You are on page 1of 87

CƠ KHÍ ỨNG DỤNG

Khối lượng 3(3-1-0-6)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


Bộ môn Máy và Thiết bị Công nghiệp Hóa chất
CHƯƠNG 1
VẬT LIỆU VÀ CƠ TÍNH CỦA VẬT LIỆU
1.1. Các khái niệm cơ bản về vật liệu chế tạo
1.1.1. Phân loại vật liệu
1.1.2. Cấu trúc của vật liệu
1.1.3. Các tính chất của vật liệu
1.2. Hợp kim đen
1.2.1 Gang
1.2.2 Thép carbon và thép hợp kim thấp
1.2.3 Thép hợp kim cao
1.2.4 Kỹ thuật nhiệt luyện thép
1.2.5 Kỹ thuật hoá nhiệt luyện
1.3. Kim loại màu và hợp kim
1.4. Vật liệu phi kim
1.5. Vật liệu Composite
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ VẬT LIỆU CHẾ TẠO
1.1.1. Phân loại vật liệu

Polyme
1.1.2. Cấu trúc của vật liệu kim loại

a) Cấu tạo và sự kết tinh của kim loại nguyên chất
Khác với hầu hết các vật liệu phi kim có cấu trúc vô định
hình, kim loại và hợp kim có cấu tạo tinh thể. Trong một đơn
tinh thể, các nguyên tử kim loại phân bố theo một qui luật
nhất định.
- Các nguyên tử kim loại phân bố theo một quy luật nhất định
- Nhiều mạng tinh thể sắp xếp thành mạng không gian
- Mỗi nút mạng được coi lμ tâm của các nguyên tử
Lập phương
đơn giản

Lập phương
thể tâm

Lập phương
diện tâm
Lục phương

Hình thoi
Mỗi kim loại nguyên chất có
một đường nguội riêng
Dạng ô cơ bản hoặc
thông số mạng có thể
biến đổi tuỳ theo điều
kiện bên ngoài.
Ví dụ đối với sắt Fe, trong
quá trình làm nguội,
mạng tinh thể có thể biến
đổi theo nhiều dạng thù
hình khác nhau.
b) Cấu tạo của hợp kim
Để phân biệt các hợp kim, cần sử dụng các khái niệm sau:

PHA là những phần tử của hợp kim có thành phần đồng
nhất ở cùng một trạng thái và ngăn cách với các pha khác
bằng bề mặt phân chia (nếu ở trạng thái rắn thì phải có sự
động nhất về cùng một kiểu mạng và thông số mạng)
Một tập hợp các pha ở trạng thái cân bằng là hệ hợp kim

NGUYÊN là một vật chất độc lập có thành phần không đổi,
tạo nên các pha của hệ. Trong một số trường hợp nguyên
cũng là các nguyên tố hoá học hoặc là hợp chất hoá học có
tính ổn định cao.

CÁC TỔ CHỨC HỢP KIM - Hợp kim có nhiều NGUYÊN có
thể hình thành từ nhiều tổ chức khác nhau như: dung dịch
đặc, hợp chất hoá học và hỗn hợp cơ học.
Dung dịch đặc
Hai hoặc nhiều nguyên tố có khả năng hoà tan vào nhau ở
trạng thái đặc gọi là dung dịch đặc. Có hai loại dung dịch đặc:

Dung dịch đặc thay thế Dung dịch xen kẽ


- Thay thế các nguyên tử - Xen kẽ vào các các lỗ trống
ở nút mạng. giữa các nút mạng.
- Có thể hoà tan vô hạn - Hoà tan có hạn
Hợp chất hoá học

Pha được tạo nên do sự liên kết giữa các nguyên tố khác
nhau theo một tỷ lệ xác định gọi là hợp chất hoá học
Ví dụ: Hợp chất hoá học Fe3C rất ổn định

Hỗn hợp cơ học

Những nguyên tố không hoà tan vào nhau cũng không liên
kết để tạo thành hợp chất hoá học mà chỉ liên kết với nhau
bằng lực cơ học thuần tuý, thì gọi hệ hợp kim đó là hỗn hợp
cơ học. Hỗn hợp cơ học không làm thay đổi mạng nguyên
tử của các nguyên tố thành phần.
Các
dạng
giản đồ
hợp
kim hai
nguyên
1.1.3 Các tính chất của vật liệu

xúc tác
1.1.3.1. Một số lý tính quan trọng của vật liệu
1.1.3.2. Một số cơ tính quan trọng của vật liệu
a. Độ bền
Độ bền  là khả năng của vật liệu chịu tác dụng của ngoại lực
mà không bị phá huỷ. Tuỳ theo dạng khác nhau của ngoại lực
mà ta có các loại độ bền sau: độ bền kéo ( k); độ bền
uốn(u); độ bền nén (n) v.v...

Ngoại lực P(N) tác dụng trên một thanh kim loại có diện tích
tiết diện ngang F0(mm2). Khi P đạt đến một giá trị nào đó làm
thanh kim loại bị đứt sẽ ứng với độ bền kéo của vật liệu đó:

k 
P
F0

N / mm 2 
Tương tự ta cũng đo được độ bền uốn và độ bền nén.
 
B C
B

T B

K A

 
0 0
(a) Vật liệu dẻo (b) Vật liệu ròn

* Độ bền của vật liệu phụ thuộc vào nhiệt độ làm việc
b. Độ cứng
Độ cứng là khả năng của vật liệu chống lại biến dạng dẻo cục
bộ khi có ngoại lực tác dụng thông qua vật nén. Nếu cùng một
giá trị lực nén, lõm biến dạng trên vật đo càng lớn, càng sâu
thì độ cứng của mẫu đô càng thấp.
Brinell – HB, Rockwell – HR, Vickers - HV
Độ cứng Brinell HB
- Để đo độ cứng Brinell ta dùng tải trọng P để ấn lên viên bi bằng
thép đã nhiệt luyện có đường kính D lên bề mặt vật liệu muốn thử.
- Tuỳ theo chiều dày của mẫu thử mà chọn đường kính viên bi D =
10mm, D=5mm hoặc D = 0,25mm, đồng thời tuỳ theo tính chất của
vật liệu mà chọn tải trọng P cho thích hợp:
+ Đối với thép và gang P = 30D2.
(Ví dụ viên bi có D = 10mm thì P = 30.102=3000KG).
+ Đối với đồng và kim loại đồng P = 10D2.
+ Đối với nhôm, babit và các hợp kim mềm khác P = 2,5D2.

Độ cứng Brinell được tính theo công thức [Kg/mm2]

HB 
P D 2 D
F  D2  d 2
F 2 2
trong đó F là diện tích mặt cầu của vết lõm (mm2)
D là đường kính viên bi (mm);
d là đường kính của vết lõm (mm).
Độ cứng Rockwell

- Độ cứng Rockwell được xác định bằng cách dùng tải trọng P
ấn lên viên bi bằng thép đã nhiệt luyện có đường kính 1/16”
tức là 1,587mm (thang B) hoặc mũi côn bằng kim cương có
góc ở đỉnh 1200 (thang C hoặc A) lên bề mặt vật liệu thử.
Trong khi thử trị số độ cứng được chỉ trực tiếp ngay bằng kim
đồng hồ.

- Viên bi thép dùng để thử những vật liệu ít cứng còn mũi côn
kim cương dùng để thử các vật liệu có độ cứng cao như thép
đã nhiệt luyện. Tải trọng thử được tác dụng hai lần: tải trọng
sơ bộ P0=10KG, sau đó đến tải trọng chính P. Đối với viên bi
thép thì P=100KG (thang B trên đồng hồ, màu đỏ); còn đối với
mũi côn kim cương thì P=60KG (xem thang A trên đồng hồ,
màu đen).
1.1.3.3. Một số tính chất công nghệ quan trọng

 Tính đúc được đặc trưng bởi độ chảy loãng, độ co ngót và
tính thiên tích. Độ chảy loãng là khả năng điền đầy khuôn của
kim loại và hợp kim. Nếu độ chảy loãng càng cao thì tính đúc
càng tốt. Độ co ngót càng lớn thì tính đúc càng kém. Tính thiên
tích là sự không đồng nhất về thành phần hoá học của kim loại
trong các phần khác nhau của vật đúc. Thiên tích càng lớn thì
chất lượng vật đúc càng kém.
 Tính rèn là khả năng biến dạng vĩnh cửu của kim loại khi chịu
tác dụng của ngoại lực để tạo thành hình dạng của chi tiết mà
không bị phá huỷ. Thép có tính rèn cao khi nung nóng ở nhiệt độ
phù hợp vì khi đó tính dẻo lớn. Gang không có khả năng rèn vì
gang giòn. Đồng, chì có tính rèn tốt ngay cả ở trạng thái nguội.
 Tính hàn là khả năng tạo sự liên kết giữa các chi tiết hàn khi
được nung nóng cục bộ chỗ mối hàn đến trạng thái chảy hay
dẻo.
1.2. HỢP KIM ĐEN
Xementit là hợp kim Fe-C
6,67%
Cứng, ròn, chịu mài mòn,
tính công nghệ kém

Xementit là hợp kim Fe-C


6,67%
Cứng, ròn, chịu mài mòn,
tính công nghệ kém
Xementit là hợp kim Fe-C
6,67%
Cứng, ròn, chịu mài mòn,
tính công nghệ kém
Ostenit γ : Dung dịch đặc xen
kẽ của C trong Fe γ
Tại 727oC : 0,8%C
Tại 1147oC : 2,14%C
- Pha dẻo, dai, dễ biến dạng.
Chỉ tồn tại trên 727oC
- Chỉ có ý nghĩa khi gia công
rèn dập ở nhiệt độ cao

Ferit α : Dung dịch đặc xen Peclit: (Tổ chức hai pha)
kẽ của C trong Fe α Hỗn hợp cơ học: F + XeII
Tại 727oC hoà tan 0,02%C cùng kết tinh ở thể rắn
Nhiệt độ hoà tan giảm tạo ra (Cùng tích Peclit)
Fe nguyên chất
- Dẻo, Mềm và Độ bền thấp

Cùng tinh Lờđờbuarit (Le)


. Hỗn hợp cơ học: γ + Xe I
. (1147oC, 4,43%C): γ và Xe
cùng kết tinh từ pha lỏng
- Độ cứng cao, Dòn , (do Xe cao)
1.2.1. GANG

• Gang là hợp kim của sắt và cacbon, với hàm lượng cacbon
lớn hơn 2,14% và cao nhất là 6,67%. Cũng như thép trong
gang chứa các tạp chất Si, Mn, S, P và các nguyên tố khác.
Trong gang chỉ có 0,8~0,9 % ở dạng liên kết Fe3C còn lại ở
dạng graphite tự do

• Do có hàm lượng cacbon cao nên đặc tính của gang là cứng
và giòn, có nhiệt độ nóng chảy thấp, dễ đúc.

Theo tổ chức và cấu tạo của gang người ta chia ra:

- Gang trắng - Gang xám


- Gang cầu - Gang dẻo
- Gang hợp kim
Gang trắng
- Là loại gang mà hầu hết cacbon ở dạng liên kết Fe3C. Tổ
chức xêmentit có nhiều trong gang làm mặt gãy của nó có
màu sáng trắng nên gọi là gang trắng.
- Gang trắng rất cứng và giòn, tính cắt gọt kém, nên chỉ dùng
để chế tạo gang rèn hoặc chế tạo các chi tiết cần tính chống
mài mòn cao như bi nghiền, trục cán.
- Gang trắng chỉ hình thành khi có hàm lượng C, Mn... thích
hợp và với điều kiện nguội nhanh.
- Gang trắng không có ký hiệu riêng.
Gang xám
- Là loại gang mà hầu hết cacbon ở dạng graphít. Nhờ có
graphít nên mặt gẫy có mầu xám. Gang xám có độ bền nén
cao, chịu mài mòn, đặc biệt là có tính đúc tốt.
Gang xám gồm 3~3,6% C. Nhiệt độ nóng chảy khoảng
1250~1280°C, hệ số dẫn nhiệt =25,5~32,5 W/m2,  =
7000~7200kg/m3, nhiệt dung riêng c = 543,4 J/Kg K, E =
1,15~1,6.105 và =0,23~0,27.
- Ký hiệu của gang xám:
+ Theo tiêu chuẩn Liên Xô: Cч21-40
+ Theo TCVN: GX21-40

- Các chữ cái chỉ loại gang xám, các nhóm số chỉ độ bền.
Trong các ký hiệu trên thì kéo=21KG/mm2, uốn=40KG/mm2.
Gang cầu

- Là loại gang có tổ chức như gang xám, nhưng graphít có
dạng thu nhỏ thành hình cầu, nhờ vậy mà gang cầu có độ bền
cao hơn gang xám nhiều, đặc biệt có độ dẻo bảo đảm. Gang
cầu có cơ tính xấp xỉ bằng thép cacbon mác thấp.
Gang cầu

- Là loại gang có tổ chức như gang xám, nhưng graphít có
dạng thu nhỏ thành hình cầu, nhờ vậy mà gang cầu có độ bền
cao hơn gang xám nhiều, đặc biệt có độ dẻo bảo đảm. Gang
cầu có cơ tính xấp xỉ bằng thép cacbon mác thấp.
- Ký hiệu gang cầu:
+ Theo tiêu chuẩn Liên Xô: Bч 42-12
+ Theo TCVN: GC42-12
Các chữ cái chỉ loại gang cầu, các nhóm số chỉ độ bền và độ
giãn dài tương đối. Trong các ký hiệu trên thì kéo =
42KG/mm2, = 12%.
- Gang cầu dùng để chế tạo bằng phương pháp đúc các chi
tiết trung bình và lớn, hình dạng phức tạp, chịu tải trọng lớn,
chịu va đập như các loại trục khuỷu, trục cán...
Gang dẻo

- Là loại gang được chế tạo từ gang trắng bằng phương pháp
ủ. Gang dẻo có độ bền cao, độ dẻo lớn nhờ graphít phân huỷ
từ Fe3C trong gang trắng tạo nên dạng cụm.

- Ký hiệu gang dẻo:


+ Theo tiêu chuẩn Liên Xô: Kч33-8
+ Theo TCVN: GZ33-8

-Các chữ cái chỉ loại gang dẻo, các nhóm số chỉ độ bền và độ
giãn dài tương đối. Trong các ký hiệu trên thì kéo =
33KG/mm2, = 8%.

- Gang dẻo thường có giá thành cao hơn vì khó đúc hơn và
thời gian ủ lâu. Chúng thường dùng để chế tạo các chi tiết
phức tạp thành mỏng.
Gang hợp kim

- Gang Crom có chứa 26~36% Cr có khả năng bền ăn mòn
với HNO3, các hợp chất chứa Cl, S. Có thể làm việc đến
1200°C.
- Gang có chứa 19% Cr và 9% Ni bền ăn mòn với HNO3 và có
thể làm việc ở 1000°C.
- Gang Niken có chứa 20% Ni và 5~6% Cu, chịu kiềm ở nhiệt
độ cao, chịu được HCl và H2SO4 loãng ở nhiệt độ thường,
chịu mài mòn tốt.
- Gang Silic chứa khoang 14,5~18% Si, chịu ăn mòn tốt với
H2SO4 và HNO3 ở bất kỳ nồng độ nào, nhưng kém bền với
các axit có gốc Halogen.
1.2.2. THÉP CARBON

• Thép cacbon là hợp kim của sắt và cacbon với hàm lượng
cacbon nhỏ hơn 2,14%. Ngoài ra trong thép cacbon còn chứa
một lượng tạp chất như Si, Mn, S, P...
• Nhiệt độ nóng chảy khoảng 1400~1500°C, hệ số dẫn nhiệt
=46~58 W/mK,  = 7850kg/m3, nhiệt dung riêng cp = 460
J/Kg K
• Nguyên tố có ảnh hưởng lớn nhất trong thép là cacbon, chỉ
cần thay đổi một lượng rất nhỏ đã làm thay đổi nhiều đến tính
chất lý, hoá của thép.
• Cùng với sự tăng hàm lượng cacbon, độ cứng và độ bền
tăng lên còn độ dẻo và độ dai lại giảm xuống. Sự thay đổi
hàm lượng cacbon đồng thời làm thay đổi cả tính công nghệ,
tính đúc, tính hàn và tính rèn dập. Ví dụ, khi tăng cacbon tính
rèn xấu đi nhưng tính đúc lại tốt hơn.
• Thành phần tạp chất Si, Mn là những tạp chất có lợi. Khi
hàm lượng của chúng thích hợp (Mn0,75% và Si0,35%) có
khả năng khử ôxy khỏi các ôxit sắt, làm tăng độ bền, độ cứng
của thép. Tuy nhiên, không nên cho nhiều tạp chất loại này vì
nó có ảnh hưởng xất đến tính công nghệ như gia công cắt
gọt, nhiệt luyện...
• Lưu huỳnh (S) và phôtpho (P) đặc biệt có hại cho thép
cacbon. Nguyên tố S sẽ làm cho thép bị giòn nóng (ở nhiệt độ
cao, những tạp chất có chứa S sẽ mềm ra gây ảnh hưởng
đến liên kết bền vững của thép, người ta gọi là giòn nóng).
Ngược lại, P lại làm thép bị phá huỷ ở trạng thái nguội nên
gọi là giòn nguội. Vì vậy, cần hạn chế S và P dưới mức
0,03%.
• Thép cacbon là vật liệu được sử dụng rộng rãi nhờ giá thành
không cao. Tuy nhiên thép cacbon có cơ tính tổng hợp không
cao, chỉ dùng làm các chi tiết máy chịu tải trọng nhỏ và vừa
trong điều kiện áp suất và nhiệt độ thấp.
PHÂN LOẠI THÉP CARBON

a. Theo hàm lượng cacbon có trong thép ta chia ra:


- Thép cacbon thấp C < 0,25%.
- Thép cacbon trung bình C = 0,25~0,50%.
- Thép cacbon cao C > 0,50%.

b. Theo phương pháp luyện kim người ta chia ra:


- Thép luyện trong lò chuyển thường. Thép này có chất
lượng không cao, hàm lượng các nguyên tố thường kém
chính xác.
- Thép luyện trong lò Mac tanh có chất lượng cao hơn
trong lò chuyển.
- Thép luyện trong lò điện. Thép này có chất lượng cao
hơn nhiều, khử hết tạp chất đến mức thấp nhất.
c. Theo công dụng người ta chia ra:

Thép cacbon thông dụng (hay còn gọi là thép thường).
- Loại thép này cơ tính không cao, chỉ dùng để chế tạo các chi
tiết máy chịu tải trọng nhỏ, thường dùng trong ngành xây dựng.
Thép cacbon thông dụng được chia ra làm ba nhóm: A, B và C.
Nhóm A chỉ đánh giá bằng các chỉ tiêu cơ tính (độ bền, độ dẻo,
độ cứng...). Nhóm B đặc trưng bằng thành phần hoá học, và
nhóm C đặc trưng bằng cả hai chỉ tiêu cơ tính và thành phần hoá
học. Ví dụ CT31 (nhóm A); BCT31 (nhóm B); CCT31 (nhóm C).
- Ký hiệu của thép cacbon thông dụng:
+ Theo tiêu chuẩn Liên Xô: CT0, CT1,CT2, CT3, CT4, CT5, CT6,
theo chỉ số hàm lượng cacbon tăng dần từ 06.
+ Theo TCVN 1765-75: CT31, CT33, CT34, CT38, CT42, CT51,
CT61. Trong ký hiệu này chữ CT để chỉ thép cacbon thông dụng,
chữ số tiếp theo chỉ giới hạn bền thấp nhất ứng với mỗi ký hiệu.
Thép cacbon kết cấu

- Là loại thép có hàm lượng tạp chất S, P rất nhỏ, tính năng lý
hoá tốt, hàm lượng cacbon chính xác và chỉ tiêu cơ tính rõ
ràng.
- Thép kết cấu cacbon dùng để chế tạo các chi tiết máy chịu
tải trọng cao hơn, vật liệu loại này thường được cung cấp
dưới dạng bán thành phẩm.
- Ký hiệu thép cacbon kết cấu:
+ Theo tiêu chuẩn Liên Xô: 08, 10, 15, 20, 25, ..., 85.
+ Theo TCVN: C08, C10, C15, C20, C25,... , C85 trong đó
chữ C chỉ thép cacbon; chữ số chỉ hàm lượng cacbon tính
theo phần vạn. Ví dụ thép C45 có 0,45% C.
- Thép cacbon dụng cụ

- Là loại thép có hàm lượng cacbon cao (0,7~1,3%), có hàm
lượng tạp chất S và P thấp (< 0,025%). Thép cacbon dụng cụ
tuy có độ cứng sau nhiệt luyện cao nhưng chịu nhiệt thấp nên
chỉ dùng để làm các dụng cụ như: đục, dũa hay các loại
khuôn, các chi tiết cần độ cứng.

- Ký hiệu thép cacbon dụng cụ:

+ Theo tiêu chuẩn Liên Xô: Y7, Y8, Y8A, Y9, ..., Y13. Chữ Y
chỉ thép cacbon dụng cụ, chữ số tiếp theo chỉ hàm lượng
cacbon tính theo phần nghìn.
+ Theo TCVN: CD70, CD8, CD8A, CD90,..., CD130. Chữ CD
chỉ thép dụng cụ cacbon, chữ số tiếp theo chỉ hàm lượng
cacbon tính theo phần vạn.
1.2.3. THÉP HỢP KIM

• Thép hợp kim là thép cacbon có chứa một lượng thành phần
các nguyên tố hợp kim thích hợp. Tuỳ theo hàm lượng và loại
nguyên tố hợp kim đưa vào mà sẽ tạo ra tính chất mới của
thép. Các nguyên tố thường dùng là Mn, Si, Cr, Ni, Ti, W, Cu,
Co, Mo... Hàm lượng của chúng phải đủ đến mức có thể làm
thay đổi cơ tính thì mới được gọi là chất cho thêm, còn dưới
mức đó thì chỉ là tạp chất.

• Nhiệt độ nóng chảy khoảng 1400°C, hệ số dẫn nhiệt


=14~19 W/mK,  = 7900kg/m3
• Nhờ các nguyên tố hợp kim cho thêm mà thép hợp kim nói
chung có các đặc tính cơ bản sau:
- Cải thiện cơ tính: đó là thép hợp kim có tính nhiệt luyện tốt
hơn thép cacbon. Trước nhiệt luyện hai loại thép cacbon và
hợp kim có cơ tính tương tự, nhưng sau nhiệt luyện và ram
hợp lý thép hợp kim sẽ có cơ tính tăng lên rõ rệt.
- Thép hợp kim giữ được độ bền cao hơn thép cacbon ở nhiệt
độ cao nhờ sự tương tác của nguyên tố hợp kim trong các tổ
chức của thép cacbon.
- Tạo ra những tính chất lý hoá đặc biệt: chống ăn mòn trong
các môi trường ăn mòn, có thể tạo ra thép từ tính cao hoặc
không có từ tính, độ giãn nở vì nhiệt rất nhỏ.
• Mặc dù thép hợp kim có giá thành cao hơn, nhưng nhờ các
đặc tính trên, nó được sử dụng để chế tạo các chi tiết chịu
lực, chịu nhiệt, chịu ăn mòn vì vậy nâng cao tuổi thọ của thiết
bị, giảm nhẹ khối lượng và kích thước máy.
PHÂN LOẠI THÉP HỢP KIM

a. Phân loại theo thành phần hợp kim trong thép

- Thép hợp kim thấp có tổng lượng các nguyên tố hợp kim
đưa vào < 2,5%.
- Thép hợp kim trung bình có tổng lượng các nguyên tố hợp
kim đưa vào từ 2,5%-10%
- Thép hợp kim cao có tổng lượng các nguyên tố hợp kim đưa
vào >10%.

b. Phân loại theo tên gọi các nguyên tố hợp kim chủ yếu
Ví dụ thép Si, thép Mn, thép Cr-Ni...
c. Phân loại theo công dụng

Thép hợp kim kết cấu là loại thép trên cơ sở thép cacbon kết
cấu cho thêm các nguyên tố hợp kim. Như vây thép hợp kim
kết cấu có hàm lượng cacbon khoảng 0,1-0,85% và lượng
phần trăm nguyên tố hợp kim thấp.

Thép hợp kim kết cấu phải qua thấm than (thấm cacbon) rồi
mới nhiệt luyện thì cơ tính cao.

Loại thép này được dùng để chế tạo các chi tiết chịu tải trọng
cao, cần độ cứng, độ chịu mài mòn, hoặc cần tính đàn hồi
cao...
Ký hiệu thép hợp kim kết cấu:
+ Theo tiêu chuẩn Liên Xô:
. Loại hàm lượng cacbon thấp: 15X, 20X, 20XH.
. Loại hàm lượng cacbon trung bình: 40X, 40X, 35XC.
. Loại hàm lượng cacbon cao: 50C2, 65, 65C2.
+ Theo TCVN:
. Loại hàm lượng cacbon thấp: 15Cr, 20Cr, 20CrNi.
. Loại hàm lượng cacbon trung bình: 40Cr, 40CrMn,
35CrMnSi.
. Loại hàm lượng cacbon cao: 50Si2, 65Mn, 65Si2.
Các ký hiệu trên chữ số đầu tiên chỉ hàm lượng cacbon tính
theo phần vạn, các chữ chỉ nguyên tố hợp kim có trong thép,
nếu hàm lượng các nguyên tố này <1% thì không cần ghi kèm
theo chỉ số hàm lượng, còn nếu hàm lượng nguyên tố hợp
kim >1% thì ghi kèm theo chỉ số hàm lượng. Ví dụ 12XN3A
(12CrNi3A), số 3 chỉ 3% Ni, chữ A thể hiện loại thép tốt.
Thép hợp kim dụng cụ là loại thép có độ cứng cao sau khi
nhiệt luyện, khả năng chịu nhiệt và chịu mài mòn cao. Hàm
lượng cacbon trong thép hợp kim dụng cụ từ 0,7-1,4%, các
nguyên tố hợp kim cho vào là Cr, W, Si và Mn.

- Thép hợp kim dụng cụ có tính nhiệt luyện tốt, sau nhiệt luyện
độ cứng đạt 60~62HRC.

- Ký hiệu thép hợp kim dụng cụ:


+ Theo tiêu chuẩn Liên Xô: 9XC, X12, ШX15.
+ Theo TCVN: 90CrSi, 100Cr1,2, OL100Cr1,5.
Thép gió là một dạng thép hợp kim đặc biệt dùng để làm dụng
cụ cắt gọt và các chi tiết máy có yêu cầu cao.

Trong tổ chức của thép gió gồm các nguyên tố C(0,7-1,4%),
Cr(3,8-4,4%), W(8,5-19%), V(12,6%) và một lượng nhỏ Mo
hay Co.

Ký hiệu thép gió:


+ Theo tiêu chuẩn Liên Xô: P9, P18, P95, P182... chữ P là ký
hiệu cho chữ dao cắt theo Liên Xô.
+ Theo TVCN: 90W9V2, 75W18V, 140W9V5, 90W18V2.
d. Thép hợp kim đặc biệt

Thép không gỉ là loại thép có khả năng chống lại môi trường
ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá.

Trong thép không gỉ, hàm lượng Cr khá cao (> 12%), ngoài ra
còn có một hàm lượng nguyên tố Ni hay Ti.

Ký hiệu thép không gỉ:


+ Theo tiêu chuẩn Liên Xô: 12X13, 20X13, 30X13, 12X18H9,
12X18H9T.
+ Theo TCVN: 12Cr13, 20Cr13, 30Cr13, 12Cr18Ni9,
12Cr18Ni9Ti.
Austenitic là loại thép không gỉ thông dụng nhất. Thuộc dòng này có thể
kể ra các mác thép SUS 301, 304, 304L, 316, 316L, 321, 310s… Loại
này có chứa 17~25% Cr , 8~20% Ni và Mn và C 0.08% max. Thành phần
như vậy tạo ra cho loại thép này có khả năng chịu ăn mòn cao trong
phạm vi nhiệt độ khá rộng, không bị nhiễm từ, mềm dẻo, dễ uốn, dễ hàn.
- Ferritic là loại thép không gỉ có tính chất cơ lý tương tự thép mềm,
nhưng có khả năng chịu ăn mòn cao hơn thép mềm (thép đen), bị nhiễm
từ. Thuộc dòng này có thể kể ra các mác thép SUS 430, 410, 409,… Loại
này có chứa khoảng >17% Chrom. được sử dụng để làm đồ gia dụng,
nồi hơi, máy giặt, các kiến trúc trong nhà …
- Austenitic-Ferritic (Duplex) Đây là loại thép có tính chất “ở giữa” loại
Ferritic và Austenitic có tên gọi chung là DUPLEX. Thuộc dòng này có
thể kể ra LDX 2101, SAF 2304, 2205, 253MA. Loại thép duplex có chứa
thành phần Nickel ít hơn nhiều so với loại Austenitic. DUPLEX có đặc
tính tiêu biểu là độ bền chịu lực cao và độ mềm dẻo. Do nickel khan hiếm
thì dòng DUPLEX được ứng dụng để thay thế cho một số mác thép thuộc
dòng thép Austenitic như SUS 304, 304L, 316, 316L, 310s…
- Martensitic Loại này chứa khoảng 2% C và 11% đến 13% Chrom, có độ
bền chịu lực và độ cứng tốt, chịu ăn mòn ở mức độ tương đối. Được sử
dụng nhiều để chế tạo cánh tuabin, lưỡi dao.
Thép bền nóng là loại thép làm việc ở nhiệt độ cao mà độ bền
không giảm, không bị ôxi hoá bề mặt.
Thép bền nóng có các loại với mức độ chịu nhiệt khác nhau.
+ Loại 12XM (12CrMo), 4X9C2 (04Cr9Si2) chịu được nhiệt độ
3005000C.
+ Loại X18N12 (10Cr18Ni12), 4X14H14B2M
(04Cr14Ni4W2Mo) chịu được nhiệt độ từ 5007000C.
+Thép bền nóng Cr-Ni (X20N80, X15N60) chịu được nhiệt độ
cao hơn 8000oC, nhưng loại này thường có độ bền thấp nên
chỉ dùng để chế tạo chi tiết ít chịu lực như các loại dây dẫn,
điện trở.

Thép từ tính là loại thép có khả năng khử từ cao. Có thể dùng
thép dụng cụ cacbon được hợp kim hoá một lượng từ 23%Cr
để tạo ra thép từ tính.
Hợp kim cứng

-Bằng phương pháp chế tạo đặc biệt người ta đã tạo ra hợp
kim cứng từ các cacbit (cacbit vonfram, cacbit titan, cacbit
tantan) cùng với một lượng coban làm chất kết dính.

- Hợp kim cứng là loại vật liệu điển hình với độ cứng nóng rất
cao (800~10000C). Vì vậy hợp kim này được dùng phổ biến
làm các dụng cụ cắt gọt kim loại và phi kim loại có độ cứng
cao. Đặc biệt hợp kim cứng không cần nhiệt luyện vẫn đạt độ
cứng từ 8592HRC.
Người ta thường dùng hai nhóm hợp kim cứng sau đây:

+ Nhóm một cacbit: WC + Co gọi tắt theo Liên Xô là nhóm BK.
Nhóm này gồm các ký hiệu BK2, BK3, BK4, BK8, BK10, ...,
BK25. Con số sau chữ BK chỉ phần trăm hàm lượng Co, còn
lại là phần trăm hàm lượng WC. Ví dụ BK8 có 8%Co và
92%WC. Nhóm này có độ dẻo thích hợp với gia công vật liệu
giòn, làm các khuôn kéo, khuôn ép.

+ Nhóm hai cacbit: WC + TiC + Co gọi tắt theo Liên Xô là


nhóm TK. Nhóm này gồm các ký hiệu sau: T30K4, T15K6,
T14K8, T5K10.
Ví dụ T15K6 có 15%Ti, 6%Co và 79%WC.
Nhóm này có độ dẻo thấp hơn nhóm BK
1.2.4. KỸ THUẬT NHIỆT LUYỆN THÉP

1.2.4.1. Khái niệm về nhiệt luyện kim loại


- Nhiệt luyện kim loại là quá trình làm thay đổi tính chất của kim
loại bằng cách nung nóng nó tới một nhiệt độ nhất định, giữ ở
nhiệt độ đó một thời gian và sau đó làm nguội theo một chế độ
nhất định, nhờ đó mà thay đổi được tính chất của kim loại theo ý
muốn . Tác dụng của quá trình gia công nhiệt là làm thay đổi cấu
tạo mạng tinh thể bên trong của kim loại khiến cho những tính
chất của nó như độ cứng, độ bền, tính dẻo, tính dai cũng thay
đổi.
-Khi nhiệt luyện, các kim loại có mức độ thay đổi tính chất khác
nhau. Một số kim loại hầu như không thay đổi tính chất khi nhiệt
luyện, một số thay đổi rất ít, một số khác lại thay đổi nhiều hơn.
- Loại thép ít cacbon (chứa dưới 0,3%) ít thay đổi khi nhiệt luyện,
loại thép cacbon trung bình thay đổi tính chất khá rõ rệt, còn loại
thép dụng cụ thì thay đổi tính chất rõ rệt nhất khi nhiệt luyện.
1.2.4.2 Các phương pháp nhiệt luyện kim loại

a. Ủ

- Ủ là quá trình đốt nóng vật phẩm thép lên tới nhiệt độ nhất
định phù hợp với từng loại thép, giữ ở nhiệt độ đó một thời
gian, sau đó làm nguội rất chậm trong vài tiếng đồng hồ
(thường tiến hành làm nguội trong lò). Sau khi ủ có thể khử
được những ứng lực dư ở bên trong của kim loại do việc làm
nguội không đều trước đó gây ra, làm giảm độ cứng, làm tăng
tính dẻo, tính dai của kim loại.

- Ủ là một phương pháp quan trọng và cần thiết vì trong các
quá trình đúc, cán và rèn, việc làm nguội các vật phẩm bằng
thép thường không được đều ở các chiều dày của kim loại
nên bề mặt của các vật phẩm đó thường cứng hơn và gây
khó khăn cho việc gia công bằng cắt gọt.
b. Thường hoá

- Thường hoá khác ủ ở chỗ vật phẩm thép sau khi được nung
nóng thì được làm nguội tự nhiên (để nguội ở ngoài trời), thời
gian để nguội cũng nhanh hơn so với khi ủ. Nhiệt độ nung
nóng vật phẩm khi thường hoá cũng giống như nhiệt độ nung
nóng vật phẩm khi ủ. Sau khi thường hóa, thép cũng có cấu
trúc đồng nhất và hạt nhỏ như sau khi ủ nhưng độ bền, độ dai
có phần cao hơn khi ủ.
- Vì thường hoá đòi hỏi ít thời gian hơn ủ nên người ta
thường dùng nó thay cho ủ đối với thép cacbon thấp và trung
bình. Một số loại thép hợp kim sau khi gia công áp lực (cán,
rèn, dập) cũng được thường hoá để cải thiện cấu trúc.
- So với ủ thường hoá là phương pháp kinh tế hơn vì không
đòi hỏi phải làm nguội trong lò.
c. Tôi

- Tôi là quá trình nung nóng vật phẩm thép lên tới nhiệt độ
nhất định tương ứng với từng loại thép, giữ ở nhiệt độ đó một
thời gian để ổn định cấu trúc của kim loại và sau đó làm nguội
đột ngột trong môi trường tương ứng với từng loại thép. Sau
khi tôi thép rất cứng và bền nhưng độ dai của nó bị giảm
xuống, ứng lực dư của thép tăng lên và thép trở nên giòn.
- Muốn giảm ứng lực dư bên trong và giảm tính giòn của thép
sau khi tôi phải tiến hành ram.
- Nhiều chi tiết quan trọng bằng thép được tôi để nâng cao cơ
tính đáp ứng yêu cầu sử dụng.
- Nhiệt độ nung nóng của thép phụ thuộc vào thành phần hoá
học của nó.
Biểu đồ thay đổi nhiệt độ nung nóng các loại thép khi tôi
- Vật cần tôi được nung nóng trong lò điện, lò than hay lò
muối. Thời gian giữ nhiệt của vật cần tôi có thể từ vài phút
đến nửa giờ tuỳ theo chiều dày của vật được tôi.
- Tiếp sau đó vật cần tôi được nhúng vào môi trường làm
nguội có thể là nước, dầu hoặc dung dịch muối. Tốc độ làm
nguội có y nghĩa quyết định của quá trình tôi. Vật tôi càng cần
độ cứng cao bao nhiêu thì tốc độ làm nguội càng nhanh bấy
nhiêu. Môi trường có khả năng làm nguội nhanh nhất là dung
dịch nước muối 10%, sau đó đến nước ở nhiệt độ thường và
cuối cùng là dầu.
- Nếu theo yêu cầu, vật phẩm chỉ cần có bề mặt cứng, còn
bên trong lại cần độ dẻo dai thì dùng phương pháp tôi bề mặt.
Muốn đạt được như vậy có thể đốt nóng vật bằng đèn xì hoặc
bằng dòng điện cao tần. Phương pháp này cho phép điều
chỉnh dễ dàng chiều sâu lớp tôi, giữ được nhiệt độ đều, năng
xuất cao và dễ dàng cơ khí hoá, tự động hoá toàn bộ quy
trình công nghệ.
d. Ram

- Sau khi tôi, ứng lực dư bên trong của thép tăng lên nên thép
bị giòn. Để cải thiện tính chất của thép và nâng cao tuổi thọ
của thép, cần phải khử hoặc giảm ứng lực dư bên trong đó.
Muốn vậy, sau khi tôi, vật lại được nung nóng lần nữa đến
nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tôi từ 150~6800C, giữ ở nhiệt độ
đó một thời gian và để nguội. Phương pháp nhiệt luyện như
vậy gọi là ram. Trong thực tế thường dùng ba cách ram sau:
- Ram ở nhiệt độ thấp (nung nóng đến nhiệt độ 150~3000C).
- Ram ở nhiệt độ trung bình (nung nóng đến nhiệt độ
300~4500C).
- Ram ở nhiệt độ cao (nung nóng đến nhiệt độ 500~6800C).
- Ram ở nhiệt độ thấp giảm bớt được ứng lực dư bên trong
của vật, nâng cao độ dai đồng thời hầu như không làm giảm
độ cứng của kim loại, do đó thường được dùng cho các dụng
cụ cắt gọt kim loại: khoan, phay, calip, chày, cối.
- Ram ở nhiệt độ trung bình làm giảm ứng lực dư bên trong
của vật tôi nhiều hơn so với ram ở nhiệt độ thấp nhưng độ
cứng và độ bền của kim loại cũng bị giảm xuống. Phương
pháp ram này thường dùng để nhiệt luyện lò xo.
- Ram ở nhiệt độ cao khử được gần hết ứng lực dư bên trong
và nâng cao độ bền độ dai của kim loại. Hầu hết tất cả các chi
tiết máy quan trọng đều được ram theo phương pháp này.
1.2.5. KỸ THUẬT HOÁ NHIỆT LUYỆN THÉP

1.2.5.1 Khái niệm về hoá nhiệt luyện kim loại

- Hoá nhiệt luyện là phương pháp gia công nhiệt có thể làm
thay đổi không những chỉ cấu tạo của kim loại mà còn cả
thành phần hóa học của lớp bề mặt kim loại. Điều khác nhau
cơ bản giữa phương pháp hoá nhiệt luyện và các phương
pháp nhiệt luyện thông thường là ở các phương pháp nhiệt
luyện thông thường thì sự thay đổi tính chất của kim loại chỉ
dựa vào sự thay đổi về cấu tạo, còn thành phần hoá học thì
vẫn không thay đổi.

- Nhờ phương pháp hoá nhiệt luyện mà ở các lớp kim loại
khác nhau có các thành phần hoá học khác nhau, do đó tính
chất của chúng cũng khác nhau.
- Rất nhiều sản phẩm có yêu cầu tính năng bề mặt khác với tính
năng của các phần bên trong. Ví dụ, răng của bánh răng trong
quá trình làm việc bị ma sát nhiều nên yêu cầu phải cứng, nhưng
ngược lại phần thân của răng lại không yêu cầu độ cứng cao mà
phải có độ dẻo dai cao để không bị gãy vỡ khi va chạm.
- Một ví dụ khác, nếu sản phẩm làm việc trong môi trường nước
biển hoặc axit hoặc kiềm thì bề mặt của nó phải có tính chống ăn
mòn cao. Muốn nâng cao tính chống ăn mòn, lớp bề mặt đó cần
phải có một thành phần hoá học nhất định, trong khi đó phần bên
trong của sản phẩm không tiếp xúc với môi trường ăn mòn nên
chỉ cần có thành phần hoá học thông thường.
- Muốn thay đổi thành phần hoá học của lớp bề mặt cần phải
tăng cường cho nó những nguyên tố cần thiết bằng cách cho bề
mặt đó tiếp xúc với môi trường có nhiều lượng nguyên tố cần bổ
sung. Sau một thời gian tiếp xúc ở nhiệt độ cao, các nguyên tố
cần bổ sung sẽ khuyếch tán vào bề mặt của sản phẩm với một
chiều sâu nhất định.
1.2.5.2. Các phương pháp hoá nhiệt luyện kim loại

a. Thấm cacbon
- Là quá trình tăng cường thêm cacbon vào lớp bề mặt của
sản phẩm bằng thép. Thấm cacbon được dùng cho những vật
phẩm hay bị va đập và ma sát nhiều trong quá trình làm việc.
Những sản phẩm đó cần có bề mặt làm việc cứng nhưng
phần lõi cần độ dẻo dai. Thép dùng để thấm cacbon là loại
thép ít cacbon (0,12~0,25%C), do đó mà sau khi thấm cacbon
xong lớp bề mặt sẽ trở thành thép nhiều cacbon (hàm lượng
cacbon tăng tới 0,9~1,0%C), có đủ độ cứng cần thiết trong khi
đó bên trong sản phẩm vẫn là thép ít cacbon nên mềm và dai.

- Khi thấm cacbon, sản phẩm được nung nóng tới nhiệt độ
850~9500C và giữ một thời gian lâu trong môi trường có chứa
nhiều cacbon (ở thể rắn, thể lỏng hoặc thể khí) để cacbon
khuyếch tán vào kim loại với chiều sâu từ 0,52mm.
b. Thấm nitơ

- Là quá trình tăng cường thêm nitơ vào lớp bề mặt của sản
phẩm bằng thép để lớp bề mặt đó có độ cứng cao và tính
chống ăn mòn với một chiều sâu thấm không lớn lắm
(0,10,5mm). Thấm nitơ được dùng cho các chi tiết bằng thép
hợp kim (chứa nhôm, crôm, môlipđen...) hay bị va đập và ma
sát nhiều trong quá trình làm việc và dùng cho các chi tiết
bằng thép cacbon không cần độ cứng bề mặt cao nhưng lại
cần tính chống ăn mòn bề mặt cao.
- Khi thấm nitơ, sản phẩm được nung nóng tới nhiệt độ
500~6000C trong lò kín có khí amôniăc (NH3) đi qua. Ở nhiệt
độ đó, NH3 phân huỷ thành nitơ và hyđrô. Nitơ khuyếch tán
vào mặt kim loại còn hyđrô thì theo với khí amôniăc chưa
phân huỷ đi ra ngoài.
c. Thấm cacbon và nitơ (xyanua)

- Là quá trình tăng cường cả cacbon và nitơ vào lớp bề mặt
của sản phẩm bằng thép để nâng cao độ cứng, tính chống
mòn và giới hạn mỏi của lớp bề mặt. Chiều sâu lớp thấm
cacbon và nitơ thường không lớn (0,1~0,2mm). Thấm cacbon
và nitơ có hiệu quả nhất đối với những chi tiết cỡ nhỏ và trung
bình.

- Thấm cacbon và nitơ, có thể tiến hành trong môi trường rắn
dưới nhiệt độ 540~5600C; hoặc trong môi trường lỏng với
nhiệt độ khác nhau (thấp: 550~6000C, trung bình: 800~8500C,
cao: 900~9500C); hoặc trong môi trường khí với nhiệt độ
khoảng 850~9300C.
d. Thấm kim loại

- Là quá trình tăng cường các nguyên tố nhôm, crôm, silic, bo,
berili... vào lớp bề mặt của sản phẩm bằng thép để làm cho
thép có thêm những tính năng tốt như chịu nhiệt, chống gỉ,
chống mài mòn... Trong một số trường hợp có thể dùng thép
chống kim loại để thay cho những thép hợp kim cao cấp,
hiếm.

- Thấm kim loại được tiến hành bằng cách nung nóng sản
phẩm thép đến nhiệt độ nhất định và giữ sản phẩm ở vị trí tiếp
xúc với một trong các nguyên tố nêu trên, các nguyên tố này
có thể ở dạng rắn, lỏng hoặc khí. Nhờ vậy các nguyên tố kim
loại sẽ khuyếch tán vào bề mặt sản phẩm.
1.3. KIM LOẠI MÀU VÀ HỢP KIM

1.3.1 Đồng:
- Đồng đỏ có độ tinh khiết đến 99,7%, có tính dẫn nhiệt rất tốt
= 387 W/mK,  = 8900 kg/m3, nhiệt độ nóng chảy 1083°C, hệ
số dãn dài 16,5.10-6 1/K. Có tính bề và tính dẻo ngay ở nhiệt
độ lạnh sâu. Chịu ăn mòn tốt đối với dung dịch kiềm, axit
H2SO4 có nồng độ đến 50% ở nhiệt độ đến 60°C
- Đồng thanh gồm đồng thanh thiếc (dùng làm bạc đỡ) chịu
được H2SO4 loãng nhưng ko chịu được HNO3; đồng thanh
nhôm (đúc vỏ, cánh bơm, bánh vít); và đồng thanh silic (làm lo
so, khi va cham không tạo tia lửa, chống cháy nổ)
- Đồng thau có chứa 20~55% kẽm, = 105~116 W/mK,  =
8500 kg/m3, nhiệt độ nóng chảy 910°C: Bền ăn mòn hóa học
tốt hơn đồng đỏ, có tính bền và dẻo tốt ở nhiệt độ thấp.
1.3.2 Nhôm:
- Nhôm dùng chế tạo TB hóa chất có độ tinh khiết đến 99,7%,
có tính dẫn nhiệt rất tốt = 218 W/mK,  = 2700 kg/m3, nhiệt độ
nóng chảy 657°C. Chịu ăn mòn tốt đối với HNO3 đậm đặc,
H3PO4, CH3COOH, Khí Cl và HCl khô, nhưng không bền với
dung dịch kiềm đậm đặc HCOOH, dung dịch HCl và HF.
- Trên bề mặt của nhôm có một lớp ôxit nhôm luôn tự hình
thành do tác dụng với không khí ở nhiệt độ thường để bảo vệ
chống ăn mòn. Người ta còn dùng cách ôxi hoá bề mặt nhôm
bằng các phương pháp điện hoá hoặc hoá học để tạo nên lớp
ôxit bảo vệ vững chắc trong môi trường không khí và một số
môi trường khác.
- Nhôm hợp kim có sức bền cao hơn, dễ chế tạo. Nhôm hợp
kim có thể dùng trong việc chế tạo thiết bị truyền nhiệt, thiết bị
lạnh sâu. Một số hợp kim của nhôm với Mg có độ bền cao, rất
nhẹ thích hợp cho ngành hàng không.
- Nhôm nguyên chất sau khi luyện có màu sáng trắng và được
chia ra theo ba nhóm:
+ Loại tinh khiết: ký hiệu A999 nghĩa là có 99,999%Al.
+ Loại có độ sạch cao: có các ký hiệu A995, A99, A97 và
A95 nghĩa là có 99,995 %Al.
+ Loại nhôm kỹ thuật: có các ký hiệu A85, A8, A7,..., A0
nghĩa là có từ 99,85; 99,80; ...; 99,00%Al.

- Có hai loại hợp kim nhôm: hợp kim nhôm đúc và hợp kim
nhôm gia công áp lực được.
- Để nâng cao cơ tính của nhôm có thể nhiệt luyện nhôm đúc ở
nhiệt độ 520~5400C và hoá già ở 170~1900C trong nhiều giờ.
- Hợp kim nhôm gia công áp lực được sản xuất dưới dạng tấm
mỏng, băng dài, các thỏi định hình dây nhôm và ống. Hợp kim
nhôm này có thể rèn, dập, cán ép hoặc gia công bằng các hình
thức gia công áp lực khác.
1.3.3 Niken:
- Niken là vật liệu có độ bền cơ, bền nhiệt và bền ăn mòn rất
cao, có tính gia công tốt, tuy nhiên giá thành cao. Niken chịu
được kiềm nóng chảy, chịu ăn mòn đối với các axit hữu cơ. Hệ
số dẫn nhiệt = 58 W/mK,  = 8800 kg/m3, nhiệt độ nóng chảy
1452°C.
- Niken sử dụng trong công nghiệp hóa chất thường dưới dạng
hợp kim với đồng hoặc với Molipden có cơ tính và khả năng
chịu ăn mòn rất tốt.
- Niken được dùng để chế tạo dây niken, các ấm niken, và các
bán thành phẩm khác gia công bằng áp lực để sản xuất các
hợp kim cơ bản là niken, đồng, nhôm, thép hợp kim, gang và
để mạ niken.
1.3.4 Titan:
- Titan là vật liệu có độ bền như thép nhưng nhẹ bằng một
nửa, đắt gấp 10 lần thép. Có thể chống được sự ăn mòn của
HNO3 sôi, nước cường toan. Không bền với H2SO4 40%. Hệ
số dẫn nhiệt = 16,2 W/mK,  = 4506 kg/m3, nhiệt độ nóng
chảy 1680°C.

1.3.5 Tantalum (Ta)


- Tantan là vật liệu có độ bền và nhiệt độ nóng chảy rất cao, đắt
gấp 100 lần so với thép. Có thể chống được sự ăn mòn của
HNO3 sôi, nước cường toan , axit H3PO4 85% ở trên 100°C.
Không bền với kiềm Hệ số dẫn nhiệt = 54,3 W/mK,  = 16690
kg/m3, nhiệt độ nóng chảy 3290°C.
1.3.6 Chì:
- Chì chịu ăn mòn với H2SO4 loãng và các muối của nó,
thường dùng để bọc lót các ống dẫn và bể chứa, thường được
pha thêm 10% antimon để tăng độ cứng. Chì cũng thích hợp
để làm đệm bít kín cho các mặt bích và hộp đệm. Hệ số dẫn
nhiệt = 34,8 W/mK,  = 11350 kg/m3, nhiệt độ nóng chảy
327°C.
1.3.7. Kẽm và hợp kim của kẽm
Trong môi trường không khí ẩm, bề mặt ngoài của kẽm tạo nên
lớp ôxit bảo vệ, do đó người ta phủ kẽm lên bề mặt các kim
loại để chống bị ăn mòn.
Một số tính chất vật lý chung của kẽm
- Khối lượng riêng của kẽm ở 200C (g/cm3) 9,053
- Nhiệt độ nóng chảy (0C) 420
- Nhiệt độ sôi (0C) 907
1.3.8 Magiê và hợp kim của magiê

- Magiê được sử dụng rất nhiều trong các hợp kim. Magiê có
độ bền riêng cao hơn cả thép kết cấu, gang và hợp kim nhôm.
- Hợp kim magiê trong trạng thái nóng dễ rèn, dập, cán và gia
công cắt gọt.
- Hợp kim magiê dùng tốt cho các chi tiết chịu uốn khi làm việc,
nó không bị nhiễm từ và không bị toé lửa khi va chạm mạnh
hoặc ma sát. Hợp kim magiê dễ hàn đặc biệt là hàn hồ quang
acgông.
Một số tính chất chung của magiê
- Khối lượng riêng (99,99%Mg) ở 200C (g/cm3) 1,738
- Hệ số giãn dài (20~1000C) 25,5.10-6
- Điện trở suất (.mm2/m) 0,047
- Nhiệt độ nóng chảy (99,99%Mg) (0C) 650
- Nhiệt độ sôi (0C) 1107
1.4. VẬT LIỆU PHI KIM

1.4.1 Vật liệu vô cơ:


- Amiăng (asbestos) là một nhóm các sợi khoáng, dùng phổ
biến trong công nghiệp hóa chất để làm vòng đệm cho mặt
bích, bít kín trong các hộp đệm, dùng sản xuất vả chịu axit và
chịu nhiệt đế 500°C
- Thủy tinh thạch anh có khả năng chịu ăn mòn cao (trừ HF),
hệ số dãn nở nhiệt thấp và khả năng chịu nhiệt độ cao tốt.
- Thủy tinh chịu nhiệt (bổ xung nguyên tố Bo), có thể chịu nhiệt
và chịu ăn mòn tốt, thường dùng làm ống thủy, kính quan sát.
- Gốm chịu axit, bê tông và vữa đặc biệt
- Graphite có khả năng chịu ăn mòn đối với các loại axit, bền
kiềm ở nhiệt độ cao
1.4.2. Chất dẻo
- Chất dẻo là do các hợp chất hữu cơ cao phân tử. Sản phẩm
làm bằng chất dẻo có thể chế tạo bằng các phương pháp
khác nhau như ép, đúc, gia công cắt gọt... đặc điểm của đa
số các loại chất dẻo là nhẹ, độ cách điện, cách nhiệt và tính
chống ăn mòn cao, có khả năng chông rung, có hệ số ma sát
lớn, có hình dáng bề ngoài đẹp.
- Chất dẻo thường được kết hợp với một số chất độn như vải,
giấy, gỗ, bột gỗ, sợi thuỷ tinh, sợi amiăng, sợi dệt và chất kết
dính.
- Những chất dẻo thường dùng trong ngành cơ khí là téctôlít,
giêtinác, lignôphôn, plêxiglat, bakêlít...
Téctôlít là loại chất dẻo có chất độn bằng vải có độ bền cao, tính
chống mài mòn cao và tính cách tốt. Nó được dùng để làm bánh
răng, ống lót ổ trục, bạc...
Giêtinác là loại chất dẻo có chất độn bằng giấy có cơ tính kém
téctôlít nhưng tính cách điện cao hơn, giá rẻ. Nó được dùng để làm
vật liệu cách điện kể cả đối với điện cao áp.
Lignôphôn là loại chất dẻo có chất độn bằng gỗ và được dùng để
làm các vòng đệm, ống lót ổ trục.
Plêxiglat (thuỷ tinh hữu cơ) được dùng rộng tãi trong ngành hàng
không và ngành ôtô để làm cửa kính, chế tạo khí cụ kỹ thuật và
dân dụng.
Bakêlít (ký hiệu PF = Phnoplat) là loại chất dẻo nhiệt cứng thường
được chế tạo dưới dạng bán thành phẩm (tấm, thanh, ống...) dùng
để chế tạo các chi tiết có dộ bền và chịu nhiệt.
- Các chất dẻo không chịu nhiệt như PE (polylene) dùng trong công
nghiệp thực phẩm; PVC (polyclorua de nyl.) dùng để chế tạo ống
nước; PS (polystylene) dùng để chế tạo dụng cụ gia đình; PA (poly
amid) để chế tạo chi tiết như bánh răng, lót trục.
- Tính chất của một số polymer

PTEF, PFA, FEP &EF 2,2 260


2.4.3 Vật liệu hữu cơ khác
- Gỗ là vật liệu nhẹ, rẻ tiền bền đối với dung dịch axit và kiềm
loãng, không thể làm việc ở nhiệt độ cao. Có thể dùng làm
cánh khuấy, vật liệu độn trong tháp hấp thụ, cách nhiệt
- Cao su bao gồm cao su tự nhiên và nhân tạo. Cao su chịu ăn
mòn của các axit như H2SiF6, HCOOH, HF đến 50%, H2SO4
đến 50%, HCl và H3PO4 đến 85%, dung dịch kiềm.., nhưng
không bền với H2SO4 đậm đặc, H2O2 và HNO3. Thích hợp để
làm đệm kín, bọc lót đường ống và thiết bị.
- Cao su là loại vật liệu có tính dẻo cao (độ giãn dài khi kéo đạt
tới 700~800%), khả năng giảm chấn động tốt và cách điện,
cách âm cao. Cao su được dùng làm săm lốp, ống dẫn, các
phần tử đàn hồi của khớp trục, đai truyền, vòng đệm, sản
phẩm cách điện... Khi lượng lưu huỳnh trong cao su cao (tới
45%) ta có được êbônít là một loại vật liệu có tính cách điện rất
cao và bền trước những tác dụng hoá học.
1.5. VẬT LIỆU COMPOSITE

1.5.1 Khái niệm chung


- Vật liệu composite là sự kết hợp của hai hay nhiều vật liệu
thành phần, không tan lẫn vào nhau, tạo nên vật liệu mới có
cấu trúc và cơ tính khác với các vật liệu thành phần. Vật liệu
composite gồm hai phần chính:
+ Vật liệu cốt là pha phân tán, có thể ở dạng sợi, vải dệt
hoặc không dệt, dạng hạt
+ Vật liệu nền là pha liên tục, có thể la polymer, gốm,
kim loại
- Thông thường vật liệu composite là vật liệu dị hướng, cách
tính toán khác với các vật liệu đẳng hướng truyền thống.
- Sự phá hủy của vật liệu composite thường do mất liên kết
giữa vật liệu cốt và vật liệu nền.
1.5.2 Phương pháp gia công
- Đúc khuôn dưới áp lực, hoặc đúc ly tâm
- Phun ép nhiều lớp
- Dán ép nhiều lớp
- Quấn sợi hoặc băng sợi

You might also like