho từng
loại chuyển biến.

Đường cong động lực học của


sự chuyển biến Austenit-Peclit

33
Giản đồ đường cong chữ ‘C’
cho thép cùng tích

- Trên 727 oC là khu vực tồn tại austenit ổn định


- Bên trái chữ ‘C’ đầu tiên vùng austenit quá nguội
- Giữa hai chữ ‘C’ la nơi austenit đang chuyển biến
- Bên phải chữ ‘C’ thứ hai là các sản phẩm thu được là hỗn hợp F-Xe với
độ nhỏ mịn khác nhau
-Giữ austenit quá nguội gần sát A1 (≈700 oC) thu được peclit (P) tấm (thô to)
HRC =10-15
34
Xét Thép CT, %C = 0,8; γ→ P [α + Xe]
Nguội đẳng nhiệt: Giản đồ TTT (time–temperature–transformation)

727oC
ΔT ~ 30oC d ~ vài μm
A
Peclit 10-15HRC
ΔT ~ 80oC
Xoocbit
d ~ 0,4μm
ΔT ~ 180oC 25-35HRC Peclit
Trôxti t
Peclit
Nhiệt độ (0C)

d ~ 0,1μm
40-45HRC

Austenit
quá nguội
Xoocbit

Trôxtit
Thời gian, s
Giản đồ chữ “C” 35
-T≈ 650 oC xoocbit (X) tôi, HRC= 25-35
- T≈ 500-600 oC trooxit (T) , HRC= 40
Cả ba chuyển biến trên đều là chuyển biến peclit, X, T là do peclit phân tán
P,T,X đều là hỗn hợp cơ học của Ferrit trong đó Xe ở dạng tấm với độ nhỏ
mịn khác nhau.
- Khi austenit quá nguội < 500 oC bainit, HRC= 50-55, là chuyển biến trung gian
vì F hơi quá bão hòa cacbon (0.1%), Xe Fe2.4-3C, có một lượng dư nhỏ austenit,
trung gian giữa P và M

+ Bainit trên khi phân hóa 350-500 oC


+ Bainit dưới khi phân hóa 250-350 oC

Từ peclit tấm, xoocbit, trooxit cho tới bainit


độ quá nguội tăng dần dẫn đến mầm càng
nhiều, tấm càng mịn và nhỏ độ cứng tăng dần

Làm nguội đẳng nhiệt nhận được tổ chức đồng


đều trên tiết diện

Cấu trúc tế vi của bainit


36
- Larger DT:
- Smaller DT:
colonies are
colonies are
larger
smaller

Cấu trúc tế vi của xoocbit (coarse pearlite) và troxit (fine pearlite)

37
Đặc điểm của Nguội đẳng nhiệt:

- Sử dụng giản đồ nguội đẳng nhiệt Ξ Giản đồ chữ “C”


-Chuyển biến không xảy ra tức thời, vì cần sự khuếch tán
của C trong quá trình chuyển biến.
-Nhiệt độ nguội đẳng nhiệt càng thấp Ξ Độ quá nguội
càng lớn → số lượng mầm tăng → kích thước hạt (kích
thước của Xe) càng nhỏ mịn, độ cứng càng cao;
- Về bản chất, Peclit (tấm), xoocbit, trôxtit và bainit giống
nhau Ξ hỗn hợp cơ học cùng tích của Ferit và Xê; khác
về kích thước
- Nguội đẳng nhiệt nhận được tổ chức đồng đều trên toàn
tiết diện .

38
Giản đồ chuyển biến đẳng nhiệt austenit quá nguội của thép khác cùng tích
- Các thép trước và sau cùng tích cũng có dạng giản đồ phân hóa đẳng nhiệt
austenit quá nguội như thép cùng tích, nhưng có thêm nhánh phụ ở trên đường
cong chữ ‘C’ bên trái chỉ rõ thời gian bắt đầu tiết ra khỏi austenit các pha thừa:
Ferrit đối với thép trước cùng tích (dưới A3) và cementit thứ hai (Acm), cần chú ý
Rằng sự tiết ra các pha dư đó chỉ xảy ra khi độ quá nguội bé. Khi độ qua nguội
lớn (từ xoocbit trở đi) austenit sẽ chuyển biến ngay thành Ferrit + Cementit mà
không có chuyển biến tiết ra pha dư trước đó, hỗn hợp như vậy được gọi là cùng
tích giả.
Ảnh hưởng của thành phần hóa học đến giản đồ chữ ‘C’
-Thành phần cacbon và các nguyên tố hợp kim ảnh hưởng rất nhiều đến vị trí các
đường cong chữ ‘C’:
+ đối với thép trước cùng tích %C> tính ổn định của austenit quá nguội tăng,
đường cong chữ ‘C’ dịch sang bên phải. Tuy nhiên đối với thép sau cùng tích
%C>, austenit quá nguội kém ổn định, đường cong chữ ‘C’ dịch sang bên trái.
+ Các nguyên tố hợp kim (trừ Co và Al) khi hòa tan vào austenit làm tăng rất
mạnh tính ổn định của austenit do đó dịch mạnh đường cong chữ ‘C’ sang phải.

39
Sự phân hóa của austenit khi làm nguội liên tục

- Trong thực tế nhiệt luyện hay dùng cách làm nguội liên tục, tức là nhiệt độ luôn
luôn giảm theo thời gian. Nhưng do việc xác định chính xác chuyển biến khi làm
nguội liên tục khó khăn hơn nhiều so với làm nguội đẳng nhiệt, cho nên nó ít được
sử dụng hơn.
- So với loại giản đồ chuyển biến đẳng nhiệt, phần trên của các đường cong chữ C
của loại giản đồ làm nguội liên tục dịch chuyển sang phải và xuống dưới một chút.

- Đặc điểm của sự phân hóa austenit khi làm nguội liên tục là:
+ Với các tốc độ làm nguội khác nhau, austenit bị quá nguội đến các nhiệt độ khác
nhau và phân hóa thành các tổ chức khác nhau tương ứng với nhiệt độ đó
+ Tổ chức nhận được là không đồng đều trên toàn tiết diện
+ Khi làm nguội liên tục không nhận được tổ chức hoàn toàn bainit, hoặc chỉ
tạo thành một ít bainit cùng với troxit và mactenxit. Tổ chức hoàn toàn bainit
chỉ thu được khi làm nguội đẳng nhiệt

40
Vùng g ổn định (A3, Acm)

A+ α/XeII A1 - Xuất hiện thêm nhánh phụ, đường chữ C có xu


1 hướng dịch sang trái = độ ổn định của γ giảm

2 -Nguội đẳng nhiệt với ∆T nhỏ (1) hoặc nguội


Nhiệt độ (0C)

P [α + Xe]
chậm liên tục (2): sẽ tiết ra α/XeII trước (khi gặp
nhánh phụ)
3 à sau đó tiết ra P(αP+ Xe)
-Nguội đẳng nhiệt với ∆T đủ lớn hoặc nguội liên
tục đủ nhanh (3): vectơ nguội không gặp nhánh
phụ, γ à[α+ Xe] ở dạng xoocbit, trôxtit và
bainit với %C ≠ 0,8 (giả cùng tích)

Thời gian, s

41
Thời gian (s) Thời gian (s)

Chuyển biến khi làm nguội liên tục

42
Chuyển biến của austenit khi làm nguội nhanh- chuyển biến mactenxit
Nếu Vng > Vth thì austenit chuyển biến thành mactenxit gọi là tôi thép
Vth là tốc độ làm nguội nhỏ nhất để gây ra chuyển biến Mactenxit.

Feγ → Feα (4)

A1 - Tm
Vth = (6)
tm

Cách xác định độ quá nguội nhỏ nhất

43
Bản chất của Mactenxit
Mactenxit là dung dịch rắn quá bảo hòa của cacbon trong Feα với nồng độ cacbon
bằng nồng độ cacbon của austenit, có kiểu mạng chính phương thể tâm và độ cứng
cao.

Hình 21. Chuyển biến Mactenxit


c
a

Đặc điểm: vì quá bão hòa C nên có kiểu mạng chính phương tâm khối, độ chính
phương c/a=1.001-1.06 xô lệch mạng rất lớn nên M rất cứng
Các đặc điểm của chuyển biến mactenxit:
- xảy ra với tốc độ làm nguội nhanh và liên tục > Vth
- chuyển biến không khuếch tán C, C giữ nguyên vị trí
- chỉ xảy ra trong khoảng giữa Ms và kết thúc Mf
- chuyển biến xảy ra không hoàn toàn vì hiệu ứng tăng thể tích gây lực nén lên
austenit

44
A1

Vng > Vth : γ à Mactenxit (M)

Bản chất của Mactenxit:

Nhiệt độ (0C)
- Xô lệch mạng lớn→ M có độ
cứng cao.
C Fe

Ms

Vng Vth
(Austenit ) Feγ(C) → Feα(C) (Mactenxit) Mf (< 200C)

C: nằm các lỗ hổng 8 mặt


Thời gian, s
45
Đặc điểm của chuyển biến Mactenxit

- Chỉ xảy ra khi làm nguội nhanh và liên


tục Austenit với Vng > Vth
- Chuyển biến không khuyếch tán
- Xảy ra liên tục với tốc độ lớn ~1000m/s;
M dạng hình kim
- Chỉ xảy ra trong khoảng nhiệt độ: Ms®Mf
100
- Chuyển biến xảy ra không hoàn toàn,

%γd
luôn tồn tại γdư (γ chưa chuyển biến):

% Mactenxit
- VM > Vγ → γdư ↑ khi %C ↑
- Nhiệt độ Mf (Mf < 200C) → γdư ↑ khi Mf càng thấp
0
-Sau chuyển biến, tồn tại ứng suất dư: Ms 200C Mf
ƯS nhiệt + ƯS tổ chức Nhiệt độ
46
21
Cơ tính của M:cứng và giòn
Tại sao lại cứng và giòn?
Độ cứng M = f(%C)
Độ cứng M ¹ độ cứng thép sau tôi (M + γdư + XeII (nếu có);
γdư làm ↓độ cứng: γdư > 10% → ↓ 3-5 HRC;

M có tính giòn cao, phụ thuộc:


+ Kim M càng nhỏ tính giòn càng thấp ↓ tính giòn của M?
+ Ứng suất bên trong nhỏ, tính giòn thấp.

Độ cứng Thể tích riêng

47
Cơ tính của Mactenxit
-% C tăng thì độ cứng tăng do đó
- thép ít C<0.25%, độ cứng sau tôi
HRC<= 40
- thép C trung bình 0.4%-0.5%,
HRC>=50
- thép C cao > 0.6% độ cứng sau
tôi HRC>= 60
- chỉ có thép C>0.4% tôi mới tăng
tính chịu mài mòn
- độ cứng thép tôi = độ cứng M+
austenit dư+ Cacbit (XeII)
- tính dòn: do mactenxit rất giòn
Mactenxit hình kim
nên để giảm bớt nên làm nhỏ hạt
Austenit
austenit
Cấu trúc tế vi của mactenxit

48
Cácchuyển biến khi nung nóng, làm nguội

Austenit

Peclit Mactenxit + Mactenxit


Peclit + Ferit/Xe Peclit (P, X, T) (+ Austenit dư)

49
Ủ VÀ THƯỜNG HÓA
(ANNEALING AND NORMALIZING)

50
Ủ thép
Định nghĩa: Nung nóng, giữ nhiệt để đồng đều hóa và các chuyển
biến xảy ra hoàn toàn và nguôi chậm cùng lò
à nhận tổ chức cân bằng ổn định có độ cứng thấp & độ dẻo cao.

Mục đích:
- Giảm độ cứng để dễ gia công cắt;
- Tăng độ dẻo để dễ gia công biến dạng;
- Giảm hay làm mất ứng suất dư.
- Làm đồng đều thành phần hoá học;
- Làm nhỏ hạt.

Phân loại: Theo Tủ


T< Ac1: Ủ không có chuyển biến pha
T> Ac1: Ủ có chuyển biến pha
51
Các phương pháp ủ không có chuyển biến pha:
Tủ <Ac 1 → không có chuyển biến P → γ
-Ủ thấp (200-6000C): à làm giảm hoặc khử bỏ ứng suất bên
trong chi tiết (sau đúc, gia công cơ), độ cứng không giảm;
- Ủ kết tinh lại (Tủ > Tktl) à khôi phục tính chất cho vật liệu sau
biến dạng dẻo.
Thép C , Tktl≈ 6000C, Tủ (thép C) ≈ 600-7000C

52
Các phương pháp ủ có chuyển biến pha:
Tủ > Ac1 → chuyển biến P → γ
Ủ hoàn toàn Ủ không hoàn toàn
Áp dụng cho thép TCT (%C<0,7) Áp dụng cho thép CT, SCT (%C≥0,7)
Tủ = Ac3 + (20-300C) Tủ = Ac1 + (20-300C)
Mục đích: Mục đích:
• Làm nhỏ hạt: P → γ Tạo Péclit hạt, ↓ độ cứng
• ↓ độ cứng (160-200HB), ↑ δ % (<220HB) → gia công cắt gọt

F + P (tấm) Peclit hạt + (XeII)

53
Các phương pháp ủ có chuyển biến pha:
- Ủ cầu hoá: dạng đặc biệt của ủ không hoàn toàn → xúc tiến
nhanh quá trình cầu hóa Xe, tạo P hạt.
t0C
5' 5'
750 - 760 5' Ac1
650 - 660

Thời gian
- Ủ đẳng nhiệt: thép HK cao dù nguội chậm vẫn không nhận được
tổ chức P đủ mềm
TCT: Tủ = Ac3 + (20-300C) SCT, CT: Tủ = Ac1 + (20-300C)
Tnguội đn = Ar1 -500C;

- Ủ khuyếch tán: làm đồng đều thành phần cho thép HK cao bị
thiên tích khi đúc;
Tủ = 1100 - 11500C, 10-15h. 54
Thường hoá thép
Định nghĩa: Nung đến trạng thái γ hoàn toàn, giữ nhiệt, nguội ngoài không khí
tĩnh à tổ chức gần ổn định, độ cứng tương đối thấp nhưng cao hơn ủ.
- Thép TCT: Tth = Ac3 + (30-500C)
- Thép SCT: Tth = Acm + (30-500C)
Tổ chức: Thép TCT: α + Xoocbit
Mục đích của thường hoá:
- Tạo độ cứng cho gia công cắt (%C<0,25%); Thép SCT: Xe + Xoocbit
- Làm nhỏ hạt trước khi nhiệt luyện kết thúc;
- Phá vỡ lưới XeII ở thép sau cùng tích.

Thép 0,5%C (sau rèn) Thường hóa

Chú ý:
- thép < 0.25%C thường hóa
- thép 0.3-0.65% Ủ hoàn toàn
- thép > 0.7% Ủ không hoàn toàn
55
Tôi thép (steel quenching)
Định nghĩa: Nung nóng trên Ac1 đạt tổ chức γ, giữ nhiệt, làm nguội
nhanh với Vng > Vth→ nhận tổ chức M, hay tổ chức không cân bằng
khác với độ cứng cao.

Mục đích: - Nâng cao độ cứng và tính chống mài mòn (%C≥0,4);
- Nâng cao độ bền và sức chịu tải.

Nhiệt độ tôi: - Thép TCT:


Ttôi = Ac3 + (30-500C)
- Thép CT và SCT:
Ttôi = Ac1 + (30-500C)

-Thép hợp kim:


- %HK thấp : theo thép C (Ttôi cao hơn 1,1-1,2 lần)
- %HK cao : sách tra cứu.
56
Tổ chức: Tùy thuộc vào loại thép
Ac3 + (30-500C) Ac1 + (30-500C)

Vng>Vth Vng<Vth
Vng>Vth

M + As dư M + As dư + Bainit M + As dư + XeII

Cơ tính: Cơ tính thép sau tôi: cứng + giòn

HRC = f(%C)
Ứng suất dư: Ưs nhiệt + ưs tổ chức 57
Tốc độ nguội tới hạn: tốc độ nguội nhỏ nhất: γ → M.

A1 - Tm Tm, τm- nhiệt độ và thời gian


Vth = 0
, C/s ứng với austenit kém ổn
tm định nhất.
Các yếu tố ảnh hưởng đến Vth:

Thành phần nguyên tố


hợp kim trong Austenit
trước khi tôi (↓Vth);

58
Chọn nhiệt độ tôi thép

Ø Đối với thép cacbon được xác định theo giản đồ Fe-C nhờ các điểm tới hạn A1
A3
Đối với thép TCT và CT:
- Ttôi = Ac3+(30-50) 0C tạo ra trạng thái hoàn toàn austenit
- tổ chức đạt được sau tôi là M + austenit dư
Đối với thép sau cùng tích C>= 0.9%:
- Ttôi = Ac1 + (30-50) 0C tạo ra austenit + XeII
- Tổ chức đạt được sau tôi là M+austenit dư + XeII

Ø Đối với thép hợp kim:


-Đối với thép hợp kim thấp (tổng lượng hợp kim <=2.5%)
Ttôi = Ttôi (thép C tương đương) + (10-20) 0C
-Đối với thép hợp kim với tổng lượng trung bình và cao (>2.5%) tra theo sổ tay
nhiệt luyện đối với từng loại thép cụ thể

Chọn môi trường tôi thép


Ø Nước
Là môi trường tôi mạnh, an toàn, rẽ tiền, dễ kiếm nên thường dùng nhiều

59
Độ thấm tôi (hardenability)
ĐN: Độ thấm tôi là chiều dày lớp được tôi cứng có tổ chức Mactenxit

Các yếu tố ảnh hưởng đến độ thấm tôi


- Sự đồng nhất của austenit
- Kích thước hạt austenit
- Hợp kim hóa của austenit
- Vnguội
Ý nghĩa của độ thấm tôi
- Biểu thị khả năng hóa bền của thép bằng nhiệt luyện (tôi +ram)
- Lớp tôi càng dày thì sức chịu tải của chi tiết càng tăng
- Lựa chọn mác thép phù hợp theo tiết diện và độ chịu tải

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ tôi tới hạn


-Thành phần hợp kim của austenit:
+ austenit càng giàu về các nguyên tố hợp kim thì đường cong chữ ‘C’ dịch về
phía phải, Vth càng nhỏ
+ Thép 2-3% nguyên tố hợp kim, Vth = 100 oC/s
+ Thép 5-7% nguyên tố hợp kim, Vth = 25 oC/s

60
Độ thấm tôi, δ [mm]: chiều sâu lớp tôi cứng có tổ chức Mactenxit
Cách xác định:

Các yếu tố ảnh hưởng:

- Tốc độ nguội chi tiết: Vng


- Tốc độ nguội tới hạn: Vth

Làm thế nào để tăng độ thấm tôi, δ [mm]? 61


Độ thấm tôi: Phương pháp tôi đầu mút (Jominy test)

62
Ứng dụng:

63
↑ độ thấm tôi, δ [mm]?
Tăng Vng Dễ làm chi tiết bị cong vênh, thậm chí nứt vỡ khi tôi
do ứng suất nhiệt + ứng suất tổ chức

Giảm Vth Ø Là giải pháp công nghệ an toàn hơn


ØLàm dịch đường cong chữ C sang phải =
làm tăng sự ổn định của Austenit
NTHK: Cr, Ni, Mn…: khi hòa tan vào Aust → ổn định
Aust → thép HK

Thép HK:
Môi trường tôi là dầu

Thép C:
Môi trường tôi là nước

Tính thấm tôi (~%nt hợp kim) và tính tôi cứng (~% C trong thép) 64
Các phương pháp tôi thể tích
Yêu cầu với môi trường tôi:
Ac1
-Chi tiết sau tôi phải đạt tổ
chức M.
- Chi tiết không bị cong vênh
- Kinh tế và an toàn.

Nhiệt độ (0C)
Đường cong nguội lý tưởng:
-Nguội nhanh qua vùng 500-
6000C (Vùng As kém ổn định Ms
nhất) Vng > Vth. Vth
- Nguội chậm lúc bắt đầu M + gdư
Mf
chuyển biến M (200-3000C):
tránh biến dạng, nứt vỡ do ưs
nhiệt cho chi tiết. Thời gian,s

65
Đặc điểm một số môi trường tôi thông dụng

Tốc độ nguội 0C/s trong khoảng nhiệt độ


Môi trường tôi
600 - 5500C 300 - 2000C
Nước lạnh (10-300C) 600, 500 270

Nước nóng, 500C 100 270


Dung dịch
1100 - 1200 300
(10%NaCl, NaOH) ,200C
Dầu khoáng vật 100 - 150 20 - 25

Tấm thép 35 15

Không khí nén 30 10

66
Tôi trong một môi trường:
Ac1
Làm nguội nhanh trong
một môi trường thích
hợp, Vng > Vth.

Nhiệt độ (0C)
Ưu điểm:
§Dễ áp dụng
§Dễ cơ khí hóa, tự động hóa
Ms
Vng Vth

Mf M + gdư

Thời gian,s

67
Tôi trong hai môi trường
Làm nguội nhanh trong hai Ac1
môi trường khác nhau.
- Giai đoạn I: nguội nhanh
trong môi trường tôi mạnh

Nhiệt độ (0C)
hơn (nước, dung dịch
muối…) đến 300-400 0C;
- Giai đoạn II: nguội chậm
trong môi trường yếu hơn
(dầu, không khí…). Ms
Vth
Ưu điểm: ít gây biến dạng, M + gdư
Mf
nứt chi tiết;

Thời gian,s
Nhược điểm: khó xác định
thời điểm chuyển tiếp.
68
Tôi phân cấp
Nhúng vào môi trường lỏng có nhiệt
độ > Ms (50-100oC) , giữ nhiệt trong Ac1
thời gian ngắn, sau đó nguội ngoài
không khí
Xoocbit
Áp dụng cho thép có thành phần
nguyên tố HK cao Trôxtit

Nhiệt độ (0C)
Tôi đẳng nhiệt
Bainit
Cần độ dai cao hơn, chống lại biến
dạng, không cần ram, tổ chức là
Bainit (250 -400oC) hoặc (500- Ms
600oC) Trôxtit/Xoocbit Vth
Tôi tự ram
Mf M + gdư
Áp dụng cho chi tiết tôi bộ phận

Gia công lạnh


Khử bỏ As dư sau tôi ở một số thép Thời gian,s
HK có điểm Mf quá thấp
69
Xử lý lạnh ở nhiệt độ -50 ÷ -70 oC
Nung nóng Austenit

Nguội chậm Nguội nhanh


Vng>Vth

Peclit Mactenxit + Mactenxit


Peclit + Ferit/Xe Troxtit (+ Austenit dư)

Nung nóng
Nung nóng
Xoocbit Nung nóng Mactenxit ram
Troxtit

70
Ram thép(Tempering): bắt buộc sau khi tôi thép thành M
Đ/n: Nung nóng thép sau tôi đến nhiệt độ xác định (< Ac1),
sau đó giữ nhiệt và làm nguội trong môi trường bất kì
Mục đích của ram:
§Giảm/ khử bỏ hoàn toàn ứng suất (do tôi), giảm tính giòn
của thép;
§Điều chỉnh cơ tính cho phù hợp với yêu cầu riêng của từng
chi tiết.

Nhiệt độ ram phân hóa thành các tổ


M và γdư chức có cơ tính khác nhau

71
Tính không ổn định của Mactenxit và Austenit dư khi ram:
M, γdư Nung nóng (F và Xe) Xe dạng hạt.
ổn định ở nhiệt độ
Mram
thường

Sau tôi:
Mactenxit Fea(C) quá bão hòa.
Austenit dư: Feγ(C).
Nhiệt độ ram
Độ cứng
Fea(C) bão hòa. của M
Xementit: Fe3C giảm
Khi nhiệt độ ram tăng:

Độ bền, độ cứng giảm


Độ dẻo, dai tăng 72
Các phương pháp ram:
Ram thấp (150-2500C)
§ Tổ chức: Mtôi + γdư →Mram;
§ Độ cứng giảm (1-2 HRC) so với M tôi
Fea(C)0,8 à [Fea(C)0,2-0,4 + Fe2,0-2,4C]
Ví dụ: Thép 0.8 %C:
M tôi M ram
Ø Ứng suất được khử gần như hoàn toàn
Ø Độ cứng vẫn cao
Ø Ứng dụng cho các chi tiết cần độ cứng, tính chống mài mòn
cao: dụng cụ cắt: Dao phay, tiện, bào; khuôn dập nguội; trục
cán nguội….

73
Ram trung bình (300-4500C):
§ Tổ chức: Mtôi + γdư → Mram → Trôxtit ram
[Fea(C)0,2-0,4 + Fe2,0-2,4C] à Fea(C)0,02 + Fe3C
M ram Peclit, Xe hạt nhỏ mịn Trôxtit ram
Ø Ứng suất được khử hoàn toàn
Ø Cơ tính:
• Độ cứng giảm (5-10 HRC) so với Mram
• Có tính đàn hồi cao nhất: σđh Max
Ø Ứng dụng cho các chi tiết làm việc cần độ cứng tương đối
cao và độ đàn hồi cao: Nhíp; Lò xo; khuôn rèn nóng…

74
Ram cao (500-6500C)
§ Tổ chức: Mtôi + γdư → Mram → Trôxtit ram → Xoocbit ram
Fea(C)0,02 + Fe3C à Fea(C)0,02 + Fe3C
Trôxtit ram, hạt Xe nhỏ mịn Xoocbit ram, Hạt Xe thô hơn
Ø Cơ tính:
• Độ cứng giảm (5-10 HRC) so với Trôxtit ram,
• Độ dẻo, dai tăng, cơ tính tổng hợp cao: ak Max
• Tôi + ram cao = Nhiệt luyện hoá tốt
Ø Ứng dụng cho các chi tiết máy cần σ b , σ y và ak: chịu va đập,
uốn, xoắn…

75
CÁC KHUYẾT TẬT XẢY RA KHI NHIỆT LUYỆN
Biến dạng và nứt
- Nguyên nhân: là do ứng suất bên trong gây ra khi làm nguội nhanh trong
quá trình tôi và nung quá nhanh
+ nếu σbêntrong > σb → nứt, vỡ
+ nếu σbêntrong > σ0.2 → cong, vênh
- Các biện pháp khắc phục:
+ Nung nóng và làm nguội với tốc độ hợp lý
+ Nên dùng tôi phân cấp, hạ nhiệt trước khi tôi
+ Các chi tiết mỏng phải tôi trong khuôn ép
+ Tùy vào hình dạng các chi tiết mà phương và cách nhúng phải phù hợp
Oxy hóa và thoát cacbon
- Là hiện tượng tạo nên vảy oxit sắt
- Thoát cacbon là hiện tượng cacbon lớp bề mặt bị giảm đi
- Nguyên nhân và tác hại:
+ Do trong môi trường có chứa các thành phần gây oxy hóa: O2, CO2,...
+ Làm hụt kích thước xấu bề mặt chi tiết
+ Thoát cacbon làm giảm độ cứng khi tôi
- Các biện pháp ngăn ngừa và khắc phục
+ Nung trong môi trường có khí bảo vệ N, Ar...
+ Nung chi tiết trong hộp kín, rắc hàn the, than trên sàn lò...
+ Nung trong môi trường chân không
76
Tính dòn cao
- Là hiện tượng sau khi tôi thép quá dòn (độ dai quá thấp), trong khi độ cứng
vẫn đạt bình thường
- Đem thường hóa rồi tôi lại theo nhiệt độ đúng

77
78
79
80
Total decarburization on a steel part surface

81
82
83
84
85

You might also like